Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1372/QĐ-UBND | Lạng Sơn, ngày 23 tháng 7 năm 2018 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LẠNG SƠN
Căn cứ Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Quản lý Ngoại thương ngày 12/6/2017;
Căn cứ Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương;
Căn cứ Thông tư số 12/2018/TT-BCT ngày 28/6/2018 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương và Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương tại Tờ trình số 68/TTr-SCT ngày 13/7/2018,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế lựa chọn và công bố thương nhân được phép thực hiện tái xuất hàng hóa qua các cửa khẩu phụ, điểm thông quan trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành và thay thế Quyết định số 930/QĐ-UBND ngày 21/5/2018 của UBND tỉnh về việc ban hành Quy định về nguyên tắc lựa chọn và công bố doanh nghiệp được phép tái xuất hàng hóa qua các cửa khẩu phụ, điểm thông quan trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Cục trưởng Cục Hải quan, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh; Giám đốc các Sở, ban, ngành: Công Thương, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thông tin và Truyền thông, Ban Quản lý Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn, Công an tỉnh, Kho bạc nhà nước tỉnh, Chi nhánh Ngân hàng nhà nước tỉnh; thủ trưởng các cơ quan: Thuế, Kiểm dịch; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, các cơ quan liên quan và các thương nhân có hoạt động kinh doanh tái xuất hàng hóa qua các cửa khẩu phụ, điểm thông quan trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
LỰA CHỌN VÀ CÔNG BỐ THƯƠNG NHÂN ĐƯỢC PHÉP TÁI XUẤT HÀNG HÓA QUA CÁC CỬA KHẨU PHỤ, ĐIỂM THÔNG QUAN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LẠNG SƠN
(Ban hành kèm theo Quyết định: 1372/QĐ-UBND ngày 23/7/2018 của UBND tỉnh Lạng Sơn)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chế này quy định về nguyên tắc lựa chọn và công bố thương nhân được phép tái xuất hàng hóa tạm nhập, tái xuất có điều kiện quy định tại Nghị định 69/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương (Nghị định 69/2018/NĐ-CP) qua các cửa khẩu phụ, điểm thông quan đã được công bố trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.
2. Đối tượng áp dụng
a) Thương nhân hoạt động kinh doanh tái xuất hàng hóa tạm nhập, tái xuất có điều kiện quy định tại Điều 21 Nghị định 69/2018/NĐ-CP và hàng hóa tạm nhập, tái xuất theo Giấy phép quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 13 Nghị định 69/2018/NĐ-CP qua các cửa khẩu phụ, điểm thông quan đã được công bố trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.
b) Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến quản lý hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.
Điều 2. Hàng hóa được phép tái xuất
1. Hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất có điều kiện quy định tại Điều 21 Nghị định 69/2018/NĐ-CP bao gồm:
a) Danh mục hàng thực phẩm đông lạnh kinh doanh tạm nhập, tái xuất có điều kiện quy định tại Phụ lục VII Nghị định 69/2018/NĐ-CP.
b) Danh mục hàng hóa có thuế tiêu thụ đặc biệt kinh doanh tạm nhập, tái xuất có điều kiện quy định tại Phụ lục VIII Nghị định 69/2018/NĐ-CP.
c) Danh mục hàng hóa đã qua sử dụng kinh doanh tạm nhập, tái xuất có điều kiện quy định tại Phụ lục IX Nghị định 69/2018/NĐ-CP.
2. Hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất có điều kiện quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 13 Nghị định 69/2018/NĐ-CP:
Hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu; hàng hóa chưa được phép lưu hành, sử dụng tại Việt Nam; hàng hóa thuộc diện quản lý bằng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, hạn ngạch thuế quan, giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu trừ trường hợp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu tự động, thương nhân phải được Bộ Công Thương cấp Giấy phép kinh doanh tạm nhập, tái xuất.
Điều 3. Nguyên tắc lựa chọn thương nhân
1. Thương nhân được UBND tỉnh Lạng Sơn lựa chọn, công bố được phép thực hiện tái xuất hàng hóa qua các cửa khẩu phụ, điểm thông quan trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn khi đáp ứng đủ các quy định sau:
a) Được thành lập theo quy định của pháp luật.
b) Đã được cấp Giấy chứng nhận mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa hoặc Giấy phép kinh doanh tạm nhập, tái xuất còn thời hạn (bản sao có đóng dấu của thương nhân) theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 13 và Điều 21 Nghị định số 69/2018/NĐ-CP.
c) Không bị xử phạt vi phạm pháp luật về hải quan, thuế và hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới (trong thời gian 01 năm gần nhất).
2. Hồ sơ thương nhân, quy trình lựa chọn và công bố được thực hiện theo Khoản 3 Điều 16 Nghị định 69/2018/NĐ-CP.
1. Căn cứ khả năng đáp ứng của cơ sở hạ tầng kỹ thuật, tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa tại khu vực các cửa khẩu phụ, điểm thông quan trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh Lạng Sơn quyết định số lượng thương nhân và công bố thương nhân cụ thể được phép thực hiện tái xuất hàng hóa qua các cửa khẩu phụ, điểm thông quan trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn theo nguyên tắc đảm bảo các yêu cầu về công tác quản lý, điều hành, an ninh trật tự, bảo vệ môi trường và không ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu hàng hóa cũng như quan hệ ngoại giao với nước bạn.
2. Công bố thương nhân được phép tái xuất hàng hóa
a) Các thương nhân kinh doanh tạm nhập, tái xuất có điều kiện được tái xuất hàng hóa qua các cửa khẩu phụ, điểm thông quan đã được công bố trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn khi đáp ứng các quy định tại Điều 3 của Quy chế này và được UBND tỉnh Lạng Sơn ban hành Quyết định công bố.
Quyết định công bố danh sách thương nhân được phép tái xuất hàng hóa được thực hiện nhiều đợt trong một năm theo khả năng đáp ứng của hệ thống cửa khẩu và nhu cầu thực hiện kinh doanh tái xuất của thương nhân.
b) Thực hiện công bố danh sách tên thương nhân được phép tái xuất hàng hóa qua các cửa khẩu phụ, điểm thông quan trên cơ sở thực tế đã hoạt động kinh doanh của thương nhân như sau:
- Quyết định công bố theo nhu cầu phát sinh thực tế trên cơ sở tổng hợp, theo dõi hoạt động tái xuất và chấp hành các quy định trong quản lý, điều hành của thương nhân tại các cửa khẩu phụ, điểm thông quan.
- Đối với thương nhân lần đầu tái xuất hàng hóa do chưa nắm được các quy định của Nghị định 69/2018/NĐ-CP, hàng hóa đã đến khu vực cửa khẩu thì được thực hiện tái xuất hàng hóa trước khi công bố. Trong vòng 10 ngày làm việc, kể từ ngày tái xuất phải thực hiện các thủ tục để công bố theo Khoản 2 Điều 3 Quy chế này.
- Các doanh nghiệp đã được công bố tên hoặc thực hiện tái xuất lần đầu nếu vi phạm các quy định của pháp luật trong kinh doanh tạm nhập, tái xuất và quy định trong quản lý, kiểm tra, giám sát của tỉnh sẽ bị xóa tên hoặc công bố không được phép tái xuất hàng hóa theo quy định tại Điều 5 của Quy chế này.
- Danh sách doanh nghiệp tái xuất hàng hóa qua các cửa khẩu phụ, điểm thông quan trên địa bàn tỉnh được thực hiện theo từng nhóm hàng quy định tại Điều 2 của Quy chế này.
Điều 5. Xóa tên, đình chỉ tạm thời thương nhân được phép tái xuất
1. Thương nhân thực hiện tái xuất hàng hóa qua các cửa khẩu phụ, điểm thông quan trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn sẽ bị xóa tên trong danh sách do UBND tỉnh Lạng Sơn công bố khi vi phạm một trong số các trường hợp sau:
a) Bị thu hồi Giấy chứng nhận mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa hoặc Giấy phép kinh doanh tạm nhập, tái xuất.
b) Gian lận về nội dung cam kết, kê khai hồ sơ, số liệu báo cáo.
c) Không thực hiện hoặc thực hiện báo cáo chậm so với thời gian quy định tại Quyết định công bố từ 03 lần trở lên mà không có lý do chính đáng.
d) Không chấp hành sự điều tiết phương tiện vận chuyển hàng hóa tạm nhập, tái xuất của các cơ quan chức năng tỉnh Lạng Sơn.
đ) Không chấp hành nghĩa vụ về thuế, phí, lệ phí hoặc còn nợ tiền thuế, phí, lệ phí đối với hàng hóa tạm nhập, tái xuất trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.
e) Vi phạm quy định về bảo vệ môi trường, phòng chống cháy nổ trong quá trình kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.
g) Lợi dụng kinh doanh tạm nhập, tái xuất để buôn lậu, gian lận thương mại và thâm lậu hàng hóa tạm nhập, tái xuất vào thị trường nội địa.
h) Vi phạm các Nội quy cửa khẩu do UBND tỉnh Lạng Sơn ban hành.
2. Đình chỉ tạm thời thương nhân được phép tái xuất
Thương nhân đã được UBND tỉnh Lạng Sơn công bố sẽ bị tạm đình chỉ tái xuất hàng hóa khi thương nhân bị Bộ Công Thương đình chỉ tạm thời hiệu lực Mã số kinh doanh tạm nhập tái, xuất theo quy định tại điều 29 Nghị định 69/2018/NĐ-CP.
1. Trách nhiệm của các cơ quan liên quan
a) Sở Công Thương:
- Chủ trì phối hợp với các cơ quan chức năng triển khai thực hiện Quy chế này; theo dõi, tổng hợp báo cáo UBND tỉnh, Bộ Công Thương tình hình quản lý hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa và tình hình hoạt động tái xuất hàng hóa theo quy định của Nghị định 69/2018/NĐ-CP và Thông tư số 12/2018/TT-BCT.
- Chủ trì, phối hợp với Cục Hải quan, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng, Ban Quản lý Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn và các cơ quan liên quan rà soát, tổng hợp trình UBND tỉnh xem xét, quyết định công bố thương nhân được phép tái xuất hàng hóa và công bố xóa tên, tạm đình chỉ thương nhân được phép tái xuất hàng hóa theo quy định.
- Chỉ đạo lực lượng Quản lý thị trường phối hợp với các lực lượng liên quan thực hiện công tác quản lý thị trường, chống buôn lậu, gian lận thương mại trong lĩnh vực kinh doanh tạm nhập tái xuất theo quy định; kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy định về hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa theo quy định hiện hành và theo Quy chế này.
- Chủ động phối hợp với các doanh nghiệp, Cục Hải quan các tỉnh, thành phố nắm thông tin về số lượng hàng hóa của các thương nhân dự kiến sẽ tái xuất qua các cửa khẩu phụ, điểm thông quan trên địa bàn tỉnh; tình hình tái xuất hàng hóa, số lượng hàng hóa tồn tại các cửa khẩu để tham mưu giúp UBND tỉnh thực hiện công tác quản lý, điều hành hoạt động tạm nhập, tái xuất trên địa bàn tỉnh.
b) Cục Hải quan:
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra, giám sát hàng hóa tái xuất, phương tiện vận tải chở hàng hóa tạm nhập, tái xuất ra vào cửa khẩu để giao nhận hàng hóa theo quy định của pháp luật và theo Quy chế này.
- Hướng dẫn thương nhân thực hiện đầy đủ các quy định về kinh doanh tạm nhập, tái xuất theo quy định của pháp luật và Quy chế này.
- Thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý Nhà nước về Hải quan theo quy định của pháp luật đảm bảo hàng hóa được thông quan nhanh chóng, đúng quy định; tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại nhằm ngăn chặn các hành vi thẩm lậu hàng hóa vào thị trường nội địa; đảm bảo công tác thu phí theo quy định.
- Thực hiện xác nhận việc chấp hành pháp luật Hải quan, các loại thuế, phí cho doanh nghiệp khi có yêu cầu; phối hợp với các cơ quan chức năng triển khai thực hiện tốt Quy chế này.
c) Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng:
- Chủ trì phối hợp với các lực lượng chức năng đảm bảo công tác an ninh, trật tự, điều tiết hợp lý các phương tiện vận tải hàng hóa ra vào các kho bãi được tỉnh công nhận trong phạm vi địa bàn quản lý, đảm bảo giao thông thông suốt không gây ùn tắc tại khu vực cửa khẩu.
- Chỉ đạo lực lượng phối hợp với các lực lượng chức năng quản lý, kiểm tra, giám sát người, hàng hóa, phương tiện vận tải chở hàng hóa tạm nhập, tái xuất qua các cửa khẩu của tỉnh, đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, thúc đẩy hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu; phối hợp với các cơ quan chức năng triển khai thực hiện tốt Quy chế này.
d) Các cơ quan kiểm dịch y tế, động vật, thực vật theo chức năng, nhiệm vụ được giao chỉ đạo lực lượng phối hợp với các cơ quan chức năng triển khai thực hiện tốt Quy chế này.
đ) Ban Quản lý Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn:
- Tổ chức kiểm tra, xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong các lĩnh vực đầu tư đối với các dự án đầu tư xây dựng kho, bãi tại các cửa khẩu, khu chức năng trong Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn phục vụ hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, tạm nhập tái xuất hàng hóa theo phân cấp, ủy quyền.
- Chỉ đạo các Trung tâm quản lý cửa khẩu phối hợp với các lực lượng chức,năng tại cửa khẩu đảm bảo công tác an ninh, trật tự, phối hợp điều tiết hợp lý các phương tiện vận tải hàng hóa ra vào các kho bãi được tỉnh công nhận trong phạm vi địa bàn quản lý, đảm bảo giao thông thông suốt không gây ùn tắc tại khu vực cửa khẩu.
- Tiếp tục thực hiện tốt vai trò thường trực Tổ công tác liên ngành điều hành xuất nhập khẩu nông sản; phối hợp với các cơ quan chức năng triển khai thực hiện Quy chế này.
e) Các Sở, ngành khác, UBND các huyện, thành phố phối hợp tuyên truyền, triển khai thực hiện tốt Quy chế này.
2. Trách nhiệm của các thương nhân
a) Thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật hiện hành và các quy định tại Quy chế này khi tham gia hoạt động tạm nhập, tái xuất hàng hóa qua các cửa khẩu phụ, điểm thông quan trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.
b) Thực hiện chế độ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo mẫu quy định tại Thông tư số 12/2018/TT-BCT định kỳ hàng quý trước ngày mùng 10 của tháng kế tiếp hoặc báo cáo đột xuất khi có yêu cầu về Sở Công Thương để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh, Bộ Công Thương theo dõi phục vụ công tác quản lý, điều hành chung.
Trong quá trình thực hiện nếu phát sinh vướng mắc hoặc có vấn đề không phù hợp, yêu cầu các tổ chức, cá nhân, đơn vị liên quan báo cáo về Sở Công Thương để tổng hợp, đề xuất UBND tỉnh sửa đổi bổ sung cho phù hợp./.
- 1Quyết định 1005/QĐ-UBND năm 2015 công bố danh sách doanh nghiệp được phép tái xuất hàng hóa qua điểm thông quan trong khu kinh tế cửa khẩu và các cửa khẩu phụ ngoài khu kinh tế cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Hà Giang
- 2Quyết định 980/QĐ-UBND năm 2015 danh sách doanh nghiệp được phép tái xuất hàng hóa qua điểm thông quan trong khu kinh tế cửa khẩu và các cửa khẩu phụ ngoài khu kinh tế cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Hà Giang
- 3Quyết định 521/QĐ-UBND năm 2016 công bố danh sách doanh nghiệp được phép tái xuất hàng hóa qua điểm thông quan trong khu kinh tế cửa khẩu và các cửa khẩu phụ ngoài khu kinh tế cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Hà Giang
- 4Quyết định 930/QĐ-UBND năm 2018 quy định về nguyên tắc lựa chọn và công bố doanh nghiệp được phép tái xuất hàng hóa qua cửa khẩu phụ, điểm thông quan trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
- 1Quyết định 1005/QĐ-UBND năm 2015 công bố danh sách doanh nghiệp được phép tái xuất hàng hóa qua điểm thông quan trong khu kinh tế cửa khẩu và các cửa khẩu phụ ngoài khu kinh tế cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Hà Giang
- 2Quyết định 980/QĐ-UBND năm 2015 danh sách doanh nghiệp được phép tái xuất hàng hóa qua điểm thông quan trong khu kinh tế cửa khẩu và các cửa khẩu phụ ngoài khu kinh tế cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Hà Giang
- 3Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 4Quyết định 521/QĐ-UBND năm 2016 công bố danh sách doanh nghiệp được phép tái xuất hàng hóa qua điểm thông quan trong khu kinh tế cửa khẩu và các cửa khẩu phụ ngoài khu kinh tế cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Hà Giang
- 5Luật Quản lý ngoại thương 2017
- 6Thông tư 12/2018/TT-BCT về hướng dẫn Luật Quản lý ngoại thương và Nghị định 69/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quản lý ngoại thương do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành
- 7Nghị định 69/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quản lý ngoại thương
Quyết định 1372/QĐ-UBND năm 2018 về quy chế lựa chọn và công bố thương nhân được phép tái xuất hàng hóa qua các cửa khẩu phụ, điểm thông quan trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
- Số hiệu: 1372/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 23/07/2018
- Nơi ban hành: Tỉnh Lạng Sơn
- Người ký: Nguyễn Công Trưởng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra