Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1371/QĐ-NHNN | Hà Nội, ngày 01 tháng 7 năm 2024 |
THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 16 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Luật Các tổ chức tín dụng ngày 18 tháng 01 năm 2024;
Căn cứ Nghị định số 102/2022/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính và Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013, Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 10 năm 2017 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31 tháng 10 năm 2017 của Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số 27/2024/TT-NHNN ngày 28 tháng 6 năm 2024 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về ngân hàng hợp tác xã, việc trích nộp, quản lý và sử dụng Quỹ bảo đảm an toàn hệ thống quỹ tín dụng nhân dân;
Căn cứ Thông tư số 29/2024/TT-NHNN ngày 28 tháng 6 năm 2024 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về quỹ tín dụng nhân dân;
Theo đề nghị của Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng và Chánh Văn phòng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
QUYẾT ĐỊNH:
Quyết định này sửa đổi, bổ sung thủ tục hành chính có mã 1.002128 được công bố tại Quyết định số 1998/QĐ-NHNN ngày 6/10/2015, bãi bỏ các thủ tục hành chính có mã 1.002154, 1.002133 được công bố tại Quyết định số 2669/QĐ-NHNN ngày 25/12/2012, thủ tục hành chính có mã 2.001370 được công bố tại Quyết định số 218/QĐ-NHNN ngày 7/02/2024.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
| KT. THỐNG ĐỐC |
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1371/QĐ-NHNN ngày 01 tháng 7 năm 2024 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam)
PHẦN I. DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
1. Danh mục thủ tục hành chính mới ban hành thuộc phạm vi, chức năng quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
STT | Tên TTHC | Lĩnh vực | Đơn vị thực hiện |
1. | Thủ tục phê duyệt Phương án xử lý để đảm bảo đáp ứng các điều kiện được hoạt động liên xã; chấm dứt hoạt động tại các xã liền kề, không liền kề của quỹ tín dụng nhân dân | Thành lập và hoạt động ngân hàng | Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố |
2. | Thủ tục đề nghị sửa đổi, bổ sung Giấy phép đối với nội dung địa bàn hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân sau khi hoàn thành phương án xử lý đã được phê duyệt để chấm dứt hoạt động tại các xã liền kề, không liền kề, xã ngoài phạm vi một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương | Thành lập và hoạt động ngân hàng | Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố |
2. Danh mục thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung thuộc phạm vi, chức năng quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
STT | Số hồ sơ TTHC | Tên thủ tục hành chính | Tên VBQPPL quy định nội dung thay thế | Lĩnh vực | Đơn vị thực hiện |
1. | 1.002128 | Thủ tục cấp bản sao Giấy phép thành lập và hoạt động từ sổ gốc cho ngân hàng hợp tác xã | Thông tư số 27/2024/TT-NHNN quy định về Ngân hàng hợp tác xã, việc trích nộp, quản lý và sử dụng Quỹ bảo đảm an toàn hệ thống quỹ tín dụng nhân dân | Thành lập và hoạt động ngân hàng | Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Cơ quan Thanh tra, giám sát Ngân hàng) |
3. Danh mục thủ tục hành chính bị bãi bỏ thuộc phạm vi, chức năng quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
STT | Số hồ sơ TTHC | Tên thủ tục hành chính | Tên VBQPPL quy định nội dung thay thế | Lĩnh vực | Đơn vị thực hiện |
1. | 1.002154 | Thủ tục chuyển đổi Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương và cấp Giấy phép thành lập ngân hàng hợp tác xã | Thông tư số 27/2024/TT-NHNN quy định về Ngân hàng hợp tác xã, việc trích nộp, quản lý và sử dụng Quỹ bảo đảm an toàn hệ thống quỹ tín dụng nhân dân | Thành lập và hoạt động ngân hàng | Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Cơ quan Thanh tra, giám sát Ngân hàng |
2. | 2.001370 | Thủ tục cấp Giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng hợp tác xã | Thông tư số 27/2024/TT-NHNN quy định về Ngân hàng hợp tác xã, việc trích nộp, quản lý và sử dụng Quỹ bảo đảm an toàn hệ thống quỹ tín dụng nhân dân | Thành lập và hoạt động ngân hàng | Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Cơ quan Thanh tra, giám sát Ngân hàng |
3. | 1.002133 | Thủ tục thông báo điều kiện khai trương Ngân hàng hợp tác xã | Thông tư số 27/2024/TT-NHNN quy định về Ngân hàng hợp tác xã, việc trích nộp, quản lý và sử dụng Quỹ bảo đảm an toàn hệ thống quỹ tín dụng nhân dân | Thành lập và hoạt động ngân hàng | Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố |
A. Thủ tục hành chính thực hiện tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
1. Thủ tục cấp bản sao Giấy phép thành lập và hoạt động từ sổ gốc cho ngân hàng hợp tác xã
1.1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Trường hợp Giấy phép của ngân hàng hợp tác xã bị mất, bị rách nát, hư hỏng, ngân hàng hợp tác xã phải có văn bản nêu rõ lý do gửi Ngân hàng Nhà nước đề nghị xem xét cấp bản sao Giấy phép từ sổ gốc theo quy định của pháp luật.
- Bước 2: Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, Ngân hàng Nhà nước xem xét, cấp bản sao từ sổ gốc cho ngân hàng hợp tác xã.
1.2. Cách thức thực hiện:
+ Trụ sở chính Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (trực tiếp tại Bộ phận Một cửa); Hoặc
+ Dịch vụ bưu chính.
1.3. Thành phần hồ sơ:
Văn bản đề nghị cấp bản sao Giấy phép thành lập và hoạt động từ sổ gốc.
1.4. Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.
1.5. Thời hạn giải quyết: 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị.
1.6. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Ngân hàng hợp tác xã.
1.7. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng).
1.8. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Bản sao Giấy phép thành lập ngân hàng hợp tác xã.
1.9. Lệ phí: Không
1.10. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.
1.11. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.
1.12. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Các tổ chức tín dụng ngày 18 tháng 01 năm 2024;
- Thông tư số 27/2024/TT-NHNN ngày 28 tháng 6 năm 2024 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về Ngân hàng hợp tác xã, việc trích nộp, quản lý và sử dụng Quỹ bảo đảm an toàn hệ thống quỹ tín dụng nhân dân.
B. Thủ tục hành chính thực hiện tại Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố
* Đối với trường hợp Phê duyệt Phương án xử lý để đảm bảo đáp ứng các điều kiện được hoạt động liên xã
- Trình tự thực hiện:
Bước 1: Trong thời hạn tối đa 60 ngày kể từ ngày 01/7/2024 hoặc kể từ ngày xác định không đáp ứng đủ điều kiện hoạt động liên xã, quỹ tín dụng nhân dân lập hồ sơ theo quy định gửi Ngân hàng Nhà nước chi nhánh.
Bước 2: Trong thời hạn tối đa 20 ngày, kể từ ngày nhận được phương án xử lý của quỹ tín dụng nhân dân, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh có văn bản yêu cầu quỹ tín dụng nhân dân sửa đổi, bổ sung phương án xử lý nếu chưa đạt yêu cầu. Trường hợp Ngân hàng Nhà nước chi nhánh yêu cầu sửa đổi, bổ sung phương án xử lý, trong thời hạn tối đa 30 ngày kể từ ngày Ngân hàng Nhà nước chi nhánh có văn bản yêu cầu sửa đổi, bổ sung, quỹ tín dụng nhân dân phải hoàn thiện, gửi phương án xử lý đã được sửa đổi, bổ sung đến Ngân hàng Nhà nước chi nhánh.
Bước 3: Trong thời hạn tối đa 20 ngày, kể từ ngày nhận được phương án xử lý (bao gồm cả trường hợp sửa đổi, bổ sung), Ngân hàng Nhà nước chi nhánh có văn bản phê duyệt phương án xử lý của quỹ tín dụng nhân dân.
- Thành phần hồ sơ:
Phương án xử lý, trong đó tối thiểu có các nội dung sau đây:
(i) Thực trạng về địa bàn hoạt động liên xã;
(ii) Mức độ đáp ứng đối với từng điều kiện hoạt động liên xã theo quy định tại khoản 1 Điều 32 Thông tư số 29/2024/TT-NHNN;
(iii) Kế hoạch, biện pháp xử lý theo từng quý và cam kết thực hiện đảm bảo trong thời hạn tối đa 12 tháng kể từ ngày 01/7/2024 (đối với trường hợp không đáp ứng điều kiện trước ngày 01/7/2024) hoặc kể từ ngày xác định không đáp ứng đủ điều kiện hoạt động liên xã phải đáp ứng đủ điều kiện hoạt động liên xã quy định tại khoản 1 Điều 32 Thông tư số 29/2024/TT-NHNN.
* Đối với trường hợp phê duyệt Phương án xử lý để chấm dứt hoạt động tại các xã liền kề do không đáp ứng điều kiện được hoạt động liên xã tại các xã liền kề
- Trình tự thực hiện:
Bước 1: Trong thời hạn tối đa 60 ngày sau thời hạn xử lý tối đa tại điểm a(iii) khoản 5 Điều 32 Thông tư số 29/2024/TT-NHNN, quỹ tín dụng nhân dân lập hồ sơ theo quy định gửi Ngân hàng Nhà nước chi nhánh.
Bước 2: Trong thời hạn tối đa 20 ngày, kể từ ngày nhận được phương án xử lý của quỹ tín dụng nhân dân, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh có văn bản yêu cầu quỹ tín dụng nhân dân sửa đổi, bổ sung phương án xử lý nếu chưa đạt yêu cầu. Trường hợp Ngân hàng Nhà nước chi nhánh yêu cầu sửa đổi, bổ sung phương án xử lý, trong thời hạn tối đa 30 ngày kể từ ngày Ngân hàng Nhà nước chi nhánh có văn bản yêu cầu sửa đổi, bổ sung, quỹ tín dụng nhân dân phải hoàn thiện, gửi phương án xử lý đã được sửa đổi, bổ sung đến Ngân hàng Nhà nước chi nhánh.
Bước 3: Trong thời hạn tối đa 20 ngày, kể từ ngày nhận được phương án xử lý (bao gồm cả trường hợp sửa đổi, bổ sung), Ngân hàng Nhà nước chi nhánh có văn bản phê duyệt phương án xử lý của quỹ tín dụng nhân dân.
- Thành phần hồ sơ:
Phương án xử lý, trong đó tối thiểu có các nội dung sau đây:
(i) Thực trạng về địa bàn hoạt động liên xã;
(ii) Mức độ đáp ứng đối với từng điều kiện hoạt động liên xã theo quy định tại khoản 1 Điều 32 Thông tư số 29/2024/TT-NHNN;
(iii) Kế hoạch, biện pháp xử lý theo từng quý và cam kết thực hiện đảm bảo trong thời hạn tối đa 24 tháng kể từ ngày kết thúc phương án xử lý nêu tại điểm a(iii) khoản 5 Điều 32 Thông tư số 29/2024/TT-NHNN, quỹ tín dụng nhân dân phải chấm dứt hoạt động tại xã liền kề, điều chỉnh hoạt động về địa bàn xã nơi đặt trụ sở chính.
* Đối với trường hợp phê duyệt Phương án xử lý để chấm dứt hoạt động tại các xã không liền kề
- Trình tự thực hiện:
Bước 1: Trong thời hạn tối đa 60 ngày kể từ ngày văn bản điều chỉnh địa giới hành chính của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền có hiệu lực thi hành hoặc 60 ngày kể từ ngày thoái hết vốn nhà nước tại quỹ tín dụng nhân dân, quỹ tín dụng nhân dân lập hồ sơ theo quy định gửi Ngân hàng Nhà nước chi nhánh.
Bước 2: Trong thời hạn tối đa 20 ngày, kể từ ngày nhận được phương án xử lý của quỹ tín dụng nhân dân quy định, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh có văn bản yêu cầu quỹ tín dụng nhân dân sửa đổi, bổ sung phương án xử lý nếu chưa đạt yêu cầu. Trường hợp Ngân hàng Nhà nước chi nhánh yêu cầu sửa đổi, bổ sung phương án xử lý, trong thời hạn tối đa 30 ngày kể từ ngày Ngân hàng Nhà nước chi nhánh có văn bản yêu cầu sửa đổi, bổ sung, quỹ tín dụng nhân dân phải hoàn thiện, gửi phương án xử lý đã được sửa đổi, bổ sung đến Ngân hàng Nhà nước chi nhánh.
Bước 3: Trong thời hạn tối đa 20 ngày, kể từ ngày nhận được phương án xử lý (bao gồm cả trường hợp sửa đổi, bổ sung), Ngân hàng Nhà nước chi nhánh có văn bản phê duyệt phương án xử lý của quỹ tín dụng nhân dân.
- Thành phần hồ sơ:
Phương án xử lý, trong đó tối thiểu có các nội dung sau đây:
(i) Thực trạng về địa bàn hoạt động liên xã của quỹ tín dụng nhân dân;
(ii) Kế hoạch, biện pháp xử lý theo từng quý, bao gồm cả việc tổ chức lại dưới hình thức chia, tách theo quy định của pháp luật và cam kết thực hiện để đảm bảo sau thời hạn tối đa 36 tháng kể từ ngày văn bản điều chỉnh địa giới hành chính của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền có hiệu lực thi hành hoặc kể từ ngày thoái hết vốn nhà nước tại quỹ tín dụng nhân dân chấm dứt hoạt động tại các xã không liền kề, xã ngoài phạm vi một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Cách thức thực hiện:
+ Trụ sở chính Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố (trực tiếp tại Bộ phận Một cửa); Hoặc
+ Dịch vụ bưu chính.
- Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.
- Thời hạn giải quyết: 70 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị.
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: quỹ tín dụng nhân dân
- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố.
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản phê duyệt phương án xử lý.
- Lệ phí: Không.
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
Quỹ tín dụng nhân dân có địa bàn hoạt động liên xã là các xã liền kề với xã nơi quỹ tín dụng nhân dân đặt trụ sở chính thuộc phạm vi một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trước ngày 01/7/2024 được duy trì địa bàn hoạt động hiện tại khi đáp ứng các điều kiện sau:
+ Có từ 300 thành viên trở lên;
+ Giá trị thực của vốn điều lệ tối thiểu bằng mức vốn pháp định;
+ Có cơ cấu tổ chức, bộ máy quản trị, điều hành, kiểm toán nội bộ, hệ thống kiểm soát nội bộ, người quản lý, người điều hành, thành viên Ban kiểm soát đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước;
+ Không thuộc diện quỹ tín dụng nhân dân được can thiệp sớm, quỹ tín dụng nhân dân được kiểm soát đặc biệt theo quy định của pháp luật;
+ Tổng mức nhận tiền gửi từ thành viên của quỹ tín dụng nhân dân tối thiểu bằng 60% tổng mức nhận tiền gửi của quỹ tín dụng nhân dân.
1.12. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Các tổ chức tín dụng ngày 18 tháng 01 năm 2024;
- Thông tư số 29/2024/TT-NHNN ngày 28 tháng 6 năm 2024 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về quỹ tín dụng nhân dân.
- Trình tự thực hiện:
Bước 1: Sau 05 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành phương án xử lý đã được phê duyệt theo quy định, quỹ tín dụng nhân dân có văn bản báo cáo việc hoàn thành phương án xử lý và đề nghị sửa đổi, bổ sung Giấy phép đối với nội dung địa bàn hoạt động.
Bước 2: Sau 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của quỹ tín dụng nhân dân, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh ra Quyết định sửa đổi, bổ sung Giấy phép đối với địa bàn hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân.
- Cách thức thực hiện:
+ Trụ sở chính Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố (trực tiếp tại Bộ phận Một cửa); Hoặc
+ Dịch vụ bưu chính.
- Thành phần hồ sơ: văn bản báo cáo việc hoàn thành phương án xử lý và đề nghị sửa đổi, bổ sung Giấy phép đối với nội dung địa bàn hoạt động.
- Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.
- Thời hạn giải quyết: 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị.
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: quỹ tín dụng nhân dân.
- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố.
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định sửa đổi, bổ sung Giấy phép đối với địa bàn hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân.
- Lệ phí: Không
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Các Tổ chức tín dụng ngày 18 tháng 01 năm 2024;
- Thông tư số 29/2024/TT-NHNN ngày 28 tháng 6 năm 2024 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về quỹ tín dụng nhân dân.
- 1Quyết định 1380a/QĐ-NHNN năm 2024 công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung lĩnh vực thành lập và hoạt động ngân hàng thực hiện tại Bộ phận Một cửa thuộc phạm vi chức năng quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
- 2Quyết định 1478/QĐ-NHNN năm 2024 công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung lĩnh vực thành lập và hoạt động ngân hàng thực hiện tại Bộ phận Một cửa thuộc phạm vi chức năng quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
- 3Quyết định 1381a/QĐ-NHNN năm 2024 công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung lĩnh vực thành lập và hoạt động ngân hàng thực hiện tại Bộ phận Một cửa thuộc phạm vi chức năng quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Quyết định 1371/QĐ-NHNN năm 2024 công bố thủ tục hành chính mới, được sửa đổi, bổ sung, bị bãi bỏ lĩnh vực thành lập và hoạt động ngân hàng thực hiện tại bộ phận một cửa thuộc phạm vi chức năng quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
- Số hiệu: 1371/QĐ-NHNN
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 01/07/2024
- Nơi ban hành: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
- Người ký: Đào Minh Tú
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 01/07/2024
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra