Hệ thống pháp luật

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 1364/QĐ-LĐTBXH

Hà Nội, ngày 02 tháng 10 năm 2012

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH MẠNG LƯỚI CƠ SỞ BẢO TRỢ XÃ HỘI CHĂM SÓC VÀ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CHO NGƯỜI TÂM THẦN, NGƯỜI RỐI NHIỄU TÂM TRÍ DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG GIAI ĐOẠN 2012-2020

BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Nghị định số 186/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 7 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội; Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ;

Căn cứ Quyết định số 1215/QĐ-TTg ngày 22 tháng 7 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí giai đoạn 2011-2020;

Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Bảo trợ xã hội, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch-Tài chính,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch mạng lưới cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng giai đoạn 2012-2020 với những nội dung chủ yếu sau:

1. Quan điểm và nguyên tắc phát triển mạng lưới

a) Phát triển cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí là thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đến những người nghèo khó nhất trong xã hội; góp phần thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 của Ban chấp hành Trung ương khóa XI về một số vấn đề chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020; góp phần ổn định xã hội và bảo đảm an sinh xã hội.

b) Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong việc phát triển mạng lưới các cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần và người rối nhiễu tâm trí; đẩy mạnh xã hội hóa, khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp và người dân tham gia đầu tư phát triển mạng lưới các cơ sở. Đồng thời ban hành cơ chế để gia đình đối tượng có điều kiện kinh tế đóng góp phí chăm sóc và phục hồi chức năng tại cơ sở.

c) Quy hoạch, phát triển mạng lưới các cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí tại mỗi tỉnh, thành phố phù hợp với quy mô, phân bố của đối tượng, đảm bảo các đối tượng đều có cơ hội được chăm sóc, chữa trị, phục hồi và phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội đến năm 2020 của cả nước và mỗi tỉnh, thành phố.

d) Đổi mới cơ chế và phương thức quản lý, vận hành cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí theo phương châm cơ sở hỗ trợ chăm sóc, phục hồi chức năng cho đối tượng tại gia đình, cộng đồng là chính, trường hợp cấp tính mới dựa vào cơ sở bảo trợ xã hội; tổ chức cung cấp dịch vụ trị liệu tâm lý tại cơ sở kết hợp với tổ chức lao động trị liệu và phục hồi sinh thái cho đối tượng.

2. Mục tiêu

2.1. Mục tiêu chung

Phát triển mạng lưới cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước: nâng cao chất lượng chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí ngang tầm các nước tiên tiến trong khu vực: hướng tới mục tiêu công bằng và phát triển bền vững.

2.2. Mục tiêu cụ thể

- 90% số người tâm thần có hành vi nguy hiểm đến gia đình, cộng đồng và số người tâm thần lang thang được chăm sóc và phục hồi chức năng luân phiên tại các cơ sở bảo trợ xã hội;

- 90% số người rối nhiễu tâm trí có nguy cơ cao bị tâm thần, người tâm thần được tư vấn, trị liệu tâm lý và sử dụng các dịch vụ công tác xã hội khác.

3. Nội dung quy hoạch

3.1. Quy hoạch mạng lưới các cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần đến năm 2020 đạt công suất phục vụ là 20.000 đối tượng, cụ thể như sau:

a) Quy hoạch 50 cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí của tỉnh, thành phố, gồm:

- Nâng cấp, mở rộng 26 cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí, trong đó 01 cơ sở có quy mô 200-300 đối tượng: 25 cơ sở có quy mô 300-500 đối tượng mỗi cơ sở;

- Xây dựng 24 cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí, trong đó: 12 cơ sở có quy mô 200-300 đối tượng mỗi cơ sở; 12 cơ sở có quy mô 300-500 đối tượng mỗi cơ sở;

b) Quy hoạch 36 cơ sở bảo trợ xã hội tổng hợp có bộ phận phòng và trị liệu rối nhiễu tâm trí.

(Phụ lục kèm theo)

3.2. Phân bố mạng lưới các cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí

Phân bố mạng lưới các cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí theo 6 vùng kinh tế như sau: Vùng Trung du và miền núi phía Bắc 9 cơ sở; Vùng đồng bằng sông Hồng 11 cơ sở; Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Miền Trung 14 cơ sở; Vùng Tây Nguyên 4 cơ sở; Vùng Đông Nam Bộ 8 cơ sở; Vùng đồng bằng Sông Cửu Long 10 cơ sở

3.3. Đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật và trang thiết bị cho các cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc và phục hồi chức năng cho đối tượng đạt tiêu chuẩn chăm sóc theo quy định tại Thông tư số 04/2011/TT-BLĐTBXH ngày 25 tháng 02 năm 2011 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về tiêu chuẩn chăm sóc tại các cơ sở bảo trợ xã hội; từng bước hiện đại hóa bảo đảm có các phân khu chức năng, các hạng mục công trình đáp ứng hoạt động chăm sóc, phục hồi chức năng, trị liệu tâm lý và lao động trị liệu toàn diện.

4. Giải pháp

4.1. Nhóm giải pháp đất đai

a) Các tỉnh, thành phố chủ động bố trí đất đai, cơ sở hạ tầng để nâng cấp, mở rộng hoặc xây dựng mới cơ sở chăm sóc và phục hồi chức năng chi người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí.

b) Diện tích đất tối thiểu của các cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí như sau:

- Diện tích đất tự nhiên: Tối thiểu 100m2/đối tượng ở khu vực nông thôn, 120m2/ đối tượng ở khu vực miền núi, 80 m2/đối tượng ở khu vực thành thị;

- Diện tích phòng ở của đối tượng: Tối thiểu 8 m2/đối tượng. Đối với đối tượng phải chăm sóc 24/24 giờ một ngày, diện tích phòng ở tối thiểu 10 m2/đối tượng. Phòng ở được trang bị đồ dùng cần thiết phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày của đối tượng;

- Cơ sở vật chất tối thiểu có khu nhà ở, khu nhà bếp, khu làm việc của cán bộ nhân viên, khu vui chơi giải trí, hệ thống cấp, thoát nước, điện, đường đi nội bộ; khu sản xuất và lao động trị liệu;

- Các công trình, trang thiết bị bảo đảm cho đối tượng tiếp cận và sử dụng thuận tiện.

4.2. Nhóm giải pháp về trang thiết bị cho các cơ sở bảo trợ xã hội

Hỗ trợ cơ sở khu vực và của tỉnh, thành phố về trang thiết bị và xe chuyên dụng để nâng cao năng lực chăm sóc và phục hồi chức năng cho đối tượng; ưu tiên đầu tư mua sắm trang thiết bị thiết yếu để phục hồi chức năng cho đối tượng.

4.3. Nhóm giải pháp về tổ chức các cơ sở bảo trợ xã hội

Các cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí có đề án tổ chức và hoạt động theo hướng hỗ trợ chăm sóc và phục hồi chức năng tại gia đình; tổ chức phục hồi chức năng luân phiên, cung cấp dịch vụ công tác xã hội đối với người tâm thần và người rối nhiễu tâm trí.

4.4. Nhóm giải pháp về quản lý

a) Nghiên cứu, trình Chính phủ điều chỉnh chế độ trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội sống tại gia đình, cộng đồng phù hợp để nâng cao chất lượng cuộc sống.

b) Giải quyết chính sách trợ giúp cho các đối tượng tâm thần tại cộng đồng, không bỏ sót đối tượng. Trường hợp đối tượng mắc bệnh tâm thần mà chưa được điều trị tại các cơ sở y tế thì cơ sở tổ chức đội ngũ cộng tác lưu động đến tư vấn, trị liệu, lập kế hoạch trợ giúp cho đối tượng tại cộng đồng.

c) Phối hợp với ngành Y tế thực hiện khám, chữa bệnh cho các đối tượng đang được nuôi dưỡng trong các cơ sở bảo trợ xã hội hoặc cơ sở khu vực thuộc ngành Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý.

d) Huy động các nguồn lực của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước hỗ trợ để cải thiện nâng cao đời sống vật chất, sức khỏe tinh thần cho các đối tượng.

đ) Hàng năm, ngành Lao động-Thương binh và Xã hội tổ chức tập huấn cho cán bộ, nhân viên hoặc cộng tác viên ở xã, phường, thị trấn về công tác chăm sóc, phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí ở cộng đồng.

4.5. Nhóm giải pháp về chuyên môn

a) Xây dựng tài liệu hướng dẫn quy trình trợ giúp xã hội chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng.

b) Tổ chức nghiên cứu, học tập kinh nghiệm ở một số quốc gia trên thế giới về chăm sóc, phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng.

c) Nghiên cứu xây dựng, chương trình đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ, nhân viên trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu trí.

4.6. Đội ngũ cán bộ, nhân viên của cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc và phục hồi chức năng

a) Phát triển đội ngũ cán bộ, nhân viên chăm sóc và phục hồi chức năng cho đối tượng đủ về số lượng bảo đảm chất lượng, có phẩm chất đạo đức (công tác xã hội, tâm lý, y tế).

b) Thực hiện chế độ định kỳ bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, nhân viên chăm sóc và phục hồi chức năng cho đối tượng.

c) Xây dựng cơ chế, chính sách thu hút cán bộ, nhân viên công tác xã hội: y bác sỹ chuyên ngành tâm thần, tâm lý vào làm việc tại các cơ sở chăm sóc và phục hồi chức năng cho đối tượng.

4.7. Nhóm giải pháp về cơ sở vật chất, tài chính

a) Tăng cường đầu tư cho mạng lưới cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí, gồm: vốn sự nghiệp, vốn đầu tư phát triển và thực hiện lồng ghép với các chương trình, dự án khác.

b) Thực hiện cơ chế thu phí chăm sóc và phục hồi chức năng, nhà nước hỗ trợ sinh hoạt phí cho đối tượng thuộc hộ gia đình nghèo.

c) Thực hiện xã hội hóa, huy động sự đóng góp của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước trong việc chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí.

d) Tăng cường vai trò chủ động của cơ sở trong việc tạo nguồn thu như tổ chức lao động trị liệu: tăng gia sản xuất, bảo đảm tự cung, tự cấp rau xanh, thực phẩm tại cơ sở.

5. Lộ trình thực hiện quy hoạch

5.1. Giai đoạn 2012-2015

a) Nâng cấp, mở rộng và nâng công suất chăm sóc đối với 15 cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí của tỉnh, thành phố.

b) Xây dựng 5 cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí của tỉnh, thành phố.

c) Hỗ trợ đầu tư trang thiết bị, phương tiện chuyên dùng cho tối thiểu 40% cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần và người rối nhiễu tâm trí.

d) Sơ kết, đánh giá kết quả thực hiện.

5.2. Giai đoạn 2016-2020

a) Nâng cấp, mở rộng và nâng công suất chăm sóc đối với 11 cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí của tỉnh, thành phố.

b) Xây dựng 19 cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí của tỉnh, thành phố.

c) Hỗ trợ đầu tư trang thiết bị, phương tiện chuyên dùng cho 50% cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần.

d) Tổng kết đánh giá thực hiện Đề án.

6. Tổ chức thực hiện quy hoạch

6.1. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện các công việc sau

a) Quyết định phê duyệt Đề án tổ chức cung cấp dịch vụ của cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí; Quyết định phê duyệt dự án đầu tư nâng cấp, mở rộng hoặc xây mới trên cơ sở thống nhất ý kiến với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

b) Hàng năm huy động các nguồn lực và ưu tiên bố trí kinh phí để thực hiện quy hoạch.

c) Đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện quy hoạch; thực hiện chế độ báo cáo theo quy định.

6.2. Giao Cục Bảo trợ xã hội

a) Phối hợp với các cơ quan chức năng của Bộ hướng dẫn các địa phương xác định quy mô: mức đầu tư, tổ chức xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển mạng lưới các cơ sở chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng.

b) Phối hợp với các cơ quan chức năng của Bộ Xây dựng dự toán ngân sách hàng năm chi cho Đề án; có kế hoạch cụ thể để huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài chính đảm bảo thực hiện quy hoạch.

c) Căn cứ vào các nội dung phê duyệt tại Quyết định này, đôn đốc, kiểm tra, tổng hợp và báo cáo Bộ theo quy định.

d) Là đầu mối phối hợp với các cơ quan có liên quan xác định danh mục và thứ tự ưu tiên đầu tư cơ sở hàng năm trình Lãnh đạo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định.

6.3. Giao Vụ Kế hoạch - Tài chính: có trách nhiệm tổng hợp kế hoạch dự toán nguồn vốn và làm việc với các Bộ, ngành liên quan; phối hợp với Cục Bảo trợ xã hội hướng dẫn, kiểm tra giám sát thực hiện Đề án.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Bảo trợ xã hội, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính. Giám đốc các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Lưu VT, BTXH, KHTC.

BỘ TRƯỞNG




Phạm Thị Hải Chuyền

 

PHỤ LỤC

QUY HOẠCH MẠNG LƯỚI CÁC CƠ SỞ CHĂM SÓC VÀ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CHO NGƯỜI TÂM THẦN, NGƯỜI RỐI NHIỄU TÂM TRÍ DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG GIAI ĐOẠN 2012-2020
(Kèm theo Quyết định số 1364/QĐ-LĐTBXH ngày 02 tháng 10 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

STT

Tỉnh, thành phố

Tổng số đối tượng tâm thần

Hiện trạng

Quy hoạch

Lộ trình

Ghi chú

Tên cơ sở bảo trợ xã hội

Loại hình

Số đối tượng

Nâng cấp mở rộng

Xây mới

Quy mô dự kiến

Quy mô dự kiến

A

B

1

2

3

4

5

6

7

8

 

Tổng số

211.069

 

 

9.582

 

 

 

 

I

Trung du và miền núi phía Bắc

29.645

 

 

 

 

 

 

 

1

Điện Biên

488

 

 

 

 

 

 

 

2

Lai Châu

642

 

 

 

 

 

 

 

3

Sơn La

1.463

Trung tâm Điều trị và PHCN NTT

Chuyên biệt

90

300-500

 

2016-2020

 

4

Hòa Bình

1.679

Trung tâm BTXH

Cơ sở tổng hợp

23

 

 

 

 

5

Hà Giang

2.467

 

 

 

 

200-300

2016-2020

 

6

Cao Bằng

1.400

Trung tâm BTXH

Cơ sở tổng hợp

4

 

 

 

 

7

Bắc Kạn

991

Trung tâm BTXH

Cơ sở tổng hợp

4

 

 

 

 

8

Tuyên Quang

1.671

Trung tâm BTXH

Cơ sở tổng hợp

15

 

 

 

 

9

Lào Cai

1.772

 

 

 

 

 

 

 

10

Yên Bái

2.279

 

 

 

 

200-300

2016-2020

 

11

Thái Nguyên

3.039

Trung tâm điều dưỡng phục hồi chức năng tâm thần

Chuyên biệt

172

300-500

 

2013-2015

 

12

Lạng Sơn

1.392

Trung tâm BTXH

Cơ sở tổng hợp

5

 

 

 

 

13

Bắc Giang

5.349

Trung tâm BTXH

Cơ sở tổng hợp

26

 

300-500

2013-2015

 

14

Phú Thọ

4.713

Trung tâm bảo trợ xã hội

Chuyên biệt

37

300-500

 

2013-2015

 

II

Đồng bằng Sông Hồng

51.980

 

 

 

 

 

 

 

15

Hà Nội

8.584

Khu điều dưỡng tâm thần TP Hà Nội

Chuyên biệt

554

300-500

 

2016-2020

 

Trung tâm BTXH II

Chuyên biệt

135

300-500

 

2016-2020

 

16

Vĩnh Phúc

3.400

Trung tâm nuôi dưỡng NTT

Chuyên biệt

270

300-500

 

2016-2020

 

17

Bắc Ninh

2.803

 

 

 

 

300-500

2016-2020

 

18

Hải Dương

5.937

Trung tâm nuôi dưỡng NTT

Chuyên biệt

250

300-500

 

2013-2015

 

19

Hải Phòng

2.196

Trung tâm điều dưỡng NTT

Chuyên biệt

270

300-500

 

2013-2015

 

20

Hưng Yên

5.235

Trung tâm điều dưỡng người tâm thần kinh

Chuyên biệt

171

300-500

 

2013-2015

 

21

Thái Bình

5.314

Trung tâm Điều dưỡng NTT

Chuyên biệt

205

300-500

 

2013-2015

 

22

Hà Nam

6.624

Trung tâm BTXH

Cơ sở tổng hợp

20

 

300-500

2016-2020

 

23

Nam Định

6.448

Trung tâm BTXH

Cơ sở tổng hợp

49

 

300-500

2016-2020

 

24

Ninh Bình

3.033

Trung tâm phục hồi chức năng tâm thần

Chuyên biệt

240

300-500

 

2013-2015

 

25

Quảng Ninh

2.406

Trung tâm BTXH

Cơ sở tổng hợp

23

 

200-300

2016-2020

 

III

Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung

61.626

 

 

 

 

 

 

 

26

Thanh Hóa

17.500

Trung tâm BTXH tỉnh Thanh Hóa

Chuyên biệt

553

300-500

 

2016-2020

 

Xây dựng trung tâm mới

 

 

 

300-500

2013-2015

 

27

Nghệ An

8.033

Trung tâm BTXH

Chuyên biệt

170

300-500

 

2013-2015

 

28

Hà Tĩnh

1.112

Trung tâm BTXH

Cơ sở tổng hợp

5

 

 

 

 

29

Quảng Bình

2.274

Trung tâm BTXH

Cơ sở tổng hợp

5

 

300-500

2016-2020

 

30

Quảng Trị

869

 

 

 

 

 

 

 

31

Thừa Thiên Huế

3.802

Trung tâm BTXH

Chuyên biệt

291

300-500

 

2016-2020

 

32

Đà Nẵng

3.420

Trung tâm điều dưỡng người tâm thần

Chuyên biệt

393

300-500

 

2013-2015

 

Trung tâm BTXH

Cơ sở tổng hợp

52

 

 

 

 

33

Quảng Nam

5.319

Trung tâm nuôi dưỡng NTT

Chuyên biệt

100

300-500

 

2013-2015

 

34

Quảng Ngãi

5.717

Trung tâm BTXH

Cơ sở tổng hợp

70

 

300-500

2013-2015

 

35

Bình Định

4.135

Trung tâm nuôi dưỡng NTT

Chuyên biệt

505

300-500

 

2016-2020

 

36

Phú Yên

2.487

Trung tâm BTXH

Cơ sở tổng hợp

15

 

200-300

2016-2020

 

37

Khánh Hòa

2.515

Trung tâm BTXH

Cơ sở tổng hợp

87

 

200-300

2016-2020

 

38

Ninh Thuận

2.379

Trung tâm Bảo trợ xã hội

Cơ sở tổng hợp

26

300-500

 

2013-2015

 

39

Bình Thuận

2.064

Trung tâm BTXH

Cơ sở tổng hợp

76

 

 

 

 

IV

Tây Nguyên

9.525

 

 

 

 

 

 

 

40

Kon Tum

911

Trung tâm BTXH

Cơ sở tổng hợp

4

 

 

 

 

41

Gia Lai

1.908

Trung tâm BTXH

Cơ sở tổng hợp

10

 

200-300

2013-2015

Tỉnh có đông người Gia Rai

42

Đắk Lắk

2.580

Trung tâm BTXH

Cơ sở tổng hợp

130

 

300-500

2013-2015

 

43

Đắk Nông

1.897

 

 

 

 

 

 

 

44

Lâm Đồng

2.229

Trung tâm BTXH

Cơ sở tổng hợp

26

 

200-300

2016-2020

 

V

Đông Nam Bộ

21.874

 

 

 

 

 

 

 

45

Bình Phước

1.977

Trung tâm BTXH

Cơ sở tổng hợp

2

 

 

 

 

46

Tây Ninh

2.394

Trung tâm BTXH

Cơ sở tổng hợp

3

 

200-300

2016-2020

 

47

Bình Dương

1.304

Trung tâm BTXH

Cơ sở tổng hợp

46

 

 

 

 

48

Đồng Nai

3.923

Trung tâm BTXH

Cơ sở tổng hợp

202

 

300-500

2016-2020

 

49

Vũng Tàu

2.633

Trung tâm BTXH

Cơ sở tổng hợp

341

 

300-500

2016-2020

 

50

Hồ Chí Minh

9.643

Trung tâm điều dưỡng tâm thần Thủ Đức HCM

Chuyên biệt

1211

300-500

 

2013-2015

 

Trung tâm điều dưỡng tâm thần Tân Định HCM

Chuyên biệt

1200

300-500

 

2016-2020

 

Trung tâm BTXH Bình Đức

Chuyên biệt

233

300-500

 

2016-2020

 

VI

Đồng bằng Sông Cửu Long

36.419

 

 

 

 

 

 

 

51

Long An

3.968

Trung tâm BTXH

Cơ sở tổng hợp

167

300-500

 

2013-2015

 

52

Tiền Giang

4.445

Trung tâm BTXH

Cơ sở tổng hợp

165

 

300-500

2016-2020

 

53

Bến Tre

3.851

Trung tâm Bảo Trợ NTT

Chuyên biệt

123

300-500

 

2013-2015

 

54

Trà Vinh

2.066

Trung tâm BTXH

Cơ sở tổng hợp

9

 

 

 

 

55

Vĩnh Long

4.395

Trung tâm BTXH

Cơ sở tổng hợp

18

 

300-500

2016-2020

 

56

Đồng Tháp

2.729

Trung tâm BTXH

Cơ sở tổng hợp

10

 

200-300

2016-2020

 

57

An Giang

3.225

Trung tâm BTXH

Cơ sở tổng hợp

10

 

200-300

2016-2020

 

58

Kiên Giang

2.176

 

 

 

 

200-300

2016-2020

 

59

Cần Thơ

2.639

Trung tâm BTXH

Chuyên biệt

389

300-500

 

2013-2015

 

60

Hậu Giang

2.384

 

 

 

 

200-300

2016-2020

 

61

Sóc Trăng

1.024

Trung tâm BTXH

Cơ sở tổng hợp

18

 

 

 

 

62

Bạc Liêu

1.978

 

 

 

 

 

 

 

63

Cà Mau

1.539

Trung tâm nuôi dưỡng NTT

Chuyên biệt

128

200-300

 

2016-2020

 

VII

Trung tâm thuộc Bộ LĐTBXH

 

 

 

 

 

 

 

 

1

 

 

Trung tâm Điều dưỡng Phục hồi chức năng tâm thần Việt Trì

Chuyên biệt

131

300-500

 

2016-2020

 

2

 

 

Trung tâm Phục hồi chức năng trẻ tàn tật Thụy An

Cơ sở tổng hợp

20

 

 

 

 

3

 

 

Bệnh viện Chỉnh hình và Phục hồi chức năng Đà Nẵng

Cơ sở tổng hợp

15

 

 

 

Khoa phục hồi chức năng cho người tâm thần và người RNTT

4

 

 

Trung tâm Phục hồi chức năng và trợ giúp trẻ tàn tật

Cơ sở tổng hợp

60

 

 

 

 

Tóm tắt

1. Nâng cấp mở rộng cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần: 26 cơ sở

a) Giai đoạn 2013-2015: 15 cơ sở;

b) Giai đoạn 2016-2020: 11 cơ sở.

2. Xây mới cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần: 24 cơ sở

a) Giai đoạn 2013-2015: 5 cơ sở;

b) Giai đoạn 2016-2020: 19 cơ sở.

3. Cơ sở bảo trợ xã hội tổng hợp có bộ phận chức năng chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần và người rối nhiễu tâm trí: 36 cơ sở

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 1364/QĐ-LĐTBXH năm 2012 phê duyệt Quy hoạch mạng lưới cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần, rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng giai đoạn 2012-2020 do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành

  • Số hiệu: 1364/QĐ-LĐTBXH
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 02/10/2012
  • Nơi ban hành: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
  • Người ký: Phạm Thị Hải Chuyền
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 02/10/2012
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản