TỔNG CỤC THUẾ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1361/2004/QĐ-TCHQ-KTTT | Hà Nội, ngày 25 tháng 11 năm 2004 |
TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC HẢI QUAN
Căn cứ Nghị định 60/2002/NĐ-CP ngày 06 tháng 06 năm 2002 của Chính phủ
Căn cứ Thông tư 118/2003/TT/BTC ngày 8 tháng 12 năm 2003 của Bộ Tài chính
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ KTTT-XNK
QUYẾT ĐỊNH:
| KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC HẢI QUAN |
THAM VẤN TRỊ GIÁ TÍNH THUẾ THEO THÔNG TƯ 118/2003/TT/BTC NGÀY 8 THÁNG 12 NĂM 2003 CỦA BỘ TÀI CHÍNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1361 ngày 15 tháng 11 năm 2004 của Tổng cục trưởng tổng Cục Hải quan)
Tham vấn trị giá tính thuế là một hoạt động nghiệp vụ trong quy trình thủ tục Hải quan. Mục đích của tham vấn là để xác định tính trung thực của trị giá khai báo của người khai Hải quan trước những nghi vấn của cơ quan Hải quan. Trên cơ sở đó chống gian lận thương mại, bảo hộ và khuyến khích sản xuất trong nước, tạo sự bình đẳng giữa các Doanh nghiệp và bảo đảm thu đúng - thu đủ thuế cho Ngân sách Nhà nước.
- Việc tổ chức tham vấn phải bảo đảm nguyên tắc “Chính xác, khách quan, trung thực và bình đẳng”. Tham vấn sử dụng các thông tin liên quan đến xác định giá có tính khách quan, có độ tin cậy, ưu tiên các thông tin giá có tính pháp lý cao.
- Tham vấn có hiệu quả và có tác dụng chống gian lận trong khai báo trị giá. Không tham vấn tràn lan gây tâm lý không tốt đối với Doanh nghiệp. Các thông tin trong quá trình tham vấn liên quan đến hoạt động thương mại của Doanh nghiệp phải được giữ bí mật theo quy định của pháp luật.
- Nghiêm cấm các hành vi lợi dụng thẩm quyền tham vấn để gây khó khăn, phiền hà cho Doanh nghiệp hoặc có hành vi móc ngoặc, mặc cả để nhận tiền, hàng của doanh nghiệp dưới mọi hình thức.
Công tác tham vấn giá được thực hiện ở cấp Cục Hải quan. Bên cạnh đó, Cục Hải quan các Tỉnh Thành phố căn cứ tình hình thực tế của đơn vị về số lượng cán bộ làm công tác giá, năng lượng tham vấn của cán bộ, điều kiện thông tin đáp ứng yêu cầu phục vụ cho tham vấn, địa bàn hoạt động của Chi cục,… có thể xem xét phân cấp tổ chức tham vấn một số trường hợp đến từng Chi cục. Trước mắt chỉ phân cấp thực hiện tham vấn cho các Chi cục đối với các mặt hàng nhập khẩu có mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi từ 10% trở xuống.
Trường hợp tổ chức phân cấp tham vấn cho các Chi cục thì cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa cấp Cục và Chi cục, giữa các Chi cục trong cùng một Cục Hải quan. Đặc biệt Cục Hải quan Tỉnh Thành phố cần có sự hỗ trợ tích cực cho các Chi cục để đảm bảo yêu cầu tham vấn thống nhất, không chồng chéo và đạt hiệu quả cao.
Thẩm quyền tham vấn tại cơ quan Hải quan bao gồm: Phòng trị giá, Phòng nghiệp vụ (đối với nơi không tổ chức Phòng trị giá) và Chi cục Hải quan (nếu được phân cấp tham vấn).
CÁC BƯỚC THAM VẤN:
A/ Bước 1: Xác định hồ sơ tham vấn:
Căn cứ thẩm quyền tham vấn đã được phân cấp, lãnh đạo Hải quan nơi tổ chức tham vấn phải kiểm tra ghi chép đề xuất tham vấn của công chức Hải quan (tại ô 27 tờ khai trị giá) đối chiếu với các yếu tố xác định cơ sở tham vấn lô hàng và phân tích các thông tin có liên quan để có quyết định tham vấn hay không và chịu trách nhiệm về quyết định này. Trong hồ sơ tham vấn phải kèm đề xuất tham vấn nêu cơ sở ra quyết định có hay không tham vấn (nêu rõ lý do).
Cơ sở xác định lô hàng để xem xét quyết định tham vấn: Nếu trị giá khai báo thấp hơn ít nhất 01 trong số 05 yếu tố sau thì tiến hành các công việc chuẩn bị tiếp theo để có quyết định tham vấn:
1/ Trị giá khai báo thấp hơn 90% mức giá chào bán công khai trên mạng Internet hoặc giá trên thư chào hàng công khai (đã quy về cùng điều kiện thương mại) hoặc tổng chi phí nguyên vật liệu cơ bản cấu thành nên hàng hóa nhập khẩu (các nguyên vật liệu, linh kiện phụ tùng đã nhập khẩu hoặc chào bán công khai).
2/ Trị giá khai báo thấp hơn 90% giá bán hàng hóa đó sang một nước thứ 3.
3/ Trị giá khai báo thấp hơn trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu tương tự hoặc giống hệt được xuất khẩu trong vòng 60 ngày trước hoặc sau ngày xuất khẩu của lô hàng đang kiểm tra (Khi xem xét để có quyết định trong khoảng thời gian dài hơn hay ngắn hơn 60 ngày).
4/ Trị giá khai báo thấp hơn giá bán trên thị trường nội địa sau khi trừ đi thuế và các chi phí hợp lý phát sinh sau khi nhập khẩu (thông thường không quá 30% giá bán nội địa tùy theo từng ngành hàng). Giá bán nội địa bao gồm giá khảo sát thị trường, giá trên sách báo, tạp chí giá cả…
5/ Trị giá khai báo thấp hơn 90% mức giá kiểm tra trong danh mục dữ liệu giá hiện hành của Tổng cục Hải quan.
Ngoài ra, để đảm bảo tính chính xác của quyết định tham vấn thì phải nghiên cứu, phân tích các thông tin liên quan trực tiếp đến tờ khai cần tham vấn: Các mặt hàng nhạy cảm có thuế suất cao, trị giá lớn hơn dễ xảy ra gian lận giá; các doanh nghiệp trọng điểm thường hay vi phạm; hàng hóa có xuất xứ từ những nước, vùng lãnh thổ có khả năng rủa ro cao; tính chất thời vụ hay tiến bộ kỹ thuật của công nghệ sản xuất sản phẩm hàng hóa; tình hình biến động chung của giá cả thị trường quốc tế… Nếu cần thiết có thể lấy ý kiến tư vấn của các cơ quan, đơn vị liên quan để đảm bảo việc tham vấn khách quan và hiệu quả.
Chưa tổ chức tham vấn trong các trường hợp: Lô hàng đang bị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tạm giữ để điều tra, chờ xử lý hoặc đang trong quá trình điều tra vụ án.
B/ Bước 2: Lập kế hoạch, chuẩn bị nội dung chương trình tham vấn:
1. Chuẩn bị tham vấn
Trên cơ sở đề xuất đã được lãnh đạo phê duyệt sẽ tham vấn phải có kế hoạch phân công cán bộ trong bộ phận tiến hành công tác chuẩn bị tham vấn:
Lãnh đạo Hải quan nơi tổ chức tham vấn phải tiến hành lập kế hoạch tham vấn cụ thể tùy theo số lượng hồ sơ và cán bộ hiện có thể tiến hành lập kế hoạch tham vấn. Cần chỉ định cán bộ thụ lý chịu trách nhiệm chính trong việc chuẩn bị tham vấn cho lô hàng, lập hồ sơ tham vấn riêng của mỗi lô hàng và được lưu cùng hồ sơ nhập khẩu. Trong đó lưu toàn bộ hồ sơ văn bản có liên quan đến việc tam vấn của lô hàng: cơ sở có quyết định tham vấn hay không, giấy mời Doanh nghiệp tham vấn, các tài liệu thông tin có liên quan phục vụ tham vấn, kết quả xử lý sau tham vấn…
Kiểm tra trong phạm vi Cục hoặc Chi cục có lô hàng khác giống hệt của chính Doanh nghiệp đang đề nghị tham vấn không. Nếu có thì tập hợp chung để tiến hành tham vấn một lần, tránh trường hợp một mặt hàng nhập khẩu của cùng một Doanh nghiệp nhập khẩu tại một Cục hay một Chi cục lại tiến hành tham vấn nhiều lần gây phiền hà cho Doanh nghiệp.
+ Chuẩn bị văn bản mời Doanh nghiệp. Trong đó cần nêu rõ nội dung cơ quan Hải quan nghi ngờ và đề nghị cử người đến tham vấn có thẩm quyền, nắm bắt được sự việc mà cơ quan Hải quan cần làm rõ. Giấy mời cần theo ngày, giờ định trước trên cơ sở kế hoạch thơài gian tham vấn cụ thể chính xác. Không để Doanh nghiệp phải chờ đợi, đi lại nhiều lần khi tham vấn.
2/ Chuẩn bị tài liệu, thông tin liên quan:
+ Chuẩn bị các tài liệu, số liệu có liên quan đến giá mặt hàng doanh nghiệp nhập khẩu, tình hình xuất nhập khẩu của doanh nghiệp thời gian gần đây.
+ Giá các lô hàng giống hệt, lô hàng tương tự của lô hàng tham vấn được xác định trong thời gian trước hoặc sau 30 ngày trên hệ thống dữ liệu GTT22 (nếu không có thì mở rộng đến 60 ngày).
+ Tình hình thị trường trong ngoài nước của mặt hàng tham vấn trong thời gian gần với thời gian nhập khẩu của lô hàng tham vấn, giá bán trên thị trường nội địa giá bán buôn, giá bán lẻ…), tình hình tiêu thụ mặt hàng cần tham vấn.
Thu thập chuẩn bị các thông tin, tài liệu liên quan khác, lấy thông tin từ chương trình GTT22, Intetnet, các tạp chí giá cả trong nước và quốc tế, các thông tin thị trường nội địa… Cụ thể là các thông tin về giá mua bán của mặt hàng đang cần tham vấn - các thông tin này cần được in ra giấy để lưu cùng hồ sơ tham vấn. Ngoài ra, cần thu thập thông tin về nhân thân Doanh nghiệp được mời để phục vụ tham vấn.
3. Chuẩn bị các câu hỏi cho tham vấn theo từng lô hàng cụ thể:
+ Câu hỏi về nhân thân khách hàng nước ngoài: Về mặt hàng kinh doanh - có giao dịch với Doanh nghiệp nào khác ở VN không, về độ tin cậy trong kinh doanh từ trước đến nay thế nào, có phải khách hàng thường xuyên hay không, về quan hệ với người mua có gì đặc biệt không…
+ Câu hỏi về thời gian, địa điểm giao dịch đàm phán ký hợp đồng hoặc các tài liệu liên quan quá trình giao dịch đàm phán nếu không giao dịch trực tiếp. Câu hỏi về các điều kiện đặt ra khi nhận giao dịch chào hàng (điều kiện giao hàng, số lượng giao dịch, đồng tiền thanh toán, giá cả chào hàng, các điều kiện khác…) và các điều kiện mua bán đó kèm theo khi đạt được mức giá thỏa thuận trên hợp đồng).
+ Các câu hỏi xung quanh việc thanh toán các lô hàng: nội dung thanh toán, số tiền thanh toán, đồng tiền thanh toán, hình thức thanh toán, ngân hàng thanh toán… Ngoài ra có thanh toán của lô hàng này có liên quan đến việc thanh toán của các lô hàng xuất khẩu hay nhập khẩu khác không hay có liên quan đến người thứ ba nào khác không (Doanh nghiệp hoặc cá nhân trong ngoài nước).
+ Câu hỏi liên quan đến từng mặt hàng nhập khẩu: Về cấu tạo, công dụng, xuất xứ… của hàng hóa nhập khẩu.
+ Câu hỏi liên quan đến việc bán hàng sau nhập khẩu: Hạch toán, hình thức bán hàng sau nhập khẩu (bán buôn, bán lẻ…), ai là người mua, giá cao là bao nhiêu, có điều kiện mua bán gì không…
+ Câu hỏi tình huống trong quá trình tham vấn: trong quá trình tham vấn này sẽ sinh các tình huống cụ thể khi cán bộ Hải quan nêu câu hỏi tham vấn và nhận được câu trả lời của Doanh nghiệp. Căn cứ vào các tình huống dự báo trước có thể xảy ra để có sự chuẩn bị tốt cho các câu hỏi này.
Phải chuẩn bị trước các tài liệu, thông tin để phục vụ tham vấn. Không tham vấn một cách qua loa, chiếu lệ.
C/ Bước 3: Quyết định hình thức tham vấn: Theo 02 hình thức sau:
- Tham vấn bằng văn bản: Trường hợp có nghi vấn doanh nghiệp không trung thực trong khai báo trị giá, cơ quan Hải quan nơi tổ chức tham vấn có văn bản yêu cầu doanh nghiệp giải trình về những nghi vấn trong hồ sơ nhập khẩu và làm rõ bằng việc giải trình qua văn bản có kèm theo các tài liệu liên quan để chứng minh.
- Tham vấn trực tiếp: Trường hợp tham vấn bằng văn bản mà doanh nghiệp giải trình chưa làm rõ nghi vấn thì có văn bản yêu cầu doanh nghiệp đến cơ quan Hải quan tham vấn trực tiếp. Hoặc lô hàng có dấu hiệu khai báo không trung thực và cơ quan Hải quan có đủ cơ sở để bác bỏ trị giá giao dịch.
D/ Bước 4: Xác định thời gian tham vấn:
- Tham vấn thự chiện sau khi lô hàng đã được thông quan, sớm nhất là 15 ngày kể từ ngày gửi văn bản thông báo cho người khai Hải quan biết.
- Thời hạn xử lý kết quả tham vấn: Trong thời gian quá 5 ngày kể từ ngày kết thúc tham vấn.
E/ Bước 5: Tổ chức tham vấn
a/ Kỹ thuật tham vấn:
- Cán bộ tham vấn cần được chuẩn bị tốt trước khi bước vào tham vấn: nghiên cứu kỹ về tài liệu văn bản hồ sơ tham vấn, về khả năng câu hỏi, về các thông tin giá có được để nghi ngờ và bác bỏ trị giá giao dịch và đặc biệt cần đặt ra phương án khi bác bỏ trị giá giao dịch thì sẽ áp dụng trị giá giống hệt, tương tự hoặc xử dụng các phương pháp khác để xác định lại giá tính thuế.
Khi bắt đầu buổi tham vấn với Doanh nghiệp thì cán bộ Hải quan tiến hành tham vấn cần giải thích rõ quyền lợi và nghĩa vụ của người khai Hải quan trong việc tham vấn trị giá theo GATT, làm cho người khai Hải quan hiều rõ việc tham vấn để có sự cộng tác thật sự với cơ quan Hải quan trong việc làm minh bạch trị giá giao dịch. Việc giải thích này cần nêu rõ ích lợi của việc tham vấn nhằm chống gian lận qua giá như chống thất thu cho ngân sách, tạo bình đẳng cho Doanh nghiệp… đồng thời thông báo xử lý theo pháp luật nếu phát hiện Doanh nghiệp cố tình gian lận trốn thuế (thông qua công tác kiểm tra sau thông quan, điều tra chống buôn lậu, sự phối hợp điều tra của Hải quan VN và Hải quan các nước liên quan hoặc bị các lực lượng chức năng khác điều tra phát hiện…).
- Đặt câu hỏi tham vấn và lắng nghe ý kiến trả lời của Doanh nghiệp, qua đó so sánh để tìm ra các mâu thuẫn trong thông tin của Doanh nghiệp (câu trả lời và hồ sơ nhập khẩu và với các thông tin sẵn có của cơ quan Hải quan đã được kiểm chứng). Cần chỉ ra các bất hợp lý trong trị giá giao dịch của lô hàng so với các lô hàng giống hệt, tương tự khác hoặc với các thông tin thị trường về giá cả trong và ngoài nước. Thí dụ: Chỉ ra các bất hợp lý trong trị giá giao dịch nhập khẩu so với các chi phí nguyên vật liệu cơ bản nhập khẩu cấu tạo nên sản phẩm…
b/ Thực hiện tham vấn:
Sau khi công việc chuẩn bị tham vấn hoàn tất thì thực hiện tham vấn. Việc tham vấn phải có ít nhất 02 người và nội dung tham vấn được lập thành biên bản tham vấn (theo mẫu tại Thông tư 118/2003/TT/BTC) để ghi chép lại những vấn đề liên quan trong quá trình tham vấn.
- Nội dung tham vấn: cán bộ hải quan nêu các câu hỏi liên quan đã chuẩn bị liên quan đến các nghi vấn đã phát hiện và đề nghị Doanh nghiệp làm rõ. Trong quá trình tham vấn không nhất thiết phải nêu hết câu hỏi hoặc chỉ gói gọn trong các câu hỏi đã chuẩn bị mà phải căn cứ vào từng lô hàng cụ thể và diễn biến cụ thể trong tham vấn để có xử lý thích hợp.
- Báo cáo Lãnh đạo kết quả và đề xuất phương án xử lý sau tham vấn.
Đối với trường hợp tham vấn bằng văn bản thì trong văn bản phải nêu rõ nghi vấn và yêu cầu Doanh nghiệp giải thích (có thể gửi kèm các tài liệu chứng minh) gửi cơ quan Hải quan trong thời gian quy định.
G/ Bước 6: Xử lý kết quả tham vấn:
Cơ quan Hải quan sau khi kết thúc tham vấn thì căn cứ kết quả đã tham vấn (biên bản tham vấn) và các tài liệu liên quan để có quyết định xử lý:
1/ Chấp nhận trị giá khai báo: Trị giá giao dịch được chấp nhận trong các trường hợp:
+ Người khai Hải quan chỉ ra trị giá khai báo xấp xỉ với một trong những trị giá tính thuế nêu tại điểm 3.2.1 mục I chương II thông tư 118/2003/TT/BTC.
+ Người khai Hải quan đưa ra căn cứ chứng minh cơ sở nghi vấn của cơ quan Hải quan là không phù hợp với thực tế.
+ Ngoài ra có thể chấp nhận trị giá giao dịch trong trường hợp người khai Hải quan chỉ ra trị giá giao dịch này xấp xỉ giá chào bán công khai (được xem xét quy đổi về cùng điều kiện thương mại) đồng thời xấp xỉ giá bán trên thị trường nội địa (sau khi đã khấu trừ thuế và các chi phí hợp lý khác phát sinh sau nhập khẩu).
2/ Không chấp nhận trị giá khai báo trong các trường hợp:
+ Người khai Hải quan không đến tham vấn hoặc không có văn bản giải trình đúng hạn theo yêu cầu của cơ quan Hải quan (trong trường hợp tham vấn bằng văn bản)
+ Nội dung trả lời của người khai Hải quan có mâu thuẫn hoặc nội dung trả lời mâu thuẩn với hồ sơ Hải quan.
+ Người khai Hải quan không khai báo hoặc khai báo sai giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán, các khoản điều chỉnh quy định tại Thông tư 118/2003/TT/BTC
+ Người khai Hải quan không giải thích được các nghi vấn của cơ quan Hải quan. Ví dụ như: Người mua và người bán có mối quan hệ đặc biệt nhưng người khai Hải quan không khai báo hoặc có khai báo nhưng cơ quan hải quan nghi ngờ có ảnh hưởng đến trị giá khai giao dịch và người khai Hải quan không chứng minh được mối quan hệ này không ảnh hưởng đến trị giá giao dịch theo quy định tại điểm 3.2.1 Mục I Chương II Thông tư 118/2003/TT/BTC…
+ Thông tin người khai Hải quan cung cấp được kiểm chứng không đúng: Người xuất khẩu không có thật, chứng từ tài liệu cung cấp là giả mạo…, người khai Hải quan sử dụng các chứng từ, tài liệu không hợp pháp, hợp lệ hoặc không đủ chứng từ để xác định trị giá tính thuế.
+ Người xuất khẩu, hãng sản xuất hay đại diện của họ xác nhận trị giá giao dịch không đúng thực tế mua bán.
+ Thông tin cơ quan Hải quan có được bằng các biện pháp nghiệm vụ khác khẳng định trị giá giao dịch là không trung thực.
+ Sau khi tham vấn, cơ quan Hải quan khẳng định được tính chính xác khách quan của cơ sở thông tin trị giá giao dịch là không trung thực.
3/ Thông báo kết quả:
Kết quả tham vấn phải được thông báo cho người khai Hải quan bằng văn bản. Nếu không chấp nhận trị giá giao dịch thì nêu rõ lý do không chấp nhận.
Trường hợp không đủ cơ sở bác bỏ trị giá giao dịch ngay sau khi tham vấn và vẫn còn nghi ngờ trị giá giao dịch thì chuyển bộ phận kiểm tra sau thông quan tiếp tục làm rõ. Đồng thời trong thông báo kết quả tham vấn cho Doanh nghiệp cần nêu rõ: cơ quan Hải quan chấp nhận trị giá khai báo trong tham vấn. Doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính trung thực của trị giá này nếu sau đây cơ quan Hải quan phát hiện gian lận trong khai báo trị giá theo GATT.
Đối với trường hợp tham vấn bằng văn bản thì thời gian doanh nghiệp có văn bản trả lời cơ quan Hải quan là 30 ngày theo quy định của Thông tư 118/2003/TT/BTC. Công chức Hải quan được phân công thụ lý tham vấn lô hàng cần có công tác chuẩn bị nghiên cứu hồ sơ tham vấn, nghiên cứu các thông tin có liên quan đề rà soát các nội dung yêu cầu tham vấn đối chiếu so sánh và phân tích các thông tin giải trình của người khai Hải quan để có cơ sở chấp nhận, bác bỏ trị giá giao dịch hoặc yêu cầu tham vấn trực tiếp hoặc chuyển hồ sơ đến bộ phận kiểm tra sau thông quan tiếp tục làm rõ.
Nếu giải trình của doanh nghiệp là hợp lý - trị giá giao dịch được chấp nhận thì có lập báo cáo lãnh đạo nơi tổ chức tham vấn chấp nhận kết quả giải trình nêu rõ lý do chấp nhận và kết thúc tham vấn đồng thời cũng có thông báo bằng văn bản đến Doanh nghiệp như trường hợp tham vấn trực tiếp trên đây.
Toàn bộ các chứng từ, hồ sơ liên quan đến việc tham vấn phải lưu trữ cùng bộ hồ sơ Hải quan của chính lô hàng đó.
Cục trưởng Cục Hải quan các tỉnh, Thành phố có trách nhiệm chỉ đạo các bộ phận liên quan trong đơn vị mình quản lý để triển khai đầy đủ kịp thời các quy định tại quy chế này
Trong quá trình thực hiện các quy định về tham vấn nếu có vướng mắc thì báo cáo về Tổng cục hải quan để có hướng dẫn kịp thời.
- 1Quyết định 640/2006/QĐ-TCHQ về quy trình kiểm tra, xác định trị giá tính thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành
- 2Thông tư 118/2003/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 60/2002/NĐ-CP về việc xác định trị giá tính thuế đối với hàng hoá nhập khẩu theo nguyên tắc của Hiệp định thực hiện Điều 7 Hiệp định chung về thuế quan và thương mại do Bộ Tài chính ban hành
- 3Công văn 913/TCHQ-KTTT của Tổng cục Hải quan về việc hướng dẫn tổ chức tham vấn
- 4Công văn 2932/TC/CST của Bộ Tài chính về việc đối tượng áp dụng Thông tư số 118/2003/TT-BTC
- 5Công văn 192/TCHQ-KTTT vướng mắc trong tham vấn trị giá tính thuế do Tổng cục Hải quan ban hành
- 6Quyết định 1200/QĐ-TCHQ năm 2015 Quy chế về tham vấn Hải quan - Doanh nghiệp và các bên liên quan do Tổng cục Hải quan ban hành
- 1Nghị định 60/2002/NĐ-CP về việc xác định giá tính thuế đối với hàng hoá nhập khẩu theo nguyên tắc của Hiệp định thực hiện Điều 7 Hiệp định chung về thuế quan và thương mại
- 2Thông tư 118/2003/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 60/2002/NĐ-CP về việc xác định trị giá tính thuế đối với hàng hoá nhập khẩu theo nguyên tắc của Hiệp định thực hiện Điều 7 Hiệp định chung về thuế quan và thương mại do Bộ Tài chính ban hành
- 3Công văn 913/TCHQ-KTTT của Tổng cục Hải quan về việc hướng dẫn tổ chức tham vấn
- 4Công văn 2932/TC/CST của Bộ Tài chính về việc đối tượng áp dụng Thông tư số 118/2003/TT-BTC
- 5Công văn 192/TCHQ-KTTT vướng mắc trong tham vấn trị giá tính thuế do Tổng cục Hải quan ban hành
- 6Quyết định 1200/QĐ-TCHQ năm 2015 Quy chế về tham vấn Hải quan - Doanh nghiệp và các bên liên quan do Tổng cục Hải quan ban hành
Quyết định 1361/2004/QĐ-TCHQ-KTTT về quy chế tham vấn trị giá tính thuế theo Thông tư 118/2003/TT/BTC do Tổng cục trưởng Tổng Cục Hải quan ban hành
- Số hiệu: 1361/2004/QĐ-TCHQ-KTTT
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 25/11/2004
- Nơi ban hành: Tổng cục Thuế
- Người ký: Đặng Thị Bình An
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 25/11/2004
- Ngày hết hiệu lực: 18/04/2006
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực