Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ TƯ PHÁP | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1325/QĐ-BTP | Hà Nội, ngày 26 tháng 5 năm 2006 |
BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP
Căn cứ Kế hoạch số 05-KH/CCTP ngày 22/2/2006 của Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp thực hiện Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020;
Căn cứ Nghị định số 62/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;
Xét đề nghị của Viện trưởng Viện Khoa học pháp lý,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Chương trình hành động giai đoạn 2006-2010 của Ngành Tư pháp triển khai Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 2/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Viện trưởng Viện Khoa học pháp lý, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này. Định kỳ hàng qúy, hàng năm Thủ trưởng các đơn vị báo cáo Bộ trưởng kết quả thực hiện Chương trình.
Nơi nhận: | BỘ TRƯỞNG |
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1325 /QĐ-BTP ngày 26 tháng 5 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp)
Thực hiện Kế hoạch số 05-KH/CCTP ngày 22/2/2006 của Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp thực hiện Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Bộ Tư pháp xây dựng Chương trình hành động của ngành Tư pháp triển khai Nghị quyết số 49-NQ/TW trong giai đoạn 2006-2010 cụ thể như sau:
A. MỤC TIÊU, QUAN ĐIỂM CỦA CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG
I. MỤC TIÊU
Mục tiêu của chương trình là xây dựng Quy hoạch phát triển ngành Tư pháp và xác định các nhiệm vụ và giải pháp của toàn ngành Tư pháp, đáp ứng yêu cầu của công cuộc cải cách tư pháp theo tinh thần Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 2/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược Cải cách tư pháp đến năm 2020, góp phần vào sự nghiệp xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng bước hiện đại, phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, hoạt động tư pháp được tiến hành có hiệu quả và hiệu lực cao.
II. QUAN ĐIỂM VÀ YÊU CẦU
- Các cá nhân, đơn vị trong ngành Tư pháp, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của mình phải chủ động tham gia vào công cuộc Cải cách tư pháp, chủ động tham gia thực hiện các hoạt động đổi mới, cải cách của ngành Tư pháp theo tinh thần Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 2/6/2005 của Bộ Chính trị.
- Việc cải cách các hoạt động trong ngành theo tinh thần Nghị quyết số 49-NQ/TW phải đáp ứng các yêu cầu cơ bản sau:
+ Các hoạt động đổi mới, cải cách phải đặt dưới sự lãnh đạo chặt chẽ của các cấp ủy Đảng, Ban cán sự, xuất phát từ yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội, xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội, thể hiện bản chất Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân.
+ Tạo điều kiện để nhân dân cùng tham gia vào công cuộc cải cách hoạt động của ngành, đảm bảo quyền giám sát của cơ quan dân cử và nhân dân đối với các cơ quan thuộc ngành Tư pháp.
+ Kế thừa truyền thống pháp lý của dân tộc, những thành tựu đã đạt được của ngành Tư pháp, tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm của nước ngoài phù hợp với hoàn cảnh đất nước và yêu cầu chủ động hội nhập quốc tế, đáp ứng được xu thế phát triển của xã hội trong tương lai.
+ Các hoạt động cải cách, đổi mới được tiến hành khẩn trương, đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm với những bước đi vững chắc.
B. NHỮNG NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
I. HOÀN THIỆN THỂ CHẾ NHẰM ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CẢI CÁCH TƯ PHÁP THEO TINH THẦN NGHỊ QUYẾT SỐ 49-NQ/TW
1. Hoàn thiện Dự án Bộ luật thi hành án và các văn bản hướng dẫn thi hành.
a. Mục tiêu
Góp phần thực hiện cải cách công tác thi hành án theo đúng yêu cầu của Nghị quyết số 49-NQ/TW “Chuẩn bị điều kiện về cán bộ, cơ sở vật chất để giao cho Bộ Tư pháp giúp Chính phủ thống nhất quản lý công tác thi hành án. Xác định rõ trách nhiệm của UBND cấp xã và các cơ quan chuyên môn của UBND cấp tỉnh trong việc thi hành các hình phạt không phải là hình phạt tù để thực hiện nghiêm túc các bản án của tòa án. Từng bước thực hiện việc xã hội hóa và quy định những hình thức, thủ tục để giao cho tổ chức không phải là cơ quan nhà nước thực hiện một số công việc thi hành án”.
b. Các hoạt động cụ thể
- Khẩn trương hoàn thiện Dự án Bộ luật thi hành án theo đúng yêu cầu đã nêu trong Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 2/6/2005 của Bộ Chính trị để trình Quốc hội xem xét thông qua tại kỳ họp thứ X (tháng 10/2006)[1];
- Xây dựng Nghị quyết của Quốc hội về thi hành Bộ luật thi hành án;
- Xây dựng Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về thi hành Bộ luật thi hành án.
- Đề xuất phương án sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến Bộ luật thi hành án.
- Xây dựng dự thảo các văn bản hướng dẫn thi hành Bộ luật thi hành án (các Nghị định về tổ chức cơ quan thi hành án, các Nghị định hướng dẫn các quy định về thi hành án hình sự, các Nghị định hướng dẫn các quy định về thi hành án dân sự v.v.).
c. Cơ quan thực hiện
- Cơ quan chủ trì: Vụ Pháp luật dân sự, kinh tế[2] (đối với Dự thảo Bộ luật thi hành án; Luật sửa đổi một số luật khác có liên quan đến Bộ luật thi hành án); Cục Thi hành án dân sự, Vụ Pháp luật hình sự hành chính (đối với các Nghị định hướng dẫn thi hành Bộ luật thi hành án)[3].
- Cơ quan phối hợp thực hiện: Cục thi hành án dân sự, Viện Khoa học pháp lý, các đơn vị hữu quan trong Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, các cơ quan hữu quan khác.
d. Lộ trình
- Qúy II-III/2006: Hoàn chỉnh dự thảo Bộ luật thi hành án, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về việc thi hành Bộ luật thi hành án, trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 10 Khóa XI; hoàn chỉnh dự thảo Nghị định quy định chi tiết thi hành Bộ luật thi hành án, Nghị định về hệ thống tổ chức cơ quan thi hành án, Nghị định về chế độ trại giam và hoàn chỉnh Báo cáo về phương án sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến Bộ luật thi hành án (trình kèm Bộ luật thi hành án);
- Qúy IV/2006: Hoàn chỉnh dự thảo Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai thực hiện Bộ luật thi hành án đã được Quốc hội thông qua;
- Qúy IV/2006: Hoàn chỉnh dự thảo Luật sửa đổi các luật có liên quan đến Bộ luật thi hành án ;
- Qúy IV/2006: Hoàn thiện dự thảo Nghị định về phí thi hành án trình Chính phủ xem xét, ban hành
- 1Kết luận 92-KL/TW năm 2014 tiếp tục thực hiện Nghị quyết 49-NQ/TW về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 do Bộ Chính trị ban hành
- 2Kế hoạch 38-KH/CCTP năm 2014 đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về chủ trương, nhiệm vụ cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp do Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp ban hành
- 3Báo cáo tổng kết 35-BC/CCTP năm 2014 về 8 năm thực hiện Nghị quyết 49-NQ/TW về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 do Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp ban hành
- 1Nghị định 62/2003/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp
- 2Kết luận 92-KL/TW năm 2014 tiếp tục thực hiện Nghị quyết 49-NQ/TW về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 do Bộ Chính trị ban hành
- 3Kế hoạch 38-KH/CCTP năm 2014 đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về chủ trương, nhiệm vụ cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp do Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp ban hành
- 4Báo cáo tổng kết 35-BC/CCTP năm 2014 về 8 năm thực hiện Nghị quyết 49-NQ/TW về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 do Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp ban hành
Quyết định 1325/QĐ-BTP năm 2006 phê duyệt chương trình hành động giai đoạn 2006-2010 của ngành tư pháp triển khai Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 2/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- Số hiệu: 1325/QĐ-BTP
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 26/05/2006
- Nơi ban hành: Bộ Tư pháp
- Người ký: Uông Chu Lưu
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 26/05/2006
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra