Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1301/QĐ-UBND | Quảng Nam, ngày 13 tháng 04 năm 2015 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Bảo hiểm xã hội ngày 29/6/2006;
Căn cứ Luật Bảo hiểm y tế ngày 14/11/2008;
Căn cứ Luật số 46/2014/QH13 ngày 13/6/2014 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế;
Căn cứ Nghị định số 105/2014/NQ-CP ngày 15/11/2014 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội;
Xét đề nghị của Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Nam tại Tờ trình số 05/TTr-BHXH ngày 27/01/2015,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế phối hợp thực hiện pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh, Giám đốc các Sở: Lao động - Thương và Xã hội, Y tế, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
PHỐI HỢP THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI, BẢO HIỂM Y TẾ, BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1301/QĐ-UBND ngày 13 tháng 4 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh)
Quy chế này quy định mối quan hệ phối hợp giữa các Sở, Ban, ngành, Hội, đoàn thể; UBND các huyện, thành phố trong việc thực hiện pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn tỉnh.
1. Thực hiện tốt các quy định về chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp nhằm mục tiêu phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp theo Chương trình số 23-CTr/TU ngày 05/3/2013 của Tỉnh ủy và Kế hoạch số 1436/KH-UBND ngày 26/4/2013 của UBND tỉnh; đảm bảo đầy đủ quyền lợi cho người tham gia theo đúng quy định của pháp luật.
2. Tăng cường công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp chính quyền, các ngành, các cơ quan, tổ chức và nhân dân đối với việc thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu đảm bảo an sinh xã hội.
3. Tạo sự thống nhất trong công tác quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp giữa các ngành, chính quyền địa phương và các đơn vị có liên quan.
1. Việc phối hợp phải trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mỗi cơ quan; phải kịp thời, đồng bộ, chặt chẽ, thống nhất, đúng quy định của pháp luật nhằm đảm bảo hiệu quả của công tác quản lý nhà nước và thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
2. Các đơn vị cùng phối hợp giải quyết các vấn đề phát sinh, cung cấp thông tin chính xác, kịp thời theo yêu cầu của mỗi bên để phục vụ việc xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động hàng năm của từng ngành liên quan đến thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp tại địa phương.
1. Thường xuyên phối hợp trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ
2. Tổ chức họp giao ban định kỳ 6 tháng hoặc hàng năm nhằm tháo gỡ những vấn đề tồn tại, những vướng mắc phát sinh trong quá trình triển khai thực hiện, đảm bảo tính hiệu quả trong thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Điều 5. Tuyên truyền về chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp
1. Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được giao, các cơ quan, đơn vị tổ chức xây dựng kế hoạch, nội dung tuyên truyền về Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Bảo hiểm y tế; các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong đơn vị và tại các địa phương, đơn vị trên địa bàn.
2. Tổ chức tọa đàm, đối thoại với doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị, trường học, người lao động và nhân dân nhằm giải đáp, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp tại các địa phương, đơn vị.
1. Phối hợp cung cấp thông tin để kịp thời thống kê các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và số lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định; số đối tượng thuộc diện vận động tham gia bảo hiểm y tế học sinh sinh viên …
2. Xây dựng kế hoạch phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp từng năm và từng giai đoạn. Gắn chỉ tiêu phát triển đối tượng với công tác thi đua, khen thưởng hàng năm của các cơ quan, ban, ngành và các địa phương.
3. Thực hiện đầy đủ, kịp thời các quyền lợi về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người tham gia theo quy định hiện hành.
Điều 7. Xây dựng chương trình, kế hoạch công tác; tổ chức sơ kết, tổng kết
1. Xây dựng chương trình, kế hoạch hàng năm triển khai công tác quản lý nhà nước và tổ chức thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
2. Tổ chức tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ quản lý nhà nước và thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho các cơ quan, đơn vị liên quan; tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho lãnh đạo và người làm công tác bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trong các đơn vị sử dụng lao động, cơ sở khám chữa bệnh bảo hiểm y tế.
3. Tham mưu UBND tỉnh tổ chức sơ kết, tổng kết về thực hiện bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
1. Tổ chức các đoàn thanh tra, kiểm tra đối với các đơn vị sử dụng lao động, cơ sở khám chữa bệnh bảo hiểm y tế về thực hiện các quy định của Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Bảo hiểm y tế.
2. Xử lý theo thẩm quyền đối với các hành vi vi phạm pháp luật trên lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
TRÁCH NHIỆM, QUYỀN HẠN CỦA CÁC CƠ QUAN, ĐƠN VỊ TRONG CÔNG TÁC PHỐI HỢP
1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về các chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp thông qua nhiều hình thức khác nhau; triển khai nhiều giải pháp để khai thác, mở rộng nguồn thu, phát triển đối tượng, phấn đấu đạt mục tiêu đề ra.
2. Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Y tế tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh thành lập các đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành về việc chấp hành pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp của các đơn vị sử dụng lao động, cơ sở khám chữa bệnh bảo hiểm y tế. Báo cáo, đề xuất xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp của tổ chức, cá nhân; khen thưởng các tổ chức, cá nhân thực hiện tốt chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
3. Kiện toàn tổ chức bộ máy, bảo đảm cơ sở vật chất, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý và hoạt động nghiệp vụ; chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ cho các đơn vị trực thuộc để thực hiện tốt chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động và nhân dân.
4. Chủ động xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch, chương trình, đề án về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
5. Báo cáo, cung cấp thông tin về tình hình thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp của các đơn vị sử dụng lao động; về công tác khám chữa bệnh cho người tham gia bảo hiểm y tế của các cơ sở khám chữa bệnh bảo hiểm y tế với UBND tỉnh và Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Điều 10. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
1. Tổ chức thanh tra, kiểm tra và xử lý theo thẩm quyền hoặc tham mưu UBND tỉnh xử lý nghiêm đối với các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm Luật Bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật, nhất là các đơn vị để nợ đọng bảo hiểm xã hội lớn, kéo dài.
2. Thực hiện tốt chính sách bảo hiểm y tế đối với đối tượng thuộc diện chính sách người có công, các đối tượng bảo trợ xã hội, người cao tuổi, người nghèo, cận nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi,... đầy đủ, kịp thời, chính xác, đúng quy định; tránh trường hợp bỏ sót hoặc trùng lặp đối tượng.
3. Tăng cường kiểm tra, giám sát, cải tiến quy trình giải quyết hưởng bảo hiểm thất nghiệp nhằm ngăn chặn tình trạng lạm dụng trong việc hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp.
4. Tuyên truyền chính sách pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp đến các đơn vị sử dụng lao động, người lao động; hướng dẫn thực hiện và quản lý tiền lương đối với người lao động trong các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
5. Phối hợp với Bảo hiểm xã hội tỉnh xây dựng, triển khai chương trình phối hợp thực hiện bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp hàng năm.
1. Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành liên quan tham mưu UBND tỉnh xây dựng chính sách, chương trình, kế hoạch, đề án, các văn bản quy phạm pháp luật về tổ chức thực hiện bảo hiểm y tế; phối hợp với Bảo hiểm xã hội tỉnh thực hiện công tác thông tin tuyên truyền về bảo hiểm y tế.
2. Xây dựng bảng giá dịch vụ kỹ thuật, tổ chức cung ứng thuốc, vật tư y tế và quản lý giá thuốc, giá vật tư y tế theo đúng quy định.
3. Thực hiện tốt công tác khám chữa bệnh cho người dân nói chung, người có thẻ bảo hiểm y tế nói riêng. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với các cơ sở y tế về thực hiện các quy định trong khám chữa bệnh như: chỉ định sử dụng thuốc, dịch vụ kỹ thuật cận lâm sàng, chống lạm dụng quỹ khám chữa bệnh bảo hiểm y tế...
4. Chỉ đạo các Bệnh viện đa khoa, Trung tâm chuyên khoa, Trung tâm y tế các huyện, thị xã, thành phố:
- Tăng cường công tác quản lý, kiểm tra việc sử dụng thẻ bảo hiểm y tế của bệnh nhân và nhân viên y tế; phát hiện sớm và xử lý kịp thời các trường hợp mượn thẻ bảo hiểm y tế của người khác để khám chữa bệnh. Thực hiện việc chuyển viện bệnh nhân đến khám chữa bệnh tại cơ sở y tế tuyến trên theo đúng quy định.
- Có biện pháp tích cực nhằm giảm các chi phí trong khám chữa bệnh bảo hiểm y tế; chỉ định, sử dụng các dịch vụ kỹ thuật cận lâm sàng, thuốc men theo đúng quy định của Bộ Y tế; khắc phục tình trạng chỉ định nhiều loại dịch vụ kỹ thuật cận lâm sàng không cần thiết, chỉ định có tính đại trà, kiểm tra, định danh dịch vụ kỹ thuật không đúng tính chất của dịch vụ kỹ thuật đó.
- Đối với người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế đăng ký khám chữa bệnh ban đầu tại trạm y tế và Trung tâm y tế huyện, thị xã, thành phố giới thiệu, chuyển viện đến khám chữa bệnh tại tuyến trên thì các Bệnh viện tuyến tỉnh và tuyến trung ương phải thực hiện chỉ định sử dụng dịch vụ kỹ thuật, thuốc men an toàn, hợp lý, đúng quy định, không để xảy ra tình trạng vượt trần tuyến 2.
5. Chủ trì, phối hợp với Bảo hiểm xã hội tỉnh xây dựng chương trình phối hợp công tác hàng năm và giải quyết các vướng mắc phát sinh trong việc khám bệnh, chữa bệnh cho người có thẻ bảo hiểm y tế.
1. Sở Tài chính:
- Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí ngân sách đóng, hỗ trợ mức đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho các nhóm đối tượng kịp thời, đầy đủ, đúng quy định hiện hành.
- Thực hiện thanh quyết toán và chuyển kinh phí kịp thời, đầy đủ vào quỹ bảo hiểm xã hội hàng quý; vào quỹ bảo hiểm thất nghiệp hàng năm cho các đối tượng được ngân sách Nhà nước đóng, hỗ trợ mức đóng bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
- Hàng năm, hướng dẫn các cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý đối tượng lập dự toán đóng, hỗ trợ mức đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho các đối tượng theo phân cấp.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư:
- Hàng quý phối hợp cung cấp danh sách doanh nghiệp đăng ký kinh doanh mới, danh sách doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh tạm ngưng hoạt động, doanh nghiệp tạm ngưng hoạt động kinh doanh trở lại, doanh nghiệp giải thể cho BHXH tỉnh.
- Phối hợp với Bảo hiểm xã hội tỉnh tham mưu UBND tỉnh giao chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho các Sở, ban, ngành, UBND cấp huyện cùng với kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội của từng địa phương, đơn vị hàng năm và dài hạn.
3. Sở Giáo dục và Đào tạo
- Phối hợp với Bảo hiểm xã hội tỉnh thực hiện công tác tuyên truyền và hướng dẫn thực hiện bảo hiểm y tế trong học sinh sinh viên thuộc các cấp học trên địa bàn tỉnh.
- Phối hợp với Bảo hiểm xã hội tỉnh chỉ đạo các đơn vị trực thuộc làm tốt công tác giáo dục, vận động học sinh sinh viên thực hiện nghiêm Luật Bảo hiểm y tế; thực hiện tốt công tác thu, nộp bảo hiểm y tế; lập dự toán, quản lý, sử dụng hiệu quả quỹ chăm sóc sức khỏe ban đầu tại y tế trường học và quyết toán nguồn kinh phí này theo đúng quy định.
- Phối hợp với các ngành liên quan tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực hiện Luật Bảo hiểm y tế; quản lý, sử dụng và quyết toán quỹ chăm sóc sức khỏe ban đầu đối với các đơn vị trường học.
4. Sở Nội vụ
- Phối hợp với Bảo hiểm xã hội tỉnh, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Y tế, các Sở, Ban, ngành liên quan trong việc giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội đối với cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh; đặc biệt là chế độ bảo hiểm xã hội đối với cán bộ y tế xã, phường, thị trấn có thời gian công tác trước năm 1995 và tiền lương đóng bảo hiểm xã hội đối với giáo viên mầm non chuyển sang công lập theo Quyết định số 2232/QĐ-UBND ngày 14/7/2010 của UBND tỉnh.
- Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách tiền lương, phụ cấp lương tại các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập theo đúng quy định của pháp luật.
- Phối hợp chặt chẽ với Bảo hiểm xã hội tỉnh trong việc đề nghị xét tặng các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng hàng năm. Không đề nghị khen thưởng đối với các tập thể và cá nhân là lãnh đạo các đơn vị, doanh nghiệp không thực hiện tốt chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động.
5. Sở Thông tin và Truyền thông:
- Phối hợp với Bảo hiểm xã hội tỉnh và các đơn vị liên quan thực hiện tốt công tác thông tin tuyên truyền chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
- Định hướng các cơ quan truyền thông, báo chí tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
6. Sở Tư pháp:
- Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Y tế, Bảo hiểm xã hội tỉnh thực hiện tuyên truyền pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, đưa nội dung tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp vào kế hoạch của Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh;
- Thực hiện có hiệu quả các chương trình, đề án hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nói chung, trong đó ưu tiên việc hỗ trợ pháp lý về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
7. Cục Thuế tỉnh:
- Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc hàng năm cung cấp cho Bảo hiểm xã hội tỉnh số liệu các đơn vị sử dụng lao động có đăng ký mã số thuế (bao gồm tổng quỹ lương và số lao động hưởng tiền lương, tiền công của từng đơn vị quyết toán thuế) để quản lý mức đóng, số người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
- Yêu cầu các đơn vị sử dụng lao động chấp hành, thực hiện đúng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trong quá trình thực hiện công tác quản lý, thu thuế.
8. Thanh tra tỉnh:
- Phối hợp với Bảo hiểm xã hội tỉnh và các cơ quan liên quan tiến hành thanh tra, kiểm tra việc chấp hành, thực hiện pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; đưa nội dung thanh tra về thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp vào kế hoạch thanh tra hàng năm.
- Phối hợp với Bảo hiểm xã hội tỉnh và các cơ quan liên quan tham mưu UBND tỉnh xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp của các tổ chức, cá nhân theo thẩm quyền.
9. Công an tỉnh:
- Phối hợp với Bảo hiểm xã hội tỉnh và các cơ quan liên quan kịp thời phát hiện, điều tra, xử lý nghiêm các loại tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
- Cử cán bộ tham gia các đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành về lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp khi có đề nghị của các cơ quan, đơn vị.
10. Tòa án tỉnh: Tổ chức xét xử và chỉ đạo Tòa án huyện, thị xã, thành phố xét xử kịp thời các vụ kiện về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế để đảm bảo quyền lợi cho người lao động.
11. Cục Thi hành án dân sự tỉnh: Phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội tổ chức thi hành án kịp thời, đầy đủ các bản án về nợ đọng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế để đảm bảo quyền lợi cho người lao động.
12. Ban Quản lý các Khu công nghiệp, Ban Quản lý Khu Kinh tế mở Chu Lai
- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, tư vấn và giải đáp các chế độ, chính sách của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp đến các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn quản lý.
- Phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước trong việc thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc thực hiện chế độ, chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp của các tổ chức, cá nhân hoạt động trong các khu công nghiệp.
Điều 13. UBND các huyện, thị xã, thành phố
1. Thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn theo quy định của pháp luật. Thành lập Ban Chỉ đạo cấp huyện về thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
2. Chỉ đạo Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, các xã, phường, thị trấn lập danh sách cấp thẻ bảo hiểm y tế cho các đối tượng như người nghèo, cận nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi, đối tượng chính sách,... một cách thống nhất, kịp thời, chính xác, không trùng lặp và không bỏ sót đối tượng để đảm bảo quyền lợi cho người được hưởng.
3. Chỉ đạo các đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn, nhất là các doanh nghiệp, thực hiện tốt chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động; trích nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp kịp thời, đầy đủ, không để nợ đọng.
4. Giao chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho các cơ quan, đơn vị, trường học, UBND cấp xã cùng với kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội của từng địa phương, đơn vị hàng năm. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền; triển khai nhiều giải pháp để mở rộng nguồn thu, phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
5. Chỉ đạo các cơ sở y tế trên địa bàn, nhất là trạm y tế xã, phường, thị trấn, tăng cường trách nhiệm trong kiểm tra việc sử dụng thẻ bảo hiểm y tế của người bệnh; chỉ định sử dụng thuốc, dịch vụ kỹ thuật cận lâm sàng an toàn, hợp lý.
6. Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm của các tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, đặc biệt là đối với các đơn vị để nợ đọng kéo dài làm ảnh hưởng đến việc giải quyết chế độ cho người lao động.
Điều 14. Đề nghị Liên đoàn Lao động tỉnh
1. Tuyên truyền cho người lao động, người sử dụng lao động trên địa bàn nhận thức rõ quyền và trách nhiệm thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; tổ chức tập huấn cho cán bộ Công đoàn nắm chắc ý nghĩa, mục đích, nội dung chính sách và hướng dẫn của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
2. Thường xuyên chỉ đạo Công đoàn cơ sở (nhất là Công đoàn trong các doanh nghiệp liên doanh, đầu tư nước ngoài, Công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân) giám sát việc ký kết hợp đồng lao động của chủ sử dụng lao động với người lao động đúng pháp luật và tổ chức đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động theo đúng quy định pháp luật.
3. Không công nhận hoặc đề nghị UBND tỉnh và các ngành chủ quản không công nhận các danh hiệu thi đua đối với các cá nhân, tập thể cơ quan, đơn vị và Công đoàn cơ sở nếu cơ quan, đơn vị đó chưa thực hiện đúng các quy định về chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động như cố tình né tránh nghĩa vụ tham gia hoặc để nợ đọng bảo hiểm xã hội kéo dài;
4. Tham gia các đoàn kiểm tra, thanh tra, giám sát về tình hình thực thi Bộ luật Lao động, Luật Công đoàn, Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Bảo hiểm y tế tại các đơn vị sử dụng lao động.
5. Tham gia giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động trong quá trình thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; đồng thời thông tin kịp thời cho Bảo hiểm xã hội tỉnh các đơn vị sử dụng lao động chưa thực hiện tốt Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Bảo hiểm y tế như: chưa tham gia hoặc tham gia chưa đầy đủ số lao động đang làm việc tại đơn vị,...;
6. Hướng dẫn Công đoàn các cấp thường xuyên tập hợp những đề xuất, kiến nghị chính đáng của đoàn viên, công nhân viên chức lao động và chủ sử dụng lao động về những vướng mắc, bất hợp lý trong chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định hiện hành và việc thực thi các chính sách này ở từng cấp để phản ánh kịp thời với Liên đoàn Lao động và Bảo hiểm xã hội tỉnh giải quyết theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền giải quyết.
Điều 15. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh
1. Chỉ đạo, hướng dẫn các tổ chức thành viên thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa của chính sách an sinh xã hội và các quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
2. Tham gia giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp của các tổ chức, cá nhân; kiến nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm giải quyết những vướng mắc hoặc các giải pháp nhằm thực hiện tốt công tác bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Điều 16. Kinh phí, nguồn nhân lực thực hiện hoạt động phối hợp
1. Kinh phí phục vụ công tác phối hợp thực hiện pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp sử dụng từ nguồn ngân sách trong dự toán hàng năm được phân bổ cho từng cơ quan, đơn vị theo nhiệm vụ.
2. Các Sở, ngành liên quan có trách nhiệm phân công công chức, viên chức thực hiện có hiệu quả những nội dung công tác quy định tại Quy chế này.
Điều 17. Giải quyết khiếu nại, tố cáo về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp
1. Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về chế độ chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp thực hiện theo quy định tại Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo, Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Bảo hiểm y tế.
2. Khi nhận được đơn, thư kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của tổ chức, công dân, theo chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền của mình, cơ quan có liên quan tiếp nhận phải thụ lý để giải quyết theo đúng quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo. Trường hợp không thuộc thẩm quyền giải quyết thì hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoặc chuyển đơn, thư đến cơ quan có thẩm quyền để kịp thời giải quyết.
3. Đối với những trường hợp đơn, thư do cấp trên chuyển xuống, cơ quan được giao nhiệm vụ phải thụ lý, giải quyết và báo cáo kết quả giải quyết cho cơ quan cấp trên. Trường hợp cần tham khảo ý kiến trước khi trả lời cho đương sự, các đơn vị nhận đơn có văn bản lấy ý kiến góp ý.
Điều 18. Trách nhiệm tổ chức thực hiện Quy chế
1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Y tế, Bảo hiểm xã hội tỉnh có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan liên quan, UBND huyện, thị xã, thành phố hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện Quy chế này; định kỳ 6 tháng, 01 năm báo cáo kết quả với UBND tỉnh (qua Bảo hiểm xã hội tỉnh).
2. Trên cơ sở Quy chế này, Bảo hiểm xã hội tỉnh chủ trì, phối hợp với từng Sở, ngành liên quan để xây dựng quy chế phối hợp liên ngành nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ trong từng lĩnh vực cụ thể.
3. Trong quá trình triển khai thực hiện Quy chế, nếu có phát sinh vướng mắc đề nghị các cơ quan, đơn vị, địa phương phản ánh về Bảo hiểm xã hội tỉnh để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn, giải quyết kịp thời./.
- 1Quyết định 2291/QĐ-UBND năm 2014 về Quy chế phối hợp công tác thực hiện pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
- 2Quyết định 2583/2014/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp công tác thực hiện pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp do thành phố Hải Phòng ban hành
- 3Quyết định 4222/QĐ-UBND năm 2014 về Quy chế phối hợp thực hiện pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
- 4Quyết định 331/QĐ-UBND-HC năm 2015 Quy chế phối hợp thực hiện pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
- 5Kế hoạch 88/KH-UBND năm 2015 thực hiện Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi do tỉnh Kon Tum ban hành
- 6Quyết định 896/QĐ-UBND năm 2015 về Kế hoạch thi hành Luật Bảo hiểm y tế Thành phố Hồ Chí Minh
- 7Quyết định 180/QĐ-UBND năm 2015 ban hành Quy chế phối hợp công tác thực hiện pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp do Tỉnh Tuyên Quang ban hành
- 8Quyết định 1040/QĐ-UBND-HC năm 2020 về Quy chế phối hợp thực hiện pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
- 1Luật Bảo hiểm xã hội 2006
- 2Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 3Luật bảo hiểm y tế 2008
- 4Luật khiếu nại 2011
- 5Luật tố cáo 2011
- 6Quyết định 2291/QĐ-UBND năm 2014 về Quy chế phối hợp công tác thực hiện pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
- 7Nghị định 105/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo hiểm y tế
- 8Quyết định 2583/2014/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp công tác thực hiện pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp do thành phố Hải Phòng ban hành
- 9Quyết định 4222/QĐ-UBND năm 2014 về Quy chế phối hợp thực hiện pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
- 10Quyết định 331/QĐ-UBND-HC năm 2015 Quy chế phối hợp thực hiện pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
- 11Quyết định 2232/QĐ-UBND năm 2010 về Đề án chuyển đổi các cơ sở giáo dục mầm non bán công sang cơ sở giáo dục mầm non công lập do Tỉnh Quảng Nam ban hành
- 12Kế hoạch 88/KH-UBND năm 2015 thực hiện Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi do tỉnh Kon Tum ban hành
- 13Quyết định 896/QĐ-UBND năm 2015 về Kế hoạch thi hành Luật Bảo hiểm y tế Thành phố Hồ Chí Minh
- 14Quyết định 180/QĐ-UBND năm 2015 ban hành Quy chế phối hợp công tác thực hiện pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp do Tỉnh Tuyên Quang ban hành
- 15Quyết định 1040/QĐ-UBND-HC năm 2020 về Quy chế phối hợp thực hiện pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
Quyết định 1301/QĐ-UBND năm 2015 Quy chế phối hợp thực hiện pháp luật về bảo hiểm xã hội, y tế, thất nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
- Số hiệu: 1301/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 13/04/2015
- Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Nam
- Người ký: Lê Văn Thanh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra