Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 13/2011/QĐ-UBND | Đà Nẵng, ngày 16 tháng 5 năm 2011 |
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002; Pháp lệnh sửa đổi một số điều của Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính ngày 08 tháng 3 năm 2007; Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính ngày 02 tháng 4 năm 2008;
Căn cứ Nghị định số 34/2010/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lính vực giao thông đường bộ;
Căn cứ Nghị định số 23/2009/NĐ-CP ngày 27 tháng 2 năm 2009 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng, kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở;
Căn cứ Nghị định số 39/2007/NĐ-CP ngày 16 tháng 3 năm 2007 của Chính phủ về cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh;
Căn cứ Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ về việc Quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Giao thông vận tải,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về quản lý và sử dụng tạm thời vỉa hè ngoài mục đích giao thông trên các tuyến đường thuộc địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Điều 2. Giám đốc Sở Giao thông vận tải chịu trách nhiệm tổ chức triển khai, hướng dẫn, kiểm tra và định kỳ báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố việc thực hiện Quy định nêu tại Điều 1.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 04/2008/QĐ-UBND ngày 09 tháng 01 năm 2008 của UBND thành phố Đà Nẵng Ban hành Quy định về quản lý và sử dụng tạm thời vỉa hè ngoài mục đích giao thông trên các tuyến đường thuộc địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Điều 4. Chánh Văn phòng UBND thành phố, Giám đốc Sở Giao thông vận tải, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Công an thành phố, Giám đốc Sở Công Thương, Chủ tịch UBND các quận, huyện, phường, xã, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. UỶ BAN NHÂN DÂN |
QUY ĐỊNH
VỀ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG TẠM THỜI VỈA HÈ NGOÀI MỤC ĐÍCH GIAO THÔNG TRÊN CÁC TUYẾN ĐƯỜNG THUỘC ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 13 /2011/QĐ-UBND ngày 16 tháng 5 năm 2011 của UBND thành phố Đà Nẵng)
QUY ĐỊNH CHUNG
Văn bản này quy định về quản lý và sử dụng tạm thời vỉa hè ngoài mục đích giao thông trên các tuyến đường thuộc địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Quy định này được áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân (gọi chung là tổ chức, cá nhân) có các hoạt động liên quan đến việc quản lý và sử dụng tạm thời vỉa hè ngoài mục đích giao thông.
Điều 3. Nguyên tắc quản lý, sử dụng tạm thời vỉa hè ngoài mục đích giao thông
1. Việc quản lý, sử dụng tạm thời vỉa hè ngoài mục đích giao thông không được làm ảnh hưởng đến trật tự, an toàn giao thông, vệ sinh môi trường và mỹ quan đô thị.
2. Khi sử dụng tạm thời vỉa hè vào các mục đích khác ngoài mục đích giao thông phải có giấy phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 8 của Quy định này cấp. Trường hợp đặc biệt, phải lập thủ tục trình UBND thành phố Đà Nẵng quyết định.
3. Việc sử dụng tạm thời vỉa hè ngoài mục đích giao thông không lấn chiếm lối đi dành cho người đi bộ được quy định tại Điều 5 Quy định này.
4. Tổ chức, cá nhân được sử dụng tạm thời vỉa hè ngoài mục đích giao thông trên các tuyến đường phải chấp hành nghiêm các quy định của Nhà nước về quản lý và sử dụng tạm thời vỉa hè; tuyệt đối không được lấn chiếm ra ngoài phạm vi đã được cấp Giấy phép sử dụng tạm thời, thực hiện đúng nội dung ghi trong Giấy phép và nộp các khoản phí có liên quan đến việc sử dụng tạm thời vỉa hè ngoài mục đích giao thông theo quy định.
Trong Quy định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Cho phép sử dụng tạm thời vỉa hè ngoài mục đích giao thông: là cho phép được sử dụng tạm thời một phần vỉa hè cho việc cưới, việc tang; để kinh doanh buôn bán (không được phép kinh doanh buôn bán vật liệu xây dựng, phế liệu, xăng, dầu, khí đốt); cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh (sau đây gọi tắt là cá nhân hoạt động thương mại); đỗ xe ô tô con; để xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp; tập kết vật liệu xây dựng; làm mặt bằng thi công các công trình xây dựng có quy mô lớn; lắp đặt các công trình phục vụ công cộng; lắp đặt Trạm chờ xe buýt theo tuyến xe buýt được duyệt; lắp đặt quảng cáo và tổ chức các hoạt động văn hoá, xã hội, tuyên truyền.
2. Lối cho người đi bộ là phần vỉa hè dành riêng cho người đi bộ.
3. Tập kết vật liệu xây dựng gồm tập kết, trung chuyển vật liệu và phế thải xây dựng để sửa chữa, xây dựng nhà.
4. Thùng chuyên dùng là thùng dùng để chứa vật liệu và phế thải xây dựng đảm bảo không rơi vãi ra ngoài gây ảnh hưởng môi trường xung quanh.
5. Ô tô con là ô tô chở người không quá 9 chỗ ngồi kể cả lái xe và ô tô chở hàng với trọng tải không quá 1.500 kg. Ô tô con bao gồm cả các loại có kết cấu như mô tô nhưng trọng lượng bản thân từ 450 kg trở lên và trọng tải không quá 1.500 kg.
6. Cá nhân hoạt động thương mại là cá nhân tự mình hàng ngày thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động được pháp luật cho phép về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác nhưng không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh và không gọi là “thương nhân” theo quy định của Luật Thương mại.
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 5. Phạm vi sử dụng tạm thời vỉa hè
1. Quy định phạm vi sử dụng tạm thời vỉa hè theo bề rộng:
a) Vỉa hè có bề rộng dưới 3,00 mét: Không cho phép sử dụng tạm thời ngoài mục đích giao thông, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 3 Điều 6 Quy định này nhưng phải đảm bảo lối cho người đi bộ tối thiểu là 1,50 mét;
b) Vỉa hè có bề rộng từ 3,00 mét đến dưới 4,00 mét: Lối cho người đi bộ tối thiểu là 1,50 mét; phần còn lại cho phép sử dụng tạm thời ngoài mục đích giao thông;
c) Vỉa hè có bề rộng từ 4,00 mét đến dưới 6,00 mét: Lối cho người đi bộ tối thiểu là 2,00 mét; phần còn lại cho phép sử dụng tạm thời ngoài mục đích giao thông;
d) Vỉa hè có bề rộng từ 6,00 mét trở lên: Lối cho người đi bộ tối thiểu là 3,00 mét; phần còn lại cho phép sử dụng tạm thời ngoài mục đích giao thông.
2. Tùy theo điều kiện cụ thể của từng tuyến đường, cơ quan có thẩm quyền cấp phép được quyền phân định phần vỉa hè sử dụng để làm lối cho người đi bộ theo quy định tại khoản 1 Điều 5 nhằm đảm bảo vỉa hè thông thoáng, mỹ quan đô thị.
Điều 6. Các trường hợp sử dụng tạm thời vỉa hè ngoài mục đích giao thông
1. Đối với trường hợp sử dụng tạm thời vỉa hè để xe môtô, xe gắn máy, xe đạp thì yêu cầu xe phải được sắp xếp thành từng hàng, dọc theo chiều dài vỉa hè và theo một trật tự nhất định. Tuỳ theo điều kiện cụ thể từng tuyến đường, cơ quan có thẩm quyền cho phép sắp xếp một hàng hay nhiều hàng xe.
2. Đối với trường hợp sử dụng tạm thời vỉa hè để đỗ xe ô tô con: cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép chỉ xem xét giải quyết đối với vỉa hè có bề rộng lớn hơn hoặc bằng 4,00 mét trên nguyên tắc đảm bảo lối cho người đi bộ tối thiểu là 1,50 mét và xe phải được đỗ song song với bó vỉa hè.
3. Đối với trường hợp sử dụng tạm thời vỉa hè để tập kết vật liệu xây dựng thì tuỳ theo điều kiện cụ thể, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép xem xét giải quyết trên nguyên tắc đảm bảo lối cho người đi bộ theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Quy định này và các nội dung sau:
a) Đối với vỉa hè có bề rộng dưới 3,00 mét: vật liệu và phế thải xây dựng phải được che chắn cẩn thận, bảo đảm không rơi vãi xuống lòng đường và hệ thống thoát nước đô thị, đảm bảo vệ sinh môi trường và mỹ quan đô thị;
b) Đối với vỉa hè có bề rộng từ 3,00 mét trở lên: các loại vật liệu như cát, sạn, đá dăm và phế thải xây dựng phải đựng trong thùng chuyên dùng.
4. Đối với trường hợp sử dụng tạm thời vỉa hè để lắp đặt các công trình phục vụ công cộng, làm mặt bằng thi công các công trình xây dựng có quy mô lớn, lắp đặt Trạm chờ xe buýt theo tuyến xe buýt được duyệt thì tùy theo điều kiện cụ thể, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép xem xét giải quyết trên nguyên tắc đảm bảo lối cho người đi bộ theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Quy định này, đảm bảo an toàn giao thông và mỹ quan đô thị.
5. Đối với trường hợp sử dụng vỉa hè cho việc cưới, việc tang: Gia đình sử dụng vỉa hè phải có biện pháp đảm bảo an toàn giao thông và bố trí lối đi dành cho người đi bộ có chiều rộng tối thiểu là 1,5m.
Điều 7. Các trường hợp cấm sử dụng tạm thời vỉa hè ngoài mục đích giao thông
1. Các tuyến đường cấm sử dụng tạm thời vỉa hè để kinh doanh buôn bán được quy định tại Phụ lục I kèm theo Quy định này.
2. Các tuyến đường cấm sử dụng tạm thời vỉa hè để cá nhân hoạt động thương mại được quy định tại Phụ lục II kèm theo Quy định này.
3. Trong trường hợp sử dụng vỉa hè vào mục đích khác theo chủ trương của thành phố trên một số tuyến đường đã được thành phố quy hoạch không cho phép sử dụng tạm thời vào mục đích kinh doanh buôn bán và cá nhân hoạt động thương mại thì cơ quan có thẩm quyền phải trình Ủy ban nhân dân thành phố xem xét quyết định.
4. Nghiêm cấm việc thực hiện các hoạt động kinh doanh buôn bán vào bất cứ thời gian nào tại vỉa hè thuộc khu vực các cơ quan, trường học, bệnh viện, nhà thờ, đình, chùa, miếu, thánh thất, công viên công cộng và khu vực thuộc các di tích lịch sử, văn hóa đã được xếp hạng, các danh lam thắng cảnh.
Điều 8. Thẩm quyền cấp Giấy phép sử dụng tạm thời vỉa hè ngoài mục đích giao thông
1. Sở Giao thông vận tải cấp Giấy phép cho các tổ chức và cá nhân có nhu cầu sử dụng tạm thời vỉa hè ngoài mục đích giao thông để đỗ xe ô tô con; làm mặt bằng thi công các công trình xây dựng có quy mô lớn; lắp đặt các công trình phục vụ công cộng; lắp đặt Trạm chờ xe buýt theo tuyến xe buýt được duyệt; lắp đặt quảng cáo và tổ chức các hoạt động văn hoá, xã hội, tuyên truyền trên các tuyến đường cho phép sử dụng tạm thời vỉa hè được phân cấp cho Sở GTVT quản lý, gồm:
a) Đường Quốc lộ được Cục Đường bộ Việt Nam uỷ thác quản lý;
b) Hệ thống đường tỉnh lộ (ĐT);
c) Hệ thống đường đô thị (ĐĐT) có bề rộng mặt đường lớn hơn 7,5 mét.
2. UBND các quận, huyện cấp Giấy phép cho các tổ chức và cá nhân có nhu cầu sử dụng tạm thời vỉa hè ngoài mục đích giao thông trên các tuyến đường cho phép sử dụng tạm thời vỉa hè được phân cấp cho UBND các quận, huyện quản lý, gồm:
a) Hệ thống đường huyện (ĐH);
b) Hệ thống đường xã (ĐX);
c) Hệ thống đường đô thị (ĐĐT) có bề rộng mặt đường bằng hoặc nhỏ hơn 7,5 mét;
d) Các đường đô thị (ĐĐT) có bề rộng mặt đường lớn hơn 7,5 mét trong khu dân cư do Sở Giao thông vận tải uỷ thác quản lý.
3. UBND các quận, huyện cấp Giấy phép cho tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng tạm thời vỉa hè ngoài mục đích giao thông để thực hiện các hoạt động kinh doanh buôn bán; cá nhân hoạt động thương mại; để xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp; tập kết vật liệu xây dựng trên các tuyến đường cho phép sử dụng tạm thời vỉa hè được phân cấp cho Sở GTVT Đà Nẵng quản lý.
4. UBND các phường, xã cấp Giấy phép cho hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu sử dụng tạm thời vỉa hè ngoài mục đích giao thông cho việc cưới, việc tang trên tất cả các tuyến đường thuộc địa bàn phường, xã đó.
1. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép sử dụng tạm thời vỉa hè ngoài mục đích giao thông đối với trường hợp sử dụng tạm thời vỉa hè để thực hiện các hoạt động kinh doanh buôn bán:
a) Đơn đề nghị sử dụng tạm thời vỉa hè ngoài mục đích giao thông (theo mẫu quy định của cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép) hoặc Công văn của tổ chức, cá nhân có nội dung đầy đủ thông tin như Đơn;
b) Bản photocoppy Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp (hoặc Giấy xác nhận của UBND phường, xã nơi cư trú đối với những hộ buôn bán nhỏ);
c) Sơ đồ vị trí (thể hiện đầy đủ kích thước và hiện trạng của khu vực);
d) Giấy cam kết đảm bảo vệ sinh môi trường, mỹ quan đô thị.
2. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép sử dụng tạm thời vỉa hè ngoài mục đích giao thông đối với trường hợp sử dụng tạm thời vỉa hè để cá nhân hoạt động thương mại:
a) Đơn đề nghị sử dụng tạm thời vỉa hè ngoài mục đích giao thông (theo mẫu quy định của cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép) hoặc công văn của tổ chức, cá nhân có nội dung đầy đủ thông tin như Đơn. Đơn hoặc công văn phải có xác nhận của UBND phường, xã nơi cư trú;
b) Giấy cam kết đảm bảo vệ sinh môi trường, mỹ quan đô thị;
c) Sơ đồ vị trí (thể hiện đầy đủ kích thước và hiện trạng của khu vực đối với trường hợp sử dụng địa điểm cố định).
3. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép sử dụng tạm thời vỉa hè ngoài mục đích giao thông đối với trường hợp sử dụng tạm thời vỉa hè để đỗ xe ô tô con:
a) Đơn đề nghị sử dụng tạm thời vỉa hè ngoài mục đích giao thông (theo mẫu quy định của cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép) hoặc Công văn của tổ chức, cá nhân có nội dung đầy đủ thông tin như Đơn;
b) Bản vẽ mặt bằng vị trí (thể hiện đầy đủ kích thước và hiện trạng của khu vực);
c) Hồ sơ gia cố vỉa hè được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép chấp thuận.
4. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép sử dụng tạm thời vỉa hè ngoài mục đích giao thông đối với trường hợp sử dụng tạm thời vỉa hè để xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp:
a) Đơn đề nghị sử dụng tạm thời vỉa hè ngoài mục đích giao thông (theo mẫu quy định của cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép) hoặc Công văn của tổ chức, cá nhân có nội dung đầy đủ thông tin như Đơn;
b) Bản vẽ mặt bằng vị trí (thể hiện đầy đủ kích thước và hiện trạng của khu vực).
5. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép sử dụng tạm thời vỉa hè ngoài mục đích giao thông đối với trường hợp sử dụng tạm thời vỉa hè để tập kết vật liệu xây dựng phục vụ việc sửa chữa, xây dựng nhà:
a) Đơn đề nghị sử dụng tạm thời vỉa hè ngoài mục đích giao thông (theo mẫu quy định của cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép) hoặc Công văn của tổ chức, cá nhân có nội dung đầy đủ thông tin như Đơn;
b) Bản cam kết thực hiện đúng quy định tại khoản 3 Điều 6 Quy định này;
c) Bản photocoppy Giấy phép sửa chữa, xây dựng nhà do cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định;
d) Giấy cam kết đảm bảo vệ sinh môi trường, mỹ quan đô thị;
e) Sơ đồ vị trí (thể hiện đầy đủ kích thước và hiện trạng của khu vực).
6. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép sử dụng tạm thời vỉa hè ngoài mục đích giao thông đối với trường hợp sử dụng tạm thời vỉa hè để lắp đặt các công trình phục vụ công cộng; lắp đặt quảng cáo và lắp đặt Trạm chờ xe buýt theo tuyến xe buýt được duyệt:
a) Đơn đề nghị sử dụng tạm thời vỉa hè ngoài mục đích giao thông (theo mẫu quy định của cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép) hoặc Công văn của tổ chức, cá nhân có nội dung đầy đủ thông tin như Đơn;
b) Bản vẽ mặt bằng vị trí, bản vẽ thiết kế kiểu dáng lắp đặt;
c) Giấy cam kết đảm bảo an toàn về kết cấu xây dựng và chịu mọi trách nhiệm trước pháp luật về mọi sự cố do công trình gây ra nếu có;
d) Ngoài ra, trường hợp lắp đặt các loại hình quảng cáo phải tuân thủ các quy định hiện hành về hoạt động quảng cáo.
7. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép sử dụng tạm thời vỉa hè ngoài mục đích giao thông đối với trường hợp sử dụng tạm thời vỉa hè để làm mặt bằng thi công các công trình xây dựng có quy mô lớn:
a) Đơn đề nghị sử dụng tạm thời vỉa hè ngoài mục đích giao thông (theo mẫu quy định của cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép) hoặc Công văn của tổ chức, cá nhân có nội dung đầy đủ thông tin như Đơn;
b) Bản vẽ mặt bằng vị trí, bản vẽ thiết kế tường rào;
c) Giấy cam kết đảm bảo an toàn về kết cấu tường rào xây dựng và chịu mọi trách nhiệm trước pháp luật về mọi sự cố do tường rào hoặc công trình xây dựng gây ra nếu có.
8. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép sử dụng tạm thời vỉa hè ngoài mục đích giao thông đối với trường hợp sử dụng tạm thời vỉa hè để tổ chức các hoạt động văn hoá, xã hội, tuyên truyền:
a) Đơn đề nghị sử dụng tạm thời vỉa hè ngoài mục đích giao thông (theo mẫu quy định của cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép) hoặc Công văn của tổ chức, cá nhân có nội dung đầy đủ thông tin như Đơn;
b) Bản vẽ mặt bằng vị trí (thể hiện đầy đủ kích thước và hiện trạng của khu vực) và hồ sơ gia cố vỉa hè đối với các trường hợp cần gia cố vỉa hè;
c) Văn bản của cấp có thẩm quyền cho phép tổ chức hoạt động văn hoá, xã hội, tuyên truyền.
9. Người có nhu cầu sử dụng tạm thời vỉa hè ngoài mục đích giao thông nhưng không phải là chủ sở hữu nhà, chủ sử dụng đất bên trong vỉa hè đó thì phải được sự đồng ý bằng văn bản (có công chứng hoặc chứng thực) của người có quyền sở hữu nhà, người có quyền sử dụng đất bên trong đó.
10. Thời gian giải quyết cấp Giấy phép sử dụng tạm thời vỉa hè ngoài mục đích giao thông tối đa không quá 04 ngày (tính ngày làm việc), kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định. Trường hợp từ chối cấp Giấy phép, cơ quan có thẩm quyền phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do cho tổ chức, cá nhân có nhu cầu cấp Giấy phép biết.
1. Không tuân thủ đúng nội dung Giấy phép sử dụng tạm thời vỉa hè ngoài mục đích giao thông đã được cơ quan có thẩm quyền cấp.
2. Tổ chức, cá nhân không đảm bảo vệ sinh môi trường hoặc an ninh trật tự trong khu vực, an toàn giao thông và đã bị cơ quan có chức năng xử lý vi phạm từ hai lần trở lên.
3. Tổ chức, cá nhân đã được cấp Giấy phép nhưng không còn sử dụng tạm thời vỉa hè ngoài mục đích giao thông mà không nộp lại Giấy phép đã cấp thì cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép thực hiện việc thu hồi Giấy phép.
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
Điều 11. Sở Giao thông vận tải
1. Chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về vỉa hè trên địa bàn thành phố, hướng dẫn các địa phương về chuyên môn nghiệp vụ trong công tác quản lý trật tự vỉa hè.
2. Tổ chức cấp và thu hồi Giấy phép sử dụng tạm thời vỉa hè ngoài mục đích giao thông cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu trên các tuyến đường cho phép sử dụng tạm thời vỉa hè được quy định tại khoản 1 Điều 8 Quy định này.
3. Chỉ đạo Thanh tra Sở Giao thông vận tải tổ chức tuyên truyền và kiểm tra, xử lý theo thẩm quyền các hành vi vi phạm hành chính trong việc quản lý và sử dụng tạm thời vỉa hè ngoài mục đích giao thông; phối hợp với lực lượng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội, UBND các quận, huyện, phường, xã trong việc giữ gìn trật tự và an toàn giao thông trên vỉa hè của các tuyến đường thuộc địa bàn thành phố.
4. Chỉ đạo Công ty Quản lý Cầu Đường Đà Nẵng thường xuyên kiểm tra và đề xuất với cơ quan có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm về quản lý và sử dụng tạm thời vỉa hè ngoài mục đích giao thông trên các tuyến đường được phân cấp quản lý tại khoản 1 Điều 8 Quy định này.
5. Tổ chức thu và quản lý phí sử dụng tạm thời vỉa hè của các tổ chức, cá nhân được cấp Giấy phép sử dụng tạm thời vỉa hè ngoài mục đích giao thông theo đúng quy định hiện hành.
Chủ trì, phối hợp với UBND các quận, huyện, phường, xã tổ chức hướng dẫn thực hiện nội dung Nghị định số 39/2007/NĐ-CP có liên quan đến Quy định này và pháp luật có liên quan đối với các cá nhân hoạt động thương mại.
1. Phối hợp với Thanh tra Sở Giao thông vận tải, UBND các quận, huyện, phường, xã trong việc giữ gìn trật tự và an toàn giao thông trên vỉa hè của các tuyến đường thuộc địa bàn thành phố.
2. Kiểm tra, xử lý theo thẩm quyền các hành vi vi phạm hành chính trong việc quản lý và sử dụng tạm thời vỉa hè ngoài mục đích giao thông.
Hướng dẫn việc thu và quản lý phí sử dụng tạm thời vỉa hè ngoài mục đích giao thông theo đúng quy định hiện hành.
Điều 15. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Chủ trì, phối hợp với Sở Giao thông vận tải, Công an thành phố, UBND các quận, huyện và các cơ quan truyền thông tổ chức tuyên truyền, phổ biến đầy đủ nội dung Quy định này trên các phương tiện thông tin đại chúng để nhân dân, các cơ quan, đơn vị, tổ chức biết, thực hiện.
1. Chủ tịch UBND quận, huyện là người chịu trách nhiệm trước UBND thành phố về công tác quản lý trật tự vỉa hè trên địa bàn.
2. Cấp và thu hồi Giấy phép sử dụng tạm thời vỉa hè ngoài mục đích giao thông cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu trên các tuyến đường cho phép sử dụng tạm thời vỉa hè được quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 8 Quy định này.
3. Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn nội dung Quy định này và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan trên địa bàn quản lý.
4. Chỉ đạo, hướng dẫn UBND các phường, xã cấp và thu hồi Giấy phép sử dụng tạm thời vỉa hè ngoài mục đích giao thông cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu trên các tuyến đường cho phép sử dụng tạm thời vỉa hè thuộc địa bàn quận, huyện được quy định tại khoản 4 Điều 8 Quy định này.
5. Chỉ đạo UBND các phường, xã, các phòng, ban liên quan kiểm tra các tổ chức, cá nhân sử dụng tạm thời vỉa hè ngoài mục đích giao thông; bảo đảm việc quản lý, giữ gìn trật tự và an toàn giao thông trên vỉa hè của các tuyến đường thuộc địa bàn quận, huyện.
6. Chỉ đạo Lực lượng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội - Công an các quận, huyện phối hợp với Lực lượng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội - Công an thành phố, Thanh tra Sở Giao thông vận tải trong việc bảo đảm giữ gìn trật tự và an toàn giao thông trên vỉa hè của các tuyến đường thuộc địa bàn quận, huyện.
7. Thực hiện việc kiểm tra, xử lý theo thẩm quyền các hành vi vi phạm hành chính trong việc quản lý và sử dụng tạm thời vỉa hè ngoài mục đích giao thông.
8. Tổ chức thu và quản lý phí sử dụng tạm thời vỉa hè của các tổ chức, cá nhân được cấp Giấy phép sử dụng tạm thời vỉa hè ngoài mục đích giao thông theo đúng quy định hiện hành.
9. Định kỳ hàng quý tổng hợp và báo cáo công tác quản lý trật tự vỉa hè trên địa bàn quận, huyện gửi Sở Giao thông vận tải để báo cáo UBND thành phố.
1. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến và hướng dẫn nội dung Quy định này đến các Tổ dân phố, các hộ gia đình trên địa bàn do xã, phường quản lý.
2. Cấp và thu hồi Giấy phép sử dụng tạm thời vỉa hè ngoài mục đích giao thông cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu trên các tuyến đường cho phép sử dụng tạm thời vỉa hè được quy định tại khoản 4 Điều 8 Quy định này.
3. Thực hiện việc kiểm tra, giám sát và xử lý theo thẩm quyền các hành vi vi phạm hành chính trong việc quản lý và sử dụng tạm thời vỉa hè ngoài mục đích giao thông.
4. Phối hợp chặt chẽ với Thanh tra Sở Giao thông vận tải, Đội Kiểm tra quy tắc đô thị quận, huyện trong việc bảo đảm giữ gìn trật tự và an toàn giao thông trên vỉa hè của các tuyến đường thuộc địa bàn phường, xã.
5. Đề xuất cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép tại Điều 8 của Quy định này thu hồi Giấy phép sử dụng tạm thời vỉa hè ngoài mục đích giao thông khi phát hiện các tổ chức, cá nhân thuộc trường hợp bị thu hồi giấy phép được quy định tại Điều 10 Quy định này.
Tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc chấp hành Quy định về quản lý và sử dụng tạm thời vỉa hè ngoài mục đích giao thông được khen thưởng theo quy định.
1. Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm Quy định về quản lý và sử dụng tạm thời vỉa hè ngoài mục đích giao thông thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý theo quy định.
2. Trường hợp do vi phạm mà gây thiệt hại về vật chất cho Nhà nước, tổ chức, cá nhân thì phải bồi thường theo quy định.
Điều 20. Trong quá trình triển khai thực hiện nếu có phát sinh, vướng mắc, đề nghị các ngành, địa phương, tổ chức và cá nhân phản ảnh bằng văn bản về Sở Giao thông vận tải để nghiên cứu, tổng hợp, trình UBND thành phố xem xét, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
DANH SÁCH CÁC TUYẾN ĐƯỜNG CẤM SỬ DỤNG VỈA HÈ ĐỂ KINH DOANH BUÔN BÁN
(Kèm theo Quyết định số 13/2011/QĐ-UBND ngày 16/5/2011 của UBND thành phố Đà Nẵng )
STT | TÊN ĐƯỜNG | ĐIỂM ĐẦU | ĐIỂM CUỐI | ĐỊA BÀN |
01 | Bạch Đằng | Đống Đa | 2 Tháng 9 | Hải Châu |
02 | Trần Phú | Đống Đa | Trưng Nữ Vương | Hải Châu |
03 | Hùng Vương | Bạch Đằng | Lý Thái Tổ | Hải Châu, Thanh Khê |
04 | Lê Lợi | Đống Đa | Phan Đình Phùng | Hải Châu |
05 | 3 Tháng 2 | Nguyễn Tất Thành | Bạch Đằng | Hải Châu |
06 | Nguyễn Tất Thành | Nguyễn Lương Bằng | Đường 3 Tháng 2 | Hải Châu, Thanh Khê, Liên Chiểu |
07 | 2 Tháng 9 | Bạch Đằng | Núi Thành | Hải Châu |
08 | Nguyễn Chí Thanh | Lý Thường Kiệt | Lê Hồng Phong | Hải Châu |
9 | Nguyễn Thị Minh Khai | Lý Tự Trọng | Hùng Vương | Hải Châu |
10 | Điện Biên Phủ | Ngã 3 Huế | Lý Thái Tổ | Thanh Khê |
11 | Lê Duẩn | Bạch Đằng | Điện Biên Phủ | Hải Châu, Thanh Khê |
12 | Nguyễn Văn Linh | Hoàng Diệu | Nguyễn Tri Phương | Hải Châu, Thanh Khê |
13 | Trần Hưng Đạo | Nguyễn Văn Trỗi | Nguyễn Trung Trực | Sơn Trà |
14 | Phạm Văn Đồng | Sơn Trà - Điện Ngọc | Ngô Quyền | Sơn Trà |
15 | Hoàng Sa | Trần Quang Khải | Nguyễn Công Trứ | Sơn Trà |
16 | Trường Sa | Nguyễn Công Trứ | Giáp Quảng Nam | Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn |
DANH SÁCH CÁC TUYẾN ĐƯỜNG CẤM SỬ DỤNG VỈA HÈ ĐỂ CÁ NHÂN HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI
STT | TÊN ĐƯỜNG | ĐIỂM ĐẦU | ĐIỂM CUỐI | ĐỊA BÀN |
01 | Bạch Đằng | Đống Đa | 2 Tháng 9 | Hải Châu |
02 | Trần Phú | Đống Đa | Trưng Nữ Vương | Hải Châu |
03 | Nguyễn Văn Linh | Hoàng Diệu | Nguyễn Tri Phương | Hải Châu, Thanh Khê |
04 | Hùng Vương | Bạch Đằng | Lý Thái Tổ | Hải Châu, Thanh Khê |
05 | Lê Duẩn | Bạch Đằng | Điện Biên Phủ | Hải Châu, Thanh Khê |
06 | Trần Quý Cáp | Bạch Đằng | Trần Phú | Hải Châu |
07 | Lý Thường Kiệt | Bạch Đằng | Trần Phú | Hải Châu |
08 | Nguyễn Du | Bạch Đằng | Trần Phú | Hải Châu |
09 | Lý Tự Trọng | Bạch Đằng | Trần Phú | Hải Châu |
10 | Lê Văn Duyệt | Bạch Đằng | Trần Phú | Hải Châu |
11 | Quang Trung | Bạch Đằng | Trần Phú | Hải Châu |
12 | Lê Duẩn | Bạch Đằng | Trần Phú | Hải Châu |
13 | Phan Đình Phùng | Bạch Đằng | Trần Phú | Hải Châu |
14 | Phạm Phú Thứ | Bạch Đằng | Trần Phú | Hải Châu |
15 | Trần Quốc Toản | Bạch Đằng | Trần Phú | Hải Châu |
16 | Thái Phiên | Bạch Đằng | Trần Phú | Hải Châu |
17 | Lê Hồng Phong | Bạch Đằng | Trần Phú | Hải Châu |
- 1Quyết định 06/2007/QĐ-UBND Quy định tạm thời quản lý và sử dụng vỉa hè thị trấn Cần Thạnh, huyện Cần Giờ do Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ ban hành
- 2Quyết định 04/2008/QĐ-UBND quy định về quản lý và sử dụng tạm thời vỉa hè ngoài mục đích giao thông trên các tuyến đường thuộc địa bàn thành phố Đà Nẵng do UBND thành phố Đà Nẵng ban hành
- 3Quyết định 277/2004/QĐ-UB về Quy định sử dụng tạm thời một phần phía trong hè phố tại nội ô quận, huyện thuộc thành phố Cần Thơ
- 4Quyết định 36/2006/QĐ-UBND về quản lý và sử dụng tạm thời vỉa hè ngoài mục đích giao thông trên tuyến đường thuộc địa bàn thành phố Đà Nẵng
- 5Quyết định 8017/QĐ-UBND năm 2012 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng ban hành đã hết hiệu lực thi hành
- 6Quyết định 02/2014/QĐ-UBND về quản lý, sử dụng tạm thời một phần hè phố, lòng đường đô thị ngoài mục đích giao thông trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
- 7Quyết định 21/2014/QĐ-UBND về quản lý và sử dụng tạm thời một phần hè phố, lòng đường không vào mục đích giao thông trên địa bàn tỉnh Hà Nam
- 8Quyết định 55/2014/QĐ-UBND Quy định về quản lý và sử dụng tạm thời vỉa hè ngoài mục đích giao thông trên tuyến đường thuộc địa bàn thành phố Đà Nẵng
- 9Quyết định 379/QĐ-UBND năm 2016 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng ban hành hết hiệu lực thi hành
- 1Quyết định 04/2008/QĐ-UBND quy định về quản lý và sử dụng tạm thời vỉa hè ngoài mục đích giao thông trên các tuyến đường thuộc địa bàn thành phố Đà Nẵng do UBND thành phố Đà Nẵng ban hành
- 2Quyết định 8017/QĐ-UBND năm 2012 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng ban hành đã hết hiệu lực thi hành
- 3Quyết định 55/2014/QĐ-UBND Quy định về quản lý và sử dụng tạm thời vỉa hè ngoài mục đích giao thông trên tuyến đường thuộc địa bàn thành phố Đà Nẵng
- 4Quyết định 379/QĐ-UBND năm 2016 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng ban hành hết hiệu lực thi hành
- 1Luật Thương mại 2005
- 2Nghị định 39/2007/NĐ-CP về việc cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập,thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh
- 3Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002
- 4Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 5Quyết định 06/2007/QĐ-UBND Quy định tạm thời quản lý và sử dụng vỉa hè thị trấn Cần Thạnh, huyện Cần Giờ do Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ ban hành
- 6Pháp lệnh sửa đổi Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2008
- 7Luật giao thông đường bộ 2008
- 8Nghị định 23/2009/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở
- 9Nghị định 11/2010/NĐ-CP quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
- 10Nghị định 34/2010/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
- 11Quyết định 277/2004/QĐ-UB về Quy định sử dụng tạm thời một phần phía trong hè phố tại nội ô quận, huyện thuộc thành phố Cần Thơ
- 12Quyết định 36/2006/QĐ-UBND về quản lý và sử dụng tạm thời vỉa hè ngoài mục đích giao thông trên tuyến đường thuộc địa bàn thành phố Đà Nẵng
- 13Quyết định 02/2014/QĐ-UBND về quản lý, sử dụng tạm thời một phần hè phố, lòng đường đô thị ngoài mục đích giao thông trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
- 14Quyết định 21/2014/QĐ-UBND về quản lý và sử dụng tạm thời một phần hè phố, lòng đường không vào mục đích giao thông trên địa bàn tỉnh Hà Nam
Quyết định 13/2011/QĐ-UBND về Quy định quản lý và sử dụng tạm thời vỉa hè ngoài mục đích giao thông trên tuyến đường thuộc địa bàn thành phố Đà Nẵng do Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng ban hành
- Số hiệu: 13/2011/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 16/05/2011
- Nơi ban hành: Thành phố Đà Nẵng
- Người ký: Trần Văn Minh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra