Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1296/QĐ-UBND | Lâm Đồng, ngày 14 tháng 06 năm 2016 |
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH VÀ PHÂN BỔ KINH PHÍ THỰC HIỆN TÁI CANH, CẢI TẠO GIỐNG CÀ PHÊ GẮN VỚI PHÁT TRIỂN CÀ PHÊ BỀN VỮNG TỈNH LÂM ĐỒNG NĂM 2016
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Quyết định số 4521/QĐ-BNN-TT ngày 21/10/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt Đề án tái canh cà phê các tỉnh vùng Tây Nguyên giai đoạn 2014 - 2020;
Căn cứ Quyết định số 2777/QĐ-UBND ngày 24/12/2015 của UBND tỉnh Lâm Đồng ban hành Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Văn bản số 1002/SNN-KH ngày 03/6/2016 và ý kiến thẩm định của Sở Tài chính tại Văn bản số 1204/STC-HCNS ngày 26/5/2016,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt kế hoạch và phân bổ kinh phí thực hiện tái canh, cải tạo giống cà phê gắn với phát triển cà phê bền vững tỉnh Lâm Đồng năm 2016, cụ thể như sau:
I. Mục đích, yêu cầu, phạm vi thực hiện:
1. Mục đích:
- Tiếp tục thực hiện việc tái canh, cải tạo giống đối với diện tích cà phê già cỗi, năng suất thấp trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng gắn với phát triển cà phê bền vững; giúp nâng cao năng suất, chất lượng cà phê thương phẩm trên thị trường, đảm bảo duy trì và tăng sản lượng cà phê của tỉnh trong quá trình thực hiện.
- Hỗ trợ các tổ chức, cá nhân tiếp cận được nguồn vốn tín dụng từ hệ thống ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng để thực hiện tái canh, cải tạo giống cà phê.
2. Yêu cầu:
- Chỉ hỗ trợ thực hiện tái canh, ghép cải tạo và trồng mới cà phê trong vùng quy hoạch phát triển cây cà phê của tỉnh (ưu tiên thực hiện hỗ trợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số); đảm bảo không gây biến động lớn về sản lượng cũng như không làm ảnh hưởng đến thu nhập và đời sống của các hộ dân trồng cà phê.
- Việc tái canh, cải tạo giống cà phê gắn với phát triển cà phê theo tiêu chuẩn bền vững, sản xuất cà phê theo tiêu chuẩn chứng nhận, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của cà phê nhân thương phẩm trên thị trường thế giới.
- Lồng ghép nguồn vốn của các chương trình, dự án, đề án khác để thực hiện có hiệu quả tái canh, cải tạo giống cà phê.
3. Phạm vi thực hiện: trên địa bàn các địa phương trong vùng quy hoạch trồng cà phê của tỉnh Lâm Đồng.
II. Mục tiêu và nội dung thực hiện:
1. Mục tiêu:
a) Hỗ trợ kỹ thuật cho diện tích cà phê đã thực hiện tái canh giai đoạn 2013-2015.
b) Hỗ trợ giống để thực hiện ghép cải tạo, tái canh, trồng mới 652 ha cà phê già cỗi, năng suất thấp, trong đó:
- Ghép cải tạo: 365 ha;
- Trồng tái canh: 202 ha;
- Trồng mới: 85 ha.
2. Nội dung thực hiện:
a) Rà soát, đánh giá chất lượng vườn cây, đánh giá hiệu quả của việc sử dụng các giống cà phê thực hiện tái canh giai đoạn 2013-2015 tại các huyện: Lâm Hà, Di Linh, Bảo Lâm, Đức Trọng, thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc, qua đó đề xuất bộ giống tốt và biện pháp kỹ thuật canh tác phù hợp từng vùng.
b) Tăng cường công tác quản lý chất lượng cây giống cà phê tại các vườn ươm, vận động các vườn ươm đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật để nâng cao năng lực sản xuất cây giống đạt tiêu chuẩn chất lượng tốt phục vụ nhu cầu tái canh cà phê của tỉnh, lồng ghép nguồn vốn từ các chương trình, dự án (dự án VnSAT, ISLA...) để hỗ trợ nâng cấp các vườn ươm giống cà phê, kết hợp đào tạo nâng cao năng lực, kỹ thuật cho vườn ươm và cấp giấy chứng nhận.
c) Tổ chức 12 lớp (mỗi lớp khoảng 50 người) tập huấn chuyển giao kỹ thuật về trồng tái canh, ghép cải tạo cây cà phê, các biện pháp canh tác và quản lý sản xuất cà phê bền vững, sản xuất sản phẩm chứng nhận 4C, UTZ,...tại các địa phương trong vùng quy hoạch phát triển cà phê.
d) Hỗ trợ thực hiện tái canh, cải tạo giống cà phê: tiếp tục rà soát, chuyển đổi diện tích cà phê già cỗi, năng suất thấp bằng biện pháp tái canh theo hình thức cuốn chiếu, ưu tiên thực hiện đối với những vườn cà phê có độ tuổi từ cao đến thấp, những vườn bị sâu bệnh gây hại nặng khó chăm sóc phục hồi, gồm:
- Cây giống cà phê vối: hỗ trợ kinh phí mua cây giống cà phê vối ghép để trồng tái canh 202 ha cho các hộ gia đình, cá nhân để trồng tái canh tại các huyện: Đức Trọng, Lâm Hà, Di Linh, Đam Rông, Bảo Lâm và thành phố Bảo Lộc.
- Chồi giống cà phê vối: hỗ trợ kinh phí mua chồi giống cà phê vối để ghép cải tạo 365 ha cho các hộ gia đình, cá nhân để ghép cải tạo vườn cà phê tại các huyện: Đức Trọng, Lâm Hà, Di Linh, Đam Rông, Bảo Lâm và thành phố Bảo Lộc.
- Cây giống cà phê chè: hỗ trợ kinh phí mua cây giống cà phê chè để trồng tái canh 85 ha cho các hộ gia đình, cá nhân để trồng tái canh tại các huyện: Lạc Dương, Đơn Dương, Đức Trọng Lâm Hà và thành phố Đà Lạt.
* Định mức hỗ trợ:
- Hỗ trợ 80% kinh phí mua giống cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số.
- Hỗ trợ 60% kinh phí mua giống cho các hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu hỗ trợ giống để thực hiện tái canh, cải tạo giống cà phê (ưu tiên hộ sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn).
1. Tổng kinh phí phân bổ: 4.050 triệu đồng (Bốn tỷ, không trăm năm mươi triệu đồng), trong đó:
a) Hỗ trợ kinh phí mua giống: 3.822,6 triệu đồng;
b) Tập huấn, chuyển giao kỹ thuật: 84 triệu đồng;
c) Hội nghị: 53,4 triệu đồng;
d) Kinh phí quản lý: 90 triệu đồng.
2. Phân bổ theo địa phương, đơn vị
a) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: 227,4 triệu đồng;
b) Thành phố Đà Lạt: 270 triệu đồng;
c) Huyện Lạc Dương: 180 triệu đồng;
d) Huyện Đơn Dương: 105 triệu đồng;
đ) Huyện Đức Trọng: 514,5 triệu đồng;
e) Huyện Lâm Hà: 655,2 triệu đồng;
g) Huyện Di Linh: 777 triệu đồng;
h) Huyện Đam Rông: 328,8 triệu đồng;
i) Huyện Bảo Lâm: 707,7 triệu đồng;
k) Thành phố Bảo Lộc: 284,4 triệu đồng.
Chi tiết tại Phụ lục đính kèm.
3. Nguồn kinh phí: theo Quyết định số 2671/QĐ-UBND ngày 11/12/2015 của UBND tỉnh.
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan và UBND các địa phương tổ chức triển khai thực hiện; kiểm tra, giám sát, báo cáo UBND tỉnh tình hình, kết quả thực hiện Kế hoạch.
2. Sở Tài chính hướng dẫn các sở, ngành, UBND các địa phương có liên quan về trình tự, thủ tục thanh quyết toán theo quy định.
3. UBND các huyện, thành phố:
a) Chỉ đạo các phòng, cơ quan chuyên môn, UBND cấp xã và nhân dân triển khai thực hiện Kế hoạch tại địa phương.
b) Báo cáo tiến độ và kết quả thực hiện gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính; Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc; Thủ trưởng các, ngành, đơn vị, đoàn thể có liên quan căn cứ Quyết định thi hành từ ngày ký./.
| KT. CHỦ TỊCH |
PHỤ LỤC
NỘI DUNG KẾ HOẠCH TÁI CANH, CẢI TẠO GIỐNG CÀ PHÊ NĂM 2016
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1296/QĐ-UBND ngày 17/6/2016 của UBND tỉnh)
STT | Địa phương, đơn vị thực hiện | Hỗ trợ cây giống (ha) | Phân bổ kinh phí (triệu đồng) | ||
Trồng tái canh | Ghép cải tạo | Trồng mới | |||
1 | Thành phố Đà Lạt |
|
| 30 | 270 |
2 | Huyện Lạc Dương |
|
| 15 | 180 |
3 | Huyện Đơn Dương |
|
| 10 | 105 |
4 | Huyện Đức Trọng | 20 | 50 | 15 | 514,5 |
5 | Huyện Lâm Hà | 35 | 60 | 15 | 655,2 |
6 | Huyện Di Linh | 50 | 100 | 0 | 777 |
7 | Huyện Đam Rông | 20 | 35 | 0 | 328,8 |
8 | Huyện Bảo Lâm | 50 | 85 | 0 | 707,7 |
9 | Thành phố Bảo Lộc | 27 | 35 | 0 | 284,4 |
10 | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Tổ chức 12 lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật cho các địa phương chưa thực hiện tập huấn trước đây; tổ chức 01 hội nghị tổng kết; thực hiện công tác quản lý chương trình | 227,4 | ||
| Tổng cộng | 202 | 365 | 85 | 4.050 |
- 1Quyết định 1502/QĐ-UBND năm 2013 điều chỉnh Quyết định 872/QĐ-UBND về Kế hoạch thực hiện tái canh, cải tạo giống cà phê trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2013-2015
- 2Quyết định 872/QĐ-UBND năm 2013 về Kế hoạch tái canh, cải tạo giống cà phê trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2013-2015
- 3Quyết định 2261/QĐ-UBND năm 2015 công bố phê duyệt quy hoạch phát triển Cà phê trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2016-2020
- 4Quyết định 1174/QĐ-UBND về phân bổ kinh phí chống hạn hán năm 2016 (đợt 3) do tỉnh Lâm Đồng ban hành
- 5Quyết định 837/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Đề án tái canh và phát triển bền vững cây cà phê trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2017-2020, tính đến năm 2025
- 1Quyết định 1502/QĐ-UBND năm 2013 điều chỉnh Quyết định 872/QĐ-UBND về Kế hoạch thực hiện tái canh, cải tạo giống cà phê trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2013-2015
- 2Quyết định 872/QĐ-UBND năm 2013 về Kế hoạch tái canh, cải tạo giống cà phê trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2013-2015
- 3Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 4Quyết định 2261/QĐ-UBND năm 2015 công bố phê duyệt quy hoạch phát triển Cà phê trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2016-2020
- 5Quyết định 4521/QĐ-BNN-TT năm 2014 phê duyệt Đề án tái canh cà phê các tỉnh vùng Tây Nguyên giai đoạn 2014-2020 do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 6Quyết định 1174/QĐ-UBND về phân bổ kinh phí chống hạn hán năm 2016 (đợt 3) do tỉnh Lâm Đồng ban hành
- 7Quyết định 837/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Đề án tái canh và phát triển bền vững cây cà phê trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2017-2020, tính đến năm 2025
Quyết định 1296/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt kế hoạch và phân bổ kinh phí thực hiện tái canh, cải tạo giống cà phê gắn với phát triển cà phê bền vững tỉnh Lâm Đồng
- Số hiệu: 1296/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 17/06/2016
- Nơi ban hành: Tỉnh Lâm Đồng
- Người ký: Phạm S
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra