- 1Quyết định 1081/QĐ-TTg năm 2011 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 1259/QĐ-TTg năm 2011 phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 222/QĐ-TTg năm 2012 phê duyệt Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Nghị quyết 06/NQ-CP năm 2013 về quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) của thành phố Hà Nội do Chính phủ ban hành
- 5Luật Đầu tư 2014
- 6Thông tư 35/2015/TT-BTNMT về bảo vệ môi trường khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao do Bộ trường Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 7Thông tư 35/2015/TT-BCT Quy định về bảo vệ môi trường ngành Công thương do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
- 1Nghị định 92/2006/NĐ-CP về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 2Nghị định 04/2008/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 92/2006/NĐ-CP về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 3Quyết định 2261/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp Thành phố Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
- 4Thông tư 05/2013/TT-BKHĐT hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 5Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 6Thông tư 15/2017/TT-BCT quy định, hướng dẫn thực hiện Nghị định 68/2017/NĐ-CP về quản lý, phát triển cụm công nghiệp do Bộ Công thương ban hành
- 7Nghị định 68/2017/NĐ-CP về quản lý, phát triển cụm công nghiệp
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1292/QĐ-UBND | Hà Nội, ngày 14 tháng 03 năm 2018 |
PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CỤM CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2020, CÓ XÉT ĐẾN NĂM 2030
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 7 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, Nghị định 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP;
Căn cứ Nghị định số 68/2017/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ về quản lý, phát triển cụm công nghiệp;
Căn cứ Thông tư số 05/2013/TT-BKHĐT ngày 31/10/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu;
Căn cứ Thông tư số 15/2017/TT-BCT ngày 31 tháng 8 năm 2017 của Bộ Công Thương quy định, hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 68/2017/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ về quản lý, phát triển cụm công nghiệp;
Căn cứ Văn bản số 11175/BCT-CTĐP ngày 27 tháng 11 năm 2017 của Bộ Công Thương về việc thỏa thuận quy hoạch phát triển cụm công nghiệp đến năm 2020, có xét đến năm 2030 trên địa bàn thành phố Hà Nội;
Căn cứ Thông báo số 871-TB/TU ngày 23 tháng 8 năm 2017 của Thành ủy Hà Nội thông báo kết luận của Thường trực Thành ủy về quy hoạch phát triển cụm công nghiệp thành phố Hà Nội đến năm 2020, có xét đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 2261/QĐ-UBND ngày 25 tháng 5 năm 2012 của UBND thành phố Hà Nội phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp thành phố Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
Xét đề nghị của: Sở Công Thương tại văn bản số 354/TTr-SCT ngày 24 tháng 01 năm 2018, văn bản số 76/SCT-QLCN ngày 08 tháng 01 năm 2018 và hồ sơ Quy hoạch kèm theo; Sở Tài nguyên và Môi trường tại văn bản số 161/STNMT-CCBVMT ngày 09 tháng 01 năm 2018; Sở Kế hoạch và Đầu tư tại văn bản số 1163/KH&ĐT-NNS ngày 05 tháng 3 năm 2018,
QUYẾT ĐỊNH
1. Quan điểm, định hướng phát triển
Quy hoạch và xây dựng các cụm công nghiệp là một bộ phận quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô được thực hiện trong mối quan hệ hữu cơ với Vùng, với cả nước tạo sự phân công, hợp tác trong cơ cấu thống nhất, phù hợp với: Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô (Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ), Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 (Quyết định 1081/QĐ-TTg ngày 06/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ); Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quyết định số 222/QĐ-TTg ngày 22/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ); Quy hoạch phát triển công nghiệp của thành phố đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 (Quyết định số 2261/QĐ-UBND ngày 25/5/2012 của UBND thành phố Hà Nội) với định hướng không gian phát triển hành lang công nghiệp của Hà Nội dọc theo các tuyến quốc lộ 1A, quốc lộ 21, quốc lộ 3, quốc lộ 5, quốc lộ 32... để ưu tiên bố trí các doanh nghiệp công nghiệp sản xuất sản phẩm có giá trị gia tăng cao.
Hình thành hệ thống các cụm công nghiệp của Thành phố để thực hiện định hướng phát triển công nghiệp hiện đại, có sức cạnh tranh cao, giảm thiểu gây ô nhiễm môi trường; phát triển công nghiệp có chọn lọc, đột phá vào những ngành, sản phẩm sử dụng công nghệ hiện đại, kỹ thuật tiên tiến, có hàm lượng chất xám cao; đồng thời phối hợp với đào tạo ngành nghề, chuyển đổi cơ cấu lao động, tạo sự phân bố dân cư hợp lý, giảm áp lực về dân số và kết cấu hạ tầng kỹ thuật cho trung tâm Thủ đô.
Phát triển các cụm công nghiệp trên địa bàn Hà Nội phải được xem xét trong sự phối hợp, gắn kết với việc phát triển các khu công nghệ cao, khu công nghiệp, nhằm khai thác có hiệu quả quỹ đất hiện có, tạo sự liên kết với các địa phương trong vùng Thủ đô; giải quyết hợp lý mặt bằng sản xuất cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ; đảm bảo vừa phát triển mới vừa phục vụ việc di dời các cơ sở công nghiệp ô nhiễm, không phù hợp quy hoạch ra khỏi nội đô và khu vực dân cư.
Phát triển các cụm công nghiệp một cách có chọn lọc với ưu thế sử dụng nhiều lao động, nhưng hạn chế tối đa nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. Đối với các cụm công nghiệp mới sẽ xem xét phát triển với tầm nhìn dài hạn đến năm 2050, theo hướng phát triển mạnh các ngành, các sản phẩm công nghiệp vượt trội có lợi thế cạnh tranh, tác dụng dẫn đường thúc đẩy phát triển kinh tế tri thức, tham gia có hiệu quả vào các chuỗi giá trị gia tăng và mạng phân phối toàn cầu.
Tranh thủ tối đa sự giúp đỡ, hỗ trợ của các Bộ, ngành Trung ương, các tổ chức quốc tế; tăng cường sự hợp tác với các tỉnh, thành phố; huy động nguồn lực của mọi thành phần kinh tế để xây dựng hạ tầng cụm công nghiệp.
- Mục tiêu tổng quát:
Quy hoạch phát triển cụm công nghiệp nhằm đảm bảo thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của Thủ đô, góp phần quyết định tăng trưởng công nghiệp và dịch vụ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế Thủ đô theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Hình thành hệ thống các cụm công nghiệp trên cơ sở nghiên cứu việc điều chỉnh, sáp nhập, mở rộng các cụm công nghiệp đã được quy hoạch hoặc đã tồn tại trước đây; đồng thời với việc quy hoạch mới các cụm công nghiệp trên cơ sở phù hợp với quy hoạch chung xây dựng Thủ đô và các quy hoạch có liên quan.
Tạo quỹ đất để phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phù hợp với từng giai đoạn phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu mở rộng mặt bằng sản xuất, thu hút các nguồn lực về vốn, công nghệ...để phát triển mạnh công nghiệp, gắn sản xuất với thị trường, vùng nguyên liệu, lao động, giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội của Thành phố.
- Mục tiêu cụ thể:
Quy hoạch phát triển cụm công nghiệp thành phố Hà Nội đến năm 2020, có xét đến năm 2030 gồm 159 cụm công nghiệp tổng diện tích khoảng 3.204,31ha. Cụ thể như sau:
+ Giai đoạn đến năm 2020 trên địa bàn Thành phố có 138 cụm công nghiệp với diện tích khoảng 2.622,91ha: Giữ nguyên, điều chỉnh, mở rộng, hoàn thiện, củng cố, chuẩn hóa 64 cụm công nghiệp với tổng diện tích khoảng 1.598,1ha. Tiếp tục cho tồn tại nhưng hạn chế phát triển, lâu dài thực hiện theo quy hoạch được phê duyệt 22 cụm công nghiệp đang tồn tại trong khu vực vành đai xanh với tổng diện tích khoảng 428,81ha. Thành lập mới một cách có chọn lọc 52 cụm công nghiệp với tổng diện tích khoảng 596ha.
+ Giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2030: Mở rộng 05 cụm công nghiệp đã được quy hoạch ở giai đoạn 2017 - 2020 với tổng diện tích khoảng 45,4ha. Xây dựng mới 21 cụm công nghiệp với tổng diện tích khoảng 536 ha.
3.1. Địa điểm và phân bố mạng lưới cụm công nghiệp.
Phía Bắc bao gồm các quận, huyện: Sóc Sơn, Mê Linh, Đông Anh, Long Biên, Gia Lâm: Ưu tiên phát triển công nghiệp điện tử - công nghệ thông tin, cơ khí, sản xuất ô tô, công nghiệp vật liệu mới, hóa dược - mỹ phẩm, dệt may; đẩy mạnh liên kết vùng và hai hành lang kinh tế; gắn với hành lang kinh tế Côn Minh - Hà Nội - Hải Phòng.
Phía Nam bao gồm huyện Thường Tín và Phú Xuyên: Ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp sinh học phục vụ nông nghiệp (nông nghiệp công nghệ cao), chế biến nông sản công nghệ hiện đại với nguyên liệu đầu vào từ vùng phát triển nông nghiệp thuộc các tỉnh phía nam Hà Nội; phát triển công nghiệp hỗ trợ (dệt may, da giày, cơ khí chế tạo, điện tử tin học, sản xuất và lắp ráp ô tô)...; phát triển hành lang kinh tế Bắc Nam dọc quốc lộ 1A.
Phía Tây (khu vực Hòa Lạc, Xuân Mai, Miếu Môn): Ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp chủ lực là công nghiệp sinh học phục vụ nông nghiệp, hóa dược - mỹ phẩm, công nghệ điện tử, cơ khí chính xác, công nghệ vật liệu mới, công nghệ nano, công nghệ năng lượng mới, vật liệu xây dựng, nội thất cao cấp... Gắn với phát triển Vùng kinh tế Tây Bắc và đường Hồ Chí Minh.
Đối với các cụm công nghiệp mang đặc thù tiểu thủ công nghiệp làng nghề: Không gian, quỹ đất phát triển các cụm công nghiệp bố trí xen lẫn trong các không gian phát triển các loại hình khác do đặc thù sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tại các làng nghề có mối quan hệ hữu cơ với sản xuất nông nghiệp, đời sống sinh hoạt của nhân dân tại các làng nghề do vậy không thể bố trí không gian quy hoạch phát triển các cụm công nghiệp với quy mô lớn như loại hình cụm công nghiệp tập trung.
Đối với các cụm công nghiệp nằm trong vành đai xanh: định hướng tiếp tục phát triển có chọn lọc một số cụm công nghiệp để bảo tồn, phát triển nghề truyền thống, phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo đời sống dân sinh, kết hợp du lịch; Phát triển có tính quá độ (có thời hạn), có kiểm soát, đặc biệt là kiểm soát mạnh về môi trường, theo tiêu chuẩn “Vành đai xanh” của Thành phố; Các cụm công nghiệp này sẽ chuyển đổi mục đích ban đầu khi tự thân không còn hiệu quả kinh tế - xã hội.
3.2. Quy mô và nhu cầu quỹ đất.
Hình thành quỹ đất dựa trên cơ sở Nghị quyết số 06/NQ-CP ngày 09/01/2013 của Chính phủ phê duyệt Quy hoạch sử dụng đất thành phố Hà Nội đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011 - 2015) thành phố Hà Nội; trong đó đến năm 2020, quỹ đất phát triển dành cho phát triển cụm công nghiệp là 4.628 ha.
3.3. Phát triển ngành nghề, loại hình cụm công nghiệp.
Tập trung phát triển công nghiệp công nghệ cao, công nghệ sinh học; công nghệ thông tin; công nghệ mới; công nghiệp hỗ trợ; các lĩnh vực sản xuất, dịch vụ ít gây ô nhiễm môi trường..; phát triển một số cụm công nghiệp chuyên ngành (công nghệ cao, sinh học, công nghệ thông tin...) tạo sự đột phá cho công nghiệp Thủ đô và cả nước.
Phát triển các cụm công nghiệp làng nghề.
3.4. Quy hoạch các phân khu chức năng và giải pháp thiết kế trong các cụm công nghiệp.
Việc quy hoạch các phân khu chức năng được thực hiện theo các điều kiện cụ thể của từng cụm theo phương châm tiết kiệm quỹ đất, nâng cao hiệu quả đầu tư cơ sở hạ tầng, phù hợp với tiêu chuẩn thiết kế, xây dựng hiện hành; khuyến cáo triển khai với các chỉ tiêu định hướng sau:
- Đất xây dựng nhà máy, xí nghiệp: 65 - 70%
- Đất xây dựng các công trình kỹ thuật: 0,5 - 1%
- Đất xây dựng trung tâm quản lý điều hành: 0,5 - 1%
- Đất xây dựng các công trình giao thông: 10 - 12%
- Đất dịch vụ hỗ trợ và cây xanh: 18 - 21%
Phân chia lô đất xây dựng: Phương án quy hoạch chia lô phải đáp ứng được nhu cầu sử dụng đất của các nhà đầu tư. Đảm bảo có đầy đủ điện, nước cung cấp cho từng lô đất xây dựng; bảo đảm an toàn phòng chống cháy nổ theo quy định.
Cụm công nghiệp phải xây dựng trạm xử lý nước tập trung, trạm biến áp cung cấp điện (tùy nhu cầu công suất và theo giai đoạn).
Hệ thống thoát nước mưa và nước thải sinh hoạt (đã qua xử lý) đi chung một đường thoát ra hệ thống thoát chung của cụm công nghiệp. Các chất thải rắn được tập trung vào khu xử lý kỹ thuật và được chuyển tới nơi quy định để xử lý theo quy hoạch chung của Thành phố.
Biện pháp bảo vệ môi trường: Mọi nhà đầu tư dự án, chủ các cơ sở sản xuất, kinh doanh trong cụm công nghiệp phải thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường (thu gom, xử lý chất thải rắn, nước thải, khí thải) theo Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc Đề án bảo vệ môi trường hoặc Bản cam kết bảo vệ môi trường đã được cơ quan có thẩm quyền (Bộ Tài nguyên và Môi trường, UBND Thành phố, Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND các quận, huyện, thị xã) phê duyệt /xác nhận.
3.5. Một số định hướng cụ thể về cơ sở hạ tầng.
Phát triển hệ thống điện: Nhu cầu công suất điện được dự báo trên cơ sở xem xét các phụ tải phụ thuộc vào loại hình công nghiệp, diện tích đất cho thuê trong cụm trong từng giai đoạn quy hoạch. Đối với khu vực có công suất từ 20MW trở lên xem xét đầu tư hệ thống điện 110kV đến hàng rào cụm công nghiệp; các khu vực có nhu cầu công suất nhỏ hơn dưới 20MW đầu tư hệ thống trạm phân phối trong các cụm công nghiệp. Trong điều kiện, các cụm công nghiệp Hà Nội, dự kiến nhu cầu công suất cấp điện trung bình là 400 KW/ha.
Cấp nước: với tiêu chuẩn cấp nước cho công nghiệp là 45m3/ha ngày; dự phòng 10% lượng cung cấp. Đối với các cụm công nghiệp sát đô thị có thể sẽ dùng hệ thống cấp nước của đô thị với đường cấp riêng.
Phát triển bưu chính, viễn thông: Mỗi cụm công nghiệp lớn đều được bố trí cơ sở bưu điện, dự kiến đặt sát khu điều hành. Đối với các cụm công nghiệp nhỏ được quan tâm kết hợp mở rộng bưu điện địa phương. Đặc biệt quan tâm mở rộng dịch vụ internet tốc độ cao, dịch vụ điện thoại liên tỉnh và quốc tế. Hệ thống cáp thông tin đặt dọc theo trục giao thông nội bộ để đảm bảo cung cấp thông tin cho từng lô nhà máy.
3.6. Phương hướng giải quyết vấn đề môi trường trong quá trình thực hiện.
Các cụm công nghiệp đều phải tuân thủ quy định về bảo vệ môi trường theo Thông tư số 35/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về bảo vệ môi trường khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và Thông tư số 35/2015/TT-BCT ngày 27/10/2015 của Bộ Công Thương quy định về bảo vệ môi trường ngành công thương.
Thực hiện tốt các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động, vệ sinh môi trường, trong ban quản lý dự án sẽ có cán bộ chuyên trách các vấn đề vệ sinh, an toàn lao động và bảo vệ môi trường.
Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chuyên môn, cơ quan quản lý môi trường địa phương thực hiện tốt các chương trình quan trắc, giám sát chất lượng môi trường trong từng giai đoạn thực hiện dự án.
Khi có yếu tố môi trường phát sinh trong quá trình thực hiện dự án, chủ đầu tư phải báo cáo ngay với các cơ quan chức năng có thẩm quyền để cùng phối hợp giải quyết. Do đặc điểm các cụm công nghiệp bao gồm nhiều ngành nghề sản xuất khác nhau, do đó việc khống chế và giảm ô nhiễm môi trường là một vấn đề phức tạp đòi hỏi phải áp dụng đồng bộ nhiều biện pháp khác nhau.
Các nhà máy xây dựng trong cụm công nghiệp phải tuân thủ quy chế quản lý và đầu tư áp dụng đối với cụm công nghiệp trong đó có các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Khi bố trí các nhà máy cần chú ý việc phân chia thành các nhóm ngành có mức ô nhiễm trung bình và nhẹ để bố trí thành các cụm gần nhau;
Khu các nhà máy phải bố trí ở cuối hướng gió chủ đạo so với khu dịch vụ hành chính. Trong đó, các nhà máy có mức ô nhiễm càng cao thì phải bố trí sau hướng gió, cuối dòng chảy so với các nhà máy có mức ô nhiễm nhẹ hơn.
Phải có vùng đệm giữa khu sản xuất công nghiệp và khu dịch vụ hành chính, cũng như vùng đệm cả cụm công nghiệp đối với địa bàn dân cư và các hoạt động sản xuất, kinh doanh khác lân cận.
Các cụm công nghiệp đều phải có hệ thống thu gom và xử lý nước thải, chất thải rắn công nghiệp tập trung đáp ứng yêu cầu về công suất và tiêu chuẩn chất thải sau xử lý.
Không phê duyệt, cấp phép xây dựng các dự án đầu tư và triển khai xây dựng khi chưa có đánh giá tác động môi trường. Thực hiện nghiêm quy định về lập, thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường và thông qua thẩm định.
Định kỳ hàng năm phải tổ chức kiểm tra đánh giá tác động của môi trường đối với khu vực phát triển sản xuất, kinh doanh và kiểm tra đột xuất khi phát hiện nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. Khuyến khích và lựa chọn các doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp sạch, công nghệ cao, ít ô nhiễm môi trường theo hướng thân thiện với môi trường đầu tư vào cụm công nghiệp.
Nhà máy nước thải có công nghệ tiên tiến; công suất xử lý nước đảm bảo nhu cầu của cụm công nghiệp và dự báo phát triển và hệ thống xử lý nước thải hoạt động ổn định đảm bảo tiêu chuẩn xử lý theo TCVN;
Hệ thống thoát nước mưa, nước thải được thực hiện theo quy hoạch và đảm bảo việc thoát nước cho cụm công nghiệp theo hai phần riêng biệt: phần nước mưa chảy tràn; phần nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt và nước thải từ các nhà máy hoặc từ các bộ phận dịch vụ khác được thu gom bằng hệ thống ống ngầm được đấu nối vào hệ thống xử lý nước thải tập trung của cụm công nghiệp.
Chất thải sinh hoạt sẽ được Công ty môi trường đô thị, các Công ty dịch vụ công ích đảm nhiệm thu gom; chất thải công nghiệp có thể tái sinh tái chế và có biện pháp xử lý thích hợp; chất thải công nghiệp nguy hại cần xử lý đến mức cho phép tồn tại (không còn nguy hại) và có biện pháp phong tỏa, chôn cất hợp lý theo tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế.
3.7. Quy hoạch cụ thể các cụm công nghiệp.
Thực hiện theo Văn bản số 11175/BCT-CTĐP ngày 27/11/2017 của Bộ Công Thương về việc thỏa thuận Quy hoạch phát triển cụm công nghiệp đến năm 2020, có xét đến năm 2030 trên địa bàn thành phố Hà Nội.
4. Các giải pháp thực hiện Quy hoạch
4.1. Giải pháp về vốn, thu hút vốn và ưu đãi đầu tư.
Dự kiến tổng nhu cầu vốn đầu tư cơ sở hạ tầng khoảng 49.425 tỷ đồng. Trong đó giai đoạn đến năm 2020 khoảng 34.900 tỷ đồng và giai đoạn từ năm 2021 - 2030 khoảng 14.525 tỷ đồng.
Tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả đầu tư, thu hút các tập đoàn, doanh nghiệp kinh doanh hạ tầng có tiềm lực về vốn, công nghệ, thương hiệu đầu tư vào cơ sở hạ tầng các cụm công nghiệp trên địa bàn; tập trung huy động các nguồn vốn từ các doanh nghiệp trong và ngoài nước, vốn tín dụng.
Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư vào cụm công nghiệp theo một đầu mối tổ chức thống nhất, có sự tham gia của các ban, ngành, có trọng tâm, trọng điểm riêng cho từng đối tượng cần thu hút vốn.
Chuẩn bị tốt Danh mục các dự án, các cụm công nghiệp được ưu tiên thu hút đầu tư và phổ biến đầy đủ các điều kiện ưu đãi đầu tư cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
4.2. Giải pháp về đất đai.
Tăng cường hiệu lực của các quy định pháp luật về chính sách đất đai.
Nghiên cứu xây dựng văn bản hướng dẫn thực hiện ưu đãi về miễn, giảm tiền thuê đất cho doanh nghiệp thuê đất trong điều kiện ưu tiên phát triển công nghệ cao, công nghệ nguồn; đồng thời bổ sung cơ chế cho các doanh nghiệp công nghiệp thuê đất được hưởng ưu đãi về tiền thuê đất theo quy định của Luật đầu tư và phù hợp với thông lệ của WTO.
4.3. Giải pháp về cơ sở hạ tầng và dịch vụ công.
Nghiên cứu chính sách ưu đãi đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng một cách đồng bộ từ giao thông, cấp điện, cấp thoát nước, xử lý môi trường và dứt điểm cho từng cụm công nghiệp để khi các nhà máy đi vào hoạt động thì chấm dứt hoạt động xây dựng hạ tầng cả trong và ngoài hàng rào.
Trong trường hợp vừa giao đất đầu tư, vừa xây dựng hạ tầng thì cần có lộ trình, tiến độ hoàn thành cụ thể từng hạng mục theo dạng cuốn chiếu một cách hợp lý.
Tổ chức tốt các dịch vụ về tài chính, hải quan, bưu chính viễn thông tại các cụm công nghiệp để hỗ trợ cho các doanh nghiệp công nghiệp đầu tư vào đây có nhiều thuận lợi trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
4.4. Giải pháp bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
Các dự án xây dựng mới và mở rộng cụm công nghiệp và kinh doanh hạ tầng cụm công nghiệp phải có báo cáo tác động môi trường (ĐTM) được cấp thẩm quyền phê duyệt; cần có Quy định trách nhiệm phối hợp giữa các bên trong công tác lập, thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, phối hợp kiểm tra giám sát và xử lý các vấn đề môi trường trong cụm công nghiệp.
- Tăng cường công tác quản lý môi trường: Đặc biệt chú trọng và tăng cường công tác quản lý môi trường trong cụm công nghiệp, trong đó công tác kiện toàn, nâng cao năng lực của bộ máy quản lý môi trường phải được đặt lên hàng đầu. Chủ đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp phải xây dựng nội quy về bảo vệ môi trường theo các hình thức: Những hướng dẫn chi tiết về quy hoạch địa điểm cảnh quan và thiết kế kiến trúc cho các cụm công nghiệp; các quy định về dòng thải; các tiêu chí về môi trường cho các dự án đầu tư vào cụm công nghiệp. Đồng thời cần xây dựng chính sách khuyến khích để thu hút các doanh nghiệp đầu tư trang thiết bị hiện đại, sản xuất các loại sản phẩm đảm bảo vệ sinh môi trường, phế liệu có khả năng tái chế hoặc được chôn lấp an toàn; khuyến khích các doanh nghiệp trong cụm công nghiệp áp dụng sản xuất sạch hơn, áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng Quốc tế. Đặc biệt, khuyến khích ngành công nghiệp môi trường đầu tư phát triển trong cụm công nghiệp. Không chấp nhận các cơ sở công nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm cao ở Thủ đô. Khuyến khích triển khai các hoạt động nghiên cứu khoa học về bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất của cụm công nghiệp.
- Thực hiện quy hoạch môi trường: Trong quy hoạch ngoài việc bố trí mặt bằng cho các nhà máy, nhất thiết phải đề cập đến phương án bảo vệ môi trường. Thiết kế xây dựng cụm công nghiệp phải có quy hoạch vùng cách ly vệ sinh công nghiệp (là vùng đệm giữa cụm công nghiệp với khu dân cư, với vùng lân cận). Kích thước của vùng cách ly công nghiệp nên được xác định theo khoảng cách bảo vệ về vệ sinh mà tiêu chuẩn Nhà nước cho phép. Đối với các cụm công nghiệp đã có từ trước cần lập danh sách các nhà máy theo mức độ ô nhiễm gây độc hại để có kế hoạch biện pháp xử lý cụ thể.
- Xây dựng khu xử lý môi trường tập trung: Việc xây dựng trạm xử lý nước thải cho một cụm công nghiệp là yêu cầu bắt buộc. Đối với cụm công nghiệp có sản xuất với nguy cơ gây độc hại cần thiết kế các vùng đất ngập nước - hồ chứa nhân tạo để xử lý nước thải của mình theo phương pháp sinh học. Tuy nhiên, các nhà máy đơn lẻ phải lắp đặt công nghệ tiền xử lý để bảo vệ tính nhất thể và sự hoạt động ổn định của hệ thống đất ngập nước này.
- Thiết lập hệ thống quan trắc môi trường: Chủ đầu tư xây dựng hạ tầng cụm công nghiệp cần xây dựng và đầu tư nâng cấp năng lực hoạt động của hệ thống quan trắc môi trường của cụm công nghiệp. Qua đó có thể đánh giá kịp thời, chính xác, và kiểm soát được chặt chẽ tình trạng chất lượng môi trường cũng như mức độ ô nhiễm môi trường không khí, nước, mùi, tiếng ồn...từ đó có giải pháp kỹ thuật xử lý kịp thời có hiệu quả, đảm bảo chất lượng môi trường nói chung.
4.5. Giải pháp về nguồn nhân lực.
- Về tạo nguồn nhân lực tại chỗ: Phải đảm bảo chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ, tay nghề, có khả năng tiếp thu có hiệu quả các phương pháp quản lý khoa học hiện đại, các trình độ thiết bị công nghệ cao, tiên tiến trên thế giới; có thể lực, tác phong và nếp sống văn hóa công nghiệp. Doanh nghiệp trong các cụm công nghiệp cần cam kết và thực hiện ưu tiên tuyển dụng lao động tại địa phương; Đặc biệt ưu tiên lao động bị mất đất sản xuất, mất mặt bằng kinh doanh.
- Về đào tạo nguồn nhân lực: Tạo mối quan hệ liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp trong các cụm công nghiệp với trường đại học, trường dạy nghề trên địa bàn và Vùng để đào tạo nhân lực. Khuyến khích đào tạo theo địa chỉ người sử dụng lao động, và ưu tiên lao động bị thu hồi đất. Tạo mối liên kết giữa cơ quan quản lý Nhà nước, doanh nghiệp và Trường để tổ chức mở lớp đào tạo trong trường hoặc ngay tại doanh nghiệp. Tạo điều kiện thành lập các Trung tâm đào tạo nghề và truyền nghề ngay tại các cụm công nghiệp cho doanh nghiệp. Ưu tiên hỗ trợ các chương trình kế hoạch đào tạo phù hợp với nhu cầu, sát với thực tế, đáp ứng kịp thời yêu cầu cung cấp nguồn nhân lực kỹ thuật theo đặt hàng, theo địa chỉ trong cụm công nghiệp. Đầu tư đổi mới cơ sở vật chất, điều kiện giảng dạy, điều kiện học tập, trước hết là các trường dạy nghề của Hà Nội để sau khi đào tạo đội ngũ công nhân kỹ thuật có thể tiếp cận và làm việc được trên các trang thiết bị máy móc mới. Việc đào tạo nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp tại cụm công nghiệp cần phải quan tâm đầy đủ tới cơ cấu chuyên môn: nhân lực quản lý, điều hành; nhân lực chuyên môn nghiệp vụ cao; công nhân kỹ thuật.
- Về dịch vụ tư vấn cung cấp lao động: Tiếp tục thực hiện “Đề án phát triển thị trường lao động thành phố Hà Nội đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. Tiếp tục thực hiện “Đề án tổ chức, nâng cao hiệu quả hoạt động Sàn giao dịch việc làm thành phố Hà Nội giai đoạn 2014 - 2015 và định hướng đến năm 2020”. Đối với doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trong các cụm công nghiệp phải có kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực riêng để chủ động trong việc tổ chức đào tạo cả về quy mô, trình độ và cơ cấu ngành nghề, chú ý vấn đề kèm cặp nâng cao tay nghề tại chỗ; doanh nghiệp phải có bộ máy chuyên trách về quản lý nguồn nhân lực.
4.6. Nâng cao năng lực quản lý nhà nước ngành công nghiệp trên địa bàn trong lĩnh vực quản lý và phát triển cụm công nghiệp.
Nâng cao vị trí của các cơ quan quản lý Nhà nước về cụm công nghiệp, thực hiện cải cách hành chính; có cơ chế giám sát thực hiện quy hoạch. Trong quá trình triển khai thực hiện, có vấn đề phát sinh cần điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn.
Việc chọn nhà đầu tư xây dựng kinh doanh hạ tầng cụm công nghiệp có đủ năng lực tài chính, kinh nghiệm quản lý hạ tầng, có mối quan hệ khách hàng rộng là điều kiện tiên quyết quyết định đến kết quả, hiệu quả hoạt động của cụm công nghiệp sau này.
Điều 2. Tổ chức thực hiện Quy hoạch
1. Trách nhiệm Sở Công Thương.
Thực hiện quyền hạn, trách nhiệm quản lý cụm công nghiệp theo quy định tại Điều 43 Nghị định số 68/2017/NĐ-CP ngày 25/5/2017 của Chính phủ về quản lý, phát triển cụm công nghiệp.
Đầu mối giúp Ủy ban nhân Thành phố quản lý nhà nước về cụm công nghiệp trên địa bàn Thành phố theo quy định tại Điều 42 Nghị định số 68/2017/NĐ-CP ngày 25/5/2017 của Chính phủ.
2. Trách nhiệm Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã
Thực hiện quyền hạn, trách nhiệm quản lý cụm công nghiệp theo quy định tại Điều 44 Nghị định số 68/2017/NĐ-CP ngày 25/5/2017 của Chính phủ về quản lý, phát triển cụm công nghiệp.
3. Các Sở, Ban, Ngành của Thành phố: Theo chức năng, nhiệm vụ có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với Sở Công Thương và UBND các quận, huyện, thị xã Sơn Tây trong quá trình triển khai thực hiện Quy hoạch.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND Thành phố, Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các Ngành thuộc Thành phố, Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã Sơn Tây, các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Quyết định 630/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Nam Định đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025
- 2Quyết định 2461/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Đề cương nhiệm vụ và Dự toán kinh phí lập Quy hoạch phát triển các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đến năm 2025, có xét đến năm 2030
- 3Quyết định 2888/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt Quy hoạch phát triển Cụm công nghiệp tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
- 4Quyết định 1003/QĐ-UBND năm 2013 về phê duyệt Quy hoạch phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Điện Biên giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2025
- 5Quyết định 895/QĐ-UBND năm 2018 phê duyệt điều chỉnh quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035
- 6Quyết định 485/QĐ-UBND năm 2018 phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Bắc Kạn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030
- 7Quyết định 420/QĐ-UBND năm 2018 phê duyệt Quy hoạch phát triển Cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Phước đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030
- 8Quyết định 18/2018/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp quản lý, phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
- 9Quyết định 4796/QĐ-UBND phê duyệt điều chỉnh cục bộ Quy hoạch phát triển cụm công nghiệp tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
- 10Quyết định 1210/QĐ-UBND năm 2020 sửa đổi Quyết định 420/QĐ-UBND phê duyệt Quy hoạch phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Phước đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
- 1Nghị định 92/2006/NĐ-CP về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 2Nghị định 04/2008/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 92/2006/NĐ-CP về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 3Quyết định 1081/QĐ-TTg năm 2011 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 1259/QĐ-TTg năm 2011 phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Quyết định 222/QĐ-TTg năm 2012 phê duyệt Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Quyết định 2261/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp Thành phố Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
- 7Nghị quyết 06/NQ-CP năm 2013 về quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) của thành phố Hà Nội do Chính phủ ban hành
- 8Thông tư 05/2013/TT-BKHĐT hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 9Luật Đầu tư 2014
- 10Thông tư 35/2015/TT-BTNMT về bảo vệ môi trường khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao do Bộ trường Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 11Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 12Thông tư 35/2015/TT-BCT Quy định về bảo vệ môi trường ngành Công thương do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
- 13Thông tư 15/2017/TT-BCT quy định, hướng dẫn thực hiện Nghị định 68/2017/NĐ-CP về quản lý, phát triển cụm công nghiệp do Bộ Công thương ban hành
- 14Nghị định 68/2017/NĐ-CP về quản lý, phát triển cụm công nghiệp
- 15Quyết định 630/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Nam Định đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025
- 16Quyết định 2461/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Đề cương nhiệm vụ và Dự toán kinh phí lập Quy hoạch phát triển các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đến năm 2025, có xét đến năm 2030
- 17Quyết định 2888/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt Quy hoạch phát triển Cụm công nghiệp tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
- 18Quyết định 1003/QĐ-UBND năm 2013 về phê duyệt Quy hoạch phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Điện Biên giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2025
- 19Quyết định 895/QĐ-UBND năm 2018 phê duyệt điều chỉnh quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035
- 20Quyết định 485/QĐ-UBND năm 2018 phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Bắc Kạn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030
- 21Quyết định 420/QĐ-UBND năm 2018 phê duyệt Quy hoạch phát triển Cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Phước đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030
- 22Quyết định 18/2018/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp quản lý, phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
- 23Quyết định 4796/QĐ-UBND phê duyệt điều chỉnh cục bộ Quy hoạch phát triển cụm công nghiệp tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
- 24Quyết định 1210/QĐ-UBND năm 2020 sửa đổi Quyết định 420/QĐ-UBND phê duyệt Quy hoạch phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Phước đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
Quyết định 1292/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt Quy hoạch phát triển cụm công nghiệp thành phố Hà Nội đến năm 2020, có xét đến năm 2030
- Số hiệu: 1292/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 14/03/2018
- Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội
- Người ký: Nguyễn Đức Chung
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 14/03/2018
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực