Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC KẠN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1270/QĐ-UBND

Bắc Kạn, ngày 24 tháng 7 năm 2018

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU Y TẾ - DÂN SỐ NĂM 2018

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC KẠN

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Quyết định số: 1125/QĐ-TTg ngày 31 tháng 7 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số giai đoạn 2016 - 2020;

Căn cứ Thông tư số: 26/2018/TT-BTC ngày 21 tháng 3 năm 2018 của Bộ Tài chính về việc Quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số giai đoạn 2016 - 2020;

Căn cứ Quyết định số: 2307/QĐ-UBND ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn về việc cấp bổ sung, đồng thời thu hồi kinh phí tạm ứng cho các đơn vị thực hiện Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số, Chương trình mục tiêu Giáo dục nghề nghiệp - Việc làm và An toàn lao động năm 2017;

Căn cứ Quyết định số: 341/QĐ-UBND ngày 06 tháng 3 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn về việc cấp kinh phí cho Sở Y tế để thực hiện Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số năm 2018;

Xét đề nghị của Sở Y tế tại Tờ trình số: 1492/TTr-SYT ngày 18 tháng 7 năm 2018,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số năm 2018.

Điều 2. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Y tế, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Phạm Duy Hưng

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU Y TẾ - DÂN SỐ 2018
(Kèm theo Quyết định số: 1270/QĐ-UBND ngày 24/7/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh)

Phần thứ nhất

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU Y TẾ - DÂN SỐ, GIAI ĐOẠN 2011 - 2015

1. Một số kết quả đạt được

Nhìn chung, các Chương trình mục tiêu quốc gia về lĩnh vực y tế được triển khai trong toàn tỉnh thu được kết quả tốt. Nhiều chỉ tiêu về sức khỏe đều đạt so với kế hoạch như: Tỷ lệ trẻ em < 01 tuổi được tiêm chủng đầy đủ đạt > 97%; tỷ lệ suy dinh dưỡng theo cân nặng trẻ em < 05 tuổi là 18,2%; tỷ suất chết trẻ dưới 01 tuổi là 6,3‰; tỷ suất chết trẻ dưới 05 tuổi là 7,8‰; tỷ số chết mẹ là 36,5/100.000 trẻ đẻ sống. Trong những năm qua, không xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm lớn. Số người nhiễm HIV giảm, tỷ lệ người nhiễm HIV/AIDS được tư vấn và tiếp cận thuốc ARV tăng. Chất lượng dân số từng bước được cải thiện, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên hằng năm được duy trì ổn định 1,0%; tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên giảm; tỷ lệ chấp nhận các biện pháp tránh thai hiện đại đạt mức cao (>70%). Công tác truyền thông - giáo dục sức khỏe tiếp tục được đẩy mạnh cả về phạm vi và hiệu quả hoạt động, đã góp phần thay đổi những kiến thức hành vi có lợi cho việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân tại cộng đồng.

2. Thuận lợi, khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số giai đoạn 2011 - 2015

2.1. Thuận lợi

Được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời của các cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương; sự quan tâm chỉ đạo thường xuyên về chuyên môn, kỹ thuật, hỗ trợ kinh phí, trang thiết bị của Bộ Y tế, các Bệnh viện tuyến Trung ương cũng như sự phối hợp thực hiện của các Sở, Ngành, các tổ chức đoàn thể trong việc triển khai các hoạt động của Chương trình. Đội ngũ cán bộ y tế các tuyến, mạng lưới chuyên trách, cộng tác viên nỗ lực, cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Việc triển khai các hoạt động của Chương trình đảm bảo về tiến độ và chất lượng so với Kế hoạch đề ra.

2.2. Khó khăn

Là tỉnh miền núi, tỷ lệ người dân tộc thiểu số chiếm trên 83% nên còn tồn tại một số phong tục, tập quán lạc hậu, nhất là ở khu vực vùng sâu, vùng xa phần nào đã ảnh hưởng đến công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân. Thiếu đội ngũ bác sĩ có trình độ chuyên môn sâu, cán bộ làm công tác quản lý có kinh nghiệm. Trang thiết bị phục vụ cho chuyên môn thiếu hoặc có nhưng không đồng bộ. Ngân sách địa phương hỗ trợ cho các chương trình, dự án hằng năm còn hạn chế. Nguồn kinh phí Chương trình mục tiêu bị cắt giảm ảnh hưởng đến kết quả thực hiện nhiệm vụ. Khả năng tiếp cận các dịch vụ của Chương trình phòng, chống HIV/AIDS còn hạn chế, độ bao phủ về xét nghiệm HIV còn thấp; người dân ở xa khó tiếp cận dịch vụ y tế liên quan đến HIV, do đó khả năng người nhiễm HIV chưa được xét nghiệm HIV và không biết tình trạng nhiễm HIV còn đáng kể. Việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, đầu tư trang thiết bị cho các dịch vụ phòng chống AIDS chưa đồng bộ, thống nhất giữa các địa phương nhất là chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện thay thế bằng Methadone, chương trình sàng lọc HIV. Chế độ chính sách cho cán bộ làm công tác phòng chống HIV/AIDS còn chậm thực hiện. Đội ngũ cán bộ dân số cấp xã chưa được tuyển dụng thành viên chức cấp xã nên một số có tư tưởng thiếu an tâm công tác, giảm nhiệt tình và trách nhiệm đối với công việc.

Phần thứ hai

KẾ HOẠCH, NHIỆM VỤ CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU Y TẾ - DÂN SỐ NĂM 2018

I. CĂN CỨ LẬP KẾ HOẠCH

- Quyết định số: 1125/QĐ-TTg ngày 31 tháng 7 năm 2017 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số giai đoạn 2016 - 2020.

- Thông tư số: 26/2017/TT-BTC ngày 21 tháng 3 năm 2018 của Bộ Tài chính về việc quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số giai đoạn 2016 - 2020.

- Quyết định số: 2121/QĐ-BYT ngày 30 tháng 3 năm 2018 của Bộ Y tế về việc phê duyệt kế hoạch hoạt động bằng nguồn ngân sách nhà nước năm 2018 của Dự án 1- Phòng chống một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và các bệnh không lây nhiễm phổ biến (hoạt động phòng, chống Sốt xuất huyết) thuộc Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số.

- Quyết định số: 2112/QĐ-BYT ngày 30 tháng 3 năm 2018 của Bộ Y tế về việc phê duyệt Kế hoạch hoạt động bằng nguồn ngân sách nhà nước năm 2018 của Dự án 1- Phòng, chống một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và các bệnh không lây nhiễm phổ biến (hoạt động phòng, chống bệnh Phong) thuộc Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số.

- Quyết định số: 2113/QĐ-BYT ngày 30 tháng 3 năm 2018 của Bộ Y tế về việc phê duyệt Kế hoạch hoạt động bằng nguồn ngân sách nhà nước năm 2018 của Dự án 1- Phòng, chống một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và các bệnh không lây nhiễm phổ biến (hoạt động phòng, chống Lao) thuộc Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số.

- Quyết định số: 2116/QĐ-BYT ngày 30 tháng 3 năm 2018 của Bộ Y tế về việc phê duyệt Kế hoạch hoạt động bằng nguồn ngân sách nhà nước năm 2018 của Dự án 1- Phòng, chống một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và các bệnh không lây nhiễm phổ biến (hoạt động phòng, chống bệnh Phổi tắc nghẽn mạn tính và Hen phế quản) thuộc Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số.

- Quyết định số: 2117/QĐ-BYT ngày 30 tháng 3 năm 2018 của Bộ Y tế về việc phê duyệt Kế hoạch hoạt động bằng nguồn ngân sách nhà nước năm 2018 của Dự án 1- Phòng, chống một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và các bệnh không lây nhiễm phổ biến (hoạt động phòng, chống Sốt rét) thuộc Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số.

- Quyết định số: 2118/QĐ-BYT ngày ngày 30 tháng 3 năm 2018 của Bộ Y tế về việc phê duyệt Kế hoạch hoạt động bằng nguồn ngân sách nhà nước năm 2018 của Dự án 1- Phòng, chống một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và các bệnh không lây nhiễm phổ biến (hoạt động phòng, chống bệnh Đái tháo đường và phòng, chống các rối loại do thiếu Iốt) thuộc Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số.

- Quyết định số: 2119/QĐ-BYT ngày 30 tháng 3 năm 2018 của Bộ Y tế về việc phê duyệt Kế hoạch hoạt động bằng nguồn ngân sách nhà nước năm 2018 của Dự án 1- Phòng, chống một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và các bệnh không lây nhiễm phổ biến (hoạt động bảo vệ sức khỏe tâm thần) thuộc Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số.

- Quyết định số: 2120/QĐ-BYT ngày 30 tháng 3 năm 2018 của Bộ Y tế về việc phê duyệt Kế hoạch hoạt động bằng nguồn ngân sách nhà nước năm 2018 của Dự án 1- Phòng, chống một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và các bệnh không lây nhiễm phổ biến (hoạt động phòng, chống bệnh Tim mạch) thuộc Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số.

- Quyết định số: 3233/QĐ-BYT ngày 30 tháng 5 năm 2018 của Bộ Y tế về việc phê duyệt Kế hoạch hoạt động bằng nguồn ngân sách nhà nước năm 2018 của Dự án 1- Phòng, chống một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và các bệnh không lây nhiễm phổ biến (hoạt động phòng, chống bệnh Ung thư) thuộc Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số.

- Quyết định số: 2112/QĐ-BYT ngày 30 tháng 3 năm 2018 của Bộ Y tế về việc phê duyệt Kế hoạch hoạt động bằng nguồn ngân sách nhà nước năm 2018 của Dự án 2 - Tiêm chủng mở rộng thuộc Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số.

- Quyết định số: 2110/QĐ-BYT ngày 30 tháng 3 năm 2018 của Bộ Y tế về việc phê duyệt Kế hoạch hoạt động bằng nguồn ngân sách nhà nước năm 2018 của Dự án 3 - Dân số và phát triển (hoạt động chăm sóc sức khỏe sinh sản) thuộc Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số.

- Quyết định số: 2122/QĐ-BYT ngày 30 tháng 3 năm 2018 của Bộ Y tế về việc phê duyệt Kế hoạch hoạt động bằng nguồn ngân sách nhà nước năm 2018 của Dự án 3 - Dân số và phát triển (hoạt động chăm sóc sức khỏe người cao tuổi) thuộc Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số.

- Quyết định số: 2123/QĐ-BYT ngày 30 tháng 3 năm 2018 của Bộ Y tế về việc phê duyệt Kế hoạch hoạt động bằng nguồn ngân sách nhà nước năm 2018 của Dự án 3 - Dân số và phát triển (hoạt động phục hồi chức năng người khuyết tật) thuộc Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số.

- Quyết định số: 2790/QĐ-BYT ngày 08 tháng 5 năm 2018 của Bộ Y tế về việc phê duyệt kế hoạch hoạt động bằng nguồn ngân sách nhà nước năm 2018 của Dự án 3 - Dân số và phát triển (Dân số - Kế hoạch hóa gia đình) thuộc Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số.

- Quyết định số: 3172/QĐ-BYT ngày 25 tháng 5 năm 2018 của Bộ Y tế về việc phê duyệt Kế hoạch hoạt động bằng nguồn ngân sách nhà nước năm 2018 của Dự án 4 - An toàn thực phẩm và hoạt động truyền thông về an toàn thực phẩm thuộc Dự án 8 thuộc Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số.

- Quyết định số: 2114/QĐ-BYT ngày 30 tháng 3 năm 2018 của Bộ Y tế về việc phê duyệt Kế hoạch hoạt động bằng nguồn ngân sách nhà nước năm 2018 của Dự án 5 - Phòng, chống HIV/AIDS thuộc Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số.

- Quyết định số: 2115/QĐ-BYT ngày 30 tháng 3 năm 2018 của Bộ Y tế về việc phê duyệt Kế hoạch hoạt động bằng nguồn ngân sách nhà nước năm 2018 của Dự án 6 - Bảo đảm máu an toàn và phòng, chống một số bệnh lý huyết học thuộc Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số.

- Quyết định số: 1640/QĐ-BYT ngày 07 tháng 3 năm 2018 của Bộ Y tế về việc phê duyệt Kế hoạch hoạt động của Dự án quân dân y kết hợp thuộc Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số năm 2018.

- Quyết định số: 607/QĐ-BYT ngày 25 tháng 01 năm 2018 của Bộ Y tế về việc phê duyệt Kế hoạch hoạt động bằng nguồn ngân sách nhà nước bổ sung năm 2017 và nguồn ngân sách nhà nước năm 2018 của Dự án 8 - Theo dõi, kiểm tra, giám sát, đánh giá thực hiện chương trình và truyền thông y tế thuộc Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số.

II. MỤC TIÊU, CHỈ TIÊU, GIẢI PHÁP VÀ KINH PHÍ HOẠT ĐỘNG

1. DỰ ÁN 1: Phòng, chống một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và các bệnh không lây nhiễm phổ biến

1.1. Phòng chống Lao

1.1.1. Mục tiêu chung

- Giảm số người mắc bệnh Lao trong cộng đồng xuống dưới 78 người trên 100.000 người dân.

- Giảm số người chết do bệnh Lao xuống dưới 10 người trên 100.000 người dân. Khống chế số người mắc bệnh Lao đa kháng thuốc với tỷ lệ dưới 5% trong tổng số người bệnh Lao mới phát hiện.

1.1.2. Mục tiêu, chỉ tiêu

- Số người nghi lao đến khám được xét nghiệm đờm: 2.300 (tương đương 0,7% dân số).

- Phát hiện bệnh nhân mắc Lao mới các thể 130 bệnh nhân, trong đó:

+ Bệnh nhân Lao phổi AFB (+) phát hiện mới 80 bệnh nhân tương đương 25 AFB (+) /100.000 dân;

+ Bệnh nhân Lao phổi AFB (-) và lao khác: 50 bệnh nhân.

- Lao/HIV: 10 bệnh nhân.

- Số bệnh nhân Lao mãn tính, Lao kháng thuốc: 03 bệnh nhân.

- Thu nhận và quản lý điều trị 100% bệnh nhân phát hiện mới và bệnh nhân từ nơi khác chuyển đến.

- Tỷ lệ điều trị khỏi ở bệnh nhân AFB (+) mới đạt từ 85% trở lên.

1.1.3. Giải pháp thực hiện

- Chủ động tổ chức triển khai khám bệnh, tư vấn cho những người nghi Lao.

- Tổ chức triển khai khám sàng lọc tại cồng đồng phát hiện Lao, Lao kháng thuốc, Lao/HIV, Lao trẻ em.

- Thực hiện công tác kiểm định hằng tháng theo quy định để kịp thời khắc phục những sai sót.

- Phối hợp chương trình HIV/AIDS khám sàng lọc Lao bằng chụp X-Quang cho các đối tượng nhiễm HIV/AIDS được quản lý ở các tuyến. Phối hợp xét nghiệm HIV cho bệnh nhân Lao.

- Hướng dẫn tuyến cơ sở chú trọng giới thiệu bệnh nhân nghi Lao đi khám, chụp X-Quang, xét nghiệm đờm từ các khoa phòng: Phòng khám, khoa nội, nhi lây, các trạm y tế xã và cộng đồng.

- Tư vấn cho bệnh nhân, người nhà trước và trong thời gian điều trị; theo dõi xét nghiệm đúng, đủ, thực hiện giám sát điều trị theo đúng quy định.

- Chỉ định đúng phác đồ điều trị đối với bệnh nhân Lao phổi AFB (+) mới áp dụng các phác đồ điều trị được thống nhất trên toàn quốc.

- Đảm bảo cung ứng kịp thời, đầy đủ thuốc, vật tư hóa chất, trang thiết bị, sổ sách, biểu mẫu phục vụ cho các hoạt động của Chương trình. Đảm bảo công tác ghi chép, báo cáo, sử dụng thuốc, vật tư đầy đủ, chính xác, kịp thời.

- Theo dõi, bảo quản và phân phối đồng đều vật tư, trang thiết bị theo quy định của Chương trình.

- Chỉ đạo tổ chức triển khai các hoạt động truyền thông nhân ngày Thế giới phòng, chống Lao 24/3: Căng băng zôn, áp phích, phát tờ rơi tại nơi đông dân cư, tuyên truyền trên đài phát thanh, tại trường học, truyền thông trực tiếp tại khu dân cư.

- Phối hợp với Chương trình HIV theo Quyết định số: 2496/QĐ-BYT ngày 18 tháng 7 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành “Quy chế phối hợp giữa chương trình mục tiêu Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS và Dự án phòng chống bệnh lao thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia y tế”.

- Cán bộ phụ trách huyện, thành phố chủ động kiểm tra, giám sát thường kỳ ít nhất 01tháng/01lần. Giám sát đột xuất để kịp thời điều chỉnh những sai sót. Thực hiện các kỳ giám sát, lần giám sát đảm bảo chất lượng.

- Tổ chức tập huấn cho cán bộ y tế tuyến huyện, tuyến xã về kiến thức và các hoạt động phòng chống Lao. Đào tạo cho cán bộ quản lý Chương trình bằng hình thức tập huấn, giám sát, hướng dẫn trực tiếp.

- Ghi chép vào các sổ, biểu mẫu kịp thời chính xác, báo cáo quý qua phần mềm Vitimes từ tuyến huyện.

1.1.4. Kinh phí hoạt động

 Đơn vị tính: 1.000 đồng

TT

Nội dung hoạt động

Nguồn kinh phí

Tổng

NSTW

NSĐP

1

Tổ chức khám sàng lọc, sàng lọc phát hiện bệnh nhân tại cộng đồng

318.264

318.264

0

2

Mua vật tư xét nghiệm

29.811

29.811

0

3

Tổ chức tư vấn, nói chuyện chuyên đề hướng dẫn bệnh nhân lao và người nhà bệnh nhân tại Bệnh viện đa khoa, các xã

40.000

40.000

0

4

Dự hội nghị ngoại tỉnh, lĩnh thuốc tại Trung ương

43.519

43.519

0

5

 In ấn biểu đồ, sổ sách... Chương trình

30.736

30.736

0

6

Sửa chữa máy vi tính, văn phòng phẩm phục vụ Chương trình

14.670

14.670

0

7

Sửa chữa thường xuyên phương tiện giám sát chương trình Lao cấp

50.000

50.000

0

8

Mua máy in phục vụ hoạt động

20.000

20.000

0

9

Mua trang thiết bị, vật tư y tế phục vụ Chương trình

150.000

150.000

0

10

Chi hỗ trợ cho cán bộ y tế làm công tác khám, phát hiện nguồn lây chính (Lao phổi AFB+) tại cộng đồng

3.900

0

3.900

11

Hỗ trợ cho cán bộ y tế xã trực tiếp khám và đưa bệnh nhân lao tới Tổ chống Lao

43.920

0

43.920

12

Hỗ trợ cho cán bộ y tế trực tiếp cấp phát thuốc, kiểm tra, giám sát bệnh nhân Lao trong quá trình điều trị

14.580

0

14.580

 

Tổng cộng

759.400

697.000

62.400

1.2. Phòng, chống Phong

1.2.1. Mục tiêu chung

- Tổ chức khám phát hiện và đa hóa trị liệu cho bệnh nhân Phong mới.

- Phòng, chống tàn tật, phục hồi chức năng và tái hòa nhập cộng đồng cho bệnh nhân Phong. Nghiên cứu, đào tạo tập huấn chuyên môn về phòng, chống Phong.

- Giám sát chuyên môn hoạt động phòng chống Phong ở địa phương.

- Tổ chức loại trừ bệnh Phong ở tuyến huyện.

1.2.2. Mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể

- Duy trì kết quả đã đạt được sau loại trừ bệnh Phong tuyến tỉnh.

- 100% bệnh nhân mới được khám phát hiện và điều trị bằng đa hóa trị liệu.

- Duy trì 100% bệnh nhân sau mắc phong dị hình tàn tật được phục hồi chức năng tái hòa nhập cộng đồng và phòng chống tàn tật.

- 50% số huyện trong vùng có bệnh nhân lưu hành được loại trừ bệnh Phong theo qui mô cấp huyện.

- Khám tiếp xúc 200 lượt người.

- Quản lý 100% số người bệnh Phong trong toàn tỉnh 20 người.

- Duy trì tỷ lệ lưu hành < 0,18/10.000 dân 01 bệnh nhân.

- Duy trì tỷ lệ phát hiện < 0,7/100.000 dân 01 bệnh nhân.

- 04 huyện trong vùng dịch tễ lưu hành đạt 4 tiêu chuẩn loại trừ bệnh Phong.

- 02 huyện được kiểm tra công nhận loại trừ bệnh Phong theo quy mô cấp huyện.

1.2.3. Giải pháp thực hiện

- Duy trì mạng lưới phòng chống Phong tuyến huyện, thành phố, 122 xã đảm bảo các xã đều có cán bộ phụ trách chương trình Phong - Da liễu.

- Kiện toàn ban chỉ đạo hoạt động loại trừ bệnh Phong tuyến huyện.

- Tập huấn kiến thức về bệnh Phong cho cán bộ y tế các tuyến.

- Tuyên truyền bệnh Phong lồng ghép trong các buổi họp thôn, và ghép các hoạt động chương trình y tế khác.

- Duy trì khám tiếp xúc tại các thôn, lồng ghép vào hoạt động y tế khác, tập trung khám tại các xã hiện đang có người bệnh quản lý.

- Hướng dẫn bệnh nhân tự chăm sóc bản thân như chăm sóc lỗ đáo, bàn chân, bàn tay, mắt bị mất cảm giác, cấp dụng cụ (giầy, dép, ủng) để phòng tránh tàn tật nặng thêm.

- Quản lý hồ sơ bệnh án, ghi chép đầy đủ các loại sổ sách theo quy định của chương trình.

- Kiểm tra giám sát chương trình, chú trọng các huyện xã có người bệnh quản lý.

- Thống kê báo cáo theo quy định.

1.2.4. Kinh phí hoạt động

Đơn vị tính: 1.000 đồng

TT

Nội dung hoạt động

Nguồn kinh phí

Tổng

NSTW

NSĐP

1

Tổ chức khám sàng lọc, sàng lọc phát hiện bệnh nhân tại cộng đồng

83.400

83.400

0

2

Chi hỗ trợ cho cán bộ y tế trực tiếp cấp phát thuốc và theo dõi bệnh nhân Phong đa hóa trị liệu tại nhà

700

700

0

3

Điều trị loét lỗ đáo cho bệnh nhân Phong

3.000

3.000

0

4

Mua các vật dụng đặc thù cho bệnh nhân, dụng cụ PHCN cho bệnh nhân Phong bị khuyết tật

27.300

27.300

0

5

In ấn tài liệu phục vụ cho tư vấn, khám sàng lọc, khám phát hiện bệnh nhân Phong

25.000

25.000

0

6

Mua máy tính, máy in đa năng phục vụ Chương trình

23.100

23.100

0

7

Chi công tác kiểm tra, đánh giá, giám sát chuyên môn

10.000

0

10.000

8

Lĩnh thuốc vật tư chương trình tại Hà Nội

3.460

3.460

0

9

Dự hội nghị do Trung ương tổ chức

6.330

6.330

0

10

Kiểm tra chéo theo kế hoạch của Bệnh viện Da liễu Trung ương

5.170

5.170

0

11

Kiểm tra chéo tại Bắc Kạn

4.910

0

4.910

12

Mua sắm vật tư văn phòng phẩm phục vụ Chương trình

18.540

18.540

0

13

Tổ chức loại trừ bệnh Phong cấp huyện tại huyện Ba Bể

57.224

0

57.224

 

Tổng cộng

268.134

196.000

72.134

1.3. Phòng chống bệnh Sốt rét

1.3.1. Mục tiêu chung

Không để dịch Sốt rét xảy ra, không để tử vong do Sốt rét.

1.3.2. Mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể

- Giảm mắc Sốt rét xuống ≤ 0,2/1.000 dân số chung.

- Số lượt người được điều trị Sốt rét 100 lượt người; trong đó:

+ Điều trị: 17 lượt người;

+ Cấp thuốc tự điều trị: 16 lượt người;

+ Điều trị khác: 67 lượt người.

- Dân số được bảo vệ bằng hoá chất phòng chống muỗi: 13.000 người.

Trong đó:         

+ Bằng phun tồn lưu: 3.000 người.

+ Bằng tẩm màn: 10.000 người.

- Số lam máu phát hiện đối tượng nghi Sốt rét: 20.000 lam XN0.

1.3.3. Giải pháp thực hiện

- Chỉ đạo và giám sát công tác phòng, chống bệnh Sốt rét theo Quyết định số: 741/QĐ-BYT ngày 02 tháng 3 năm 2016 của Bộ Y tế về việc ban hành hướng dẫn giám sát và phòng, chống bệnh Sốt rét.

- Chỉ đạo và giám sát công tác chẩn đoán và điều trị bệnh Sốt rét theo Quyết định số: 4845/QĐ-BYT ngày 08 tháng 9 năm 2016 của Bộ Y tế.

- Triển khai loại trừ bệnh Sốt rét theo hướng dẫn tại Quyết định số: 08/QĐ-BYT ngày 04 tháng 01 năm 2017 của Bộ Y tế về phê duyệt lộ trình loại trừ Sốt rét tại Việt Nam đến năm 2025 và định hướng đến 2030.

- Củng cố, duy trì và đảm bảo chất lượng hoạt động các điểm kính hiển vi.

- Thực hiện tuyên truyền phòng bệnh Sốt rét cho người dân. Vận động người dân ngủ màn thường xuyên và hướng dẫn cách sử dụng, bảo quản màn đã tẩm hóa chất.

- Triển khai tốt công tác phun, tẩm màn bằng hóa chất diệt muỗi theo đúng quy định.

- Thực hiện sử dụng, bảo quản, phân phối, thuốc, hóa chất, vật tư, tài sản Sốt rét theo đúng quy định của chương trình, dự án.

- Cấp cơ sở tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương quan tâm dành kinh phí cho Chương trình phòng, chống Sốt rét và ban hành các văn bản chỉ đạo các Ban, Ngành, đoàn thể cùng phối hợp triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình phòng, chống Sốt rét trên địa bàn.

- Thực hiện tốt công tác thống kê, báo cáo.

- Thực hiện nhập số liệu báo cáo Sốt rét bằng phần mềm MIS.

1.3.4. Kinh phí hoạt động

Đơn vị tính: 1.000 đồng

TT

Nội dung hoạt động

Nguồn kinh phí

Tổng

NSTW

NSĐP

1

Chi trả công trực tiếp cho người phun hóa chất (trả bù hoạt động đã thực hiện hoạt động trong năm 2017)

19.904

6.667

19.904

2

Chi trả công trực tiếp cho người tẩm màn (trả bù hoạt động đã thực hiện hoạt động trong năm 2017)

26.592

16.667

26.592

3

Điều tra, giám sát ca bệnh/ổ bệnh (03 huyện ngoài DA RAI2E )

21.670

0

21.670

4

Giám sát (dịch tễ sốt rét, véc tơ, điểm kính...)

17.970

0

17.970

5

Hỗ trợ cho cán bộ tại điểm kính hiển vi tỉnh, huyện, xã: 34 điểm kính x 150.000đ/điểm/tháng x 12 tháng (chi cho hoạt động năm 2017)

61.200

61.200

0

6

Hỗ trợ cho cán bộ xã trọng điểm Sốt rét: 03 xã x 50.000đ/xã/tháng x 12 tháng (chi cho hoạt động 2017)

1.800

1.800

0

7

Chi trả công cho người làm mồi và người bắt muỗi đêm (03 huyện ngoài DA RAI2E )

9.360

0

9.360

8

Mua hóa chất, vật tư phục vụ điểm kính hiển vi XN SR

30.000

30.000

0

9

In ấn biểu đồ, sổ sách,.. chương trình phòng bệnh Sốt rét

95.000

95.000

0

10

Dự hội nghị, tập huấn do Trung ương tổ chức

34.680

34.680

0

11

Xăng xe vận chuyển thuốc, hóa chất, vật tư từ Trung ương đến tỉnh

10.000

10.000

0

12

Mua máy tính, máy in phục vụ chuyên môn

40.000

40.000

0

13

Quản lý, điều hành: Bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế máy vi tính, máy in, VPP, cài phần mềm diệt vius…

30.000

30.000

0

14

Mua trang thiết bị, vật tư y tế phục vụ chương trình

93.986

93.986

0

 

Tổng cộng

515.496

420.000

95.496

1.4. Bảo vệ sức khỏe tâm thần cộng đồng và trẻ em

1.4.1. Mục tiêu chung

Nâng cao hiệu quả việc khám sàng lọc, phát hiện bệnh nhân Tâm thần phân liệt, Động kinh, Rối loạn trầm cảm mới và duy trì quản lý, điều trị và phục hồi chức năng cho những bệnh nhân đang quản lý tại cộng đồng.

1.4.2. Mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể

- Duy trì 122/122 xã, phường đã được triển khai F20 về quản lý, điều trị phục hồi chức năng (PHCN) tại cộng đồng.

- Duy trì 91/122 xã, phường đã được triển khai G40 về quản lý, điều trị PHCN tại cộng đồng.

- Triển khai 31 xã điểm động kinh dựa vào cộng đồng.

- Khám lại cho 200 bệnh nhân F20, G40 đang điều trị ngoại trú tại cộng đồng.

- Duy trì 02/122 xã, phường đã được triển khai trầm cảm (F32) về quản lý, điều trị, chăm sóc bệnh nhân tại cộng đồng.

- Phát hiện mới 20 bệnh nhân F20.

- Phát hiện mới 45 bệnh nhân G40.

- Quản lý 100% số bệnh nhân F20 và G40 được phát hiện và thu nhận.

- Điều trị ổn định, chống tái phát đạt 85% số bệnh nhân đã được phát hiện và quản lý.

- Phục hồi chức năng, giảm tỷ lệ mãn tính, tàn phế xuống dưới 20% số bệnh nhân F20 và G40 được phát hiện và quản lý.

- Cấp thuốc điều trị cho 100% bệnh nhân F20 được phát hiện và quản lý.

1.4.3. Giải pháp thực hiện

- Tập huấn cho cán bộ y tế tuyến tỉnh, huyện, xã tham gia thực hiện Chương trình bảo vệ sức khỏe tâm thần cộng đồng và trẻ em.

- Đẩy mạnh công tác truyền thông, tư vấn về chăm sóc sức khỏe tâm thần cho các gia đình bệnh nhân và các Ban, Ngành đoàn thể liên quan trong xã hội.

- Chỉ đạo các đơn vị truyền thông phối hợp với đài truyền hình, báo địa phương hoặc phối hợp viết bài truyền thông phát trên hệ thống loa truyền thanh... để tuyên truyền, giáo dục sức khoẻ tâm thần cho nhân dân.

- Cấp tài liệu, sổ sách, biểu mẫu... của Ch­ương trình.

- Cung ứng thuốc, vật t­ư:

+ Cung cấp thuốc an thần kinh cho bệnh nhân Tâm thần phân liệt trên địa bàn tỉnh;

+ Bệnh nhân Động kinh do các trung tâm y tế cấp theo chế độ bảo hiểm;

+ Cung cấp tài liệu, sổ sách, biểu mẫu cho các tuyến.

- Khám, quản lý, điều trị, duy trì ổn định:

+ Quản lý, điều trị ổn định và phục hồi chức năng cho các bệnh nhân Tâm thần phân liệt, Động kinh và Trầm cảm đã được phát hiện ở giai đoạn trước;

+ Phát hiện, lập hồ sơ điều trị, quản lý, phục hồi chức năng cho bệnh nhân Tâm thần phân liệt, Động kinh và Trầm cảm mới;

+ Điều trị và phục hồi chức năng cho bệnh nhân tại cơ sở y tế;

+ Đảm bảo điều trị ổn định đạt 85% trở lên bệnh nhân F20, G40 được phát hiện và quản lý;

+ Quản lý bệnh nhân Tâm thần phân liệt và bệnh nhân Động kinh toàn tỉnh.

- Kiểm tra, giám sát cơ sở:

+ Chỉ đạo tuyến huyện giám sát các xã, phường, thị trấn ít nhất mỗi xã 01 lần. Tư vấn, động viên kịp thời cho bệnh nhân và người nhà những trường hợp bỏ thuốc, bỏ điều trị, tử vong...;

+ Đảm bảo số lần giám sát, nâng cao chất lượng các đợt giám sát, tập trung giám sát, chỉ đạo các đơn vị yếu kém, các đơn vị thay đổi cán bộ mới. Giám sát đột xuất một số đơn vị khi cần. Giám sát gián tiếp qua sổ sách, báo cáo hằng quý.

1.4.4. Kinh phí hoạt động

Đơn vị tính: 1.000 đồng

TT

Nội dung hoạt động

Nguồn kinh phí

Tổng

NSTW

NSĐP

1

Hội triển khai cho xã điểm Động kinh + khám phát hiện bệnh nhân Động kinh mới (31 xã)

288.514

288.514

0

2

Tổ chức tư vấn, nói chuyện chuyên đề hướng dẫn bệnh nhân tâm thần, động kinh và người nhà bệnh nhân tại các xã (02 lần/năm).

234.240

234.240

0

3

In sổ điều trị ngoại trú - bệnh án điều trị

99.490

99.490

0

4

Mua sinh hóa phẩm phục vụ khám lại cho 200 bệnh nhân

58.300

58.300

0

5

Sửa chữa TTB phục vụ chuyên môn, quản lý chương trình

62.650

62.650

0

6

Mua máy tính, máy in phục vụ chuyên môn

40.000

40.000

0

7

Tư vấn, hướng dẫn tại cộng đồng (tuyến huyện)

256.200

256.200

0

8

Mua sắm thuốc an thần kinh cho bệnh nhân

93.606

93.606

0

9

Mua trang thiết bị, vật tư y tế phục vụ Chương trình

180.000

180.000

0

 

Tổng cộng

1.313.000

1.313.000

0

1.5. Phòng chống Ung thư

1.5.1. Mục tiêu chung

Sàng lọc phát hiện sớm tỷ lệ mắc một số bệnh Ung thư góp phần bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe nhân dân.

1.5.2. Mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể

- Khám sàng lọc phát hiện sớm yếu tố nguy cơ gây Ung thư vú cho 1.000 phụ nữ trên 40 tuổi.

- Khám sàng lọc phát hiện sớm yếu tố nguy cơ gây Ung thư cổ tử cung (HPV) bằng xét nghiệm cho 100 phụ nữ từ 30 - 54 tuổi.

- Khám sàng lọc phát hiện sớm yếu tố nguy cơ gây Ung thư tuyến giáp bằng siêu âm tuyến giáp cho 2.000 người từ 40 tuổi trở lên.

1.5.3. Giải pháp thực hiện

- Tổ chức các đợt khám sàng lọc phát hiện sớm tại cộng đồng.

- Giám sát chuyên môn hoạt động phòng, chống Ung thư tại huyện, xã.

- Chỉ đạo tuyến huyện thực hiện tư vấn cho các đối tượng có yếu tố nguy cơ (YTNC) mắc Ung thư đi khám tại các cơ sở y tế có điều kiện khám sàng lọc phát hiện Ung thư sớm.

- Tổ chức tư vấn, nói chuyện chuyên đề hướng dẫn phòng chống bệnh Ung thư tại cộng đồng.

- Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ đúng theo quy định.

1.5.4. Kinh phí hoạt động  

Đơn vị tính: 1.000 đồng

TT

Nội dung hoạt động

Nguồn kinh phí

Tổng

NSTW

NSĐP

1

Tổ chức tư vấn nói chuyện chuyên đề hướng dẫn bệnh nhân và người nhà bệnh nhân phòng và điều trị chăm sóc và hỗ trợ tâm lý cho người bệnh Ung thư tại cộng đồng

45.000

45.000

0

2

Khám sàng lọc phát hiện sớm các yếu tố nguy cơ mắc bệnh Ung thư vú, Ung thư cổ tử cung, Ung thư tuyến giáp tại cộng đồng

245.000

245.000

0

 

Tổng cộng

290.000

290.000

0

1.6. Phòng chống Tăng huyết áp

1.6.1. Mục tiêu chung

Nâng cao nhân thức của nhân dân về phát hiện sớm, điều trị và cách phòng chống bệnh Tăng huyết áp.

1.6.2. Mục tiêu cụ thể

- 100% trạm y tế triển khai thực hiện truyền thông lồng ghép vào các buổi họp cộng đồng hoặc với các chương trình khác về phòng, chống bệnh Tăng huyết áp.

- Khám sàng lọc chủ động huyết áp cho người có yếu tố nguy cơ tại bệnh viện huyện, thành phố và trạm y tế cho 26.000 lượt người.

- 100% các cơ sở điều trị bệnh nhân Tăng huyết áp có ít nhất 03 nhóm thuốc hạ huyết áp trở lên.

1.6.3. Giải pháp thực hiện

- Khám sàng lọc chủ động phát hiện bệnh Huyết áp cho tất cả các bệnh nhân đến khám tại cơ sở y tế.

- Tổ chức các đợt khám sàng lọc phát hiện sớm cho người từ ≥ 25 tuổi có yếu tố nguy cơ mắc bệnh Tăng huyết áp tại cộng đồng.

- Tư vấn nói chuyện chuyên đề phòng, chống bệnh Tăng huyết áp, phòng chống yếu tố nguy cơ tim mạch tại cộng đồng.

- Kiểm tra, giám sát hoạt động Chương trình.

- Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ đúng theo quy định.

- Dự hội nghị, tập huấn triển khai Chương trình do tuyến Trung ương tổ chức.

- Đánh giá tình trạng bệnh Tăng huyết áp tại địa phương (tỷ suất hiện mắc THA ≥ 25 tuổi trong 100.000 dân).

1.6.4. Kinh phí hoạt động

 Đơn vị tính: 1.000 đồng

TT

Nội dung hoạt động

Nguồn kinh phí

Tổng

NSTW

NSĐP

1

Tổ chức tư vấn nói chuyện chuyên đề hướng dẫn bệnh nhân và người nhà bệnh nhân phòng và điều trị chăm sóc và hỗ trợ tâm lý cho người bệnh THA tại cộng đồng

27.000

27.000

0

2

Tổ chức các đợt khám sàng lọc phát hiện sớm cho người từ ≥ 25 tuổi có yếu tố nguy cơ mắc bệnh Tăng huyết áp tại cộng đồng

76.650

76.650

0

3

Dự hội nghị tập huấn triển khai Chương trình phòng chống bệnh Tăng huyết áp do tuyến Trung ương tổ chức

10.350

10.350

0

4

Mua máy vi tính và máy in phục vụ chuyên môn

17.000

17.000

0

5

Kiểm tra, giám sát hoạt động Chương trình

16.000

0

16.000

 

Tổng cộng

150.000

134.000

16.000

1.7. Phòng chống Đái tháo đường

1.7.1. Mục tiêu chung

Khám sàng lọc, tư vấn, điều trị và nâng cao nhận thức của nhân dân về phát hiện sớm và cách phòng chống bệnh Đái tháo đường.

1.7.2. Mục tiêu cụ thể

- 100% trạm y tế triển khai thực hiện truyền thông lồng ghép vào các buổi họp cộng đồng hoặc với các chương trình khác về phòng, chống bệnh Đái tháo đường.

- 100% trạm y tế triển khai xét nghiệm test nhanh và làm nghiệm pháp dung nạp glucose máu.

- Khám sàng lọc chủ động tại bệnh viện huyện, thành phố và trạm y tế cho 9.600 người.

1.7.3. Giải pháp thực hiện

- Duy trì khám sàng lọc chủ động, quản lý tư vấn bệnh Đái tháo đường, người tiền Đái tháo đường tại phòng khám tư vấn huyện/thành phố và các trạm y tế.

- Tổ chức các đợt khám sàng lọc phát hiện sớm bệnh Đái tháo đường và người tiền Đái tháo đường cho người có yếu tố nguy cơ mắc bệnh Đái tháo đường tại cộng đồng.

 - Giám sát hoạt động chuyên môn về phòng chống bệnh Đái tháo đường tại huyện, xã.

- Đánh giá tình trạng bệnh Đái tháo đường tại địa phương (tỷ suất hiện mắc Đái tháo đường trong 100.000 dân).

- Dự hội nghị, tập huấn do tuyến Trung ương tổ chức.

- Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định.

1.7.4. Kinh phí hoạt động

Đơn vị tính: 1.000 đồng

TT

Nội dung hoạt động

Nguồn kinh phí

Tổng

NSTW

NSĐP

1

Khám sàng lọc phát hiện bệnh Đái tháo đường tại cộng đồng

72.872

72.872

0

2

Dự hội nghị triển khai Chương trình phòng chống bệnh Đái tháo đường và các rối loạn thiếu I ốt do tuyến trung ương tổ chức

12.724

12.724

0

 

Tổng cộng

85.596

85.596

0

1.8. Phòng chống các rối loạn thiếu Iốt (CRLTI)

1.8.1. Mục tiêu chung

Nâng cao nhận thức của nhân dân về phòng, chống các bệnh liên quan đến thiếu i ốt. Nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ y tế làm công tác phòng, chống các bệnh liên quan đến thiếu Iốt tại tuyến tỉnh, huyện, xã.

1.8.2. Mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể

- 100% trạm y tế xã triển khai truyền thông lồng ghép vào các buổi họp cộng đồng hoặc các chương trình khác về phòng, chống các bệnh liên quan đến thiếu Iốt.

- 100% huyện, xã tổ chức triển khai ngày toàn dân đi mua và sử dung muối Iốt (02/11).

- Giám sát, thu thập mẫu muối tại hộ gia đình (480 mẫu).

1.8.3. Giải pháp thực hiện

1.8.3.1. Tuyến tỉnh

- Hướng dẫn trung tâm y tế huyện triển khai thực hiện truyền thông về phòng, chống các bệnh liên quan đến thiếu Iốt và thu thập mẫu muối tại hộ gia đình có bà mẹ có con dưới 05 tuổi.

- Kiểm tra giám sát các hoạt động: Tỉnh giám sát một số trung tâm y tế huyện, trạm y tế.

- Nhận mẫu muối và định lượng Iốt muối.

- Thực hiện chế độ báo cáo hoạt động theo quy định.

1.8.3.2. Tuyến huyện

- Quản lý hoạt động của Chương trình, thực hiện báo cáo theo quy định.

- Giám sát hoạt động Chương trình tại các xã được chọn thu thập mẫu muối.

- Chỉ đạo và phối hợp với các trạm y tế thực hiện lập danh sách, giám sát thu thập mẫu muối tại các hộ gia đình có bà mẹ có con dưới 05 tuổi được chọn và gửi về Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh để định định lượng.

1.8.4. Kinh phí hoạt động

Đơn vị tính: 1.000 đồng

TT

Nội dung hoạt động

Nguồn kinh phí

Tổng

NSTW

NSĐP

1

Mua hóa chất định lượng I ốt muối

11.548

11.548

0

2

Chi mua vật tư tiêu hao, dụng cụ đựng mẫu muối và bảo quản mẫu muối, văn phòng phẩm phục vụ thu thập mẫu muối tại các xã được chọn

1.896

1.896

0

3

Chi công xét nghiệm mẫu muối 2.000 đ/mẫu x 480 mẫu

960

960

0

4

Thu thập mẫu muối tại hộ gia đình và định lượng Iốt muối

10.000

0

10.000

 

Tổng cộng

24.404

14.404

10.000

1.9. Phòng, chống bệnh Phổi tắc nghẽn và Hen phế quản

1.9.1. Mục tiêu chung

Chủ động phòng, chống bệnh Phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT) và Hen phế quản (HPQ), nhằm khống chế tốc độ gia tăng tiến tới làm giảm tỷ lệ người mắc bệnh tại cộng đồng, hạn chế tàn tật và tử vong sớm do mắc BPTNMT và HPQ góp phần bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe nhân dân trên địa bàn.

1.9.2. Mục tiêu cụ thể

- 20% số người được phát hiện mắc BPTNMT và được điều trị ở giai đoạn sớm trước khi có biến chứng trên tổng số người được khám phát hiện mắc BPTNMT.

- 30% số người phát hiện BPTNMT được điều trị theo hướng dẫn chuyên môn.

- 20% số người được phát hiện mắc HPQ phát hiện và được điều trị ở giai đoạn sớm trước khi có biến chứng trên tổng số người được khám phát hiện mắc bệnh HPQ.

- 30% số người bệnh HPQ được điều trị đạt kiểm soát hen.

- 50% cán bộ y tế thực hiện công tác phòng, chống BPTNMT và HPQ được đào tạo.

1.9.3 Giải pháp thực hiện

1.9.3.1. Công tác đào tạo, tập huấn chuyên môn

- Cử các bác sỹ và điều dưỡng của Phòng Quản lý BPTNMT và HPQ tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh tham gia các lớp đào tạo, tập huấn về phòng, chống BPTNMT và HPQ do Ban Điều hành Dự án PCBPTNMT Trung ương tổ chức.

- Tổ chức các lớp tập huấn cho các bác sĩ hệ nội đang làm việc tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh, trung tâm chuyên môn tuyến tỉnh, trung tâm y tế các huyện/thành phố về chẩn đoán, điều trị, quản lý BPTNMT và HPQ.

- Tổ chức tập huấn tại tỉnh cho cán bộ trạm y tế xã, phường, thị trấn về công tác tuyên truyền, phát hiện, dự phòng, quản lý bệnh nhân tại cộng đồng.

1.9.3.2. Khám sàng lọc phát hiện sớm BPTNMT và HPQ tại cộng đồng, tư vấn cho người dân về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản

- Tổ chức khám sàng lọc trên địa bàn tỉnh theo hướng dẫn của Ban Quản lý dự án trung ương, tại các xã/phường/thị trấn. Đối tượng được khám sàng lọc bao gồm trẻ em có độ tuổi từ 06 đến 15 tuổi và người lớn từ 40 tuổi trở lên để phát hiện bệnh nhân BPTNMT và HPQ đưa vào quản lý theo Chương trình.

- Thực hiện quản lý các bệnh nhân đã được phát hiện tại phòng quản lý BPTNMT và HPQ.

- Tổ chức các buổi tư vấn cho người dân tại các huyện, thành phố về BPTNMT và HPQ để người dân có hiểu biết về bệnh và các biện pháp phòng, chống.

1.9.3.3. Xây dựng mạng lưới các phòng quản lý BPTNMT và HPQ

- Duy trì hoạt động phòng quản lý BPTNMT và HPQ tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh (đã thành lập Phòng Quản lý BPTNMT và HPQ tuyến tỉnh năm 2016).

- Xây dựng mạng lưới triển khai Dự án phòng chống BPTNMT và HPQ: Là đội ngũ cán bộ kiêm nhiệm làm đầu mối tiếp nhận các hoạt động của Dự án, tham mưu cho lãnh đạo đơn vị triển khai các hoạt động của Dự án tại đơn vị.

- Triển khai Phòng Quản lý bệnh nhân ngoại trú BPTNMT và HPQ đến Bệnh viện Đa khoa các huyện/thành phố (huyện Chợ Đồn và Bạch Thông).

- Đào tạo cho các y, bác sĩ, điều dưỡng tại các trạm y tế xã/phường/thị trấn về chẩn đoán, điều trị và dự phòng BPTNMT và HPQ.

1.9.3.4. Thành lập Câu lạc bộ phòng chống BPTNMT và HPQ

- Thành lập Câu lạc bộ phòng, chống BPTNMT và HPQ tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh, tổ chức sinh hoạt 01 quý/lần.

- Đối tượng tham gia Câu lạc bộ phòng chống BPTNMT và HPQ là các người bệnh thuộc Phòng Quản lý ngoại trú của Bệnh viện.

- Nội dung: Tư vấn các kiến thức về BPTNMT và HPQ; các yếu tố nguy cơ, biểu hiện bệnh, các dấu hiệu nhận biết đợt cấp, cách xử trí khi có đợt cấp; cách dùng thuốc dạng phun hít; cách phòng tránh yếu tố nguy cơ.

1.9.3.5. Tăng cường hệ thống báo cáo, giám sát, đánh giá thực hiện Dự án

- Xây dựng hệ thống thông tin về báo cáo và giám sát trong toàn tỉnh.

- Xây dựng kế hoạch và thực hiện giám sát định kì các hoạt động triển khai tại địa phương, bao gồm các hoạt động như: Tổ chức cán bộ, tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức của người dân về BPTNMT và HPQ, đào tạo tập huấn nâng cao năng lực nhân viên y tế, công tác khám sàng lọc và triển khai quản lý BPTNMT và HPQ.

- Giám sát các hoạt động về quản lý, điều trị người bệnh BPTNMT và HPQ, cấp phát thuốc, giám sát việc sử dụng các trang thiết bị của Dự án.

- Triển khai phần mềm quản lý số liệu thống kê, báo cáo bệnh nhân BPTNMT và HPQ theo chỉ đạo của dự án trung ương.

- Chịu sự giám sát của Ban Điều hành dự án PCBPTNMT Trung ương.

- Tổ chức hội nghị triển khai, sơ kết, tổng kết hoạt động Dự án.

1.9.3.6. Tuyên truyền, nâng cao kiến thức, nhận thức người dân về BPTNMT và HPQ và các yếu tố nguy cơ của BPTNMT và HPQ

- Phát các tờ rơi, poster cho bệnh nhân, người dân trong các đợt khám phát hiện bệnh nhân BPTNMT và HPQ (do Trung ương cung cấp).

- Truyền thông giáo dục sức khỏe về phòng chống BPTNMT và HPQ trên Đài Phát thanh - Truyền hình, Báo Bắc Kạn, Đài Phát thanh các xã, phường, thị trấn những kiến thức cơ bản, những thông điệp phòng, chống BPTNMT và HPQ.

- Viết bài tuyên truyền về BPTNMT và HPQ, các bệnh lý đường hô hấp tuyên truyền trên loa truyền thanh phường, xã, thị trấn và trang Website của Sở Y tế.

- Phối hợp với Chương trình phòng, chống tác hại của thuốc lá thực hiện các hoạt động truyền thông về tác hại của thuốc lá với BPTNMT và HPQ.

1.9.4. Kinh phí hoạt động  

 Đơn vị tính: 1.000 đồng

TT

Nội dung hoạt động

Nguồn kinh phí

Tổng

NSTW

NSĐP

1

Hội nghị triển khai, tổng kết

7.500

7.500

0

2

Tổ chức tư vấn về BPTN cho người dân tại cộng đồng

10.000

10.000

0

3

Sinh hoạt câu lạc bộ

8.000

8.000

0

4

Khám sàng lọc

179.300

179.300

0

5

Giám sát chuyên môn, hỗ trợ kỹ thuật tuyến y tế cơ sở

9.000

 0

9.000

6

Mua sắm trang thiết bị thành lập phòng quản lý tuyến huyện

45.200

45.200

7

Xây dựng, triển khai mô hình quản lý BPTNMT và HPQ

4.800

0

4.800

 

Tổng cộng

263.800

250.000

13.800

2. DỰ ÁN 2: Tiêm chủng mở rộng

2.1. Mục tiêu chung

- Duy trì thanh toán bại liệt, loại trừ bệnh Uốn ván sơ sinh.

- Hạn chế thấp nhất số mắc/chết do các bệnh truyền nhiễm trong tiêm chủng mở rộng.

- Ứng dụng hiệu quả các chức năng của “Hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng quốc gia” trong tiêm chủng.

2.2. Mục tiêu cụ thể

- Từ 95% trở lên trẻ em dưới 01 tuổi được tiêm chủng đầy đủ các vắc xin theo quy định của chương trình theo đơn vị xã.

- Từ 90% trở lên trẻ từ 01 đến 05 tuổi được tiêm vắc xin phòng viêm não Nhật Bản B mũi 1, 2 và mũi 3.

- Từ 90% trở lên trẻ từ 01-14 tuổi tại huyện Ba Bể, Pác Nặm được tiêm nhắc lại 01 mũi vắc xin Sởi/Rubella (khi được Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương phê duyệt).

- Từ 90% trở lên phụ nữ có thai được tiêm UV2 (+).

- Từ 85% trở lên phụ nữ 15 - 35 tuổi được tiêm UV2(+).

- Từ 80% trở lên trẻ sinh năm 2018 được tiêm vắc xin VGB trước 24 giờ.

- Từ 90% trở lên trẻ em đủ 18 tháng tuổi được tiêm bổ sung vắc xin Sởi/rubella và DPT mũi 4.

- 100% các ca bệnh truyền nhiễm thuộc chương trình tiêm chủng mở rộng được điều tra, giám sát.

2.3. Giải pháp thực hiện

- Dự trù, cung ứng đầy đủ vắc xin, vật tư trong tiêm chủng mở rộng cho các tuyến.

- Xây dựng kế hoạch, bảng kiểm giám sát cụ thể, sát với yêu cầu đánh giá các hoạt động trong tiêm chủng; duy trì giám sát trực tuyến để phát hiện những tồn tại trong tiêm chủng mở rộng tại các tuyến, phản hồi kết quả giám sát, tiến độ tiêm chủng ít nhất mỗi tháng 01 lần.

- Tập huấn phổ biến, hướng dẫn sử dụng vắc xin IPV (bại liệt tiêm) cho cán bộ y tế xã/huyện. Cấp “Giấy chứng nhận tham dự tập huấn về tiêm chủng” theo Thông tư số: 12/2014/TT-BYT của Bộ Y tế.

- Thường xuyên rà soát đối tượng sót tiêm, hoãn tiêm để có kế hoạch tiêm bù, tiêm vét kịp thời ngay trong các ngày tiêm chủng thường xuyên, không để có “vùng lõm” về tiêm chủng.

- Bảo đảm 100% trẻ em sau sinh được cấp Sổ tiêm chủng cá nhân để theo dõi lịch sử tiêm chủng và quá trình tiêm chủng.

- Ban hành văn bản chỉ đạo kịp thời khắc phục những tồn tại trong tiêm chủng.

- Cập nhật kịp thời đối tượng mới sinh, đối tượng chuyển đi, chuyển đến, xuất nhập vắc xin, vật tư trên hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng quốc gia.

- Tuyên truyền các bệnh trong tiêm chủng mở rộng, cách phát hiện ca bệnh/nghi bệnh trong chương trình tiêm chủng mở rộng ngay từ cộng đồng thông qua đội ngũ nhân viên y tế thôn, bản.

- Thực hiện thống kê báo cáo theo quy định của chương trình và quy định của Sở Y tế.

2.4. Kinh phí hoạt động

Đơn vị tính: 1.000 đồng

TT

Nội dung hoạt động

Nguồn kinh phí

Tổng

NSTW

NSĐP

1

Chi trả công tiêm chủng

242.580

104.000

0

2

Dự hội nghị tổng kết công tác TCMR năm 2017, triển khai kế hoạch năm 2018 (tổ chức tại Quy Nhơn, tỉnh Bình Định)

25.840

25.840

 0

3

In Sổ tiêm chủng cá nhân

98.000

98.000

0

4

Tiền sửa chữa tủ lạnh, máy tính quản lý chương trình TCMR

49.160

49.160

0

5

Mua bông cồn, hỗ trợ tiền điện bảo quản dây chuyền lạnh; quản lý chương trình...

62.650

0

62.650

6

Hỗ trợ tiền thuê xuồng (xã Nam Mẫu, Ba Bể) đi tiêm chủng ngoại trạm

5.000

0

5.000

7

Lĩnh vật tư, vắc xin, tập huấn, hội nghị, hội thảo do tuyến trên tổ chức.

15.000

15.000

0

 

Tổng cộng

359.650

292.000

67.650

3. DỰ ÁN 3: Dân số và phát triển

3.1. Chăm sóc sức khỏe sinh sản

3.1.1. Mục tiêu chung

Cải thiện từng bước sức khỏe bà mẹ - trẻ em góp phần giảm tử vong mẹ, tử vong sơ sinh.

3.1.2. Mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể

- Tỷ lệ phụ nữ có thai được đăng ký quản lý thai nghén đạt >97%.

- Tỷ lệ phụ nữ đẻ được khám thai 03 lần (trong 03 thai kỳ) đạt 89%.

- Tỷ lệ phụ nữ đẻ được nhân viên y tế đã qua đào tạo đỡ đạt 96,5%.

- Tỷ lệ phụ nữ đẻ tại cơ sở y tế đạt > 90%.

- Tỷ lệ bà mẹ và tẻ sơ sinh được chăm sóc sau sinh >90% .

- Tỷ suất tử vong trẻ em dưới 01 tuổi <12‰.

- Tỷ suất tử vong trẻ em dưới 05 tuổi < 15‰.

- Tỷ lệ tử vong mẹ < 55/100.000 trẻ đẻ sống.

- 100% tuyến huyện được giám sát ít nhất 01 lần/năm.

- 50% số xã được giám sát hỗ trợ chuyên môn ít nhất 01 lần/năm.

3.1.3. Giải pháp thực hiện

3.1.3.1. Hoạt động đào tạo, tập huấn, hội nghị hội thảo

Tham gia các lớp đào tạo tập huấn chuyên môn, các hội nghị, hội thảo do trung ương tổ chức. Hướng dẫn lại cho cán bộ y tế các tuyến, chủ yếu tăng cường công tác làm mẹ an toàn, chăm sóc sơ sinh (đỡ đẻ có kỹ năng, chăm sóc sơ sinh thiết yếu trong và ngay sau mổ....).

3.1.3.2. Hoạt động tư vấn nói chuyện chuyên đề

Tổ chức tốt các hoạt động nói chuyện chuyên đề về làm mẹ an toàn (chăm sóc thai nghén, hướng dẫn phát hiện các dấu hiệu bất thường khi mang thai, hướng dẫn chọn nơi đẻ an toàn, chuyển tuyến kịp thời....) đặc biệt ưu tiên các xã có tỷ lệ đẻ tại nhà cao.

3.1.3.3. Hoạt động quản lý, điều hành giám sát

Tại tất cả các tuyến thường xuyên tổ chức giám sát hỗ trợ kỹ thuật đặc biệt chú ý công tác quản lý thai, theo dõi và xử lý chuyển dạ, cấp cứu sản khoa, điều trị sơ sinh nhằm góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ CSSKSS/SKBMTE.

3.1.3.4. Hỗ trợ triển khai đơn nguyên sơ sinh cho huyện Pác Nặm

Thực hiện theo Quyết định số: 1142/QĐ-BYT ngày 18 tháng 04 năm 2011 của Bộ Y tế về việc phê duyệt tài liệu chuyên môn “Hướng dẫn tổ chức thực hiện đơn nguyên sơ sinh và góc sơ sinh tại các tuyến y tế”.

3.1.4. Kinh phí hoạt động

Đơn vị tính: 1.000 đồng

TT

Nội dung hoạt động

Nguồn kinh phí

Tổng

NSTW

NSĐP

1

Đào tạo, tập huấn, hội nghị, hội thảo tại Trung ương, tỉnh, kiểm tra chéo...

71.600

71.600

0

2

Tổ chức tư vấn, nói chuyện chuyên đề hướng dẫn cho phụ nữ có thai, người nhà sản phụ cách chăm sóc thai nghén, chọn nơi đẻ an toàn... tại các xã có tỷ lệ phụ nữ đẻ tại nhà cao.

42.000

42.000

0

3

In ấn tài liệu, sổ theo dõi sức khỏe bà mẹ trẻ em

75.600

75.600

0

4

Mua sắm máy tính, máy in, vật tư phục vụ chương trình

25.000

25.000

0

5

Mua trang thiết bị để triển khai đơn nguyên sơ sinh cho huyện Pác Nặm: Lồng ấp trẻ sơ sinh, đèn chiếu vàng da, máy thở áp lực dương liên tục (CPAP), máy hút dịch trẻ sơ sinh.

263.400

263.400

0

6

In sổ theo dõi sức khỏe bà mẹ trẻ em (bổ sung)

23.400

23.400

 

7

Chi công tác kiểm tra, đánh giá, giám sát, hỗ trợ chuyên môn, thẩm định tử vong mẹ

20.000

0

20.000

 

Tổng cộng

521.000

501.000

20.000

3.2. Cải thiện tình trạng dinh dưỡng trẻ em

3.2.1. Mục tiêu chung

Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 05 tuổi, đặc biệt là thể thấp còi. Cải thiện tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng ở các đối tượng thuộc nhóm nguy cơ cao bao gồm phụ nữ mang thai, phụ nữ cho con bú, phụ nữ tuổi sinh đẻ và trẻ dưới 05 tuổi.

3.2.2. Mục tiêu cụ thể

- Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân (cân nặng/tuổi) ở trẻ dưới 05 tuổi xuống ≤ 17,6%.

- Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi (chiều cao/tuổi) ở trẻ dưới 05 tuổi xuống ≤ 29%.

- Tỷ lệ trẻ sơ sinh được theo dõi cân nặng đạt 95%.

- Duy trì tỷ lệ trẻ sơ sinh có trọng lượng < 2500 gam dưới 10%.

- Tỷ lệ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 06 tháng đầu đạt 30%.

- Trẻ < 05 tuổi được cân, đo 01 lần/năm đạt > 98%. Trẻ < 02 tuổi được theo dõi cân nặng và được chấm biểu đồ tăng trưởng 03 tháng/ lần đạt 98%. Cân trẻ em < 02 tuổi SDD 01 tháng/lần.

- 90% trẻ từ 06 - 60 tháng tuổi được uống Vitamin A liều cao 02 lần/năm.

- 90% bà mẹ được uống Vitamin A liều cao trong vòng một tháng đầu sau đẻ.

3.2.3. Giải pháp thực hiện

- Kiện toàn Ban Chỉ đạo phòng, chống suy dinh dưỡng tuyến tỉnh, 08 huyện thành phố và 122 xã, phường, thị trấn; nâng cao vai trò của Ban Chỉ đạo thông qua các cuộc họp thường niên.

- Duy trì và củng cố hệ thống chuyên trách/thư ký dinh dưỡng, đảm bảo đủ chuyên trách dinh dưỡng tại tuyến tỉnh, huyện, xã.

- Lồng ghép vai trò và hoạt động của cộng tác viên dinh dưỡng vào hệ thống y tế thôn bản, đảm bảo 100% các thôn bản có cộng tác viên là y tế thôn bản.

- Tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ triển khai hoạt động Chương trình.

- Tư vấn chăm sóc dinh dưỡng hợp lý cho bà mẹ trước, trong và sau sinh. Thúc đẩy nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 06 tháng đầu và chế độ ăn bổ sung hợp lý cho trẻ dưới 02 tuổi. Thực hiện chăm sóc trẻ em ngay từ khi sinh, tập trung chăm sóc trong hai năm đầu với các hoạt động nuôi con bằng sữa mẹ, thức ăn bổ sung, bổ sung vitamin A, phòng, chống nhiễm giun, theo dõi biểu đồ tăng trưởng cả về cân nặng và chiều cao, cải thiện chất lượng chăm sóc khi trẻ bệnh, chăm sóc tại gia đình cũng như chăm sóc tại nhà trẻ mẫu giáo.

- Tổ chức các hoạt động truyền thông giáo dục dinh dưỡng, truyền thông trực tiếp nhằm nâng cao kiến thức về dinh dưỡng cho bà mẹ/người chăm sóc trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai.

- Tổ chức trình diễn hướng dẫn thực hành chế biến thức ăn cho trẻ ăn bổ sung, chú ý quan tâm tới phụ nữ có thai và bà mẹ có con dưới 02 tuổi ít tăng cân. Chỉ đạo trực tiếp, giám sát hỗ trợ một số xã khi thực hiện trình diễn bữa ăn cho trẻ tại cộng đồng.

- Triển khai ngày vi chất dinh dưỡng (tháng 6 và tháng 12). Cân, đo toàn bộ trẻ dưới 05 tuổi 01 lần/năm. Tổ chức bổ sung vitamin A liều cao cho trẻ 06 - 60 tháng và tẩy giun cho trẻ từ 24 - 60 tháng 02 lần/năm.

- Điều tra thu thập số liệu đánh giá tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 05 tuổi tại 30 cụm xã.

- Cung cấp sản phẩm phục hồi dinh dưỡng cho trẻ dưới 05 tuổi bị suy dinh dưỡng nặng.

- Cung cấp tài liệu, biểu mẫu phục vụ chương trình: Biểu đồ tăng trưởng trẻ em, tháp dinh dưỡng, biểu mẫu báo cáo...

- Bổ sung vật tư, trang thiết bị Chương trình: Cân, thước đo trẻ em, bộ dụng cụ thực hành dinh dưỡng...

- Thực hiện công tác chỉ đạo tuyến, thường xuyên giám sát hỗ trợ chuyên môn, kỹ thuật cho tuyến cơ sở. Chỉ đạo các huyện, thành phố giám sát hỗ trợ chuyên môn cho các trạm y tế xã, phường.

- Thực hiện công tác thống kê, báo cáo theo đúng quy định hiện hành.

3.2.4. Kinh phí hoạt động

Đơn vị tính: 1.000 đồng

TT

Nội dung hoạt động

Nguồn kinh phí

Tổng

NSTW

NSĐP

1

Hội nghị, hội thảo, tập huấn tại Trung ương

25.000

25.000

0

2

Tổ chức tư vấn, nói chuyện chuyên đề về dinh dưỡng

118.000

118.000

0

3

Hướng dẫn thực hành dinh dưỡng cho phụ nữ có thai, bà mẹ có con dưới 02 tuổi, bà mẹ có con dưới 05 tuổi bị suy dinh dưỡng

145.992

145.992

0

4

Chiến dịch bổ sung Vitamin A

 

 

 

4.1

In giấy mời uống vitamin A đợt I và II (tháng 6; 12 năm 2018)

32.000

32.000

0

4.2

Xăng xe vận chuyển vật tư, thuốc, phục vụ điều tra thu thập số liệu đánh giá tỷ lệ SDD trẻ < 05 tuổi tại 30 cụm xã và các hoạt động khác của Chương trình.

35.000

35.000

0

5

Điều tra thu thập số liệu đánh giá tỷ lệ SDD trẻ em dưới 05 tuổi tại 30 cụm, xã. (thực hiện tháng 3 và 11)

120.000

120.000

0

6

Giám sát hoạt động của Chương trình.

Tỉnh kiểm tra, giám sát huyện, xã.

28.000

 

28.000

7

In ấn biểu đồ và sổ

75.000

75.000

0

7.1

Biểu đồ theo dõi tăng trưởng trẻ em dưới 05 tuổi

25.000

25.000

0

7.2

Sổ theo dõi tình trạng dinh dưỡng trẻ em (dùng cho CTV)

50.000

50.000

0

8

Mua sản phẩm dinh dưỡng phục hồi cho trẻ dưới 05 tuổi bị suy dinh dưỡng.

98.000

98.000

0

9

Mua viên đa vi chất cho phụ nữ mang thai

92.650

92.650

0

10

Bổ sung vật tư, trang thiết bị Chương trình

164.000

164.000

0

10.1

Mua cân trẻ em

65.000

65.000

0

10.2

Mua bộ dụng cụ thực hành dinh dưỡng

99.000

99.000

0

11

Mua máy tính + máy in, lưu điện phục vụ hoạt động chuyên môn, bảo dưỡng, sữa chữa trang thiết bị, phương tiện, vật tư, VPP...

48.358

48.358

0

 

Tổng cộng

982.000

954.000

28.000

3.3. Công tác Dân số - Kế hoạch hóa gia đình

3.3.1. Mục tiêu chung

Chủ động duy trì mức sinh thay thế, từng bước nâng cao chất lượng dân số về thể chất, trí tuệ, tinh thần nhằm đáp ứng nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và sự phát triển nhanh, bền vững của đất nước; khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh; quản lý, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.

3.3.2. Mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể

- Tỷ lệ sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại đạt 70%.

- Khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh, phấn đấu không vượt quá 115 trẻ sơ sinh trai/100 trẻ sơ sinh gái.

- Phấn đấu giảm 05% số chưa thành niên, thanh niên có thai ngoài ý muốn.

- Dân số trung bình: 328.500 người.

- Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên: 01%.

- Mức giảm tỷ suất sinh: 0,06‰.

- Tỷ số giới tính khi sinh: Dưới 115 trẻ em nam/100 trẻ em nữ.

- Số bà mẹ mang thai được sàng lọc trước sinh: 1.350 người.

- Số trẻ em mới sinh được sàng lọc sơ sinh: 1.347 trẻ.

- Tổng số người mới sử dụng BPTT hiện đại: 17.710 người; trong đó:

+ Triệt sản: 40 người;

+ Dụng cụ tử cung: 3.060 người;

+ Thuốc cấy tránh thai: 1.700 người;

+ Thuốc tiêm tránh thai: 1.550 người;

+ Thuốc uống tránh thai: 8.160 người;

+ Bao cao su: 3.200 người.

3.3.3. Giải pháp thực hiện

3.3.3.1. Lãnh đạo, chỉ đạo và quản lý điều hành

- Tăng cường công tác lãnh đạo chỉ đạo, nâng cao năng lực hoạt động vai trò phối hợp liên ngành; ổn định, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ dân số xã, cộng tác viên trên địa bàn. Tổ chức đánh giá việc lãnh đạo, chỉ đạo công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình trong thời gian qua, đồng thời đề ra các nhiệm vụ, giải pháp trog thời gian tới. Tổ chức thực hiện và kiểm tra giám sát thường xuyên công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình.

- Nâng cao trách nhiệm và tăng cường sự phối hợp của các Ban, Ngành, đoàn thể; tổ chức duy trì các hoạt động phối hợp trong công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình. Thường xuyên đổi mới, sáng tạo trong phương pháp tuyên truyền vận động các hội viên, đoàn viên của tổ chức mình gương mẫu thực hiện chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình; đưa các chỉ tiêu dân số - kế hoạch hóa gia đình làm căn cứ để bình xét khen thưởng hằng năm.

- Tổ chức rà soát kết quả thực hiện kế hoạch công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình năm theo từng quý, từng tháng. Xây dựng kế hoạch công tác truyền thông tháng, quý, năm phù hợp với nội dung, mục đích ý nghĩa theo chuyên đề, theo nhóm đối tượng. Tổ chức giao chỉ tiêu kế hoạch, phát động ký kết giao ước thi đua giữa các xã, thị trấn, các Ban, Ngành, đoàn thể, khối thi đua.

- Đảm bảo đội ngũ cán bộ làm công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình từ huyện đến cơ sở đủ về số lượng, đảm bảo có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng và tinh thần trách nhiệm.

- Công tác thi đua khen thưởng đảm bảo công khai, minh bạch; biểu dương, khen thưởng động viên kịp thời những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình; xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình, nhất là đối với cán bộ, đảng viên.

3.3.3.2. Tổ chức các hoạt động

* Tầm soát các dị dạng, bệnh, tật bẩm sinh và nâng cao chất lượng dân số về thể chất:

- Tầm soát các dị dạng, bênh, tật bẩm sinh và nâng cao chất lượng dân số; củng cố, mở rộng và phát triển dịch vụ sàng lọc, chẩn đoán trước sinh và sơ sinh. Hỗ trợ người nghèo, người cận nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội, người dân sống tại vùng có nguy cơ cao thực hiện dịch vụ sàng lọc, chẩn đoán trước sinh và sơ sinh, dịch vụ khám sức khỏe tiền hôn nhân; theo dõi, quản lý đối tượng đã sàng lọc, chẩn đoán trước sinh và sơ sinh;

- Tổ chức các hoạt động truyền thông trực tiếp tại cộng đồng thông qua đội ngũ cộng tác viên dân số; các hoạt động thăm và tư vấn tại hộ gia đình, tuyên truyền nhóm nhỏ, lồng ghép tư vấn trực tiếp về mục tiêu, ý nghĩa của sàng lọc, chẩn đoán trước sinh và sơ sinh cho các cặp vợ chồng chuẩn bị sinh con.

* Tư vấn và cung cấp dịch vụ dân số - kế hoạch hóa gia đình cho vị thành niên/thanh niên:

- Tăng cường truyền thông giáo dục nhằm nâng cao nhận thức, chuyển đổi hành vi của các bậc làm cha mẹ, gia đình và cộng đồng xã hội về dân số - kế hoạch hóa gia đình đối với vị thành niên/thanh niên (VTN/TN); xóa bỏ quan niệm lạc hậu, không đúng đắn, không phù hợp về VTN/TN;

- Trang bị kiến thức, kỹ năng cho đội ngũ tư vấn, cung cấp dịch vụ chuyên biệt (cán bộ y tế) cho VTN/TN để tư vấn thân thiện về sức khỏe tiền hôn nhân, kết hôn cận huyết thống và các yếu tố nguy cơ đến bệnh tật bẩm sinh cho VTN/TN trước khi đăng ký kết hôn…;

- Can thiệp thay đổi hành vi, tập quán sử dụng dịch vụ dân số - kế hoạch hóa gia đình và các loại hình dịch vụ phù hợp với tâm lý, tập quán của người dân tộc thiểu số;

- Tổ chức can thiệp giảm tình trạng người chưa thành niên, thanh niên mang thai ngoài ý muốn, chú trọng nhà trường, khu công nghiệp và các địa bàn đặc thù; củng cố các điểm cung cấp dịch vụ dân số - kế hoạch hóa gia đình thân thiện.

* Tổ chức cung cấp dịch vụ dân số - kế hoạch hóa gia đình:

- Mua, cung cấp phương tiện tránh thai, giấy thấm, hóa chất, thuốc thiết yếu và vật tư tiêu hao, trang thiết bị y tế, dụng cụ y tế/kế hoạch hóa gia đình;

- Hỗ trợ, củng cố cơ sở vật chất các kho chứa, bảo quản phương tiện tránh thai, các cơ sở cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, dịch vụ sàng lọc, chẩn đoán trước sinh và sơ sinh tuyến tỉnh;

- Duy trì, hoàn thiện hệ thống quản lý phương tiện tránh thai, khai thác và cung cấp thông tin chuyên ngành dân số - kế hoạch hóa gia đình;

- Hỗ trợ người nghèo, cận nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội, người dân sống tại vùng mức sinh cao thực hiện dịch vụ kế hoạch hóa gia đình và xử lý tai biến theo chuyên môn y tế (nếu có). Tư vấn sử dụng, theo dõi, quản lý đối tượng sử dụng các biện pháp tránh thai, kế hoạch hóa gia đình;

- Đẩy mạnh tiếp thị xã hội các phương tiện tránh thai; xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai và dịch vụ kế hoạch hóa gia đình/sức khỏe sinh sản (KHHGĐ/SKSS) tại khu vực thành thị và nông thôn phát triển;

- Tổ chức chiến dịch truyền thông lồng ghép với cung cấp dịch vụ dân số - kế hoạch hóa gia đình tại các địa bàn trọng điểm, địa bàn có mức sinh cao, nâng cao nhận thức về mất cân bằng giới tính khi sinh; tổ chức các hoạt động nhân các sự kiện ngày Dân số Thế giới (11/7), ngày Dân số Việt Nam (26/12), Tháng hành động quốc gia về Dân số (tháng 12); tuyên truyền phổ biến, giáo dục về dân số - kế hoạch hóa gia đình;

- Tuyên truyền trực tiếp tại cộng đồng thông qua đội ngũ cộng tác viên dân số; chú trọng công tác thăm, tư vấn tại hộ gia đình và tư vấn nhóm nhỏ cho các đối tượng khó tiếp cận và địa bàn trọng điểm.

* Hoạt động về kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh:

Kiểm soát tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh theo Quyết định số: 1972/QĐ-UBND ngày 28 tháng 11 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt kế hoạch thực hiện Đề án “Kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh” tỉnh Bắc Kạn, giai đoạn 2016 - 2020. Khuyến khích cộng đồng, tập thể, cá nhân thực hiện tốt chính sách dân số. Đưa nội dung chính sách dân số vào hương ước, quy ước, vào chương trình đào tạo của các cơ sở giáo dục, đào tạo và các cơ sở giáo đào tạo, bồi dưỡng cán bộ.

* Hỗ trợ triển khai hoạt động dân số - kế hoạch hóa gia đình:

- Hỗ trợ triển khai thực hiện các đề án, mô hình can thiệp đặc thù…thuộc lĩnh vực dân số - kế hoạch hóa gia đình.

- Thực hiện nâng cấp, cải tạo trụ sở làm việc Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình tỉnh và một số Trung tâm Dân số - Kế hoạch hóa gia đình huyện, thành phố.

3.3.4. Kinh phí thực hiện

Dự kiến 7.623.780.000 đồng, trong đó ngân sách trung ương 7.123.000.000 đồng; ngân sách địa phương 500.780.000 đồng; cụ thể như sau:

3.3.4.1. Hỗ trợ các hoạt động dân số - kế hoạch hóa gia đình

Đơn vị tính: 1.000 đồng

TT

Nội dung hoạt động

Nguồn kinh phí

Tổng

NSTW

NSĐP

1

Chi trả chi phí DV-KHHGĐ năm 2017

181.620

181.620

0

2

Hỗ trợ thù lao cộng tác viên (07 tháng đầu năm 2017)

 994.000

 994.000

0

3

Quản lý dân số cấp xã 07 tháng đầu năm 2017

85.400

85.400

0

4

Thu thập, cập nhật thông tin 07 tháng đầu năm 2017

49.700

49.700

0

5

In sổ tổng hợp + biểu mẫu báo cáo thống kê chuyên ngành

50.000

50.000

0

6

Hội nghị triển khai thực hiện NQ 21/NQ-TW tại 08 huyện, thành phố

276.630

276.630

0

7

Vận chuyển thuốc, phương tiện tránh thai

14.352

14.352

0

8

Tham dự hội nghị, hội thảo tại TW + Học tập trao đổi kinh nghiệm

120.000

120.000

0

9

Mua trang thiết bị, máy tính kho dữ liệu điện tử cấp tỉnh, huyện

508.298

508.298

0

10

Mua sắm, sửa chữa, duy tu, bảo dưỡng, bảo trì kho thuốc, PTTT

 95.000

 95.000

0

11

Sửa chữa trụ sở

2.000.000

2.000.000

0

12

Mua bao cao su tránh thai cho đối tượng được cấp miễn phí

41.280

0

41.280

13

Chi phí dịch vụ - kế hoạch hóa gia đình

343.760

0

343.760

14

Thu thập cập nhật thông tin

 85.200

0

 85.200

Tổng cộng

4.845.240

4.375.000

470.240

3.3.4.2. Kinh phí tăng cường tư vấn và cung cấp dịch vụ dân số - kế hoạch hóa gia đình cho vị thành niên/thanh niên

Đơn vị tính: 1.000 đồng

TT

Nội dung hoạt động

Nguồn kinh phí

Tổng

NSTW

NSĐP

1

Khảo sát đầu vào

23.090

23.090

0

2

Hỗ trợ triển khai Đề án tại huyện

120.000

120.000

0

3

Truyền thông lồng ghép với các hoạt động truyền thông DS-KHHGĐ chung

40.000

40.000

0

4

Hoạt động truyền thông chuyên biệt

235.320

235.320

0

5

Củng cố và hoàn thiện hệ thống cung cấp dịch vụ Dân số-KHHGĐ thân thiện với vị thành niên/thanh niên

72.200

72.200

0

6

Hội nghị, hội thảo

189.000

189.000

0

7

Học tập, trao đổi kinh nghiệm

40.390

40.390

0

8

Giám sát tại các huyện triển khai đề án

5.540

0

5.540

Tổng cộng

725.540

720.000

5.540

3. 3.4.3. Kinh phí kiểm soát tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh

Đơn vị tính: 1.000 đồng

TT

Nội dung hoạt động

Nguồn kinh phí

Tổng

NSTW

NSĐP

1

Hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi đối với kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

161.000

161.000

0

2

Cung cấp thông tin, nhân bản tài liệu, sản phẩm truyền thông

170.000

170.000

0

3

Xây dựng mô hình thử nghiệm

46.000

46.000

0

4

Hội nghị, hội thảo về mất cân bằng giới

96.000

96.000

0

5

Nâng cao hiệu lực thực thi pháp luật về cấm các hình thức lựa chọn giới tính thai nhi

26.000

26.000

0

6

Học tập, trao đổi kinh nghiệm Đề án

31.000

31.000

0

Tổng cộng

530.000

530.000

0

3.3.4.4. Kinh phí Chiến dịch cung cấp dịch vụ dân số - kế hoạch hóa gia đình

Đơn vị tính: 1.000 đồng

TT

Nội dung hoạt động

Nguồn kinh phí

Tổng

NSTW

NSĐP

1

Triệt sản (40*420 nghìn/ca)

16.800

16.800

0

2

Hỗ trợ đội dịch vụ lưu động

120.800

120.800

0

3

Hỗ trợ cán bộ dân số xã, cộng tác viên dân số tham gia Chiến dịch (125 nghìn/người)

166.625

166.625

0

4

Tổ chức triển khai Chiến dịch

99.000

99.000

0

5

In biểu mẫu Chiến dịch

8.775

8.775

0

6

Giám sát Chiến dịch

20.000

0

20.000

Tổng cộng

432.000

412.000

20.000

3.3.4.5. Kinh phí tầm soát các dị dạng, bệnh, tật bẩm sinh và nâng cao chất lượng dân số

Đơn vị tính: 1.000 đồng

TT

Nội dung hoạt động

Nguồn kinh phí

Tổng

NSTW

NSĐP

1

Kinh phí hỗ trợ sàng lọc trước sinh 49.000 đ/ca

66.150

66.150

0

2

Kinh phí hỗ trợ sàng lọc sơ sinh 27.000 đ/ca (lấy máu 7.000, chi phí gửi và TBKQ 20.000)

36.369

36.369

0

3

Hội nghị triển khai SLTS, SLSS tại địa bàn

32.900

32.900

0

4

Truyền thông cho phụ nữ có thai về lợi ích của SLTS, SLSS

870.581

870.581

0

5

In sổ, thẻ theo dõi đối tượng SLTS,SS + nhân bản sản phẩm, tài liệu truyền thông

80.000

80.000

0

6

Hỗ trợ chi phí đi lại cho bệnh nhân nghi ngờ mắc bệnh phải chuyển tuyến

5.000

0

5.000

Tổng cộng

1.091.000

1.086.000

5.000

4. DỰ ÁN 4: An toàn thực phẩm

4.1. Mục tiêu chung  

Kiểm soát an toàn thực phẩm trong toàn bộ chuỗi thực phẩm được thiết lập, phát huy hiệu quả, chủ động trong việc bảo vệ sức khỏe và quyền lợi người tiêu dùng.

4.2. Mục tiêu cụ thể

- Giảm 30% tỷ lệ mắc ngộ độc thực phẩm cấp tính trong vụ ngộ độc được ghi nhận so với năm 2017. Tỷ lệ mắc ngộ độc thực phẩm cấp tính trong vụ ngộ độc được ghi nhận dưới 7,5 người/100.000 dân.

- Duy trì phòng kiểm nghiệm đạt tiêu chuẩn ISO 17025 - 2005.

- Trên 76% người sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm; người tiêu dùng, người quản lý được cập nhật kiến thức về an toàn thực phẩm.

- Số người mắc ngộ độc thực phẩm < 7,5/100.000 dân, 100% vụ ngộ độc thực phẩm được điều tra, xử lý, báo cáo kịp thời.

- Trên 76% cán bộ quản lý về an toàn thực phẩm tuyến tỉnh, huyện được cập nhật văn bản và kiến thức về an toàn thực phẩm.

- Trên 76% người sản xuất, chế biến thực phẩm, người kinh doanh tại các cơ sở do tỉnh, huyện quản lý được phổ biến kiến thức về an toàn thực phẩm.

- Xây dựng thành công 02 mô hình điểm đảm bảo an toàn thực phẩm trong kinh doanh thức ăn đường phố và bếp ăn tập thể.

- Trên 50% các sản phẩm nông, lâm sản và thủy sản được kiểm soát chất lượng về an toàn thực phẩm trước khi đưa ra thị trường.

4.3. Giải pháp thực hiện

4.3.1. Tăng cường hoạt động kiểm tra và xử lý nghiêm các vi phạm về an toàn thực phẩm tại cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã

- Các đợt kiểm tra cao điểm bao gồm: Tết Nguyên đán, Tháng hành động, tết Trung thu và đột xuất theo chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh hoặc khi xảy ra sự cố về an toàn thực phẩm.

- Các loại hình cần thanh, kiểm tra: Cơ sở sản xuất thực phẩm, cơ sở kinh doanh thực phẩm, kinh doanh thực phẩm chức năng tại các hiệu thuốc, cơ sở tổ chức bếp ăn tập thể/bán trú, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố.

- Hạn chế các hình thức nhắc nhở mà phải xử lý vi phạm một cách nghiêm minh (cảnh cáo, phạt tiền…).

4.3.2. Thực hiện tốt việc giải quyết các thủ tục hành chính về an toàn thực phẩm do Ngành Y tế quản lý (tại Sở Y tế và Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm).

4.3.3. Tổ chức thực hiện tốt các hoạt động trong Tháng hành động vì an toàn thực phẩm tại cấp tỉnh, huyện và xã:

- Treo băng zôn, tuyên truyền bằng nhiều hình thức, tổ chức Lễ phát động hưởng ứng Tháng hành động và tổ chức diễu hành tại các trục lộ giao thông;

- Cung cấp đủ phương tiện truyền thông cho tuyến xã và cho các thôn, bản, tổ dân phố;

- Tổ chức giám sát công tác quản lý nhà nước nước về an toàn thực phẩm tại Ủy ban nhân dân các cấp và thanh kiểm tra đảm bảo an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn tỉnh.

4.3.4. Tăng cường công tác tập huấn, truyền thông giáo dục pháp luật và kiến thức về an toàn thực phẩm bằng nhiều kênh khác nhau:

- Tập huấn nâng cao năng lực quản lý an toàn thực phẩm cho Ban Chỉ đạo liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm cấp huyện, cấp xã;

- Tập huấn nâng cao năng lực chuyên môn, giám sát mối nguy, xử lý vụ ngộ độc thực phẩm cho cán bộ y tế huyện, xã;

- Tập huấn kỹ năng truyền thông và giám sát ngộ độc thực phẩm cho đội ngũ nhân viên y tế thôn bản;

- Tuyên truyền trên Báo, Đài Phát thanh truyền hình tỉnh và huyện;

- Tuyên truyền trên website của Sở Y tế, website của Cục An toàn thực phẩm và tạp chí Y - Dược học của ngành;

- Tuyên truyền trực tiếp tại thôn bản tại nơi hay xảy ra ngộ độc thực phẩm;

- Tuyên truyền trên trục lộ giao thông (băng zôn, panô);

- Phối hợp tuyên truyền kiến thức về an toàn thực phẩm đến các hộ gia đình tại các thôn, bản thuộc các xã trong chương trình hỗ trợ xây dựng nông thôn mới;

- Xây dựng mô hình điểm về quản lý an toàn thực phẩm trong kinh doanh thức ăn đường phố tại 02 phường Đức Xuân và Sông Cầu, thành phố Bắc Kạn và mô hình điểm đảm bảo an toàn thực phẩm đối với bếp ăn tập thể, bán trú tại các trường mầm non, tiểu học trên địa bàn thành phố Bắc Kạn;

- Tăng cường công tác phối hợp liên ngành trong tập huấn, tuyên truyền kiến thức quản lý nhà nước và kiến thức về an toàn thực phẩm: Tuyên truyền thông qua hệ thống Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy (đưa tin, bài và qua hội nghị tuyên giáo các cấp), Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh; Công an, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo, Đài Phát thanh - Truyền hình, Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Tỉnh đoàn, Trung tâm Hỗ trợ phát triển cộng đồng bền vững Việt Bắc.

4.3.5. Duy trì phòng kiểm nghiệm đạt tiêu chuẩn ISO/IEC 17025:2005, nâng cao khả năng kiểm nghiệm về an toàn thực phẩm của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Kạn.

4.3.6. Thực hiện kiểm nghiệm các chỉ tiêu an toàn thực phẩm đối với thực phẩm chức năng lưu hành tại địa bàn tỉnh tại Trung tâm Kiểm nghiệm Thuốc - Mỹ phẩm - Thực phẩm.

4.3.7. Giám sát cảnh báo ngộ độc thực phẩm và phục vụ quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm theo hướng dẫn của Cục An toàn thực phẩm.

4.3.8. Giám sát đảm bảo an toàn thực phẩm phục vụ tốt các sự kiện lớn của tỉnh trong năm (Hội nghị, Hội thảo, Lễ hội…).

4.3.9. Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai có hiệu quả các hoạt động giám sát về an toàn thực phẩm trong nông, lâm sản và thủy sản, kiểm soát chất lượng vật tư nông nghiệp có nguy cơ gây mất an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản trên địa bàn.

4.4. Kinh phí thực hiện

Đơn vị tính: 1.000 đồng

STT

Nội dung hoạt động

Nguồn kinh phí

Tổng

NSTW

NSĐP

1

Hỗ trợ xăng xe cho đoàn kiểm tra của BCĐ liên ngành ATTP tỉnh trong dịp tết Nguyên đán, Tháng hành động, tết Trung thu và kiểm tra chuyên ngành; kiểm tra quản lý nhà nước đối với tuyến xã, phường, thị trấn

70.000

70.000

2

Tập huấn kỹ năng phòng, chống ngộ độc thực phẩm cho nhân viên y tế thôn, bản, tổ dân phố trọng điểm về ATTP

35.000

35.000

3

Tập huấn nâng cao năng lực quản lý nhà nước về VSATTP cho cán bộ y tế, thành viên BCĐ VSATTP huyện, xã (tại 08 huyện, thành phố)

40.000

40.000

4

Mua bộ test phục vụ kiểm tra nhanh thực phẩm (hóa sinh)

95.670

95.670

5

Mua hóa chất, test vi sinh vật (hóa chất xử lý mẫu, dụng cụ bảo quản mẫu…)

20.330

20.330

6

Dự hội nghị, hội thảo do Trung ương tổ chức, học tập kinh nghiệm quản lý nhà nước về ATTP tại tỉnh bạn (công tác phí, tiền ngủ…)

430.000

430.000

7

Chuẩn hóa phòng kiểm nghiệm, hiệu chuẩn trang thiết bị, hóa chất phục vụ kiểm nghiệm

300.000

300.000

 0

8

Mua hóa chất kiểm tra dụng cụ chứa đựng thực phẩm (dung dịch thử tinh bột/bát ăn cơm, dầu mỡ trên đĩa đựng thức ăn, độ sôi của nước)

32.000

32.000

 0

9

Mua mẫu thực phẩm để kiểm nghiệm mối nguy ATTP

300.000

300.000

 0

10

Chi trả công xét nghiệm mẫu giám sát mối nguy ATTP (bao gồm test nhanh và xét nghiệm)

280.000

280.000

 0

11

Chi trả công xét kiểm nghiệm mẫu phục vụ thanh tra

20.000

20.000

 0

12

Chi trả chi phí điều tra, phân tích dữ liệu, báo cáo vụ ngộ độc thực phẩm, vận chuyển mẫu thực phẩm

128.000

128.000

 0

13

May trang phục thanh tra chuyên ngành

97.000

97.000

 0

14

Chi khen thưởng cho tập thể, cá nhân có thành tích trong hoạt động đảm bảo ATTP

80.000

80.000

 0

15

Mua sắm trang thiết bị phương tiện phục vụ quản lý nhà nước và hoạt động chuyên môn về ATTP (bàn ghế làm việc, bàn ghế phòng họp, tủ đựng tài liệu, hồ sơ lưu trữ, máy phô tô coppy…)

942.000

942.000

 0

16

Sửa chữa, cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ cho hoạt động quản lý nhà nước

774.000

774.000

 0

17

Chi xây dựng mô hình điểm an toàn thực phẩm bếp ăn tập thể tại các trường Mầm non, Tiểu học thuộc 04 phường trên địa bàn thành phố Bắc Kạn (phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo)

600.000

600.000

 0

18

Hỗ trợ xây dựng mô hình điểm quản lý ATTP trong kinh doanh thức ăn đường phố tại phường Đức Xuân và Sông Cầu

400.000

400.000

 0

 

Tổng cộng

4.644.000

4.383.000

261.000

5. DỰ ÁN 5: Phòng chống HIV/AIDS

5. 1. Mục tiêu chung

Khống chế tỷ lệ lây nhiễm HIV/AIDS trong cộng đồng dân cư dưới 0,3%.

5.2. Mục tiêu, chỉ tiêu

- Trên 90% người nghiện chích ma túy trong diện quản lý được tiếp cận với chương trinh bơm kim tiêm.

- Trên 90% người nghiện chích ma túy được sử dụng dụng cụ tiêm chích sạch.

- Trên 90% người xét nghiệm HIV đuợc tư vấn và đuợc biết kết quả xét nghiệm HIV của mình.

- Trên 90% các Ban, Ngành, đoàn thể, chính quyền các cấp ban hành văn bản chỉ đạo, xây dựng kế hoạch về công tác phòng, chống HIV/AIDS.

- 100% các cơ quan thông tin đại chúng tại các địa phương thực hiện tổ chức truyền thông phòng, chống HIV/AIDS theo hướng dẫn.

- 90% người nhiễm HIV quản lý đuợc, có địa chỉ rõ ràng đủ tiêu chuẩn điều trị được điều trị thuốc kháng HIV.

- Điều trị dự phòng LTMC cho 100% số trẻ bị phơi nhiễm HIV.

- Duy trì ≥ 90% tỷ lệ người nhiễm HIV tiếp tục điều trị ARV sau 12 tháng.

- 80% người nhiễm HIV mắc bệnh lao được điều trị đồng thời ARV và điều trị lao.

- 90 % người nhiễm HIV có địa chỉ rõ ràng được quản lý, chăm sóc và hỗ trợ điều trị tại cộng đồng.

- Trên 90% người nhiễm HIV/AIDS có thẻ bảo hiểm y tế.

5.3. Giải pháp thực hiện

5.3.1. Can thiệp giảm tác hại và dự phòng lây nhiễm HIV

5.3.1.1. Hoạt động can thiệp, dự phòng cho nhóm người có ma túy, nguy cơ cao.

- Củng cố mạng lưới hoạt động phòng, chống HIV/AIDS từ huyện/thành phố đến các xã/phường,thị trấn.

- Cung cấp, hỗ trợ kiến thức phòng lây nhiễm HIV, kiến thức về cách sử dụng dụng cụ tiêm chích sạch cho nhóm người có ma túy và nhóm có hành vi nguy cơ cao.

- Tăng cường nâng cao chất lượng dịch vụ điều thay thế bằng trị Methadone cho nhóm người có ma túy.

- Vận động cộng đồng huy động các đối tượng nghiện ma túy tham gia điều trị nghiện ma túy tại các cơ sở điều trị.

5.3.1.2. Tuyên truyền can thiệp thay đổi hành vi

- Phối kết hợp các Ban, Ngành thực hiện tổ chức triển khai các hội nghị, hội thảo chuyên đề về HIV/AIDS, tháng LTMC và Tháng hành động phòng, chống HIV/AIDS.

- Triển khai thực hiện Tháng cao điểm chiến dịch phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con và Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2018 theo hướng dẫn của Bộ Y tế và Kế hoạch của Ban Chỉ đạo 138 tỉnh.

- Triển khai thực hiện có hiệu quả các nội dung của phong trào “Toàn dân tham gia phòng, chống HIV/AIDS tại cộng đồng dân cư” tại 60% xã, phường, thị trấn.

- Triển khai thực hiện hoạt động thông tin, giáo dục truyền thông thay đổi hành vi phòng, chống HIV/AIDS tại cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở dịch vụ giải trí.

- Nhân bản các tài liệu truyền thông phòng, chống HIV/AIDS/STIs để cung cấp cho các đối tượng có hành vi nguy cơ cao và cho cộng đồng tại các địa phương.

5.3.2. Hoạt động giám sát và xét nghiệm HIV

5.3.2.1. Tư vấn, xét nghiệm HIV

- Quảng bá các phòng tư vấn xét nghiệm HIV tự nguyện.

- Triển khai mô hình xét nghiệm HIV tại cộng đồng theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

- Thực hiện lồng ghép tư vấn điều trị ARV, Methadone và tư vấn xét nghiệm HIV tại các đơn vị có cơ sở điều trị Methadone, phòng khám ngoại trú và phòng xét nghiệm sàng lọc.

- Tổ chức tư vấn xét nghiệm sàng lọc HIV cho các phụ nữ mang thai.

5.3.2.2. Hoạt động giám sát HIV

- Giám sát hỗ trợ cho cán bộ tuyến huyện, xã về công tác giám sát dịch HIV/AIDS/STIs theo Thông tư số: 09/TT-BYT.

- Tổ chức giám sát ca bệnh, điều tra dịch tễ học đối với từng trường hợp nhiễm HIV tại cộng đồng thông qua mạng lưới y tế thôn bản, xã, phường, thị trấn.

- Thực hiện kiểm tra, đánh giá thường xuyên các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS trong đó chú trọng đến công tác xét nghiệm HIV trên địa bàn tỉnh.

5.3.3. Điều trị ARV và dự phòng lây truyền từ mẹ sang con

5.3.3.1. Điều trị ARV (bao gồm phối hợp lao và HIV)

- Hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật cho các phóng khám ngoại trú.

- Cập nhật kiến thức về điều trị ARV nhằm nâng cao hiệu quả điều trị HIV/AIDS.

- Tổ chức các buổi tập huấn về tuân thủ điều trị cho bệnh nhân tại các phòng khám ngoại trú trên địa bàn.

- Nâng cao chất lượng khám, đánh giá của các phòng khám ngoại trú trong công tác điều trị bệnh nhân HIV/AIDS.

- Xây dựng mô hình chăm sóc điều trị ARV toàn diện 2.0 tại một số phòng khám ngoại trú.

- Rà soát triển khai mua thẻ BHYT cho bệnh nhân HIV/AIDS.

- Phối kết hợp chương trình Lao/HIV, đảm bảo bệnh nhân đồng nhiễm lao HIV được chẩn đoán sớm, điều trị đúng không để sảy ra lao kháng thuốc.

- Thực hiện điều trị dự phòng phơi nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp đúng quy định.

- Tư vấn và tăng cường thực hiện các xét nghiệm hỗ trợ cho chẩn đoán và điều trị HIV/AIDS, bao gồm cả xét nghiệm CD4, đo tải lượng vi rút; triển khai xét nghiệm chẩn đoán sớm nhiễm HIV cho trẻ dưới 18 tháng tuổi.

5.3.3.2. Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con

- Tổ chức thực hiện tốt Tháng cao điểm dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con.

- Phối kết hợp khoa sản Bệnh viện Đa khoa tỉnh, đội CSSKSS tư vấn xét nghiệm HIV cho phụ nữ mang thai tại các xã, phường, thị trấn.

- Lồng ghép dịch vụ phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con vào các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản tại cộng đồng.

- Điều trị ARV cho phụ nữ mang thai nhiễm HIV ngay khi phát hiện và điều trị cho con của họ sau sinh để dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con.

5.3.4. Tăng cường năng lực hệ thống phòng, chống HIV/AIDS

5.3.4.1. Tăng cường năng lực lĩnh vực can thiệp, dự phòng, giám sát dịch.

- Tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn cho cán bộ làm công tác phòng, chống HIV/AIDS tuyến tỉnh, huyện, đặc biệt là các khóa đào tạo về kỹ năng lập kế hoạch, thu thập, phân tích và sử dụng số liệu, theo dõi, đánh giá tình hình dịch.

- Tổ chức tập huấn triển khai Chỉ thị số: 10/2017/CT-BYT về không phân biệt kỳ thị đối với bệnh nhân HIV/AIDS tại các cơ sở y tế.

- Tập huấn về kỹ năng thực hiện phần mềm báo cáo thuốc ARV, phần mềm quản lý bệnh nhân Methadone và các báo cáo phòng, chống HIV/AIDS khác.

- Tổ chức tập huấn về tư vấn xét nghiệm HIV.

5.3.4.2. Tăng cường năng lực lĩnh vực điều trị và PMTCT

- Hỗ trợ kỹ thuật cho cán bộ tham gia điều trị tại các phòng khám ngoại trú, cơ sở Methadone và phòng xét nghiệm sàng lọc kiến thức HIV và LTMC.

- Tổ chức tập huấn về tuân thủ điều trị ARV cho bệnh nhân và người hỗ trợ điều trị.

- Nâng cao chất lượng báo cáo và quản lý bệnh nhân trên hệ thống phần mềm quy định. Nhận định và đánh giá tình hình dịch chính xác.

5.3.4.3. Đầu tư trang thiết bị và cơ sở vật chất.

Mua sắm thêm một số trang thiết bị, phục vụ trong hoạt động can thiệp và cài đặt phần mềm hỗ trợ công tác chẩn đoán và điều trị trực tuyến (ổ cứng, phần mềm diệt virút, máy in....). Bảo dưỡng sửa chữa trang thiết bị phòng xét nghiệm khẳng định HIV tuyến tỉnh.

5.3.4.4. Tổ chức hội nghị sơ kết, tổng kết đánh giá về hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tổng kết 10 năm hoạt động điều trị Methadone.

5.4. Kinh phí hoạt động

Đơn vị tính: 1.000 đồng

TT

Nội dung hoạt động

Nguồn kinh phí

Tổng

NSTW

NSĐP

1

Can thiệp giảm tác hại và dự phòng lây nhiễm HIV

 

 

 

1.1

Tổ chức tư vấn, nói chuyện chuyên đề hướng dẫn bệnh nhân và người nhà bệnh nhân phòng, điều trị, chăm sóc và hỗ trợ tâm lý cho người bệnh

160.000

160.000

0

1.2

Tổ chức tư vấn, nói chuyện chuyên đề (tư vấn, hướng dẫn tại cộng đồng)

180.000

180.000

0

1.3

In tài liệu phục vụ tư vấn, nói chuyện chuyên đề;

50.000

50.000

0

1.4

Chi ngoại kiểm phòng xét nghiệm khẳng định

3.500

3.500

0

1.5

Mua bao cao su cho các đối tượng NCC

92.500

92.500

0

1.6

Hội nghị, hội thảo, tập huấn tại Trung ương

60.000

60.000

0

1.7

Tổ chức hội nghị sơ kết, tổng kết đánh giá hoạt động phòng, chống HIV/AIDS (điều trị Methadone, ARV...)

17.600

0

17.600

2

Hỗ trợ điều trị HIV/AIDS và dự phòng lây truyền từ mẹ sang con

 

 

 

2.1

Mua sinh phẩm XN sàng lọc PN có thai

54.000

54.000

0

2.2

Tư vấn, hướng dẫn tập trung về tuân thủ điều trị ARV tại các phòng khám ngoại trú (OPC)

59.400

59.400

0

2.3

Tư vấn thường xuyên hằng tháng tại CS XN HIV, cơ sở điều trị MTD

108.000

108.000

0

2.4

Chi công lấy mẫu

35.000

35.000

0

3

Tăng cường phát hiện HIV/AIDS

 

 

 

3.1

Mua sinh phẩm xét nghiệm HIV cho đối tượng NCC

103.500

103.500

0

3.2

Chi lấy mẫu (đối tượng NCC cho mẫu)

90.000

90.000

0

3.3

Chi công lấy mẫu

21.000

21.000

0

3.4

Chi khám sàng lọc nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục (STI)

32.000

32.000

0

3.5

Vật tư tiêu hao (BKT lấy máu, ống nghiệm, găng tay, bông, cồn, Prricepp)

12.600

12.600

0

3.6

Hộp an toàn...

4.500

4.500

0

3.7

Mua bơm kim tiêm lấy máu xét nghiệm sàng lọc HIV

8.700

8.700

0

3.8

Xăng xe vận chuyển mẫu xét nghiệm

57.600

57.600

0

3.9

Tập huấn phần mềm info 3.1 và phần mềm zoom (giám sát và quản lý thuốc ARV nguồn BHYT)

12.000

0

12.000

3.10

Tập huấn tư vấn xét nghiệm HIV

13.140

0

13.140

4

Mua sắm trang thiết bị vật tư phục vụ chương trình

 

 

 

4.1

Mua máy tính, máy in cài đặt phần mềm hội chẩn trực tuyến về công tác điều trị ARV, MTD

56.000

56.000

0

4.2

Bảo dưỡng, sửa chữa máy tính, cài đặt phần mềm MTD

11.700

11.700

0

 

Tổng cộng

1.242.740

1.200.000

42.740

6. DỰ ÁN 7: Quân dân y kết hợp

6.1. Mục tiêu chung

Tạo điều kiện cho người dân sinh sống ở vùng đặc biệt khó khăn, vùng trọng điểm về an ninh quốc phòng được tiếp cận các dịch vụ y tế có chất lượng cao, tăng khả năng đáp ứng của Ngành Y tế trong đáp ứng các tình huổng khẩn cấp.

6.2. Mục tiêu cụ thể

- Rà soát và bổ sung kịp thời biên chế lực lượng dự bị động viên chuyên ngành y tế thuộc Đội điều trị 100 giường trên địa bàn tỉnh.

- 100% cán bộ y tế xã trực tiếp tham gia sơ tuyển thanh niên trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự nắm vững các điều kiện sức khỏe đối với thanh niên nhập ngũ.

- 100% các thành viên Hội đồng khám tuyển nghĩa vụ quân sự các huyện/thành phố hiếu đúng, đầy đủ các quy định tại Thông tư số: 16/2016/TTLT-BYT-BQP ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng.

6.3. Giải pháp thực hiện

- Kiện toàn và nâng cao chất lượng tham mưu của Ban Quân dân y các cấp. Phát huy vai trò của Ban Quân dân y các cấp trong việc chỉ đạo thực hiện, kiểm tra, giám sát các hoạt động thực hiện mục tiêu của dự án.

- Rà soát và bổ sung kịp thời biên chế lực lượng dự bị động viên chuyên ngành y tế thuộc Đội điều trị 100 giường trên địa bàn tỉnh.

- Tổ chức tập huấn các quy định khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự theo Thông tư số: 16/2016/TTLT-BYT-BQP cho đội ngũ khám tuyển nghĩa vụ quân sự các huyện/thành phố trên địa bàn.

- Giám sát chặt chẽ hoạt động khám tuyển nghĩa vụ quân sự tại một số huyện/thành phố.

6.4. Kinh phí hoạt động

Đơn vị tính: 1000 đồng  

TT

Nội dung hoạt động

Nguồn kinh phí

Tổng

NSTW

NSĐP

1

Tập huấn Thông tư số: 16/2016/TTLT-BYT-BQP cho các thành viên Hội đồng khám tuyển nghĩa vụ quân sự các huyện/thành phố trên địa bàn

10.000

0

10.000

2

Rà soát và cung cố lực lượng dự bị động viên chuyên ngành y tế

20.000

20.000

0

Tổng cộng

30.000

20.000

10.000

7. DỰ ÁN 8: Theo dõi, kiểm tra, giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình và truyền thông Y tế - Dân số

7.1. Mục tiêu chung

Tiếp tục đẩy mạnh, đa dạng hóa các hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe, mở rộng kênh truyền thông, đổi mới phương pháp, nội dung, hình thức truyền thông giáo dục sức khỏe để người dân biết cách thay đổi hành vi, tự bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ cho bản thân và cộng đồng, góp phần tăng tỷ lệ người dân thực hành các biện pháp phòng bệnh, phòng dịch cũng như thực hiện chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình.

7.2. Mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể

- 85% người dân được tiếp cận với thông tin về các chính sách chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân.

- 65% người dân hiểu biết đúng về phòng, chống dịch bệnh nguy hiểm, bệnh không lây nhiễm.

- 85% bà mẹ có kiến thức và kỹ năng thực hành về dinh dưỡng đúng chăm sóc sức khỏe cho trẻ em.

- 100% y tế thôn bản được cập nhật kiến thức dân số, kế hoạch hoá gia đình, an toàn thực phẩm.

- 100% trạm y tế có viên chức tập huấn về kỹ năng truyền thông an toàn thực phẩm.

- 100% các xã có mức sinh cao được truyền thông về chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình.

- 100% nhân viên y tế thôn, bản, cơ sở y tế công lập được cấp phát Bản tin Y tế Bắc Kạn làm tài liệu truyền thông giáo dục sức khỏe.

- Đáp ứng 50% nhu cầu tài liệu truyền thông giáo dục sức khoẻ phòng, chống dịch bệnh nguy hiểm của y tế cơ sở.

7.3. Giải pháp thực hiện

7.3.1. Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng

- Duy trì chuyên mục y tế và sức khoẻ cộng đồng trên sóng truyền hình và sóng phát thanh của Đài Phát thanh và Truyền hình, Báo Bắc Kạn. Nội dung tuyên truyền các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước về công tác y tế; tuyên truyền, khuyến cáo, hướng dẫn kiến thức, kỹ năng phòng, chống dịch bệnh; đưa tin, phản ánh các hoạt động của đơn vị và của Ngành Y tế trong triển khai nhiệm vụ chuyên môn, quảng bá các thành tựu y tế, các dịch vụ, kỹ thuật về y tế...

- Thường xuyên đăng tải, phát sóng các tin, bài, thông tin, phản ánh về hoạt động của ngành, hướng dẫn chuyên môn về phòng bệnh, phòng dịch tuyên truyền trên Báo Bắc Kạn, báo trung ương, trang thông tin điện tử của Ngành, đơn vị...

7.3.2. Truyền thông trực tiếp tại cộng đồng

- Đa dạng hoá các hình thức hoạt động truyền thông trực tiếp phù hợp với các đối tượng truyền thông khác nhau như nói chuyện sức khoẻ, tổ chức các sự kiện, chiến dịch truyền thông, hội nghị, các cuộc thi nhằm huy động sự phối hợp của các cơ quan, đoàn thể địa phương, sự tham gia, ủng hộ của người dân.

- Tổ chức các lớp truyền thông về dân số - kế hoạch hoá gia đình; về phòng, chống dịch bệnh mới nổi, bệnh truyền nhiễm gây dịch.

7.3.3. Sản xuất tài liệu truyền thông

- Xây dựng ma két, xuất bản bản tin y tế Bắc Kạn làm tài liệu tuyên truyền cho đội ngũ y tế thôn, bản.

 - Lựa chọn, thiết kế, nhân bản các tài liệu truyền thông với thông điệp chính xác, rõ ràng, dễ hiểu, dễ thực hiện, phù hợp về hình thức, nội dung, các nhóm đối tượng khác nhau.

- Sản xuất tờ rơi tuyên truyền các hoạt động của đơn vị như: Hoạt động của các chương trình y tế, hoạt động khám chữa bệnh tại đơn vị, dịch vụ tiêm phòng vacxin...

7.3.4. Kinh phí hoạt động  

7.3.4.1. Theo dõi, kiểm tra, giám sát, đánh giá thực hiện chương trình và truyền thông y tế

Đơn vị tính: 1.000 đồng

TT

Nội dung hoạt động

Nguồn kinh phí

Tổng

NSTW

NSĐP

A

Truyền thông y tế

382.000

382.000

0

I

Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng

 

 

 

1

Tuyên truyền trên Đài Phát thanh Truyền hình

0

0

0

1.1

Kinh phí hợp đồng với Đài PTTH tỉnh phát sóng Chuyên mục “Y tế và sức khoẻ cộng đồng”: 24 chuyên mục truyền hình (02 phóng sự/chuyên mục TH), 52 chuyên mục phát thanh (01 Chuyên mục/tuần).

72.000

72.000

0

1.2.

Kinh phí thực hiện 18 phóng sự truyền hình tại huyện

54.900

54.900

0

2

Tuyên truyền trên Báo Bắc Kạn

 

 

 

2.1

Kinh phí hợp đồng Chuyên mục “Y tế và sức khoẻ cộng đồng” trên Báo Bắc Kạn (52 Chuyên mục)

20.800

20.800

0

2.2

Kinh phí hợp đồng Trang báo Bắc Kạn kỷ niệm ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/02/2018

5.000

5.000

0

II

Truyền thông trực tiếp tại cộng đồng

 

 

 

1

Tổ chức sự kiện hưởng ứng các ngày: Phòng chống lao, tiêm chủng mở rộng, ngày dân số thế giới, giảm muối ăn phòng chống tăng huyết áp, tim mạch

86.800

86.800

0

2

Tổ chức cuộc thi hái hoa dân chủ cho người dân về phòng, chống bệnh không lây nhiễm

81.150

81.150

0

3

Hội nghị truyền thông về phòng, chống dịch bệnh lây nhiễm (03 lớp)

17.670

17.670

0

4

Hội nghị truyền thông các chương trình y tế khác trong năm 2018 theo văn bản chỉ đạo của cấp trên

28.680

28.680

0

III

Bảo dưỡng trang thiết bị máy ảnh, máy camera, chi khác: Mua phần mềm diệt vi rút bảo vệ máy tính phục vụ công tác truyền thông các chương trình Y tế - Dân số (dựng hình, bản tin, truyền thông)

15.000

15.000

0

B

Truyền thông ATTP, kiểm tra giám sát

1.280.000

1.280.000

 

1

 Hợp đồng phát sóng Chuyên mục ATTP trên sóng truyền hình Đài PTTH tỉnh: 06 chuyên mục truyền hình (mỗi chuyên mục gồm phóng sự và thông điệp Tv Spot)

30.000

30.000

0

2

Kinh phí thực hiện 04 phóng sự tại huyện

8.200

8.200

0

3

Hội thi tuyên truyền viên giỏi về an toàn vệ sinh thực phẩm cấp xã, phường tại thành phố Bắc Kạn (08 cuộc/08 xã, phường)

250.640

250.640

0

4

Hội nghị truyền thông về ATTP (các văn bản quy định, phòng chống các bệnh lây truyền do thực phẩm không an toàn…) tại tuyến tỉnh (05 lớp) - huyện (10 lớp)

116.500

116.500

0

5

Cuộc thi hái hoa dân chủ tìm hiểu Luật, kiến thức về ATVSTP cho người dân

90.500

90.500

0

6

Bảo dưỡng trang thiết bị truyền thông

8.750

8.750

0

7

Phân bổ kinh phí cho tuyến huyện, thành phố truyền thông trực tiếp về ATTP

100.000

100.000

0

8

Xây dựng và in ấn tài liệu truyền thông

 

 

 

 8.1

In tờ rơi về ATTP

45.000

45.000

0

 8.2

In tờ rơi về giảm muối ăn trong khẩu phần ăn hằng ngày

30.000

30.000

0

 8.3

Áp phích về tuyên truyền giảm muối ăn

39.750

39.750

0

 8.4

In VCD thông điệp tết Trung thu, tết dương lịch

13.000

13.000

0

 8.5

In sao đĩa VCD thông điệp ATVSTP

12.200

12.200

0

 8.6

Băng zol tuyên truyền nhân dịp các sự kiện

60.000

60.000

0

 8.7

Nhuận bút chuyên mục ATTP trên bản tin, trang thông tin điện tử, hợp đồng chuyên mục ATTP trên Báo Bắc Kạn

11.460

11.460

0

 8.8

In tài liệu (tờ rơi, áp phích, sách hướng dẫn) về phòng, chống dịch bệnh nguy hiểm

80.000

80.000

0

9

Đánh giá KAP tỷ lệ cập nhật kiến thức về an toàn thực phẩm của các nhóm đối tượng theo Văn bản số: 51/ATTP-TT ngày 05/01/2018 của Cục An toàn thực phẩm.

384.000

384.000

0

 

Tổng cộng

1.662.000

1.662.000

0

7.3.4.2. Hoạt động truyền thông về dân số - kế hoạch hóa gia đình

Đơn vị tính: 1.000 đồng

TT

Nội dung hoạt động

Nguồn kinh phí

Tổng

NSTW

NSĐP

1

Hội nghị truyền thông về công tác dân số trong tình hình mới

18.000

18.000

0

2

Kỷ niệm ngày Dân số thế giới 11/7; ngày dân số Việt Nam 26/12, tháng HĐQG DS-KHHGĐ

27.000

27.000

0

3

Phối hợp tuyên truyền với các Sở, Ban, Ngành, đoàn thể

29.000

29.000

0

4

Sửa chữa pa nô truyền thông

26.000

26.000

0

5

Truyền thông tăng cường tại vùng có mức sinh cao

32.000

32.000

0

6

Truyền thông về nâng cao chất lượng dân số

32.000

32.000

0

Tổng cộng

164.000

164.000

0

III. KINH PHÍ THỰC HIỆN

Tổng dự toán kinh phí thực hiện Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số năm 2018 là: 20.899.000.000 đồng (hai mươi tỷ, tám trăm chín mươi chín triệu đồng); trong đó:

- Ngân sách Trung ương: 19.699.000.000 đồng;

- Ngân sách địa phương: 1.200.000.000 đồng.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Y tế

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, Ngành liên quan tổ chức triển khai các nội dung hoạt động của Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số theo đúng Kế hoạch và quy định hiện hành; đồng thời xây dựng và phê duyệt phương án phân bổ chi tiết nguồn vốn thực hiện Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số năm 2018.

- Thực hiện tốt công tác kiểm tra, đôn đốc Sở, Ban, Ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố thực hiện Kế hoạch này; tổng hợp báo cáo Bộ Y tế, Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định.

2. Sở Tài chính

Tham mưu cân đối, bố trí ngân sách địa phương cho Ngành Y tế để triển khai thực hiện các nội dung Kế hoạch đảm bảo tiến độ.

3. Giám đốc các Sở, Thủ trưởng cơ quan trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố

Theo chức năng, nhiệm vụ được giao, chủ động phối hợp với Ngành Y tế tổ chức triển khai thực hiện các nội dung Kế hoạch đảm bảo đúng quy định hiện hành.

Trên đây là Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn năm 2018./.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 1270/QĐ-UBND về phê duyệt Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số năm 2018 do tỉnh Bắc Kạn ban hành

  • Số hiệu: 1270/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 24/07/2018
  • Nơi ban hành: Tỉnh Bắc Kạn
  • Người ký: Phạm Duy Hưng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 24/07/2018
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản