- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 1994
- 2Pháp lệnh Bảo vệ công trình giao thông năm 1994
- 3Nghị định 80-CP năm 1996 quy định tổ chức và hoạt động của Thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải
- 4Pháp lệnh về Thủ đô Hà Nội năm 2000
- 5Luật Giao thông đường bộ 2001
- 6Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002
UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 127/2003/QĐ-UB | Hà Nội, ngày 13 tháng 10 năm 2003 |
"XÁC ĐỊNH LẠI CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA BAN THANH TRA GIAO THÔNG CÔNG CHÍNH"
UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
- Căn cứ Luật Tổ chức HĐNĐ và UBND;
- Căn cứ Luật Giao thông đường bộ;
- Căn cứ Pháp lệnh Thủ đô Hà Nội ngày 28 tháng 12 năm 2000
- Căn cứ Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002;
- Căn cứ Pháp lệnh bảo vệ các công trình giao thông ngày 02 tháng 12 năm 1994
- Căn cứ Nghị định số 80/CP ngày 05 tháng 12 năm 1006 của Chính phủ quy định Tổ chức và hoạt động của Thanh tra chuyên ngành Giao thông Vận tải.
- Xét đề nghị của Trưởng Ban Tổ chức chính quyền Thành phố, Giám đốc Sở Giao thông công chính Thành phố;
QUYẾT ĐỊNH
Điều I. Xác định lại chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của ban Thanh tra Giao thông công chính thuộc sở giao thông công chính Thành phố như sau:
Ban Thanh tra Giao thông công chính chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc Sở Giao thông công chính thành phố, có tư cách pháp nhân được sử dụng con dấu riêng và mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước theo quy định hiện hành.
A. Chức năng:
Ban Thanh tra giao thông công chính, thực hiện chức năng quản lý Nhà nước trong việc bảo vệ các công trình giao thông - đô thị và trật tự an toàn giao thông vận tải trên địa bàn thành phố Hà Nội, theo đúng quy định của pháp luật và quy định của Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội.
B. Nhiệm vụ:
1. Chủ tịch và phối hợp với các cấp, các ngành tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn tổ chức, cá nhân thực hiện các quy định về bảo vệ các công trình giao thông - đô thị và trật tự an toàn giao thông vận tải.
2. Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm hành chính theo thảm quyền và đề nghị cấp trên xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật trong các lĩnh vực:
2.1. Đào tạo, sát hạch, cấp, đổi, thu hồi giấy phép lái xe cơ giới đường bộ; giấy phép lái tàu, thuyền cơ giới đường thuỷ nội địa.
2.2. Cấp phép sử dụng các phương tiện giao thông đường bộ, đường thuỷ nội địa trên địa bàn Thành phố.
2.3. Cấp phép và thực hiện giấy phép sử dụng hè đường và các công trình thuộc lĩnh vực giao thông đường bộ, đường thuỷ nội địa trên địa bàn thành phố Hà Nội.
2.4. Thực hiện các quy định thể lệ vận tải hàng hoá, hành khách trên các phương tiện vận tải đường bộ, đường thuỷ nội địa.
2.5. Bảo vệ các công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị bao gồm: hệ thống cấp nước, hệ thống thoát nước, hệ thống chiếu sáng công cộng, hè, đường phố, công viên, cây xanh, bến tàu, bến xe, điểm đỗ, nhà chờ;
2.6. Kiểm tra và xử lý hành vi vi phạm các quy định đảm bảo vệ sinh môi trường đô thị sạch đẹp; Tập trung vào phế thải xây dựng.
2.7. Phối hợp và hỗ trợ chính quyền địa phương, các đơn vị trong ngành xử lý các hành vi vi phạm lấn chiếm các công trình giao thông - đô thị bảo đảm công tác quản lý chuyên ngành, công tác xây dựng và bảo trì hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị và an toàn giao thông vận tải.
2.8. Tổ chức phối hợp với công an các cấp, hướng dẫn phân luồng giao thông cho các phương tiện giao thông vào Thành phố theo quy định hiện hành và yêu cầu đột xuất của UBND Thành phố và Sở Giao thông công chính Thành phố;
2.9. Phối hợp với Công an và các đơn vị chức năng đảm bảo trật tự an toàn giao thông, để Chủ đầu tư dự án thi công các công trình giao thông - đô thị và các công trình khác theo hình thức ký kết hợp đồng trách nhiệm.
2.10. Giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với các vi phạm về bảo vệ các công trình giao thông - đô thị và đảm bảo an toàn giao thông vận tải theo thẩm quyền.
C. Quyền hạn:
1. Ban Thanh tra Giao thông công chính thực hiện các quyền hạn được ghi tại Luật giao thông đường bộ; Pháp lệnh bảo vệ các công trình giao thông; Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính; các Nghị định của Chính phủ, các quy định của Bộ chủ quản, của UBND thành phố Hà Nội và của Sở Giao thông công chính về công tác bảo vệ các công trình giao thông - đô thị và đảm bảo trật tự an toàn giao thông - vận tải hiện hành.
2. UBND thành phố Hà Nội cho phép Ban thanh tra giao thông công chính được áp dụng Điều 38 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính về Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính của Thanh tra chuyên ngành cấp Sở.
Điều II. Tổ chức bộ máy của Ban:
1. Lãnh đạo Ban có: Trưởng ban, các phó Trưởng ban.
2. Các Phòng chức năng: có Trưởng phòng, các Phó trưởng phòng, cán bộ, công chức, Thanh tra viên, nhân viên chuyên môn nghiệp vụ, lao động, hợp đồng và được tổ chức các Phòng như sau:
- Phòng Tổ chức hành chính.
- Phòng Tham mưu tổng hợp.
- Phòng Tài vụ.
3. Các đội Thanh tra giao thông chuyên ngang và các Đội thanh tra giao thông công chính Quận, Huyện có: Đội trưởng, các Đội phó, Tổ trưởng các tổ công tác, Thanh tra viên, nhân viên kỹ thuật nghiệp vụ, lao động hợp đồng và được tổ chức các Đội như sau:
a. Các đội thanh tra chuyên ngành có:
- Đội Thanh tra cấp nước, thoát nước và môi trường đô thị.
- Đội Thanh tra giao thông đường thuỷ nội địa.
- Đội Thanh tra giao thông cầu, đường bộ.
- Đội Thanh tra giao thông vận tải đường bộ.
- Đội quản lý kho, trạm.
b. Mỗi quận, huyện được thành lập một Đội thanh tra giao thông công chính.
4. Giao Giám đốc Sở Giao thông công chính Thành phố thực hiện:
- Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, chỉ tiêu biên chế được giao hàng năm của Ban Thanh tra giao thông công chính để quyết định thành lập các Phòng, các Đội theo quy định hiện hành.
- Sửa đổi bổ sung các Quy chế hiện có theo nội dung Quyết định này và theo đúng các quy định của nhà nước, của Ngành, của UBND Thành phố bảo đảm hoạt động Thanh tra có hiệu lực.
Điều III. Chế độ chính sách đối với Ban Thanh tra giao thông công chính:
1. Giao Sở Giao thông công chính Thành phố thực hiện công tác quản lý cán bộ, công chức, lao động hợp đồng của Ban Thanh tra giao thông công chính theo Pháp lệnh cán bộ công chức; Các Nghị định của Chính phủ hiện hành và Quy chế quản lý cán bộ, công chức, biên chế, tiền lương, tiền công đối với các đơn vị thuộc Thành phố Hà Nội của UBND Thành phố.
2. Cán bộ, công chức, Thanh tra viên, nhân viên hợp đồng thuộc Ban Thanh tra giao thông công chính được hưởng:
- Phụ cấp lưu động (hệ số 0,6) theo Thông tư 19/TT-LĐTBXH ngày 02 tháng 6 năm 1993 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp lưu động.
- Tham gia công tác đảm bảo an toàn giao thông mang tính phối hợp liên ngành và tổ chức giải toả cưỡng chế vi phạm được hưởng các chế độ phụ cấp theo hướng dẫn của Bộ Tài chính, Bộ Giao thông Vận tải và quy định của Uỷ ban nhân dân Thành phố.
Điều IV. Trang bị cơ sở vật chất cho Ban và các Đội Thanh tra giao thông chuyên ngành, Đội thanh tra giao thông công chính Quận, Huyện:
1. Trang bị cho cá nhân:
- Cán bộ, Thanh tra viên, nhân viên hợp đồng được trang bị phương tiện hoạt động cá nhân, trang phục, sắc phục, phụ hiệu riêng theo quy định của Ngành.
2. Giao các Sở: Giao thông công chính, Tài chính - Vật giá, Kế hoạch và Đầu tư Thành phố:
- Hướng dẫn Ban Thanh tra giao thông công chính xây dựng kế hoạch năm, kế hoạch trung hạn, dài hạn nhầm bảo đảm các nhu cầu về: Trụ sở làm việc, trang thiết bị văn phòng, xe ô tô, xe máy, xe chuyên dụng; phương tiện thông tin và các cơ sở vật chất khác. Báo cáo các cơ quan chức năng thẩm định; trình Uỷ ban nhân dân Thành phố phê duyệt theo quy định chung cho các đơn vị hành chính, sự nghiệp.
3. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký.
4. Quyết định này thay thế Quyết định số 2934/QĐ-UB ngày 02 tháng 8 năm 1997 của Uỷ ban nhân dân Thành phố về Quy định tổ chức và hoạt động của Ban thanh tra giao thông công chính.
Điều V. Chánh văn phòng HĐND và UBND Thành phố, Trưởng Ban Tổ chức chính quyền Thành phố, Giám đốc Sở Giao thông công chính Thành phố, Trưởng Ban thanh tra giao thông công chính, Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành, Chủ tịch UBND quận, huyện, xã, phường thị trấn thi hành quyết định này.
| TM/ UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI |
- 1Quyết định 2934/QĐ-UB năm 1997 về chức năng nhiệm vụ của thanh tra Giao thông công chính Hà Nội
- 2Quyết định 26/2006/QĐ-UBND phê duyệt đề án chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế của Thanh tra do tỉnh Tuyên Quang ban hành
- 3Quyết định 134/QĐ-UBND năm 2014 sắp xếp lại tổ chức bộ máy của Thanh tra giao thông vận tải thuộc Sở Giao thông Vận tải tỉnh Bắc Giang
- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 1994
- 2Pháp lệnh Bảo vệ công trình giao thông năm 1994
- 3Nghị định 80-CP năm 1996 quy định tổ chức và hoạt động của Thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải
- 4Pháp lệnh về Thủ đô Hà Nội năm 2000
- 5Luật Giao thông đường bộ 2001
- 6Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002
- 7Quyết định 26/2006/QĐ-UBND phê duyệt đề án chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế của Thanh tra do tỉnh Tuyên Quang ban hành
- 8Quyết định 134/QĐ-UBND năm 2014 sắp xếp lại tổ chức bộ máy của Thanh tra giao thông vận tải thuộc Sở Giao thông Vận tải tỉnh Bắc Giang
Quyết định 127/2003/QĐ-UB về xác định lại chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Ban Thanh tra giao thông công chính do Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội ban hành
- Số hiệu: 127/2003/QĐ-UB
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 13/10/2003
- Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội
- Người ký: Đỗ Hoàng Ân
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 28/10/2003
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực