Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC KẠN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 125/QĐ-UBND

Bắc Kạn, ngày 22 tháng 01 năm 2020

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH DẠY HỌC HAI BUỔI/NGÀY THEO CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018 BẮT ĐẦU TỪ NĂM HỌC 2020 - 2021 VÀ CÁC NĂM TIẾP THEO ĐỐI VỚI CẤP TIỂU HỌC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC KẠN

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/4/2014 của Quốc hội về Đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông và Nghị quyết số 51/2017/QH14 ngày 21/11/2017 của Quốc hội điều chỉnh thời gian thực hiện chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông;

Căn cứ Quyết định số 404/QĐ-TTg ngày 27/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông;

Căn cứ Quyết định số 32/2018/QĐ-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chương trình Giáo dục phổ thông năm 2018;

Căn cứ Quyết định số 987/QĐ-UBND ngày 18/6/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông (CT, SGK, GDPT) trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn;

Căn cứ Công văn số 3866/BGDĐT-GDTH ngày 26/8/2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn chuẩn bị tổ chức dạy học đối với lớp 1 năm học 2020 - 2021;

Xét đề nghị của Sở Giáo dục và Đào tạo tại Tờ trình số 86/TTr-SGDĐT ngày 20/01/2020,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch dạy học hai buổi/ngày theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 bắt đầu từ năm học 2020 - 2021 và các năm tiếp theo đối với cấp tiểu học trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.

Điều 2. Sở Giáo dục và Đào tạo và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức triển khai thực hiện các nội dung của Kế hoạch đảm bảo hiệu quả, đúng quy định.

Điều 3. Chánh Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Giáo dục và Đào tạo, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Nội vụ, Thông tin và Truyền thông, Xây dựng; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Phạm Duy Hưng

 

KẾ HOẠCH

DẠY HỌC HAI BUỔI/NGÀY THEO CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018 BẮT ĐẦU TỪ NĂM HỌC 2020 - 2021 VÀ CÁC NĂM TIẾP THEO ĐỐI VỚI CẤP TIỂU HỌC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN
(Kèm theo Quyết định số 125/QĐ-UBND ngày 22 tháng 01 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn)

I. CĂN CỨ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH

1. Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế;

2. Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội về Đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông và Nghị quyết số 51/2017/QH14 ngày 21/11/2017 của Quốc hội Điều chỉnh thời gian thực hiện chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông;

3. Quyết định số 404/QĐ-TTg ngày 27/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông;

4. Quyết định số 732/QĐ-TTg ngày 29/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025”;

5. Quyết định số 1436/QĐ-TTg ngày 29/10/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Đảm bảo cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2017 - 2025;

6. Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 18/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông;

7. Quyết định số 32/2018/QĐ-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chương trình Giáo dục phổ thông 2018;

8. Thông tư số 05/2019/TT-BGDĐT ngày 05/4/2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu lớp 1;

9. Quyết định số 987/QĐ-UBND ngày 18/6/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn về việc ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông (CT, SGK GDPT) trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn;

10. Kế hoạch số 263/KH-UBND ngày 13/5/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn thực hiện Đề án Bảo đảm cơ sở vật chất cho Chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2017 - 2025;

11. Quyết định số 670/QĐ-UBND ngày 03/5/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn ban hành Kế hoạch Bồi dưỡng giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông thực hiện chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới;

12. Công văn số 3866/BGDĐT-GDTH ngày 26/8/2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Hướng dẫn chuẩn bị tổ chức dạy học đối với lớp 1 năm học 2020 - 2021;

II. THỰC TRẠNG DẠY HỌC 02 BUỔI/NGÀY CẤP TIỂU HỌC

1. Quy mô trường, lớp, học sinh

- Năm học 2019 - 2020, toàn tỉnh có 123 trường (trong đó tiểu học 79 trường, tiểu học và trung học cơ sở 44 trường), 211 điểm trường lẻ.

- 1457 lớp với 29.326 học sinh (trong đó lớp 1 có 347 lớp với 6.150 học sinh)

- Học sinh được học 02 buổi/ngày (từ 32 tiết/tuần trở lên): 16.519 học sinh, đạt tỷ lệ 56,23%.

2. Đội ngũ

- Tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên (CBGVNV) năm học 2019 - 2020: 2.526 người, trong đó:

+ Cán bộ quản lý (CBQL): 205 người.

+ Giáo viên (GV) cơ bản: 2.115 người.

+ Tổng phụ trách Đội: 60 người.

+ Nhân viên: 206 người.

+ Giáo viên dạy môn cơ bản (tiểu học) 1.773 người.

+ Giáo viên dạy ngoại ngữ (Tiếng Anh): 88 người.

+ Giáo viên dạy âm nhạc: 78 người.

+ Giáo viên dạy mỹ thuật: 53 người.

+ Giáo viên dạy thể dục: 62 người.

+ Giáo viên dạy tin học: 0.

- Tỉ lệ giáo viên/lớp của cả tỉnh: 2.054/1.453 đạt 1,41%.

3. Cơ sở vật chất trường, lớp học, bàn ghế, thiết bị dạy học

- Tổng số phòng học văn hóa: 1.354 phòng (kiên cố: 564; bán kiên cố: 828; lớp học tạm: 71). Các phòng học cơ bản đủ diện tích và bàn ghế phục vụ cho việc dạy học tối thiểu.

- Các phòng chức năng: Phần lớn các trường chưa có các phòng chức năng để phục vụ việc dạy học các môn chuyên biệt. Hiện tại cả tỉnh có các phòng chức năng: Tin học: 15; Ngoại ngữ: 18; Giáo dục thể chất (phòng đa năng): 18; Giáo dục nghệ thuật: 17; Mỹ thuật: 09; Âm nhạc: 28; Thư viện: 74; Thiết bị: 58; phòng truyền thống và hoạt động Đội: 67; Y tế: 73.

- Các trường tổ chức bán trú cho học sinh (04 trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và 45 trường tiểu học tổ chức cho học sinh nghỉ trưa tại trường trong các ngày học trong tuần) hiện tại có 70 phòng ở cho học sinh (trong đó cấp 4 là 16 phòng; nhà tạm 54 phòng).

- Bàn, ghế học sinh: 100% đảm bảo có đủ bàn ghế cho việc dạy và học.

- Các trường tiểu học, tiểu học và trung học cơ sở cơ bản đều có đủ sách giáo khoa và tài liệu tham khảo đáp ứng thực hiện việc dạy và học theo chương trình hiện hành, một số trường đã tự mua sắm các thiết bị hiện đại (ti vi, máy chiếu,...) phục vụ dạy và học.

- Đồ dùng, thiết bị dạy học: Do đã sử dụng nhiều năm nên các bộ đồ dùng dạy học theo chương trình hiện hành không còn đầy đủ các chi tiết do bị hỏng, xuống cấp không sử dụng được. Nhiều bộ đồ dùng không còn đồng bộ nên ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả sử dụng.

4. Đánh giá chung

4.1. Ưu điểm

- Việc dạy học 02 buổi/ngày tăng thêm thời lượng cho việc ôn luyện hoặc nâng cao kiến thức cho học sinh; tăng thêm thời lượng cho các hoạt động Đội, hoạt động ngoài giờ lên lớp; tạo điều kiện cho việc đa dạng hóa các hình thức, phương pháp dạy học và giáo dục. Nhân dân và phụ huynh quan tâm, đồng hành ủng hộ các nhà trường trong việc thực hiện dạy học 02 buổi/ngày.

- Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên cơ bản nhiệt tình và tâm huyết với nghề; 100% cán bộ quản lý, giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn theo quy định.

- Cơ sở vật chất nhiều trường đã được đầu tư nâng cấp, có tương đối đầy đủ trang thiết bị đồ dùng dạy học; các nhà trường thực hiện tốt phong trào xây dựng trường học xanh - sạch - đẹp - an toàn - thân thiện, với số phòng học hiện có đảm bảo phục vụ cho việc tổ chức dạy học 02 buổi/ngày cho 100% học sinh lớp 1 học theo chương trình giáo dục phổ thông mới trong năm học 2020 - 2021.

4.2. Hạn chế

- Cán bộ, giáo viên, nhân viên có trình độ đạt chuẩn nhưng một số còn hạn chế về năng lực và kỹ năng thực hành còn thấp.

- Công tác tham mưu, chỉ đạo của cán bộ quản lý một số đơn vị trường học còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu của đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.

- Biên chế giáo viên chưa đủ theo quy định tỷ lệ giáo viên/lớp.

- Giáo viên dạy các môn chuyên biệt (Mỹ thuật, Âm nhạc, Tin học và Tiếng Anh) còn thiếu, nhất là giáo viên dạy Tiếng Anh, dạy Tin học.

- Công tác đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học ở nhiều trường chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới và phát triển giáo dục. Nhiều trường thiếu phòng học bộ môn, phòng chức năng, phòng ăn, phòng ở bán trú của học sinh, diện tích phòng học chưa đủ tiêu chuẩn,… dẫn đến chất lượng dạy học các môn chuyên biệt chưa thật hiệu quả.

- Quỹ đất cho một số cơ sở giáo dục còn hạn hẹp; việc bổ sung quỹ đất mới chưa có; việc đầu tư sân chơi, bãi tập cho học sinh còn hạn chế.

4.3. Nguyên nhân

- Nguyên nhân chính là trình độ, năng lực quản lý, điều hành của một số cán bộ quản lý trường học còn hạn chế, chưa phát huy hết vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu; một số cán bộ quản lý, giáo viên còn có tâm lý ngại đổi mới, ít sáng tạo, chưa chủ động tự học, tự bồi dưỡng để cập nhật kiến thức nâng cao trình độ, tay nghề đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục; đội ngũ cán bộ quản lý các trường học còn thiếu, công tác bổ nhiệm, bổ nhiệm lại cán bộ quản lý các đơn vị trường học chưa kịp thời, do đó ảnh hưởng lớn đến việc nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục của các đơn vị trường học trên địa bàn.

- Do chưa được giao đủ biên chế giáo viên theo quy định, việc tuyển dụng giáo viên một số năm qua còn chậm nên thiếu giáo viên, nhất là giáo viên dạy các môn chuyên biệt (Tiếng Anh, Tin học).

- Nhiều phòng học đã xuống cấp và không đủ diện tích theo quy định. Nguồn lực tài chính hạn hẹp, chưa đáp ứng cho việc đầu tư xây dựng phòng học kiên cố.

- Một số trường tiểu học có nhiều điểm trường lẻ khoảng cách xa điểm trường chính, do đó khó khăn cho việc tổ chức giảng dạy các môn chuyên biệt.

III. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Tiếp tục giữ vững và mở rộng quy mô dạy học 02 buổi/ngày cho 100% học sinh lớp 1 và các lớp khác theo lộ trình nhằm đảm bảo thực hiện đầy đủ nội dung các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc, lựa chọn nội dung giáo dục tự chọn và kế hoạch hoạt động giáo dục theo Chương trình Giáo dục phổ thông mới 2018 phù hợp với nhu cầu của học sinh và điều kiện thực tế của các nhà trường.

Tuân thủ các nguyên tắc, phương pháp sư phạm nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, tự giác, phù hợp với lứa tuổi học sinh tiểu học nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện đối với giáo dục tiểu học, thực hiện mục tiêu chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo của Thủ tướng Chính phủ, từ đó tạo nền tảng vững chắc thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông theo Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

2. Mục tiêu cụ thể

- Tổ chức dạy học 02 buổi/ngày đối với 100% học sinh lớp 1 trong năm học 2020 - 2021 và các năm học tiếp theo đối với lớp 1, 2, 3, 4, 5 khi triển khai thực hiện dạy học theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018.

- Đảm bảo tỷ lệ 01 phòng học/lớp, cơ sở vật chất, sĩ số học sinh/lớp theo quy định tại Điều lệ trường Tiểu học.

- Có đủ thiết bị dạy học tối thiểu theo quy định tại Thông tư số 05/2019/TT- BGDĐT ngày 05/4/2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu lớp 1.

- Đảm bảo tỷ lệ 1,5 giáo viên/lớp và cơ cấu giáo viên để dạy đủ các môn học và hoạt động giáo dục theo quy định.

- Thực hiện dạy học đầy đủ các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc hoặc tự chọn quy định tại Chương trình Giáo dục phổ thông 2018.

- Tổ chức hoạt động củng cố để hoàn thành nội dung học tập theo mục tiêu, yêu cầu của Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 và bồi dưỡng, phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh. Nâng cao chất giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống đạo đức lối sống.

- Tổ chức các hoạt động giáo dục đáp ứng nhu cầu, sở thích, năng khiếu của học sinh; các hoạt động tìm hiểu tự nhiên, xã hội, văn hóa, lịch sử, truyền thống của địa phương,...

3. Mục tiêu theo kế hoạch phát triển hằng năm

Năm học 2020 - 2021 tổ chức dạy học 02 buổi/ngày cho 100% số học sinh lớp 1.

Năm học 2021 - 2022 tổ chức dạy học 02 buổi/ngày cho 100% số học sinh lớp 1 và lớp 2.

Năm học 2022 - 2023 tổ chức dạy học 02 buổi/ngày cho 100% số học sinh lớp 1, lớp 2 và lớp 3.

Năm học 2023 - 2024 tổ chức dạy học 02 buổi/ngày cho 100% số học sinh lớp 1, lớp 2, lớp 3 và lớp 4.

Năm học 2024 - 2025 tổ chức dạy học 02 buổi/ngày cho 100% số học sinh lớp 1, lớp 2, lớp 3, lớp 4 và lớp 5.

IV. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Đẩy mạnh công tác truyền thông, nâng cao nhận thức cho CBQL, giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh và cộng đồng xã hội về tổ chức dạy học 02 buổi/ngày theo CT, SGK GDPT trên địa bàn

Làm tốt công tác truyền thông tới cấp ủy, chính quyền, các tổ chức xã hội, người dân, đặc biệt là đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong ngành giáo dục hiểu rõ và có nhận thức đúng về chương trình và những yêu cầu thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới nhằm tạo sự đồng thuận của các cấp ủy, chính quyền, tổ chức chính trị - xã hội các cấp cũng như phụ huynh, học sinh trong việc triển khai thực hiện CT, SGK GDPT mới.

2. Xây dựng đội ngũ CBQL, giáo viên, nhân viên thực hiện việc dạy học 02 buổi/ngày theo CT, SGK GDPT mới

2.1. Bố trí cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên

- Thực hiện rà soát, sắp xếp, bố trí đảm bảo đủ định mức biên chế giáo viên theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 và Thông tư số 16/2017/TT-BGDĐT ngày 12/7/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Hướng dẫn danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục phổ thông công lập để tổ chức dạy học 02 buổi/ngày, đủ về thành phần để thực hiện dạy học các môn học theo quy định của chương trình.

- Bố trí giáo viên đảm bảo đủ số lượng và đồng bộ về cơ cấu để thực hiện dạy đủ, có chất lượng các môn học, các hoạt động giáo dục trong chương trình.

- Chú trọng đổi mới công tác quản lý, quản trị trường học theo hướng đẩy mạnh phân cấp quản lý, tăng cường quyền tự chủ của nhà trường trong việc thực hiện kế hoạch giáo dục đi đôi với việc nâng cao năng lực quản trị nhà trường, gắn với trách nhiệm của người đứng đầu cơ sở giáo dục. Chủ động cân đối giáo viên giữa các đơn vị trường học đảm bảo đúng tỷ lệ giáo viên/lớp theo quy định; bố trí đủ biên chế giáo viên cho các đơn vị trường học để tổ chức dạy học 02 buổi/ngày.

- Ưu tiên bố trí đủ giáo viên và tổ chức dạy học 02 buổi/ngày đối với lớp 1 bắt đầu từ năm học 2020 - 2021 và các lớp khác theo lộ trình triển khai Chương trình GDPT 2018.

(Số biên chế cần tuyển và cơ cấu giáo viên theo Phụ lục 01 kèm theo)

2.2. Bồi dưỡng nâng cao năng lực đội ngũ nhà giáo

- Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho 100% cán bộ quản lý, giáo viên. Thực hiện nghiêm túc chương trình bồi dưỡng thường xuyên theo Thông tư số 18/2019/TT-BGDĐT ngày 01/11/2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chương trình Bồi dưỡng thường xuyên cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông; Thông tư số 17/2019/TT-BGDĐT ngày 01/1/2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chương trình Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông. Triển khai bồi dưỡng đảm bảo chuẩn chức danh nghề nghiệp theo Thông tư liên tịch số 21/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 16/9/2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ về Quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học công lập. Tập trung bồi dưỡng cho cán bộ quản lý và giáo viên những nội dung gắn với đổi mới chương trình và sách giáo khoa; đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới đánh giá theo định hướng tiếp cận năng lực người học.

- Lựa chọn đội ngũ giáo viên cốt cán để làm nòng cốt trong công tác bồi dưỡng giáo viên và triển khai Chương trình Giáo dục phổ thông năm 2018 để tham gia bồi dưỡng theo kế hoạch của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đảm bảo 100% cán bộ quản lý, giáo viên phân công dạy lớp 1 được tập huấn và hoàn thành các điều kiện chuẩn bị triển khai chương trình lớp 1 cũng như các lớp khác trước thời điểm triển khai áp dụng ở từng lớp theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018.

- Tăng cường công tác tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng so với yêu cầu. Tích cực đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo các tổ, khối, trường, cụm trường theo hướng phát triển phẩm chất năng lực của học sinh, phổ biến, trao đổi kinh nghiệm trong dạy học góp phần nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ.

3. Xây dựng cơ sở vật chất trường, lớp học thực hiện việc dạy học 02 buổi/ngày theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018

- Triển khai thực hiện tốt Kế hoạch số 263/KH-UBND ngày 13/5/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh về thực hiện Đề án Bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2017 - 2025.

- Tiếp tục thực hiện rà soát, sắp xếp, điều chỉnh lại một cách hợp lí hệ thống, quy mô trường, lớp đối với cấp tiểu học. Quy hoạch mạng lưới trường lớp đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tế, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các cơ sở giáo dục cũng như sắp xếp lại trường học theo đơn vị hành chính cấp xã theo kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh.

- Kiểm tra, đánh giá thực trạng cơ sở vật chất hiện có, xác định nhu cầu xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo phòng học, phòng chức năng, thư viện, nhà vệ sinh, nhà ăn, phòng ở cho học sinh bán trú, bố trí sắp xếp các điểm trường, lớp lẻ để đảm bảo đủ điều kiện thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới. Ưu tiên thực hiện, bố trí sắp xếp bảo đảm đủ phòng học cho việc tổ chức dạy học 02 buổi/ngày bắt đầu từ năm học 2020 - 2021 đối với 100% lớp 1 và các lớp khác theo lộ trình triển khai Chương trình GDPT 2018.

(Số liệu cơ sở vật chất trường, lớp cần đầu tư mới theo Phụ lục 02 kèm theo)

4. Mua sắm đồ dùng, thiết bị dạy học

- Căn cứ Thông tư số 05/2019/TT-BGDĐT ngày 05/4/2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu lớp 1 và các văn bản hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các cơ sở giáo dục tổ chức kiểm tra, rà soát thực trạng thiết bị dạy học hiện có trong nhà trường để lập kế hoạch chi tiết thực hiện sửa chữa, thay thế, nâng cấp, mua sắm bổ sung những thiết bị dạy học cần thiết và đồng bộ nhằm đáp ứng tối thiểu phục vụ dạy và học theo lộ trình triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới. Việc mua sắm mới phải được tính toán trên cơ sở các thiết bị hiện có để tránh lãng phí. Tiếp tục thực hiện phong trào tự làm đồ dùng, thiết bị dạy học trong các cơ sở giáo dục.

- Tiếp tục thực hiện Chương trình mục tiêu giáo dục vùng núi, vùng dân tộc thiểu số, vùng khó khăn giai đoạn 2016 - 2020 theo Công văn số 5288/BGDĐT-KHTC ngày 22/11/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Xây dựng tủ sách dùng chung trong các cơ sở giáo dục để học sinh gia đình chính sách, gia đình có điều kiện kinh tế còn gặp nhiều khó khăn được mượn sách giáo khoa.

- Lộ trình thực hiện:

+ Trước tháng 8/2020: Chuẩn bị xong số phòng học và thiết bị dạy học theo danh mục thiết bị dạy học tối thiểu do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định cho các lớp 1 năm học 2020 - 2021.

+ Trước tháng 8/2021: Chuẩn bị xong số phòng học và thiết bị dạy học theo danh mục thiết bị dạy học tối thiểu do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định cho các lớp 2, năm học 2021 - 2022.

+ Trước tháng 8/2022: Chuẩn bị xong số phòng học và thiết bị dạy học theo danh mục thiết bị dạy học tối thiểu do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định cho các lớp 3, năm học 2022 - 2023.

+ Trước tháng 8/2023: Chuẩn bị xong số phòng học và thiết bị dạy học theo danh mục thiết bị dạy học tối thiểu do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định cho các lớp 4, năm học 2023 - 2024.

+ Trước tháng 8/2024: Chuẩn bị xong số phòng học và thiết bị dạy học theo danh mục thiết bị dạy học tối thiểu do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định cho các lớp 5, năm học 2024 - 2025.

(Nhu cầu đồ dùng, thiết bị dạy học tối thiểu lớp 1 theo Phụ lục 03 kèm theo và sẽ được bổ sung cho các lớp khác theo lộ trình triển khai Chương trình GDPT 2018 khi có văn bản hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo)

5. Tổ chức bán trú và các hoạt động cho học sinh sau giờ học chính thức trong ngày

5.1. Tổ chức bán trú

- Nhà trường xây dựng kế hoạch tổ chức bán trú với nội dung, hình thức phù hợp điều kiện thực tế, trên cơ sở thống nhất, tự nguyện của học sinh, cha mẹ học sinh và theo sự chỉ đạo, hướng dẫn của cơ quản lý cấp trên.

- Việc tổ chức hoạt động bán trú cần linh hoạt, có thể bao gồm các hoạt động: Tổ chức ăn trưa, ngủ trưa, vui chơi, giải trí,… cho học sinh. Tổ chức ăn trưa, các hoạt động bán trú phải đảm bảo an toàn, vệ sinh thực phẩm, bảo đảm dinh dưỡng, sức khỏe cho học sinh.

5.2. Tổ chức hoạt động cho học sinh sau giờ học chính trong ngày

- Căn cứ vào nhu cầu, sở thích của học sinh, có thể tổ chức các hoạt động dưới hình thức sinh hoạt câu lạc bộ hoặc sử dụng cơ sở vật chất của nhà trường (thư viện, sân chơi, bãi tập, nhà đa năng,…) tạo điều kiện để học sinh vui chơi, giải trí sau giờ học chính thức trong ngày.

- Việc tổ chức hoạt động sau giờ học chính thức trong ngày dưới hình thức sinh hoạt câu lạc bộ được thực hiện trên cơ sở thống nhất, tự nguyện của học sinh, cha mẹ học sinh và được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Việc tổ chức các hoạt động này phải được xây dựng kế hoạch, phân công trách nhiệm cụ thể với yêu cầu bảo đảm an toàn, hiệu quả, theo đúng mục tiêu đã đề ra.

- Việc tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng sống, ngoài giờ chính khóa không thuộc chương trình, kế hoạch do các cơ quan chức năng có thẩm quyền đã phê duyệt thực hiện theo quy định của Thông tư số 04/2014/TT-BGDĐT ngày 28/02/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Quy định về quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa.

V. KINH PHÍ

1. Nguồn chi sự nghiệp giáo dục và đào tạo hằng năm theo phân cấp nhà nước; lồng ghép từ nguồn vốn của các chương trình, dự án,... được giao trong kế hoạch hằng năm của tỉnh, ngành, địa phương theo phân cấp quản lý hiện hành.

2. Nguồn thu của các cơ sở giáo dục được nhà nước quy định.

3. Kinh phí huy động từ nguồn xã hội hóa và các nguồn hợp pháp khác.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Giáo dục và Đào tạo

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, Ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố thực hiện tốt công tác truyền thông, quán triệt, triển khai thực hiện Kế hoạch.

- Chủ trì, phối hợp với các ngành trong việc chỉ đạo thực hiện dạy học 02 buổi/ngày ở lớp 1 từ năm học 2020 - 2021 và ở các lớp khác theo lộ trình được quy định tại Nghị quyết số 51/2017/QH14 ngày 21/11/2017 của Quốc hội và Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Chủ trì tham mưu thực hiện rà soát, sắp xếp các điểm trường theo hướng thu gọn các đầu mối đảm bảo thuận lợi cho học sinh đi học và phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.

- Chủ trì tham mưu việc thực hiện đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học phục vụ việc triển khai Chương trình Giáo dục phổ thông mới.

- Phối hợp với các Sở, Ngành có liên quan tham mưu triển khai thực hiện các chương trình, dự án đầu tư phát triển giáo dục tiểu học của Chính phủ.

- Phối hợp với Sở Nội vụ, các địa phương bố trí đủ định mức, cơ cấu giáo viên trong các cơ sở giáo dục phổ thông theo quy định.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính lập dự toán kinh phí thực hiện kế hoạch đối với các nhiệm vụ triển khai Chương trình GDPT mới.

- Chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện, thành phố triển khai thực hiện Chương trình GDPT 2018 theo đúng Kế hoạch.

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, Ngành có liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tổ chức kiểm tra, giám sát việc tổ chức dạy học 02 buổi/ngày, kế hoạch hoạt động giáo dục ngoài giờ học chính thức trong ngày và hoạt động bán trú (nếu có) tại các cơ sở giáo dục có cấp tiểu học nhằm bảo đảm học sinh hoàn thành nội dung học tập tại lớp và được tham gia các hoạt động giáo dục khác một cách thiết thực, hiệu quả.

- Tổng hợp, đánh giá kết quả triển khai thực hiện Kế hoạch của tỉnh trong từng năm học và từng giai đoạn; cuối năm học báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2. Sở Tài chính

Căn cứ nguồn ngân sách hằng năm của tỉnh, chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tham mưu Ủy ban nhân tỉnh bố trí nguồn chi sự nghiệp giáo dục và đào tạo để thực hiện kế hoạch; phối hợp, hướng dẫn lồng ghép với nguồn vốn thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững và các dự án khác để đảm bảo thực hiện mục tiêu Kế hoạch; hướng dẫn sử dụng và thanh quyết toán kinh phí thực hiện Kế hoạch.

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổng hợp, cân đối nguồn vốn đầu tư, ngân sách địa phương, danh mục dự án để xây dựng các phòng học, phòng chức năng cho các cơ sở giáo dục đảm bảo thực hiện Chương trình GDPT 2018 đạt hiệu quả.

4. Sở Nội vụ

- Chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo và các địa phương nghiên cứu đề xuất kế hoạch tuyển dụng, bố trí, sắp xếp đội ngũ giáo viên theo lộ trình thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 đảm bảo đủ về số lượng, cơ cấu đáp ứng để thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông 2018.

- Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn các đơn vị xây dựng đề án vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp đúng quy định.

5. Sở Thông tin và Truyền thông

Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tăng cường công tác tuyên truyền việc triển khai thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 bảo đảm hiệu quả, tạo đồng thuận trong xã hội; kịp thời thông tin những điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt, những hạn chế, khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.

6. Sở Xây dựng

Phối hợp tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc đầu tư xây dựng các phòng học, phòng chức năng cho các trường tiểu học theo Điều lệ trường Tiểu học và quy chuẩn trường học theo tiêu chuẩn Việt Nam.

7. Đài Phát thanh và Truyền hình Bắc Kạn, Báo Bắc Kạn, Cổng TTĐT

Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố thực hiện công tác tuyên truyền, xây dựng chuyên trang, mục phản ánh về việc triển khai Kế hoạch để thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.

8. Ủy ban nhân dân huyện, thành phố

- Quán triệt sâu rộng các văn bản chỉ đạo của Quốc hội, Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông tới các cơ quan, đơn vị, tổ chức, đoàn thể và cộng đồng nhân dân để biết và tạo sự đồng thuận cao ở địa phương, đơn vị.

- Xây dựng kế hoạch, cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ, đề ra các giải pháp chỉ đạo, triển khai thực hiện kế hoạch trên địa bàn. Lập dự toán ngân sách chi cho giáo dục theo đúng quy định hiện hành. Bố trí đủ kinh phí đảm bảo cho việc triển khai Kế hoạch theo lộ trình hằng năm tại địa phương.

- Chỉ đạo thực hiện rà soát, sắp xếp, quy hoạch mạng lưới trường, lớp theo hướng thu gọn đầu mối đảm bảo hiệu quả biên chế và đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ theo Chương trình Giáo dục phổ thông.

- Chỉ đạo thực hiện cải tạo, sửa chữa để khai thác, sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị dạy học hiện có; xây dựng kế hoạch đầu tư cơ sở vật chất, bổ sung thiết bị dạy học và sách giáo khoa đáp ứng yêu cầu triển khai Chương trình Giáo dục phổ thông mới trên địa bàn.

- Chỉ đạo việc thực hiện chế độ, chính sách về đào tạo, bồi dưỡng, tuyển dụng và các chế độ chính sách đối với nhà giáo trên địa bàn theo quy định.

- Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo thực hiện việc lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, kiểm tra thực hiện kế hoạch theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

- Chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức kiểm tra, đánh giá, tổng hợp kết quả triển khai thực hiện kế hoạch tại địa phương trong từng năm học và từng giai đoạn, định kỳ báo cáo Ủy ban nhân dân huyện, Sở Giáo dục và Đào tạo; đồng thời tham mưu Ủy ban nhân dân huyện tổ chức sơ kết, tổng kết tình hình triển khai thực hiện.

9. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Khuyến học và các tổ chức, đoàn thể: Phối hợp, tham gia tích cực công tác tuyên truyền về thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 nhằm tạo sự đồng thuận cao trong nhân dân.

Trên đây là Kế hoạch dạy học 02 buổi/ngày theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 bắt đầu từ năm học 2020 - 2021 và các năm tiếp theo đối với cấp tiểu học trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn. Đề nghị các cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương triển khai thực hiện./.

 

PHỤ LỤC 01

BIỂU TỔNG HỢP NHU CẦU ĐẢM BẢO TỔ CHỨC DẠY HỌC 02 BUỔI/NGÀY TỪ NĂM HỌC 2020 - 2021 VÀ CÁC NĂM TIẾP THEO
(Biên chế giáo viên)
(Kèm theo Quyết định số: 125/QĐ-UBND ngày 22 tháng 01 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn)

Stt

Đơn vị

Tổng số giáo viên hiện có

Số giáo viên cần bổ sung trong năm học 2020 - 2021

Số giáo viên cần bổ sung trong năm học 2021 - 2022

Số giáo viên cần bổ sung trong năm học 2022 - 2023

Số giáo viên cần bổ sung trong năm học 2023 - 2024

Số giáo viên cần bổ sung trong năm học 2024 - 2025

Tổng số cần bổ sung trong 05 năm học

TS

Cơ bản

Tin học

Ngoại ngữ

GDT C

Nghệ thuật

TS

Cơ bản

Tin học

Ngoại ngữ

GD TC

Nghệ thuật

TS

Cơ bản

Tin học

Ngoại ngữ

GD TC

Nghệ thuật

TS

Cơ bản

Tin học

Ngoại ngữ

GD TC

Nghệ thuật

TS

Cơ bản

Tin học

Ngoại ngữ

GD TC

Nghệ thuật

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

1

Ngân Sơn

247

33

21

1

6

0

4

7

3

1

3

0

0

12

1

11

0

0

1

3

2

0

0

0

1

1

0

0

1

0

0

56

2

Chợ Mới

258

34

20

0

6

5

3

13

8

1

3

0

1

15

4

11

0

0

0

11

4

3

0

2

2

7

4

0

3

0

0

80

3

Chợ Đồn

302

72

45

3

11

6

7

27

17

3

4

2

1

20

11

5

2

0

2

20

14

0

1

2

3

14

11

0

2

0

1

153

4

Bạch Thông

173

60

24

13

8

13

2

14

11

1

0

1

0

13

9

2

1

0

0

8

6

0

0

1

1

8

7

0

1

0

0

101

5

Ba Bể

396

48

22

2

11

7

6

2

1

0

0

0

1

21

5

16

0

0

0

6

0

0

4

1

1

4

4

0

0

0

0

81

6

Pác Nặm

291

20

7

0

0

5

8

33

2

4

12

3

12

36

3

8

13

12

0

4

4

12

13

0

0

8

1

0

7

0

0

101

7

Thành phố

188

38

23

6

6

2

2

14

12

0

1

1

0

6

3

3

0

0

0

6

5

1

0

0

0

2

2

0

0

0

0

66

8

Na Rì

260

18

9

1

5

0

2

23

13

5

1

1

5

10

7

2

0

1

1

9

7

1

0

0

0

6

4

0

0

0

0

66

 

Tổng cộng

2.115

323

171

26

53

38

34

133

67

15

24

8

20

133

43

58

16

13

4

67

42

17

18

6

8

50

33

0

14

0

1

704

 

PHỤ LỤC 02

BIỂU TỔNG HỢP NHU CẦU ĐẢM BẢO TỔ CHỨC DẠY HỌC 02 BUỔI/NGÀY TỪ NĂM HỌC 2020 - 2021 VÀ CÁC NĂM TIẾP THEO
(Cơ sở vật chất)
(Kèm theo Quyết định số: 125/QĐ-UBND ngày 22 tháng 01 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn)

STT

Huyện

TS phòng học hiện có

Số phòng học, phòng chức năng cần bổ sung trong năm học 2020 - 2021

Số phòng học, phòng chức năng cần bổ sung trong năm học 2023-2024

TS

Phòng học

Phòng Tin học

Ngoại ngữ

Phòng Nghệ thuật

Phòng truyền thống hoạt động Đội

Phòng thư viện

Phòng thiết bị

Nhà bếp

Nhà nghỉ cho học sinh bán trú

Nhà đa năng

Nhà vệ sinh

TS

Phòng học

Phòng Tin học

Phòng Ngoại ngữ

Phòng Nghệ thuật

Phòng truyền thống hoạt động Đội

Phòng thư viện

Phòng thiết bị

Nhà bếp

Nhà nghỉ cho học sinh bán trú

Nhà đa năng

Nhà vệ sinh

1

Ngân Sơn

177

82

15

12

4

7

6

6

7

3

7

3

12

32

8

2

5

3

0

0

2

3

3

2

4

2

Chợ Mới

165

110

17

14

13

11

6

6

2

10

7

10

14

41

7

0

0

2

1

0

0

4

6

7

14

3

Bạch Thông

129

74

5

12

12

9

4

4

4

7

5

7

5

7

0

1

1

0

1

0

0

1

1

2

0

4

Ba Bể

278

132

20

12

14

15

12

7

7

4

8

10

23

47

8

9

4

4

3

2

5

0

3

2

7

5

Pác Nặm

225

78

12

2

2

1

7

8

8

5

12

1

20

98

12

12

11

12

2

2

2

10

17

8

10

6

Chợ Đồn

220

56

9

8

8

8

5

2

3

1

2

4

6

42

6

4

4

4

5

3

3

3

2

3

5

7

Thành phố

133

91

16

9

11

10

4

3

7

7

8

6

10

24

7

2

2

2

0

1

1

2

4

1

2

8

Na Rì

220

105

6

7

12

11

11

11

10

3

4

15

15

52

9

3

5

5

3

3

5

6

6

2

5

 

Tổng cộng

1.547

728

100

76

76

72

55

47

48

40

53

56

105

343

57

33

32

32

15

11

18

29

42

27

47

Ghi chú: Nhu cầu các phòng học và phòng chức năng được xây mới

 

PHỤ LỤC 03

BIỂU TỔNG HỢP NHU CẦU THIẾT BỊ DẠY HỌC LỚP 1
(Thiết bị dùng chung)
Thiết bị dạy học tối thiểu lớp 1 theo Thông tư số 05/2019/TT-BGDĐT ngày 05/4/2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu lớp 1
(Kèm theo Quyết định số: 125/QĐ-UBND ngày 22 tháng 01 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn)

STT

Tên danh mục thiết bị, đồ dùng dạy học

Đối tượng sử dụng

Đơn vị tính (bộ)

Số lượng

Tổng cộng

Giáo viên

Học sinh

1

Toán

 

 

 

 

 

 

Bộ thiết bị dạy chữ số và so sánh số

 

x

Bộ

01 bộ/lớp

350

Bộ thiết bị dạy phép tính

 

x

Bộ

01 bộ/lớp

350

Bộ thiết bị dạy hình phẳng và hình khối

 

x

Bộ

01 bộ/lớp

350

Mô hình đồng hồ

x

 

Chiếc

01 chiếc/lớp

350

2

Tiếng Việt

 

 

 

 

 

 

Tranh: Bộ mẫu chữ viết

x

x

Bộ

01 bộ/lớp

350

Tranh: Bộ chữ dạy tập viết

x

x

Bộ

01 bộ/lớp

350

Bộ thẻ chữ học vần thực hành

 

x

Bộ

01 bộ/lớp

350

Bộ chữ học vần biểu diễn

x

 

Chiếc

01 chiếc/lớp

350

3

Tự nhiên và Xã hội

 

 

 

 

 

 

Bộ sa bàn giáo dục giao thông

 

x

Bộ

01 bộ/lớp

350

Bộ tranh: Cơ thể người và các giác quan

 

x

Bộ

01 bộ/lớp

350

Bộ tranh: Những việc nên và không nên làm để phòng tránh tật cận thị học đường

 

x

Bộ

01 bộ/lớp

350

Bộ tranh: Các việc cần làm để giữ vệ sinh cá nhân

 

x

Bộ

01 bộ/lớp

350

Bộ tranh về phòng tránh bị xâm hại

 

x

Bộ

01 bộ/lớp

350

4

Âm nhạc

 

 

 

 

 

 

Thanh phách

x

x

Cặp

35 cặp/trường

4.305

Song loan

x

x

Cặp

35 cặp/trường

4.305

Trống nhỏ

x

x

Cặp

10 bộ/trường

1.230

Triangle (tam giác chuông)

x

x

Cặp

10 bộ/trường

1.230

Tambourine (trống lục lạc)

x

x

Cặp

10 bộ/trường

1.230

Keyboard (đàn phím điện tử)

x

 

Chiếc

01 chiếc/trường

123

5

Mỹ thuật

 

 

 

 

 

 

Bảng vẽ cá nhân

 

x

Cái

35/1 phòng

 

Giá vẽ (3 chân hoặc chữ A)

 

x

Cái

35/1 phòng

350

Bảng vẽ học nhóm

 

x

Cái

06/1 phòng

2.100

Bục đặt mẫu

x

x

Cái

04/1 phòng

1.400

Các hình khối cơ bản

x

x

Bộ

01/1 phòng

350

Máy chiếu (projector) (hoặc ti vi kết nối máy tính)

x

 

Bộ

01/1 phòng

350

Thiết bị âm thanh (dàn âm thanh hoặc đài cassette)

x

 

Bộ

01/1 phòng

350

6

Giáo dục thể chất

 

 

 

 

 

 

Bộ tranh hoặc video về đội hình đội ngũ (ĐHĐN)

x

x

Bộ

06 bộ/trường

738

Bộ tranh hoặc video về các tư thế vận động cơ bản (VĐCB)

x

x

Bộ

06 bộ/trường

738

Bộ tranh hoặc video về bài tập thể dục (BTTD)

x

x

Bộ

06 bộ/trường

738

Đồng hồ bấm giây

x

 

Chiếc

06 chiếc/trường

738

Còi

x

 

Chiếc

06 chiếc/trường

738

Cờ đuôi nheo

x

 

Chiếc

12 chiếc/ trường

1.476

Thước dây

x

 

Chiếc

06 chiếc/trường

738

Nhạc tập bài tập thể dục

x

x

Chiếc

02 chiếc/trường

246

Đệm nhảy

 

x

Chiếc

06 chiếc/trường

738

Bóng đá và cầu môn bóng đá

 

x

Quả

06 quả/trường

738

 

x

Bộ

01 bộ/trường

123

Bóng rổ và cột bóng rổ

 

x

Quả

06 quả/trường

738

 

x

Bộ

02 bộ/trường

246

Dây nhảy tập thể

 

x

Chiếc

06 chiếc/trường

738

Dây nhảy cá nhân

 

x

Chiếc

20 chiếc/trường

2.460

Quả cầu đá, cột và lưới đá cầu

 

x

Quả

01 quả/2 học sinh

6.500

 

x

Bộ

02 bộ/trường

246

Bóng ném

 

x

Quả

06 quả/trường

738

Bóng chuyền hơi, cột và lưới bóng chuyển hơi

 

x

Quả

06 quả/ trường

738

 

x

Bộ

02 bộ/trường

246

Các bài nhạc dân vũ

x

x

Chiếc

02 chiếc/trường

246

7

Đạo đức

 

 

 

 

 

 

Bộ tranh: Nghiêm trang khi chào cờ

x

 

Bộ

01 bộ/giáo viên

350

Bộ tranh: Yêu gia đình

x

 

Bộ

01 bộ/giáo viên

350

 

x

Bộ

01 bộ/6 học sinh

 

Bộ tranh: Thật thà

x

 

Bộ

01 bộ/giáo viên

350

 

x

Bộ

01 bộ/6 học sinh

 

Bộ tranh: Tự giác làm việc của mình

x

 

Bộ

01 bộ/giáo viên

350

 

x

Bộ

01 bộ/6 học sinh

 

Bộ tranh: Sinh hoạt nề nếp

x

 

Bộ

01 bộ/giáo viên

350

 

x

Bộ

01 bộ/6 học sinh

 

Bộ tranh: Thực hiện nội quy trường, lớp

x

 

Bộ

01 bộ/giáo viên

350

 

x

Bộ

01 bộ/6 học sinh

 

Bộ tranh: Tự chăm sóc bản thân

x

 

Bộ

01 bộ/giáo viên

350

 

x

Bộ

01 bộ/6 học sinh

 

Bộ tranh: Phòng tránh tai nạn thương tích

x

 

Bộ

01 bộ/giáo viên

350

 

x

Bộ

1 bộ/6 học sinh

 

8

Hoạt động trải nghiệm

 

 

 

 

 

 

Bộ thẻ các gương mặt cảm xúc cơ bản

x

 

Bộ

01 bộ/giáo viên

350

 

x

Bộ

01 bộ/6 học sinh

 

9

Thiết bị dùng chung cho toàn trường

 

 

 

 

 

 

Bảng nhóm

 

x

Chiếc

01 chiếc/6 học sinh

 

Tủ đựng thiết bị

x

x

Chiếc

01 chiếc/lớp

350

Bảng phụ

x

 

 

01 chiếc/lớp

350

Radio - Castsete

x

 

 

01 chiếc/5 lớp

70

Loa cầm tay

x

 

Chiếc

02 chiếc/10 lớp

140

Nam châm

x

 

Chiếc

20 chiếc/lớp

7.000

Nẹp treo tranh

x

 

Chiếc

20 chiếc/trường

2.460

Giá treo tranh

x

 

Chiếc

03 chiếc/trường

369

Thiết bị trình chiếu

 

 

 

01 bộ (chiếc)/5 lớp

70

Máy tính (để bàn hoặc xách tay)

x

 

Bộ

 

0

Máy chiếu

x

 

Bộ

 

0

Ti vi

x

 

Chiếc

 

0

Đầu DVD

x

 

Chiếc

 

0

Ghi chú: 31 trường đã và sẽ được đầu tư mua sắm thiết bị dạy học tối thiểu theo Chương trình mục tiêu giáo dục vùng núi, vùng dân tộc thiểu số, vùng khó khăn giai đoạn 2016 - 2020.

Huyện Ba Bể (10 trường): Mỹ Phương, Yến Dương, Địa Linh, Hà Hiệu, Chu Hương, Bành Trạch, Cao Thượng, Tiểu học và Trung học cơ sở Cao Trĩ, Tiểu học và Trung học cơ sở Hoàng Trĩ , Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học Phúc Lộc (Ba Bể).

Huyện Pác Nặm (04 trường): Tiểu học và Trung học cơ sở An Thắng, Tiểu học và Trung học cơ sở Giáo Hiệu, Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học Công Bằng, Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học Nhạn Môn.

Huyện Ngân Sơn (05 trường): Tiểu học và Trung học cơ sở Thượng Ân, Thượng Quan, Lãng Ngâm, Thuần Mang, Nà Phặc.

Huyện Chợ Đồn (03 trường): Tiểu học và Trung học cơ sở Yên Mỹ, Tiểu học và Trung học cơ sở Đại Sảo, Tiểu học và Trung học cơ sở Lương Bằng.

Huyện Na Rì (08 trường): Tiểu học và Trung học cơ sở Cư Lễ, Tiểu học và Trung học cơ sở Văn Minh, Tiểu học và Trung học cơ sở Lương Thượng, Tiểu học và Trung học cơ sở Ân Tình, Tiểu học và Trung học cơ sở Lạng San, Tiểu học và Trung học cơ sở Lương Thành, Phổ thông dân tộc bán trú tiểu học Vũ Loan, Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở Kim Hỷ.

Huyện Bạch Thông (01 trường): Tiểu học Đôn Phong.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 125/QĐ-UBND năm 2020 về Kế hoạch dạy học hai buổi/ngày theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 bắt đầu từ năm học 2020-2021 và các năm tiếp theo đối với cấp tiểu học trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn

  • Số hiệu: 125/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 22/01/2020
  • Nơi ban hành: Tỉnh Bắc Kạn
  • Người ký: Phạm Duy Hưng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản