Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1211/QĐ-UBND | Vĩnh Long, ngày 11 tháng 8 năm 2014 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH LONG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 78/2002/NĐ-CP , ngày 04/10/2002 của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác;
Căn cứ Thông tư số 73/2008/TT-BTC , ngày 01/8/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn lập, quản lý, sử dụng quỹ giải quyết việc làm địa phương và kinh phí quản lý quốc gia về việc làm;
Căn cứ Quyết định số 1882/QĐ-UBND , ngày 17/8/2009 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc ban hành Quy chế quản lý và sử dụng quỹ giải quyết việc làm tỉnh Vĩnh Long;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số 759/TTr-SLĐTBXH, ngày 05/8/2014,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án cho vay giải quyết việc làm từ nguồn vốn ngân sách địa phương giai đoạn 2014 - 2015 của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
(Kèm theo Đề án số 02/SLĐTBXH, ngày 05/8/2014 của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội).
Điều 2. Giao Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội, Giám đốc Sở Tài chính và Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức thực hiện tốt Đề án nêu trên.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh và thủ trưởng các cơ quan, đơn vị nêu tại Điều 2 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký./.
| KT. CHỦ TỊCH |
UBND TỈNH VĨNH LONG | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 02/SLĐTBXH | Vĩnh Long, ngày 05 tháng 8 năm 2014 |
CHO VAY GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM TỪ NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG GIAI ĐOẠN 2014 - 2015
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1211/QĐ-UBND, ngày 11/8/2014 của Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long)
I. SỰ CẦN THIẾT VÀ CĂN CỨ ĐỂ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN:
Trong những năm qua, tỉnh ta luôn duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, đây chính là nhân tố cơ bản, quyết định tạo thêm nhiều chỗ làm việc mới. Bên cạnh đó, các hoạt động hỗ trợ trực tiếp được đẩy mạnh nên đã góp phần quan trọng trong công tác giải quyết việc làm cho người lao động. Tuy nhiên Vĩnh Long vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức. Lao động chủ yếu làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp; việc làm, thu nhập người lao động thấp và không ổn định; lao động chưa qua đào tạo nghề còn nhiều; công tác đào tạo nghề, hoạt động tư vấn việc làm, nghề nghiệp, giới thiệu việc làm còn hạn chế; chất lượng nguồn lao động chưa đáp ứng được yêu cầu; cơ cấu đào tạo nghề chưa hợp lý; cơ sở dữ liệu về lao động việc làm bước đầu được xây dựng nhưng chưa đầy đủ, chưa đồng bộ; hiệu quả tạo việc làm chưa cao từ hoạt động cho vay vốn giải quyết việc làm do suất đầu tư/lao động còn thấp, vốn cho vay giải quyết việc làm hàng năm chỉ đáp ứng khoảng 30 - 35% nhu cầu vay của nhân dân,.... Do đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến nhiệm vụ phát triển nguồn nhân lực, tạo việc làm, nâng cao đời sống của người dân.
Để giải quyết những tồn tại trên, căn cứ quy định tại các văn bản:
Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác.
Quyết định số 71/2005/QĐ-TTg ngày 05/4/2005 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế quản lý, điều hành vốn cho vay của quỹ quốc gia giải quyết việc làm.
Quyết định số 15/2008/QĐ-TTg ngày 23/01/2008 của Thủ tướng Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 71/2005/QĐ-TTg ngày 05 tháng 4 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế quản lý, điều hành vốn cho vay của quỹ quốc gia về việc làm.
Thông tư Liên tịch số 14/2008/TTLT-BLĐTBXH-BTC-BKHĐT (sau đây gọi tắt là Thông tư số 14) ngày 29/7/2008 của liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn một số điều của Quyết định số 71/2005/QĐ-TTg ngày 05/4/2005 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế quản lý, điều hành vốn cho vay của quỹ quốc gia về việc làm và Quyết định số 15/2008/QĐ-TTg ngày 23/01/2008 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 71/2005/QĐ-TTg .
Thông tư số 73/2008/TT-BTC ngày 01/8/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn lập, quản lý, sử dụng quỹ giải quyết việc làm địa phương và kinh phí quản lý quốc gia về việc làm.
Văn bản số 2539/NHCS-TD ngày 16/9/2008 của Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội về hướng dẫn quy trình thủ tục cho vay giải quyết việc làm của quỹ quốc gia giải quyết việc làm.
Quyết định 1882/QĐ-UBND ngày 17/8/2009 của Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long về việc ban hành Quy chế quản lý và sử dụng quỹ quốc gia giải quyết việc làm tỉnh Vĩnh Long.
Nghị quyết số 02/NQ-BĐD ngày 21/02/2014 của Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Vĩnh Long.
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Vĩnh Long xây dựng Đề án cho vay giải quyết việc làm từ nguồn vốn ngân sách địa phương.
- Đến cuối năm 2013 lực lượng lao động của tỉnh trên 600 ngàn người, trong đó lao động thuộc khu vực nông, ngư nghiệp chiếm 49,47%, lao động trong khu vực phi nông nghiệp chiếm 50,53%. Lực lượng lao động có xu hướng dịch chuyển từ nông, ngư nghiệp sang phi nông nghiệp, bình quân hàng năm lao động dịch chuyển từ nông, ngư nghiệp sang phi nông nghiệp khoảng 0,1%.
- Hàng năm, tỉnh đào tạo nghề cho hơn 35 ngàn người, giải quyết việc làm cho hơn 27 ngàn lao động, trong đó cho vay giải quyết việc làm từ 4.800 đến 4.900 lao động góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp hàng năm.
- Chương trình cho vay giải quyết việc làm đã bám sát vào mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, mặc dù nguồn vốn chưa đáp ứng đầy đủ mục tiêu nhưng đã mang lại hiệu quả thiết thực. Hạn mức cho vay bình quân hàng năm đều tăng lên. Những món vay nhỏ lẻ, kém hiệu quả không còn, nhu cầu của người dân được đáp ứng tốt hơn, hiệu quả sử dụng vốn cao hơn, nợ xấu giảm đi. Phát huy được tiềm năng sẵn có về tài nguyên, lao động, kinh nghiệm sản xuất.
- Cho vay vốn theo dự án từ nguồn vốn quốc gia về việc làm góp phần đáng kể vào việc hỗ trợ việc làm, tăng thu nhập, tăng tỷ lệ sử dụng quỹ thời gian lao động, nhất là thời gian lao động nhàn rỗi, góp phần trong việc thực hiện các chính sách an sinh của xã hội. Nguồn vốn vay quỹ quốc gia giải quyết việc làm chủ yếu cho vay theo kênh các hội đoàn thể và nhóm hộ gia đình xã, phường. Lĩnh vực cho vay chủ yếu là trồng trọt, chăn nuôi, buôn bán nhỏ, phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp… góp phần thâm canh tăng năng suất, mở rộng sản xuất, phát triển mô hình VACR… giảm tỉ lệ người thiếu việc làm và không việc làm trên địa bàn. Tăng thu nhập cho các hộ vay vốn, góp phần nâng cao đời sống người lao động, gắn việc làm với công tác giảm nghèo có hiệu quả.
1. Mục tiêu chung:
- Định hướng chuyển dịch cơ cấu lao động cho phù hợp để giải quyết tốt việc làm cho người lao động trên địa bàn tỉnh. Mục tiêu chung là đảm bảo cho mọi lao động trong độ tuổi, có khả năng lao động, sẵn sàng làm việc đều có cơ hội tìm được việc làm có thu nhập ổn định, cải thiện đời sống, góp phần đảm bảo an sinh xã hội và phát triển nền kinh tế của tỉnh nhanh và bền vững.
- Giải quyết việc làm tập trung vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ gia đình nhằm nâng cao số lao động được giải quyết và chất lượng việc làm của người lao động. Tăng hạn mức cho vay bình quân khoảng 10 triệu đồng để giải quyết 01 lao động.
- Tạo việc làm mới và tăng thêm việc làm cho người lao động; trợ giúp người thất nghiệp, người thiếu việc làm tự tạo việc làm, qua đó từng bước nâng cao điều kiện sống của những hộ có thu nhập thấp; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện ở các xã nông thôn mới, xã có đông đồng bào dân tộc và các xã thuộc vùng khó khăn; góp phần thu hẹp khoảng cách chênh lệch giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn, giữa người nghèo và cộng đồng dân cư. Đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh, thúc đẩy nhanh kết quả hoàn thành các tiêu chí của xã nông thôn mới, góp phần giảm nghèo bền vững của tỉnh nhà.
2. Mục tiêu cụ thể:
- Tạo việc làm mới cho 52.000 lao động trong giai đoạn 2014 - 2015, cụ thể từng năm như sau:
+ Năm 2014: Giải quyết việc làm cho 26.500 lao động.
+ Năm 2015: Giải quyết việc làm cho 25.500 lao động.
- Trong 52.000 lao động được giải quyết việc làm có trên 1.200 lao động đi xuất khẩu lao động và 9.500 đến 10.000 lao động được giải quyết việc làm thông qua nguồn vốn vay quỹ quốc gia giải quyết việc làm.
- Nguồn vốn ngân sách địa phương 20,2 tỷ hòa vào nguồn vốn vay quỹ quốc gia giải quyết việc làm góp phần trong 02 năm 2014 - 2015 giải quyết việc làm cho 9.700 lao động (năm 2014 là 4.800 lao động và năm 2015 là 4.900 lao động).
- Góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp hàng năm 0,12% và duy trì tỷ lệ thất nghiệp ở mức dưới 4% vào cuối năm 2015.
- Tiếp tục duy trì tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn ở mức trên 90%. Giảm thiểu tối đa việc thiếu việc làm, thất nghiệp và sa thải lao động trên địa bàn tỉnh.
IV. NGUỒN VỐN THỰC HIỆN ĐỀ ÁN:
- Dự kiến tổng nguồn vốn thực hiện Đề án trong 02 năm 2014 - 2015 khoảng 76 tỷ đồng (bao gồm nguồn vốn trung ương và nguồn vốn địa phương). Trong đó:
+ Nguồn vốn cho vay đến hạn thu hồi: 46 tỷ đồng.
+ Nguồn vốn mới bổ sung: 30 tỷ đồng.
Chia theo nguồn vốn:
- Vốn từ ngân sách trung ương: 54 tỷ đồng.
Trong đó:
+ Nguồn vốn cho vay đến hạn thu hồi: 46 tỷ đồng.
+ Nguồn vốn mới bổ sung: 8 tỷ đồng.
- Vốn từ ngân sách địa phương: 22 tỷ đồng.
Trong đó:
+ Nguồn vốn cho vay đến hạn thu hồi: 1,8 tỷ đồng.
+ Nguồn vốn mới bổ sung: 20,2 tỷ đồng.
- Nguồn vốn mới bổ sung 20,2 tỷ đồng dự kiến bổ sung trong 02 năm 2014 - 2015 từ nguồn vốn ngân sách địa phương. Trong đó:
+ Năm 2014 là 10 tỷ đồng.
+ Năm 2015 là 10,2 tỷ đồng.
- Nguồn vốn 20,2 tỷ của ngân sách tỉnh hòa vào nguồn vốn vay quỹ quốc gia giải quyết việc làm góp phần trong 02 năm 2014 - 2015 giải quyết việc làm cho 9.700 lao động (năm 2014 là 4.800 lao động và năm 2015 là 4.900 lao động). Trong đó, số lao động được cho vay vốn từ nguồn vốn 20,2 tỷ là 2.020 lao động, trung bình để giải quyết việc làm cho 01 lao động cần khoảng 10 triệu đồng (hiện nay mức cho vay bình quân 01 lao động là 9,4 triệu đồng).
V. ĐỐI TƯỢNG VÀ ĐIỀU KIỆN VAY VỐN:
1. Đối tượng được vay vốn giải quyết việc làm:
Bao gồm:
1.1. Hộ kinh doanh cá thể; tổ hợp sản xuất, hợp tác xã hoạt động theo Luật Hợp tác xã; cơ sở sản xuất kinh doanh của người tàn tật; doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động theo Luật Doanh nghiệp; chủ trang trại; Trung tâm Giáo dục Lao động - Xã hội (sau đây gọi chung là cơ sở sản xuất kinh doanh).
1.2. Hộ gia đình.
2. Điều kiện vay vốn:
2.1. Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh
- Phải có dự án vay vốn khả thi, phù hợp với ngành nghề sản xuất kinh doanh, tạo việc làm mới, thu hút thêm lao động vào làm việc ổn định.
- Dự án phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân (UBND) cấp xã hoặc cơ quan thực hiện chương trình ở địa phương nơi thực hiện dự án xác nhận.
- Đối với dự án có mức vay trên 30 triệu đồng phải có tài sản thế chấp, cầm cố theo quy định hiện hành hoặc bảo đảm tiền vay theo văn bản hướng dẫn của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH).
2.2. Đối với hộ gia đình
- Phải có hộ khẩu thường trú tại địa phương nơi vay vốn thực hiện dự án.
- Phải đảm bảo tạo thêm tối thiểu 01 chỗ làm việc mới.
- Phải xây dựng dự án, dự án phải phù hợp điều kiện, hoàn cảnh sản xuất kinh doanh của hộ và dự án phải có xác nhận của chính quyền địa phương.
Căn cứ hướng dẫn quy trình thủ tục của NHCSXH về cho vay giải quyết việc làm của quỹ quốc gia về việc làm.
1. Lãi suất cho vay và lãi suất nợ quá hạn:
- Về lãi suất cho vay thực hiện theo quy định hiện hành về lãi suất cho vay đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Riêng đối với đối tượng là cơ sở sản xuất kinh doanh dành riêng cho người lao động là người tàn tật, mức lãi suất cho vay bằng 50% lãi suất cho vay ưu đãi đối với các đối tượng chính sách khác theo Quyết định số 51/2008/QĐ-TTg ngày 24/4/2008 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với cơ sở sản xuất kinh doanh dành riêng cho người lao động tàn tật.
- Lãi suất nợ quá hạn bằng 130% lãi suất cho vay.
2. Thời hạn cho vay:
2.1. Thời hạn cho vay tối đa 12 tháng áp dụng đối với:
- Chăn nuôi gia súc, gia cầm.
- Trồng cây lương thực, hoa màu có thời gian sinh trưởng dưới 12 tháng.
- Dịch vụ, kinh doanh nhỏ.
2.2. Thời hạn cho vay từ trên 12 tháng đến 24 tháng áp dụng đối với:
- Trồng cây công nghiệp ngắn ngày, cây hoa màu có thời gian sinh trưởng trên 12 tháng.
- Nuôi thủy, hải sản, con đặc sản.
- Chăn nuôi gia súc sinh sản, đại gia súc lấy thịt.
- Sản xuất tiểu thủ công nghiệp, chế biến (nông, lâm, thổ, hải sản).
2.3. Thời hạn cho vay từ trên 24 tháng đến 36 tháng áp dụng đối với:
- Chăn nuôi đại gia súc sinh sản, lấy sữa, lấy lông, lấy sừng.
- Đầu tư mua thiết bị máy móc phục vụ sản xuất, phương tiện vận tải thủy bộ loại vừa và nhỏ, ngư cụ nuôi trồng, đánh bắt thủy, hải sản.
- Chăm sóc cải tạo vườn cây ăn trái, cây công nghiệp.
2.4. Thời hạn cho vay từ trên 36 tháng đến 60 tháng áp dụng đối với:
Trồng mới cây ăn quả, cây nguyên liệu, cây công nghiệp dài ngày.
3. Mức cho vay:
Mức cho vay đối với từng cơ sở sản xuất kinh doanh, từng hộ gia đình được xác định căn cứ vào nhu cầu vay, vốn tự có và khả năng hoàn trả nợ của từng cơ sở sản xuất kinh doanh, hộ gia đình nhưng không quá mức cho vay tối đa theo quy định sau:
- Đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh: Mức cho vay tối đa không quá 500 triệu đồng/dự án và không quá 20 triệu đồng/1 lao động được thu hút mới.
- Đối với hộ gia đình: Mức cho vay tối đa không quá 20 triệu đồng/hộ gia đình.
4. Mục đích sử dụng vốn:
4.1. Mua sắm vật tư, máy móc, thiết bị, mở rộng nhà xưởng; phương tiện vận tải, phương tiện đánh bắt thủy hải sản, nhằm mở rộng, nâng cao năng lực sản xuất - kinh doanh.
4.2. Mua sắm nguyên liệu, giống cây trồng, vật nuôi, thanh toán các dịch vụ phục vụ sản xuất, kinh doanh.
5. Các quy định khác về nghiệp vụ cho vay như: Quy trình, hồ sơ, thủ tục cho vay, thu nợ, thu lãi, gia hạn nợ, kiểm tra… thực hiện theo quy định hiện hành của NHCSXH.
VII. PHÂN PHỐI VÀ SỬ DỤNG LÃI THU ĐƯỢC:
- Lãi thu được từ đề án được sử dụng để chi trả phí ủy thác, hoa hồng; trích lập dự phòng rủi ro tín dụng; chi phí hoạt động nghiệp vụ, chi phí quản lý của NHCSXH và các cơ quan, đơn vị có liên quan đến đề án.
- Trích 50% để chi trả phí ủy thác cho Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh để thực hiện công tác hướng dẫn người vay vốn xây dựng dự án, lập hồ sơ vay vốn, tổ chức thẩm định, giải ngân, thu hồi vốn, xử lý nợ, tổng hợp và báo cáo kết quả thực hiện cho vay. Việc sử dụng phí ủy thác theo quy định của Ngân hàng Chính sách xã hội.
- Trích 20% để chi cho công tác lập kế hoạch cho vay và kế hoạch giải quyết việc làm; kiểm tra, giám sát đánh giá chỉ tiêu tạo việc làm mới và các hoạt động cho vay vốn của quỹ; tổng hợp, báo cáo kết quả cho vay của cơ quan lao động cấp huyện, cấp tỉnh. Căn cứ báo cáo của Ngân hàng Chính sách xã hội và kết quả thu lãi; kế hoạch cho vay và giải quyết việc làm; kế hoạch kiểm tra, giám sát; Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định phân phối cho các đơn vị. Nội dung chi và mức chi thực hiện theo quy định tại Điểm 3, Mục II Thông tư số 73/2008/TT-BTC .
- Trích 30% lập quỹ dự phòng rủi ro tại địa phương để bù đắp các khoản vốn vay từ quỹ việc làm địa phương bị tổn thất do nguyên nhân bất khả kháng được Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định xóa nợ và để bổ sung nguồn vốn cho quỹ việc làm địa phương theo quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh trên cơ sở đề nghị của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Ngân hàng Chính sách xã hội và Sở Tài chính địa phương.
- Hàng năm, Chi nhánh NHCSXH tỉnh thực hiện báo cáo quyết toán tiền lãi phân bổ với Thường trực Ban Chỉ đạo và Sở Tài chính. Trưởng ban Chỉ đạo chương trình cho vay giải quyết việc làm tỉnh quyết định việc sử dụng quỹ khen thưởng theo tờ trình của Thường trực Ban chỉ đạo.
1. Phạm vi xử lý nợ bị rủi ro:
- Chỉ xử lý đối với các trường hợp do nguyên nhân khách quan theo quy định của pháp luật.
- Đối tượng được xem xét xử lý nợ rủi ro; nguyên nhân khách quan làm thiệt hại trực tiếp đến vốn và tài sản của khách hàng; biện pháp xử lý; hồ sơ pháp lý để xem xét xử lý nợ bị rủi ro áp dụng theo quy định tại Quyết định số 50/2010/QĐ-TTg ngày 28/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế xử lý nợ bị rủi ro tại Ngân hàng Chính sách xã hội và Thông tư số 161/2010/TT-BTC ngày 20/10/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Quy chế xử lý nợ bị rủi ro của Ngân hàng Chính sách xã hội ban hành kèm theo Quyết định số 50/2010/QĐ-TTg ngày 28/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ. Riêng thẩm quyền xem xét xử lý nợ bị rủi ro do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định. Nguồn vốn để xử lý nợ bị rủi ro được lấy từ quỹ dự phòng rủi ro của địa phương.
2. Sử dụng quỹ dự phòng rủi ro:
- Kết thúc năm tài chính, căn cứ vào số dư quỹ dự phòng rủi ro tín dụng trích lập từ nguồn lãi cho hộ nghèo vay vốn từ nguồn ngân sách địa phương và báo cáo của NHCSXH về kết quả hoạt động cho vay bằng nguồn vốn địa phương; tùy theo tình hình thực tế, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội báo cáo, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định trích một phần quỹ dự phòng rủi ro tín dụng để bổ sung vào nguồn vốn cho vay của địa phương.
- Trường hợp quỹ dự phòng rủi ro được trích lập không đủ sử dụng thì Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và NHCSXH tỉnh báo cáo UBND tỉnh cho ý kiến xử lý.
IX. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC BAN NGÀNH CÓ LIÊN QUAN:
1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:
- Lập dự toán ngân sách địa phương hàng năm bổ sung cho quỹ việc làm địa phương; quản lý nguồn ngân sách bổ sung hàng năm cho quỹ việc làm địa phương, nguồn vốn đã tập trung tại Ngân hàng Chính sách xã hội và tiền lãi thu được từ việc cho vay quỹ việc làm địa phương; lập dự toán kinh phí hoạt động của Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm trong dự toán chi quản lý hành chính hàng năm gửi Sở Tài chính báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định trong phạm vi ngân sách địa phương.
- Giúp UBND tỉnh triển khai đề án; tổng hợp báo cáo định kỳ theo quy định, và báo cáo theo yêu cầu của UBND tỉnh.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu các chính sách và các chương trình, giải pháp liên quan đến công tác giải quyết việc làm cho người lao động.
- Lập kế hoạch chương trình giám sát hàng năm.
- Ký hợp đồng ủy thác với Chi nhánh NHCSXH tỉnh để sử dụng nguồn ngân sách địa phương thực hiện đề án.
- Chỉ đạo các Phòng Lao động - Thương binh Xã hội huyện, thị xã, thành phố phối hợp với NHCSXH trong việc triển khai cho vay, kiểm tra và tuyên truyền hộ vay vốn sử dụng vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả góp phần thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo và giải quyết việc làm của địa phương.
2. Sở Tài chính:
- Có trách nhiệm bố trí kinh phí quản lý quỹ trong dự toán chi quản lý hành chính của các cơ quan lao động - thương binh và xã hội theo phân cấp ngân sách hiện hành; hướng dẫn, quản lý, kiểm tra việc sử dụng kinh phí quản lý quỹ cho vay giải quyết việc làm của các cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương; phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội lập dự toán ngân sách địa phương hàng năm bổ sung cho quỹ việc làm địa phương báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét quyết định.
- Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, các ngành có liên quan đề xuất chính sách, giải pháp; tổ chức lồng ghép các chương trình, dự án có liên quan đến lĩnh vực lao động, việc làm.
- Tổ chức kiểm tra, quyết toán việc sử dụng nguồn vốn, phí quản lý và đề xuất xử lý rủi ro đúng quy định.
3. Các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác các cấp:
- Tuyên truyền cho hội viên về các chính sách và hoạt động của đề án; hướng dẫn hội viên xây dựng dự án vay vốn; tín chấp vay vốn để giải quyết việc làm, giảm nghèo; vận động các thành viên tự tạo việc làm và tạo việc làm cho người khác.
- Chỉ đạo các cấp hội thực hiện ủy thác cho vay có hiệu quả; tạo và huy động nguồn vốn cho vay bổ sung để tạo việc làm.
- Phối hợp với NHCSXH trong việc cho vay, kiểm tra đôn đốc thu hồi nợ, tuyên truyền vận động các hộ vay vốn và sử dụng vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả góp phần thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo và giải quyết việc làm của địa phương.
4. Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh tỉnh Vĩnh Long:
- Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, các đoàn thể, các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các Phòng giao dịch hoạt động cho vay giải quyết việc làm ở các địa phương đảm bảo đúng đối tượng và đáp ứng nhu cầu vay của nhân dân; sử dụng các nguồn vốn cho vay có hiệu quả.
- Căn cứ kết quả cho vay, thu nợ từ nguồn vốn quỹ cho vay giải quyết việc làm và quỹ việc làm địa phương mà các cơ quan, tổ chức thực hiện chương trình được giao quản lý để cấp phí chi trả cho các cơ quan, tổ chức thực hiện chương trình theo quy định.
- Thẩm định và tham mưu cho UBND các cấp phê duyệt cho vay và giải ngân các dự án cho vay để giải quyết việc làm kịp thời; không để tồn đọng vốn.
- Triển khai cho vay đúng mục đích, đúng đối tượng, thu hồi nợ, kiểm tra, lập hồ sơ xử lý rủi ro đúng các quy định. Ghi chép, theo dõi hạch toán theo đúng quy định của pháp luật về cho vay từ nguồn vốn nhận ủy thác tại địa phương.
- Định kỳ hàng năm, báo cáo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Tài chính việc sử dụng nguồn vốn cho vay, sử dụng và phân phối lãi thu được từ việc cho vay.
5. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố:
- Căn cứ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương và nội dung đề án, xây dựng kế hoạch giải quyết việc làm cho người trong độ tuổi lao động của địa phương. Tổ chức thực hiện lồng ghép Đề án này với đề án giảm nghèo, chương trình dạy nghề cho lao động nông thôn, các chương trình dự án khác để giải quyết việc làm có hiệu quả.
- Chủ động phối hợp với các ngành liên quan tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc về lao động - việc làm; giải quyết các vấn đề bức xúc về việc làm, tranh chấp lao động ở địa phương.
- Củng cố và nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác lao động - việc làm, giảm nghèo, quản lý dạy nghề để triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ ở địa phương.
- Phối hợp với Chi nhánh NHCSXH tỉnh Vĩnh Long triển khai thực hiện Đề án này.
- Định kỳ 6 tháng, năm: Báo cáo tình hình thực hiện Đề án này cho Ủy ban nhân dân tỉnh qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
6. Ủy ban nhân dân cấp xã:
- Chịu trách nhiệm xác nhận về đối tượng vay vốn.
- Phối hợp với NHCSXH, tổ chức chính trị - xã hội, các cơ quan, đơn vị có liên quan kiểm tra việc sử dụng vốn vay, đôn đốc thu hồi nợ.
- Có ý kiến về đề nghị của người vay đối với trường hợp xử lý nợ rủi ro; phối hợp với các cơ quan, đơn vị cấp trên trong việc phúc tra, xác định hộ vay vốn bị rủi ro trên địa bàn.
X. CHẾ ĐỘ BÁO CÁO VÀ KIỂM TRA GIÁM SÁT:
1. Các sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố có kế hoạch và thường xuyên kiểm tra giám sát tình hình việc làm; thất nghiệp trong lĩnh vực và trên địa bàn; báo cáo kịp thời những vướng mắc, khó khăn cho UBND tỉnh (qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội).
2. Các sở, ngành, các UBND các huyện, thị xã, thành phố có kế hoạch triển khai cụ thể Đề án này trong kế hoạch công tác của đơn vị. Định kỳ 6 tháng, hàng năm báo cáo tình hình thực hiện cho UBND tỉnh (qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp). Thời gian gửi báo cáo: 6 tháng đầu năm vào ngày 10/7; cả năm vào ngày 10/01 hàng năm.
3. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm tổng hợp báo cáo UBND tỉnh định kỳ 6 tháng vào ngày 15/7 và cả năm vào ngày 15/01 hàng năm.
1. Giao Phòng Việc làm - Tiền lương - Bảo hiểm xã hội phối hợp với các cơ quan có liên quan, địa phương triển khai thực hiện đề án, trên cơ sở giải quyết đúng đối tượng.
2. Những tổ chức, cá nhân có thành tích thực hiện tốt đề án được khen thưởng theo quy định Luật Thi đua - Khen thưởng. Những tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định cho vay sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
3. Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, đơn thư về công tác cho vay vốn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long được thực hiện theo trình tự, thủ tục của pháp luật quy định về khiếu nại, tố cáo.
4. Các cơ quan ban ngành có liên quan căn cứ trách nhiệm thực hiện đề án./.
| GIÁM ĐỐC |
- 1Quyết định 47/2007/QĐ-UBND về việc giao chỉ tiêu cho vay giải quyết việc làm từ nguồn Quỹ quốc gia về việc làm năm 2007 do Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 2Quyết định 12/2009/QĐ-UBND về Quy chế quản lý, sử dụng vốn uỷ thác của ngân sách thành phố tại Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội thành phố Đà Nẵng để cho vay giải quyết việc làm đối với đối tượng thuộc diện thu hồi đất sản xuất di dời, giải toả trên địa bàn thành phố Đà Nẵng do Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa ban hành
- 3Quyết định 82/2006/QĐ-UBND quy chế quản lý, sử dụng vốn ủy thác từ ngân sách thành phố sang chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội thành phố Đà Nẵng để cho vay giải quyết việc làm đối với đối tượng trong diện thu hồi đất sản xuất, di dời, giải tỏa trên địa bàn thành phố Đà Nẵng do Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng ban hành
- 4Quyết đinh 330/QĐ.UB năm 1995 ban hành công tác xây dựng và quản lý cho vay dự án nhỏ giải quyết việc làm do Tỉnh Lào Cai ban hành
- 5Quyết định 520/QĐ-UBND năm 2012 bãi bỏ Quyết định 438/QĐ-UBND về việc điều chỉnh định lập, quản lý và sử dụng Quỹ cho vay giải quyết việc làm địa phương do tỉnh Bình Định ban hành
- 6Quyết định 579/QĐ-UBND giao chỉ tiêu vốn vay giải quyết việc làm năm 2014 do tỉnh Bình Phước ban hành
- 7Nghị quyết 65/2006/NQ-HĐND giải quyết việc làm, đào tạo nghề, giảm nghèo, xoá nhà ở tạm cho hộ nghèo giai đoạn 2006-2010 do tỉnh Phú Yên ban hành
- 8Nghị quyết 25/2009/NQ-HĐND về cho vay vốn đối với hộ gia đình có người sau cai nghiện ma túy, mại dâm hoàn lương tái hòa nhập cộng đồng và cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có sử dụng lao động là người sau cai nghiện ma túy, mại dâm hoàn lương tái hòa nhập cộng đồng trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
- 9Nghị quyết 156/2015/NQ-HĐND sửa đổi, bổ sung và tiếp tục thực hiện Nghị quyết 133/2010/NQ-HĐND do tỉnh Vĩnh Long ban hành
- 10Quyết định 18/2016/QĐ-UBND quy định quản lý, tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ và cho vay giải quyết việc làm trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2016-2020 theo Nghị quyết 207/2015/NQ-HĐND
- 11Quyết định 23/2018/QĐ-UBND quy định về quản lý, tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ và cho vay giải quyết việc làm trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2018-2020 theo Nghị quyết 207/2015/NQ-HĐND
- 12Kế hoạch 159/KH-UBND năm 2021 về nâng cao hiệu quả nguồn vốn cho vay giải quyết việc làm của thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025
- 1Luật Doanh nghiệp 2005
- 2Quyết định 47/2007/QĐ-UBND về việc giao chỉ tiêu cho vay giải quyết việc làm từ nguồn Quỹ quốc gia về việc làm năm 2007 do Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 3Nghị định 78/2002/NĐ-CP về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác
- 4Luật Thi đua, Khen thưởng 2003
- 5Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 6Quyết định 71/2005/QĐ-TTg về cơ chế quản lý, điều hành vốn cho vay của Quỹ quốc gia về việc làm do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Quyết định 15/2008/QĐ-TTg sửa đổi Quyết định 71/2005/QĐ-TTg về cơ chế quản lý, điều hành vốn cho vay của Quỹ quốc gia về việc làm do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8Quyết định 51/2008/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ của nhà nước đối với cơ sở sản xuất kinh doanh dành riêng cho người lao động tàn tật do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 9Thông tư 73/2008/TT-BTC hướng dẫn lập, quản lý, sử dụng quỹ giải quyết việc làm địa phương và kinh phí quản lý quốc gia về việc làm do Bộ Tài chính ban hành
- 10Thông tư liên tịch 14/2008/TTLT-BLĐTBXH-BTC-BKHĐT hướng dẫn Quyết định 71/2005/QĐ-TTg về cơ chế quản lý, điều hành vốn cho vay của quỹ quốc gia về việc làm và Quyết định 15/2008/QĐ-TTg sửa đổi Quyết định 71/2005/QĐ-TTg do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội - Bộ Tài chính - Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 11Hướng dẫn 2539/NHCS-TD năm 2008 về quy trình thủ tục cho vay giải quyết việc làm của Quỹ Quốc gia về việc làm do Ngân hàng Chính sách Xã hội ban hành
- 12Quyết định 12/2009/QĐ-UBND về Quy chế quản lý, sử dụng vốn uỷ thác của ngân sách thành phố tại Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội thành phố Đà Nẵng để cho vay giải quyết việc làm đối với đối tượng thuộc diện thu hồi đất sản xuất di dời, giải toả trên địa bàn thành phố Đà Nẵng do Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa ban hành
- 13Quyết định 82/2006/QĐ-UBND quy chế quản lý, sử dụng vốn ủy thác từ ngân sách thành phố sang chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội thành phố Đà Nẵng để cho vay giải quyết việc làm đối với đối tượng trong diện thu hồi đất sản xuất, di dời, giải tỏa trên địa bàn thành phố Đà Nẵng do Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng ban hành
- 14Quyết định 50/2010/QĐ-TTg ban hành cơ chế xử lý nợ bị rủi ro tại Ngân hàng Chính sách xã hội do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 15Thông tư 161/2010/TT-BTC hướng dẫn quy chế xử lý nợ bị rủi ro của Ngân hàng Chính sách xã hội kèm theo Quyết định 50/2010/QĐ-TTg do Bộ Tài chính ban hành
- 16Luật hợp tác xã 2012
- 17Quyết đinh 330/QĐ.UB năm 1995 ban hành công tác xây dựng và quản lý cho vay dự án nhỏ giải quyết việc làm do Tỉnh Lào Cai ban hành
- 18Quyết định 520/QĐ-UBND năm 2012 bãi bỏ Quyết định 438/QĐ-UBND về việc điều chỉnh định lập, quản lý và sử dụng Quỹ cho vay giải quyết việc làm địa phương do tỉnh Bình Định ban hành
- 19Quyết định 579/QĐ-UBND giao chỉ tiêu vốn vay giải quyết việc làm năm 2014 do tỉnh Bình Phước ban hành
- 20Quyết định 1882/QĐ-UBND năm 2009 Quy chế quản lý và sử dụng quỹ giải quyết việc làm tỉnh Vĩnh Long
- 21Nghị quyết 65/2006/NQ-HĐND giải quyết việc làm, đào tạo nghề, giảm nghèo, xoá nhà ở tạm cho hộ nghèo giai đoạn 2006-2010 do tỉnh Phú Yên ban hành
- 22Nghị quyết 25/2009/NQ-HĐND về cho vay vốn đối với hộ gia đình có người sau cai nghiện ma túy, mại dâm hoàn lương tái hòa nhập cộng đồng và cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có sử dụng lao động là người sau cai nghiện ma túy, mại dâm hoàn lương tái hòa nhập cộng đồng trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
- 23Nghị quyết 156/2015/NQ-HĐND sửa đổi, bổ sung và tiếp tục thực hiện Nghị quyết 133/2010/NQ-HĐND do tỉnh Vĩnh Long ban hành
- 24Quyết định 18/2016/QĐ-UBND quy định quản lý, tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ và cho vay giải quyết việc làm trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2016-2020 theo Nghị quyết 207/2015/NQ-HĐND
- 25Quyết định 23/2018/QĐ-UBND quy định về quản lý, tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ và cho vay giải quyết việc làm trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2018-2020 theo Nghị quyết 207/2015/NQ-HĐND
- 26Kế hoạch 159/KH-UBND năm 2021 về nâng cao hiệu quả nguồn vốn cho vay giải quyết việc làm của thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025
Quyết định 1211/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Đề án cho vay giải quyết việc làm từ nguồn vốn ngân sách địa phương giai đoạn 2014 - 2015 do tỉnh Vĩnh Long ban hành
- Số hiệu: 1211/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 11/08/2014
- Nơi ban hành: Tỉnh Vĩnh Long
- Người ký: Nguyễn Văn Thanh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra