ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 120/2004/QĐ-UB | Lào Cai, ngày 22 tháng 3 năm 2004 |
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Thông tư số 02/2003/TTLT-BCN-BNV ngày 29/10/2003 của Liên Bộ Công nghiệp và Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn giúp ủy ban nhân dân quản lý nhà nước về công nghiệp địa phương;
Xét đề nghị của Sở Công nghiệp Lào Cai tại Tờ trình số 114/TT.TC.CN ngày 17/12/2003;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ Lào Cai,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Nay ban hành kèm theo Quyết định này bản "Quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy Sở Công nghiệp Lào Cai; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức giúp UBND huyện, thị xã thực hiện công tác quản lý nhà nước về công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp".
Điều 2. Chánh Văn phòng HĐND và UBND tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, Giám đốc Sở Công nghiệp; Thủ trưởng các sở, ban, ngành liên quan và Chủ tịch UBND các huyện, thị xã căn cứ Quyết định thi hành.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký, các quyết định trước đây trái với Quyết định này đều bãi bỏ.
| TM.UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI |
CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN, TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA SỞ CÔNG NGHIỆP LÀO CAI; CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA TỔ CHỨC GIÚP UBND HUYỆN, THỊ XÃ THỰC HIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG NGHIỆP – TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP.
(Ban hành kèm theo Quyết định số 120/2004/QĐ-UB ngày 22/3/2004 của UBND tỉnh Lào Cai)
CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA SỞ CÔNG NGHIỆP LÀO CAI
Sở Công nghiệp Lào Cai là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Lào Cai, giúp UBND tỉnh thực hiên chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, bao gồm các ngành: Cơ khí, luyện kim, hóa chất (bao gồm cả hóa dược), điện, khai thác khoáng sản, vật liệu nổ công nghiệp, công nghiệp tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm, công nghiệp chế biến khác; quản lý nhà nước các dịch vụ công thuộc ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật
Sở Công nghiệp Lào Cai chịu sự quản lý toàn diện và trực tiếp của UBND tỉnh; đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra của Bộ Công nghiệp về chuyên môn, nghiệp vụ.
Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn:
1. Trình UBND tỉnh ban hành các quyết định, chỉ thị về quản lý các hoạt động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
2. Trình Bộ Công nghiệp thỏa thuận để UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch phát triển công nghiệp phù hợp với quy hoạch phát triển công nghiệp cả nước, quy hoạch phát triển công nghiệp theo vùng lãnh thổ và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
3. Giúp UBND tỉnh tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch phát triển công nghiệp đã được phê duyệt; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và thông tin về các hoạt động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
4. Về quản lý điện:
a. Trình UBND tỉnh ban hành các quy định về quản lý điện nông thôn; tổ chức thực hiện các quy định về bảo vệ hành lang an toàn lưới điện cao áp và bảo vệ các công trình điện khác trên địa bàn;
b. Xây dựng quy hoạch phát triển điện lực tỉnh để UBND tỉnh trình Bộ Công nghiệp phê duyệt; hướng đẫn, kiểm tra việc thực hiện sau khi được phê duyệt;
c. Trình UBND tỉnh phê duyệt các dự án đầu tư công trình lưới điện hạ áp nông thôn; quản lý và tổ chức thực hiện các dự án điện nông thôn đã được UBND tỉnh phê duyệt. Chủ trì phối hợp với các sở ban ngành có liên quan trình UBND tỉnh quyết định phương án giá điện trên địa bàn tỉnh theo quy định khung giá của Chính phủ;
d. Phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, công nhân kỹ thuật thuộc các tổ chức tham gia quản lý điện nông thôn.
5. Về quản lý vật liệu nổ công nghiệp:
a. Tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về cung ứng, bảo quản, vận chuyển và sử dụng vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn tỉnh;
b. Phối hợp với các cơ quan có liên quan thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý các vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng, bảo quản, vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.
6. Về quản lý cơ khí, luyện kim và hóa chất:
a. Tổ chức chỉ đạo việc phát triển các sản phẩm cơ khí, cơ điện tử, tự động hóa, điện tử công nghiệp trọng điểm trên địa bàn tỉnh.
b. Hướng dẫn thực hiện các cơ chế chính sách của Nhà nước, Bộ công nghiệp về hỗ trợ phát triển ngành cơ khí, luyện kim, hóa chất và các sản phẩm cơ khí, cơ điện tử trọng điểm trên địa bàn tỉnh.
7. Về quản lý khai thác và chế biến khoáng sản:
a. Giúp UBND tỉnh quản lý nhà nước về khai thác và chế biến khoáng sản trên địa bàn: Trình UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch, kế hoạch khai thác, chế biến khoáng sản và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sau khi được phê duyệt; quản lý quy trình, quy phạm kỹ thuật an toàn trong khai thác và chế biến khoáng sản; thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi, thiết kế và dự toán các công trình khai thác và chế biến khoáng sản theo quy định của pháp luật.
b. Giúp UBND tỉnh thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước có hoạt động khai thác và chế biến khoáng sản, gồm:
- Trình UBND tỉnh phê duyệt mục tiêu, nhiệm vụ và kế hoạch khai thác khoáng sản, các dự án đầu tư theo quy định của pháp luật sau khi có giấy phép khai thác khoáng sản do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp.
- Trình UBND tỉnh đề án thành lập, tổ chức lại, giao, bán, khoán, cho thuê, chuyển đổi sở hữu hoặc giải thể, phá sản doanh nghiệp trực thuộc.
- Trình UBND tỉnh phê duyệt điều lệ tổ chức và hoạt động của các doanh nghiệp khai thác khoáng sản thuộc Sở quản lý.
- Trình UBND tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật Chủ tịch Hội đồng quản trị, ủy viên Hội đồng quản trị hoặc Chủ tịch Công ty (đối với doanh nghiệp nhà nước chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên hoạt động theo Luật Doanh nghiệp) và quy định chế độ tiền lương theo quy định của pháp luật.
- Kiểm tra, giám sát việc thưc hiện mục tiêu, nhiệm vụ nhà nước giao cho doanh nghiệp, hiệu quả hoạt động và phân phối lợi nhuận sau thuế của các doanh nghiệp khai thác khoáng sản trực thuộc.
8. Về quản lý công nghiệp tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm và công nghiệp chế biến khác:
a. Hướng dẫn thực hiện các quy hoạch, kế hoạch phát triển công nghiệp tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm và công nghiệp chế biến khác trên địa bàn tỉnh; chủ trì phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan xây dựng quy hoạch tổng thể và chi tiết các cơ sở chế biến, vùng nguyên liệu của từng ngành phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh để trình UBND tỉnh phê duyệt;
b. Trình UBND tỉnh phê duyệt chương trình, dự án phát triển ngành công nghiệp tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm và công nghiệp chế biến khác phù hợp với quy hoạch phát triển cơ sở chế biến và vùng nguyên liệu.
9. Về hoạt động khuyến công:
a. Trình UBND tỉnh phê duyệt các chương trình, kế hoạch khuyến công trong các ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh: hướng dẫn và tổ chức triển khai thực hiện sau khi được phê duyệt;
b. Căn cứ tình hình phát triển kinh tế - xã hội và yêu cầu công tác khuyến công của từng thời kỳ, trình UBND tỉnh danh mục các ngành, nghề công nghiệp được hỗ trợ từ Quỹ khuyến công của tỉnh cho các đối tượng thuộc mọi thành phần kinh tế trong các ngành công nghiệp của tỉnh;
c. Trình UBND tỉnh phê duyệt kế hoạch sử dụng Quỹ khuyến công của tỉnh; xét duyệt, cấp và quyết toán Quỹ khuyến công theo quy định của UBND tỉnh;
10. Về quản lý các khu, cụm, điểm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và kinh tế tập thể:
a. Giúp UBND tỉnh chỉ đạo phát triển các khu, cụm, điểm công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp với những ngành, nghề phù hợp với quy hoạch phát triển công nghiệp và quy hoạch kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh;
b. Phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan trình UBND tỉnh ban hành các quy định để thực hiện các cơ chế, chính sách của Nhà nước ưu đãi về đầu tư, đất đai, tài chính, khoa học - công nghệ và bảo vệ môi trường có liên quan đến xây dựng cơ sở kỹ thuật hạ tầng, di chuyển, xây dựng mới khu, cụm, điểm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh;
c. Hướng dẫn các tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế lập dự án đầu tư phát triển sản xuất công nghiệp trên địa bàn phù hợp với quy hoạch công nghiệp của tỉnh;
d. Tổ chức, hướng dẫn đào tạo nghề, truyền nghề và phát triển nghề truyền thống; tổ chức các hoạt động trao đổi kinh nghiệm, thăm quan khảo sát, liên doanh, liên kết, hợp tác kinh tế và tham gia các hội nghề nghiệp;
e. Hướng dẫn phát triển kinh tế tập thể, mô hình tổ chức và hoạt động của các hợp tác xã công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp; phân loại các hợp tác xã và đề xuất các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho phát triển kinh tế tập thể; xây dựng và phát triển các mô hình hợp tác xã kiểu mới.
11. Tham gia thẩm định hoặc thẩm định các dự án đầu tư trong ngành công nghiệp của địa phương theo quy định của pháp luật; chủ trì phối hợp với các cơ quan có liên quan hướng dẫn, kiểm tra hoạt động sản xuất - kinh doanh thuộc các ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh;
12. Đề xuất những cơ chế, chính sách ưu đãi riêng phù hợp với điều kiện của địa phương để thu hút đầu tư trong và ngoài nước vào phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh;
13. Trình UBND tỉnh cấp, điều chỉnh, thu hồi, gia hạn giấy phép hoạt động điện lực, giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp và các giấy phép khác theo phân cấp;
14. Hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện các quy định về kỹ thuật an toàn đối với các thiết bị, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động trong các ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật;
15. Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực công nghiệp được UBND tỉnh giao.
16. Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ trong hoạt động công nghiệp; hướng dẫn thực hiện các quy định của Nhà nước về tiêu chuẩn kỹ thuật, quy phạm kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật, chất lượng sản phẩm công nghiệp; xây dựng hệ thống thông tin, lưu trữ, cung cấp tư liệu về công nghiệp theo quy định của pháp luật.
17. Chỉ đạo và tổ chức các hoạt động dịch vụ công trong lĩnh vực công nghiệp theo quy định của pháp luật; quản lý và chỉ đạo hoạt động đối với các tổ chức sự nghiệp trực thuộc sở.
18. Giúp UBND tỉnh quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật. Thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước về công nghiệp theo phân công của UBND tỉnh.
19. Giúp UBND tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn Ủy ban nhân dân huyện, thị xã thuộc tỉnh thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn.
20. Tổng hợp, thống kê tình hình hoạt động công nghiệp trên địa bàn tỉnh (bao gồm cả hoạt động công nghiệp trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế mỏ, kim công nghệ cao và công nghiệp ngoài quốc doanh) theo quy định của Bộ Công nghiệp.
21. Giúp UBND tỉnh quản lý nhà nước các hoạt động của hội và tổ chức phi Chính phủ thuộc lĩnh vực công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.
22. Thanh tra, kiểm tra và xử lý các vi phạm về hoạt động công nghiệp trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
23. Thực hiện báo cáo định kỳ và báo cáo đột xuất tình hình thực hiện nhiệm vụ với UBND tỉnh và Bộ Công nghiệp.
24. Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, thực hiện chế độ tiền lương và các chính sách, chế độ đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý; bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhà nước thuộc thẩm quyền; hướng dẫn việc thực hiện quy định chức danh, tiêu chuẩn, cấp bậc kỹ thuật, nghiệp vụ trong các ngành công nghiệp thuộc phạm vi quản lý của Sở.
25. Quản lý tài chính, tài sản của Sở theo quy định của pháp luật và phân cấp của UBND tỉnh.
26. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của UBND tỉnh.
Điều 3. Tổ chức bộ máy và biên chế của Sở Công nghiệp Lài Cai:
I. Tổ chức bộ máy:
A. Lãnh đạo sở Công nghiệp gồm:
- Giám đốc
- Phó Giám đốc (không quá 3 Phó Giám đốc).
Giám đốc là người đứng đầu Sở chịu trách nhiệm trước Tỉnh ủy, HĐND và Chủ tịch UBND tỉnh trong lĩnh vực công tác quản lý nhà nước về công nghiệp -tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Phó Giám đốc Sở là người giúp Giám đốc thực hiện một hoặc một số công tác do Giám đốc phân công;
B. Bộ máy giúp việc cho giám đốc Sở gồm:
1. Các phòng, ban chuyên môn:
- Văn phòng
- Thanh tra Sở
- Phòng Kế hoạch - Tổng hợp
- Phòng Năng lượng.
- Phòng Kỹ thuật - Công nghệ
- Phòng Tiểu thủ công nghiệp
2. Các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở:
Tùy theo tình hình thực tế của tỉnh, giao cho Giám đốc Sở Công nghiệp thống nhất với Giám đốc Sở Nội vụ trình UBND tỉnh quyết định thành lập các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở.
Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Giám đốc Sở, Phó Giám đốc Sở và các chức vụ lãnh đạo các phòng, ban, đơn vị trực thuộc Sở theo đúng phân cấp về công tác tổ chức cán bộ của tỉnh và theo đúng các quy định hiện hành của Nhà nước.
Giám đốc Sở Công nghiệp căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của Sở, để quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cho các đơn vị trực thuộc Sở.
II. Biên chế:
Biên chế của Sở được UBND tỉnh giao chỉ tiêu cụ thể hàng năm theo đề nghị của Giám đốc sở Công nghiệp và Giám đốc Sở Nội vụ.
Việc bố trí cán bộ công chức của Sở theo đúng tiêu chuẩn chức danh Nhà nước quy định và phải đảm bảo tinh gọn, hợp lý, phát huy được năng lực, sở trường của cán bộ công chức.
Việc quản lý cán bộ, công chức theo đúng phân cấp về công tác tổ chức cán bộ của tỉnh và Pháp lệnh Cán bộ công chức của Nhà nước đã ban hành.
Tổ chức giúp UBND huyện, thị xã thực hiện công tác quản lý nhà nước về công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp chịu sự quản lý toàn diện, trực tiếp của UBND huyện, thị xã; đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng đẫn và kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ thuộc lĩnh vực công nghiệp của Sở Công nghiệp Lào cai.
1. Trình UBND huyện các văn bản hướng dẫn thực hiện cơ chế, chính sách, pháp luật, các quy định của UBND tỉnh và Sở Công nghiệp Lào Cai về hoạt động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và các dịch vụ công thuộc ngành công nghiệp trên địa bàn.
2. Trình UBND huyện quyết định kế hoạch 5 năm và hàng năm về phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tiên địa bàn; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện sau khi được phê duyệt.
3. Tổ chức, hướng dẫn và khuyến khích các tổ chức kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân đầu tư phát triển công nghiệp, mở rộng sản xuất; tổ chức các hoạt động dịch vụ tư vấn chuyển giao công nghệ, cung cấp thông tin, xúc tiến thương mại và đào tạo nguồn nhân lực cho các cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn.
4. Giúp UBND huyện, thị xã quản lý nhà nước về điện trên địa bàn; tham gia xây dựng kế hoạch phát triển điện và kiểm tra chất lượng các công trình điện do ngân sách huyện, thị xã đầu tư.
5. Tổ chức triển khai, ứng dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn.
6. Thực hiện công tác thống kê, thông tin công nghiệp theo hướng dẫn của Sở Công nghiệp Lào Cai.
7. Thực hiện báo cáo định kỳ và đột xuất về đánh giá tình hình, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp với Chủ tịch UBND huyện, thị xã và Giám đốc Sở Công nghiệp Lào Cai.
8. Chủ trì phối hợp với các cơ quan có liên quan kiểm tra, thanh tra việc thi hành pháp luật về hoạt động công nghiệp, tiểu thu công nghiệp trên địa bàn. Giúp UBND huyện, thị xã giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về hoạt động công nghiệp trên địa bàn.
9. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của UBND huyện, thị xã.
Điều 6. Tổ chức giúp UBND huyện, thị xã thực hiện quản lý nhà nước về công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp.
Trong giai đoạn hiện nay: Giao cho Phòng Giao thông - Công nghiệp - Xây dựng huyện (đối với các huyện) và Phòng Công thương (đối với thị xã Lào Cai) giúp UBND huyện, thị xã thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và các dịch vụ công thuộc ngành công nghiệp trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
Giao cho UBND các huyện, thị xã phối hợp với Giám đốc sở Công nghiệp thống nhất với Giám đốc sở Nội vụ bố trí đủ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về công nghiệp tại các huyện, thị xã đảm bảo đúng tiêu chuẩn Nhà nước quy định theo hướng tinh gọn, hợp lý trong tổng số biên chế đã được UBND tỉnh giao.
Quy định này có hiệu lực kể từ ngày ký, các quy định trước đây trái với Quy định này đều bãi bỏ.
Giám đốc Sở Công nghiệp; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã có trách nhiệm tổ chức thực hiện quy định này. Trong quá trình thực hiện nếu có vấn đề gì vướng mắc, phát sinh cần phải điều chỉnh, Giám đốc Sở Công nghiệp phối hợp với Giám đốc Sở Nội vụ trình UBND tỉnh xem xét, quyết định.
- 1Quyết định 133/2004/QĐ-UB qui định chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và biên chế cán bộ công chức Sở Công nghiệp Hà Nội do Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội ban hành
- 2Quyết định 289/2004/QĐ-UB về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức, bộ máy của Sở Công nghiệp do thành phố Cần Thơ ban hành
- 3Quyết định 47/2008/QĐ-UBND quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy của Sở Công thương tỉnh Lào Cai
- 4Quyết định 3734/2004/QĐ-UBND chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Công nghiệp tỉnh Hải Dương
- 5Quyết định 955/2004/QĐ-UB năm 2004 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Sở Công nghiệp tỉnh Hà Nam
- 6Quyết định 89/2004/QĐ-UB chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy của Sở Công nghiệp tỉnh Quảng Ngãi
- 7Quyết định 1517/QĐ-UBND năm 2010 công bố danh mục văn bản do Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai ban hành từ năm 1991 đến ngày 30 tháng 6 năm 2009 hết hiệu lực thi hành
- 1Quyết định 133/2004/QĐ-UB qui định chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và biên chế cán bộ công chức Sở Công nghiệp Hà Nội do Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội ban hành
- 2Pháp lệnh Cán bộ, công chức năm 1998
- 3Luật Doanh nghiệp 1999
- 4Thông tư liên tịch 02/2003/TTLT-BCN-BNV hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn giúp Uỷ ban nhân dân quản lý nhà nước về công nghiệp ở địa phương do Bộ Công nghiệp - Bộ Nội vụ ban hành
- 5Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 6Quyết định 289/2004/QĐ-UB về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức, bộ máy của Sở Công nghiệp do thành phố Cần Thơ ban hành
- 7Quyết định 3734/2004/QĐ-UBND chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Công nghiệp tỉnh Hải Dương
- 8Quyết định 955/2004/QĐ-UB năm 2004 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Sở Công nghiệp tỉnh Hà Nam
- 9Quyết định 89/2004/QĐ-UB chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy của Sở Công nghiệp tỉnh Quảng Ngãi
Quyết định 120/2004/QĐ-UBND chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của Sở Công nghiệp và tổ chức giúp Ủy ban nhân dân huyện, thị xã thực hiện công tác quản lý nhà nước về công nghiệp do tỉnh Lào Cai ban hành
- Số hiệu: 120/2004/QĐ-UB
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 22/03/2004
- Nơi ban hành: Tỉnh Lào Cai
- Người ký: Bùi Quang Vinh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 22/03/2004
- Ngày hết hiệu lực: 20/10/2008
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực