Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 12/2018/QĐ-UBND | Bình Dương, ngày 17 tháng 5 năm 2018 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG
Căn cứ Luật tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 02/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2017 của Chính phủ Quy định về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh;
Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 736/TTr-SNN ngày 26 tháng 4 năm 2018.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/6/2018 và thay thế Quyết định số 28/2011/QĐ-UBND ngày 17/8/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương về Quy định chính sách hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai trên địa bàn tỉnh Bình Dương và Quyết định số 21/2013/QĐ-UBND ngày 16/8/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương về sửa đổi, bổ sung Điều 4 của quy định kèm theo Quyết định số 28/2011/QĐ-UBND ngày 17/8/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương về ban hành quy định chính sách hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai.
Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm triển khai, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Quyết định này.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Thủ Dầu Một và Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP ĐỂ KHÔI PHỤC SẢN XUẤT VÙNG BỊ THIỆT HẠI DO THIÊN TAI, DỊCH BỆNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 12 /2018/QĐ-UBND ngày 17/ 5/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương)
Quy định này quy định việc hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản hoặc một phần chi phí sản xuất ban đầu để khôi phục sản xuất nông nghiệp bị thiệt hại do ảnh hưởng của các loại hình thiên tai quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật phòng, chống thiên tai và các loại dịch bệnh nguy hiểm, được công bố theo quy định pháp luật về thú y, thủy sản, lâm nghiệp và các dịch bệnh công bố dịch theo quy định pháp luật về bảo vệ và kiểm dịch thực vật trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
Hộ nông dân, người nuôi trồng thủy sản, chủ trang trại, gia trại, tổ hợp tác, hợp tác xã sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt, lâm nghiệp, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản (sau đây gọi là hộ sản xuất) bị thiệt hại trực tiếp do thiên tai, dịch bệnh theo quy định tại Điều 1 Quy định này.
1. Nhà nước hỗ trợ một phần chi phí giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản hoặc một phần chi phí sản xuất ban đầu (không phải đền bù thiệt hại).
2. Thực hiện hỗ trợ kịp thời, trực tiếp bằng tiền hoặc bằng giống cây, con, hiện vật. Giống cây, con, hiện vật hỗ trợ phải đảm bảo chất lượng, phù hợp với điều kiện sinh thái và thực tế của địa phương.
3. Việc hỗ trợ phải công khai, minh bạch, đúng mức và đúng đối tượng.
4. Trong trường hợp có nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ cùng một nội dung, hộ sản xuất chỉ được nhận hỗ trợ một chính sách phù hợp nhất.
Các hộ sản xuất bị thiệt hại được xem xét hỗ trợ khi đáp ứng tất cả các điều kiện quy định tại Điều 4 Nghị định số 02/2017/NĐ-CP ngày 09/01/2017 của Chính phủ quy định về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh (sau đây gọi tắt là Nghị định số 02/2017/NĐ-CP).
1. Hỗ trợ đối với cây trồng
Thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định số 02/2017/NĐ-CP.
2. Hỗ trợ đối với sản xuất lâm nghiệp
Thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định số 02/2017/NĐ-CP.
3. Hỗ trợ đối với nuôi thủy, hải sản
a) Diện tích nuôi tôm quảng canh (nuôi tôm lúa, tôm sinh thái, tôm kết hợp) bị thiệt hại từ 30% trở lên, cụ thể như sau:
- Thiệt hại từ 30% - 40%: Hỗ trợ 2.500.000 đồng/ha;
- Thiệt hại từ 41% - 50%: Hỗ trợ 3.000.000 đồng/ha;
- Thiệt hại từ 51% - 60%: Hỗ trợ 3.500.000 đồng/ha;
- Thiệt hại từ 61% - 70%: Hỗ trợ 4.000.000 đồng/ha;
- Thiệt hại từ 71% - 80%: Hỗ trợ 5.000.000 đồng/ha;
- Thiệt hại từ 81% - 90%: Hỗ trợ 5.500.000 đồng/ha;
- Thiệt hại từ 91% - 100%: Hỗ trợ 6.000.000 đồng/ha;
b) Diện tích nuôi cá truyền thống, các loài cá bản địa bị thiệt hại từ 30% trở lên, cụ thể như sau:
- Thiệt hại từ 30% - 40%: Hỗ trợ 4.000.000 đồng/ha;
- Thiệt hại từ 41% - 50%: Hỗ trợ 5.000.000 đồng/ha;
- Thiệt hại từ 51% - 60%: Hỗ trợ 6.000.000 đồng/ha;
- Thiệt hại từ 61% - 70%: Hỗ trợ 7.000.000 đồng/ha;
- Thiệt hại từ 71% - 80%: Hỗ trợ 8.000.000 đồng/ha;
- Thiệt hại từ 81% - 90%: Hỗ trợ 9.000.000 đồng/ha;
- Thiệt hại từ 91% - 100%: Hỗ trợ 10.00.000 đồng/ha;
c) Diện tích nuôi tôm sú bán thâm canh, thâm canh bị thiệt từ 30% trở lên, cụ thể như sau:
- Thiệt hại từ 30% - 40%: Hỗ trợ 4.500.000 đồng/ha;
- Thiệt hại từ 41% - 50%: Hỗ trợ 5.000.000 đồng/ha;
- Thiệt hại từ 51% - 60%: Hỗ trợ 5.500.000 đồng/ha;
- Thiệt hại từ 61% - 70%: Hỗ trợ 6.000.000 đồng/ha;
- Thiệt hại từ 71% - 80%: Hỗ trợ 6.500.000 đồng/ha;
- Thiệt hại từ 81% - 90%: Hỗ trợ 7.500.000 đồng/ha;
- Thiệt hại từ 91% - 100%: Hỗ trợ 8.000.000 đồng/ha;
d) Diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng bán thâm canh, thâm canh bị thiệt hại từ 30% trở lên, cụ thể như sau:
- Thiệt hại từ 30% - 40%: Hỗ trợ 12.500.000 đồng/ha;
- Thiệt hại từ 41% - 50%: Hỗ trợ 15.000.000 đồng/ha;
- Thiệt hại từ 51% - 60%: Hỗ trợ 17.500.000 đồng/ha;
- Thiệt hại từ 61% - 70%: Hỗ trợ 20.000.000 đồng/ha;
- Thiệt hại từ 71% - 80%: Hỗ trợ 23.500.000 đồng/ha;
- Thiệt hại từ 81% - 90%: Hỗ trợ 26.500.000 đồng/ha;
- Thiệt hại từ 91% - 100%: Hỗ trợ 30.000.000 đồng/ha;
đ) Diện tích nuôi nhuyễn thể bị thiệt hại từ 30% trở lên, cụ thể như sau:
- Thiệt hại từ 30% - 40%: Hỗ trợ 25.000.000 đồng/ha;
- Thiệt hại từ 41% - 50%: Hỗ trợ 30.000.000 đồng/ha;
- Thiệt hại từ 51% - 60%: Hỗ trợ 35.000.000 đồng/ha;
- Thiệt hại từ 61% - 70%: Hỗ trợ 40.000.000 đồng/ha;
- Thiệt hại từ 71% - 80%: Hỗ trợ 47.000.000 đồng/ha;
- Thiệt hại từ 81% - 90%: Hỗ trợ 54.000.000 đồng/ha;
- Thiệt hại từ 91% - 100%: Hỗ trợ 60.000.000 đồng/ha;
e) Diện tích nuôi cá tra thâm canh bị thiệt hại từ 30% trở lên, cụ thể như sau:
- Thiệt hại từ 30% - 40%: Hỗ trợ 12.500.000 đồng/ha;
- Thiệt hại từ 41% - 50%: Hỗ trợ 15.000.000 đồng/ha;
- Thiệt hại từ 51% - 60%: Hỗ trợ 17.500.000 đồng/ha;
- Thiệt hại từ 61% - 70%: Hỗ trợ 20.000.000 đồng/ha;
- Thiệt hại từ 71% - 80%: Hỗ trợ 23.500.000 đồng/ha;
- Thiệt hại từ 81% - 90%: Hỗ trợ 26.500.000 đồng/ha;
- Thiệt hại từ 91% - 100%: Hỗ trợ 30.000.000 đồng/ha;
g) Lồng, bè nuôi nước ngọt bị thiệt hại từ 30% trở lên, cụ thể như sau:
- Thiệt hại từ 30% - 40%: Hỗ trợ 4.000.000 đồng/ha;
- Thiệt hại từ 41% - 50%: Hỗ trợ 5.000.000 đồng/ha;
- Thiệt hại từ 51% - 60%: Hỗ trợ 6.000.000 đồng/ha;
- Thiệt hại từ 61% - 70%: Hỗ trợ 7.000.000 đồng/ha;
- Thiệt hại từ 71% - 80%: Hỗ trợ 8.000.000 đồng/ha;
- Thiệt hại từ 81% - 90%: Hỗ trợ 9.000.000 đồng/ha;
- Thiệt hại từ 91% - 100%: Hỗ trợ 10.000.000 đồng/ha;
h) Diện tích nuôi cá rô phi đơn tính thâm canh bị thiệt hại từ 30% trở lên, cụ thể như sau:
- Thiệt hại từ 30% - 40%: Hỗ trợ 12.500.000 đồng/ha;
- Thiệt hại từ 41% - 50%: Hỗ trợ 15.000.000 đồng/ha;
- Thiệt hại từ 51% - 60%: Hỗ trợ 17.500.000 đồng/ha;
- Thiệt hại từ 61% - 70%: Hỗ trợ 20.000.000 đồng/ha;
- Thiệt hại từ 71% - 80%: Hỗ trợ 23.500.000 đồng/ha;
- Thiệt hại từ 81% - 90%: Hỗ trợ 26.500.000 đồng/ha;
- Thiệt hại từ 91% - 100%: Hỗ trợ 30.000.000 đồng/ha;
i) Diện tích nuôi cá nước lạnh (tầm, hồi) thâm canh bị thiệt hại từ 30% trở lên, cụ thể như sau:
- Thiệt hại từ 30% - 40%: Hỗ trợ 20.000.000 đồng/ha;
- Thiệt hại từ 41% - 50%: Hỗ trợ 25.000.000 đồng/ha;
- Thiệt hại từ 51% - 60%: Hỗ trợ 30.000.000 đồng/ha;
- Thiệt hại từ 61% - 70%: Hỗ trợ 35.000.000 đồng/ha;
- Thiệt hại từ 71% - 80%: Hỗ trợ 40.000.000 đồng/ha;
- Thiệt hại từ 81% - 90%: Hỗ trợ 45.000.000 đồng/ha;
- Thiệt hại từ 91% - 100%: Hỗ trợ 50.000.000 đồng/ha;
k) Diện tích nuôi trồng các loại thủy, hải sản khác bị thiệt hại từ 30% trở lên, cụ thể như sau:
- Thiệt hại từ 30% - 40%: Hỗ trợ 2.500.000 đồng/ha;
- Thiệt hại từ 41% - 50%: Hỗ trợ 3.000.000 đồng/ha;
- Thiệt hại từ 51% - 60%: Hỗ trợ 3.500.000 đồng/ha;
- Thiệt hại từ 61% - 70%: Hỗ trợ 4.000.000 đồng/ha;
- Thiệt hại từ 71% - 80%: Hỗ trợ 5.000.000 đồng/ha;
- Thiệt hại từ 81% - 90%: Hỗ trợ 5.500.000 đồng/ha;
- Thiệt hại từ 91% - 100%: Hỗ trợ 6.000.000 đồng/ha;
4. Hỗ trợ đối với nuôi gia súc, gia cầm
a) Thiệt hại do thiên tai
Gia cầm (gà, vịt, ngan, ngỗng) đến 28 ngày tuổi, hỗ trợ 20.000 đồng/con; trên 28 ngày đến 60 ngày tuổi, hỗ trợ 27.000 đồng/con; trên 60 ngày tuổi, hỗ trợ 35.000 đồng/con;
Lợn đến 28 ngày tuổi, hỗ trợ 400.000 đồng/con; trên 28 ngày đến 60 ngày tuổi, hỗ trợ 700.000 đồng/con; trên 60 ngày tuổi, hỗ trợ 1.000.000 đồng/con; lợn nái và lợn đực đang khai thác, hỗ trợ 2.000.000 đồng/con;
Bê cái hướng sữa đến 6 tháng tuổi, hỗ trợ 3.000.000 đồng/con; bò sữa trên 6 tháng đến 12 tháng tuổi, hỗ trợ 7.000.000 đồng/con; bò sữa trên 12 tháng tuổi, hỗ trợ 10.000.000 đồng/con;
Trâu, bò thịt, ngựa đến 6 tháng tuổi, hỗ trợ 2.000.000 đồng/con; trên 6 tháng đến 12 tháng tuổi, hỗ trợ 4.000.000 đồng/con; trên 12 tháng tuổi, hỗ trợ 6.000.000 đồng/con;
Hươu, nai, cừu, dê: đến 6 tháng tuổi, hỗ trợ 1.000.000 đồng/con; trên 6 tháng đến 12 tháng tuổi, hỗ trợ 1.800.000 đồng/con; trên 12 tháng tuổi, hỗ trợ 2.500.000 đồng/con.
b) Thiệt hại do dịch bệnh
Thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 5 Nghị định số 02/2017/NĐ-CP.
5. Các loại cây trồng, vật nuôi, thủy sản bị thiệt hại chưa được quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện báo cáo, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét quyết định mức hỗ trợ cụ thể cho từng trường hợp.
6. Trường hợp hỗ trợ bằng hiện vật, mức hỗ trợ được quy đổi tương đương hỗ trợ bằng tiền theo giá tại thời điểm hỗ trợ.
TRÌNH TỰ THỦ TỤC HỖ TRỢ VÀ KINH PHÍ THỰC HIỆN
Điều 6. Trình tự, thủ tục hỗ trợ
1. Trình tự và cách thức thực hiện
a) Hỗ trợ thiệt hại đối với dịch bệnh: Khi bị thiệt hại, các hộ sản xuất phối hợp với các cơ quan chức năng trên địa bàn, tiến hành thống kê, đánh giá thiệt hại, hoàn thiện hồ sơ gửi trực tiếp lên Ủy ban nhân dân cấp xã để giải quyết theo quy định.
b) Hỗ trợ thiệt hại đối với thiên tai: Khi bị thiệt hại, các hộ sản xuất phối hợp với các cơ quan chức năng trên địa bàn, tiến hành thống kê, đánh giá thiệt hại, hoàn thiện hồ sơ gửi trực tiếp lên Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cấp xã để phối hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân cùng cấp giải quyết theo quy định.
2. Hồ sơ xin hỗ trợ
a) Đơn đề nghị hỗ trợ thiệt hại do dịch bệnh, thiên tai theo các Mẫu số 1, 2, 3 và 4 tại Phụ lục I kèm theo Quyết định này; kèm theo Bản kê khai sản xuất ban đầu theo Mẫu 5 tại Phụ lục I kèm theo Quyết định này hoặc Giấy chứng nhận kiểm dịch (nếu có).
b) Bảng thống kê thiệt hại do dịch bệnh, thiên tai có xác nhận của đại diện ấp, khu phố, khu dân cư.
3. Trách nhiệm của các cấp
a) Đối với dịch bệnh:
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã thành lập Hội đồng kiểm tra bao gồm: Ủy ban nhân dân cấp xã, cán bộ thuộc Phòng Tài chính, Kinh tế và cán bộ chuyên môn phù hợp thuộc trạm Bảo vệ thực vật, Chăn nuôi - Thú y và thủy sản huyện, đại diện các tổ chức xã hội, đại diện ấp, khu phố, khu dân cư để lập biên bản kiểm tra, xác minh mức độ thiệt hại, nhu cầu hỗ trợ cụ thể của từng hộ sản xuất; tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện. Căn cứ báo cáo của Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức thẩm định và quyết định hỗ trợ hoặc tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét hỗ trợ (đối với trường hợp ngân sách cấp huyện không đảm bảo hỗ trợ).
Căn cứ báo cáo của Ủy ban nhân dân cấp huyện, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Sở Tài chính thẩm định, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt và bố trí ngân sách địa phương, các nguồn tài chính hợp pháp khác để đáp ứng kịp thời nhu cầu hỗ trợ khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh theo quy định tại Quy định này.
b) Đối với thiên tai
Thực hiện như quy định tại điểm a khoản 3 Điều này, có sự tham gia, phối hợp của Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các cấp ở địa phương trong việc kiểm tra, xác nhận thiệt hại và tổng hợp báo cáo Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh theo quy định tại khoản 2 Điều 31 Luật phòng, chống thiên tai.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, xã tổng hợp thiệt hại và báo cáo kết quả thực hiện hỗ trợ thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh theo các mẫu tại Phụ lục II kèm theo Quyết định này.
4. Thời hạn giải quyết hồ sơ: Chậm nhất 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp huyện phải có ý kiến trả lời bằng văn bản hoặc thông báo kết quả giải quyết cho các hộ sản xuất trên các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương.
a) Dự phòng ngân sách địa phương;
b) Quỹ phòng, chống thiên tai;
c) Dự phòng ngân sách trung ương;
d) Nguồn dự trữ quốc gia;
đ) Các nguồn tài chính hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
Các huyện, thị xã, thành phố Thủ Dầu Một chủ động sử dụng dự phòng ngân sách địa phương để thực hiện. Trường hợp các địa phương có mức độ thiệt hại lớn, nếu phần dự phòng ngân sách địa phương không bảo đảm hỗ trợ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện báo cáo trình Ủy ban nhân dân tỉnh hỗ trợ từ nguồn dự phòng ngân sách tỉnh hoặc Quỹ Phòng chống thiên tai tỉnh.
Trường hợp trên địa bàn tỉnh có mức độ thiệt hại lớn, nếu phần ngân sách tỉnh bảo đảm vượt quá 50% nguồn dự phòng ngân sách tỉnh được Thủ tướng Chính phủ giao, Sở Tài chính tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh trình Thủ tướng Chính phủ bổ sung thêm ngân sách Trung ương phần chênh lệch vượt quá 50% dự phòng ngân sách tỉnh để tỉnh có đủ nguồn để thực hiện.
1. Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh tổng hợp báo cáo đánh giá thiệt hại và nhu cầu từ các địa phương báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh về biện pháp và nguồn lực hỗ trợ kịp thời cho các địa phương theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 30 Luật Phòng, chống thiên tai.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư và các sở, ngành liên quan đôn đốc, kiểm tra giám sát và xử lý những vướng mắc nảy sinh trong quá trình thực hiện Quy định này;
3. Sở Tài chính căn cứ Quy định này và phần ngân sách địa phương thực chi để hỗ trợ khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh, xem xét hỗ trợ từ nguồn dự phòng ngân sách tỉnh hàng năm cho từng địa phương và định kỳ báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh kết quả thực hiện.
4. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm
a) Tổ chức thống kê, đánh giá thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh gây ra, chủ động thực hiện công tác hỗ trợ từ nguồn ngân sách của địa phương, quỹ phòng, chống thiên tai, các nguồn lực hợp pháp khác để kịp thời khôi phục sản xuất; đề xuất nhu cầu hỗ trợ gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và chịu trách nhiệm về tính chính xác của số liệu báo cáo.
b) Hướng dẫn, chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, Ủy ban nhân dân cấp xã triển khai thực hiện việc hỗ trợ trực tiếp đến các hộ sản xuất bị thiệt hại đảm bảo công khai, minh bạch, đúng chính sách theo đúng quy định. Sử dụng kinh phí hỗ trợ đúng mục đích, có hiệu quả, không để thất thoát lãng phí và xảy ra tiêu cực.
c) Kết thúc đợt thiên tai, dịch bệnh và cuối năm, báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài chính, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh (đối với thiệt hại do thiên tai) kết quả thực hiện theo các mẫu tại Phụ lục II kèm theo Quyết định này để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định.
5. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm
a) Tổ chức kiểm tra, xác minh đánh giá thiệt hại, đối tượng hỗ trợ và nhu cầu hỗ trợ cho từng đối tượng; thực hiện chi hỗ trợ, thanh, quyết toán kinh phí đúng đối tượng, đúng chế độ, đúng thời hạn quy định, không để thất thoát lãng phí và xảy ra tiêu cực.
b) Thực hiện công khai nội dung hỗ trợ chi tiết từng hộ dân. Niêm yết tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã và tại các khu phố, ấp, ...theo quy định tại Thông tư số 54/2006/TT-BTC ngày 19/6/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện quy chế công khai hỗ trợ trực tiếp của ngân sách đối với các cá nhân, dân cư.
c) Kết thúc đợt thiên tai, dịch bệnh và cuối năm, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện kết quả thực hiện theo các mẫu tại Phụ lục II kèm theo Quyết định này để tổng hợp báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài chính, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh (đối với thiệt hại do thiên tai).
Điều 9. Điều khoản chuyển tiếp
Mức hỗ trợ cho hộ sản xuất bị thiệt hại trong trường hợp thiên tai, dịch bệnh xảy ra trước khi Quy định này có hiệu lực nhưng việc hỗ trợ thực hiện khi Quy định này đã có hiệu lực thì vẫn áp dụng mức hỗ trợ theo quy định tại thời điểm xảy ra thiên tai, dịch bệnh.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, các đơn vị, địa phương phản ánh về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để phối hợp với Sở Tài chính thống nhất trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ HỖ TRỢ THIỆT HẠI DO THIÊN TAI, DỊCH BỆNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 12/2018/QĐ-UBND, ngày 17/5/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương)
Mẫu số 1 | Đơn đề nghị hỗ trợ thiệt hại đối với cây trồng do thiên tai (hoặc dịch bệnh) |
Mẫu số 2 | Đơn đề nghị hỗ trợ thiệt hại sản xuất lâm nghiệp do thiên tai (hoặc dịch bệnh) |
Mẫu số 3 | Đơn đề nghị hỗ trợ thiệt hại nuôi trồng thủy sản do thiên tai (hoặc dịch bệnh) |
Mẫu số 4 | Đơn đề nghị hỗ trợ thiệt hại chăn nuôi do thiên tai (hoặc dịch bệnh) |
Mẫu số 5 | Bản kê khai số lượng chăn nuôi tập trung (hoặc nuôi trồng thủy sản) ban đầu |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Hỗ trợ thiệt hại đối với cây trồng do thiên tai (hoặc dịch bệnh)
Kính gửi: | - Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn xã, phường... (đối với thiên tai); |
Tôi tên là: ………………………………………………………………………………
Địa chỉ: …………………………………………………………………………………
Kê khai diện tích cây trồng bị thiệt hại do thiên tai/dịch bệnh như sau:
Đợt thiên tai/dịch bệnh:………………………………………………………………
1. Đối tượng: …………………………………………………………………………
Thời điểm gieo, trồng: ………………………………………………………………
Diện tích thiệt hại: …………………………………..ha.
Vị trí đất gieo, trồng: …………………………………………………………………
Thiệt hại từ 30 - 40% là: ……………………………ha
Thiệt hại từ 41 - 50% là: ……………………………ha
Thiệt hại từ 51 - 60% là: ……………………………ha
Thiệt hại từ 61 - 70% là: ……………………………ha
Thiệt hại từ 71 - 80% là: ……………………………ha
Thiệt hại từ 81 - 90% là: ……………………………ha
Thiệt hại từ 91-100% là: ……………………………ha
2. Đối tượng: …………………………………………………………………………
Thời điểm gieo, trồng: ………………………………………………………………
Diện tích thiệt hại: …………………………………..ha.
Vị trí đất gieo, trồng: …………………………………………………………………
Thiệt hại từ 30 - 40% là: ……………………………ha
Thiệt hại từ 41 - 50% là: ……………………………ha
Thiệt hại từ 51 - 60% là: ……………………………ha
Thiệt hại từ 61 - 70% là: ……………………………ha
Thiệt hại từ 71 - 80% là: ……………………………ha
Thiệt hại từ 81 - 90% là: ……………………………ha
Thiệt hại từ 91-100% là: ……………………………ha
Đề nghị Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn xã (phường).... (hoặc Ủy ban nhân dân xã (phường)....) xem xét, hỗ trợ thiệt hại nêu trên của …………………………………..
Tôi xin cam kết nội dung theo bảng kê này là đúng sự thật và chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật./.
XÁC NHẬN CỦA ĐẠI DIỆN | ………,ngày ….. tháng ….. năm 20……… |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Hỗ trợ thiệt hại sản xuất lâm nghiệp do thiên tai (hoặc dịch bệnh)
Kính gửi: | - Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn xã, phường... (đối với thiên tai); |
Tôi tên là: ………………………………………………………………………………
Địa chỉ: …………………………………………………………………………………
Kê khai diện tích bị thiệt hại do thiên tai (hoặc dịch bệnh) trong sản xuất lâm nghiệp như sau:
Đợt thiên tai (hoặc dịch bệnh): ……………………………………………………
1. Đối với diện tích cây rừng, cây lâm sản ngoài gỗ trồng trên đất lâm nghiệp, vườn giống, rừng giống bị thiệt hại:
a) Đối với diện tích cây rừng:
Đối tượng trồng: ……………………………….Tuổi rừng: ………………………
Thời điểm trồng: ………………………………………………………………………
Diện tích thiệt hại: ………………………ha.
Vị trí trồng rừng: ………………………………………………………………………
Thiệt hại từ 30 - 40% là: ……………………………ha
Thiệt hại từ 41 - 50% là: ……………………………ha
Thiệt hại từ 51 - 60% là: ……………………………ha
Thiệt hại từ 61 - 70% là: ……………………………ha
Thiệt hại từ 71 - 80% là: ……………………………ha
Thiệt hại từ 81 - 90% là: ……………………………ha
Thiệt hại từ 91-100% là: ……………………………ha
b) Đối với các loài cây lâm sản ngoài gỗ:
Vị trí: ……………………………………………………………………………………
Thời điểm trồng: ………………………………………………………………………
Loài cây: ………………………………………………………………………………
Số lượng thiệt hại: ………………..…………….ha
Thiệt hại từ 30 - 40% là: ……………………………ha
Thiệt hại từ 41 - 50% là: ……………………………ha
Thiệt hại từ 51 - 60% là: ……………………………ha
Thiệt hại từ 61 - 70% là: ……………………………ha
Thiệt hại từ 71 - 80% là: ……………………………ha
Thiệt hại từ 81 - 90% là: ……………………………ha
Thiệt hại từ 91-100% là: ……………………………ha
c) Đối với vườn giống:
Thời điểm xây dựng: …………………………………………………………………
Diện tích thiệt hại: ………………………………ha
Vị trí: ……………………………………………………………………………………
Thiệt hại từ 30 - 40% là: ……………………………ha
Thiệt hại từ 41 - 50% là: ……………………………ha
Thiệt hại từ 51 - 60% là: ……………………………ha
Thiệt hại từ 61 - 70% là: ……………………………ha
Thiệt hại từ 71 - 80% là: ……………………………ha
Thiệt hại từ 81 - 90% là: ……………………………ha
Thiệt hại từ 91-100% là: ……………………………ha
d) Đối với rừng giống:
Thời điểm xây dựng: …………………………………………………………………
Loại rừng giống: ………………………………………………………………………
Diện tích thiệt hại: …………….………………..ha
Vị trí: ……………………………………………………………………………………
Thiệt hại từ 30 - 40% là: ……………………………ha
Thiệt hại từ 41 - 50% là: ……………………………ha
Thiệt hại từ 51 - 60% là: ……………………………ha
Thiệt hại từ 61 - 70% là: ……………………………ha
Thiệt hại từ 71 - 80% là: ……………………………ha
Thiệt hại từ 81 - 90% là: ……………………………ha
Thiệt hại từ 91-100% là: ……………………………ha
2. Đối với cây giống được ươm trong giai đoạn vườn ươm:
Vị trí: ……………………………………………………………………………………
Thời điểm trồng: ………………………………………………………………………
Loài cây: ………………………………………………………………………………
Diện tích thiệt hại: …………………………ha
Thiệt hại từ 30 - 40% là: ……………………………ha
Thiệt hại từ 41 - 50% là: ……………………………ha
Thiệt hại từ 51 - 60% là: ……………………………ha
Thiệt hại từ 61 - 70% là: ……………………………ha
Thiệt hại từ 71 - 80% là: ……………………………ha
Thiệt hại từ 81 - 90% là: ……………………………ha
Thiệt hại từ 91-100% là: ……………………………ha
3. Đối với trồng cây phân tán:
Vị trí: ……………………………………………………………………………………
Loài cây: ………………………………………………………………………………
Số lượng thiệt hại: ………………………cây
Hồ sơ lưu gồm có: ……………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
Đề nghị Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn xã (phường).... (hoặc Ủy ban nhân dân xã (phường)....) xem xét, hỗ trợ thiệt hại nêu trên của ………………………………….
Tôi xin cam kết nội dung theo bảng kê này là đúng sự thật và chịu hoàn, toàn trách nhiệm trước pháp luật./.
XÁC NHẬN CỦA ĐẠI DIỆN | ………,ngày ….. tháng ….. năm 20……… |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Hỗ trợ thiệt hại nuôi trồng thủy sản do thiên tai (hoặc dịch bệnh)
Kính gửi: | - Ban Chỉ huy Phòng chống Thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn xã, phường... (đối với thiên tai); |
Tôi tên là: ……………………………………………………………………
Địa chỉ: ……………………………………………………………………
Kê khai diện tích nuôi trồng thủy sản và diện tích bị thiệt hại do thiên tai (hoặc dịch bệnh) như sau:
Đợt thiên tai (hoặc dịch bệnh): ……………………………………………
Loài thủy sản nuôi: …………………………………………………………
Tổng diện tích mặt nước nuôi thủy sản: ……………………..ha.
Vị trí khu vực nuôi: …………………………………………………………
Thời điểm thả giống: ………………………………………………………
Số lượng giống thả nuôi: …………… con, nguồn gốc: ……………………
Hồ sơ lưu về giống gồm có: ………………………………………………
Hình thức nuôi: ……………………………………………………………
Thiệt hại từ 30 - 40% là: ………………ha hoặc ………………….m3 lồng.
Thiệt hại từ 41 - 50% là: ………………ha hoặc ………………….m3 lồng.
Thiệt hại từ 51 - 60% là: ………………ha hoặc ………………….m3 lồng.
Thiệt hại từ 61 - 70% là: ………………ha hoặc ………………….m3 lồng.
Thiệt hại từ 71 - 80% là: ………………ha hoặc ………………….m3 lồng.
Thiệt hại từ 81 - 90% là: ………………ha hoặc ………………….m3 lồng.
Thiệt hại từ 91 - 100% là: ……………ha hoặc ……………..…….m3 lồng.
Đề nghị Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn xã (phường).... (hoặc Ủy ban nhân dân xã (phường)....) xem xét, hỗ trợ thiệt hại nêu trên của …………………………………..
Tôi xin cam kết nội dung theo bảng kê này là đúng sự thật và chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật./.
XÁC NHẬN CỦA ĐẠI DIỆN | ………,ngày ….. tháng ….. năm 20……… |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Hỗ trợ thiệt hại chăn nuôi do thiên tai (hoặc dịch bệnh)
Kính gửi: | - Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn xã, phường... (đối với thiên tai); |
Tôi tên là: ………………………………………………………………………………
Địa chỉ: …………………………………………………………………………………
Kê khai số lượng gia súc, gia cầm bị thiệt hại do thiên tai (hoặc dịch bệnh) như sau:
Đợt thiên tai (hoặc dịch bệnh): ……………………………………………………
1. Đối tượng nuôi 1: …………………….. Tuổi vật nuôi: ………………………
Số lượng: …………………………….. con.
2. Đối tượng nuôi 2: …………………….. Tuổi vật nuôi: ………………………
Số lượng: …………………………….. con.
3. Đối tượng nuôi 3: …………………….. Tuổi vật nuôi: ………………………
Số lượng: …………………………….. con.
Hồ sơ lưu gồm có: ……………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
Đề nghị Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn xã (phường).... (hoặc Ủy ban nhân dân xã (phường)....) xem xét, hỗ trợ thiệt hại nêu trên của …………………………………..
Tôi xin cam kết nội dung theo bảng kê này là đúng sự thật và chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật./.
XÁC NHẬN CỦA ĐẠI DIỆN | ………,ngày ….. tháng ….. năm 20……… |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
BẢN KÊ KHAI
Số lượng chăn nuôi tập trung (hoặc nuôi trồng thủy sản) ban đầu
Kính gửi: Ủy ban nhân dân xã/phường …………………..
Họ, tên chủ cơ sở: ……………………………………………………………………
Địa chỉ liên hệ: ………………………………………………………………………
Số điện thoại ……………………., Fax …………………....Email (nếu có):...........................
Đăng ký chăn nuôi tập trung (hoặc nuôi trồng thủy sản) như sau:
TT | Đối tượng nuôi | Địa điểm | Diện tích nuôi (m2) | Thời gian bắt đầu nuôi (ngày, tháng) (dự kiến đối với thủy sản) | Số lượng giống dự kiến nuôi/thả (con) | Thời gian thu hoạch/xuất chuồng dự kiến (tháng, năm) | Sản lượng dự kiến | Ghi chú |
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
.. |
|
|
|
|
|
|
|
|
Những vấn đề khác:
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
Tôi xin cam đoan và chịu trách nhiệm về các thông tin đã kê khai./.
………, ngày …. tháng ….năm ……
| ………, ngày ……. tháng ……. năm …… |
…………, ngày ……. tháng ……. năm ……… |
MẪU BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ THỰC THIỆN HỖ TRỢ ĐỂ KHÔI PHỤC SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VÙNG BỊ THIỆT HẠI DO THIÊN TAI, DỊCH BỆNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 12 /2018/QĐ-UBND, ngày 17 /5/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương)
Mẫu số 1 | Bảng tổng hợp đề xuất (hoặc kết quả thực hiện) hỗ trợ đối với cây trồng để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh |
Mẫu số 2 | Bảng tổng hợp đề xuất (hoặc kết quả thực hiện) hỗ trợ sản xuất lâm nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh |
Mẫu số 3 | Bảng tổng hợp đề xuất (hoặc kết quả thực hiện) hỗ trợ nuôi thủy sản để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh |
Mẫu số 4 | Bảng tổng hợp đề xuất (hoặc kết quả thực hiện) hỗ trợ chăn nuôi để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh |
Mẫu số 5 | Bảng tổng hợp đề xuất (hoặc kết quả thực hiện) hỗ trợ để khôi phục sản xuất nông nghiệp vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh |
ỦY BAN NHÂN DÂN …………….
BẢNG TỔNG HỢP ĐỀ XUẤT (HOẶC KẾT QUẢ THỰC HIỆN) HỖ TRỢ ĐỐI VỚI CÂY TRỒNG
(Từ ngày…..tháng...năm…. đến ngày....tháng …năm …..)
STT | Địa phương | TỔNG HỢP THIỆT HẠI | KINH PHÍ HỖ TRỢ | ||||||||||||||||||
Tổng giá trị thiệt hại (tr.đ) | DIỆN TÍCH THIỆT HẠI HƠN 70% | DIỆN TÍCH THIỆT HẠI TỪ 30% - 70% | Tổng NS NN hỗ trợ (tr.đ) | Trong đó | |||||||||||||||||
Lúa thuần (ha) | Mạ lúa thuần (ha) | Lúa lai (ha) | Mạ lúa lai (ha) | Ngô và rau màu (ha) | Cây Công nghiệp (ha) | Cây ăn quả lâu năm (ha) | Lúa thuần (ha) | Mạ Lúa thuần (ha) | Lúa lai (ha) | Mạ lúa lai (ha) | Ngô và rau màu (ha) | Cây công nghiệp (ha) | Cây ăn quả lâu năm (ha) | NSTW hỗ trợ (tr.đ) | NS ĐP đảm bảo (tr.đ) | Hỗ trợ bằng hiện vật từ NS TW quy ra tiền | Hỗ trợ bằng hiện vật từ NS ĐP quy ra tiền | ||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22 |
| TỔNG SỐ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 | …………. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 | …………. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3 | …………. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ghi chú:
- UBND cấp huyện, xã sử dụng mẫu bảng nêu trên để tổng hợp đề xuất và báo cáo kết quả thực hiện với UBND cấp trên; UBND cấp tỉnh sử dụng để báo cáo kết quả thực hiện với các bộ ngành trung ương.
- Đối với cấp xã: UBND xã, phường, thị trấn nào báo cáo thì ghi tên UBND xã, phường, thị trấn đó lên trên góc trái trên cùng; cột số 02 (địa phương) ghi chi tiết theo ấp (khu phố), dòng tổng số của các cột 3,4,5…22 là tổng cộng của các ấp ( khu phố) trên địa bàn xã, phường, thị trấn.
- Tương tự như đối với cấp xã: thống kê của cấp huyện là tổng cộng của các xã, phường, thị trấn trên địa bàn huyện, thị xã, thành phố; đối với cấp tỉnh là tổng cộng của các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
| ….., ngày ….. tháng ….. năm ….. |
ỦY BAN NHÂN DÂN ………………………
BẢNG TỔNG HỢP ĐỀ XUẤT (HOẶC KẾT QUẢ THỰC HIỆN) HỖ TRỢ SẢN XUẤT LÂM NGHIỆP ĐỂ KHÔI PHỤC SẢN XUẤT VÙNG BỊ THIỆT HẠI DO THIÊN TAI, DỊCH BỆNH
(Từ ngày…..tháng…..năm…… đến ngày…..tháng…..năm……)
STT | Địa phương | TỔNG HỢP THIỆT HẠI | KINH PHÍ HỖ TRỢ | ||||||||||||
Tổng giá trị thiệt hại (tr.đ) | DIỆN TÍCH THIỆT HẠI HƠN 70% | DIỆN TÍCH THIỆT HẠI TỪ 30% - 70% | Tổng NSNN hỗ trợ (tr.đ) | Trong đó | |||||||||||
Diện tích cây rừng (ha) | Diện tích cây lâm sản ngoài gỗ trồng trên đất lâm nghiệp (ha) | Diện tích vườn giống, rừng giống(ha) | Diện tích cây giống được ươm trong giai đoạn vườn ươm (ha) | Diện tích cây rừng (ha) | Diện tích cây lâm sản ngoài gỗ trồng trên đất lâm nghiệp (ha) | Diện tích vườn giống, rừng giống(ha) | Diện tích cây giống được ươm trong giai đoạn vườn ươm (ha) | NSTW hỗ trợ (tr.đ) | NSĐP đảm bảo (tr.đ) | Hỗ trợ bằng hiện vật từ NSTW quy ra tiền | Hỗ trợ bằng hiện vật từ NSĐP quy ra tiền | ||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 |
| TỔNG SỐ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 | …………. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 | …………. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3 | …………. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ghi chú:
- UBND cấp huyện, xã sử dụng mẫu bảng nêu trên để tổng hợp đề xuất và báo cáo kết quả thực hiện với UBND cấp trên; UBND cấp tỉnh sử dụng để báo cáo kết quả thực hiện với các bộ ngành trung ương.
- Đối với cấp xã: UBND xã, phường, thị trấn nào báo cáo thì ghi tên UBND xã, phường, thị trấn đó lên trên góc trái trên cùng; cột số 02 (địa phương) ghi chi tiết theo ấp (khu phố), dòng tổng số của các cột 3,4,5…16 là tổng cộng của các ấp ( khu phố) trên địa bàn xã, phường, thị trấn.
- Tương tự như đối với cấp xã: thống kê của cấp huyện là tổng cộng của các xã, phường, thị trấn trên địa bàn huyện, thị xã, thành phố; đối với cấp tỉnh là tổng cộng của các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
| ….., ngày ….. tháng ….. năm ….. |
ỦY BAN NHÂN DÂN …………………..
BẢNG TỔNG HỢP ĐỀ XUẤT (HOẶC KẾT QUẢ THỰC HIỆN) HỖ TRỢ NUÔI THỦY SẢN ĐỂ KHÔI PHỤC SẢN XUẤT VÙNG BỊ THIỆT HẠI DO THIÊN TAI, DỊCH BỆNH
(Từ ngày…..tháng…..năm…… đến ngày…..tháng…..năm……)
STT | Địa phương | TỔNG HỢP THIỆT HẠI | KINH PHÍ HỖ TRỢ GIỐNG | ||||||||||||||||||||||||||
Tổng giá trị (thiệt hại (tr.đ) | Thiệt hại hơn 70% | Thiệt hại từ 30 - 70% | Tổng NSNN hỗ trợ (tr.đ) | NSTW hỗ trợ (tr.đ) | NSĐP đảm bảo (tr.đ) | Hỗ trợ bằng hiện vật từ NSTW quy ra tiền (tr.đ) | Hỗ trợ bằng hiện vật từ NSĐP quy ra tiền (tr.đ) | ||||||||||||||||||||||
Diện tích nuôi tôm quảng canh (ha) | Diện tích nuôi cá truyền thống cá bản địa (ha) | Diện tích nuôi tôm sú bán thâm canh, thâm canh (ha) | Diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng bán thâm canh, thâm canh (ha) | Diện tích nuôi nhuyễn thể (ha) | Diện tích nuôi cá tra thâm canh (ha) | Lồng, bè nuôi nước ngọt (100 m3) | Diện tích nuôi cá rô phi đơn tính thâm canh (ha) | Diện tích nuôi cá nước lạnh thâm canh (ha) | Lồng, bè nuôi trồng ngoài biển (100 m3) | Diện tích nuôi trồng các loại thủy, hải sản khác (ha) | Diện tích nuôi tôm quảng canh (ha) | Diện tích nuôi cá truyền thống, cá bản địa (ha) | Diện tích nuôi tôm sú bán thâm canh, thâm canh (ha) | Diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng bán thâm canh, thâm canh (ha) | Diện tích nuôi nhuyễn thể (ha) | Diện tích nuôi cá tra thâm canh (ha) | Lồng, bè nuôi nước ngọt (100 m3) | Diện tích nuôi cá rô phi đơn tính thâm canh (ha) | Diện tích nuôi cá nước lạnh thâm canh (ha) | Lồng, bè nuôi trồng ngoài biển (100 m3) | Diện tích nuôi trồng các loại thủy, hải sản khác (ha) | ||||||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22 | 23 | 24 | 25 | 26 | 27 | 28 | 29 | 30 |
| TỔNG SỐ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 | …………. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 | …………. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3 | …………. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ghi chú:
- UBND cấp huyện, xã sử dụng mẫu bảng nêu trên để tổng hợp đề xuất và báo cáo kết quả thực hiện với UBND cấp trên; UBND cấp tỉnh sử dụng để báo cáo kết quả thực hiện với các bộ ngành trung ương.
- Đối với cấp xã: UBND xã, phường, thị trấn nào báo cáo thì ghi tên UBND xã, phường, thị trấn đó lên trên góc trái trên cùng; cột số 02 (địa phương) ghi chi tiết theo ấp (khu phố), dòng tổng số của các cột 3,4,5…30 là tổng cộng của các ấp ( khu phố) trên địa bàn xã, phường, thị trấn.
- Tương tự như đối với cấp xã: thống kê của cấp huyện là tổng cộng của các xã, phường, thị trấn trên địa bàn huyện, thị xã, thành phố; đối với cấp tỉnh là tổng cộng của các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
| ….., ngày ….. tháng ….. năm ….. |
ỦY BAN NHÂN DÂN ………………….
BẢNG TỔNG HỢP ĐỀ XUẤT (HOẶC KẾT QUẢ THỰC HIỆN) HỖ TRỢ CHĂN NUÔI ĐỂ KHÔI PHỤC SẢN XUẤT VÙNG BỊ THIỆT HẠI DO THIÊN TAI, DỊCH BỆNH
(Từ ngày.... tháng.... năm ……. đến ngày ….. tháng.... năm....)
STT | Địa phương (tỉnh, huyện, xã) | TỔNG HỢP THIỆT HẠI | KINH PHÍ HỖ TRỢ | |||||||||||||||||||
Tổng giá trị thiệt hại (tr.đ) | Gia cầm đến 28 ngày tuổi (con) | Gia cầm trên 28 đến 60 ngày tuổi (con) | Gia cầm trên 60 ngày tuổi (con) | Lợn đến 28 ngày tuổi (con) | Lợn trên 28 đến 60 ngày tuổi (con) | Lợn trên 60 ngày tuổi (con) | Bê cái hướng sữa đến 6 tháng tuổi (con) | Bò sữa trên 6 đến 12 tháng tuổi (con | Bò sữa trên 12 tháng tuổi (con) | Trâu, bò thịt, ngựa đến 6 tháng tuổi (con) | Trâu, bò thịt, ngựa trên 6 đến 12 tháng tuổi (con) | Trâu, bò thịt, ngựa trên 12 tháng tuổi (con) | Hươu, nai, cừu, dê đến 6 tháng tuổi (con) | Hươu, nai, cừu, dê trên 6 đến 12 tháng tuổi (con) | Hươu, nai, cừu, dê 12 tháng tuổi (con) | Tổng NSNN hỗ trợ (tr.đ) | NSTW hỗ trợ (tr.đ) | NSĐP đảm bảo (tr.đ) | Hỗ trợ bằng hiện vật từ NSTW quy ra tiền (tr.đ) | Hỗ trợ bằng hiện vật từ NSĐP quy ra tiền (tr.đ) | ||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22 | 23 |
| TỔNG SỐ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 | …………. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 | …………. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3 | …………. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ghi chú:
- UBND cấp huyện, xã sử dụng mẫu bảng nêu trên để tổng hợp đề xuất và báo cáo kết quả thực hiện với UBND cấp trên; UBND cấp tỉnh sử dụng để báo cáo kết quả thực hiện với các bộ ngành trung ương.
- Đối với cấp xã: UBND xã, phường, thị trấn nào báo cáo thì ghi tên UBND xã, phường, thị trấn đó lên trên góc trái trên cùng; cột số 02 (địa phương) ghi chi tiết theo ấp (khu phố), dòng tổng số của các cột 3,4,5…23 là tổng cộng của các ấp ( khu phố) trên địa bàn xã, phường, thị trấn.
- Tương tự như đối với cấp xã: thống kê của cấp huyện là tổng cộng của các xã, phường, thị trấn trên địa bàn huyện, thị xã, thành phố; đối với cấp tỉnh là tổng cộng của các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
| ….., ngày ….. tháng ….. năm ….. |
ỦY BAN NHÂN DÂN ……………
Đơn vị: Triệu đồng
STT | Địa phương | Tổng số tiền hỗ trợ | Trong đó: | ||||||
Giống cây trồng | Lâm nghiệp | Giống thủy, hải sản | Giống vật nuôi | Sản xuất muối | Ghi chú | ||||
Quyết định hỗ trợ kinh phí (Số QĐ, ngày, tháng, năm) | |||||||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
| TỔNG SỐ |
|
|
|
|
|
|
|
|
1 | ………………… |
|
|
|
|
|
|
|
|
2 | ………………… |
|
|
|
|
|
|
|
|
3 | ………………… |
|
|
|
|
|
|
|
|
Ghi chú:
- UBND cấp huyện, xã sử dụng mẫu bảng nêu trên để tổng hợp đề xuất và báo cáo kết quả thực hiện với UBND cấp trên; UBND cấp tỉnh sử dụng để báo cáo kết quả thực hiện với các bộ ngành trung ương.
- Đối với cấp xã: UBND xã, phường, thị trấn nào báo cáo thì ghi tên UBND xã, phường, thị trấn đó lên trên góc trái trên cùng; cột số 02 (địa phương) ghi chi tiết theo ấp (khu phố), dòng tổng số của các cột 3,4,5…10 là tổng cộng của các ấp ( khu phố) trên địa bàn xã, phường, thị trấn.
- Tương tự như đối với cấp xã: thống kê của cấp huyện là tổng cộng của các xã, phường, thị trấn trên địa bàn huyện, thị xã, thành phố; đối với cấp tỉnh là tổng cộng của các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
| ….., ngày ….. tháng ….. năm ….. |
- 1Quyết định 28/2011/QĐ-UBND quy định chính sách hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thuỷ sản để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai trên địa bàn tỉnh Bình Dương do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành
- 2Quyết định 21/2013/QĐ-UBND Sửa đổi Điều 4 Quy định kèm theo Quyết định 28/2011/QĐ-UBND Quy định chính sách hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai trên địa bàn tỉnh Bình Dương
- 3Quyết định 12/2018/QĐ-UBND quy định về mức hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 4Quyết định 11/2018/QĐ-UBND quy định về mức hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
- 5Quyết định 10/2018/QĐ-UBND quy định về mức hỗ trợ để khôi phục sản xuất nông nghiệp vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh trên địa bàn tỉnh Phú Yên
- 6Quyết định 1340/QĐ-UBND năm 2018 phê duyệt Đề án “Xây dựng và phát triển sản xuất nông sản hàng hóa chủ lực theo chuỗi giá trị đảm bảo an toàn thực phẩm” giai đoạn 2018-2020, định hướng đến 2025 trên địa bàn tỉnh Hòa Bình
- 7Quyết định 1146/QĐ-UBND năm 2017 quy định về mức chi thực hiện cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
- 8Quyết định 10/2019/QĐ-UBND quy định về hỗ trợ để khôi phục sản xuất nông nghiệp vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
- 9Quyết định 09/2019/QĐ-UBND quy định về mức hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh trên địa bàn thành phố Hải Phòng
- 10Quyết định 04/2019/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 48/2017/QĐ-UBND quy định về chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- 11Quyết định 07/2019/QĐ-UBND về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh trên địa bàn thành phố Hà Nội
- 1Quyết định 28/2011/QĐ-UBND quy định chính sách hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thuỷ sản để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai trên địa bàn tỉnh Bình Dương do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành
- 2Quyết định 21/2013/QĐ-UBND Sửa đổi Điều 4 Quy định kèm theo Quyết định 28/2011/QĐ-UBND Quy định chính sách hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai trên địa bàn tỉnh Bình Dương
- 1Thông tư 54/2006/TT-BTC hướng dẫn thực hiện quy chế công khai hỗ trợ trực tiếp của ngân sách nhà nước đối với cá nhân, dân cư do Bộ Tài chính ban hành
- 2Luật phòng, chống thiên tai năm 2013
- 3Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 4Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
- 5Nghị định 02/2017/NĐ-CP về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh
- 6Quyết định 12/2018/QĐ-UBND quy định về mức hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 7Quyết định 11/2018/QĐ-UBND quy định về mức hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
- 8Quyết định 10/2018/QĐ-UBND quy định về mức hỗ trợ để khôi phục sản xuất nông nghiệp vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh trên địa bàn tỉnh Phú Yên
- 9Quyết định 1340/QĐ-UBND năm 2018 phê duyệt Đề án “Xây dựng và phát triển sản xuất nông sản hàng hóa chủ lực theo chuỗi giá trị đảm bảo an toàn thực phẩm” giai đoạn 2018-2020, định hướng đến 2025 trên địa bàn tỉnh Hòa Bình
- 10Quyết định 1146/QĐ-UBND năm 2017 quy định về mức chi thực hiện cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
- 11Quyết định 10/2019/QĐ-UBND quy định về hỗ trợ để khôi phục sản xuất nông nghiệp vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
- 12Quyết định 09/2019/QĐ-UBND quy định về mức hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh trên địa bàn thành phố Hải Phòng
- 13Quyết định 04/2019/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 48/2017/QĐ-UBND quy định về chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- 14Quyết định 07/2019/QĐ-UBND về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh trên địa bàn thành phố Hà Nội
Quyết định 12/2018/QĐ-UBND quy định về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh trên địa bàn tỉnh Bình Dương
- Số hiệu: 12/2018/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 17/05/2018
- Nơi ban hành: Tỉnh Bình Dương
- Người ký: Mai Hùng Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 01/06/2018
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra