Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1193/QĐ-UBND | Bạc Liêu, ngày 02 tháng 7 năm 2018 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẠC LIÊU
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Quyết định số 79/QĐ-TTg ngày 18 tháng 01 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch hành động quốc gia phát triển ngành tôm Việt Nam đến năm 2025;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Công văn số 548/SNN-CCTS ngày 18 tháng 6 năm 2018,
QUYẾT ĐỊNH:
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.
| CHỦ TỊCH |
ĐỀ ÁN NÂNG CAO NĂNG SUẤT TÔM NUÔI TRONG MÔ HÌNH TÔM - LÚA VÙNG PHÍA BẮC QUỐC LỘ 1A ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2025
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1193/QĐ-UBND ngày 02 tháng 7 năm 2018 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu)
I. HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CỦA MÔ HÌNH TÔM - LÚA GIAI ĐOẠN 2001 - 2017
1. Kết quả sản xuất mô hình tôm - lúa giai đoạn 2001 - 2017:
Vùng phía Bắc Quốc lộ 1A của tỉnh có diện tích tự nhiên 157.180ha (phía Đông giáp tỉnh Sóc Trăng; phía Tây giáp tỉnh Cà Mau và Kiên Giang; phía Bắc giáp tỉnh Hậu Giang và Kiên Giang; phía Nam giáp Quốc lộ 1A) bao gồm huyện Hồng Dân, huyện Phước Long, thị xã Giá Rai, một phần huyện Vĩnh Lợi và huyện Hòa Bình; quỹ đất sản xuất nông nghiệp (bao gồm đất sản xuất nông nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản và đất lâm nghiệp) 143.325ha (chiếm 91,16% diện tích tự nhiên toàn vùng); sau khi Chính phủ cho phép chuyển đổi một số diện tích đất nông nghiệp kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản (Nghị quyết số 09/2000/NQ-CP ngày 15 tháng 6 năm 2000 của Chính phủ), các tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long nói chung và tỉnh Bạc Liêu nói riêng bắt đầu chuyển dịch cơ cấu sản xuất trên diện rộng theo hướng phát triển các mô hình nuôi thủy sản, trong đó có mô hình nuôi tôm trên ruộng lúa, mô hình nuôi tôm càng xanh lúa và mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến kết hợp tập trung tại huyện Hồng Dân, huyện Phước Long, huyện Vĩnh Lợi và thị xã Giá Rai.
1.1. Đối với tôm:
- Năm 2001 Bạc Liêu bắt đầu tổ chức sản xuất tôm trong mô hình tôm - lúa, do hiệu quả mang lại từ mô hình này khá cao so với độc canh cây lúa nên tốc độ tăng diện tích sản xuất tôm - lúa trong giai đoạn này khá nhanh từ 5.851ha sản xuất ban đầu đã tăng lên 29.000ha vào năm 2010, tăng gấp 05 lần so với năm 2001 (trong 10 năm đầu chuyển đổi, tốc độ tăng diện tích bình quân/năm là 19,47%) và đến cuối năm 2017 diện tích mô hình này tiếp phát triển và mở rộng đạt 33.747ha, chiếm khoảng 25% diện tích nuôi tôm toàn tỉnh (tốc độ tăng diện tích bình quân/năm là 3,19%).
- Năng suất và sản lượng, giai đoạn 2001 - 2010, năng suất tôm trong mô hình tôm - lúa trung bình đạt 210 kg/ha (thấp nhất 130 kg/ha và cao nhất 290 kg); tổng sản lượng tôm đạt 44.048 tấn, sản lượng bình quân hàng năm đạt khoảng 4.405 tấn/năm (riêng năm 2008, sản lượng tôm đạt mức cao nhất trong giai đoạn này là 7.107 tấn); giai đoạn 2011 - 2017, năng suất tôm mô hình tôm - lúa trung bình đạt 290 kg/ha (thấp nhất 230 kg/ha và cao nhất 350 kg); tổng sản lượng tôm đạt 60.357 tấn, sản lượng bình quân hàng năm đạt khoảng 8.622 tấn/năm (riêng năm 2012 sản lượng đạt mức cao nhất trong giai đoạn này là 9.967 tấn).
- Hiệu quả kinh tế, nếu chỉ độc canh con tôm thì hiệu quả bình quân khoảng 30 - 45 triệu đồng/ha/năm, nhưng khi kết hợp với trồng lúa thì hiệu quả tăng lên khoảng 56.183.000 đồng/ha/năm, lợi nhuận tăng thêm 10.867.000 đồng/ha/năm.
1.2. Đối với lúa:
- Năm 2010 diện tích canh tác lúa trong mô hình tôm - lúa 22.134ha, năng suất 4,15 tấn/ha, sản lượng 91.820 tấn, đến năm 2017 diện tích lúa trong mô hình tôm - lúa tăng lên 33.747 ha (trong đó kết quả mở rộng diện tích năm 2016, 2017, tổng số 5.222 ha/5.888 ha so kế hoạch) đạt 104,26% kế hoạch và 107,72% cùng kỳ, năng suất 4,61 tấn/ha, đạt 97,12% kế hoạch và 106,35% cùng kỳ, sản lượng lúa 155.442 tấn, đạt 101,27% kế hoạch và 108,72% cùng kỳ (huyện Vĩnh Lợi 32ha, Phước Long 9.862ha, Hồng Dân 22.889ha và thị xã Giá Rai 964ha).
- Tỷ lệ cơ cấu giống lúa trên diện tích lúa tôm: Nhóm giống lúa đặc sản địa phương (Một bụi đỏ) là 13.368ha, chiếm 39,61%; nhóm giống lúa chất lượng cao (gạo trắng, hạt dài, thơm, thơm nhẹ hoặc không thơm) như: OM 4900, OM 5451, OM 6976, OM 7347, OM 2517, OM 7347 là 10.490 ha, chiếm 31,08%; nhóm giống lúa chất lượng trung bình và thấp (B-TE1) là 8.825ha, chiếm 26,15% và nhóm giống lúa khác là 1.064ha, chiếm 3,15%ha; tính đến nay, đã có 05 giống có khả năng chịu mặn từ 4 - 6‰ (giai đoạn mạ, đẻ nhánh) và từ 1,5 - 1,9‰ (giai đoạn làm đòng - trổ chín) như giống: OM 10252, OM 2517, OM 4900, OM 6600, OM 5629, OM 5954, OM 7347, có năng suất 5,5 - 6,0 tấn/ha, lợi nhuận tăng thêm so với trồng giống lúa không chịu mặn từ 2,8 - 3,5 triệu đồng/ha/vụ; diện tích sử dụng giống chịu mặn là 20.747 tập trung ở huyện Giá Rai, huyện Phước Long và huyện Hồng Dân.
2. Đánh giá thuận lợi, khó khăn:
2.1. Thuận lợi:
- Được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh; được các cấp, các ngành và nông dân đồng tình, ủng hộ tham gia thực hiện vì đây là mô hình sản xuất mang tính hiệu quả và bền vững.
- Tỉnh đã hỗ trợ lúa giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và kinh phí nạo vét kênh mương, đắp đập, xây cống ngăn mặn trong vùng mở rộng diện tích lúa trên đất nuôi tôm; công tác điều tiết nước, kiểm tra độ mặn và đắp đập ngăn mặn được thực hiện tốt, bảo vệ tốt sản xuất giúp nông dân yên tâm sản xuất.
- Mô hình canh tác tôm - lúa có tính thân thiện môi trường so với hệ thống chuyên canh vì dễ dàng áp dụng giải pháp “Quản lý tổng hợp”, giảm nhu cầu sử dụng các loại hóa chất trong sản xuất lúa, ít gây hại đến môi trường tự nhiên, phù hợp với các yêu cầu thực hành sản xuất nông nghiệp tốt.
- Canh tác lúa trên vùng đất nuôi tôm là cách rửa mặn tích cực vào mùa mưa, hạn chế quá trình mặn hóa, kéo dài tuổi thọ sử dụng đất; nếu chuyên canh tôm lâu dài, nước mặn sẽ ngấm sâu vào tầng đất dưới, làm đất bị thoái hóa, không thể sử dụng cho các mục đích trồng trọt sau này.
- Mô hình canh tác tôm - lúa có thể phát huy các yếu tố tích cực của con tôm và cây lúa như giúp cải tạo đất, trừ sâu hại và cắt đứt vòng đời dịch bệnh… trong quá trình sinh trưởng và phát triển; ngoài ra, sau một vụ tôm, các chất thải được cây lúa chuyển hóa và hấp thụ, góp phần hạn chế lượng phân bón, thuốc trừ sâu trong giai đoạn đầu; ngược lại, sau một vụ lúa, các loại rơm rạ bị phân hủy tạo môi trường sống và nguồn thức ăn tự nhiên cho tôm trong vụ nuôi tiếp theo; nhờ đó, mô hình này góp phần giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận.
2.2. Một số khó khăn, tồn tại trong sản xuất mô hình tôm - lúa:
- Người dân sản xuất theo lối truyền thống, chưa tuân thủ lịch thời vụ sản xuất; chưa cập nhật thông tin kịp thời trong công tác điều tiết nước; hệ thống mương bao không đảm bảo, dễ bị thẩm lậu, làm mực nước trên trảng thấp, khi ngừng điều tiết nước hoặc khi mực nước ngoài kênh cấp xuống thấp thì vuông nuôi bị mất nước rất nhanh; công tác cải tạo đất để canh tác lúa vào mùa mưa chưa đảm bảo, một phần cũng do lượng mưa không đủ cho việc tháo chua, rửa mặn để cây lúa phát triển.
- Vùng phía Bắc Quốc lộ 1A chủ yếu sản xuất theo mô hình quảng canh, nông dân còn tâm lý ưa chuộng giá rẻ, thường xuyên sử dụng tôm giống không nhãn mác, không rõ nguồn gốc, không qua kiểm dịch, chất lượng không đảm bảo gây khó khăn trong công tác quản lý.
- Thói quen canh tác lúa không tập trung và sử dụng nhiều giống lúa khác nhau sạ không cùng lúc, ít tác động kỹ thuật nên thất thoát do sâu bệnh và đem lại hiệu quả không cao; do sản xuất lúa trên đất tôm ít sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (nếu sử dụng thì ảnh hưởng đến tôm nuôi) nên khó khăn trong xử lý sâu bệnh trên cây lúa khi xảy ra.
- Do lợi nhuận từ tôm nuôi cao hơn so với thu nhập từ lúa nên nhiều người canh tác tôm - lúa chỉ chú trọng đến nuôi tôm, thậm chí bỏ ruộng không canh tác lúa làm phá vỡ hệ thống môi trường sinh thái, ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất tôm nuôi trong hệ thống canh tác tôm - lúa.
- Hệ thống thủy lợi phục vụ nuôi tôm chưa được đầu tư đồng bộ; phần lớn nông dân được sử dụng hệ thống thủy lợi nội đồng phục vụ trồng lúa trước đây hoặc tự đào, xẻ kênh mương không theo quy trình thiết kế kỹ thuật, dẫn đến không đảm bảo yêu cầu cấp thoát nước cho vuông nuôi tôm; tình hình tranh chấp giữa những hộ nuôi tôm và sản xuất lúa vẫn còn xảy ra.
II. CĂN CỨ LẬP ĐỀ ÁN VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH TÔM - LÚA ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2025
1. Căn cứ:
- Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày ngày 25 tháng 10 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn.
- Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.
- Quyết định số 79/QĐ-TTg ngày 18 tháng 01 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch hành động quốc gia phát triển ngành tôm Việt Nam đến năm 2025.
- Quyết định số 01/2014/QĐ-UBND ngày 25 tháng 01 năm 2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy định về quản lý và sử dụng nguồn kinh phí hoạt động khuyến nông trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu.
- Quyết định số 1146/QĐ-UBND ngày 04 tháng 7 năm 2017 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy định mức chi thực hiện cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu.
- Quyết định số 1549/QĐ-UBND ngày 30 tháng 8 năm 2017 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch giám sát dịch bệnh trên tôm phục vụ xuất khẩu, giai đoạn 2017 - 2020 trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu.
- Quyết định số 15/2017/QĐ-UBND ngày 14 tháng 9 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy định mức hỗ trợ việc áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt và phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu.
- Thông báo số 69/TB-UBND ngày 03 tháng 5 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh về ý kiến Kết luận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Dương Thành Trung tại Hội nghị Tổng kết đánh giá hiệu quả mô hình sản xuất tôm - lúa vùng phía Bắc Quốc lộ 1A, tổ chức tại huyện Hồng Dân vào ngày 13 tháng 4 năm 2018.
2. Mục tiêu:
2.1. Mục tiêu tổng quát:
Ứng dụng kỹ thuật, khoa học và công nghệ vào sản xuất mô hình tôm - lúa để góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị, hiệu quả, bền vững, đảm bảo an toàn thực phẩm, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm tôm Bạc Liêu trên thị trường trong và ngoài nước; sản xuất mô hình tôm - lúa thích ứng biến đổi khí hậu, thân thiện, trách nhiệm với môi trường, mang lại lợi ích cho người dân, doanh nghiệp và nền kinh tế của tỉnh.
2.2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025:
- Diện tích tôm - lúa đến năm 2020 đạt 38.000ha, năng suất đạt 0,4 tấn/ha/năm (tăng 0,17 tấn/ha so với năm 2017), sản lượng phấn đấu đạt 15.200 tấn; đối với lúa, năng suất đạt 4,62 tấn/ha, sản lượng phấn đấu 175.560 tấn.
- Đến năm 2025, diện tích tôm - lúa đạt 41.000ha, năng suất 0,5 tấn/ha/năm (tăng 0,1 tấn/ha so với năm 2020), tốc độ tăng trưởng bình quân 1,53%/năm; sản lượng phấn đấu đạt 20.500 tấn, tốc độ tăng trưởng bình quân 6,17%/năm; đối với lúa, năng suất đạt 4,64 tấn/ha, sản lượng phấn đấu 190.240 tấn.
- Phấn đấu mở rộng diện tích tôm - lúa (trong khoảng 30.000 ha, chỉ giữ lại vùng tam giác Ninh Quới), sau khi có ý kiến đồng thuận của người dân và đảm bảo các điều kiện sản xuất hiệu quả của mô hình này.
- Góp phần đưa kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn vùng phía Bắc Quốc lộ 1A đạt 400 triệu USD vào năm 2020 và đạt 500 triệu USD vào năm 2025 (chiếm 50% kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh).
1. Thông tin tuyên truyền, vận động thành lập tổ hợp tác, hợp tác xã và làm cầu nối doanh nghiệp đến với người dân; tiến hành thống kê, khảo sát và lấy ý kiến người dân để mở rộng các diện tích lúa sang tôm - lúa:
1.1. Thông tin tuyên truyền:
- Nội dung tuyên truyền: Khảo sát, vận động thành lập tổ hợp tác, hợp tác xã; ứng dụng khoa học, công nghệ ngay từ khi cải tạo ao đầm, chọn giống, thả giống, cách chăm sóc, quản lý và thu hoạch, bảo quản sản phẩm.
- Mục đích tuyên truyền: Để mọi người người dân trong vùng được biết và quan tâm, có ý thức để thay đổi dần phương thức sản xuất, đồng thời tạo sức lan tỏa cho khu vực lân cận tham quan và trao đổi, học tập kinh nghiệm.
- Hình thức tuyên truyền: Bảng cắm mô hình, sổ tay kỹ thuật, tờ rơi.
1.2. Thành lập và duy trì hoạt động của các Tổ hợp tác, Hợp tác xã và kết nối doanh nghiệp để liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm:
Khảo sát thực tế, xác định nhu cầu hợp tác để làm cơ sở cho việc tuyên truyền, vận động người dân tham gia Tổ hợp tác, Hợp tác xã sản xuất theo hướng cộng đồng; thành lập mỗi xã một Tổ hợp tác; đồng thời, cùng chính quyền địa phương làm cầu nối cho người dân và doanh nghiệp liên kết, thông qua hợp đồng để cung cấp nguyên liệu phục vụ chế biến, xuất khẩu.
1.3. Tiến hành thống kê, khảo sát và lấy ý kiến người dân để mở rộng các diện tích lúa sang tôm - lúa:
Điều tra, khảo sát, đánh giá hiện trạng diện tích sản xuất lúa, so sánh hiệu quả mô hình sản xuất lúa so với tôm - lúa; tác động của các yếu tố khi chuyển từ lúa sang mô hình tôm - lúa, kết hợp lấy ý kiến để xem xét khả năng đồng thuận của người dân đối với việc mở rộng, chuyển đổi này.
2. Xây dựng mô hình trình diễn để ứng dụng khoa học, công nghệ:
2.1. Quy mô, địa điểm và thời gian xây dựng mô hình trình diễn:
- Trên địa bàn vùng phía Bắc Quốc lộ 1A hiện nay có 22 xã, phường, thị trấn, với tổng số 110 ấp sản xuất mô hình tôm - lúa (huyện Hồng Dân 44 ấp/8 xã, huyện Phước Long 26 ấp/5 xã và thị xã Giá Rai 40 ấp/9 xã); tổng số điểm xây dựng mô hình trình diễn là 440 mô hình (mỗi ấp 04 mô hình), mỗi mô hình 01ha.
- Giai đoạn 2018 - 2020: Ngân sách tỉnh hỗ trợ xây dựng 01 mô hình/ấp (110 mô hình), thời gian thực hiện đối với 110 mô hình do ngân sách tỉnh hỗ trợ: Năm 2018, xây dựng 40 mô hình (huyện Hồng Dân 15 mô hình, huyện Phước Long 10 mô hình, thị xã Giá Rai 15 mô hình); năm 2019, xây dựng 38 mô hình (huyện Hồng Dân 15 mô hình, huyện Phước Long 08 mô hình, thị xã Giá Rai 15 mô hình); năm 2020 xây dựng 32 mô hình (huyện Hồng Dân 14 mô hình, huyện Phước Long 08 mô hình, thị xã Giá Rai 10 mô hình); ngân sách địa phương, vận động doanh nghiệp liên kết, hỗ trợ và người dân tham gia xây dựng 03 mô hình trình diễn/ấp (330 mô hình).
- Giai đoạn 2020 - 2025, tùy điều kiện thực tế tiếp tục xây dựng mô hình trình diễn đối với các diện tích được mở rộng.
2.2. Điều kiện người sản xuất được hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn:
Các hộ tham gia phải có uy tín trong cộng đồng, có tinh thần trách nhiệm cao, chí thú làm ăn, có khả năng tiếp thu, ứng dụng khoa học công nghệ, có khả năng làm tuyên truyền viên khi tổ chức nhân rộng mô hình; địa điểm thực hiện mô hình phù hợp với nội dung, quy trình kỹ thuật và cam kết đầu tư vốn đối ứng.
2.3. Cách tổ chức triển khai xây dựng mô hình trình diễn:
Trên cơ sở tình hình sản xuất nuôi trồng thủy sản thực tế tại các địa phương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp cùng với Ủy ban nhân dân huyện Hồng Dân, huyện Phước Long và Ủy ban nhân dân thị xã Gái Rai khảo sát, lựa chọn các hộ đảm bảo các tiêu chí để lập danh sách tham gia.
3. Tập huấn, chuyển giao khoa học, công nghệ và hội nghị tổng kết:
- Tổng số lớp tập huấn giai đoạn 2018 - 2020 là 132 lớp (mỗi xã tập huấn 02 lớp/năm); thời điểm tập huấn là đầu vụ và gần cuối vụ sản xuất; nội dung tập huấn về kỹ thuật xây dựng, chuẩn bị ruộng nuôi; cách cải tạo và xử lý ban đầu, kỹ thuật chọn giống, chăm sóc, quản lý; thu hoạch và bảo quản sản phẩm sau thu hoạch.
- Kết thúc giai đoạn sẽ tổ chức hội nghị tổng kết để đánh giá kết quả và đề xuất giải pháp thực hiện cho giai đoạn tiếp theo.
IV. THỜI GIAN VÀ KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
1. Thời gian thực hiện: Giai đoạn 2018 - 2020.
2. Kinh phí: 7.988.842.000 đồng:
- Ngân sách nhà nước hỗ trợ: 5.543.420.000 đồng.
- Vốn dân: 2.445.422.000 đồng.
2.1. Năm 2018: 2.809.800.000 đồng, trong đó:
- Ngân sách nhà nước hỗ trợ: 1.920.680.000 đồng.
- Vốn dân: 889.120.000 đồng.
2.2. Năm 2019: 2.701.080.000 đồng, trong đó:
- Ngân sách nhà nước hỗ trợ: 1.856.074.000 đồng.
- Vốn dân: 845.006.000 đồng.
2.3. Năm 2020: 2.477.962.000 đồng, trong đó:
- Ngân sách nhà nước hỗ trợ: 1.766.666.000 đồng.
- Vốn dân: 711.296.000 đồng.
(Chi tiết Phụ lục kèm theo)
3. Nguồn kinh phí và hình thức đầu tư, hỗ trợ:
- Nguồn kinh phí: Hiện nay ngân sách tỉnh đang gặp khó khăn, để thực hiện Đề án này phần lớn tranh thủ vận động nguồn vốn của dân; đối với nguồn kinh phí do ngân sách địa phương đảm bảo thực hiện Đề án sẽ được xem xét, giải quyết theo thứ tự ưu tiên, nhu cầu cần thiết, phát sinh hợp lý phù hợp với tình hình thực tế của địa phương và khả năng cân đối nguồn vốn ngân sách tỉnh.
- Hình thức đầu tư: Không thu hồi vốn.
V. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHỦ YẾU
1. Giải pháp về kỹ thuật, khoa học và công nghệ:
1.1. Đối với tôm:
- Tuân thủ lịch thời vụ khuyến cáo hàng năm của ngành Nông nghiệp; cải tạo và thiết kế ruộng tôm - lúa thích ứng biến đổi khí hậu, hạn hán và xâm nhập mặn; những hộ có diện tích đất rộng cần thiết kế thêm ao ương, ao lắng và ao trữ nước.
- Định kỳ sên vét mương và gia cố bờ bao, mở rộng mương bao và thiết kế thêm mương “Xương cá” bên trong ruộng nhằm tạo thêm nơi trú ẩn cho tôm khi thời tiết thay đổi và thuận lợi cho việc xổ, rửa phèn, mặn; tỷ lệ mương bao chiếm từ 25 - 30% diện tích ruộng tôm - lúa được xem là phù hợp.
- Nên tuân thủ kỹ thuật về số lần thả giống/vụ (02 - 03 lần vào mùa khô và 01 - 02 lần vào mùa mưa) và mật độ thả nuôi (07 con/m2 đối với tôm sú và 02 con/m2 đối với tôm càng xanh); nên chọn tôm giống kích cỡ lớn từ postlarvae 13 trở lên, giúp rút ngắn thời gian nuôi, rửa mặn tốt hơn để chuẩn bị cho vụ trồng lúa vào mùa mưa.
- Thường xuyên theo dõi độ mặn ở ruộng nuôi và ở kênh để chủ động cấp, xổ và điều tiết mặn cho phù hợp, tránh tình trạng độ mặn tăng cao, tích lũy dần vào đất, gây khó khăn cho vụ trồng lúa vào mùa mưa và những năm tiếp theo.
- Trong quá trình nuôi cần áp dụng chặt chẽ các phương pháp phòng bệnh tổng hợp; nếu xảy ra bệnh, cần thông báo cho ngành chức năng, đồng thời thông báo các hộ xung quanh để chủ động phòng, tránh kịp thời để tránh lây lan trên diện rộng sẽ bùng phát thành dịch.
1.2. Đối với lúa:
- Rửa mặn được xem là giải pháp kỹ thuật quan trong nhất của trồng lúa trên đất nuôi tôm; nên tận dụng những trận mưa lớn đầu mùa để tích ngọt rửa mặn cho đồng ruộng.
- Tùy điều kiện từng vùng mà tiến hành chọn giống lúa phù hợp, có thể chọn giống lúa mùa địa phương, lúa dài ngày, lúa trung và ngắn ngày; ở những vùng không chủ động nguồn nước ngọt, phụ thuộc hoàn toàn vào lượng nước mưa hàng năm thì chọn giống lúa ngắn ngày, giống chịu phèn, chịu mặn.
- Để hạn chế tăng mặn và tích lũy mặn trong đất cần giữ mực nước ổn định, tránh tình trạng để đất khô; khi mưa lớn thì tiến hành xổ bớt nước, khi có dấu hiệu nắng hạn cục bộ thì giữ nước ở mức cao, trữ nước ở những khu vực có thể trữ được nước (ao ương, ao lắng…) nhằm kịp thời cấp bù cho lúa khi cần.
- Áp dụng kỹ thuật tiên tiến trong canh tác lúa trên đất nuôi tôm như mô hình ném mạ, mô hình canh tác giống lúa chịu mặn và mô hình sử dụng phân bón hữu cơ và thuốc bảo vệ thực vật vi sinh trong sản xuất lúa trên đất nuôi tôm.
2. Giải pháp về cơ chế chính sách:
Triển khai có hiệu quả các chương trình, chính sách tín dụng hiện hành đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; đặc biệt chính sách, hỗ trợ khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm.
3. Giải pháp cấp, thoát nước và điều tiết nước:
- Rà soát quy hoạch, đề xuất, đầu tư xây dựng, nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng đầu mối để hoàn thiện công trình cho mô hình tôm - lúa theo hướng khép kín các ô lớn (7.000 - 10.000ha)ở từng khu vực để chủ động trong việc cấp, thoát và trữ nước mặn, ngọt một cách linh hoạt (gồm các cống đầu kênh cấp 2, cấp 3 vượt cấp + trạm bơm điện + hệ thống kênh thủy lợi; hệ thống giao thông; hệ thống điện); đầu tư xây dựng các công trình, phi công trình phải đặt trong bối cảnh, điều kiện chung của toàn vùng, toàn tỉnh, không vì giới hạn địa giới hành chính mà đầu tư các công trình manh mún, nhỏ lẻ gây lãng phí.
- Riêng đối với khu vực huyện Hồng Dân cần đầu tư xây dựng khép kín theo hướng chủ động lấy được nguồn nước mặn từ triều biển Tây và triều biển Đông để sớm có nước mặn sản xuất theo mô hình tôm - lúa; tập trung đầu tư cải tạo hệ thống kênh mương từ các nguồn vốn, trong đó chú trọng đầu tư xây dựng các trạm bơm điện kết hợp các ô đê bao khép kín với quy mô vừa và nhỏ (30ha - 100ha); đồng thời, phát động lại phong trào làm thủy lợi, thủy nông nội đồng trong dân để từng bước xã hội hóa công tác thủy lợi.
- Căn cứ tình hình diễn biến triều biển Đông, biển Tây và nguồn nước sông Hậu và tình hình sản xuất trên khu vực, Ban Chỉ đạo điều tiết nước của tỉnh ban hành lịch thông báo chi tiết cho từng đợt điều tiết mặn; trước mắt, xem xét chỉ đạo mở lấy nước mặn tại cống Giá Rai với 03 cửa vào ngày đỉnh triều cường, đồng thời tăng thời gian mở cống để tăng cường cung cấp mặn cho vùng chuyển đổi phía Bắc, đặc biệt là vùng tôm - lúa.
- Các cấp cần thông báo cho nông dân theo dõi sát lịch điều tiết nước của Ban Chỉ đạo, chuẩn bị máy bơm, gia cố bờ bao, bờ vùng, bờ thửa để sẵn sàng bơm tát và trữ nước ngay khi có mặn.
4. Giải pháp thông tin, tuyên truyền, tập huấn:
- Tăng cường công tác tuyên truyền để thay đổi phương thức sản xuất, nhất là khâu thiết kế, gia cố lại bờ bao và cải tạo ao đầm tốt nhằm giảm một phần chi phí sản xuất để đầu tư cho việc gia cố bờ vuông nhằm hạn chế rò rỉ, giảm được số lần cấp nước cho vuông nuôi trong các vụ đồng nghĩa với việc giảm chi phí bơm nước; đối với những mô hình hay, hiệu quả, gương sản xuất điển hình, tiên tiến cần được phổ biến, nhân rộng một cách kịp thời.
- Công tác thông tin tuyên truyền phải kịp thời, chính xác, lịch điều tiết nước phải đến các hộ dân (dự báo nguồn nước, môi trường nước, độ mặn, ngày điều tiết…) để người dân chủ động cho việc lấy nước vào các ao nuôi; cơ quan điều tiết cần theo dõi chặt chẽ lịch điều tiết nước, có thể làm việc với các vùng lân cận trong vùng để thống nhất lịch điều tiết nước.
5. Giải pháp về tổ chức sản xuất:
- Xây dựng mỗi khóm, ấp từ 02 - 04 mô hình (ao nuôi thực tế, ao vèo, nước sâu), chọn hộ nông dân có điều kiện để xây dựng mô hình trước, cán bộ kỹ thuật hướng dẫn người dân tác động khoa học - kỹ thuật trong xây dựng mô hình.
- Cần đẩy mạnh việc liên kết và tổ chức sản xuất tổ hợp tác, hợp tác xã nhằm khắc phục được các hạn chế do ảnh hưởng của tập quán sản xuất nhỏ lẻ; khuyến khích đẩy mạnh sản xuất theo hướng VietGAP, áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ để phát triển mô hình theo hướng nâng cao năng suất, hiệu quả và bền vững.
- Tổ chức liên kết giữa nông dân sản xuất mô hình tôm - lúa với doanh nghiệp cung ứng con giống, vật tư sản xuất, với các doanh nghiệp chế biến tiêu thụ sản phẩm sẽ mang lại hiệu quả rõ rệt, góp phần giảm chi phí sản xuất, tiêu thụ sản phẩm ổn định, hiệu quả và nâng cao giá trị.
- Duy trì, nâng cao năng lực quản lý và tổ chức sản xuất của tổ hợp tác, hợp tác xã hiện có, nhất là việc cung cấp dịch vụ đầu vào, tiếp cận thị trường và tiêu thụ sản phẩm cho các thành viên.
- Đưa doanh nghiệp đến với người dân, vừa tạo vùng nguyên liệu ổn định cho doanh nghiệp, vừa bao tiêu sản phẩm, nhằm ổn định đầu ra và nâng cao giá trị sản phẩm cho người dân trên cơ sở thành lập các Tổ hợp tác (mỗi xã vận động xây dựng tối thiểu một tổ hợp tác).
- Quan tâm đầu tư mạnh mẽ cho người dân và doanh nghiệp vừa và nhỏ với những mô hình có hiệu quả, giúp người dân và doanh nghiệp có vốn đầu tư để sản xuất, kinh doanh; đồng thời, tăng khả năng thu hồi vốn cho ngân hàng; giúp người dân và doanh nghiệp tiếp cận được các cơ chế, chính sách đã ban hành của tỉnh cũng như của Trung ương.
6. Giải pháp quản lý nhà nước:
- Tăng cường thanh kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ cơ sở sản xuất, kinh doanh, ương dưỡng tôm giống, kinh doanh thức ăn, thuốc thú y thủy sản, thuốc bảo vệ thực vật, các sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường dùng trong nuôi trồng thủy sản trên địa bàn vùng phía Bắc Quốc lộ 1A; đồng thời, kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định; tăng cường kiểm soát các cơ sở kinh doanh ở vùng sâu, ở các vùng nuôi, các hộ dân nuôi tôm trên địa bàn nhằm hạn chế tình trạng các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm kém chất lượng bán hàng trực tiếp cho nông dân với giá rẻ.
- Để bảo vệ lợi ích chính đáng của mình thì chính người tham gia sản xuất mô hình tôm - lúa nói riêng và người dân nuôi tôm vùng phía Bắc Quốc lộ 1A nói chung phải lựa chọn những thương hiệu có uy tín, lâu năm, sản phẩm có nhãn mác rõ ràng, không vì giá thấp mà mua hàng trôi nổi.
7. Giải pháp về quản lý môi trường và thích ứng biến đổi khí hậu:
- Tập trung thực hiện các quy định quản lý, thanh tra, kiểm tra và giám sát cộng đồng về bảo vệ môi trường trong hoạt động nuôi trồng thủy sản vùng phía Bắc Quốc lộ 1A; áp dụng các hình thức xử phạt nghiêm đối với các cơ sở sản xuất không tuân thủ quy định của Luật Bảo vệ môi trường để giảm thiểu tình trạng xả thải tùy tiện của các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường.
- Lồng ghép các kịch bản biến đổi khí hậu vào các Chương trình, Đề án, Dự án phát triển nuôi tôm vùng phía Bắc Quốc lộ 1A để có những phương án, giải pháp ứng phó kịp thời, hiệu quả.
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm:
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, đơn vị chức năng có liên quan chỉ đạo các đơn vị trực thuộc xây dựng mô hình điểm và chuyển giao địa phương, đảm bảo vấn đề cấp thoát nước cho từng vùng; ban hành lịch thời vụ phù hợp điều kiện sản xuất thực tế hàng năm.
- Phối hợp với Ủy ban nhân dân huyện Hồng Dân, huyện Phước Long và thị xã Giá Rai tiến hành lấy ý kiến người dân về việc chuyển đổi diện tích lúa sang sản xuất theo mô hình tôm - lúa; tổng kết, đánh giá các mô hình hiệu quả để phổ biến, tuyền truyền, nhân rộng đến người sản xuất.
- Xây dựng, triển khai các nội dung, nhiệm vụ theo Đề án; tăng cường công tác thanh, kiểm tra đối với các loại vật tư nông nghiệp đầu vào; công tác dự báo, quan trắc và cảnh báo môi trường và phòng chống dịch bệnh; chủ động phòng chống, khắc phục hậu quả thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh, rủi ro cho sản xuất mô hình tôm - lúa vùng phía Bắc Quốc lộ 1A.
- Báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về tình hình thực hiện Đề án định kỳ và đột xuất theo yêu cầu; đề xuất với Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện.
2. Sở Tài chính chịu trách nhiệm:
- Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh cân đối, bố trí kịp thời vốn theo tình hình thực tế; đồng thời, hướng dẫn sử dụng nguồn ngân sách nhà nước để thực hiện các nội dung theo Đề án này.
- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí vốn ngân sách cho các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng vùng nuôi tôm - lúa ở vùng phía Bắc Quốc lộ 1A đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025.
3. Sở Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm:
- Tăng cường kiểm tra, kiểm soát ô nhiễm môi trường; tăng cường công tác thanh, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai, bảo vệ môi trường trong quá trình hoạt động đối với các dự án đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh; hỗ trợ, khắc phục xử lý ô nhiễm môi trường đối với mô hình nuôi tôm - lúa.
- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong dự báo, cảnh báo, quan trắc môi trường, điều tra, đánh giá ứng phó với biến đổi khí hậu; xây dựng các phương án chủ động phòng, tránh giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai; rà soát, đề xuất điều chỉnh, bổ sung quy hoạch sử dụng đất vùng phía Bắc Quốc lộ 1A đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025.
4. Sở Khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm:
Ưu tiên triển khai thực hiện các đề tài, dự án khoa học có liên quan đến hệ thống canh tác tôm - lúa bền vững, nâng cao năng suất, bảo vệ môi trường, đảm bảo an toàn thực phẩm; xây dựng cơ chế chính sách, huy động nguồn nhân lực từ các doanh nghiệp và các tổ chức cá nhân tham gia đầu tư, hợp tác trong ứng dụng khoa học công nghệ vào phát triển mô hình nuôi tôm - lúa.
5. Sở Công Thương chịu trách nhiệm:
Tăng cường công tác xúc tiến thương mại, phát triển thị trường tiêu thụ nội địa và xuất khẩu; phối hợp các ngành chức năng và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố thực hiện công tác thanh, kiểm tra, kiểm soát thị trường để kiểm soát chặt chẽ và xử lý nghiêm các hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại có liên quan đến sản xuất các mô hình tôm - lúa ở vùng phía Bắc Quốc lộ 1A.
6. Liên minh Hợp tác xã tỉnh chịu trách nhiệm:
Hướng dẫn nông dân, tổ hợp tác, hợp tác xã tổ chức sản xuất theo Đề án, trong đó chú trọng việc liên kết sản xuất, đẩy mạnh việc thành lập các tổ hợp tác, hợp tác xã; quản lý, theo dõi, hỗ trợ duy trì hoạt động của các tổ hợp tác, hợp tác xã trên địa bàn.
7. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - chi nhánh tỉnh Bạc Liêu:
Chỉ đạo các Ngân hàng Thương mại quan tâm, đầu tư mạnh mẽ cho người dân và doanh nghiệp vừa và nhỏ với những mô hình có hiệu quả, giúp người dân và doanh nghiệp có vốn để đầu tư sản xuất, kinh doanh.
8. Các tổ chức chính trị - xã hội:
Phối hợp thực hiện bằng nhiều hình thức và phương pháp thích hợp, tổ chức tuyên truyền sâu rộng và thường xuyên về chủ trương phát triển mô hình tôm - lúa vùng phía Bắc Quốc lộ 1A đến toàn thể hội viên, đoàn viên và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh; vận động đoàn viên, hội viên phải đi đầu trong công tác tuyên truyền về thực hiện mở rộng sản xuất mô hình tôm - lúa vùng phía Bắc quốc lộ 1A; xây dựng và triển khai chương trình phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ủy ban nhân dân huyện Hồng Dân, huyện Phước Long và thị xã Giá Rai để thực hiện đạt mục tiêu Đề án đề ra.
9. Ủy ban nhân dân huyện Hồng Dân, huyện Phước Long và thị xã Giá Rai chịu trách nhiệm:
- Tiến hành lấy ý kiến người dân về việc chuyển đổi diện tích đang sản xuất lúa sang tôm - lúa; vận động doanh nghiệp và người dân tham gia xây dựng mô hình điểm, mỗi ấp từ 02 - 04 mô hình; thông báo đến từng hộ dân trong việc chuẩn bị máy bơm để thực hiện bơm nước theo lịch điều tiết nước.
- Cử cán bộ kỹ thuật thường xuyên theo dõi, hướng dẫn kỹ thuật sản xuất mô hình tôm - lúa, tăng cường đi thực tế, bám sát địa bàn để hỗ trợ cho nông dân một cách kịp thời; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nông dân thấy được tính hiệu quả, bền vững của mô hình trồng lúa trên đất nuôi tôm vào mùa mưa.
- Chỉ đạo cấp, thoát nước cho từng vùng, từng mô hình; kiên quyết vận động nông dân trồng lúa trên đất nuôi tôm vào mùa mưa; xây dựng kế hoạch thực hiện Đề án trên địa bàn đến từng khóm, ấp và từng xã, phường, thị trấn (có phân giao diện tích, năng suất, sản lượng đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025); định kỳ hàng quý, 06 tháng và năm báo cáo kết quả triển khai về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Khuyến khích phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động dịch vụ hậu cần cho mô hình tôm - lúa; mời gọi doanh nghiệp tham gia liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm, cho nông dân và tham gia xây dựng thương hiệu tôm sú, tôm càng xanh và lúa gạo trong mô hình tôm - lúa.
- Đổi mới và tổ chức lại sản xuất, tăng cường mở rộng mô hình tổ hợp tác, hợp tác xã làm dịch vụ đầu vào, đầu ra; đẩy mạnh việc áp dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật, hỗ trợ nhau về vốn, kỹ thuật, tiêu thụ sản phẩm, quản lý môi trường; cũng cố và duy trì kinh tế hợp tác, kinh tế trang trại, tạo điều kiện để các nông hộ chủ động trong sản xuất, kinh doanh.
- Tăng cường thực hiện hiệu quả công tác bảo vệ môi trường trong nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện, thị xã theo đúng quy định của pháp luật hiện hành, nhằm đảm bảo phát triển bền vững.
10. Đối với các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp có liên quan:
- Đối với hộ nông dân cần chủ động theo dõi lịch điều tiết nước và chuẩn bị máy bơm để bơm nước vào ruộng nuôi một cách kịp thời.
- Đối với các tổ chức, doanh nghiệp có kế hoạch tổ chức sản xuất, kinh doanh hợp lý, uy tín, chất lượng, đảm bảo theo đúng các quy định của pháp luật, nhất là các quy định về an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.
- Đối với các tổ chức, doanh nghiệp thực hiện liên kết sản xuất từ cung ứng các dịch vụ đầu vào đến thu mua, chế biến và tiêu thụ sản phẩm; tích cực tham gia sản xuất, kinh doanh theo chuỗi giá trị thông qua hợp đồng, đầu tư đổi mới quy trình sản xuất, công nghệ và thiết bị để nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh trên đơn vị diện tích.
Trong quá trình tổ chức thực hiện Đề án, nếu có khó khăn, vướng mắc những vấn đề chưa phù hợp cần điều chỉnh, bổ sung thì các sở, ngành, đơn vị chức năng có liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện Hồng Dân, huyện Phước Long, thị xã Giá Rai có trách nhiệm phản ánh kịp thời về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, nghiên cứu và báo cáo đề xuất trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./.
ĐỊNH MỨC HỖ TRỢ KINH PHÍ MÔ HÌNH NUÔI TÔM - LÚA, DIỆN TÍCH 01 HA
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1193/QĐ-UBND ngày 02 tháng 7 năm 2018 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu)
- Mật độ thả: Tôm sú, 07 con/m2, tôm càng xanh, 02 con/m2.
- Hỗ trợ 100% chi phí mua giống và 30% chi phí mua vật tư thiết yếu (theo Khoản 3, Điều 5 Quyết định số 01/2014/QĐ-UBND ngày 25 tháng 01 năm 2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh).
TT | Nội dung hỗ trợ | Diễn giải | Thành tiền (đồng) | ||
Chi phí | Ngân sách | Vốn dân | |||
I | Hỗ trợ vật tư vụ nuôi tôm |
| 37.100.000 | 18.960.000 | 18.140.000 |
1 | Sên vét, cải tạo, gia cố bờ bao và xây dựng ao dèo | 25 giờ x 200.000 đồng/giờ | 5.000.000 | 1.500.000 | 3.500.000 |
2 | Nhiên liệu | 100 lít x 16.000 đồng/lít | 1.600.000 | 480.000 | 1.120.000 |
3 | Dụng cụ đo môi trường (pH, kiềm, oxy hòa tan) | 700.000 đồng/bộ | 700.000 | 210.000 | 490.000 |
4 | Vôi dùng cải tạo và quản lý môi trường | 1.000 kg/ha x 3.000 đồng/kg | 3.000.000 | 900.000 | 2.100.000 |
5 | Thuốc diệt tạp | 40 kg/ha x 13.000 đồng/kg | 520.000 | 156.000 | 364.000 |
6 | Hóa chất diệt khuẩn (BKC) | 10 lít/ha x 150.000 đồng/kg | 1.500.000 | 450.000 | 1.050.000 |
7 | Tôm giống | 70.000 con x 150 đồng/con | 10.500.000 | 10.500.000 |
|
8 | Cua giống | 1.000 con/ha x 1.000 đồng/con | 1.000.000 | 700.000 | 300.000 |
9 | Cá phi giống | 1.000 con/ha x 200 đồng/con | 200.000 | 140.000 | 60.000 |
10 | Thức ăn | 315 kg/ha x 40.000 đồng/kg | 12.600.000 | 3.780.000 | 8.820.000 |
11 | Vi sinh (10 ngày/lần, mỗi lần 200g) | 2,4 kg x 200.000 đồng/kg | 480.000 | 144.000 | 336.000 |
II | Hỗ trợ vật tư vụ trồng lúa |
| 16.260.000 | 12.172.000 | 4.088.000 |
1 | Lúa giống | 30 kg/ha x 14.000 đồng/kg | 420.000 | 420.000 |
|
2 | Phân bón Urê | 60 kg/ha x 10.000 đồng/kg | 600.000 | 180.000 | 420.000 |
3 | Phân lân | 300 kg/ha x 5.000 đồng/kg | 1.500.000 | 450.000 | 1.050.000 |
4 | Phân DAP | 50 kg/ha x 14.000 đồng/kg | 700.000 | 210.000 | 490.000 |
5 | Phân NPK | 80 kg/ha x 13.000 đồng/kg | 1.040.000 | 312.000 | 728.000 |
6 | Tôm càng xanh giống toàn đực (02 con/m2) | 20.000 con/ha x 500 đồng/con | 10.000.000 | 10.000.000 |
|
7 | Thức ăn | 50 kg x 40.000 đồng/kg | 2.000.000 | 600.000 | 1.400.000 |
| Tổng cộng |
| 53.360.000 | 31.132.000 | 22.228.000 |
TỔNG HỢP KÍNH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN NUÔI TÔM - LÚA VÙNG BẮC QUỐC LỘ 1A
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1193/QĐ-UBND ngày 02 tháng 7 năm 2018 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu)
TT | Nội dung | Diễn giải | Thành tiền | ||
Thành tiền | Ngân sách | Vốn dân | |||
I | Năm 2018 |
| 2.809.800.000 | 1.920.680.000 | 889.120.000 |
1 | Vận động thành lập tổ hợp tác, xây dựng cánh đồng lớn và kết nối doanh nghiệp | 06 người x 10 tháng x 600.000 đồng/tháng x 03 huyện, thị xã | 108.000.000 | 108.000.000 |
|
2 | Tập huấn (22 xã x 02 lớp/xã/năm) | 44 lớp x 7.850.000 đồng/lớp | 345.400.000 | 345.400.000 |
|
3 | Xây dựng mô hình | 40 mô hình x 53.360.000 đồng/mô hình | 2.134.400.000 | 1.245.280.000 | 889.120.000 |
4 | Bảng cắm mô hình | 40 cái x 1.000.000 đồng/cái | 40.000.000 | 40.000.000 |
|
5 | Công tác phí cho cán bộ theo dõi mô hình và thu thập số liệu hàng tháng (thu thập số liệu về chất lượng nước và xử lý nước ao nuôi, theo dõi tăng trưởng tôm nuôi và theo dõi dịch bệnh của tôm nuôi) | 04 người x 10 tháng x 600.000 đồng/tháng x 03 huyện, thị xã | 72.000.000 | 72.000.000 |
|
6 | Sổ tay kỹ thuật | 5.000 cuốn x 20.000 đồng/cuốn | 100.000.000 | 100.000.000 |
|
7 | Tờ rơi | 5.000 tờ x 2.000 đồng/tờ | 10.000.000 | 10.000.000 |
|
II | Năm 2019 |
| 2.701.080.000 | 1.856.074.000 | 845.006.000 |
1 | Vận động thành lập tổ hợp tác, xây dựng cánh đồng lớn và kết nối doanh nghiệp | 06 người x 10 tháng x 600.000 đồng/tháng x 03 huyện, thị xã | 108.000.000 | 108.000.000 |
|
2 | Tập huấn (22 xã x 01 lớp/xã/năm) | 44 lớp x 7.850.000 đồng/lớp | 345.400.000 | 345.400.000 |
|
3 | Xây dựng mô hình | 38 mô hình x 53.360.000 đồng/mô hình | 2.027.680.000 | 1.182.674.000 | 845.006.000 |
4 | Bảng cắm mô hình | 38cái x 1.000.000 đồng/cái | 38.000.000 | 38.000.000 |
|
5 | Công tác phí cho cán bộ theo dõi mô hình và thu thập số liệu hàng tháng (thu thập số liệu về chất lượng nước và xử lý nước ao nuôi, theo dõi tăng trưởng tôm nuôi và theo dõi dịch bệnh của tôm nuôi) | 04 người x 10 tháng x 600.000 đồng/tháng x 03 huyện, thị xã | 72.000.000 | 72.000.000 |
|
6 | Sổ tay kỹ thuật | 5.000 cuốn x 20.000 đồng/cuốn | 100.000.000 | 100.000.000 |
|
7 | Tờ rơi | 5.000 tờ x 2.000 đồng/tờ | 10.000.000 | 10.000.000 |
|
III | Năm 2020 |
| 2.477.962.000 | 1.766.666.000 | 711.296.000 |
1 | Vận động thành lập tổ hợp tác, xây dựng cánh đồng lớn và kết nối doanh nghiệp | 06 người x 10 tháng x 600.000 đồng/tháng x 03 huyện, thị xã | 108.000.000 | 108.000.000 |
|
2 | Tập huấn (22 xã x 01 lớp/xã/năm) | 44 lớp x 7.850.000 đồng/lớp | 345.400.000 | 345.400.000 |
|
3 | Xây dựng mô hình | 32 mô hình x 53.360.000 đồng/mô hình | 1.707.520.000 | 996.224.000 | 711.296.000 |
4 | Bảng cắm mô hình | 32cái x 1.000.000 đồng/cái | 32.000.000 | 32.000.000 |
|
5 | Công tác phí cho cán bộ theo dõi mô hình và thu thập số liệu hàng tháng (thu thập số liệu về chất lượng nước và xử lý nướ cao nuôi, theo dõi tăng trưởng tôm nuôi và theo dõi dịch bệnh của tôm nuôi) | 04 người x 10 tháng x 600.000 đồng/tháng x 03 huyện, thị xã | 72.000.000 | 72.000.000 |
|
6 | Sổ tay kỹ thuật | 5.000 cuốn x 20.000 đồng/cuốn | 100.000.000 | 100.000.000 |
|
7 | Tờ rơi | 5.000 tờ x 2.000 đồng/tờ | 10.000.000 | 10.000.000 |
|
8 | Hội nghị tổng kết |
| 103.042.000 | 103.042.000 |
|
| Tổng cộng |
| 7.988.842.000 | 5.543.420.000 | 2.445.422.000 |
- 1Kế hoạch 60/KH-UBND năm 2018 về hành động phát triển ngành tôm tỉnh Cà Mau đến năm 2025
- 2Quyết định 796/QĐ-UBND năm 2018 về Kế hoạch hành động phát triển ngành tôm tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2025
- 3Quyết định 1900/QĐ-UBND năm 2018 ban hành Kế hoạch hành động phát triển ngành tôm tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đến năm 2025
- 4Quyết định 320/QĐ-UBND năm 2019 về Quy chế quản lý dự án Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa chủ lực tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2018-2020
- 5Kế hoạch 86/KH-UBND năm 2019 về phát triển mô hình tôm sạch, lúa an toàn theo quy trình hữu cơ áp dụng trên hệ thống canh tác tôm - lúa vùng phía Bắc Quốc lộ 1A đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
- 1Nghị quyết số 09/2000/NQ-CP về một số chủ trương và chính sách về chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp do Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 62/2013/QĐ-TTg chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 01/2014/QĐ-UBND về quản lý và sử dụng nguồn kinh phí hoạt động khuyến nông trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
- 4Luật bảo vệ môi trường 2014
- 5Nghị định 55/2015/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn
- 6Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 7Quyết định 15/2017/QĐ-UBND về Quy định mức hỗ trợ việc áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt và phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
- 8Quyết định 79/QĐ-TTg năm 2018 về Kế hoạch hành động quốc gia phát triển ngành tôm Việt Nam đến năm 2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 9Kế hoạch 60/KH-UBND năm 2018 về hành động phát triển ngành tôm tỉnh Cà Mau đến năm 2025
- 10Quyết định 796/QĐ-UBND năm 2018 về Kế hoạch hành động phát triển ngành tôm tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2025
- 11Quyết định 1900/QĐ-UBND năm 2018 ban hành Kế hoạch hành động phát triển ngành tôm tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đến năm 2025
- 12Quyết định 1549/QĐ-UBND năm 2017 về Kế hoạch giám sát dịch bệnh trên tôm phục vụ xuất khẩu, giai đoạn 2017-2020 trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
- 13Quyết định 1146/QĐ-UBND năm 2017 quy định về mức chi thực hiện cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
- 14Quyết định 320/QĐ-UBND năm 2019 về Quy chế quản lý dự án Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa chủ lực tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2018-2020
- 15Kế hoạch 86/KH-UBND năm 2019 về phát triển mô hình tôm sạch, lúa an toàn theo quy trình hữu cơ áp dụng trên hệ thống canh tác tôm - lúa vùng phía Bắc Quốc lộ 1A đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
Quyết định 1193/QĐ-UBND năm 2018 ban hành Đề án nâng cao năng suất tôm nuôi trong mô hình tôm - lúa vùng phía Bắc Quốc lộ 1A đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 do tỉnh Bạc Liêu ban hành
- Số hiệu: 1193/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 02/07/2018
- Nơi ban hành: Tỉnh Bạc Liêu
- Người ký: Dương Thành Trung
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra