Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1175/QĐ-UBND | Bình Định, ngày 05 tháng 4 năm 2019 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH QUẢN LÝ THEO ĐỒ ÁN QUY HOẠCH XÂY DỰNG VÙNG TỈNH BÌNH ĐỊNH ĐẾN NĂM 2035
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18/6/2014;
Căn cứ Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 07/4/2010 của Chính phủ Quy định một số nội dung chi tiết về quy hoạch xây dựng;
Căn cứ Quyết định số 1672/QĐ-TTg ngày 30/11/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đồ án Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Bình Định đến năm 2035;
Xét đề nghị của Sở Xây dựng tại Tờ trình số 68/TTr-SXD ngày 01/4/2019,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định quản lý theo đồ án Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Bình Định đến năm 2035.
Điều 2. Giao Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai, thực hiện Quyết định này.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Xây dựng, Thủ trưởng các sở, ban, ngành liên quan; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
QUẢN LÝ THEO ĐỒ ÁN QUY HOẠCH XÂY DỰNG VÙNG TỈNH BÌNH ĐỊNH ĐẾN NĂM 2035
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1175/QĐ-UBND ngày 05 tháng 4 năm 2019 của UBND tỉnh)
Điều 1. Phạm vi, đối tượng áp dụng
Quy định này quy định việc quản lý, phát triển đô thị, quy hoạch xây dựng các đô thị, các khu vực nông thôn, các công trình hạ tầng kỹ thuật, các công trình hạ tầng xã hội, đảm bảo theo đúng đồ án Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Bình Định đến năm 2035 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1672/QĐ-TTg ngày 30/11/2018.
Các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động xây dựng và tham gia vào hoạt động quản lý quy hoạch xây dựng trên địa bàn tỉnh Bình Định phải thực hiện theo Quy định này.
Quy định này là cơ sở để chính quyền các cấp, các cơ quan quản lý kiến trúc, quy hoạch, xây dựng của tỉnh lập Chương trình phát triển đô thị tỉnh Bình Định; lập Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc các đô thị; lập quy hoạch chung các đô thị, quy hoạch xây dựng vùng huyện, quy hoạch các khu chức năng ngoài đô thị, quy hoạch các ngành và lĩnh vực liên quan trên địa bàn tỉnh, tuân thủ định hướng Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Bình Định đến năm 2035 được duyệt.
Điều 2. Phạm vi, tính chất, quy mô đất đai, quy mô dân số vùng quản lý
1. Phạm vi, ranh giới vùng quản lý
Phạm vi lập quy hoạch: Phạm vi nghiên cứu trên ranh giới hành chính toàn tỉnh Bình Định có diện tích tự nhiên 6.050 km2. Gồm 11 đơn vị hành chính: 01 thành phố, 01 thị xã và 09 huyện.
- Phía Bắc giáp: Tỉnh Quảng Ngãi;
- Phía Nam giáp: Tỉnh Phú Yên;
- Phía Đông giáp: Biển Đông;
- Phía Tây giáp: Tỉnh Gia Lai.
2. Tính chất của vùng quản lý
- Là vùng kinh tế tổng hợp có các ngành kinh tế chủ đạo là ngành kinh tế biển, công nghiệp, dịch vụ chất lượng cao, nông nghiệp công nghệ cao.
- Là trung tâm công nghiệp, văn hóa, du lịch biển, du lịch văn hóa và sinh thái cảnh quan, thương mại - dịch vụ, dịch vụ vận tải biển, y tế, giáo dục đào tạo, ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ của vùng duyên hải miền Trung và Tây Nguyên.
- Là đầu mối giao lưu kinh tế xã hội vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, vùng duyên hải Nam Trung Bộ và vùng Tây Nguyên. Cửa ngõ của vùng Tây Nguyên, Nam Lào, Đông Bắc Campuchia, Thái Lan ra biển Đông.
- Là địa bàn giữ vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng, an ninh khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên.
3. Chỉ tiêu dân số, đô thị hóa và đất xây dựng đô thị
a) Dân số và đô thị hóa
- Năm 2025 quy mô dân số toàn tỉnh khoảng 1.704.300 người, trong đó: Dân số đô thị khoảng 751.500 người; dân số nông thôn khoảng 952.800 người. Tỷ lệ đô thị hóa khoảng: 44,1%.
- Năm 2035 quy mô dân số toàn tỉnh khoảng 1.914.590 người, trong đó: Dân số đô thị khoảng 930.290 người; dân số nông thôn khoảng: 984.300 người. Tỷ lệ đô thị hóa khoảng: 48,6%.
b) Dự báo về nhu cầu đất xây dựng: Đến năm 2025 khoảng 11.800 ha - 12.500 ha; năm 2035 khoảng 18.600 ha - 20.000 ha.
Điều 3. Quy định về các phân vùng phát triển, các không gian phát triển kinh tế
1. Phân vùng phát triển
a) Mô hình phát triển
- Tiểu vùng số 1 là vùng kinh tế phát triển tổng hợp có diện tích khoảng 364.146 ha, bao gồm: Thành phố Quy Nhơn, thị xã An Nhơn và các huyện Tuy Phước, Vân Canh, Phù Cát, Tây Sơn, Vĩnh Thạnh; trong đó, thành phố Quy Nhơn là đô thị trung tâm tiểu vùng. Định hướng phát triển: Là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của tỉnh Bình Định; phát triển công nghiệp, cảng biển, logistic dựa trên các lợi thế về đầu mối giao thông vùng - quốc gia; phát triển du lịch biển gắn với văn hóa lịch sử; phát triển chuyên sâu lĩnh vực đào tạo giáo dục, y tế.
- Tiểu vùng số 2 là vùng phát triển kinh tế nông nghiệp, chế biến công nghệ cao có diện tích khoảng 240.911 ha, bao gồm các huyện: Phù Mỹ, Hoài Nhơn, An Lão, Hoài Ân; trong đó, Hoài Nhơn là đô thị trung tâm tiểu vùng. Định hướng phát triển: Đẩy mạnh phát triển kinh tế biển; phát triển nông nghiệp, du lịch sinh thái.
b) Cấu trúc không gian vùng: Gồm các trục hành lang kinh tế trọng điểm, các trung tâm đô thị động lực, các vùng cảnh quan chính sau đây
- Các trục hành lang kinh tế trọng điểm:
+ Trục hành lang kinh tế Bắc - Nam dọc quốc lộ 1, gồm chuỗi các đô thị: Quy Nhơn, Diêu Trì, Tuy Phước, Phước Lộc, An Nhơn, Ngô Mây, Phù Mỹ, Bình Dương, Ân Tường Tây, Tăng Bạt Hổ, Hoài Nhơn.
+ Trục hành lang kinh tế Đông - Tây dọc quốc lộ 19, gồm chuỗi các đô thị: Quy Nhơn, An Nhơn, Phước Lộc, Diêu Trì, Tuy Phước, Tây Sơn.
+ Trục hành lang phía Tây dọc tuyến quốc lộ 19C, đường tỉnh 637 gồm chuỗi các đô thị: Vân Canh, Canh Vinh, Tây Sơn, Vĩnh Thạnh, An Lão, An Hòa.
+ Trục hành lang phía Đông dọc tuyến quốc lộ 1D, đường tỉnh 639 gồm chuỗi các đô thị: Quy Nhơn, Cát Tiến, Cát Khánh, Mỹ Chánh, Mỹ Thành, Hoài Nhơn.
- Các trung tâm động lực phát triển vùng gồm đô thị: Quy Nhơn, An Nhơn, Hoài Nhơn, Tây Sơn, Cát Tiến và khu kinh tế Nhơn Hội.
- Các vùng cảnh quan: Vùng cảnh quan sản xuất lâm nghiệp ở phía Tây, vùng cảnh quan nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu phía Đông; bảo tồn rừng ngập mặn đầm Thị Nại, Đề Gi, Trà Ổ và cảnh quan dọc các sông hồ lớn trong vùng; tạo lập các khu vực cảnh quan, hành lang xanh đan xen giữa các vùng đô thị - công nghiệp.
c) Định hướng phát triển không gian vùng
- Phát triển không gian vùng tỉnh Bình Định trong mối quan hệ mật thiết với các định hướng phát triển khu vực Tiểu vùng sông Mekong mở rộng, thành phố Quy Nhơn - Khu kinh tế Nhơn Hội là cực tăng trưởng quan trọng kết nối các trung tâm kinh tế đô thị của vùng và quốc gia trên tuyến hành lang xuyên Á Bắc - Nam và Đông - Tây (quốc lộ 1, quốc lộ 19, tuyến giao thông cao tốc Bắc Nam).
- Giai đoạn đến năm 2035, hệ thống đô thị tỉnh Bình Định phát triển bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường; diện mạo các đô thị và điểm dân cư nông thôn mang đậm bản sắc văn hóa và cảnh quan thiên nhiên đa dạng vùng Nam Trung Bộ.
+ Về kinh tế: Tái cấu trúc mạng lưới phân bố đô thị, thúc đẩy phát triển khu kinh tế Nhơn Hội chuyển từ kinh tế công nghiệp đa ngành sang kinh tế tri thức sáng tạo, công nghệ cao. Xây dựng các cơ sở đầu mối hạ tầng đô thị hỗ trợ phát triển cảng biển, sân bay, trung tâm logistic... Bảo vệ các vùng có tiềm năng cảnh quan và văn hóa đầm Thị Nại, Đề Gi, Trà Ổ, vịnh Quy Nhơn, bán đảo Phương Mai, ưu tiên phát triển dịch vụ du lịch cao cấp và thu hút các tập đoàn tầm cỡ thế giới đầu tư dự án du lịch chất lượng cao. Vùng nông thôn, phát triển kinh tế hàng hóa dựa trên nền nông nghiệp công nghệ cao.
+ Về xã hội: Nâng cấp và bổ sung các dịch vụ an sinh xã hội ở các huyện phía Bắc và phía Tây tỉnh Bình Định. Tạo điều kiện để cư dân nông thôn dịch chuyển vào đô thị; khai thác yếu tố văn hóa, nông nghiệp mới gắn với phát triển đô thị vừa và nhỏ, với xây dựng điểm dân cư nông thôn văn minh, hiện đại nhằm tăng cường chất lượng sống của cư dân nông thôn.
+ Về môi trường: Khoanh vùng khu vực có nguy cơ thiên tai để kiểm soát không cho mở rộng đô thị hay phát triển mới các điểm định cư, nhất là khu vực đồng bằng huyện Tuy Phước, xung quanh đầm Thị Nại, dọc hạ lưu sông Lại Giang, sông Côn, sông Hà Thanh. Khuyến khích phát triển đô thị bền vững về môi trường như: Mô hình đô thị xanh, đô thị thông minh, đô thị sử dụng năng lượng tái tạo trong thiết kế nhà ở, công trình công cộng và hạ tầng đô thị.
2. Phân bố các khu, cụm sản xuất, cơ sở kinh tế:
a) Đối với phát triển công nghiệp
- Dự kiến diện tích đất xây dựng các khu, cụm công nghiệp toàn tỉnh đến năm 2035 khoảng 6.042 ha, phù hợp với quy hoạch phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh được phê duyệt.
- Phân bố các vùng công nghiệp:
+ Vùng dọc quốc lộ 19 và thành phố Quy Nhơn bao gồm thành phố Quy Nhơn, An Nhơn và các huyện Tây Sơn, Tuy Phước. Phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, đóng tàu, sản phẩm hóa chất, công nghiệp, sản xuất và lắp ráp điện, điện tử, dệt may, công nghiệp tiêu dùng, công nghiệp hỗ trợ,…
+ Vùng đồng bằng ven biển và ven quốc lộ 1 bao gồm đô thị Hoài Nhơn và các huyện Phù Mỹ, Phù Cát. Phát triển các ngành công nghiệp chế biến khoáng sản, chế biến gỗ, chế biến thủy sản, may mặc,...; đầu tư và khai thác hiệu quả trung tâm chế biến thủy sản và dịch vụ hậu cần nghề cá tại Vĩnh Lợi (huyện Phù Mỹ), Đề Gi (huyện Phù Cát) và Tam Quan (đô thị Hoài Nhơn).
+ Vùng Trung du và miền núi bao gồm các huyện An Lão, Hoài Ân, Vĩnh Thạnh và Vân Canh. Hình thành và phát triển các vùng chuyên canh trồng cây công nghiệp tập trung, lâm nghiệp, vùng nguyên liệu giấy gỗ, lâm đặc sản và chăn nuôi tạo nguồn nguyên liệu cho nhà máy chế biến.
- Đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng vào các khu công nghiệp Phú Tài, Long Mỹ, Nhơn Hòa, Hòa Hội và trong khu kinh tế Nhơn Hội. Xây dựng hạ tầng khu công nghiệp Cát Trinh (huyện Phù Cát), Bồng Sơn (đô thị Hoài Nhơn), Bình Nghi - Nhơn Tân (đô thị Tây Sơn). Hình thành khu liên hợp đô thị - công nghiệp - dịch vụ tại đô thị Canh Vinh (huyện Vân Canh). Phát triển mở rộng các khu công nghiệp hiện có và quy hoạch mới một số khu công nghiệp tại các vị trí thuận lợi khác trong vùng.
b) Đối với phát triển du lịch
- Phát triển 03 cụm du dịch trọng tâm trên cơ sở lợi thế của từng vùng trong tỉnh, bao gồm:
+ Cụm du lịch Quy Nhơn và phụ cận gồm các điểm du lịch tại thành phố Quy Nhơn, An Nhơn, các huyện Tuy Phước, Vân Canh, Phù Cát. Phát triển du lịch biển đảo chất lượng cao, du lịch tâm linh, tham quan di tích kiến trúc, tôn giáo, thắng cảnh; du lịch khoa học gắn với tổ hợp không gian khoa học - giáo dục Ghềnh Ráng (Thung lũng sáng tạo), du lịch sinh thái gắn với đầm Thị Nại.
+ Cụm du lịch Tây Sơn và phụ cận gồm các điểm du lịch tại đô thị Tây Sơn và huyện Vĩnh Thạnh. Phát triển sản phẩm du lịch, tham quan các di tích lịch sử - văn hóa, kiến trúc nghệ thuật; lễ hội, tâm linh; giáo dục, tri ân; tham quan, trải nghiệm làng nghề; nghiên cứu hệ sinh thái, tham quan thắng cảnh,...
+ Cụm du lịch Hoài Nhơn và phụ cận gồm các điểm du lịch tại đô thị Hoài Nhơn và các huyện Phù Mỹ, Hoài Ân, An Lão. Phát triển sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng, tắm biển; tham quan, tìm hiểu di tích lịch sử - văn hóa; thể thao, vui chơi giải trí, mạo hiểm; văn hóa ẩm thực.
- Xây dựng thành phố Quy Nhơn là trung tâm du lịch của toàn tỉnh và là một trong những trung tâm tiểu vùng du lịch thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ. Các trung tâm du lịch phụ trợ gồm đô thị Hoài Nhơn và Tây Sơn. Phát triển khu du lịch Phương Mai - Núi Bà quy mô khoảng 2.500 ha trở thành khu du lịch quốc gia với các giá trị sinh thái biển đảo và mang đậm dấu ấn văn hóa Bình Định. Định hướng phát triển quần thể di tích gắn với cuộc khởi nghĩa Tây Sơn, bảo tàng Quang Trung và đền thờ Tây Sơn Tam kiệt thành điểm du lịch quốc gia.
- Tạo lập các tuyến du lịch cấp vùng trên cơ sở kết nối các di sản tự nhiên và văn hóa lịch sử Chămpa, Tây Sơn.
c) Đối với phát triển thương mại và dịch vụ
- Phát triển trung tâm tài chính, thương mại, dịch vụ cấp vùng tại thành phố Quy Nhơn, An Nhơn, đô thị Hoài Nhơn và khu kinh tế Nhơn Hội. Phát triển hệ thống thương mại, dịch vụ, phân phối hiện đại, kết hợp cải tạo và xây dựng mới hệ thống chợ tại khu vực thành phố, các thị trấn và các khu đô thị mới, khu công nghiệp tập trung của tỉnh.
- Phát triển các trung tâm dịch vụ kho vận cấp vùng, cấp tỉnh tại thành phố Quy Nhơn, An Nhơn, đô thị Hoài Nhơn và Tây Sơn gắn với cảng biển, cảng hàng không, các trục hành lang kinh tế trọng điểm quốc lộ 1, quốc lộ 19 và tuyến thương mại liên vùng.
- Hình thành trung tâm hội chợ, triển lãm cấp vùng, tại thành phố Quy Nhơn. Tại thành phố An Nhơn, đô thị Hoài Nhơn, Tây Sơn hình thành và phát triển các cụm hoặc khu vực hội chợ, triển lãm, các trung tâm xúc tiến quảng bá, giao lưu hàng hóa đóng vai trò kết nối nội vùng và giữa Bình Định với các vùng lân cận. Phát triển các trung tâm thương mại chợ đầu mối tại các vùng sản xuất nông lâm ngư nghiệp có quy mô sản lượng lớn như chợ đầu mối nông lâm sản tại Hoài Nhơn, Tây Sơn, chợ đầu mối thủy sản tại Tam Quan (đô thị Hoài Nhơn), Đề Gi (huyện Phù Cát).
d) Đối với phát triển nông lâm ngư nghiệp
- Vùng nông nghiệp: Phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp thích ứng cho những vùng ngập lũ và xâm nhập mặn. Bảo vệ đất nông nghiệp tại các khu vực ven đô thị. Phát triển các vùng nông nghiệp chuyên canh quy mô lớn tại thành phố An Nhơn, huyện Tuy Phước và huyện Phù Mỹ. Xây dựng vùng sản xuất nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu ở khu vực ven biển phía Đông. Hình thành các vùng chuyên canh vùng nguyên liệu nông sản hàng hóa cho các ngành công nghiệp chế biến, xuất khẩu và tiêu dùng. Nâng cấp và xây dựng mới các trung tâm giống cây trồng, các mô hình nông nghiệp công nghệ cao, sản xuất sạch và an toàn tại các đô thị thị trung tâm tiểu vùng. Phát triển các mô hình sản xuất nông nghiệp kết hợp du lịch sinh thái.
- Vùng lâm nghiệp: Bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng của các huyện phía Tây, khu bảo tồn thiên nhiên An Toàn, huyện An Lão; hành lang bảo vệ thuộc lưu vực sông Côn, Hà Thanh, La Tinh, Lại Giang. Bảo vệ hệ thống rừng phòng hộ và rừng ngập mặn, ven biển tại thành phố Quy Nhơn, đô thị Hoài Nhơn và các huyện Tuy Phước, Phù Cát, Phù Mỹ.
- Vùng ngư nghiệp: Phát triển vùng chuyên canh ngành thủy sản ứng dụng công nghệ sinh học, sản xuất các loại giống nuôi phù hợp với từng vùng. Tăng cường hoạt động khai thác đánh bắt thủy sản gần bờ và xa bờ, những sản phẩm biển có giá trị kinh tế cao, phục vụ ngành chế biến và xuất khẩu hải sản. Phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá tại Tam Quan (đô thị Hoài Nhơn), Đề Gi (huyện Phù Cát), trung tâm nuôi trồng thủy sản công nghệ cao huyện Phù Mỹ.
Điều 4. Quy định về quản lý hệ thống đô thị và nông thôn
1. Định hướng phát triển hệ thống đô thị
- Năm 2025, tỉnh Bình Định có 17 đô thị bao gồm: 01 đô thị loại I (Thành phố Quy Nhơn); 01 đô thị loại III (Thành phố An Nhơn); 02 đô thị loại IV (Hoài Nhơn, Tây Sơn); 10 đô thị loại V hiện hữu (Vĩnh Thạnh, Vân Canh, An Lão, Tăng Bạt Hổ, Phù Mỹ, Tuy Phước, Diêu Trì, Bình Dương, Ngô Mây, Mỹ Chánh); 03 đô thị loại V hình thành mới (Cát Tiến, huyện Phù Cát; Phước Hòa, huyện Tuy Phước; An Hòa, huyện An Lão).
- Năm 2035, tỉnh Bình Định có 22 đô thị bao gồm: 01 đô thị loại I (Thành phố Quy Nhơn); 02 đô thị loại III (Thành phố An Nhơn, đô thị Hoài Nhơn); 02 đô thị loại IV (Tây Sơn, Cát Tiến); 10 đô thị loại V hiện hữu (Vĩnh Thạnh, Vân Canh, An Lão, Tăng Bạt Hổ, Phù Mỹ, Tuy Phước, Diêu Trì, Bình Dương, Ngô Mây, Mỹ Chánh); 07 đô thị loại V hình thành mới (Mỹ Thành, huyện Phù Mỹ; Cát Khánh, huyện Phù Cát; Phước Lộc, huyện Tuy Phước; Ân Tường Tây, huyện Hoài Ân; Canh Vinh, huyện Vân Canh; Phước Hòa, huyện Tuy Phước; An Hòa, huyện An Lão).
2. Các trung tâm đô thị cấp vùng và tiểu vùng
- Các trung tâm động lực phát triển vùng gồm đô thị: Quy Nhơn, An Nhơn, Hoài Nhơn, Tây Sơn, Cát Tiến và khu kinh tế Nhơn Hội.
a) Thành phố Quy Nhơn:
- Loại đô thị: năm 2025: đô thị loại I; năm 2035: đô thị loại I.
- Dân số đô thị: năm 2025: 342.000 người; năm 2035: 385.000 người.
- Đất xây dựng đô thị: năm 2025: 5.130 ha; năm 2035: 6.545 ha.
- Ranh giới hành chính có 21 đơn vị hành chính: Nội thị gồm các Phường Bùi Thị Xuân, Phường Đống Đa, Phường Ghềnh Ráng, Phường Hải Cảng, Phường Lê Hồng Phong, Phường Lê Lợi, Phường Lý Thường Kiệt, Phường Ngô Mây, Phường Nguyễn Văn Cừ, Phường Nhơn Bình, Phường Nhơn Phú, Phường Quang Trung, Phường Thị Nại, Phường Trần Hưng Đạo, Phường Trần Phú, Phường Trần Quang Diệu; các xã: Nhơn Lý, Nhơn Hội, Phước Mỹ, Nhơn Hải, Nhơn Châu.
- Các quy định quản lý phát triển như sau:
Hạng mục | Quy định quản lý |
Tính chất, chức năng | - Là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa và khoa học kỹ thuật tỉnh Bình Định. - Là một trong những trung tâm kinh tế biển của quốc gia, trung tâm công nghiệp, du lịch, thương mại - dịch vụ, dịch vụ vận tải biển, y tế, giáo dục đào tạo, ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ của vùng Nam Trung Bộ, duyên hải miền Trung và Tây Nguyên; - Là đầu mối giao thông thủy, bộ quan trọng của vùng Nam Trung Bộ, là cửa ngõ của vùng Tây Nguyên, Nam Lào, Đông Bắc Campuchia, Thái Lan ra biển Đông; - Là một trong những địa bàn giữ vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng, an ninh khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên. |
Loại đô thị | - Đô thị loại I, thành phố trực thuộc tỉnh. - Năm 2025: Đô thị loại I; Năm 2035: Đô thị loại I. |
Quy mô | - Dân số đô thị: Năm 2025: 342.000 người; năm 2035: 385.000 người. - Đất xây dựng đô thị: Năm 2025: 5.130 ha; năm 2035: 6.545 ha. |
Định hướng chính | - Phát triển khu vực đô thị ven biển. Xây dựng hình ảnh đô thị biển vùng Duyên hải miền Trung, tạo ra các cơ hội thu hút nghỉ dưỡng dựa trên các lợi thế về văn hóa, cảnh quan thiên nhiên. - Phát triển các trung tâm văn hóa, nghệ thuật tiên tiến, hiện đại, mang đậm bản sắc văn hóa Chămpa… - Phát triển các trung tâm đào tạo, y tế chuyên sâu. - Phát triển thương mại, tài chính quốc tế tại trung tâm đô thị. - Khu kinh tế Nhơn Hội tận dụng các cơ hội đầu tư, vị trí chiến lược và các kết nối thuận lợi để tạo động lực phát triển kinh tế của toàn Vùng. - Khu vực đô thị hiện hữu được cải tạo, nâng cấp về hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật. Từng bước di dời các cơ sở sản xuất, xí nghiệp, cụm công nghiệp nhỏ lẻ trong khu vực nội thị về các cụm công nghiệp (CCN) tập trung ở phía Tây, phía Nam; dành quỹ đất phục vụ cho các công trình thương mại, dịch vụ, hạ tầng xã hội, vườn hoa công viên… - Xây dựng các khu đô thị mới mở rộng về phía Tây trung tâm thành phố. - Xây dựng hành lang di sản thiên nhiên gắn kết các di sản thiên nhiên đặc sắc như vịnh Quy Nhơn, đầm Thị Nại, núi Vũng Chua… nhằm tạo ra sự đa dạng trong sản phẩm du lịch dựa trên các lợi thế sẵn có về văn hóa, sinh thái và cảnh quan của khu vực. - Phát triển trung tâm giao lưu khoa học giáo dục tại Ghềnh Ráng, điểm đến đặc trưng của Việt Nam, có tầm ảnh hưởng quốc tế về khoa học và giáo dục, phát triển chiến lược du lịch khoa học cho Bình Định… |
Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chính | - Các chỉ tiêu hạ tầng kỹ thuật tuân thủ Quy chuẩn xây dựng (QCXD) Việt Nam. |
Hạ tầng xã hội | - Các khu đô thị xây mới có đầy đủ công trình công cộng, trường học, bệnh viện và cây xanh khu ở. - Các khu ở hiện trạng cải tạo phải quản lý theo thiết kế đô thị và bổ sung hạ tầng xã hội theo tiêu chuẩn. - Khu đại học tập trung kết hợp giữa các chức năng nghiên cứu, đào tạo và chuyển giao công nghệ. - Cụm y tế với các chức năng nghiên cứu, đào tạo, khám chữa bệnh, phục hồi chức năng, sản xuất dược và trang thiết bị y tế… - Khu vui chơi giải trí gắn với vùng cảnh quan vịnh Quy Nhơn, đầm Thị Nại, núi Vũng Chua, cảnh quan dọc sông Hà Thanh, ven biển tuyến Quy Nhơn - sông Cầu… |
Hạ tầng kỹ thuật và môi trường | - Đảm bảo hành lang xây dựng và hành lang an toàn, bảo vệ các tuyến đường cao tốc Bắc Nam, đường sắt cao tốc Bắc - Nam, đường sắt Bắc - Nam, QL1, QL1D theo quy định. - Xây dựng các tuyến đường trục chính đô thị, tạo hệ thống hạ tầng khung cho phát triển đô thị, các tuyến cầu qua sông Hà Thanh, đầm Thị Nại. - Hạn chế san nền, đào đắp phá vỡ địa hình tự nhiên. Cốt xây dựng Hxd ≥Htt (ứng với P=1%) đáp ứng được các yêu cầu của biến đổi khí hậu. - Hệ thống thoát nước mưa, nước thải: Đầu tư, nâng cấp đảm bảo tránh ngập úng cho đô thị và bảo vệ môi trường. - Cải tạo, chỉnh trang các khu phố cũ, đáp ứng được các yêu cầu phát triển của thành phố. Các khu mới xây dựng hệ thống thu gom nước thải đi riêng với nước mưa. - Sử dụng nhà máy nước: Hà Thanh, Phú Tài, Quy Nhơn, Cát Tiến. - Cấp điện từ các trạm 110kV: Quy Nhơn 2 công suất 2x40MVA; 110kV Quy Nhơn công suất 2x40MVA; Cảng Quy Nhơn công suất 2x63MVA; Nhơn Phú công suất 2x63MVA. - Hệ thống trung áp xây mới trong đô thị bắt buộc đi ngầm, bán kính trạm hạ áp không quá 300m. - Xử lý chất thải rắn tập trung tại khu xử lý chất thải rắn (CTR) Long Mỹ. - Sử dụng nghĩa trang tập trung tại nghĩa trang khu vực 8, phường Bùi Thị Xuân. - Kiểm soát ô nhiễm nước, không khí tại các KCN, CCN, khu xử lý rác theo quy định. - Bảo vệ cảnh quan sinh thái, xây dựng hạ tầng kỹ thuật (HTKT) bảo vệ môi trường cho khu vực ven biển, dọc sông Hà Thanh, đầm Thị Nại, hệ thống hồ trong đô thị. - Bảo vệ hành lang thoát lũ sông Hà Thanh, các cửa sông, suối ra đầm Thị Nại. |
Được phép, khuyến khích | - Khuyến khích phát triển các loại hình nhà ở sinh thái, tiết kiệm năng lượng. - Khuyến khích phát triển các dự án sinh thái, các dự án vui chơi giải trí chất lượng cao phục vụ nhân dân trong tỉnh và vùng Duyên hải Nam Trung Bộ. - Phát triển các dự án y tế tập trung để giảm tải cho các bệnh viện lớn Trung ương. |
Không được phép | - Xâm phạm các hành lang bảo vệ các tuyến giao thông, hạ tầng kỹ thuật và các vùng bảo vệ khác. - Phát triển các dự án công nghiệp trong khu vực nội thị. |
b) Thành phố An Nhơn
- Loại đô thị: Năm 2025: Loại III; năm 2035: Loại III.
- Dân số đô thị: Năm 2025: 91.000 người; năm 2035: 102.000 người.
- Đất xây dựng đô thị: Năm 2025: 1.640 ha; năm 2035: 2.300 ha.
- Ranh giới hành chính gồm 15 đơn vị hành chính trong đó: Nội thị gồm các phường Nhơn Hòa, Nhơn Thọ, Nhơn Lộc, Nhơn Phúc, Nhơn Hậu, Bình Định, Đập Đá, Nhơn An, Nhơn Thành, Nhơn Hưng; các xã gồm: Nhơn Hạnh, Nhơn Khánh, Nhơn Mỹ, Nhơn Phong, Nhơn Tân.
- Các quy định quản lý phát triển như sau:
Hạng mục | Quy định quản lý |
Tính chất, chức năng | - Là đô thị dịch vụ công nghiệp, trung tâm kinh tế, du lịch văn hóa lịch sử của tỉnh. |
Loại đô thị | - Đô thị loại III, thành phố trực thuộc tỉnh. - Năm 2025: Loại III; Năm 2035: Loại III. |
Quy mô | - Dân số đô thị: Năm 2025: 91.000 người; năm 2035: 102.000 người. - Đất xây dựng đô thị: năm 2025: 1.640 ha; năm 2035: 2.300 ha. |
Định hướng chính | - Phát triển thành phố An Nhơn trở thành đô thị dịch vụ - công nghiệp, dựa trên mạng lưới giao thông liên vùng, quốc gia (QL19). - Phát triển các khu, cụm công nghiệp theo hướng khống chế các cụm công nghiệp vừa và nhỏ trong nội thị để đảm bảo các yều cầu về cách ly, vệ sinh môi trường. Phát triển thêm các cụm công nghiệp tại các xã ngoại thị tại các vị trí có điều kiện thuận lợi. - Khu vực đô thị hiện hữu được cải tạo, nâng cấp về hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật. - Xây dựng các khu đô thị mới, các khu thương mại, dịch vụ hướng dọc QL1. - Phát triển du lịch văn hóa lịch sử mà hạt nhân là hệ thống di tích thành Đồ Bàn, chùa Thập Tháp, tháp Dương Long, liên kết chặt chẽ với thành phố Quy Nhơn và vùng phụ cận. |
Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chính | Các chỉ tiêu hạ tầng kỹ thuật tuân thủ QCXD Việt Nam |
Hạ tầng xã hội | - Các khu ở hiện trạng cải tạo kiểm soát về kiến trúc theo thiết kế đô thị và bổ sung đầy đủ các công trình trường học, bệnh viện, vườn hoa cây xanh theo tiêu chuẩn quốc gia. Các khu ở mới được xây dựng đầy đủ về hạ tầng xã hội và đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật. - Kiểm soát về vị trí, quy mô, chất lượng và bán kính phục vụ của các công trình hạ tầng xã hội, công trình dịch vụ theo đặc điểm phân bố dân cư và chức năng đô thị. - Xây dựng công viên sinh thái dọc sông Côn. |
Hạ tầng kỹ thuật và môi trường | - Đảm bảo hành lang xây dựng và hành lang an toàn, bảo vệ các tuyến đường cao tốc Bắc - Nam, cao tốc Quy Nhơn - Pleiku, đường sắt cao tốc Bắc - Nam, đường sắt Bắc - Nam, QL1, QL19, vành đai, nhà ga theo quy định. Xây dựng các tuyến đường gom cao tốc, quốc lộ và các nút giao thông khác mức hoặc cùng mức đảm bảo an toàn. - Xây dựng các tuyến đường trục chính đô thị, tạo hệ thống hạ tầng khung cho phát triển đô thị. - Cốt xây dựng Hxd ≥ Htt (ứng với P=5%) và đảm bảo thoát lũ cho sông Côn. - Hệ thống thoát nước mưa, nước thải: Hướng thoát nước chính thoát ra sông. Trong các khu phố cũ cần cải tạo thành hệ thống nửa riêng. Tại các cửa xả ra sông, hồ có hệ thống cống bao dẫn nước bẩn về trạm xử lý tập trung. Các khu mới thu gom, xử lý riêng hoàn toàn. Xử lý nước thải tại các trạm làm sạch nước thải. Các khu, CCN phải xây dựng trạm xử lý nước thải độc lập. - Sử dụng 4 nhà máy nước (NMN): Bình Định, Đập Đá, Nhơn Thành, Hồ Núi Một. - Cấp điện từ các trạm 110Kv: An Nhơn công suất 2x63MVA; Nhơn Tân công suất 2x40MVA; Nhơn Hòa công suất 2x40MVA; An Nhơn 2 công suất 2x40MVA. - Xử lý chất thải rắn tập trung tại khu xử lý CTR tại xã Nhơn Thọ, An Nhơn. - Sử dụng nghĩa trang tập trung. - Kiểm soát ô nhiễm nước, không khí tại các KCN, CCN, khu xử lý rác theo quy định. - Bảo vệ cảnh quan sinh thái, xây dựng HTKT bảo vệ môi trường cho khu vực ven sông Côn - Bảo vệ hành lang thoát lũ sông Côn. |
Được phép, khuyến khích | - Di dời các xí nghiệp công nghiệp nhỏ lẻ trong khu vực nội thị ra các CCN tập trung tại khu vực ngoại thị. - Di dời các nguồn gây ô nhiễm trong khu vực nội thị ra khỏi khu vực xây dựng đô thị tập trung. - Thu hút phát triển tập trung cho đô thị các công trình dịch vụ cấp tỉnh và cấp vùng về đào tạo, ứng dụng công nghệ…, các khu dịch vụ đầu mối về thương mại, vận tải, dịch vụ thương mại. - Phát triển dịch vụ nhà ở và các dịch vụ công cộng cho dân cư, lao động. - Thu hút các dự án du lịch sinh thái hồ Núi Một, công viên sinh thái dọc sông Côn… |
Không được phép | - Phát triển các dự án đô thị vào hành lang thoát lũ, hành lang cách ly bảo vệ các tuyến đường và các khu vực có nguy cơ biến động môi trường. |
c) Đô thị Hoài Nhơn
- Loại đô thị: Năm 2025: Đô thị loại IV; năm 2035: Đô thị loại III
- Dân số đô thị: Năm 2025: 50.000 người; năm 2035: 60.000 người.
- Đất xây dựng đô thị: Năm 2025: 1.200 ha; năm 2035: 1.500 ha.
- Ranh giới hành chính huyện Hoài Nhơn gồm 17 đơn vị hành chính. Nội thị gồm các phường Bồng Sơn, Tam Quan, Hoài Thanh, Hoài Thanh Tây, Tam Quan Nam, Tam Quan Bắc, Hoài Hảo, Hoài Tân, Hoài Hương, Hoài Xuân, Hoài Đức; ngoại thị, gồm 6 xã bao gồm: Hoài Sơn, Hoài Châu, Hoài Châu Bắc, Hoài Phú, Hoài Mỹ, Hoài Hải.
- Các quy định quản lý phát triển như sau:
Hạng mục | Quy định quản lý |
Tính chất, chức năng | - Là đô thị trung tâm vùng phía Bắc tỉnh Bình Định có vai trò hạt nhân thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội các huyện phía Bắc tỉnh. - Là trung tâm thương mại, dịch vụ, du lịch, công nghiệp nhẹ và sản xuất nông lâm ngư nghiệp. |
Loại đô thị | - Loại đô thị: III, đô thị trực thuộc tỉnh. - Năm 2025: Đô thị loại IV; năm 2035: Đô thị loại III. |
Quy mô | - Dân số đô thị: Năm 2025: 50.000 người; năm 2035: 60.000 người. - Đất xây dựng đô thị: Năm 2025: 1.200 ha; năm 2035: 1.500 ha. |
Định hướng chính | - Xây dựng đô thị Hoài Nhơn là hạt nhân, hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội cho các huyện An Lão, Hoài Ân. Đầu tư xây dựng hệ thống các công trình hạ tầng xã hội có quy mô cấp tỉnh như: bệnh viện đa khoa, trường dân tộc nội trú, trung tâm thương mại, bến xe và một số cụm công nghiệp khai thác nguyên liệu địa phương... và hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật đầu mối. - Phát triển trung tâm hỗ trợ phát triển nông nghiệp công nghệ cao gắn với hệ thống đào tạo, chuyển giao công nghệ nông nghiệp mới, cung ứng thiết bị máy móc sản xuất phục vụ cho việc thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp cho vùng phía Tây của tỉnh. - Phát triển công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản, phát triển công nghệ sau thu hoạch… - Phát triển hệ thống trung tâm thương mại, chợ đầu mối cấp vùng cho toàn bộ khu vực phía Bắc và Tây Bắc tỉnh Bình Định. - Phát triển dịch vụ du lịch trên cơ sở khai thác tiềm năng của danh lam thắng cảnh, bãi biển đẹp như Tam Quan, Hà Ra, Phú Thứ và các làng nghề truyền thống nổi tiếng của Hoài Nhơn. Tăng cường đa dạng môi trường tự nhiên và tính chất sinh học của vùng phục vụ phát triển du lịch, phát triển nông nghiệp sinh thái. Bảo tồn, duy trì vốn rừng, các khu vực rừng phòng hộ phía Tây và khu vực ven biển. |
Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chính | Các chỉ tiêu hạ tầng kỹ thuật tuân thủ QCXD Việt Nam. |
Hạ tầng xã hội | - Phát triển các loại hình nhà ở phù hợp với đặc điểm không gian đô thị và đặc thù cơ cấu dân cư của mỗi khu vực theo hướng sinh thái. - Các công trình hạ tầng xã hội cấp khu ở được quản lý về số lượng, phân bố, vị trí, quy mô, chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia. - Không gian xanh đệm giữa các khu chức năng được khai thác phục vụ các mục đích vui chơi, giải trí, dịch vụ du lịch. |
Hạ tầng kỹ thuật và môi trường | - Đảm bảo hành lang xây dựng và hành lang an toàn, bảo vệ các tuyến đường cao tốc Bắc - Nam, đường sắt cao tốc Bắc - Nam, đường sắt Bắc Nam, QL1, vành đai, nhà ga theo quy định. - Xây dựng các tuyến đường gom cao tốc, quốc lộ và các nút giao thông khác mức, cùng mức đảm bảo an toàn. - Xây dựng các tuyến đường trục chính đô thị, tạo hệ thống hạ tầng khung cho phát triển đô thị. - Cốt xây dựng Hxd ≥Htt (ứng với P=2,5%), đảm bảo ứng với biến đổi khí hậu. - Hướng thoát nước chính thoát ra sông Lại Giang. Trong các khu phố cũ cần cải tạo thành hệ thống nửa riêng. Các khu mới thu gom, xử lý riêng hoàn toàn. Xử lý nước thải tại các trạm làm sạch nước thải. Các khu, CCN phải xây dựng trạm xử lý nước thải độc lập. - Sử dụng 02 nhà máy nước: Tam Quan, Bồng Sơn. - Cấp điện từ các trạm 110kV: Hoài Nhơn công suất 2x25MVA; Tam Quan công suất 2x40MVA; Tam Quan 2 công suất 1x40MVA. - Hệ thống trung áp xây mới trong đô thị đi ngầm, bán kính trạm hạ áp không quá 300m. - Xử lý chất thải rắn tập trung tại khu xử lý CTR Hoài Nhơn. - Sử dụng nghĩa trang tập trung để đảm bảo môi trường. - Bảo vệ cảnh quan sinh thái khu vực ven biển, ven sông. |
Được phép, khuyến khích | - Khuyến khích phát triển các công trình kiến trúc xanh, sinh thái, tiết kiệm năng lượng, thân thiện môi trường. - Phát triển các chức năng gắn với du lịch sinh thái và văn hóa, các hoạt động hỗ trợ cho du lịch. Tạo điều kiện phát triển các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp (TTCN), làng nghề gắn với dịch vụ du lịch. |
Không được phép | - Các tác động tiêu cực đến môi trường du lịch tại địa phương. - Các dự án sản xuất công nghiệp gây ô nhiễm tới môi trường. |
d) Đô thị Tây Sơn
- Loại đô thị: Năm 2025: Đô thị loại IV; năm 2035: Đô thị loại IV.
- Dân số đô thị: Năm 2025: 45.000 người; năm 2035: 50.000 người.
- Đất xây dựng đô thị: Năm 2025: 600 ha; năm 2035: 800 ha.
- Ranh giới hành chính toàn huyện Tây Sơn, gồm 15 đơn vị hành chính. Khu nội thị dự kiến gồm Phú Phong, Tây Giang, Bình Tường, Bình Thành, Tây Phú, Tây Xuân, Bình Hòa, Bình Nghi; khu ngoại thị dự kiến gồm các xã Vĩnh An, Tây Thuận, Bình Tân, Bình Thuận, Tây An, Tây Vinh, Tây Bình.
- Các quy định quản lý phát triển như sau:
Hạng mục | Quy định quản lý |
Tính chất, chức năng | - Là cửa ngõ giao thương phía Tây của tỉnh Bình Định trên tuyến hành lang kinh tế Đông - Tây QL19 với vùng Tây Nguyên. Là đô thị du lịch - thương mại dịch vụ - công nghiệp. Là trung tâm du lịch lịch sử - văn hóa Tây Sơn của vùng của Quốc gia. |
Loại đô thị | - Đến năm 2025 và 2035: Đô thị loại IV. |
Quy mô | - Dân số đô thị: Năm 2025: 45.000 người; năm 2035: 50.000 người. - Đất xây dựng đô thị: Năm 2025: 600 ha; năm 2035: 800 ha. |
Định hướng chính | - Phát triển đô thị Tây Sơn trở thành đô thị công nghiệp, dịch vụ, đầu mối giao thông, trung chuyển hàng hóa, đô thị cửa ngõ phía Tây của tỉnh. - Xây dựng với các khu vực công nghiệp tập trung đa ngành, công nghiệp hỗ trợ, hiện đại kết hợp với các khu vực điện tử công nghệ cao. Hình thành các trung tâm tiếp vận hàng hóa, logistic tại các đầu mối giao thông. - Phát triển các trung tâm chuyên ngành như: Trung tâm thương mại đầu mối, trung tâm thương mại vận tải liên vùng, trung tâm đào tạo, y tế…tại các vị trí phù hợp nhằm khai thác hiệu quả các tuyến giao thông đối ngoại, giao thông đô thị. - Phát triển du lịch lấy sản phẩm du lịch văn hóa Tây Sơn làm trọng tâm, khai thác tiềm năng du lịch tại các khu vực như quần thể Bảo tàng Quang Trung, khu du lịch hồ Núi Một, thắng cảnh Hầm Hô. Xây dựng trung tâm thông tin du lịch, trung tâm văn hóa - hội nghị - triển lãm nhằm hỗ trợ, cung cấp dịch vụ và quảng bá sản phẩm du lịch của Bình Định ra ngoài ranh giới tỉnh. - Khai thác cảnh quan ven sông Côn để kết hợp trồng cây sản xuất và tổ chức các hoạt động dịch vụ nghỉ dưỡng, du lịch. Tạo không gian hoạt động đa dạng mới cho đô thị ở ven sông. |
Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chính | - Các chỉ tiêu hạ tầng kỹ thuật tuân thủ QCXD Việt Nam |
Hạ tầng xã hội | - Phát triển nhà ở phù hợp với tiềm năng phát triển đô thị, đặc điểm không gian đô thị và đặc thù cơ cấu dân cư của mỗi khu vực. Khuyến khích phát triển các loại hình nhà ở công nhân khu công nghiệp, sinh thái, tiết kiệm năng lượng. - Phát triển các cơ sở đào tạo dạy nghề cho nhu cầu lao động của khu vực, đặc biệt là các trung tâm đào tạo, nghiên cứu công nghệ cao (điện tử, sinh học, nông nghiệp). - Hệ thống mặt nước tự nhiên được cải tạo, tổ chức kết hợp với cây xanh công viên tạo thành các không gian mở, thu hút các hoạt động giao lưu, giải trí. |
Hạ tầng kỹ thuật và môi trường | - Đảm bảo hành lang xây dựng và hành lang an toàn, bảo vệ các tuyến cao tốc Quy Nhơn - Pleiku, QL19, vành đai theo quy định. - Xây dựng các tuyến đường gom cao tốc, quốc lộ và các nút giao thông khác mức và cùng mức đảm bảo an toàn. - Xây dựng các tuyến đường trục chính đô thị, tạo hệ thống hạ tầng khung cho phát triển đô thị. - Cốt xây dựng Hxd ≥ Htt(ứng với P=2,5%) đáp ứng các yêu cầu biến đổi khí hậu. - Hướng thoát nước chính ra sông Côn. Trong các khu phố cũ cần cải tạo thành hệ thống nửa riêng. Các khu mới thu gom, xử lý riêng hoàn toàn. Xử lý nước thải tại các trạm làm sạch nước thải. Các KCN, CCN phải xây dựng trạm xử lý nước thải độc lập. - Sử dụng NMN Phú Phong. - Cấp điện từ các trạm 110kV: Đồng Phó công suất 2x25MVA; Tây Sơn công suất 2x40MVA. - Hệ thống trung áp xây mới trong đô thị đi ngầm, bán kính trạm hạ áp không quá 300m. - Xử lý chất thải rắn tập trung để xử lý chung cho đô thị. - Sử dụng nghĩa trang tập trung để đảm bảo vệ sinh môi trường. |
Được phép, khuyến khích | - Khuyến khích phát triển các công trình kiến trúc xanh, sinh thái, tiết kiệm năng lượng, thân thiện môi trường. - Thu hút phát triển tập trung cho đô thị các công trình dịch vụ cấp tỉnh và cấp vùng về đào tạo, y tế, ứng dụng công nghệ…, các khu dịch vụ đầu mối về thương mại, vận tải, dịch vụ khách sạn. - Phát triển dịch vụ nhà ở và các dịch vụ công cộng cho dân cư, lao động. Phát triển các chức năng gắn với du lịch sinh thái và văn hóa, các hoạt động hỗ trợ cho du lịch. - Được phép có điều kiện phát triển các cơ sở sản xuất TTCN, làng nghề gắn với dịch vụ du lịch. |
Không được phép | - Phát triển các dự án đô thị vào hành lang thoát lũ, hành lang cách ly bảo vệ các tuyến đường và các khu vực có nguy cơ biến đổi môi trường. - Các dự án sản xuất công nghiệp gây ô nhiễm tới môi trường. |
đ) Đô thị Cát Tiến:
- Loại đô thị: Năm 2025: Đô thị loại V; năm 2035: Đô thị loại IV.
- Dân số đô thị: Năm 2025: 58.000 người; năm 2035: 65.000 người.
- Đất xây dựng đô thị: Năm 2025: 2.993 ha; năm 2035: 4.530 ha.
- Ranh giới hành chính: Xã Cát Tiến, huyện Phù Cát.
- Các quy định quản lý phát triển như sau:
Hạng mục | Quy định quản lý |
Tính chất, chức năng | - Là một trong những đô thị vệ tinh của thành phố Quy Nhơn đảm nhận chức năng dịch vụ, du lịch, phục vụ sự phát triển của Khu kinh tế Nhơn Hội nói riêng và tỉnh Bình Định nói chung. |
Loại đô thị | - Đến năm 2025: Đô thị loại V; Năm 2035: Đô thị loại IV. |
Quy mô | - Dân số đô thị: Năm 2025: 58.000 người; năm 2035: 65.000 người. - Đất xây dựng đô thị: Năm 2025: 2.993 ha; năm 2035: 4.530 ha. |
Định hướng chính | - Xây dựng đô thị Cát Tiến gắn với du lịch, dịch vụ du lịch, cảnh quan ven biển, đảm bảo duy trì và phát triển chất lượng cao KKT Nhơn Hội. - Phát triển hệ thống công trình công cộng, trường dạy nghề, trung tâm dịch vụ du lịch... liên kết, hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội của 02 trung tâm kinh tế là: KKT Nhơn Hội và thành phố Quy Nhơn. - Xây dựng đô thị hài hòa với đặc điểm địa hình tự nhiên. Trong giai đoạn đầu cần tập trung các dự án khai thác, phục vụ, dịch vụ du lịch ven biển, cần có các quỹ đất phù hợp để thu hút các dự án du lịch ở đẳng cấp cao. - Bảo tồn, duy trì các khu vực rừng phòng hộ, cảnh quan ven biển. |
Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chính | - Các chỉ tiêu hạ tầng kỹ thuật tuân thủ QCXD Việt Nam |
Hạ tầng xã hội | - Phát triển các loại hình nhà ở phù hợp với đặc điểm không gian đô thị và đặc thù cơ cấu dân cư vùng biển. - Không gian xanh đệm giữa các khu chức năng được khai thác phục vụ các mục đích vui chơi, giải trí, dịch vụ du lịch. |
Hạ tầng kỹ thuật và môi trường | - Đảm bảo hành lang xây dựng và hành lang an toàn, bảo vệ tuyến QL19B, vành đai theo quy định. - Xây dựng các tuyến đường trục chính đô thị, tạo hệ thống hạ tầng khung cho phát triển đô thị. - Cốt xây dựng Hxd ≥Htt(ứng với P=5%) đáp ứng các yêu cầu về biến đổi khí hậu. - Hướng thoát nước chính thoát ra đầm Thị Nại. Trong các khu cũ cần cải tạo thành hệ thống thoát nước thải nửa riêng, các khu mới thoát riêng hoàn toàn. - Sử dụng nhà máy nước Cát Tiến. - Cấp điện từ các trạm 110kV: Phù Cát 3 công suất 1x40MVA; - Cấp điện từ các trạm 110kV sau: Quy Nhơn 2 công suất 2x40MVA; 110kV Quy Nhơn công suất 2x40MVA; Cảng Quy Nhơn công suất 2x63MVA; Nhơn Phú công suất 2x63MVA. - Hệ thống trung áp xây mới trong đô thị đi ngầm, bán kính trạm hạ áp không quá 300m. - Xử lý chất thải rắn tập trung tại khu xử lý tại xã Cát Nhơn, huyện Phù Cát. - Sử dụng nghĩa trang tập trung tại xã Cát Nhơn và Cát Hưng, huyện Phù Cát. - Bảo vệ rừng, bảo vệ cảnh quan sinh thái khu vực ven biển |
Được phép, khuyến khích | - Khuyến khích phát triển các công trình kiến trúc xanh, sinh thái, tiết kiệm năng lượng, thân thiện môi trường. - Phát triển các chức năng gắn với du lịch sinh thái và văn hóa, các hoạt động hỗ trợ cho du lịch. |
Không được phép | - Các tác động tiêu cực đến môi trường du lịch tại địa phương. - Các dự án sản xuất công nghiệp gây ô nhiễm tới môi trường. |
e) Các thị trấn huyện lỵ:
- Gồm 07 đô thị trung tâm hành chính huyện (huyện lỵ) là Vĩnh Thạnh, Vân Canh, An Lão, Tăng Bạt Hổ, Phù Mỹ, Tuy Phước, Ngô Mây. Các đô thị huyện lỵ được mở rộng và phát triển trở thành trung tâm dịch vụ hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội tại các huyện; đẩy mạnh phát triển các chức năng công cộng, y tế, giáo dục, thương mại và văn hóa song song với vai trò trung tâm hành chính của huyện.
- Các quy định quản lý phát triển như sau:
Hạng mục | Quy định quản lý |
Tính chất, chức năng | - Trung tâm hành chính, chính trị cấp huyện. - Trung tâm dịch vụ công cộng, hỗ trợ sản xuất và đầu mối hạ tầng kỹ thuật cho vùng nông thôn. |
Loại đô thị | - Đô thị loại V trực thuộc huyện. - Đến năm 2035 đạt loại IV. |
Quy mô | - Quy mô dân số đô thị đến năm 2025: 4.000 - 23.500 người/thị trấn. - Quy mô dân số đô thị đến năm 2035: 4.500 - 25.000 người/thị trấn. |
Định hướng chính | - Phát triển mở rộng các thị trấn hiện hữu theo hướng tăng cường các chức năng về dịch vụ công cộng, hỗ trợ sản xuất và cung cấp các tiện ích công cộng cho khu vực vùng huyện. - Hình thành các trung tâm về dịch vụ công cộng cung cấp các dịch vụ y tế, giáo dục, văn hóa, vui chơi giải trí, ngân hàng, thông tin; các trung tâm hỗ trợ sản xuất như cụm công nghiệp tập trung, trung tâm chuyển giao công nghệ, trung tâm quảng bá giới thiệu sản phẩm… các trung tâm này được bố trí tập trung, đảm bảo tiếp cận và sử dụng thuận lợi cho mọi người dân trong vùng. - Quản lý chặt chẽ về không gian kiến trúc, môi trường, hạn chế việc phát triển đô thị dọc các tuyến đường ảnh hưởng tới an toàn giao thông và hoạt động của thị trấn. - Các thị trấn nằm gần với các khu vực du lịch cần tăng cường các công trình dịch vụ hỗ trợ du lịch. - Hình thành mạng lưới không gian xanh, công viên vui chơi giải trí tại các thị trấn. |
Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chính | Các chỉ tiêu hạ tầng kỹ thuật tuân thủ QCXD Việt Nam |
Hạ tầng xã hội | - Khuyến khích phát triển các đơn vị ở sinh thái tại các khu vực thị trấn để đáp ứng nhu cầu ở của nhân dân trong khu vực. - Cải tạo, nâng cấp quỹ nhà ở hiện có theo hướng bổ sung các công trình trường học, trạm y tế và hạ tầng kỹ thuật. - Phát triển các dự án nhà ở đồng bộ, gắn kết hài hòa với các điểm dân cư hiện hữu tại khu vực. - Nghiên cứu phát triển các mẫu nhà ở phù hợp với điều kiện sản xuất, ứng phó với thiên tai. - Hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở, cải tạo nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị cho mạng lưới y tế thị trấn. - Phát triển các công trình văn hóa phù hợp với đặc trưng lối sống tại địa phương. |
Hạ tầng kỹ thuật và môi trường | - Kiểm soát các tuyến kết nối với thành phố trung tâm tỉnh và các đô thị khác. - Phát triển hệ thống giao thông trên cơ sở hệ thống đường hiện có kết hợp xây dựng mới đảm bảo thống nhất, đồng bộ và hiện đại, phù hợp với điều kiện tự nhiên đặc thù của các thị trấn, đảm bảo liên hệ nhanh chóng với đô thị trung tâm tỉnh và các đô thị khác. - Hệ thống các công trình phục vụ giao thông đáp ứng đủ nhu cầu và được xây dựng hiện đại. Dành đủ đất bố trí bãi đỗ xe tại các khu vực trung tâm thị trấn. - Hạn chế san nền, đào đắp phá vỡ địa hình tự nhiên. Giữ nguyên cao độ nền khu vực làng xóm. Tiêu thoát theo chế độ thủy lợi khu vực. - Xây dựng hệ thống thoát nước mưa riêng, đồng bộ cho cả khu vực dân cư hiện có và khu đô thị mới. Kiên cố hóa hệ thống mương tiêu thủy lợi qua đô thị. - Nguồn cấp nước tuân thủ theo quy hoạch. - Hệ thống thoát nước thải: Bố trí tùy theo điều kiện của từng đô thị. - Xử lý chất thải rắn tại khu xử lý chất thải rắn theo quy hoạch. - Sử dụng nghĩa trang tập trung theo quy hoạch - Kiểm soát ô nhiễm trong đô thị, cụm công nghiệp và khu vực làng nghề. Đảm bảo đủ tỷ lệ cây xanh đô thị. - Khoanh vùng bảo vệ và phát triển hệ sinh thái trong khu vực. |
Được phép, khuyến khích | - Phát triển các công trình, chức năng phục vụ chung cho vùng nông thôn và hỗ trợ các đô thị kế cận. - Khuyến khích khai thác các yếu tố cây xanh, mặt nước và cảnh quan hiện có tại khu vực để tạo không gian, thẩm mỹ đô thị. - Khuyến khích xây dựng nhà ở chung cư, các dự án nhà ở cho người thu nhập thấp. |
Không được phép | - Mọi xâm phạm tác động tới hành lang cách ly các tuyến hạ tầng |
g) Các đô thị thuộc huyện và đô thị mới:
- 07 đô thị loại V hình thành mới (Mỹ Thành, huyện Phù Mỹ; Cát Khánh, huyện Phù Cát; Phước Lộc, huyện Tuy Phước; Ân Tường Tây, huyện Hoài Ân; Canh Vinh, huyện Vân Canh; Phước Hòa, huyện Tuy Phước; An Hòa, huyện An Lão).
- 03 đô thị, thị trấn thuộc huyện: Diêu Trì, Bình Dương, Mỹ Chánh.
- Các quy định quản lý phát triển như sau:
Hạng mục | Quy định quản lý |
Tính chất, chức năng | - Là đô thị công nghiệp, dịch vụ, thương mại, du lịch. Trung tâm dịch vụ công cộng, hỗ trợ sản xuất và đầu mối hạ tầng kỹ thuật cho vùng nông thôn. |
Loại đô thị | - Đô thị loại V trực thuộc huyện. |
Quy mô | - Quy mô dân số đô thị đến năm 2025: 8.500 - 37.000 người/thị trấn, đô thị. - Quy mô dân số đến năm 2035: 10.000 - 41.000 người/thị trấn, đô thị. |
Định hướng chính | - Phát triển mở rộng các đô thị, thị trấn hiện hữu theo hướng tăng cường các chức năng về dịch vụ công cộng, hỗ trợ sản xuất và cung cấp các tiện ích công cộng cho khu vực vùng huyện. - Hình thành các trung tâm về dịch vụ công cộng cung cấp các dịch vụ y tế, giáo dục, văn hóa, vui chơi giải trí, ngân hàng, thông tin; các trung tâm hỗ trợ sản xuất như cụm công nghiệp tập trung, trung tâm chuyển giao công nghệ, trung tâm quảng bá giới thiệu sản phẩm… đảm bảo tiếp cận và sử dụng thuận lợi cho mọi người dân trong vùng. - Quản lý chặt chẽ về không gian kiến trúc, môi trường, hạn chế việc phát triển đô thị dọc các tuyến đường Quốc lộ ảnh hưởng tới an toàn giao thông và hoạt động của thị trấn. - Các đô thị, thị trấn nằm gần với các khu vực du lịch cần tăng cường các công trình dịch vụ hỗ trợ du lịch. - Hình thành mạng lưới không gian xanh, công viên vui chơi giải trí tại các thị trấn. |
Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chính | Các chỉ tiêu hạ tầng kỹ thuật tuân thủ QCXD Việt Nam |
Hạ tầng xã hội | - Khuyến khích phát triển các khu ở sinh thái tại các khu vực thị trấn để đáp ứng nhu cầu ở của nhân dân trong khu vực. - Cải tạo, nâng cấp bổ sung các công trình trường học, trạm y tế và hạ tầng kỹ thuật. - Phát triển các dự án nhà ở đồng bộ, gắn kết hài hòa với các điểm dân cư hiện hữu tại khu vực. - Nghiên cứu phát triển các mẫu nhà ở phù hợp với điều kiện sản xuất, ứng phó với thiên tai. - Hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở, cải tạo nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị cho mạng lưới y tế thị trấn. - Phát triển các công trình văn hóa phù hợp với đặc trưng lối sống tại địa phương. |
Hạ tầng kỹ thuật và môi trường | - Kiểm soát, tăng cường các tuyến kết nối với các đô thị khác. - Phát triển hệ thống giao thông trên cơ sở hệ thống đường hiện có kết hợp xây dựng mới đảm bảo thống nhất, đồng bộ và hiện đại, phù hợp với điều kiện tự nhiên đặc thù của các thị trấn, đô thị đảm bảo liên hệ nhanh chóng với đô thị trung tâm tỉnh và các đô thị khác. Dành đủ đất bố trí bãi đỗ xe tại các khu vực trung tâm thị trấn. - Hạn chế san nền, đào đắp phá vỡ địa hình tự nhiên. Giữ nguyên cao độ nền khu vực làng xóm. Tiêu thoát theo chế độ thủy lợi khu vực. - Xây dựng hệ thống thoát nước mưa riêng, đồng bộ cho cả khu vực dân cư hiện có và khu đô thị mới. Kiên cố hóa hệ thống mương tiêu thủy lợi qua đô thị. - Nguồn cấp nước tuân thủ theo quy hoạch. - Hệ thống thoát nước thải: Bố trí theo điều kiện thực tế của từng đô thị. - Xử lý chất thải rắn tại khu xử lý chất thải rắn và nghĩa trang tập trung theo quy hoạch. - Kiểm soát ô nhiễm trong đô thị, cụm công nghiệp và khu vực làng nghề. Đảm bảo đủ tỷ lệ cây xanh theo quy định. - Khoanh vùng bảo vệ và phát triển hệ sinh thái. |
Được phép, khuyến khích | - Phát triển các công trình, chức năng phục vụ chung cho vùng nông thôn và hỗ trợ các đô thị kế cận. - Khuyến khích khai thác các yếu tố cây xanh, mặt nước và cảnh quan hiện có tại khu vực để tạo không gian, thẩm mỹ đô thị. - Khuyến khích xây dựng nhà ở chung cư, các dự án nhà ở cho người thu nhập thấp. |
Không được phép | - Mọi xâm phạm tác động tới hành lang cách ly các tuyến hạ tầng |
h) Tổ chức khu dân cư nông thôn:
- Phân bố các điểm dân cư nông thôn dựa trên lịch sử định cư truyền thống, các định hướng tổ chức sản xuất nông, lâm, thủy sản và phát triển không gian đô thị hóa các tiểu vùng phát triển.
- Tăng cường các công trình hạ tầng cơ bản phục vụ sản xuất, an sinh xã hội phục vụ điểm định cư nông thôn khu vực đồng bằng ven biển, trung du và miền núi của tỉnh. Nghiên cứu xây dựng các điểm định cư nông thôn thích ứng với biến đổi khí hậu. Kết nối nông thôn với hệ thống đô thị và mạng lưới hạ tầng toàn tỉnh. Phát triển các trung tâm xã trở thành các trung tâm dịch vụ mới gắn với vùng sản xuất nông lâm ngư nghiệp, khu công nghiệp vừa và nhỏ, khu tiểu thủ công nghiệp, làng nghề phù hợp với tập quán sinh hoạt và đáp ứng tiêu chí xây dựng nông thôn mới.
- Từng bước chuyển dịch nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, sản xuất hàng hóa chất lượng cao, cung ứng các sản phẩm phục vụ cho nhu cầu của nhân dân. Bảo tồn được các giá trị cảnh quan, văn hóa lối sống và di sản, di tích trong vùng nông thôn. Khắc phục được các vấn đề môi trường trong nông thôn hiện nay.
- Các quy định quản lý phát triển như sau:
Hạng mục | Quy định quản lý |
Định hướng chính | - Các làng xã phát triển theo mô hình nông thôn mới trên cơ sở bổ sung hoàn thiện hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật và cơ sở sản xuất theo mô hình nông thôn mới và theo các tiêu chí cụ thể riêng của tỉnh. - Phát triển hạ tầng kỹ thuật kết nối thuận lợi từ các làng xóm tới các khu vực đô thị và các trung tâm dịch vụ. - Phát triển các trung tâm dịch vụ, hỗ trợ sản xuất như chuyển giao công nghệ, thông tin, đào tạo nghề, tài chính, thu mua và quảng bá giới thiệu sản phẩm. - Bảo vệ các không gian, cảnh quan, di tích tôn giáo tín ngưỡng, lịch sử văn hóa và các không gian có giá trị trong vùng nông thôn. - Khắc phục triệt để các vấn đề gây ô nhiễm môi trường. - Xây dựng các đề án phát triển riêng cho mỗi đối tượng làng xóm để có các quy định quản lý, ứng xử phù hợp. |
Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chính | - Theo các tiêu chí nông thôn mới và phù hợp với từng khu vực cụ thể trên địa bàn tỉnh. - Đảm bảo tương đối công bằng với các khu vực đô thị kế cận. |
Hạ tầng xã hội | - Đầu tư đồng bộ các cơ sở hạ tầng xã hội thiết yếu. Tại các trung tâm xã hình thành đầy đủ các công trình hạ tầng xã hội, như trường học, trạm y tế, chợ, bưu điện, nhà văn hóa… theo tiêu chuẩn quốc gia. |
Hạ tầng kỹ thuật và môi trường | - Phát triển và hiện đại hóa giao thông vận tải nông thôn, cải tạo nâng cấp mạng lưới giao thông hiện có. Xây dựng hệ thống hầm chui, cầu vượt tại các giao cắt với đường cao tốc, quốc lộ, đảm bảo an toàn giao thông. - Khuyến khích chiếu sáng các khu vực công năng chính, như đường giao thông, điểm dân cư tập trung tại các làng xóm. - Bảo vệ nguồn nước cấp cho khu vực nông thôn khỏi ô nhiễm từ các nguồn thải sinh hoạt, chăn nuôi, sản xuất. - Xây dựng hệ thống thoát nước chung cho khu dân cư. Khuyến khích xây dựng hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi, TTCN và giếng tách nước thải tại vị trí miệng xả của hệ thống thoát nước chung để xử lý bằng các phương pháp xử lý tự nhiên (giếng thấm, bãi lọc ngầm…). Xử lý triệt để các nguồn ô nhiễm do công nghiệp, sinh hoạt, làng nghề đến môi trường. - CTR có thể tái chế sẽ thu gom di chuyển đến khu xử lý CTR gần nhất trong vùng. Khuyến khích xử lý và tái sử dụng CTR hữu cơ tại nguồn phát sinh (tái chế làm thức ăn cho gia súc, gia cầm, chôn ủ làm phân bón, biogas…). - Chôn cất tại các nghĩa trang tập trung theo quy định. |
Được phép, khuyến khích | - Khuyến khích bảo tồn không gian kiến trúc truyền thống, gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống. - Phát triển các mô hình nông thôn tự xử lý các vấn đề môi trường, sử dụng các nguồn năng lượng sạch. - Phát triển các cơ sở công nghiệp, TTCN và làng nghề mới nhưng phải bảo đảm về môi trường và không ảnh hưởng cảnh quan trong khu vực. - Phát triển các dự án dịch vụ công cộng phục vụ chung cho đô thị như (dự án nhà ở sinh thái, khu du lịch sinh thái, bệnh viện, trường học, khu vui chơi giải trí, dịch vụ thương mại…). |
Không được phép | - Gây ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường nông thôn. - Phát triển mở rộng ra các khu vực bảo vệ đê điều, hành lang thoát lũ, hành lang bảo vệ các tuyến hạ tầng kỹ thuật, khu bảo tồn thiên nhiên, vùng sinh thái có giá trị. |
Điều 5. Quy định về các công trình hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật:
1. Hạ tầng xã hội:
a) Đối với nhà ở: Thực hiện theo Chương trình phát triển nhà ở trên địa bàn tỉnh. b) Đối với hệ thống giáo dục đào tạo: Thực hiện theo chương trình, kế hoạch, định hướng của ngành giáo dục.
c) Đối với hệ thống y tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng: Thực hiện theo chương trình, kế hoạch, định hướng của ngành y tế.
d) Đối với hệ thống văn hóa, thể dục - thể thao: Thực hiện theo chương trình, kế hoạch, định hướng của ngành văn hóa, thể dục thể thao.
2. Quy định về bảo tồn các di sản thiên nhiên, các công trình kiến trúc có giá trị, khu danh lam thắng cảnh, khu di tích lịch sử văn hóa trong vùng:
a) Khu dự trữ thiên nhiên An Toàn, huyện An Lão; xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Thạnh:
- Thực hiện quản lý, bảo tồn và phát huy khu dự trữ thiên nhiên với mục đích tối ưu là bảo tồn tự nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ các loài quý hiếm và các loài sinh vật có giá trị kinh tế cao.
- Duy trì, bảo vệ rừng đầu nguồn xung yếu sông Côn và những lưu vực kế cận. Tăng cường hệ thống chính sách hỗ trợ cho các công tác bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học, phục hồi các vùng, hệ sinh thái bị suy thoái, nâng cao lợi ích mà đa dạng sinh thái đem lại.
- Phát triển du lịch sinh thái tại khu dự trữ thiên nhiên nhằm nâng cao nhận thức về bảo tồn đa dạng sinh học và đem lại lợi ích cho kinh tế cho người dân, thu hút sự tham gia rộng rãi của các ngành vào công tác bảo tồn; xây dựng phương án ổn định cuộc sống cho người dân trong khu vực bảo tồn hoặc có những giải pháp tái định cư nếu cần thiết.
b) Khu bảo vệ cảnh quan núi Bà, nằm trên địa bàn xã Cát Nhơn, Cát Tường, Cát Trinh, Cát Hanh, Cát Tài, Cát Minh, Cát Khánh, Cát Thành, Cát Hải, Cát Hưng của huyện Phù Cát:
- Xây dựng các quy định và thể chế kiểm soát các hoạt động phát triển không phù hợp với mục tiêu bảo tồn. Định hướng khuyến khích các hoạt động khoa học và giáo dục nhằm đem lại lợi ích lâu dài cho người dân và tăng cường sự tham gia bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ môi trường cộng đồng.
- Định hướng xây dựng kế hoạch đầu tư và kế hoạch quản lý các khu bảo vệ cảnh quan bảo tồn các hệ sinh thái đặc thù, có giá trị thẩm mỹ cao, sinh cảnh đa dạng nhằm bảo vệ kết hợp phát triển du lịch. Khi quy hoạch chi tiết khu bảo tồn cần xây dựng các phương án ổn định cuộc sống của người dân sinh sống trong khu vực, tăng cường vai trò cộng đồng và chia sẻ lợi ích.
c) Khu Vườn cam Nguyễn Huệ nằm trên địa bàn xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Thạnh: Thực hiện quản lý, bảo tồn di tích lịch sử gắn với bảo vệ cảnh quan đối với Vườn cam Nguyễn Huệ.
d) Khu bảo vệ cảnh quan Quy Hòa - Ghềnh Ráng nằm trên địa bàn phường Ghềnh Ráng, thành phố Quy Nhơn:
- Thực hiện quản lý, duy trì không gian xanh quan trọng nằm phía Đông Nam thành phố Quy Nhơn với rất nhiều giá trị về cảnh quan, thẩm mỹ, đa dạng sinh thái… Định hướng khuyến khích lồng ghép nhiệm vụ quản lý khu bảo vệ cảnh quan với tham quan du lịch, các hoạt động khoa học giáo dục nhằm đem lại lợi ích lâu dài cho địa phương.
- Khu bảo tồn loài sinh cảnh biển Nam thành phố Quy Nhơn: Cấp tỉnh; trong vùng ven biển thuộc xã Nhơn Lý, Nhơn Hải, phường Ghềnh Ráng, vùng nước thuộc Cù Lao Xanh: Thực hiện quản lý, bảo tồn và phát triển rạn san hô, các loài đặc hữu các loài quy hiếm. Định hướng xây dựng cơ chế quản lý khu bảo tồn giữa việc bảo vệ, phát triển rạn san hô với dịch vụ du lịch biển đảo dựa trên tài nguyên rạn san hô sẵn có. Xây dựng kế hoạch phục hồi hệ sinh thái biển và quản lý tài nguyên biển. Mặt khác, quản lý nguồn lợi thủy sản có giá trị kinh tế cao gắn với việc phát triển kinh tế cộng đồng.
đ) Khu vực đầm Thị Nại thuộc địa bàn phường Nhơn Bình, Đống Đa, Thị Nại, Hải Cảng và xã Nhơn Hội, thành phố Quy Nhơn; xã Phước Thuận, Phước Sơn, Phước Hòa, Phước Thắng, huyện Tuy Phước và xã Cát Chánh, huyện Phù Cát: Định hướng quy hoạch khu vực đầm Thị Nại thành các khu chức năng đa dạng: trồng rừng ngập mặn, nuôi trồng thủy sản, khu bảo vệ Cồn Chim, khu vực nuôi động vật thân mềm… Xây dựng các chiến lược có sự lồng ghép chương trình kế hoạch bảo tồn đa dạng sinh học đầm vào phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhằm mục tiêu đề xuất các phương thức khai thác bền vững. Chú trọng đến việc phục hồi hệ sinh thái rừng ngập mặn của khu bảo tồn, nâng cao lợi ích mà đa dạng sinh thái đem lại. Định hướng quy hoạch các khu vực dân cư ven đầm gắn với mục tiêu cân bằng giữa khai thác và bảo tồn vừa tạo điều kiện an sinh vừa góp phần bảo vệ hệ sinh thái.
Điều 6. Công trình hạ tầng kỹ thuật
1. Giao thông
a) Đường bộ:
- Tuyến cao tốc Bắc - Nam, tuyến Quy Nhơn - Pleiku, đường tuần tra ven biển (thực hiện theo quy hoạch, dự án đã được cấp thẩm quyền phê duyệt).
- Các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ:
+ Kết nối các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ trong vùng tạo thành mạng lưới liên hoàn và đấu nối với hệ thống đường cao tốc quốc gia góp phần nâng cao năng lực vận tải của mạng lưới đường bộ.
+ Nâng cấp, cải tạo các tuyến quốc lộ 1, quốc lộ 1D, quốc lộ 19, quốc lộ 19B, quốc lộ 19C đạt cấp tiêu chuẩn đường cấp I, II, III, quy mô 4 - 6 làn xe.
+ Nâng cấp các tuyến đường tỉnh, đường huyện đạt tiêu chuẩn đường cấp V - cấp III tùy theo yêu cầu từng đoạn. Xây dựng mới các đường tỉnh: Đường Phú Phong - Bồng Sơn; đường Phú Phong - Vĩnh Thạnh; đường An Lão - Bồng Sơn; đường Phù Mỹ - Vĩnh Thạnh; đường Hoài Ân - Vĩnh Thạnh; đường Hoài Nhơn - Gia Lai; đường Tây Sơn - Vĩnh Thạnh - An Lão.
+ Đường bộ ven biển: Thực hiện theo Quy hoạch chi tiết tuyến đường bộ ven biển được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 129/QĐ-TTg ngày 18 tháng 01 năm 2010. Toàn tuyến đảm bảo tối thiểu đạt cấp III.
- Giao thông đô thị và nông thôn:
+ Xây dựng hệ thống giao thông đô thị đồng bộ với các quy hoạch chuyên ngành và theo quy hoạch đô thị, đảm bảo tính kết nối, liên hoàn giữa hệ thống giao thông đô thị với mạng lưới giao thông vận tải của vùng, quốc gia.
+ Đầu tư phát triển hệ thống giao thông nông thôn trong vùng đảm bảo theo tiêu chí xây dựng nông thôn mới, đạt 100% giao thông nông thôn loại A trở lên; kết nối liên thông với các tuyến tỉnh lộ, quốc lộ đáp ứng nhu cầu về vận tải và phát triển hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.
b) Đường sắt: Nâng cấp tuyến đường sắt Bắc - Nam hiện có; nâng cấp ga Diêu Trì thành ga tổng hợp Quy Nhơn; xây mới 02 ga logistics tại Phước Lộc và Canh Vinh. Chuẩn bị các điều kiện cần thiết để từng bước triển khai xây dựng mới tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam đoạn qua Bình Định.
c) Đường hàng không: Nâng cấp, mở rộng cảng hàng không Phù Cát theo quy hoạch phát triển giao thông vận tải hàng không giai đoạn đến năm 2020 định hướng đến năm 2030.
d) Đường thủy:
- Cảng: Thực hiện theo quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2030. Xây dựng mới cảng Nhơn Hội là cảng chuyên dùng, phục vụ trực tiếp cơ sở công nghiệp, dịch vụ quy mô lớn. Nâng cấp bến Tam Quan (đô thị Hoài Nhơn), Đề Gi (huyện Phù Cát) phục vụ hậu cần dịch vụ nghề cá và neo đậu tàu thuyền.
- Đường thủy nội địa: Nâng cấp, cải tạo các luồng tuyến đường thủy chính đạt cấp kỹ thuật theo quy định như tuyến Đề Gi - Tam Quan, tuyến Đề Gi - Quy Nhơn, tuyến Tam Quan - Quy Nhơn...
2. Chuẩn bị kỹ thuật
- Khống chế cao độ xây dựng cho các đô thị theo các tiêu chí đảm bảo an toàn ngập lũ, chống sạt lở ứng phó với biến đổi khí hậu. Thực hiện quản lý các cao độ xây dựng khống chế và các trục tiêu chính trong vùng (sông Côn và sông Hà Thanh, sông La Tinh, sông Lại Giang); nâng cấp, xây dựng hệ thống hồ chứa nước thượng nguồn các con sông để kiểm soát lũ cho hạ lưu; khơi thông các lòng sông, cửa sông; xây dựng hệ thống công trình kè chống xói lở ven sông.
- Hoàn chỉnh hệ thống thoát nước cho các đô thị, tiến tới đạt 80 - 100% đường nội thị của các đô thị có cống thoát nước mưa, 70% đường ngoại thị có cống thoát nước mưa.
- Biện pháp phòng chống thiên tai: Lập dự án quy hoạch phòng chống thiên tai để đánh giá tình hình thiên tai trên toàn tỉnh nhằm từng bước cụ thể hóa các dự án khả thi đưa người dân ra khỏi vùng ảnh hưởng của thiên tai.
3. Cấp nước
- Nguồn nước: Khai thác nguồn nước ngầm chủ yếu ở các khu vực nằm dọc hạ lưu các sông như sông Hà Thanh, sông Côn, sông Lại Giang... Đến năm 2025 hạn chế sử dụng nguồn nước ngầm và đến năm 2035 ưu tiên sử dụng nguồn nước mặt.
- Nhu cầu cấp nước:
+ Đến năm 2025: Tổng nhu cầu là 304.000 m³/ngày đêm, trong đó đô thị, du lịch là 156.000 m³/ngày đêm; công nghiệp là 50.000 m³/ngày đêm; nông thôn là 98.000 m³/ngày đêm.
+ Đến năm 2035: Tổng nhu cầu là 400.000 m³/ngày đêm, trong đó đô thị, du lịch là 231.000 m³/ngày đêm; công nghiệp là 98.000 m³/ngày đêm; nông thôn là 71.000 m³/ngày đêm.
- Giải pháp cấp nước:
+ Cải tạo nâng công suất 10 nhà máy nước: Tuy Phước (huyện Tuy Phước), Cát Khánh (huyện Phù Cát), Phú Phong (đô thị Tây Sơn), Bình Dương, Phù Mỹ, Mỹ Chánh, Mỹ Thành (huyện Phù Mỹ), Bồng Sơn (đô thị Hoài Nhơn), Tăng Bạt Hổ, Ân Tường Tây (huyện Hoài Ân). Xây dựng mới 07 nhà máy nước: Quy Nhơn (thành phố Quy Nhơn), An Hòa (huyện An Lão), Ngô Mây, Cát Tiến (huyện Phù Cát), Nhơn Hòa, Hồ Núi Một (thành phố An Nhơn), Canh Vinh (huyện Vân Canh).
+ Giữ nguyên các công trình cấp nước nhỏ lẻ có chất lượng tốt; bảo dưỡng, nâng cấp hệ thống công trình đảm bảo yêu cầu cấp nước nông thôn; ưu tiên xây dựng hệ thống cấp nước tập trung vùng đông dân cư, các xã đồng bằng ven biển.
4. Cấp điện
- Nhu cầu cấp điện công suất cực đại: Đến năm 2025 là 983 MW; đến năm 2035: 1.638 MW.
- Nhà máy điện: Sử dụng nguồn từ các nhà máy thủy điện sau: An Khê, công suất 160 MW; Vĩnh Sơn, công suất 2x33 MW; Vĩnh Sơn 5, công suất 28 MW; Trà Xom, công suất 20 MW; Bình Định, công suất 9,9 MW; Tiên Thuận, công suất 9,5 MW; Văn Phong, công suất 6 MW. Phát triển các dự án nguồn điện năng lượng mới và tái tạo (năng lượng mặt trời, năng lượng gió,...) theo quy hoạch phát triển điện lực của địa phương.
- Lưới điện 500 kV: Xây mới trạm 500 kV Bình Định, công suất (2x600) MVA; đường dây 500 kV Vân Phong - Bình Định và nhánh rẽ trạm 500 kV Bình Định.
- Lưới điện 220 kV; Xây mới 03 trạm biến áp 220 kV gồm trạm 220 kV Phước An, công suất (2x125) MVA; trạm biến áp 220 kV Phù Mỹ, công suất (2x125) MVA; trạm biến áp 220 kV Nhơn Hội, công suất 250 MVA.
Nâng công suất trạm biến áp 220 kV Quy Nhơn (2x250) MVA. Xây mới tuyến 220 kV mạch kép Quy Nhơn - Quảng Ngãi; tuyến nhánh rẽ 220 kV cấp điện cho trạm 220 kV Phù Mỹ, trạm biến áp 220 kV Phước An; tuyến 220 kV mạch kép Quy Nhơn
- Nhơn Hội; tuyến 220 kV Quy Nhơn - Phú Yên; đường dây 500 kV Bình Định - Nhơn Hội và trạm biến áp 500 kV Bình Định - Phước An - Phù Mỹ.
- Lưới điện 110 kV: Xây mới 23 trạm biến áp 110 kV cấp điện cho các phụ tải với tổng công suất 1164 MVA; cải tạo, mở rộng nâng công suất 8 trạm 110 kV với tổng công suất 316 MVA; xây mới 238 km đường dây 110 kV và cải tạo 338,5 km đường dây 110 kV.
5. Viễn thông thụ động
- Nhu cầu thông tin liên lạc: Đến năm 2025 là 532.000 thuê bao; đến năm 2035: 651.000 thuê bao.
- Chuyển mạch: Đến năm 2035 số thuê bao toàn tỉnh là 651.000 thuê bao, với tổng dung lượng hiện tại khoảng 366.500 thuê bao, cần lắp đặt và mở rộng các điểm chuyển mạch với tổng dung lượng 295.500 thuê bao.
- Truyền dẫn: Nâng cấp các trục truyền dẫn hiện hữu theo công nghệ truyền dẫn tiên tiến các trục sau: Quy Nhơn - Tuy Hòa; Quy Nhơn - Tuy Phước - Phù Cát - Phù Mỹ - Hoài Nhơn - An Lão; Quy Nhơn - Nhơn Hội - Cát Tiến; Phước Sơn - Chợ Dinh; Quy Nhơn - Vân Canh - Tây Sơn - Vĩnh Thạnh - Hoài Ân - Hoài Nhơn.
- Mạng ngoại vi: Thực hiện ngầm hóa khu vực vực trung tâm thành phố Quy Nhơn, đô thị Hoài Nhơn và khu đô thị xây mới; đối với khu ngoại thị, nông thôn, miền núi sử dụng cáp động lực; mạng ngoại vi bắt buộc dùng chung cơ sở hạ tầng, không cho phép có nhiều tuyến cáp chôn trên một tuyến đường.
- Mạng Internet: Truy cập internet băng thông rộng theo 2 phương thức qua mạng cáp nội hạt và vô tuyến.
- Bưu chính: Mạng lưới bưu cục vẫn được tổ chức theo 3 cấp như hiện nay, gồm bưu cục cấp I, cấp II và cấp III; giữ nguyên số lượng bưu cục, nâng cấp đầu tư các thiết bị hiện đại, linh động trong việc khai thác nhằm sử dụng tài nguyên hiệu quả.
6. Thoát nước thải, quản lý chất thải rắn và nghĩa trang
- Thoát nước thải:
+ Nhu cầu thoát nước thải: Tổng lượng nước thải sinh hoạt đô thị, du lịch đến năm 2025 là 182.000 m³/ngày, đến năm 2035 là 275.000 m³/ngày. Tỷ lệ thu gom xử lý tối thiểu 80%. Lượng nước thải công nghiệp đến năm 2025 là 74.000 m³/ngày, đến năm 2035 là 118.000 m³/ngày. Tỷ lệ thu gom xử lý đạt 100%.
+ Thành phố Quy Nhơn: Xây dựng hệ thống thoát nước nửa riêng, sử dụng 02 trạm xử lý hiện có: 01 trạm công suất 28.000 m³/ngày, quy mô khoảng 12,0 ha và 01 trạm công suất 4.300 m³/ngày, quy mô khoảng 5 ha.
+ Khu kinh tế Nhơn Hội, đô thị Cát Tiến: Sử dụng hệ thống thoát nước riêng. Xây dựng 01 trạm xử lý Nhơn Hội, công suất: 10.000 m³/ngày, quy mô 7,0 ha và 01 trạm xử lý tại Cát Tiến, công suất: 7.000 m³/ngày, quy mô 5,0 ha.
+ Thành phố An Nhơn và đô thị Hoài Nhơn: Sử dụng hệ thống thoát nước nửa riêng. Xây dựng trạm xử lý nước thải cho từng đô thị công suất: Từ 3.000 - 15.000 m³/ngày, quy mô khoảng 5 - 10 ha/trạm xử lý.
+ Các đô thị khác: Lựa chọn hình thức xử lý nước thải bằng các hồ sinh học. Dự kiến xây dựng từ 1 đến 2 trạm xử lý cho mỗi đô thị công suất khoảng 1.000 - 6.000 m³/ngày, quy mô từ 1 - 3 ha/trạm xử lý.
+ Nước thải công nghiệp được xử lý riêng theo từng khu, cụm công nghiệp.
- Quản lý chất thải rắn:
+ Dự báo lượng chất thải rắn sinh hoạt, du lịch phát sinh đến năm 2025 khoảng 1.350 tấn/ngày, đến năm 2035 khoảng 1.850 tấn/ngày. Chất thải rắn y tế đến năm 2025 khoảng 8,0 tấn/ngày, đến năm 2035 khoảng 11,0 tấn/ngày. Chất thải rắn công nghiệp đến năm 2025 khoảng 670 tấn/ngày, đến năm 2035 khoảng 1.300 tấn/ngày.
+ Tỷ lệ thu gom chất thải rắn sinh hoạt, y tế và công nghiệp đạt 95 - 100%.
+ Xây dựng 3 khu xử lý chất thải rắn cấp vùng: 01 khu xử lý chất thải rắn Long Mỹ, thành phố Quy Nhơn công suất: 8.000 tấn/ngày, quy mô khoảng 61 ha; 01 khu xử lý chất thải rắn xã Cát Nhơn, huyện Phù Cát, công suất: 1.500 tấn/ngày, quy mô khoảng 30 - 70 ha; khu xử lý chất thải rắn đô thị Hoài Nhơn, công suất: 200 tấn/ngày, quy mô khoảng 15 - 20 ha.
- Nghĩa trang:
+ Xây dựng 02 nghĩa trang tập trung cấp vùng, bao gồm: 01 nghĩa trang tại xã Cát Nhơn thuộc huyện Phù Cát, quy mô khoảng 45 ha; 01 nghĩa trang tại phường Bùi Thị Xuân, thành phố Quy Nhơn quy mô khoảng 68 ha.
+ Thành phố An Nhơn và đô thị Hoài Nhơn: Xây dựng nghĩa trang tập trung, quy mô 15 - 17 ha/01 đô thị.
+ Các đô thị khác: Cải tạo, mở rộng nghĩa trang tập trung quy mô từ 2 - 5 ha/01 đô thị.
+ Khu vực nông thôn: Đóng cửa các nghĩa trang gây ô nhiễm, không đủ khoảng cách an toàn vệ sinh môi trường. Khoanh ranh giới, cải tạo các nghĩa trang hiện hữu đảm bảo tiêu chuẩn.
7. Đánh giá môi trường chiến lược
- Bảo vệ môi trường biển và ven biển tỉnh Bình Định. Xây dựng và triển khai các giải pháp phục hồi rừng ngập mặn ven biển để giảm thiểu các tác động tiêu cực trong quá trình phát triển đô thị, công nghiệp đến môi trường biển và đầm phá. Quản lý nghiêm ngặt rừng phòng hộ đầu nguồn, khu dự trữ sinh quyển để bảo vệ nguồn nước. Bảo vệ và phát triển các không gian xanh, rừng phòng hộ, rừng sản xuất, các hành lang xanh dọc sông Côn, Hà Thanh, La Tinh, Lại Giang... Hạn chế không phát triển trong hành lang thoát lũ, các hoạt động làm biến đổi dòng chảy, gây mất an toàn đối với các khu dân cư và cơ sở hạ tầng.
- Xây dựng các giải pháp chủ động phòng tránh và ứng phó với biến đổi khí hậu của vùng; các giải pháp chống ngập, lũ lụt, xâm nhập mặn tại Tiểu vùng số 1 và khu vực ven biển. Tăng diện tích cây xanh và mặt nước giúp tăng khả năng thoát nước và điều hòa vi khí hậu. Tăng cường sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái chế; giảm các nguồn gây ô nhiễm, phát thải khí nhà kính; thích ứng với biến đổi khí hậu trong phát triển đô thị - nông thôn. Cải tạo, xây dựng đồng bộ hệ thống thoát nước đô thị. Phát triển không gian rừng kết nối với các mảng xanh nông nghiệp, công viên chuyên đề, không gian mở của các đô thị.
- Xây dựng chương trình quản lý kiểm soát môi trường các lưu vực sông chính trong vùng. Xây dựng chương trình kiểm soát ô nhiễm môi trường do chất thải từ các đô thị, khu, cụm công nghiệp, giao thông vận tải,... Xây dựng hệ thống giám sát chất lượng môi trường vùng, hệ thống quan trắc, cảnh báo sớm tác động của biến đổi khí hậu như lũ lụt, xâm nhập mặn, nước biển dâng.
Điều 7. Quy định về tính pháp lý
Quy định quản lý theo Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Bình Định đến năm 2035 làm cơ sở:
- Lập chương trình phát triển đô thị toàn tỉnh; kế hoạch đầu tư, xây dựng, nâng cấp đô thị, hồ sơ đề xuất khu vực phát triển đô thị, lập kế hoạch thực hiện các đồ án quy hoạch có liên quan;
- Lập và xét duyệt các đồ án quy hoạch chung xây dựng trên địa bàn tỉnh, dự án phát triển đô thị trên địa tỉnh; dự án đầu tư kết cấu hạ tầng khung; đề án nâng cấp đô thị, công nhận loại đô thị.
- Quản lý quá trình đầu tư và phát triển đô thị, thống nhất quản lý toàn diện các hoạt động về quy hoạch xây dựng trên địa bàn tỉnh theo đồ án Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Bình Định đến năm 2035 được phê duyệt.
Điều 8. Phân công tổ chức thực hiện:
1. Sở Xây dựng:
- Là cơ quan đầu mối giúp UBND tỉnh tổ chức quản lý thực hiện đồ án quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Bình Định đến năm 2035 và Quy định này; chủ trì, tổng hợp các ý kiến liên quan về đồ án và quy định quản lý này, báo cáo đề xuất UBND tỉnh xem xét, điều chỉnh bổ sung vào quy hoạch tỉnh theo quy định của Luật Quy hoạch ngày 24/11/2017.
- Tổ chức lập chương trình phát triển toàn tỉnh, rà soát, đề xuất kế hoạch thực hiện lập, điều chỉnh, phê duyệt các quy hoạch chung xây dựng, quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật có liên quan theo phân khu, định hướng của quy hoạch xây dựng vùng tỉnh và quy định quản lý này.
- Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc quản lý, thực hiện quy hoạch theo đúng Quy định này.
2. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố:
- Tổ chức triển khai theo đồ án quy hoạch xây dựng vùng tỉnh được phê duyệt, lập chương trình phát triển đô thị, đầu tư xây dựng dự án, công trình; xây dựng phát triển đô thị, nông thôn trong phạm vi hành chính tại địa phương theo quy hoạch được duyệt.
- Rà soát, đề xuất kế hoạch lập, điều chỉnh, phê duyệt các quy hoạch vùng huyện, quy hoạch chung, quy hoạch phân khu, quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật... trên địa bàn nhằm cụ thể hóa Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh và Quy định này, làm cơ sở triển khai các dự án đầu tư xây dựng, nâng cao tiêu chí để đạt cấp đô thị theo quy hoạch xây dựng vùng tỉnh đến năm 2035 và Quy định này.
- Chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về quy hoạch xây dựng trên địa bàn quản lý theo đồ án Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Bình Định đến năm 2035 được phê duyệt.
3. Các sở, ban, ngành:
- Theo chức năng nhiệm vụ được giao, chịu trách nhiệm rà soát, đề xuất kế hoạch lập, điều chỉnh, phê duyệt các quy hoạch chuyên ngành trên địa bàn toàn tỉnh phù hợp với định hướng Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh; phối hợp với Sở Xây dựng để thực hiện theo quy hoạch và Quy định này; xây dựng nhiệm vụ cụ thể được xác định trong chương trình phát triển đô thị toàn tỉnh trong bước tiếp theo để đầu tư, phát triển đồng bộ.
- Rà soát, đưa danh mục các dự án thực hiện theo Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh vào danh mục dự án ưu tiên kêu gọi đầu tư của tỉnh theo từng giai đoạn để huy động các nguồn lực, thu hút, hướng dẫn các nhà đầu tư tham gia thực hiện./.
- 1Quyết định 392/QĐ-UBND năm 2018 phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050
- 2Quyết định 173/QĐ-UBND năm 2018 phê duyệt đồ án Quy hoạch xây dựng vùng huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi
- 3Quyết định 378/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Vĩnh Long đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050
- 4Quyết định 513/QĐ-UBND năm 2019 về phê duyệt quy hoạch xây dựng vùng huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050
- 5Chỉ thị 04/CT-UBND năm 2019 về tăng cường công tác quản lý quy hoạch xây dựng, quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- 6Quyết định 505/QĐ-UBND năm 2020 quy định về quản lý theo đồ án quy hoạch xây dựng vùng huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2070
- 7Quyết định 302/QĐ-UBND năm 2021 quy định về quản lý theo đồ án Quy hoạch xây dựng vùng huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030 tầm nhìn 2050
- 1Quyết định 129/QĐ-TTg năm 2010 phê duyệt Quy hoạch chi tiết tuyến đường bộ ven biển Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Luật Xây dựng 2014
- 3Nghị định 44/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng
- 4Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 5Luật Quy hoạch 2017
- 6Quyết định 392/QĐ-UBND năm 2018 phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050
- 7Quyết định 173/QĐ-UBND năm 2018 phê duyệt đồ án Quy hoạch xây dựng vùng huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi
- 8Quyết định 378/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Vĩnh Long đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050
- 9Quyết định 1672/QĐ-TTg năm 2018 về phê duyệt Đồ án Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Bình Định đến năm 2035 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 10Quyết định 513/QĐ-UBND năm 2019 về phê duyệt quy hoạch xây dựng vùng huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050
- 11Chỉ thị 04/CT-UBND năm 2019 về tăng cường công tác quản lý quy hoạch xây dựng, quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- 12Quyết định 505/QĐ-UBND năm 2020 quy định về quản lý theo đồ án quy hoạch xây dựng vùng huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2070
- 13Quyết định 302/QĐ-UBND năm 2021 quy định về quản lý theo đồ án Quy hoạch xây dựng vùng huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030 tầm nhìn 2050
Quyết định 1175/QĐ-UBND năm 2019 quy định về quản lý theo đồ án Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Bình Định đến năm 2035
- Số hiệu: 1175/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 05/04/2019
- Nơi ban hành: Tỉnh Bình Định
- Người ký: Phan Cao Thắng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra