Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 116/2000/QĐ-UB | Đà Nẵng, ngày 02 tháng 11 năm 2000 |
QUYẾT ĐỊNH CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
ỦY BAN NHÂN DÂN
- Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng Nhân dân và Ủy ban nhân dân sửa đổi ngày 21 tháng 6 năm 1994;
- Cán cứ Luật Doanh nghiệp ngày 12 tháng 6 năm 1999;
- Căn cứ Nghị định số 03/2000/NĐ-CP ngày 03 tháng 02 năm 2000 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp;
- Căn cứ Nghị định số 02/2000/NĐ-CP ngày 03 tháng 02 năm 2000 của Chính phủ về đăng ký kinh doanh;
- Theo đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1 : Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định một số vấn đề về quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp thành lập theo Luật Doanh nghiệp và hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Điều 2 : Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm chủ trì phối hợp với Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố có liên quan, Chủ tịch UBND các quận, huyện hướng dẫn triển khai và kiểm tra việc thực hiện Quyết định này.
Điều 3 : Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 6333/1998/QĐ-UB ngày 07 tháng 11 năm 1998 của UBND thành phố.
Điều 4 : Chánh Văn phòng UBND thành phố, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố có liên quan, Cục trưởng Cục thuế, Cục trưởng Cục Thống kê và Chủ tịch UBND các quận, huyện căn cứ Quyết định thi hành.
Nơi nhận: | TM. UBND THÀNH PHỐ ĐÀ NANG |
MỘT SỐ VÂN ĐỀ VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP THÀNH LẬP THEO LUẬT DOANH NGHIỆP VÀ HỘ KINH DOANH CÁ THỂ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 116/ 2000/ QĐ- UB ngày 02 tháng 11 năm 2000 của UBND thành phố Đà Nẵng)
MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP, HỘ KINH DOANH CÁ THỂ
Điều 1 : Mục tiêu của việc quản lý Nhà nước
Quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp thành lập theo Luật Doanh nghiệp và hộ kinh doanh cá thể (sau dây viết tắt là doanh nghiệp, hộ kinh doanh) nhằm thúc đẩy và hỗ trợ sự phát triển của thành phần kinh tế này; hướng dẫn và khuyến khích doanh nghiệp, hộ kinh doanh hoạt động theo đúng quy định của pháp luật, đúng định hướng quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của thành phố; phân định rõ trách nhiệm của các cấp, các ngành, các địa phương trong quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp, hộ kinh doanh; đảm bảo cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh hoạt động độc lập, bình đẳng trước pháp luật; tạo môi trường thuận lợi cho các thành phần kinh tế trên địa bàn thành phố phát triển lành mạnh, chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật của Nhà nước, góp phần giải quyết nhiều việc làm, tãng thu nhập cho người lao động.
Điều 2 : Nội dung quản lý Nhà nước
Quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp, hộ kinh doanh bao gồm những nội dung chủ yếu sau :
1- Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền để chỉ đạo và tổ chức thực hiện các văn bản của Nhà nước ở Trung ương; phổ biến, tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về doanh nghiệp và hộ kinh doanh;
2- Hướng dẫn và tổ chức đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh theo đung quy định của pháp luật;
3- Tổ chức thực liiện và quản lý đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao trình độ kinh doanh cho người quản lý doanh nghiệp; phẩm chất chính trị, đạo đức, nghiệp vụ cho cán bộ quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp; đào tạo và xây dựng đội ngũ công nhân lành nghề;
4- Thực hiện chính sách ưu đãi đôi với doanh nghiệp và hộ kinh doanh theo định hướng và mục tiêu của chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của thành phố;
5- Theo dõi sự biến dộng về hoạt động sản xuất kinh doanh; thu thập, lưu giữ có hệ thông các thông tin về doanh nghiệp và hộ kinh doanh trên địa bàn thành phô;
6- Giám sát hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thông qua chế độ báo cáo tài chính định kỳ và báo cáo khác; kiểm tra, thanh tra doanh nghiệp, hộ kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật.
NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP, HỘ KINH DOANH
Mục A. QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH
Điểu 3 : Thẩm quyền của UBND quận, huyện
UBND quận, huyện là cơ quan quản lý Nhà nước hộ kinh doanh quy định tại Chương IV Nghị định số 02/2000/NĐ-CP ngày 03 tháng 02 năm 2000 của Chính phủ trên địa bàn quận, huyện và có nhiệm vụ chủ yếu sau :
1- Thực hiện quản lý Nhà nước đối với hộ kinh doanh trong phạm vi địa phương theo đúng quy định của pháp luật.
2- Thực hiện cap Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (sau đây viết tắt là Giấy chứng nhận ĐKKD) cho hộ kinh doanh;
3- Tiếp nhận và thụ lý hồ sơ dề nghị ưu đãi đầu tư của các nhà đầu tư nói tại khoản 2 Điều 41 Nghị định số 51/1999/NĐ-CP ngày 08 tháng 7 năm 1999 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi); xem xét để trình Chủ tịch UBND thành phố quyết định việc cấp ưu đãi đầu tư cho hộ kinh doanh theo Luật Khuyến khích đầu tư trong nước;
4- Tổ chức việc thanh tra, kiểm tra hoạt động của hộ kinh doanh trên địa bàn quận, huyện theo đúng quy định của pháp luật;
5- Hướng dẫn và chỉ đạo các cơ quan chuyên môn thuộc UBND quận, huyện, UBND các phường, xã trong việc phôi hợp thực hiện quản lý Nhà nước đối với hộ kinh doanh.
Điều 4 : Trách nhiệm của phòng Kinh tế các quận, phòng Tài chính huyện Hòa Vang
1- Tham mưu giúp UBND quận, huyện thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với hộ kinh doanh;
2- Tiếp nhận đơn ĐKKD của hộ kinh doanh, xem xét tính hợp lệ của đơn ĐKKD và trình UBND quận, huyện cấp Giấy chứng nhận ĐKKD cho hộ kinh doanh;
3- Hướng dẫn người đăng ký kinh doanh về ngành nghề kinh doanh phải có điều kiện và điều kiện kinh doanh các ngành nghề đó;
4- Xây dựng, quản lý hệ thống thông tin về hộ kinh doanh trong phạm vi địa phương; định kỳ báo cáo UBND quận, huyện, phòng ĐKKD thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư về hộ kinh doanh (sau đây viết tắt là phòng ĐKKD);
5- Phối hợp xác minh theo yêu cầu của phòng ĐKKD về nội dung hồ sơ đăng ký kinh doanh đối với doanh nghiệp đặt trụ sở chính trên địa bàn quận, huyện;
6- Tham mưu cho UBND quận, huyện thu hồi Giấy chứng nhận ĐKKD đối với hộ kinh doanh trong trường hợp được quy định tại khoản 5 Điều 5 Nghị định số 02/2000/NĐ-CP ngày 03 tháng 02 nầm 2000 của Chính phủ;
7- Phối hợp với các cơ quan chức năng thực hiện việc kiểm tra, nắm tình hình hoạt động kinh doanh của các Hợp tác xã và các hộ kinh doanh trên địa bàn quận, huyện; đề xuất UBND quân, huyện xử lý theo thẩm quyền các hành vi vi phạm quy định về ĐKKD;
8- Cung cấp thông tin về hộ kinh doanh cho các cơ quan có liên quan theo định kỳ, cho các tể chức, cá nhân có yêu cầu; đề xuất UBND quận, huyện thực hiện các biện pháp điều tiết lưu thông ổn định giá cả trên địa bàn.
Mục B. QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP
Điều 5 : Thẩm quyền của UBND thành phố
UBND thành phố là cơ quan quản lý Nhà nước các doanh nghiệp thành lập theo Luật Doanh nghiệp trên dịa bàn thành phố Đà Nẵng và có nhiệm vụ chủ yếu sau :
1- Thực hiện quản lý Nhà nước đối vđi doanh nghiệp trong phạm vi địa phương theo quy định của pháp luật;
2- Ban hành quy hòạch phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố; định kỳ hàng năm công bố quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xét duyệt; công bô quỹ đất chưa sử dụng, quỹ đất đang có nhu cầu cho thuê, kèm theo danh mục các dự án kêu gọi đầu tư của thành phố;
3- Cấp Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư cho doanh nghiệp;
4- Chỉ đạo việc thực hiện cấp Giấy chứng nhận ĐKKD cho doanh nghiệp;
5- Tổ chức việc thanh tra, kiểm tra hoạt động của doanh nghiệp trên địa bàn thành phố theo đúng quy định của pháp luật;
6- Hướng dẫn và chỉ đạo các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố (sau đây viết tắt là các Sở), UBND các quận, huyện trong việc phối hợp thực hiện quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp.
Điều 6 : Trách nhiệm của UBND quận, huyện
1- Quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp trên địa bàn quận, huyện theo quy định của pháp luật và theo sự phân cap của UBND thành phố;
2- Thực hiện công tác quy hoạch, kê' hoạch và xây dựng các dự án có tính khả thi làm định hướng phát triển và tạo điều kiện cho doanh nghiệp ở địa phương hoạt động có hiệu quả, đúng pháp luật.
Điều 7 : Trách nhiệm của Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố
Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan tham mưu giúp UBND thành phố thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp, có trách nhiệm thường xuyên chỉ đạo, kiểm tra cơ quan ĐKKD thuộc Sở thực hiện tốt những nhiệm vụ sau :
1- Tiếp nhận hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận ĐKKD; tiếp nhận hồ sơ và trình UBND thành phô' cấp Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư cho doanh nghiệp theo đúng quy định của pháp luật;
2- Hướng dẫn người đăng ký kinh doanh về ngành, nghề kinh doanh phải có điều kiện và điều kiện kinh doanh các ngành nghề đó;
3- Xây dựng, quản lý hệ thông thông tin về doanh nghiệp; cung cấp thông tin về doanh nghiệp cho UBND thành phố, các Sở có liên quan và Bộ Kê' hoạch và Đầu tư theo định kỳ, cho tổ chức và cá nhân có yêu cầu;
4- Tổng hợp tình hình hoạt động và những vướng mắc của các doanh nghiệp; đề xuất những biện pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp; tham mưu đề xua't với UBND thành phcT ban hành chủ trương, cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp;
5- Hướng dẫn, theo dõi và hỗ trợ bộ phận làm nhiệm vụ ĐKKD của quận, huyện trong nghiệp vụ về cấp Giấy chứng nhận ĐKKD;
6- Yêu cầu doanh nghiệp báo cáo tình hình kinh doanh khi xét thấy cần thiết cho việc thực hiện các quy định của Luật Doanh nghiệp; đôn đốc việc thực hiện chế độ báo cáo tài chính hàng năm của doanh nghiệp theo quy định;
7- Trực tiếp phối hợp kiểm tra hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền kiểm tra doanh nghiệp theo những nội dung trong hồ sơ đăng ký kinh doanh;
8- Xử lý vi phạm các quy định về ĐKKD theo quy dinh của pháp luật; thu hồi Giấy chứng nhận ĐKKD và yêu cầu doanh nghiệp làm thủ tục giải thể theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
Điều 8 : Trách nhiệm của các Sở kinh tế - kỹ thuật
1- Các Sở chuyên ngành : Công nghiệp, Thủy sản - Nông lâm, Thương mại, Giao thông - Công chính, Xây dựng, Du lịch, Y tế, Giáo dục - Đào tạo, Văn hóa - Thông tin và các Sở chuyên ngành khác thực hiện quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp thuộc mình quản lý theo quy định của pháp luật và theo phân cấp của UBND thành phố ; chịu trách nhiệm giải quyết kịp thời theo thẩm quyền hoặc đề xuất cơ quan có thẩm quyền giải quyết các kiến nghị, vướng mắc của các doanh nghiệp đó.
2- Việc cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh cho doanh nghiệp thuộc ngành nào do Sở chuyên ngành đó chịu trách nhiệm xem xét giải quyết đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật;
Điểu 9 : Trách nhiệm của các cơ quan có liên quan khác
1- Các cơ quan Thuế, Quản lý thị trường, Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng và các cơ quan chức năng khác thực hiện nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật của các doanh nghiệp và xử lý các hành vi vi phạm của doanh nghiệp theo đúng quy định của pháp luật;
2- Khi thu hồi Giấy chứng nhận ĐKKD và con dấu của doanh nghiệp trong trường hợp doanh nghiệp vi phạm pháp luật hoặc giải thể, phá sản, các cơ quan chức năng cần thông báo cho Sở Kế hoạch và Đầu tư (Phòng ĐKKD) biết để phối hợp trong quá trình thực hiện;
3- Các Sở : Xây dựng, Địa chính - Nhà đất, Tài chính - Vật giá, Ban quản lý Khu công nghiệp và chế xuất Đà Nẵng và các Sở có liên quan khác có trách nhiệm cung cấp kịp thời các thông tin về quy hoạch, giá đất, thủ tục thuê đất và những vấn đề có liên quan cho Sở Kế hoạch và Đầu tư (Phòng ĐKKD) để thực hiện thuận lợi việc tư vấn cho các doanh nghiệp, chủ đầu tư muôn thành lập doanh nghiệp hoặc mở rộng, di chuyển mặt bằng sản xuất kinh doanh;
4- Sở Tài chính - Vật giá có trách nhiệm hướng dẫn các doanh nghiệp trong công tác quản lý tài chính, kế toán và phôi hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư (Phòng ĐKKD), Cục thuê' trong việc theo dõi, đôn đốc kiểm tra công tác quản lý tài chính - kế toán doanh nghiệp; định kỳ 6 tháng, một năm tổng hợp, phân tích và đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp, báo cáo UBND thành phồ và Bộ Tài chính theo quy định;
5- Các cơ quan chức năng quản lý theo ngành dọc (Cục Thống kê, Cục Thuế, Ngân hàng...) đóng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng tham gia ý kiến về việc cấp Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư cho doanh nghiệp và thực hiện việc quản lý, theo dõi báo cáo, kiểm tra, giám sát hoạt động và xử lý vi phạm của các doanh nghiệp theo đúng quy định của pháp luật :
a) Cục Thống kê : Chủ trì phối hợp với Phòng ĐKKD, Chi cục tài chính doanh nghiệp điều chỉnh biểu mẫu báo cáo theo hệ thống và phù hợp các chỉ tiêu nhằm phục vụ cho việc tổng hợp và đánh giá toàn diện tình hình hoạt động của các doanh nghiệp; đôn đốc các doanh nghiệp nộp báo cáo hàng tháng, quý, 6 tháng, cả năm theo biểu mẫu báo cáo đã ban hành, kiểm tra xử lý những hành vi vi phạm trong lĩnh vực thống kê theo Nghị định 93/1999/NĐ-CP của Chính phủ;
b) Cục Thuế : Thông báo định kỳ hàng tháng về tình hình kê khai đăng ký mã số thuế của các doanh nghiệp mới thành lập; danh sách các doanh nghiệp không hoạt động, không thực hiện nghĩa vụ thuế, trong thời hạn 06 tháng hoặc ngừng hoạt động kinh doanh một năm liên tục kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận ĐKKD cho Phòng ĐKKD để có biện pháp phôi hợp xử lý.
Điều 10 : Bảo đảm quy trình thủ tục trong quá trinh cấp các Giấy chứng nhận cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh
1- Việc cấp Giấy chứng nhận ĐKKD, Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động cho chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghỉệp (gọi chung là Giấy chứng nhận) phải bảo đảm đúng quy định của pháp luật.
Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận phải thông báo bằng văn bản, nêu rõ lý do từ chối.
2- Thời hạn cấp các Giấy chứng nhận nêu tại khoản 1 Điều này được quy định như sau :
a) UBND các quận, huyện cấp Giấy chứng nhận ĐKKD cho hộ kinh doanh trong thời hạn không quá 7 ngày, kể từ ngày nhận đơn ĐKKD;
b) Phòng ĐKKD thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư :
- Cấp Giấy chứng nhận ĐKKD cho người thành lập doanh nghiệp trong thời hạn không quá 15 ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ;
- Cấp giấy chứng nhận đáng ký hoạt động cho chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp trong thời hạn không quá 7 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo của doanh nghiệp đãng ký lập chi nhánh, vãn phòng đại diện tại thành phô" Đà Nẵng;
c) Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố : Trong thời hạn không quá 3 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ về đề nghị ưu đãi đầu tư của doanh nghiệp có trách nhiệm xem xét và làm văn bản đề nghị Cục Thuế và các ngành liên quan tham gia ý kiến. Trong thời hạn không quá 5 ngày, kể từ ngày nhận được vần bản đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư, các cơ quan phải có ý kiến trả lời bằng văn bản. Quá thời hạn nêu trên mà không có văn bản trả lời thì coi như chap thuận việc cap Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư cho doanh nghiệp.
Trong thời hạn không quá 3 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản tham gia ý kiến của các cơ quan liên quan hoặc quá thời hạn theo quy định mà các cơ quan không có văn bản trả lời, Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố lập thủ tục trình UBND thành phố xem xét cấp Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư cho doanh nghiệp. UBND thành phố xem xét và cấp Giây chứng nhận ưu đãi đầu tư cho doanh nghiệp trong thời hạn không quá 3 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ từ Sở Kế hoạch và Đầu tư;
3- Tại nơi tiếp nhận hồ sơ cấp các Giây chứng nhận nêu tại khoản 1 Điều này phải thực hiện việc công khai hóa các thủ tục hành chính, các loại phí, lệ phí (nêu có), các hồ sơ, thủ tục cần thiết, thời gian tiếp nhận hồ sơ và thời gian giải quyết vụ việc.
QUY ĐỊNH VỀ TỔ CHỨC HỆ THỐNG THÔNG TIN TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP, HỘ KINH DOANH
Điều 11 : Trách nhiệm báo cáo và cung cấp thông tin
Các cơ quan Nhà nước, dơn vị, các doanh nghiệp thực hiện chế độ báo cáo và cung cấp thông tin theo quy định của pháp luật và theo bản Quy định này.
Điều 12 : Trách nhiệm của doanh nghiệp
1- Báo cáo định kỳ hàng tháng (theo mẫu quy định) vào ngày 15 của tháng; hàng quý vào ngày 15 của tháng đầu tiên quý tiếp theo; hàng năm vào ngày 15 của tháng đầu tiên năm tiếp theo;
2- Báo cáo định kỳ được gửi cho phòng ĐKKD và phòng Thống kê các quận, huyện nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính;
3- Báo cáo đột xuất khi có yêu cầu (bằng văn bản) của phòng ĐKKD hoặc khi có quyết định kiểm tra, thanh tra của UBND thành phồ, UBND quận, huyện hoặc của cơ quan chức năng khác của Nhà nước.
Điều 13 : Trách nhiệm của phòng Kỉnh tế các quận, phòng Tài chính huyện Hòa Vang
Tổng hợp, báo cáo tình hình cấp Giấy chứng nhận ĐKKD và hoạt động của hộ kinh doanh trên địa bàn quận, huyện với UBND quận, huyện và phòng ĐKKD theo định kỳ hàng tháng vào ngày 20 của tháng; hàng quý vào ngày 20 của tháng đầu tiên quý tiếp theo; báo cáo năm vào ngày 20 của tháng đầu tiên năm tiếp theo.
Điều 14 : Trách nhiệm của UBND quận, huyện
Tổng hợp, báo cáo tình hình cấp Giấy chứng nhận ĐKKD và hoạt động của hộ kinh doanh, hoạt động của doanh nghiệp có trụ sở chính đóng trên địa bàn quận, huyện với UBND thành phố theo định kỳ hàng tháng vào ngày 20 của tháng; hàng quý vào ngày 20 của tháng đầu tiên quý tiếp theo; hàng nàm vào ngày 20 của tháng đầu tiên năm tiếp theo.
Điều 15 : Trách nhiệm của cơ quan thuế
1- Cục Thuế thành phố : Báo cáo định kỳ hàng tháng, quý, 6 tháng, một năm tình hình thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của doanh nghiệp, hộ kinh doanh trên địa bàn thành phố và những đề xuất, kiến nghị UBND thành phồ trong việc quản lý thu thuế.
Các báo cáo trên đồng gửi cho phòng ĐKKD, Sở Tài chính - Vật giá (Chi cục tài chính doanh nghiệp) để phối hợp theo dõi, đôn đốc thực hiện và làm cơ sở xem xét, đánh giá khen thưởng doanh nghiệp hàng năm;
2- Chi cục thuế các quận, huyện : Báo cáo định kỳ hàng tháng, quý, 6 tháng, 1 năm cho UBND quận, huyện và phòng ĐKKD về tình hình thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của các doanh nghiệp được Cục thuế thành phố phân cấp quản lý.
Điều 16 : Trách nhiệm của phòng ĐKKD
1- Định kỳ hàng tháng thông báo cho các Sở có liên quan và UBND quận, huyện về tình hình cấp Giấy chứng nhận ĐKKD, thay đổi nội dung ĐKKD của các doanh nghiệp theo ngành nghề ĐKKD và địa bàn quận, huyện nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính;
2- Báo cáo tổng hợp định kỳ 6 tháng, hàng năm cho UBND thành phồ" về tình hình cấp Giấy chứng nhận ĐKKD và hoạt động của doanh nghiệp; về tình hình cấp Giây chứng nhận ĐKKD của hộ kinh doanh trên địa bàn thành phố và những kiến nghị, đề xuất giải quyết vướng mắc, khó khăn;
3- Làm đầu mối tổ chức hệ thông thông tin về chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các văn bản quy phạm pháp luật về doanh nghiệp, hộ kinh doanh; quy hoạch, kế hoạch phát triển các ngành; cập nhật thông tin hàng tháng về doanh nghiệp và các vấn đề có liên quan khác để đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp và các nhà đầu tư.
Điều 17 : Trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện
Giao Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố chủ trì phối hợp với các ngành chức năng có liên quan hướng dẫn triển khai và kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Quy định này.
Điều 18 : Sửa đổi, bổ sung bản Quy định Trong quá trình thực hiện, nếu có gì vướng mắc hoặc phát sinh mới, các ngành, địa phương kịp thời phản ánh về Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, đề xuất UBND thành phố xem xét, điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.
- 1Quyết định 162/2006/QĐ-UBND về việc ủy quyền cho Ủy ban nhân dân quận, huyện cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh Gia cầm (mổ sẵn) và sản phẩm gia cầm sạch cho hộ kinh doanh cá thể do Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành
- 2Quyết định 168/2004/QĐ-UB Về việc ủy quyền cho UBND quận, huyện cấp giấy phép kinh doanh rượu, thuốc lá cho hộ kinh doanh cá thể do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành
- 3Quyết định số 57/2007/QĐ-UBND về việc công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng (cũ) và do Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng ban hành đã hết hiệu lực thi hành do Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng ban hành
- 4Quyết định 3658/QĐ-UBND năm 2014 bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng ban hành
- 5Kế hoạch 2470/KH-UBND năm 2018 triển khai tuyên truyền, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho hộ kinh doanh cá thể chuyển đổi thành doanh nghiệp giai đoạn 2018-2020 trên địa bàn tỉnh Bình Dương
- 1Quyết định số 57/2007/QĐ-UBND về việc công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng (cũ) và do Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng ban hành đã hết hiệu lực thi hành do Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng ban hành
- 2Quyết định 3658/QĐ-UBND năm 2014 bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng ban hành
- 1Quyết định 162/2006/QĐ-UBND về việc ủy quyền cho Ủy ban nhân dân quận, huyện cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh Gia cầm (mổ sẵn) và sản phẩm gia cầm sạch cho hộ kinh doanh cá thể do Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành
- 2Quyết định 168/2004/QĐ-UB Về việc ủy quyền cho UBND quận, huyện cấp giấy phép kinh doanh rượu, thuốc lá cho hộ kinh doanh cá thể do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành
- 3Luật Khuyến khích đầu tư trong nước 1994
- 4Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 1994
- 5Luật Doanh nghiệp 1999
- 6Nghị định 51/1999/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Khuyến khích đầu tư trong nước sửa đổi
- 7Nghị định 93/1999/NĐ-CP về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê
- 8Nghị định 02/2000/NĐ-CP về đăng ký kinh doanh
- 9Nghị định 03/2000/NĐ-CP hướng dẫn Luật Doanh nghiệp
- 10Kế hoạch 2470/KH-UBND năm 2018 triển khai tuyên truyền, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho hộ kinh doanh cá thể chuyển đổi thành doanh nghiệp giai đoạn 2018-2020 trên địa bàn tỉnh Bình Dương
Quyết định 116/2000/QĐ-UB quy định về quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp thành lập theo Luật doanh nghiệp và hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
- Số hiệu: 116/2000/QĐ-UB
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 02/11/2000
- Nơi ban hành: Thành phố Đà Nẵng
- Người ký: Huỳnh Năm
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 12/11/2000
- Ngày hết hiệu lực: 05/06/2014
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra