- 1Nghị định 63/2010/NĐ-CP về kiểm soát thủ tục hành chính
- 2Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 3Nghị định 92/2017/NĐ-CP về sửa đổi Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính
- 4Thông tư 02/2017/TT-VPCP hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 5Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1149/QĐ-UBND | Bắc Giang, ngày 20 tháng 10 năm 2023 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT PHƯƠNG ÁN ỦY QUYỀN TRONG GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính và Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07/8/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31/10/2017 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ hướng dẫn nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính;
Theo đề nghị của Chánh Văn phòng UBND tỉnh tại Tờ trình số 1373/TTr-VP ngày 13/10/2023 và biểu quyết nhất trí thông qua của các thành viên Uỷ ban nhân dân tỉnh.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Phương án ủy quyền trong giải quyết thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh Bắc Giang (có Phụ lục kèm theo).
Điều 2. Nhiệm vụ thực hiện như sau:
1. Nhiệm vụ chung
1.1. Giám đốc sở, Thủ trưởng các cơ quan thuộc UBND tỉnh; Chủ tịch UBND huyện, thành phố; Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn theo thẩm quyền chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu, thực hiện việc ủy quyền, nhận ủy quyền theo quy định của pháp luật và chỉ đạo của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh.
1.2. Các cơ quan, đơn vị theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền chủ động tham mưu, trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc trực tiếp ban hành các Quyết định ủy quyền đảm bảo yêu cầu sau:
a) Về thời gian ban hành Quyết định ủy quyền: xong trước ngày 15/11/2023.
b) Về thời hạn ủy quyền: Thống nhất các quyết định ủy quyền có hiệu lực từ ngày 01/12/2023 đến hết ngày 01/12/2024. Trước khi hết hạn ủy quyền 60 ngày, các cơ quan, đơn vị thực hiện đánh giá hiệu quả việc ủy quyền, tham mưu tiếp tục thực hiện ủy quyền thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật.
c) Về điều kiện ủy quyền: Việc ủy quyền phải đảm bảo điều kiện về tài chính, nguồn nhân lực và các điều kiện cần thiết khác để thực hiện.
1.3. Giám đốc sở, Thủ trưởng các cơ quan thuộc UBND tỉnh, sau khi ban hành Quyết định ủy quyền, phê duyệt điều chỉnh quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý, quy trình điện tử thực hiện thủ tục hành chính, xong trước ngày 30/11/2023.
1.4. Các cơ quan, đơn vị đang thực hiện ủy quyền giải quyết thủ tục hành chính, tiếp tục thực hiện theo quy định hiện hành.
Trong quá trình triển khai thực hiện, các sở, cơ quan thuộc UBND tỉnh, UBND huyện, thành phố chủ động phát hiện và kịp thời báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh các vấn đề phát sinh để xem xét, điều chỉnh các văn bản có liên quan.
2. Nhiệm vụ cụ thể
2.1. Giám đốc sở, Thủ trưởng các cơ quan thuộc UBND tỉnh:
a) Tổ chức rà soát, triển khai các nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị theo nội dung phương án ủy quyền thủ tục hành chính của UBND tỉnh.
b) Tham mưu, trình UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành quyết định ủy quyền; ban hành hoặc chỉ đạo ban hành quyết định ủy quyền theo phương án ủy quyền (tại Phụ lục kèm theo).
c) Tiến hành rà soát bảo đảm các điều kiện tiếp nhận ủy quyền của các đơn vị được ủy quyền; kiện toàn tổ chức bộ máy, phân công cụ thể trách nhiệm tổ chức thực hiện cho các đơn vị trực thuộc.
d) Phê duyệt quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính; xây dựng quy trình điện tử, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông cập nhật lên Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính.
đ) Tổ chức hướng dẫn, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ cho UBND cấp huyện để thực hiện tốt nhiệm vụ được ủy quyền; thực hiện thanh tra, kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy định pháp luật khi thực hiện phương án ủy quyền theo quy định của pháp luật.
e) Chủ trì, phối hợp với Văn phòng UBND tỉnh, UBND cấp huyện, UBND cấp xã đánh giá hiệu quả của việc ủy quyền giải quyết thủ tục hành chính.
2.2. UBND huyện, thành phố:
a) Triển khai các nội dung nhiệm vụ thuộc trách nhiệm; ban hành, chỉ đạo việc ban hành văn bản ủy quyền theo phương án ủy quyền (tại Phụ lục kèm theo); phối hợp với các sở, ngành trong việc bảo đảm các điều kiện ủy quyền theo chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh và các quy định pháp luật liên quan.
b) Phối hợp với các sở, ngành đánh giá hiệu quả của việc ủy quyền thủ tục hành chính.
2.3. Sở Nội vụ chủ trì tổng hợp, tham mưu UBND tỉnh các nội dung về tổ chức bộ máy, biên chế của các cơ quan, đơn vị đảm bảo phù hợp với thực tiễn thực hiện phương án ủy quyền giải quyết TTHC; hướng dẫn các đơn vị rà soát, đánh giá thực trạng về nguồn nhân lực, tổ chức bộ máy, biên chế so với yêu cầu, khối lượng công việc của mỗi cấp, mỗi cơ quan; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, đảm bảo đủ yêu cầu, điều kiện để thực hiện tốt nhiệm vụ khi được ủy quyền.
2.4. Sở Tài chính rà soát, tham mưu UBND tỉnh việc bố trí kinh phí phù hợp với việc ủy quyền theo quy định của pháp luật; hướng dẫn các đơn vị phương án quản lý nguồn kinh phí, công tác mua sắm theo quy định.
2.5. Văn phòng UBND tỉnh, theo dõi, đôn đốc các sở, cơ quan thuộc UBND tỉnh, UBND cấp huyện trong quá trình thực hiện phương án ủy quyền giải quyết thủ tục hành chính theo quy định.
Điều 3. Giám đốc sở, Thủ trưởng các cơ quan thuộc UBND tỉnh; Chủ tịch UBND huyện, thành phố; Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn và các tổ chức, cá nhân có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
PHƯƠNG ÁN ỦY QUYỀN TRONG GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
(Kèm theo Quyết định số 1149/QĐ-UBND ngày 20/10/2023 của UBND tỉnh Bắc Giang)