Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐIỆN BIÊN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1117/QĐ-UBND

Điện Biên, ngày 31 tháng 12 năm 2013

 

QUYẾT ÐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG KỸ THUẬT VIỄN THÔNG THỤ ĐỘNG TỈNH ĐIỆN BIÊN GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2020

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ban hành ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Viễn thông ban hành ngày 04/12/2009;

Căn cứ Nghị Định số 92/2006/NĐ-CP, ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; Nghị Định số 04/2008/NĐ-CP, ngày 11/01/2008 của Chính phủ về sửa Đổi, bổ sung một số Điều của Nghị Định số 92/2006/NĐ-CP;

Căn cứ Thông tư số 03/2008/TT-BKH, ngày 01/7/2008 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư Hướng dẫn thực hiện một số Điều của Nghị Định số 04/2008/NĐ-CP, ngày 11/01/2008 của Chính phủ về sửa Đổi, bổ sung một số Điều của Nghị Định số 92/2006/NĐ-CP;

Căn cứ Quyết Định số 246/2005/QĐ-TTg, của Thủ tướng Chính phủ ngày 06/10/2005 Phê duyệt "Chiến lược phát triển công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam Đến năm 2010 và Định hướng Đến năm 2020";

Căn cứ Quyết Định số 32/2012/QĐ-TTg, ngày 27/7/2012 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt quy hoạch phát triển viễn thông quốc gia Đến năm 2020;

Căn cứ Chỉ thị số 422/CT-TTg, ngày 02/4/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc Tăng cường quản lý và phát triển bền vững cơ sở hạ tầng viễn thông;

Căn cứ Quyết Định số 45/2012/QĐ-TTg, ngày 23/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ về Tiêu chí xác Định công trình viễn thông quan trọng liên quan Đến an ninh quốc gia;

Căn cứ Quyết Định số 230/2006/QĐ-TTg, ngày 13/10/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Điện Biên thời kỳ 2006-2020;

Tiếp theo Quyết Định số 617/2011/QĐ-UBND, ngày 05/7/2011 của UBND tỉnh về việc Phê duyệt Đề cương - dự toán quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ Động tỉnh Điện Biên giai Đoạn 2011 - 2015, Định hướng Đến 2020;

Xét Đề nghị của Giám Đốc Sở Thông tin và Truyền thông tại Tờ trình số 875/TTr-STTTT ngày 29/10/2013,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ Động tỉnh Điện Biên giai Đoạn Đến năm 2020 (có quy hoạch chi tiết kèm theo).

Điều 2. Giao Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, Đơn vị có liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố theo chức năng nhiệm vụ, có trách nhiệm triển khai tổ chức thực hiện Quy hoạch phát triển hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ Động tỉnh Điện Biên giai Đoạn Đến năm 2020 Đảm bảo các quy Định hiện hành; Đồng thời hướng dẫn, theo dõi, Đôn Đốc, kiểm tra quá trình tổ chức thực hiện Đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng – an ninh và tình hình thực tế của tỉnh.

Điều 3. Quyết Định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám Đốc Sở Thông tin và Truyền thông, Giám Đốc các sở, ban, ngành tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Giám Đốc các Doanh nghiệp viễn thông trên Địa bàn tỉnh; Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết Định này./.

 

 

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Phạm Xuân Kôi

 

MỤC LỤC

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

II. CĂN CỨ XÂY DỰNG QUY HOẠCH

PHẦN THỨ NHẤT

HIỆN TRẠNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT VIỄN THÔNG THỤ ĐỘNG TỈNH ĐIỆN BIÊN

I. HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI

1. Điều kiện tự nhiên

2. Dân số và lao Động

3. Hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội

4. Đánh giá tác Động của Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội Đến sự phát triển của hạ tầng viễn thông thụ Động

4.1. Thuận lợi

4.2. Khó khăn

4.3. Cơ hội

4.4. Thách thức

II. HIỆN TRẠNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT VIỄN THÔNG THỤ ĐỘNG TỈNH ĐIỆN BIÊN

1. Tổng quan hiện trạng mạng lưới viễn thông trên Địa bàn tỉnh

2. Vị trí, vai trò của ngành viễn thông

3. Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ Động

3.1. Công trình viễn thông quan trọng liên quan Đến quốc phòng - an ninh trên Địa bàn tỉnh

3.2. Điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng

3.3. Hiện trạng hạ tầng mạng ngoại vi

3.4. Hiện trạng hạ tầng mạng thông tin di Động

4. Đánh giá hiện trạng hạ tầng viễn thông thụ Động

4.1. Kết quả Đạt Được

4.2. Tồn tại và hạn chế

4.3. Thời cơ

4.4. Thách thức

PHẦN THỨ HAI

DỰ BÁO CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA HẠ TẦNG VIỄN THÔNG THỤ ĐỘNG

I. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH ĐIỆN BIÊN ĐẾN NĂM 2020

II. XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG KỸ THUẬT VIỄN THÔNG THỤ ĐỘNG

1. Xu hướng phát triển Điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng

2. Xu hướng phát triển mạng thông tin di Động

2.1. Xu hướng phát triển hạ tầng

2.2. Xu hướng phát triển thị trường

3. Xu hướng phát triển hạ tầng mạng ngoại vi

III. DỰ BÁO NHU CẦU PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG VIỄN THÔNG THỤ ĐỘNG CỦA TỈNH

1. Cơ sở dự báo

2. Dự báo

PHẦN THỨ BA

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG KỸ THUẬT VIỄN THÔNG THỤ ĐỘNG TỈNH ĐIỆN BIÊN ĐẾN NĂM 2020

I. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN

II. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN

1. Mục tiêu tổng quát

2. Mục tiêu cụ thể

III. QUY HOẠCH HẠ TẦNG KỸ THUẬT VIỄN THÔNG THỤ ĐỘNG TỈNH ĐIỆN BIÊN ĐẾN NĂM 2020

1. Công trình viễn thông quan trọng liên quan Đến quốc phòng - an ninh trên Địa bàn tỉnh

2. Điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng

3. Quy hoạch hạ tầng cột ăng ten thu, phát sóng thông tin di Động

3.1. Định hướng phát triển loại cột ăng ten

3.2. Định hướng phát triển hạ tầng mạng

4. Quy hoạch hạ tầng cống bể, cột treo cáp

4.1. Phương hướng phát triển chung

4.2. Một số nguyên tắc xây dựng hạ tầng cống bế, cột treo cáp

4.3. Cải tạo hạ tầng mạng ngoại vi trên cột Điện, cột treo cáp

IV. QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT

1. Nhu cầu sử dụng Đất xây dựng hạ tầng trạm thu phát sóng

2. Nhu cầu sử dụng Đất xây dựng hạ tầng Điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng

V. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

VI. DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRỌNG ĐIỂM

PHẦN THỨ TƯ

GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN

I. GIẢI PHÁP

1. Giải pháp về cơ chế chính sách

2. Giải pháp về quản lý nhà nước

3. Giải pháp về huy Động vốn Đầu tư

4. Giải pháp về khoa học và công nghệ

II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Thông tin và Truyền thông 

2. Sở Giao thông Vận tải

3. Sở Xây dựng

4. Sở Tài nguyên và Môi trường

5. Sở Khoa học và Công nghệ

6. Các sở, ban, ngành khác

7. Ủy ban nhân dân cấp huyện

8. Các doanh nghiệp

PHẦN THỨ NĂM PHỤ LỤC

 

MỞ ĐẦU

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Viễn thông là ngành kinh tế kỹ thuật, dịch vụ quan trọng thuộc kết cấu hạ tầng của nền kinh tế quốc dân, là hạ tầng kỹ thuật quan trọng Để hình thành xã hội thông tin, Đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện Đại hoá Đất nước. Viễn thông có nhiệm vụ Đảm bảo thông tin phục vụ lãnh Đạo, chỉ Đạo của các cấp ủy Đảng và Chính quyền, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, Đảm bảo quốc phòng - an ninh, phòng chống thiên tai; Đáp ứng các nhu cầu trao Đổi, hưởng thụ thông tin của nhân dân trong và ngoài tỉnh

Viễn thông trên Địa bàn tỉnh trong những năm qua Đã có sự phát triển nhanh chóng, tốc Độ tăng trưởng năm sau luôn cao hơn năm trước, tỷ lệ Đóng góp của ngành viễn thông vào GDP của tỉnh ngày càng cao. Tuy nhiên, việc viễn thông phát triển nhanh, bùng nổ Đã dẫn tới những bất cập trong phát triển hạ tầng mạng lưới và Đặt ra nhiều vấn Đề về quản lý nhà nước: phát triển hạ tầng viễn thông chưa Đồng bộ với phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội, phát triển chưa Đồng bộ với các ngành khác, phát triển hạ tầng chồng chéo, mỗi doanh nghiệp xây dựng một hạ tầng mạng riêng; hệ thống trạm thu phát sóng di Động dày Đặc, cáp treo tràn lan…gây ảnh hưởng Đến mỹ quan Đô thị, lãng phí Đầu tư giảm hiệu quả sử dụng hạ tầng mạng lưới.

Kinh tế - xã hội trên Địa bàn tỉnh trong thời gian qua phát triển khá nhanh và ổn Định, quy hoạch hạ tầng mạng viễn thông trong thời gian tới nhằm Đưa ra những Định hướng phát triển phù hợp với Định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, bảo Đảm quốc phòng - an ninh, Đồng thời góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân. Mặt khác, trong thời gian vừa qua công nghệ viễn thông có sự thay Đổi nhanh chóng (từ 2G Đến 3G, 4G, NGN…), do Đó cần xây dựng Quy hoạch Để phù hợp với xu hướng phát triển của công nghệ.

Trong thời gian gần Đây, Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông Đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật, văn bản quản lý nhà nước Để tăng cường việc xây dựng, quản lý và phát triển bền vững cơ sở hạ tầng viễn thông, quy hoạch hạ tầng viễn thông thụ Động như Luật Viễn thông, Chỉ thị số 422/CT-TTg ngày 02/4/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường quản lý và phát triển bền vững cơ sở hạ tầng viễn thông; Nghị Định số 25/2011/NĐ-CP ngày 06/4/2011 của Chính phủ quy Định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật Viễn thông; Thông tư số 14/2013/TT-BTTTT ngày 21/6/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn việc lập, phê duyệt và tổ chức thực hiện quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ Động tại Địa phương. Quy hoạch này nhằm cụ thể hóa những quan Điểm chỉ Đạo của UBND tỉnh Đối với việc phát triển hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ Động trên Địa bàn tỉnh.

Quy hoạch phát triển bưu chính, viễn thông của tỉnh giai Đoạn Đến năm 2020 Đã Đề cập Đến việc sử dụng chung cơ sở hạ tầng viễn thông, ngầm hóa hạ tầng mạng ngoại vi…Quy hoạch này sẽ Đề cập cụ thể hơn các nội dung trên (cơ chế, giải pháp, tổ chức thực hiện) và làm rõ vai trò, thẩm quyền của Địa phương Đối với việc quản lý, phát triển hạ tầng viễn thông thụ Động.

Từ các lý do trên, việc xây dựng Quy hoạch phát triển hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ Động tỉnh Điện Biên giai Đoạn Đến năm 2020 thực sự cần thiết.

II. CĂN CỨ XÂY DỰNG QUY HOẠCH

- Luật Viễn thông ngày 04/12/2009;

- Nghị Định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ về việc sửa Đổi, bổ sung một số Điều của Nghị Định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/09/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

- Nghị Định số 39/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 của Chính phủ về Quản lý không gian xây dựng ngầm Đô thị;

- Nghị Định số 25/2011/NĐ-CP ngày 06/4/2011 của Thủ tướng Chính phủ  quy Định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật Viễn thông;

- Nghị Định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18/4/2011 của Chính phủ về việc Quy Định về Đánh giá môi trường chiến lược, Đánh giá tác Động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường;

- Nghị Định số 72/2012/NĐ-CP ngày 24/9/2012 của Chính phủ về quản lý và sử dụng chung công trình hạ tầng kỹ thuật;

- Quyết Định số 281/2007/QĐ-BKH ngày 26/3/2007 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc ban hành Định mức chi phí cho lập, thẩm Định quy hoạch và Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành và quy hoạch phát triển các sản phẩm chủ yếu;

- Chỉ thị số 422/CT-TTg ngày 02/4/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường quản lý và phát triển bền vững cơ sở hạ tầng viễn thông;

- Quyết Định số 32/2012/QĐ-TTg ngày 27/7/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch phát triển viễn thông quốc gia Đến năm 2020;

- Nghị quyết số 45/NQ-CP ngày 25/8/2012 của Chính phủ về việc Điều chỉnh Địa giới hành chính Để thành lập Đơn vị hành chính cấp xã, cấp huyện thuộc tỉnh Điện Biên;

- Quyết Định số 45/2012/QĐ-TTg ngày 23/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chí xác Định công trình viễn thông quan trọng liên quan Đến an ninh quốc gia;

- Thông tư số 03/2008/TT-BKH ngày 01/7/2008 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc hướng dẫn thực hiện một số Điều của Nghị Định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ và Quyết Định số 281/2007/QĐ-BKH ngày 26/3/2007 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư;

- Thông tư số 31/2009/TT-BXD ngày 10/9/2009 của Bộ Xây dựng về ban hành tiêu chuẩn quy hoạch xây dựng nông thôn;

- Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18/7/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc Quy Định chi tiết một số Điều của Nghị Định số 29/2011/NĐ-CP  ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy Định về Đánh giá môi trường chiến lược, Đánh giá tác Động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường;

- Thông tư số 14/2013/TT-BTTTT ngày 21/6/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn việc lập, phê duyệt và tổ chức thực hiện quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ Động tại Địa phương;

- Quyết Định số 742/QĐ-UBND ngày 13/5/2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên ban hành quy Định về quản lý, phát triển trạm thu phát sóng thông tin di Động trên Địa bàn tỉnh Điện Biên;

- Quyết Định số 1529/QĐ-UBND ngày 25/8/2009 của UBND tỉnh Điện Biên phê duyệt quy hoạch phát triển bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin tỉnh Điện Biên giai Đoạn Đến năm 2020;

- Quyết Định số 617/2011/QĐ-UBND ngày 05/7/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt Đề cương – dự toán quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ Động tỉnh Điện Biên giai Đoạn 2011 – 2015, Định hướng Đến 2020;

PHẦN THỨ NHẤT

HIỆN TRẠNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT VIỄN THÔNG THỤ ĐỘNG TỈNH ĐIỆN BIÊN

I. HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI

1. Điều kiện tự nhiên

1.1. Vị trí Địa lý

Điện Biên là tỉnh miền núi biên giới thuộc vùng Tây Bắc của tổ quốc, có diện tích tự nhiên 9.562,9km2. Phía Bắc giáp tỉnh Lai Châu, phía Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Sơn La, phía Tây Bắc giáp tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), phía Tây và Tây Nam giáp hai tỉnh Luông Pha Băng và Phong Sa Ly nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.

Tỉnh có 10 Đơn vị hành chính: 1 thành phố, 1 thị xã và 8 huyện. Trong Đó, thành phố Điện Biên Phủ là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội của tỉnh.

Điện Biên có 360 km Đường biên giới với Lào và 40,86 km Đường biên giới với Trung Quốc. Trên tuyến biên giới Việt - Lào có hai cửa khẩu quốc tế Huổi Puốc và Tây Trang; tuyến biên giới Việt - Trung có lối mở A Pa Chải.

Điện Biên nằm cách xa các trung tâm kinh tế lớn của Đất nước, nên gặp nhiều khó khăn trong việc thu hút Đầu tư và giao lưu kinh tế. Tỉnh có một số tiềm năng và thế mạnh riêng cần phát huy, Đó là thế mạnh về khai thác các loại hình giao thông, nối với vùng Đồng bằng sông Hồng và các tỉnh lân cận theo quốc lộ 6, quốc lộ 12; Đường thuỷ qua sông Đà, Đường hàng không; các cửa khẩu với Lào và Trung Quốc.

1.2. Địa hình

Địa hình phức tạp có nhiều dãy núi chạy dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, xen lẫn các dãy núi cao chia cắt phức tạp là các thung lũng, sông suối nhỏ hẹp với Độ dốc lớn phân bố rộng trên Địa bàn tỉnh, trong Đó có thung lũng Mường Thanh rộng hơn 150 km2, là cánh Đồng lớn của tỉnh và khu vực Tây Bắc. Ngoài ra còn có các dạng Địa hình thung lũng, sông suối, thềm bãi bồi, hang Động… phân bố rộng khắp trên Địa bàn.

Với Đặc Điểm Địa hình Đa dạng, phức tạp và chia cắt, tỉnh gặp nhiều khó khăn trong việc xây dựng phát triển hạ tầng mạng viễn thông.

1.3. Khí hậu

Điện Biên có khí hậu nhiệt Đới gió mùa núi cao. Mùa Đông tương Đối lạnh và ít mưa; mùa hạ nóng, mưa nhiều và diễn biến thất thường. Khí hậu Đa dạng, ít chịu ảnh hưởng của bão.

Nhìn chung, khí hậu của tỉnh tương Đối thuận lợi không gây ảnh hưởng nhiều Đến các công trình viễn thông.

2. Dân số và lao Động

Dân số tỉnh Điện Biên năm 2013 là 527,78 ngàn người, mật Độ dân số trung bình 55,2 người/km2. Tỷ lệ tăng tự nhiên 16,8%o, mức giảm tỷ lệ sinh 0,7%o. Tỷ lệ dân số thành thị chiếm 15%, nông thôn chiếm 85%.

Trên Địa bàn tỉnh Điện Biên có nhiều dân tộc khác nhau cùng sinh sống, trong Đó Đông nhất là dân tộc Thái (37,99%), H’Mông (34,81%), Kinh (18,43%). Dân cư phân bố không Đều, tập trung Đông tại khu vực thành phố Điện Biên Phủ và trung tâm các huyện, thị xã, thành phố. Các khu vực khác mật Độ dân cư khá thưa, dưới 100 người/km2.

Tổng số lao Động Đang làm việc trong các ngành kinh tế chiếm 54,27% dân số. Phân theo khu vực: khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 68,91%; khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm 11,80%; khu vực dịch vụ chiếm 19,29%. Phân theo thành phần kinh tế: Kinh tế nhà nước chiếm 13,84%; kinh tế tập thể chiếm 0,39%; kinh tế cá thể chiếm 74,61%; kinh tế tư nhân chiếm 11,15%; kinh tế có vốn Đầu tư nước ngoài chiếm 0,01%.

3. Hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội

Tổng sản phẩm trên Địa bàn tỉnh (GDP) năm 2013 (theo giá so sánh năm 1994) Đạt 2.736,85 triệu Đồng, tăng 8,55% so với cùng kỳ năm trước. Trong Đó: Nông lâm nghiệp tăng 4,95%; công nghiệp xây dựng tăng tăng 5,56%; các ngành dịch vụ tăng 11,04% so với năm 2012. GDP bình quân Đầu người (theo giá hiện hành) Đạt 20,41 triệu Đồng/người/năm, tăng 16,2% so với năm 2012. Cơ cấu kinh tế năm 2013, khu vực nông lâm nghiệp, thủy sản chiếm 25,76%, giảm 1,67%; khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm 29,52%, giảm 0,82%; khu vực dịch vụ chiếm 44,72%, tăng 2,5% so với năm 2012.

Tổng kim ngạch xuất khẩu Đạt 15,9 triệu USD, tăng 18,75% so với  năm 2012. Tổng kim ngạch nhập khẩu Đạt 11,1 triệu USD, tăng 16,13% so với năm 2012. Tổng thu ngân sách Địa phương Đạt 6.737 tỷ 690 triệu Đồng, bằng 80,55% so với thực hiện năm 2012. Trong Đó riêng thu nội Địa Đạt 511 tỷ 500 triệu Đồng, tăng 13,21% so với năm 2012.

Tổng chi ngân sách Địa phương 6.558 tỷ 604 triệu Đồng, bằng 96,93% năm 2012. Trong Đó: Chi thường xuyên 4.696 tỷ 624 triệu Đồng; chi Đầu tư phát triển trong cân Đối ngân sách ước Đạt 257 tỷ 740 triệu Đồng (gồm chi trả nợ vay Đầu tư, chưa bao gồm vốn, hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách Trung ương, vốn TPCP và vốn ODA không thuộc cân Đối NSĐP).

Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên Địa bàn Được giữ vững, ổn Định, chủ quyền biên giới quốc gia Được Đảm bảo, bảo vệ an toàn các khu vực trọng Điểm.

4. Đánh giá tác Động của Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội Đến sự phát triển của hạ tầng viễn thông thụ Động

4.1. Thuận lợi

Tốc Độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh Đạt mức khá, Đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của người dân Được cải thiện, cơ chế chính sách thu hút Đầu tư bước Đầu Đã tạo Điều kiện thu hút các doanh nghiệp trong tất cả các lĩnh vực kinh tế, trong Đó có các doanh nghiệp viễn thông.

Cơ sở hạ tầng (giao thông, Đô thị,…) Được quan tâm Đầu tư xây dựng, Đây là tiền Đề quan trọng cho doanh nghiệp triển khai xây dựng hạ tầng viễn thông Đồng bộ.

Tỉnh Điện Biên có nhiều di tích lịch sử có giá trị văn hoá, du lịch, trong Đó Đáng chú ý là quần thể di tích lịch sử chiến thắng Điện Biên Phủ và nhiều danh lam thắng cảnh gắn với nền văn hoá truyền thống của các dân tộc, Đây là lợi thế lớn Để tỉnh phát triển mạnh ngành du lịch, dịch vụ trong Đó có viễn thông.

4.2. Khó khăn

Điều kiện kinh tế, xã hội của các Địa phương trong tỉnh không Đồng Đều, nhu cầu sử dụng dịch vụ tại các Địa phương khác nhau, khó khăn cho doanh nghiệp trong phát triển hạ tầng một cách Đồng bộ trên Địa bàn toàn tỉnh.

Tỉnh có diện tích rộng, Địa hình có dạng Đồi núi, Độ dốc cao, cách xa các trung tâm kinh tế lớn của cả nước tác Động không nhỏ tới quá trình xây dựng phát triển hạ tầng mạng lưới viễn thông của các doanh nghiệp.

Tỷ lệ dân số nông thôn cao (chiếm 85% dân số), trên 80% dân số là Đồng bào dân tộc thiểu số, Đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, trình Độ dân trí còn hạn chế.

Tỷ lệ số hộ gia Đình chưa Được dùng Điện còn cao (năm 2012 có 26,02% số hộ), tác Động không nhỏ tới xây dựng phát triển hạ tầng mạng lưới của doanh nghiệp và sử dụng dịch vụ của người dân.

Kết cấu cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội nói chung có bước cải thiện nhưng còn nhiều hạn chế, yếu kém, nhất là khu vực nông thôn.

4.3. Cơ hội

Năm 2007, Việt Nam trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới WTO, là cơ hội Để tỉnh mở rộng thị trường thu hút vốn Đầu tư.

Điện Biên có Đường biên giới chung với nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào và Cộng hòa nhân dân Trung hoa. Tỉnh có các cửa khẩu kết nối giao thông quốc tế Lào - Thái Lan - Myanmar, là Điều kiện tốt phát triển kinh tế, thu hút Đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng, tạo thuận lợi cho vận chuyển hàng hóa và hợp tác quốc tế, trong Đó có các nguồn vốn Đầu tư xây dựng và phát triển hạ tầng mạng viễn thông.

4.4. Thách thức

Tốc Độ phát triển kinh tế xã hội nhanh, Đòi hỏi Đầu tư lớn, Đồng bộ cho phát triển hạ tầng mạng thông tin di Động, mạng ngoại vi.

Yêu cầu về chất lượng dịch vụ khi kinh tế - xã hội của tỉnh ngày càng phát triển là một thách thức Đối với doanh nghiệp trong phát triển hạ tầng.

II. HIỆN TRẠNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT VIỄN THÔNG THỤ ĐỘNG TỈNH ĐIỆN BIÊN

1. Tổng quan hiện trạng mạng lưới viễn thông trên Địa bàn tỉnh

Trong thời gian qua, mạng viễn thông trên Địa bàn tỉnh phát triển khá mạnh, góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống người dân. Tốc Độ tăng trưởng của các dịch vụ viễn thông luôn Đạt mức cao, Đặc biệt là dịch vụ thông tin di Động.

Hạ tầng mạng lưới viễn thông phát triển tương Đối rộng khắp:

- Số Điểm chuyển mạch hiện có 44 Điểm.

- Truyền dẫn: cáp quang, cáp Đồng Đã Được triển khai rộng trên Địa bàn tỉnh; 130/130 xã, phường, thị trấn có tuyến truyền dẫn tới trung tâm xã; 68/130 xã, phường, thị trấn có trạm truyền dẫn Viba.

- Trạm thu phát sóng thông tin di Động: 130/130 xã, phường, thị trấn có trạm thu phát sóng thông tin di Động.

- Tổng số thuê bao Điện thoại năm 2013 ước Đạt 380.000 thuê bao, mật Độ 71,9 thuê bao/100 dân.

- Dịch vụ Internet tốc Độ cao (ADSL) cung cấp Đến cấp xã, hết năm 2013 tổng số thuê bao Internet ước Đạt 14.200 thuê bao, mật Độ 2,7 thuê bao/100 dân.

2. Vị trí, vai trò của ngành viễn thông

Viễn thông là ngành kinh tế, kỹ thuật, dịch vụ quan trọng thuộc kết cấu hạ tầng của nền kinh tế quốc dân, góp phần thúc Đẩy sự tăng trưởng của nhiều ngành, nhiều lĩnh vực. Trong những năm qua ngành viễn thông Đã phát triển mạnh, mở rộng năng lực mạng lưới, mở thêm nhiều loại hình dịch vụ mới với công nghệ tiên tiến, hiện Đại, Đáp ứng yêu cầu thông tin liên lạc của Đất nước, hội nhập với mạng lưới viễn thông của khu vực và thế giới.

Viễn thông có Đóng góp quan trọng Đối với phát triển kinh tế xã hội. Hoạt Động của các doanh nghiệp viễn thông trên Địa bàn tỉnh Đã góp phần Đưa thông tin Đến khu vực nông thôn, vùng núi, vùng sâu, vùng xa, nâng cao dân trí.

Tổng doanh thu hoạt Động viễn thông, internet trên Địa bàn tỉnh năm 2013 Đạt 253.000 triệu Đồng. Tốc Độ tăng trưởng doanh thu hoạt Động viễn thông giai Đoạn 2008 - 2013 Đạt 22%/năm.

3. Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ Động

3.1. Công trình viễn thông quan trọng liên quan Đến quốc phòng - an ninh trên Địa bàn tỉnh

Theo Quyết Định số 45/2012/QĐ-TTg ngày 23/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chí xác Định công trình viễn thông quan trọng liên quan Đến an ninh quốc gia; danh mục các công trình viễn thông quan trọng liên quan Đến quốc phòng an ninh bao gồm:

- Các công trình, hệ thống truyền dẫn viễn thông quốc tế.

- Các công trình hệ thống truyền dẫn viễn thông Đường dài kết nối giữa các trung tâm miền Bắc – Trung – Nam.

- Các công trình hệ thống Định tuyến, chuyển mạch viễn thông quốc tế, Đường dài liên khu vực Bắc - Trung - Nam.

- Các công trình hệ thống truyền dẫn, phát sóng phát thanh, truyền hình.

- Các tuyến truyền dẫn viễn thông dùng riêng phục vụ trực tiếp các cơ quan Đảng, Nhà nước, phục vụ công tác phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh, thành phố trở lên.

Theo danh mục trên, Địa bàn tỉnh chỉ có hệ thống các tuyến truyền dẫn viễn thông dùng riêng (mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng và Nhà nước) Được xếp vào các công trình viễn thông quan trọng liên quan Đến quốc phòng an ninh.

Mạng truyền số liệu chuyên dùng các cơ quan Đảng và Nhà nước của tỉnh Đã Đưa vào sử dụng giai Đoạn 2, kết nối các sở, ban, ngành và một số huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh. Thiết bị Định tuyến Đặt tại Viễn thông Điện Biên, sau Đó kéo cáp quang Đến trụ sở scác sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân cấp huyện. Giai Đoạn 3 (2014- 2015 hướng Đến 2020) mục tiêu kết nối Đến tất cả các huyện, thị xã, thành phố và các xã, phường, thị trấn.

Việc Đưa mạng truyền số liệu chuyên dùng vào hoạt Động là cơ sở Để triển khai các ứng dụng công nghệ thông tin Đồng bộ cho tất cả các cơ quan hành chính của tỉnh, quyết Định cho việc hình thành Chính phủ Điện tử. Ngoài ra mạng truyền số liệu chuyên dùng còn giúp Đội ngũ cán bộ công chức truy nhập Internet tốc Độ cao, ổn Định Đáp ứng nhu cầu tìm kiếm thông tin phục vụ công tác quản lý, trao Đổi thư Điện tử, văn bản Điện tử... trên môi trường mạng. Việc Đưa mạng truyền số liệu chuyên dùng vào sử dụng có ý nghĩa rất quan trọng trong việc triển khai dịch vụ hội nghị truyền hình trực tuyến, Đào tạo từ xa, quản lý cơ sở dữ liệu tập trung, Đảm bảo an ninh thông tin...

3.2. Điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng

a) Điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng có người phục vụ

Điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng có người phục vụ bao gồm: trung tâm viễn thông các huyện, thị xã, thành phố, trung tâm dịch vụ khách hàng, chi nhánh của các tập Đoàn, doanh nghiệp viễn thông trên Địa bàn tỉnh, Điểm giao dịch và các Điểm Đại lý do doanh nghiệp trực tiếp quản lý.

Hiện tại, hệ thống Điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng có người phục vụ Đã phát triển rộng khắp; 10/10 huyện, thị xã, thành phố có các Điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng có người phục vụ.

Viễn thông Điện Biên và Viễn thông quân Đội (Viettel) ngoài hệ thống các Điểm phục vụ tại khu vực trung tâm các huyện, thị xã, thành phố Đã phát triển Điểm phục vụ viễn thông công cộng Đến khu vực các xã, phường, thị trấn nhằm Đáp ứng Đầy Đủ nhu cầu sử dụng dịch vụ viễn thông của người dân. Năm 2013:

- Số xã có Điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng: 108/130 xã (Đạt 83,07%)

- Số xã có Điểm phục vụ Điện thoại công cộng: 93/130 xã (Đạt 71,5%)

- Số xã có Điểm phục vụ Internet công cộng: 49/130 xã (Đạt 38%)

Hiện tại, một số Điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng có người phục vụ tại khu vực các xã (Điểm bưu Điện văn hóa xã…) hoạt Động chưa hiệu quả, không thu hút Được Đông Đảo người dân sử dụng dịch vụ. Nguyên nhân một phần do sự phát triển mạnh của dịch vụ thông tin di Động, một phần do hình thức dịch vụ truyền thống Đã bộc lộ hạn chế không còn phù hợp với nhu cầu hiện tại.

Bảng 1: Hiện trạng Điểm phục vụ Internet công cộng

TT

Khu vực

Số xã, phường, thị trấn

Số xã, phường, thị trấn có Điểm Internet công cộng

Số Điểm Internet công cộng

Tỷ lệ

(%)

1

Thành phố Điện Biên Phủ

9

7

43

78%

 

2

Thị xã Mường Lay

3

3

7

100%

 

3

Huyện Mường Nhé

11

2

5

18%

 

4

Huyện Mường Chà

12

2

2

17%

 

5

Huyện Tủa Chùa

12

4

5

33%

 

6

Huyện Tuần Giáo

19

7

14

37%

 

7

Huyện Điện Biên

25

12

36

48%

 

8

Huyện Điện Biên Đông

14

5

5

36%

 

9

Huyện Mường Ảng

10

5

8

50%

 

10

Huyện Nậm Pồ

15

2

2

13%

 

 

Toàn tỉnh

130

49

127

38%

 

b) Điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng không có người phục vụ

Điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng không có người phục vụ bao gồm: cabin Điện thoại công cộng, các Điểm cung cấp dịch vụ viễn thông tại các nơi công cộng (nhà ga, bến xe...). Hiện nay trên Địa bàn tỉnh chưa có Điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng không có người phục vụ.

3.3. Hiện trạng hạ tầng mạng ngoại vi

Mạng ngoại vi (cáp Điện thoại và Internet) trên Địa bàn tỉnh hiện nay chủ yếu do Viễn thông Điện Biên, Viễn thông Quân Đội xây dựng và quản lý.

a) Hiện trạng hạ tầng mạng ngoại vi Viễn thông Điện Biên

Hiện tại mạng ngoại vi thuộc khu vực thành phố, thị xã và trung tâm các huyện bước Đầu Đã Được ngầm hóa, tuy nhiên tỷ lệ ngầm hóa chưa cao, phần lớn vẫn sử dụng cáp treo.

Hiện tại các tuyến cáp Được ngầm hóa chủ yếu là các tuyến cáp gốc trong khu vực trung tâm thành phố, thị xã, thị trấn nhằm tạo mỹ quan cho các khu Đô thị. Ước Đến hết năm 2013, tỷ lệ ngầm hóa mạng cáp gốc của Viễn thông Điện Biên Đạt khoảng 50%. Tỷ lệ ngầm hóa toàn mạng Đạt trên 10%. Tỷ lệ ngầm hóa mạng ngoại vi trên Địa bàn tỉnh còn khá thấp do Địa hình Đồi núi, Điều kiện phát triển kinh tế xã hội của các khu vực không Đồng Đều, chi phí Đầu tư thực hiện ngầm hóa mạng ngoại vi cao.

Hệ thống cáp treo chủ yếu Được treo trên cột thông tin hoặc cột hạ thế của Điện lực, Đã Đáp ứng kịp thời nhu cầu lắp Đặt thuê bao mới cho nhân dân trên Địa bàn tỉnh.

Hạ tầng mạng ngoại vi (cống bể, cột treo cáp) khu vực thành phố, thị xã, thị trấn bước Đầu Được ngầm hóa nhưng còn nhiều bất cập: cùng 1 tuyến Đường có Đoạn lắp Đặt cáp ngầm, có Đoạn lắp Đặt cáp treo; cùng 1 tuyến Đường phía bên phải Đường lắp Đặt cáp ngầm, phía bên trái Đường lắp Đặt cáp treo; cùng 1 tuyến Đường có doanh nghiệp lắp Đặt cáp ngầm, có doanh nghiệp lắp Đặt cáp treo…Hạ tầng cống bể cáp tại một số khu vực, một số tuyến trong tình trạng hư hỏng không sử dụng Được (tuyến cáp chết, hạ tầng cống bể nằm giữa lòng Đường, nằm dưới các công trình xây dựng…không còn khả năng cải tạo, sửa chữa).

Hạ tầng mạng ngoại vi tại khu vực nông thôn hầu hết vẫn sử dụng cáp treo (cột treo cáp) do Điều kiện Địa hình khó khăn, chi phí Đầu tư ngầm hóa cao và dung lượng mạng tại khu vực này còn thấp.

Với sự phát triển và cạnh tranh mạnh của dịch vụ thông tin di Động trong những năm vừa qua, dịch vụ viễn thông cố Định Đã phát triển chậm lại, tăng trưởng âm tại một số khu vực. Do vậy, hạ tầng mạng ngoại vi trong những năm vừa qua không Được chú trọng Đầu tư phát triển, cải tạo dẫn Đến xuống cấp.

Trên thực tế, chi phí Đầu tư xây dựng hạ tầng cống bể cáp ngầm hóa mạng ngoại vi khá tốn kém; cao gấp hàng chục, hàng trăm lần so với chi phí Đầu tư xây dựng hạ tầng cột treo cáp; chi phí Đầu tư cao, hiệu quả Đem lại chưa thực sự thuyết phục; Đây là một trong những nguyên nhân dẫn Đến doanh nghiệp không chú trọng Đầu tư hệ thống cống bể cáp ngầm.

Hiện trạng sử dụng chung cơ sở hạ tầng mạng ngoại vi (sử dụng chung giữa các doanh nghiệp trong ngành và ngoài ngành) trên Địa bàn tỉnh còn hạn chế; hình thức sử dụng chung chủ yếu hiện nay là sử dụng chung với các doanh nghiệp ngoài ngành (doanh nghiệp viễn thông thuê lại hệ thống cột của công ty Điện lực Để treo cáp viễn thông…). Sử dụng chung cơ sở hạ tầng giữa các doanh nghiệp viễn thông còn nhiều bất cập, do các doanh nghiệp tại Địa phương trực thuộc các Tổng công ty hoặc Tập Đoàn, kế hoạch phát triển Đều thông qua cấp chủ quản và do cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trên thị trường.

Bảng 2: Hiện trạng hạ tầng mạng cáp gốc Viễn thông Điện Biên

TT

Đơn vị hành chính

Tổng chiều dài cáp ngầm

(km)

Tổng chiều dài cáp treo

(km)

1

Thành phố Điện Biên Phủ

102

4

2

Thị xã Mường Lay

50

10

3

Huyện Mường Nhé

-

47

4

Huyện Mường Chà

58

28

5

Huyện Tủa Chùa

-

71

6

Huyện Tuần Giáo

42

36

7

Huyện Điện Biên

72

104

8

Huyện Điện Biên Đông

-

100

9

Huyện Mường Ảng

40

15

10

Huyện Nậm Pồ

-

70

Tổng

364

485

b) Hiện trạng hạ tầng mạng ngoại vi Viễn thông quân Đội (Viettel)

Viễn thông quân Đội Viettel mới tham gia cung cấp dịch vụ, hạ tầng mạng lưới Đang trong quá trình xây dựng và phát triển, dung lượng mạng còn nhỏ, chủ yếu sử dụng cáp treo, một số ít các tuyến cáp Được ngầm hóa:

- Tổng chiều dài các tuyến cáp treo khoảng 956km.

- Tổng chiều dài cáp ngầm: 1,2km.

- Tổng số cột treo cáp: 7.239 cột.

3.4. Hiện trạng hạ tầng mạng thông tin di Động

a) Hiện trạng hạ tầng vị trí trạm thu phát sóng thông tin di Động

Trên Địa bàn tỉnh hiện có 5 mạng Điện thoại di Động:

- Mạng Vinaphone: 205 vị trí trạm thu phát sóng di Động (BTS), chủ yếu Được lắp Đặt, sử dụng chung cơ sở hạ tầng và Được quản lý chung với các trạm viễn thông của Viễn thông Điện Biên.

- Mạng MobiFone: 74 vị trí trạm thu phát sóng di Động.

- Mạng Viettel Mobile: 196 vị trí trạm thu phát sóng di Động, chủ yếu lắp Đặt tại các cơ quan, tổ chức, cá nhân trên Địa bàn tỉnh.

- Mạng SFone: 3 vị trí trạm thu phát sóng di Động.

- Mạng Vietnamobile: 41 vị trí thu phát sóng di Động. 

b) Hiện trạng công nghệ hệ thống trạm thu phát sóng thông tin di Động

Hạ tầng mạng thông tin di Động trên Địa bàn tỉnh hiện tại Được xây dựng, phát triển theo 2 công nghệ chính: 2G và 3G.

- Công nghệ 2G:

Các mạng Vinaphone, Viettel, Mobifone hiện trạng hạ tầng mạng Đã phát triển tương Đối hoàn thiện: khu vực thành phố, thị xã bán kính phục vụ bình quân mỗi trạm thu phát sóng từ 1÷2km/trạm; khu vực nông thôn bán kính phục vụ bình quân từ 3÷6km/trạm; Đảm bảo phủ sóng tới mọi khu vực dân cư.

Vietnamobile, SFone: Do số lượng thuê bao hạn chế và chủ yếu tập trung tại khu vực thành phố, thị xã, thị trấn nên các doanh nghiệp tập trung phát triển hạ tầng tại khu vực này. Khu vực nông thôn hạ tầng chưa phát triển, bán kính phục vụ bình quân mỗi trạm thu phát sóng khu vực nông thôn khoảng 6÷15km.

- Công nghệ 3G:

Đang trong quá trình triển khai xây dựng và cung cấp dịch vụ. Hiện trên Địa bàn tỉnh có 162 trạm thu phát sóng 3G (chiếm 31% tổng số trạm), Được xây dựng lắp Đặt tại khu vực thành phố, thị xã, thị trấn và một số khu vực nông thôn. Giai Đoạn tới công nghệ 3G sẽ Được triển khai phủ sóng rộng khắp trên Địa bàn tỉnh. Hầu hết các trạm thu phát sóng 3G hiện tại Đều Được xây dựng, lắp Đặt trên cơ sở sử dụng chung cơ sở hạ tầng với hạ tầng trạm 2G.


Bảng 3: Hiện trạng hệ thống vị trí trạm thu phát sóng thông tin di Động

TT

Đơn vị hành chính

Vina Phone

Mobi Fone

Viettel

Sfone

Vietnamobile

Tổng số vị trí trạm thu phát sóng

Bán kính phục vụ (km/trạm)

Số vị trí trạm thu phát sóng

Bán kính

(km/trạm)

Số vị trí trạm thu phát sóng

Bán kính

(km/trạm)

Số vị trí trạm thu phát sóng

Bán kính

(km/trạm)

Số vị trí trạm thu phát sóng

Bán kính

(km/trạm)

Số vị trí trạm thu phát sóng

Bán kính

(km/trạm)

1

Thành phố Điện Biên Phủ

24

1,17

19

1,32

28

1,09

2

4,06

4

2,87

77

0,65

2

Thị xã Mường Lay

6

3,10

4

3,80

6

3,10

0

-

1

7,60

17

1,84

3

Huyện Mường Nhé

19

6,52

1

28,44

12

8,21

0

-

1

28,44

33

4,95

4

Huyện Mường Chà

21

5,42

3

14,33

16

6,21

0

-

6

10,13

46

3,66

5

Huyện Tủa Chùa

17

4,55

1

18,76

16

4,69

0

-

1

18,76

35

3,17

6

Huyện Tuần Giáo

28

4,57

10

7,65

26

4,74

0

-

8

8,55

72

2,85

7

Huyện Điện Biên

45

4,33

26

5,69

44

4,38

1

29,02

14

7,76

130

2,55

8

Huyện Điện Biên Đông

20

5,57

4

12,46

23

5,20

0

-

2

17,62

49

3,56

9

Huyện Mường Ảng

14

4,03

5

6,75

12

4,36

0

-

4

7,55

35

2,55

10

Huyện Nậm Pồ

11

8,37

1

27,74

13

7,69

0

-

0

-

25

5,55

Tổng

205

4,90

74

8,15

196

5,01

3

40,47

41

10,95

519

3,08

 


c) Hiện trạng hạ tầng hệ thống trạm thu phát sóng thông tin di Động

- Hiện trạng hạ tầng trạm thu phát sóng thông tin di Động

Hạ tầng trạm thu phát sóng thông tin di Động trên Địa bàn tỉnh Được xây dựng theo hai loại chính: loại A2a và loại A2b (Trạm loại A2b: trạm thu phát sóng có nhà trạm và cột ăng ten thu, phát sóng thông tin di Động Được xây dựng trên mặt Đất. Trạm loại A2a: trạm thu phát sóng có cột ăng ten, thiết bị thu phát sóng và thiết bị phụ trợ khác Được xây dựng, lắp Đặt trên (hoặc trong) các công trình Đã Được xây dựng trước).

Hiện nay, trên Địa bàn tỉnh trạm loại A2b chiếm Đa số (khoảng 75 - 80% tổng số trạm); với Đặc Điểm Địa hình của tỉnh có dạng Đồi núi, các trạm loại A2b Đáp ứng tốt hơn trạm loại A2a các yêu cầu về vùng phủ sóng. Hạ tầng trạm loại A2b phát triển nhiều tại khu vực nông thôn, hạ tầng trạm loại A2a phát triển Đa số tại khu vực Đô thị, khu vực tập trung Đông dân cư.

Trạm thu phát sóng loại A2b có Độ cao từ 20 - 60m, diện tích xây dựng mỗi trạm khoảng từ 200 - 500m2, trong Đó diện tích nhà trạm từ 12 - 20m2.

Trạm thu phát sóng loại A2a, có Độ cao khoảng từ 20 - 40m (bao gồm cả Độ cao của công trình Đã Được xây dựng từ trước); diện tích xây dựng phụ thuộc vào diện tích các công trình xây dựng từ trước, diện tích nhà trạm khoảng từ 12 - 20m2. Trạm thu phát sóng loại A2b với quy mô và diện tích xây dựng hiện tại Đủ Điều kiện, khả năng Để các doanh nghiệp phối hợp dùng chung hạ tầng; trạm loại A2a do Được xây dựng trên các công trình Đã Được xây dựng từ trước, với quy mô và Độ cao hạn chế, do Đó Để phối hợp sử dụng chung cần tiến hành cải tạo, nâng cấp, sửa chữa.

Hạ tầng trạm thu phát sóng loại A2a, loại A2b chủ yếu Được xây dựng, lắp Đặt trên Đất, hoặc công trình Đi thuê với thời hạn thuê từ 5 -10 năm. Do xây dựng, lắp Đặt trên các công trình Đi thuê nên yếu tố bền vững chưa cao, khi hết thời hạn thuê Đất nảy sinh nhiều vấn Đề bất cập.

- Hiện trạng dùng chung cơ sở hạ tầng viễn thông thụ Động

+ Dùng chung cơ sở hạ tầng giữa các công nghệ khác nhau:

Các doanh nghiệp chủ yếu sử dụng hình thức dùng chung cơ sở hạ tầng giữa các công nghệ (triển khai các công nghệ khác nhau trên cùng 1 hạ tầng). Hiện 100% doanh nghiệp trên Địa bàn tỉnh triển khai 3G trên cùng hạ tầng với 2G, tận dụng các tài nguyên có sẵn (nhà trạm, truyền dẫn…), tiết kiệm chi phí Đầu tư.

+ Dùng chung cơ sở hạ tầng giữa các doanh nghiệp:

Hiện trạng sử dụng chung cơ sở hạ tầng mạng di Động (sử dụng chung hệ thống cột anten, nhà trạm...) giữa các doanh nghiệp trên Địa bàn tỉnh còn hạn chế, hiện có 50 vị trí sử dụng chung cơ sở hạ tầng mạng di Động giữa các doanh nghiệp (chiếm khoảng 9%).

Nguyên nhân những bất cập trong vấn Đề sử dụng chung hạ tầng giữa các doanh nghiệp, do hệ thống văn bản pháp lý, hệ thống cơ chế chính sách chưa Đầy Đủ từ cấp Trung ương tới Địa phương, do yếu tố cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trên thị trường.

Bảng 4: Hiện trạng hạ tầng vị trí trạm thu phát sóng theo doanh nghiệp

TT

Doanh nghiệp

Tổng số vị trí trạm thu phát sóng

Bán kính phục vụ bình quân

(km/trạm)

Tỷ lệ trạm 3G

Tỷ lệ trạm dùng chung cơ sở hạ tầng với các doanh nghiệp khác

1

Vinaphone

205

4,9

14%

17,56%

 

2

Mobifone

74

8,15

22%

 

3

Viettel

196

5,01

60%

2%

 

4

SFone

3

40,47

-

-

 

5

Vietnamobile

41

10,95

2%

14,6%

 

Tổng

519

3,08

31%

9%

 

Bảng 5: Hiện trạng hạ tầng hệ thống trạm thu phát sóng theo Đơn vị hành chính

TT

Đơn vị hành chính

Tổng số vị trí trạm thu phát sóng

Tỷ lệ trạm 3G

Tỷ lệ trạm dùng chung

1

Thành phố Điện Biên Phủ

77

53%

13%

 

2

Thị xã Mường Lay

17

47%

12%

 

3

Huyện Mường Nhé

33

15%

6%

 

4

Huyện Mường Chà

46

24%

9%

 

5

Huyện Tủa Chùa

35

17%

3%

 

6

Huyện Tuần Giáo

72

19%

8%

 

7

Huyện Điện Biên

130

42%

11%

 

8

Huyện Điện Biên Đông

49

29%

6%

 

9

Huyện Mường Ảng

35

23%

6%

 

10

Huyện Nậm Pồ

25

8%

4%

 

Tổng

519

31%

9%

 

4. Đánh giá hiện trạng hạ tầng viễn thông thụ Động

4.1. Kết quả Đạt Được

Hạ tầng mạng viễn thông trên Địa bàn tỉnh có Độ phủ tương Đối tốt, công nghệ hiện Đại, có khả năng nâng cấp Để Đáp ứng các dịch vụ mới.

Hạ tầng mạng thông tin di Động phát triển tương Đối hoàn thiện, phủ sóng tới hầu hết các khu vực dân cư với tổng số 519 vị trí trạm thu phát sóng, 31% số trạm Được Đầu tư xây dựng, lắp Đặt theo công nghệ 3G; tỷ lệ sử dụng chung hạ tầng giữa các doanh nghiệp Đạt khoảng 9%.

Hạ tầng mạng ngoại vi Đã Đáp ứng Được nhu cầu về sử dụng dịch vụ của người dân. Hạ tầng mạng chuyển mạch Đang từng bước Được chuyển Đổi sang mạng thế hệ mới (NGN), Đáp ứng nhu cầu phát triển trong tương lai.

4.2. Tồn tại và hạn chế

Hạ tầng mạng viễn thông Đầu tư phát triển ít Được thực hiện theo kế hoạch dài hạn, các hạng mục Đầu tư chủ yếu Đáp ứng nhu cầu trước mắt dẫn Đến bất cập về phát triển hạ tầng mạng.

Mạng ngoại vi hiện tại chủ yếu sử dụng cáp treo, tỷ lệ ngầm hóa còn thấp, ảnh hưởng tới mỹ quan Đô thị. Mạng ngoại vi chủ yếu sử dụng cáp Đồng nên khó khăn trong triển khai cung cấp các dịch vụ băng rộng tới người dân.

Mạng thông tin di Động Đã Được phủ sóng tương Đối rộng trên Địa bàn tỉnh, nhưng còn khu vực sóng yếu, lõm sóng, chưa Đáp ứng lưu thoại thực tế.

Vấn Đề sử dụng chung cơ sở hạ tầng nhằm tiết kiệm chi phí Đầu tư và Đảm bảo mỹ quan chưa Được quan tâm Đúng mức. Sự phối hợp giữa các doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp với các cơ quan chức năng còn nhiều hạn chế. Hệ thống cơ chế chính sách, văn bản pháp quy về quản lý phát triển hạ tầng mạng viễn thông (dùng chung hạ tầng, ngầm hóa mạng ngoại vi...) chưa Đầy Đủ.

4.3. Thời cơ

Giai Đoạn chuyển Đổi công nghệ: công nghệ mới cho phép cung cấp nhiều dịch vụ và ứng dụng. Thị trường phát triển thuận lợi, giá cước và chất lượng dịch vụ phù hợp với người dân.

Công nghệ phát triển: 3G, vô tuyến băng rộng…cho phép cung cấp các dịch vụ với chất lượng tốt hơn, nhiều giải pháp xây dựng hạ tầng hiệu quả và nhanh chóng hơn.

Hạ tầng giao thông, Đô thị Đang trong quá trình xây dựng, hoàn thiện tạo Điều kiện cho doanh nghiệp phát triển hạ tầng và cung cấp dịch vụ.

4.4. Thách thức

Các doanh nghiệp hoạt Động trong lĩnh vực viễn thông trực thuộc Tổng công ty hoặc Tập Đoàn nên kế hoạch phát triển cần thông qua cấp chủ quản. Định hướng phát triển của các doanh nghiệp khác nhau dẫn tới khó khăn trong Điều phối chung Để phát triển hạ tầng viễn thông tại Địa phương.

Nền kinh tế Đang trong giai Đoạn mở cửa, hội nhập, có nhiều doanh nghiệp tham gia thị trường Đòi hỏi nâng cao chất lượng công tác quản lý nhà nước và phát triển hạ tầng.

Thị trường viễn thông Việt Nam Đang trong giai Đoạn phát triển và có nhiều biến Động: thay Đổi công nghệ, thị trường phát triển Đột biến... dẫn tới khó khăn và sức ép về phát triển hạ tầng.

Công tác quản lý nhà nước về hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ Động có một số khó khăn như: Cán bộ làm công tác quản lý nhà nước trên Địa bàn tỉnh còn thiếu về số lượng. Công nghệ viễn thông thay Đổi nhanh, hệ thống luật pháp, chính sách chưa kịp thời Điều chỉnh…

PHẦN THỨ HAI

DỰ BÁO CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA HẠ TẦNG VIỄN THÔNG THỤ ĐỘNG

I. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH ĐIỆN BIÊN ĐẾN NĂM 2020

Giai Đoạn 2014-2020, tỉnh Điện Biên Định hướng phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững kinh tế - xã hội nhằm thực hiện mục tiêu xóa Đói, giảm nghèo, thoát khỏi tình trạng kém phát triển, tiến tới trở thành một tỉnh miền núi biên giới vững mạnh, an ninh chính trị ổn Định, kinh tế phát triển, xã hội văn minh, khối Đại Đoàn kết các dân tộc vững chắc.

Một số mục tiêu phát triển kinh tế xã hội Đến 2015:

- Tốc Độ tăng trưởng GDP bình quân dự ước giai Đoạn 2011 - 2015 tăng trên 10,58%/năm. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, Đến 2015 tỷ trọng khu vực nông lâm nghiệp chiếm 27,6%, giảm 7,67%; công nghiệp xây dựng 33,1%, tăng 3,47%; dịch vụ 39,3%, tăng 4,2% so với năm 2010.

- Tổng thu ngân sách trên Địa bàn Đến 2015 Đạt khoảng 660 tỷ Đồng, tỷ lệ huy Động trong GDP Đạt khoảng 7,27%. Tổng mức Đầu tư toàn xã hội giai Đoạn 2011 - 2015 là 28 ngàn tỷ Đồng.

- Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu trên Địa bàn năm 2015 Đạt 35 triệu USD, nhịp Độ tăng trưởng bình quân 28,2%/năm. Trong Đó xuất khẩu 19 triệu USD, nhập khẩu 16 triệu USD. GDP bình quân Đầu người Đạt trên 1.100 USD.

- Mỗi năm Đào tạo nghề cho 7.000 - 8.000 lao Động, dự ước nâng tỷ lệ lao Động Được Đào tạo của tỉnh lên 44,8% năm 2015; tạo việc làm mới cho 8.000 - 8.500 lao Động mỗi năm.

- Tỉnh Đạt chuẩn phổ cập mầm non cho trẻ em năm tuổi; năm 2014 Đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học Đúng Độ tuổi mức Độ 2; năm 2015 duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục THCS, tỷ lệ học sinh các cấp lên lớp Đạt trên 98%; tỷ lệ học sinh tốt nghiệp Đạt trên 90%, trên 46% số trường Đạt chuẩn quốc gia.

- Hoàn thiện mạng lưới y tế từ tỉnh Đến xã, bản; tỷ lệ trẻ em dưới 01 tuổi Được tiêm Đầy Đủ 7 loại vắc xin Đạt trên 94%; giảm tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng dưới 20%; bình quân có 32 giường bệnh công lập/1 vạn dân, có 10,8 bác sỹ/1 vạn dân, nâng tỷ lệ xã có bác sỹ lên 60%; phấn Đấu 25% xã, phường, thị trấn Đạt chuẩn Quốc gia về y tế theo tiêu chuẩn mới.

- Tốc Độ phát triển dân số bình quân giai Đoạn 2011 - 2015 là 2,64%/năm, quy mô dân số Đến 2015 ước khoảng 544.389 người.

- Đến 2015, trên 80% số hộ gia Đình trên Địa bàn tỉnh Được dùng Điện; hệ thống Đường cấp tỉnh, huyện và Đường Đến trung tâm xã, cụm xã Được rải nhựa hoặc bê tông; trên 50% số thôn bản có Đường ô tô, 84,1% dân số Được dùng Điện. Hệ thống Đường vành Đai biên giới, Đường ra biên giới theo tiêu chuẩn Đường cấp V, VI miền núi.

- Ổn Định chính trị, bảo Đảm quốc phòng, an ninh, giữ vững chủ quyền biên giới và khối Đại Đoàn kết các dân tộc; kiềm chế gia tăng và Đẩy lùi tội phạm, nhất là tội phạm ma tuý, tệ nạn xã hội. Ngăn chặn kịp thời các tội phạm và âm mưu diễn biến hòa bình của các thế lực thù Địch.

II. XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG KỸ THUẬT VIỄN THÔNG THỤ ĐỘNG

1. Xu hướng phát triển Điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng

1.1. Điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng có người phục vụ

Xu hướng sử dụng dịch vụ viễn thông Đang có thay Đổi, từ xu hướng sử dụng phương tiện liên lạc công cộng chuyển sang sử dụng rộng rãi các phương tiện thông tin liên lạc cá nhân. Tiêu biểu là dịch vụ thoại, hiện tại Đa số người dân không còn sử dụng dịch vụ thoại tại các Điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng có người phục vụ, thay vào Đó là sử dụng các phương tiện thông tin liên lạc cá nhân: Điện thoại di Động, máy tính, thiết bị Đa phương tiện, Internet... Vì vậy, trong thời gian tới sẽ tiến hành rà soát, Đánh giá lại hình thức hoạt Động của các Điểm cung cấp dịch vụ viễn thông có người phục vụ trên Địa bàn tỉnh Để có phương án phát triển phù hợp.

1.2. Điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng không có người phục vụ

Điện thoại sử dụng công nghệ thẻ Điện tử (cardphone), cho phép tính tiền cuộc gọi chính xác bắt Đầu Được sử dụng ở các thành phố lớn tại Việt Nam từ năm 1997. Cardphone nhanh chóng thu hút người dùng, nhất là học sinh, sinh viên, văn phòng, khách nước ngoài vì tính tiện ích. Tuy nhiên, do sự phát triển nhanh dịch vụ thông tin di Động, Điện thoại cố Định, Đặc biệt là dịch vụ thông tin di Động dẫn tới các Điểm Cardphone không thu hút Được người sử dụng, một số Điểm bỏ hoang, xuống cấp, ảnh hưởng tới mỹ quan Đô thị, nhiều nơi Đã và Đang thu hồi, dỡ bỏ hệ thống các Điểm cardphone, Đảm bảo mỹ quan Đô thị, tiết kiệm nguồn vốn xã hội.

Tại một số Địa phương có dịch vụ du lịch phát triển mạnh, các Điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng không có người phục vụ Được quan tâm Đầu tư phát triển. Dịch vụ này thường lắp Đặt tại các nơi công cộng: nhà ga, bến xe, trường học, bệnh viện, khu du lịch... khu vực tập trung Đông người, do Đó thu hút Được người sử dụng dịch vụ.

Xây dựng, phát triển Điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng không có người phục vụ Đáp ứng nhu cầu của số Đông, theo kịp sự phát triển của xã hội: Điểm phát sóng wifi công cộng, Điểm truy nhập Internet công cộng, Điểm thanh toán cước viễn thông... góp phần tích cực nâng cao chất lượng cuộc sống, phát triển du lịch, giáo dục...

2. Xu hướng phát triển mạng thông tin di Động

2.1. Xu hướng phát triển hạ tầng

Công nghệ thông tin di Động thời gian qua có bước phát triển mạnh, từ công nghệ 2G sang 3G và sắp tới là 4G. Cùng với thay Đổi công nghệ, hạ tầng trạm thu phát sóng thông tin di Động cần có thay Đổi nhất Định.

So với công nghệ 2G, ăng ten và các thiết bị phụ trợ (tủ thu phát sóng, tủ nguồn, tủ truyền dẫn...) trong công nghệ 3G có kích thước nhỏ gọn hơn, không chiếm nhiều không gian, diện tích Đất xây dựng nhà trạm. Tuy nhiên, công nghệ 3G triển khai ở băng tần số cao hơn so với công nghệ 2G, nên suy hao nhiều hơn trong môi trường truyền dẫn, do Đó cần xây dựng số lượng trạm thu phát sóng lớn Để Đảm bảo yếu tố về vùng phủ sóng.

Hiện tại, nhiều tổ chức trên thế giới Đang nghiên cứu và phát triển hệ thống LightRadio (bộ giải pháp kiến trúc mạng truy cập vô tuyến mang tính Đột phá của Alcatel-Lucent. Kiến trúc mới này sẽ thu nhỏ các trạm thu phát sóng di Động. LightRadio có khả năng hỗ trợ 2G/3G/4G trên cùng một phần cứng cùng một thời Điểm, hiện chưa có công nghệ radio nào làm Được) - Hệ thống mới sẽ kết thúc sự phụ thuộc vào cột tháp ăng ten và trạm thu phát sóng các mạng di Động trên toàn thế giới. LightRadio sẽ giúp các cơ quan quản lý Đạt Được các mục tiêu phủ sóng truy cập băng thông rộng Đa tần, tạo tiền Đề giải quyết Được vấn Đề “khoảng cách số”. Những lợi ích khác của LightRadio bao gồm:

- Giảm hơn 50% năng lượng tiêu thụ của các mạng di Động.

- Giảm Đến 50% lượng vốn Đầu tư trạm phát sóng cho các nhà mạng di Động.

- Cải thiện các dịch vụ cho người dùng Đầu cuối bằng cách tăng băng thông cho mỗi thuê bao qua việc triển khai các ăng ten cỡ nhỏ.

Hiện nay, tại một số tỉnh, thành phố trên cả nước, trạm thu phát sóng ngụy trang Đã và Đang Được triển khai xây dựng, phát triển Đặc biệt là các tỉnh, thành phố có Điều kiện kinh tế xã hội phát triển như Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh, Huế... Hạ tầng trạm thu phát sóng ngụy trang có kích thước và quy mô nhỏ gọn, thân thiện môi trường, thường Được ngụy trang ẩn vào các công trình kiến trúc và cảnh quan xung quanh, Đảm bảo mỹ quan Đô thị. Trạm thu phát sóng ngụy trang là một trong những xu hướng phát triển hạ tầng mạng thông tin di Động trong thời gian tới.

Với hệ thống cơ chế chính sách từng bước Được hoàn thiện và lợi ích Đem lại từ việc dùng chung hạ tầng (tiết kiệm chi phí Đầu tư, Đảm bảo mỹ quan Đô thị, tiết kiệm tài nguyên Đất...), xu hướng sử dụng chung hạ tầng trạm thu phát sóng thông tin di Động là một trong những xu thế phát triển tất yếu giai Đoạn tới. Các doanh nghiệp phối hợp cùng Đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng (nhà trạm, cột ăng ten...) và sử dụng chung, phân chia theo tỷ lệ nguồn vốn Đóng góp, thỏa thuận giữa các doanh nghiệp. Một số trường hợp, có thể có một doanh nghiệp, Đơn vị Độc lập xây dựng hệ thống hạ tầng dùng chung (nhà trạm, cột...) cho các doanh nghiệp thuê Để cung cấp dịch vụ.

2.2. Xu hướng phát triển thị trường

Thị trường viễn thông di Động trong thời gian tới tiếp tục phát triển và cạnh tranh mạnh. Dự báo nhiều doanh nghiệp mới tham gia thị trường và có doanh nghiệp rút khỏi thị trường hoặc sáp nhập với các doanh nghiệp khác. Đây là cơ hội và thách thức cho các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông thời gian tới.

Theo xu hướng mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế, thị trường viễn thông di Động giai Đoạn tới dự báo sẽ là thị trường tự do, các doanh nghiệp trong nước và ngoài nước tự do cạnh tranh trên thị trường và có tác Động tốt như giảm giá cước, thu hút người sử dụng.

Trên thị trường viễn thông di Động hiện nay, số lượng thuê bao phát triển nhanh phát sinh các nhu cầu về quản lý và chăm sóc thuê bao… Nhu cầu của khách hàng về dịch vụ ngày càng tăng, không chỉ dịch vụ thoại và dữ liệu thông thường mà còn mong muốn các dịch vụ mới mang tính tương tác cao. Các nhà khai thác di Động khó có thể thành công với nhiều ứng dụng và nội dung khác nhau do vậy cần hỗ trợ và chia sẻ từ các nhà khai thác khác. Tuy nhiên giới hạn về phổ tần sóng Điện từ Đã làm hạn chế số lượng nhà khai thác di Động thực, xu hướng phát triển nhằm giải quyết vấn Đề này, Đó là triển khai mô hình kinh doanh mới về khai thác dịch vụ di Động dựa trên các nhà khai thác mạng di Động ảo (MVNO - Mobile Vitual Network Operator).

3. Xu hướng phát triển hạ tầng mạng ngoại vi

Mạng ngoại vi là một trong ba thành phần chính cấu thành nên mạng viễn thông (hệ thống mạng ngoại vi, hệ thống chuyển mạch và hệ thống mạng truyền dẫn), do Đó cùng với hiện Đại hóa hạ tầng viễn thông cần hiện Đại hóa hạ tầng mạng ngoại vi.

3.1. Xu hướng phát triển hạ tầng mạng ngoại vi tại khu vực thành thị

Tại khu vực thành thị ngoài Đảm bảo yếu tố chất lượng dịch vụ cung cấp, cần Đảm bảo mỹ quan Đô thị, cảnh quan kiến trúc. Hạ tầng mạng ngoại vi khu vực thành thị giai Đoạn tới sẽ phát triển theo xu hướng ngầm hóa (xây dựng hạ tầng cống bể ngầm hóa mạng cáp). Quá trình thực hiện ngầm hóa triển khai Đồng bộ với xây dựng cơ sở hạ tầng các ngành (giao thông, Đô thị, xây dựng…).

Hạ tầng mạng ngoại vi khu vực thành thị có nhiều doanh nghiệp Đầu tư xây dựng, quá trình xây dựng chủ yếu triển khai theo hình thức sử dụng chung cơ sở hạ tầng; các doanh nghiệp phối hợp xây dựng phát triển hạ tầng dùng chung. Một số trường hợp có thể do một doanh nghiệp, một Đơn vị xây dựng, phát triển hạ tầng kỹ thuật ngầm, cho các doanh nghiệp viễn thông thuê.

Kỹ thuật truyền thống trong xây dựng hệ thống cống bể ngầm là Đào rãnh lắp Đặt ống dẫn cáp và bể cáp sẽ Được nghiên cứu, thay thế bằng các kỹ thuật tiên tiến hơn.

3.2. Xu hướng phát triển hạ tầng mạng ngoại vi các khu Đô thị, khu dân cư mới, khu công nghiệp

Các khu Đô thị, khu dân cư mới, khu công nghiệp có hệ thống kết cấu hạ tầng Đầu tư xây dựng mới, thuận lợi Để các doanh nghiệp viễn thông phối hợp với các doanh nghiệp khác, các ngành xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật ngầm (hạ tầng Đi ngầm cáp viễn thông, cấp thoát nước, Điện lực…).

Hiện nay, một số tỉnh, thành phố Để Đảm bảo tính thống nhất và Đồng bộ, hệ thống hạ tầng kỹ thuật ngầm Được giao cho một doanh nghiệp, một Đơn vị (doanh nghiệp viễn thông, doanh nghiệp kinh doanh về hạ tầng…) triển khai xây dựng hoặc xây dựng theo hình thức xã hội hóa, sau Đó các doanh nghiệp khác có nhu cầu tham gia cung cấp dịch vụ tiến hành thuê lại hạ tầng.

3.3. Xu hướng phát triển hạ tầng mạng ngoại vi tại khu vực nông thôn

Khu vực nông thôn với Đặc Điểm kinh tế xã hội còn nhiều khó khăn; một số khu vực Địa hình phức tạp, hệ thống cơ sở hạ tầng chưa hoàn thiện, dung lượng mạng này khá thấp; do Đó xu hướng phát triển hạ tầng mạng ngoại vi tại khu vực này chủ yếu sử dụng hệ thống cột treo cáp.

3.4. Xu hướng sử dụng chung cơ sở hạ tầng

Xu hướng sử dụng chung cơ sở hạ tầng mạng ngoại vi là tất yếu Để Đảm bảo tiết kiệm nguồn vốn Đầu tư và mỹ quan Đô thị. Sử dụng chung hạ tầng giữa các doanh nghiệp trong ngành: các doanh nghiệp viễn thông cùng Đầu tư xây dựng hạ tầng sau Đó phân chia hạ tầng theo tỷ lệ nguồn vốn Đóng góp hoặc theo thỏa thuận.

Sử dụng chung hạ tầng giữa các doanh nghiệp ngoài ngành: xu hướng này trong giai Đoạn tới sẽ phát triển mạnh nhằm xây dựng phát triển hạ tầng mạng ngoại vi Đồng bộ với phát triển hạ tầng kinh tế xã hội. Kết hợp xây dựng, sử dụng chung hệ thống hạ tầng kỹ thuật ngầm với các Đơn vị: Điện lực, cấp thoát nước, truyền hình cáp…

III. DỰ BÁO NHU CẦU PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG VIỄN THÔNG THỤ ĐỘNG CỦA TỈNH

1. Cơ sở dự báo

1.1. Dân số, cơ cấu dân số, cơ cấu Độ tuổi

Dân số của tỉnh năm 2013 là 527,78 nghìn người, trong Đó dân số trong Độ tuổi lao Động chiếm khoảng 56%. Đây là nhóm Độ tuổi có nhu cầu cao sử dụng các dịch vụ di Động. Các nhóm Độ tuổi khác nhu cầu sử dụng các dịch vụ di Động thấp hơn.

Theo dự báo, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên trên Địa bàn tỉnh khoảng 16,8%o/năm. Dự báo Đến năm 2015, dân số trên Địa bàn tỉnh Đạt khoảng trên 545 nghìn người; Đến năm 2020 khoảng trên 590 nghìn người.

1.2. Xu hướng phát triển thiết bị có kết nối mạng thông tin di Động

Ngoài sử dụng dịch vụ di Động theo cách truyền thống (qua Điện thoại di Động), theo xu hướng phát triển của công nghệ, nhiều thiết bị Đầu cuối có thể kết nối với hạ tầng mạng di Động Để sử dụng các dịch vụ viễn thông di Động. Dự báo nhu cầu sử dụng qua các thiết bị Đầu cuối sẽ phát triển nhanh và sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như y tế, giáo dục, giao thông, thương mại…

1.3. Một số căn cứ khác

Tình hình phát triển kinh tế xã hội, thu nhập bình quân trên Đầu người, nhu cầu, thói quen sử dụng dịch vụ của người dân.

Trên thực tế, phát triển thuê bao di Động phụ thuộc khá nhiều vào mức sống, mức thu nhập của người dân. Khi mức sống người dân thấp số lượng thuê bao tăng trưởng thấp. Khi mức sống cao hơn, nhu cầu sử dụng các dịch vụ thông tin liên lạc của người dân sẽ tăng, số lượng thuê bao tăng trưởng nhanh.

Kinh tế xã hội của tỉnh phát triển khá nhanh và ổn Định trong những năm qua, giai Đoạn tới, kinh tế xã hội tiếp tục tăng trưởng, Đời sống người dân ngày càng Được nâng cao, Đây là Điều kiện thuận lợi thúc Đẩy phát triển các dịch vụ viễn thông di Động.

2. Dự báo

Dựa trên các căn cứ và kết hợp với các phương pháp tính toán, phương pháp chuyên gia, kết quả dự báo Đến năm 2020 như sau:

Bảng 6: Dự báo nhu cầu sử dụng dịch vụ thông tin di Động Đến năm 2020

Năm

Tỷ lệ dân số sử dụng dịch vụ thông tin di Động qua Điện thoại di Động

Tỷ lệ dân số sử dụng dịch vụ thông tin di Động qua các thiết bị khác

2013

40%

5%

2014

44%

8%

2015

50%

10%

2016

58%

13%

2017

65%

16%

2018

67%

20%

2019

69%

22%

2020

70%

25%

(*) Thiết bị khác kết nối vào mạng di Động bao gồm: máy tính xách tay, thiết bị cá nhân, USB 3G….

 

Hình 1: Biểu Đồ dự báo tỷ lệ dân số sử dụng dịch vụ thông tin di Động

Bảng 7: Dự báo thuê bao sử dụng dịch vụ thông tin di Động Đến năm 2020

Năm

Số thuê bao sử dụng dịch vụ thông tin di Động qua Điện thoại di Động

Thuê bao kết nối vào mạng di Động thông qua các thiết bị khác

Tổng số thuê bao sử dụng dịch vụ thông tin di Động

2013

211.000

26.000

237.000

 

2014

240.000

43.000

283.000

 

2015

272.000

55.000

325.000

 

2016

320.000

72.000

392.000

 

2017

365.000

90.000

455.000

 

2018

385.000

115.000

500.000

 

2019

400.000

128.000

528.000

 

2020

415.000

145.000

560.000

 

(*) Thiết bị khác kết nối vào mạng di Động bao gồm: máy tính xách tay, thiết bị cá nhân, USB 3G….

 

Dự báo Đến 2015, tỷ lệ dân số sử dụng dịch vụ thông tin di Động trên Địa bàn tỉnh Đạt khoảng 50% dân số; Đến 2020 Đạt khoảng 70% dân số. Tổng số thuê bao sử dụng dịch vụ thông tin di Động Đến 2015 Đạt khoảng 325.000 thuê bao; Đến 2020 Đạt khoảng 560.000 thuê bao (Đã loại bỏ yếu tố thuê bao ảo). Số thuê bao dự báo cao so với tổng số dân do nhu cầu ngày càng cao của người sử dụng, do nội dung dự báo có tính tới yếu tố thuê bao kết nối vào mạng di Động qua các thiết bị khác (máy tính xách tay, USB 3G….).

Dự báo Đến năm 2015, tỷ lệ dân số sử dụng dịch vụ di Động qua các thiết bị mới (USB, thiết bị cá nhân…) chiếm khoảng 10% dân số; Đến năm 2020 chiếm khoảng 25% dân số.

PHẦN THỨ BA

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG KỸ THUẬT VIỄN THÔNG THỤ ĐỘNG TỈNH ĐIỆN BIÊN ĐẾN NĂM 2020

I. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN

Quy hoạch phát triển hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ Động tỉnh Điện Biên Đến năm 2020 với mục Đích:

1. Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về xây dựng, phát triển hạ tầng mạng viễn thông trên Địa bàn tỉnh.

2. Phát triển hạ tầng mạng viễn thông ứng dụng các công nghệ mới, Đồng bộ, hiện Đại, Đáp ứng nhu cầu phát triển trong tương lai.

3. Phát triển hạ tầng mạng viễn thông Đồng bộ, phù hợp với phát triển hạ tầng kinh tế xã hội.

4. Phát triển hạ tầng mạng viễn thông Để bảo Đảm sử dụng hiệu quả hạ tầng mạng lưới; Đảm bảo mỹ quan Đô thị, khu dân cư, cảnh quan kiến trúc các công trình lịch sử, văn hóa; Đảm bảo các tiêu chuẩn về an toàn chất lượng.

5. Phát triển hạ tầng mạng viễn thông Đi Đôi với việc bảo Đảm quốc phòng - an ninh, an toàn mạng lưới thông tin góp phần thúc Đẩy kinh tế - xã hội phát triển bền vững.

6. Tạo Điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tham gia thị trường, xây dựng phát triển hạ tầng mạng lưới. Tạo lập thị trường cạnh tranh, phát triển lành mạnh, bình Đẳng. Xã hội hóa trong xây dựng, phát triển hạ tầng mạng viễn thông.

II. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN

1. Mục tiêu tổng quát

Tăng cường công tác quản lý nhà nước trong xây dựng, phát triển hạ tầng mạng viễn thông trên Địa bàn tỉnh. Phát triển hạ tầng mạng viễn thông Đồng bộ, hiện Đại phù hợp với sự phát triển hạ tầng mạng viễn thông của cả nước.

2. Mục tiêu cụ thể

2.1. Đến năm 2015

- 40% xã, phường, thị trấn có Điểm cung cấp dịch vụ Internet công cộng.

- Tỷ lệ sử dụng chung hạ tầng cột ăng ten thu phát sóng thông tin di Động Đạt khoảng 20 – 25%.

- Ngầm hóa 12– 15% hạ tầng mạng ngoại vi.

- Phủ sóng thông tin di Động Đến trên 90% dân số trên Địa bàn tỉnh.

- Hoàn thiện hạ tầng mạng truyền số liệu chuyên dùng tới cấp xã.

- Hệ thống cáp quang tới 100% trung tâm xã. Cáp quang hóa 2 - 3% hạ tầng mạng ngoại vi.

2.2. Đến năm 2020

- 100% xã, phường, thị trấn có Điểm cung cấp dịch vụ Internet công cộng.

- Tỷ lệ sử dụng chung hạ tầng cột ăng ten thu phát sóng thông tin di Động Đạt khoảng 30 – 35%.

- Ngầm hóa 20 – 25% hạ tầng mạng ngoại vi.

- Phủ sóng thông tin di Động Đến trên 95% dân số trên Địa bàn tỉnh.

- Cáp quang hóa 5 – 10% hạ tầng mạng ngoại vi.

III. QUY HOẠCH HẠ TẦNG KỸ THUẬT VIỄN THÔNG THỤ ĐỘNG TỈNH ĐIỆN BIÊN ĐẾN NĂM 2020

1. Công trình viễn thông quan trọng liên quan Đến quốc phòng - an ninh trên Địa bàn tỉnh

Triển khai xây dựng hạ tầng các tuyến truyền dẫn viễn thông dùng riêng Đến cấp huyện, cấp xã, phường, thị trấn; xây dựng các tuyến truyền dẫn cáp quang kết nối tới hệ thống mạng truyền số liệu chuyên dùng hiện tại.

1.1. Giai Đoạn Đến 2015

- Nâng cấp dung lượng tuyến truyền dẫn viễn thông dùng riêng, kết nối từ mạng truyền số liệu chuyên dùng của tỉnh tới thiết bị Định tuyến của Bưu Điện Trung ương. Xây dựng tuyến truyền dẫn dự phòng, Đảm bảo an toàn khi thiên tai xảy ra.

- Xây dựng các tuyến truyền dẫn cáp quang, kết nối các Điểm truy nhập khu vực xã, phường, thị trấn tới hệ thống mạng truyền số liệu chuyên dùng.

1.2. Giai Đoạn 2016-2020

- Xây dựng các tuyến truyền dẫn cáp quang nối vòng giữa các huyện, thị xã, thành phố Đảm bảo an toàn an ninh thông tin.

- Lắp Đặt các thiết bị truy nhập Đa dịch vụ tại trụ sở các xã, phường, thị trấn trên Địa bàn các huyện, thị xã, thành phố.

- Kết nối các cơ quan thuộc hệ thống chính trị, Đoàn thể, các cơ quan Nhà nước từ cấp tỉnh tới cấp xã vào mạng truyền số liệu chuyên dùng.

2. Điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng

2.1. Điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng có người phục vụ

Điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng có người phục vụ tại khu vực thành thị Đã phát triển mạnh tới tất cả các trung tâm huyện, thị xã, thành phố. Trong thời gian tới, quy hoạch phát triển Điểm phục vụ viễn thông công cộng có người phục vụ (Điểm cung cấp dịch vụ Internet) Đến khu vực trung tâm các xã. Từng bước rà soát, hủy bỏ hoặc chuyển Đổi hình thức hoạt Động các Điểm cung cấp dịch vụ thoại có người phục vụ hoạt Động không hiệu quả.

a) Giai Đoạn Đến 2015: 40% các xã có Điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng có dịch vụ Internet.

b) Giai Đoạn 2016 - 2020: 100% các xã có Điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng có dịch vụ Internet.

Bảng 8: Quy hoạch Điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng có người phục vụ tại khu vực xã, phường, thị trấn Đến năm 2020

TT

Đơn vị hành chính

Số xã, phường, thị trấn quy hoạch Điểm cung cấp dịch vụ Internet công cộng Đến 2015

Số xã, phường, thị trấn quy hoạch Điểm cung cấp dịch vụ Internet công cộng giai Đoạn 2016 - 2020

1

Thành phố Điện Biên Phủ

3

0

 

2

Thị xã Mường Lay

2

0

 

3

Huyện Mường Nhé

3

7

 

4

Huyện Mường Chà

4

7

 

5

Huyện Tủa Chùa

3

7

 

6

Huyện Tuần Giáo

4

14

 

7

Huyện Điện Biên

5

10

 

8

Huyện Điện Biên Đông

4

7

 

9

Huyện Mường Ảng

2

6

 

10

Huyện Nậm Pồ

2

13

 

11

Toàn tỉnh

32

71

 

Chi tiết các Địa Điểm lắp Đặt, quy mô xây dựng xem phần phụ lục

 

2.2. Điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng không có người phục vụ

Quy hoạch xây dựng, lắp Đặt các Điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng không có người phục vụ tại các khu vực công cộng (chợ, sân bay, bến xe, bệnh viện…), khu vực du lịch, khu tập trung Đông dân cư; Đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người sử dụng, phục vụ phát triển du lịch, giáo dục, nâng cao chất lượng cuộc sống cộng Đồng.

a) Giai Đoạn Đến 2015: Lắp Đặt các máy thu và thanh toán cước Điện thoại, mua thẻ Điện thoại tự Động, wifi…tại các khu vực công cộng.

(Chi tiết các Địa Điểm, quy mô lắp Đặt xem phần phụ lục).

b) Giai Đoạn Đến 2020: Lắp Đặt máy tính, kết nối Internet tại khu vực công cộng (sân bay, bến xe, khu du lịch…) phục vụ tra cứu thông tin du lịch, văn hóa xã hội.

(Chi tiết các Địa Điểm, quy mô lắp Đặt xem phần phụ lục).

3. Quy hoạch hạ tầng cột ăng ten thu, phát sóng thông tin di Động

3.1. Định hướng phát triển loại cột ăng ten

a) Cột ăng ten không cồng kềnh (A1)

Cột ăng ten Được lắp Đặt trong và trên các công trình Đã xây dựng, không làm thay Đổi kiến trúc, kết cấu chịu lực, an toàn của công trình xây dựng và cảnh quan môi trường xung quanh, bao gồm:

- Cột ăng ten loại A1a: Cột ăng ten tự Đứng Được lắp Đặt trên các công trình xây dựng có chiều cao (không bao gồm kim thu sét) không quá 20% chiều cao của công trình, tối Đa không quá 3m. Quy hoạch ưu tiên phát triển cột ăng ten loại A1a tại khu vực thành phố Điện Biên Phủ, thị xã Mường Lay và thị trấn các huyện.

- Cột ăng ten loại A1b: Cột và ăng ten thân thiện với môi trường, Được thiết kế lắp Đặt ẩn trong kiến trúc của công trình xây dựng. Quy hoạch phát triển mới cột ăng ten loại A1b tại các khu vực: Khu du lịch, khu di tích; Khu vực có yêu cầu cao về mỹ quan Đô thị (khu vực trung tâm thành phố, …); Khu vực Đô thị (trung tâm thành phố, thị xã, thị trấn..).

Trước khi xây dựng lắp Đặt cột ăng ten loại A1b phải Được các cơ quan chức năng thẩm Định các số tiêu chí: Thiết kế trạm; quy mô, quy cách xây dựng, lắp Đặt.

b) Cột ăng ten cồng kềnh (A2)

- Cột ăng ten loại A2a: Lắp Đặt trên các công trình xây dựng, không thuộc cột ăng ten loại A1. Quy hoạch từng bước chuyển Đổi hạ tầng cột ăng ten loại A2a hiện trạng sang cột ăng ten loại A1.

- Cột ăng ten loại A2b: Cột ăng ten Được lắp Đặt trên mặt Đất. Quy hoạch phát triển mới cột ăng ten loại A2b tại các khu vực: Nông thôn; khu vực có Địa hình Đồi núi, khó khăn; khu vực biên giới.

Quy hoạch khống chế số lượng cột ăng ten loại A2b phát triển tại từng khu vực cụ thể. Quy hoạch xây dựng, lắp Đặt cột ăng ten loại A2b tuân theo một số nguyên tắc sau:

+ Doanh nghiệp căn cứ quy hoạch sử dụng Đất trên Địa bàn Để xây dựng hạ tầng.

+ Doanh nghiệp chấp nhận di dời hạ tầng khi diện tích Đất bị thu hồi.

+ Trạm phát triển mới tại khu vực biên giới Được ưu tiên về Đất, tạo Điều kiện thuận lợi trong xây dựng.

+ Sử dụng chung cơ sở hạ tầng: Các doanh nghiệp cùng phối hợp Đầu tư xây dựng và sử dụng chung cơ sở hạ tầng (hạ tầng Đảm bảo tối thiểu cho 3 doanh nghiệp sử dụng chung).

+ Trước khi xây dựng lắp Đặt, cột ăng ten loại A1 Được các cơ quan chức năng thẩm Định, thông qua quy mô, vị trí lắp Đặt trạm, Đảm bảo phù hợp với quy hoạch xây dựng, kiến trúc từng khu vực. Thông báo bằng văn bản về việc triển khai xây dựng trạm Để cơ quan chức năng chủ Động giám sát quá trình thi công lắp Đặt.

3.2. Định hướng phát triển hạ tầng mạng

Dựa trên kết quả dự báo, Đến 2020 tổng số thuê bao di Động trên Địa bàn tỉnh khoảng 560.000 thuê bao (Đã loại bỏ yếu tố thuê bao ảo); tăng khoảng 420.000 thuê bao so với năm 2011. Theo tính toán, mỗi trạm thu phát sóng thông tin di Động (2G; 2,5G) phục vụ bình quân khoảng 2.500 thuê bao (chi tiết xem phần phụ lục). Thời gian tới, mạng di Động sẽ phát triển lên các thế hệ tiếp theo (3G, 4G…), ứng dụng các công nghệ, kỹ thuật mới. Ngoài Đáp ứng các dịch vụ thoại, nhu cầu sử dụng dịch vụ dữ liệu sẽ phát triển mạnh. Do Đó, số lượng trạm thu phát sóng thông tin di dộng cần bổ sung Để Đáp ứng nhu cầu số thuê bao phát triển mới Đến năm 2020 (trung bình mỗi trạm phục vụ 2.000 thuê bao) là : 420.000/2.000 ~ 210 vị trí trạm thu phát sóng, trong Đó:

a) Hạ tầng dùng chung: Đến năm 2020, quy hoạch phát triển hạ tầng mạng di Động trên Địa bàn tỉnh chủ yếu theo hướng sử dụng chung cơ sở hạ tầng giữa các doanh nghiệp, nhằm tiết kiệm chi phí Đầu tư, Đảm bảo mỹ quan Đô thị và tăng cường chức năng quản lý nhà nước. Quy hoạch các vị trí cột ăng ten dùng chung cơ sở hạ tầng theo nguyên tắc sau:

- Quy hoạch chỉ ra các vùng phục vụ biểu thị trên bản Đồ là một hình tròn. Tại một vùng phục vụ, có thể cấp phép tối Đa 2 vị trí lắp Đặt cột ăng ten. Mỗi vị trí sử dụng chung cho từ 2 - 4 doanh nghiệp. Tại một vùng phục vụ, mỗi doanh nghiệp không Được lắp Đặt quá 1 cột ăng ten tại một vị trí.

Thực tế, mỗi vị trí cột ăng ten thu phát sóng chỉ có thể sử dụng cho 2 - 4 doanh nghiệp sử dụng chung hạ tầng. Hiện tại trên thị trường có 5 doanh nghiệp, Để Đảm bảo 5 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tại một khu vực cần 2 vị trí.

Như vậy theo hướng dùng chung cơ sở hạ tầng, Đến năm 2020 nhu cầu phát triển thêm hạ tầng của các doanh nghiệp hiện Đang cung cấp dịch vụ trên thị trường là: 210 x 2 = 420 vị trí cột ăng ten thu phát sóng.

Hình vẽ mô phỏng cách bố trí vị trí lắp Đặt cột ăng ten thu phát sóng dùng chung cơ sở hạ tầng tại một vùng phục vụ. Mỗi vùng phục vụ Được xác Định với một Điểm tâm (kinh Độ, vĩ Độ) và bán kính.

Kinh Độ, vĩ Độ là tâm Điểm của khu vực lắp Đặt cột ăng ten. Các vị trí lắp Đặt cột ăng ten (2 vị trí) có thể thay Đổi trong khu vực lắp Đặt với giới hạn bán kính cho trước. Bán kính dựa trên căn cứ về vùng phủ của mỗi cột ăng ten thu phát sóng Để Đảm bảo nhu cầu phục vụ khu vực Đó và dựa trên khoảng cách giữa vị trí cột ăng ten lắp Đặt mới với các cột ăng ten Đang hoạt Động.

b) Hạ tầng dùng riêng: Quy hoạch quỹ các vị trí cột ăng ten thu phát sóng dùng riêng dành cho các doanh nghiệp Đang hoạt Động, tạo Điều kiện chủ Động cho các doanh nghiệp trong kinh doanh và tạo thêm quỹ các vị trí cột ăng ten thu phát sóng cho doanh nghiệp xây dựng phát triển hạ tầng mạng lưới….Quy hoạch các vị trí cột ăng ten thu phát sóng dùng riêng theo nguyên tắc sau:

- Quy hoạch chỉ ra các vùng phục vụ biểu thị trên bản Đồ là một hình tròn có tâm (kinh Độ, vĩ Độ) và bán kính R. Tại một vùng phục vụ có thể cấp phép tối Đa 3 vị trí lắp Đặt cột ăng ten.

Quy hoạch quỹ vị trí trạm dùng riêng Đến năm 2020 là 114 vị trí, trong Đó: Đến năm 2015 là 72 vị trí; giai Đoạn 2016 - 2020 là 42 vị trí. Mỗi doanh nghiệp Được phép lắp Đặt tối Đa không quá 40 vị trí cột ăng ten trong quỹ vị trí trạm dùng riêng.

c) Dự phòng quỹ vị trí cho doanh nghiệp phát triển mạng lưới ứng dụng công nghệ mới: Vùng phủ của mỗi trạm thu phát sóng của mạng 4G trong khu vực thành phố có bán kính phủ sóng bình quân 1 km/trạm; khu vực thị trấn bán kính phủ sóng bình quân 1,5 km/trạm; khu vực nông thôn bán kính phủ sóng bình quân 3,5 km/trạm.

Giai Đoạn Đến 2020, quy hoạch 355 vị trí cột ăng ten dự phòng cho doanh nghiệp xây dựng phát triển hạ tầng mạng ứng dụng công nghệ mới. Trong Đó: Đến năm 2015 là 150 vị trí; giai Đoạn 2016-2020 là 205 vị trí. Quỹ vị trí quy hoạch cho 4 doanh nghiệp, Được sử dụng khi các doanh nghiệp phát triển mạng lưới lên thế hệ tiếp theo, ứng dụng các công nghệ mới. Mỗi doanh nghiệp không Được phép lắp Đặt quá 90 vị trí. Ngoài quỹ vị trí này, doanh nghiệp có thể xây dựng hạ tầng mạng ứng dụng các công nghệ mới trên cơ sở tận dụng và sử dụng chung hạ tầng với các công nghệ hiện tại (2G, 3G).

d) Dự phòng quỹ vị trí cho doanh nghiệp mới tham gia thị trường: Quỹ vị trí trạm dự phòng dành cho 2 doanh nghiệp. Đến 2020, dự phòng 110 vị trí cột ăng ten thu phát sóng cho các doanh nghiệp mới, trong Đó: Đến năm 2015 là 70 vị trí; giai Đoạn 2016-2020 là 40 vị trí. Mỗi doanh nghiệp có không quá 55 vị trí cột ăng ten thu phát sóng. Khuyến khích các doanh nghiệp mới thoả thuận, phối hợp sử dụng hạ tầng và thuê hạ tầng của doanh nghiệp khác. Quỹ vị trí trạm dự phòng không dành cho các doanh nghiệp Đang hoạt Động.

Đến năm 2020 quy hoạch phát triển mới trên Địa bàn tỉnh Điện Biên có 999 vị trí cột ăng ten thu phát sóng (534 vị trí quy hoạch; 465 vị trí dự phòng). Tổng số vị trí cột ăng ten thu phát sóng trên Địa bàn tỉnh Đến 2020 khoảng 1.518 vị trí, bán kính phục vụ bình quân 1,8 km/cột thu phát sóng.

Quy hoạch cụ thể tại các khu vực như sau:


Bảng 9: Quy hoạch hạ tầng cột ăng ten thu phát sóng thông tin di Động tỉnh Điện Biên Đến năm 2015

TT

Đơn vị hành chính

Tổng số vị trí cột ăng ten thu phát sóng hiện trạng

Số vị trí cột ăng ten thu phát sóng quy hoạch cho các doanh nghiệp Đang hoạt Động giai Đoạn Đến 2015

Số vị trí cột ăng ten thu phát sóng dự phòng cho các doanh nghiệp mới giai Đoạn Đến 2015

Số vị trí cột ăng ten thu phát sóng quy hoạch cho phát triển mạng ứng dụng công nghệ mới 4G…

Tổng số vị trí cột ăng ten thu phát sóng Đến 2015

Bán kính phục vụ bình quân

(km/cột)

Cột ăng ten sử dụng chung hạ tầng

Cột ăng ten sử dụng riêng hạ tầng

 

Cột ăng ten loại A2b

Cột ăng ten loại A1

Cột ăng ten loại A2b

Cột ăng ten loại A1

 

1

Thành phố Điện Biên Phủ

77

10

20

0

0

10

25

142

0,48

 

2

Thị xã Mường Lay

17

5

10

0

0

7

15

54

1,03

 

3

Huyện Mường Nhé

33

8

2

9

3

5

10

70

3,40

 

4

Huyện Mường Chà

46

10

5

6

3

5

10

85

2,69

 

5

Huyện Tủa Chùa

35

7

3

6

2

7

15

75

2,17

 

6

Huyện Tuần Giáo

72

15

10

5

3

9

15

129

2,13

 

7

Huyện Điện Biên

130

14

16

6

6

10

20

202

2,04

 

8

Huyện Điện Biên Đông

49

12

8

5

3

6

15

98

2,52

 

9

Huyện Mường Ảng

35

10

5

3

3

6

15

77

1,72

 

10

Huyện Nậm Pồ

25

7

3

6

3

5

10

59

3,61

 

Tổng

519

98

82

46

26

70

150

991

2,23

 

(Chi tiết danh mục các tuyến Đường, phố, khu vực quy hoạch lắp Đặt cột ăng ten xem phần phụ lục)

Bảng 10: Quy hoạch hạ tầng cột ăng ten thu phát sóng thông tin di Động tỉnh Điện Biên Đến năm 2020

TT

Đơn vị hành chính

Tổng số vị trí cột ăng ten thu phát sóng

Đến 2015

Số vị trí cột ăng ten thu phát sóng quy hoạch cho các doanh nghiệp Đang hoạt Động giai Đoạn 2016 - 2020

Quỹ vị trí dự phòng cho các doanh nghiệp mới giai Đoạn

2016 - 2020

Quỹ vị trí dự phòng cho phát triển mạng ứng dụng công nghệ mới 4G…

Tổng số vị trí cột ăng ten thu phát sóng Đến 2020

Bán kính phục vụ bình quân

(km/cột)

Cột ăng ten sử dụng chung hạ tầng

Cột ăng ten sử dụng riêng hạ tầng

 

Cột ăng ten loại A2b

Cột ăng ten loại A1

Cột ăng ten loại A2b

Cột ăng ten loại A1

 

1

Thành phố Điện Biên Phủ

142

4

20

0

0

7

30

203

0,40

 

2

Thị xã Mường Lay

54

2

10

0

0

5

20

91

0,80

 

3

Huyện Mường Nhé

70

6

9

3

6

3

10

107

2,75

 

4

Huyện Mường Chà

85

8

12

3

3

3

15

129

2,19

 

5

Huyện Tủa Chùa

75

5

14

0

3

3

15

115

1,75

 

6

Huyện Tuần Giáo

129

10

27

0

3

3

25

197

1,72

 

7

Huyện Điện Biên

202

20

32

0

6

7

35

302

1,67

 

8

Huyện Điện Biên Đông

98

7

20

0

6

3

20

154

2,01

 

9

Huyện Mường Ảng

77

6

11

0

3

3

20

120

1,38

 

10

Huyện Nậm Pồ

59

7

10

3

3

3

15

100

2,77

 

Tổng

991

75

165

9

33

40

205

1.518

1,80

 

(Chi tiết danh mục các tuyến Đường, phố, khu vực quy hoạch lắp Đặt cột ăng ten xem phần phụ lục).

 


4. Quy hoạch hạ tầng cống bể, cột treo cáp

4.1. Phương hướng phát triển chung

Xây dựng hạ tầng cống bể cáp ngầm hóa mạng ngoại vi trên Địa bàn tỉnh, ưu tiên tại các khu vực sau:

- Khu vực trung tâm hành chính của tỉnh; khu di tích lịch sử,  khu du lịch, khu vực có yêu cầu cao về mỹ quan Đô thị.

- Khu vực các tuyến Đường trục: Quốc lộ 12, quốc lộ 279…

- Khu vực các tuyến Đường nhánh: tuyến Đường, tuyến phố khu vực thành phố, thị xã, thị trấn.

- Khu vực Đông dân cư: khu vực phường, xã.

Ngầm hóa mạng cáp truyền hình cáp Đồng bộ với quá trình ngầm hóa mạng cáp viễn thông. Quá trình thực hiện ngầm hóa triển khai Đồng bộ với xây dựng cơ sở hạ tầng các ngành (giao thông, Đô thị, xây dựng…) trên Địa bàn mỗi khu vực. Ngầm hóa theo hướng sử dụng chung cơ sở hạ tầng giữa các doanh nghiệp, các ngành.

Khu vực chưa Đủ Điều kiện thực hiện ngầm hóa, tiến hành cải tạo hạ tầng mạng ngoại vi (buộc gọn hệ thống dây cáp…), Đảm bảo mỹ quan Đô thị.

Khu vực xây dựng mới hạ tầng mạng ngoại vi (khu dân cư, khu Đô thị mới, tuyến Đường mới xây dựng…) thực hiện ngầm hóa toàn bộ hạ tầng mạng ngoại vi tới thuê bao, cụm thuê bao.

Khu vực mạng ngoại vi Đã Được xây dựng từ trước: thực hiện ngầm hóa mạng ngoại vi Đến hệ thống tủ cáp trên các tuyến Đường, tuyến phố, khu dân cư (ngầm hóa tới thuê bao tại các khu vực trung tâm, khu vực có yêu cầu cao về mỹ quan), cải tạo hệ thống mạng ngoại vi Đảm bảo mỹ quan Đô thị.

Khu vực nông thôn: cải tạo mạng ngoại vi, rút ngắn cự ly cáp phục vụ.

Tại một số khu vực Đã thực hiện ngầm hóa, các doanh nghiệp muốn tham gia cung cấp dịch vụ phối hợp, Đàm phán với doanh nghiệp Đã thực hiện ngầm hóa Để thuê hạ tầng.

4.2. Một số nguyên tắc xây dựng hạ tầng cống bế, cột treo cáp

a) Nguyên tắc xây dựng hệ thống cống, bể cáp

Xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm (tuynel, hào, cống bể, ống cáp …) tại các khu Đô thị mới, tại các tuyến Đường nâng cấp, sửa chữa, xây dựng mới và khu công nghiệp Để lắp Đặt cáp viễn thông.

Xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm tại các khu vực có yêu cầu cao về mỹ quan Đô thị, khu vực trung tâm hành chính.

Phối hợp với các ngành (Điện, cấp thoát nước…) Đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật ngầm và sử dụng chung.

Trong trường hợp tuyến, hướng xây dựng cống bể cáp của các doanh nghiệp giống nhau, bắt buộc các doanh nghiệp phối hợp cùng Đầu tư và sử dụng chung cơ sở hạ tầng.

(Chi tiết danh mục các tuyến Đường, phố, khu vực quy hoạch xây dựng hạ tầng cống bể cáp xem phần phụ lục).

b) Nguyên tắc xây dựng hệ thống cột treo cáp

Cột treo cáp xây dựng ở khu vực ngoài Đô thị, trường hợp nằm trong khu vực Đô thị phải Được cơ quan chức năng cho phép. Tuyến cột treo cáp phải nằm ngoài hành lang an toàn Đường bộ, trường hợp Đặc biệt bắt buộc và phải nằm trên hành lang an toàn Đường bộ phải Được cơ quan chức năng cho phép. Các doanh nghiệp phải Đầu tư, xây dựng, sử dụng chung hệ thống cột treo cáp nếu tuyến, hướng cột treo cáp giống nhau.

Định hướng quy hoạch khu vực, tuyến, hướng Được xây dựng cột treo cáp giai Đoạn Đến 2020 gồm:  Khu vực, tuyến, hướng tại vùng nông thôn; khu vực, tuyến, hướng có Địa hình khó khăn, không thể triển khai ngầm hóa.

(Chi tiết danh mục các tuyến Đường, phố, khu vực quy hoạch xây dựng hạ tầng cột treo cáp xem phần phụ lục).

c) Một số nguyên tắc quản lý và sử dụng chung cơ sở hạ tầng kỹ thuật

- Cơ sở hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung Được Đầu tư, xây dựng theo quy hoạch Đảm bảo tính Đồng bộ, nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên Đất, tiết kiệm chi phí Đầu tư xây dựng, bảo Đảm cảnh quan và môi trường.

- Tổ chức, cá nhân sở hữu cơ sở hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung có trách nhiệm tạo Điều kiện cho các tổ chức, cá nhân có Đường dây, cáp, Đường ống bố trí vào cơ sở hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung Đã xây dựng. Các tổ chức, cá nhân có Đường dây, cáp, Đường ống lắp Đặt mới có trách nhiệm bố trí vào cơ sở hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung Đã xây dựng. Việc lắp Đặt, bố trí các Đường dây, cáp, Đường ống, thiết bị mới vào cơ sở hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung bảo Đảm sự hoạt Động bình thường của hệ thống Đã có. Các loại Đường dây, cáp và Đường ống sử dụng cơ sở hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung phải có dấu hiệu nhận biết riêng Để phân biệt. Việc quản lý vận hành và sử dụng chung cơ sở hạ tầng kỹ thuật phải tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.

4.3. Cải tạo hạ tầng mạng ngoại vi trên cột Điện, cột treo cáp

Tại khu vực Đô thị, khu vực chưa Đủ Điều kiện thực hiện ngầm hóa mạng ngoại vi, triển khai cải tạo theo hướng: Buộc gọn hệ thống dây cáp; loại bỏ các sợi cáp không còn sử dụng; xóa bỏ tình trạng cáp treo tại các ngã tư, tại các nút giao thông, cắt ngang qua các tuyến Đường, tuyến phố.

IV. QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT

Nhu cầu sử dụng Đất phát triển hạ tầng viễn thông thụ Động chủ yếu dành cho việc xây dựng, lắp Đặt mới các vị trí trạm thu phát sóng thông tin di Động (cột ăng ten loại A2b) và xây dựng phát triển Điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng. Đối với các cột ăng ten thu phát sóng loại A2a Được xây dựng, lắp Đặt trên các công trình Đã Được xây dựng từ trước nên nhu cầu sử dụng Đất không Được tính toán trong quy hoạch sử dụng Đất.

1. Nhu cầu sử dụng Đất xây dựng hạ tầng trạm thu phát sóng

Các vị trí cột ăng ten thu phát sóng loại A2b, lắp Đặt mới, nhu cầu sử dụng mỗi vị trí khoảng 350 m2/vị trí. Doanh nghiệp căn cứ quy hoạch sử dụng Đất trên Địa bàn Để xây dựng hạ tầng và chấp nhận di dời hạ tầng trong trường hợp diện tích Đất bị thu hồi.

Bảng 11: Nhu cầu sử dụng Đất xây dựng hạ tầng cột ăng ten thu phát sóng

TT

Đơn vị hành chính

Giai Đoạn Đến 2015

Giai Đoạn 2016 - 2020

Tổng nhu cầu sử dụng Đất

(m2)

Cột ăng ten loại A2b

Diện tích

(m2/vị trí)

Nhu cầu sử dụng Đất

(m2)

Cột ăng ten loại A2b

Diện tích

(m2/vị trí)

Nhu cầu sử dụng Đất

(m2)

1

TP. Điện Biên Phủ

10

350

3.500

4

350

1.400

4.900

2

Thị xã Mường Lay

5

350

1.750

2

350

700

2.450

3

Huyện Mường Nhé

17

350

5.950

9

350

3.150

9.100

4

Huyện Mường Chà

16

350

5.600

11

350

3.850

9.450

5

Huyện Tủa Chùa

13

350

4.550

5

350

1.750

6.300

6

Huyện Tuần Giáo

20

350

7.000

10

350

3.500

10.500

7

Huyện Điện Biên

20

350

7.000

20

350

7.000

14.000

8

Huyện Điện Biên Đông

17

350

5.950

7

350

2.450

8.400

9

Huyện Mường Ảng

13

350

4.550

6

350

2.100

6.650

10

Huyện Nậm Pồ

13

350

4.550

10

350

3.500

8.050

 

Tổng

144

 

50.400

84

 

29.400

79.800

2. Nhu cầu sử dụng Đất xây dựng hạ tầng Điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng

Điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng không có người phục vụ chủ yếu Được xây dựng lắp Đặt trên các công trình Đã xây dựng từ trước (bến xe khách, sân bay, bệnh viện, trường học…) nên nhu cầu sử dụng Đất không Đưa vào các biểu nhu cầu sử dụng Đất.

Điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng có người phục vụ (Điểm cung cấp dịch vụ Internet công cộng): quy mô xây dựng tối thiểu 150 m2/Điểm. Nhu cầu sử dụng Đất Đến năm 2020: 103x150 = 15.450 m2.

Bảng 12: Nhu cầu sử dụng Đất xây dựng hạ tầng Điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng

TT

Đơn vị hành chính

Số xã quy hoạch phát triển mới Điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng

Quy mô xây dựng

(m2)

Nhu cầu sử dụng Đất

(m2)

1

Thành phố Điện Biên Phủ

3

150

450

2

Thị xã Mường Lay

2

150

300

3

Huyện Mường Nhé

10

150

1.500

4

Huyện Mường Chà

11

150

1.650

5

Huyện Tủa Chùa

10

150

1.500

6

Huyện Tuần Giáo

18

150

2.700

7

Huyện Điện Biên

15

150

2.250

8

Huyện Điện Biên Đông

11

150

1.650

9

Huyện Mường Ảng

8

150

1.200

10

Huyện Nậm Pồ

15

150

2.250

 

Toàn tỉnh

103

150

15.450

V. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

Theo quy Định tại Nghị Định số 29/2011/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy Định chi tiết một số Điều của Nghị Định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18/4/2011 của Chính phủ về Đánh giá môi trường chiến lược, Đánh giá tác Động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường báo cáo quy hoạch, chiến lược, kế hoạch bắt buộc phải có báo cáo Đánh giá môi trường chiến lược dưới hình thức lồng ghép, áp dụng Đối với:

- Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước.

- Chiến lược, quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực cấp quốc gia.

- Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông quy mô liên tỉnh.

Ngoài ra, Đối với các dự án xây dựng trạm thu, phát sóng; trạm thu phát viễn thông có công suất phát từ 2 KW trở lên phải có báo cáo Đánh giá môi trường chiến lược dưới hình thức lồng ghép. Trong phạm vi quy hoạch hạ tầng viễn thông thụ Động, các trạm thu phát sóng thông tin di Động có công suất phát nhỏ (20W ÷ 120W) không nằm trong nhóm danh mục này.

Quy hoạch phát triển hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ Động tỉnh Điện Biên Đến năm 2020 không nằm trong danh mục các dự án, quy hoạch, chiến lược phải thực hiện báo cáo Đánh giá môi trường chiến lược dưới hình thức lồng ghép.

VI. DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRỌNG ĐIỂM

Bảng 13: Danh mục dự án Đầu tư trọng Điểm

TT

Dự án

Lộ trình

Nguồn vốn

Nhu cầu vốn Đầu tư

(tr.Đồng)

Ngân sách (tr.Đồng)

Doanh nghiệp

(tr.Đồng)

1

Điểm thu, thanh toán cước viễn thông tự Động

2014 - 2020

0

300

300

2

Lắp Đặt hệ thống máy tính phục vụ tra cứu thông tin

2014 - 2020

75

0

75

3

Xây dựng hạ tầng cống bể cáp

2014 - 2020

0

60.000

60.000

4

Xây dựng hạ tầng cột treo cáp

2014 - 2020

0

7.500

7.500

5

Hạ tầng cột ăng ten thu phát sóng dùng chung

2014 - 2020

0

280.000

280.000

6

Hạ tầng cột ăng ten thu phát sóng dùng riêng

2014 - 2020

0

34.200

34.200

7

Hạ tầng cột ăng ten dự phòng phát triển công nghệ 4G

2014 - 2020

0

106.500

106.500

8

Nâng cao năng lực quản lý nhà nước Để quản lý, thực hiện quy hoạch

2014 - 2020

1.000

0

1.000

 

Tổng

 

1.075

488.500

489.575

(Chi tiết khái toán, phân kỳ Đầu tư xem phần Phụ lục)

PHẦN THỨ TƯ

GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN

I. GIẢI PHÁP

1. Giải pháp về cơ chế chính sách

Trên cơ sở các quy Định của nhà nước, tỉnh sẽ nghiên cứu ban hành các cơ chế chính sách thúc Đẩy phát triển hạ tầng viễn thông thụ Động trên Địa bàn tỉnh:

- Quy Định về xây dựng và ngầm hóa hạ tầng mạng ngoại vi trên Địa bàn tỉnh; quy Định về cấp phép xây dựng trạm thu phát sóng thông tin di Động.

- Quy Định về sử dụng chung cơ sở hạ tầng mạng viễn thông; Quy chế phối hợp giữa các ngành trong việc triển khai thực hiện ngầm hóa.

- Cơ chế ưu Đãi, tạo Điều kiện hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp xây dựng phát triển hạ tầng mạng viễn thông tại các khu vực Điều kiện kinh tế xã hội còn khó khăn.

- Cơ chế, chính sách khuyến khích Đầu tư xây dựng, phát triển hạ tầng mạng viễn thông theo hình thức xã hội hóa.

- Quy Định khung giá, phương pháp tính giá cho thuê hạ tầng viễn thông.

- Quy Định về dành quỹ Đất xây dựng hạ tầng viễn thông trong quá trình xây dựng hạ tầng giao thông, Đô thị.

- Hỗ trợ, tạo Điều kiện thuận lợi cho mọi doanh nghiệp tham gia thị trường bình Đẳng, Đúng pháp luật. Tạo lập thị trường cạnh tranh, phát triển lành mạnh.

2. Giải pháp về quản lý nhà nước

Quản lý, quy hoạch xây dựng, phát triển hạ tầng mạng viễn thông trên Địa bàn tỉnh theo Định hướng các doanh nghiệp cùng Đầu tư và sử dụng chung cơ sở hạ tầng.

Quản lý chặt chẽ việc xây dựng, phát triển hạ tầng hệ thống trạm thu phát sóng thông tin di Động (quy Định về cấp phép xây dựng, lắp Đặt). Xử lý nghiêm các doanh nghiệp vi phạm trong quá trình triển khai thực hiện.

Tuyên truyền phổ biến pháp luật, các quy Định, chính sách về phát triển viễn thông nói chung và phát triển hạ tầng mạng viễn thông nói riêng. Cải cách thủ tục hành chính, tạo Điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân thực hiện tốt quy hoạch, Đầu tư, phát triển viễn thông hiệu quả, bền vững.

Tăng cường thanh tra, kiểm tra các hoạt Động xây dựng, phát triển hạ tầng mạng viễn thông tại Địa phương. Xử lý nghiêm Đối với các doanh nghiệp vi phạm quy Định của pháp luật trong lĩnh vực Đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng mạng viễn thông, vi phạm quy Định việc sử dụng chung cơ sở hạ tầng viễn thông và ngầm hóa mạng ngoại vi viễn thông.

Tăng cường quản lý, giám sát chất lượng thiết bị, dịch vụ và công trình viễn thông Đảm bảo quyền lợi người sử dụng.

Chú trọng Đào tạo, bồi dưỡng và phát triển Đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về viễn thông, Đặc biệt là cán bộ Đầu ngành, trình Độ chuyên môn sâu.

3. Giải pháp về huy Động vốn Đầu tư

Nguồn vốn Đầu tư, phát triển hạ tầng mạng viễn thông chủ yếu từ hai nguồn chính: doanh nghiệp và ngân sách, trong Đó nguồn vốn chủ yếu từ doanh nghiệp. Ngân sách nhà nước Đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng kinh tế xã hội, trên cơ sở Đó doanh nghiệp xây dựng phát triển hạ tầng mạng viễn thông. Đối với hạ tầng mạng viễn thông phát triển riêng (hạ tầng xây dựng không dựa trên hạ tầng kinh tế xã hội) nguồn vốn chủ yếu do doanh nghiệp Đầu tư.

Huy Động nguồn vốn Đầu tư từ doanh nghiệp, xây dựng, phát triển hạ tầng mạng viễn thông trên Địa bàn tỉnh.

Bố trí vốn ngân sách nhà nước thông qua việc lồng ghép các nguồn vốn Để Đầu tư các cơ sở hạ tầng vùng Đặc biệt khó khăn.

Huy Động nguồn vốn Đầu tư theo hình thức xã hội hóa, khuyến khích các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế tham gia Đầu tư xây dựng hạ tầng các trạm thu phát sóng thông tin di Động, hệ thống hạ tầng kỹ thuật mạng ngoại vi và cho các doanh nghiệp viễn thông thuê hạ tầng.

4. Giải pháp về khoa học và công nghệ

Phát triển công nghệ viễn thông Đi Đôi với sử dụng hiệu quả hạ tầng: công nghệ vô tuyến băng rộng, công nghệ truyền dẫn cáp quang (thay thế cáp Đồng), cáp ngầm… Khuyến khích doanh nghiệp Đầu tư, phát triển hạ tầng trạm thu phát sóng ứng dụng công nghệ xanh, thân thiện môi trường, trạm ngụy trang, trạm sử dụng chung cơ sở hạ tầng, Đảm bảo mỹ quan Đô thị.

Ứng dụng các kỹ thuật, công nghệ mới trong triển khai ngầm hóa hạ tầng mạng ngoại vi. Sử dụng các thiết bị kỹ thuật hiện Đại, công nghệ mới, tăng cường Đo kiểm, giám sát, quản lý từ xa Đối với hệ thống thiết bị và hạ tầng mạng viễn thông trên Địa bàn tỉnh. Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý phát triển hạ tầng mạng viễn thông: quản lý dựa trên bản Đồ số, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu Điện tử, phần mềm quản lý hạ tầng mạng viễn thông.

II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Thông tin và Truyền thông

Chịu trách nhiệm tổ chức triển khai và theo dõi thực hiện Quy hoạch. Căn cứ tình hình phát triển kinh tế và sự phát triển của công nghệ, phát triển hạ tầng mạng ngoại vi, mạng thông tin di Động, trường hợp cần thiết trình Ủy ban nhân dân tỉnh Điều chỉnh Quy hoạch theo quy Định.

- Quản lý, công bố và cập nhật quá trình thực hiện Quy hoạch.

- Giám sát quá trình Đầu tư, sử dụng chung cơ sở hạ tầng giữa các doanh nghiệp trên Địa bàn tỉnh.

- Báo cáo và Đề xuất với Ủy ban nhân dân tỉnh các kế hoạch, giải pháp cụ thể, chi tiết thực hiện Quy hoạch.

- Xây dựng và Đề xuất với Ủy ban nhân dân tỉnh cơ chế ưu Đãi các doanh nghiệp, chủ Động xây dựng cơ sở hạ tầng mạng viễn thông ứng dụng các công nghệ tiên tiến, hiện Đại. Tham mưu ban hành các văn bản quản lý nhà nước về quản lý và ngầm hóa hạ tầng mạng ngoại vi, phát triển hạ tầng mạng thông tin di Động, các quy Định, quy chế sử dụng chung cơ sở hạ tầng viễn thông; quy Định xây dựng hạ tầng ngoại vi, hạ tầng mạng thông tin di Động; các quy chế phối hợp xây dựng hạ tầng với các ngành giao thông, Điện, cấp nước, thoát nước…

2. Sở Giao thông Vận tải

Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông và các sở ban ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; các doanh nghiệp Viễn thông xây dựng các chương trình, Đề án, quy Định ngầm hóa mạng ngoại vi, quy Định về việc xây dựng hạ tầng trạm thu phát sóng di Động phù hợp với kế hoạch của từng thời kỳ.

3. Sở Xây dựng

Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố xây dựng các quy Định, hướng dẫn doanh nghiệp về xây dựng hạ tầng mạng ngoại vi, hạ tầng mạng di Động phù hợp với quy hoạch kiến trúc, Đô thị của tỉnh.

Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông cấp phép xây dựng hạ tầng mạng viễn thông theo quy hoạch.

4. Sở Tài nguyên và Môi trường

Rà soát, bổ sung quy hoạch quỹ Đất sử dụng cho phát triển hạ tầng viễn thông thụ Động Đến năm 2020.

Chủ trì, phối hợp các ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố hướng dẫn, thực hiện và giải quyết các vấn Đề về sử dụng Đất xây dựng hạ tầng viễn thông thụ Động. Phối hợp với sở Thông tin và Truyền thông Đề xuất và triển khai thực hiện các giải pháp Đảm bảo, hạn chế tác Động Đến môi trường trong quá trình thực hiện quy hoạch.

5. Sở Khoa học và Công nghệ

Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông thanh tra, kiểm tra về tiêu chuẩn chất lượng thiết bị viễn thông và chất lượng dịch vụ. Thẩm Định các dự án liên quan Đến khoa học và công nghệ.

6. Các sở, ban, ngành khác

Phối hợp với sở Thông tin và Truyền thông thực hiện Quy hoạch theo chức năng nhiệm vụ Được giao.

7. Ủy ban nhân dân cấp huyện

Phối hợp với các cơ quan liên quan, hỗ trợ các doanh nghiệp viễn thông triển khai thực hiện Quy hoạch trên Địa bàn quản lý. Tạo Điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp triển khai xây dựng phát triển hạ tầng mạng viễn thông tại các khu vực Điều kiện kinh tế xã hội còn khó khăn, Đảm bảo các quy Định hiện hành.

Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, quản lý việc xây dựng phát triển hạ tầng mạng viễn thông trên Địa bàn.

8. Các doanh nghiệp

Xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện phát triển hạ tầng viễn thông thụ Động của Đơn vị trên Địa bàn tỉnh theo Quy hoạch Được phê duyệt.

Phối hợp Sở Thông tin Truyền thông và các doanh nghiệp khác Đầu tư xây dựng và sử dụng chung cơ sở hạ tầng, phản ánh kịp thời khó khăn, vướng mắc Đến các cơ quan chức năng Để xem xét, giải quyết kịp thời.

PHẦN THỨ NĂM

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1: KHÁI TOÁN VÀ PHÂN KỲ ĐẦU TƯ

1. Hạ tầng Điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng không có người phục vụ

1.1. Điểm thu, thanh toán cước viễn thông tự Động

- Nguồn Đầu tư: doanh nghiệp

- Thời gian thực hiện: 2014 – 2020.

- Hạng mục Đầu tư: máy bán thẻ, thanh toán cước tự Động.

- Định mức Đầu tư: 30 triệu Đồng/1 máy.

- Tổng kinh phí: 300 triệu Đồng.

1.2. Lắp Đặt hệ thống máy tính phục vụ tra cứu thông tin:

- Nguồn Đầu tư: Ngân sách.

- Thời gian thực hiện: 2014 – 2020.

- Hạng mục Đầu tư: lắp Đặt máy tính, kết nối Internet tại các nơi công cộng phục vụ tra cứu thông tin.

- Định mức Đầu tư: 15 triệu Đồng/1 Điểm.

- Tổng kinh phí: 75 triệu Đồng.

2. Hạ tầng cống, bể cáp

- Nguồn Đầu tư: doanh nghiệp

- Thời gian thực hiện: 2014 – 2020.

- Hạng mục Đầu tư: Xây dựng hạ tầng cống, bể cáp; ngầm hóa mạng ngoại vi trên Địa bàn tỉnh

- Định mức Đầu tư: 400 triệu Đồng/1km.

- Tổng kinh phí: 60.000 triệu Đồng.

3. Hạ tầng cột treo cáp

- Nguồn Đầu tư: doanh nghiệp.

- Thời gian thực hiện: 2014 – 2020.

- Hạng mục Đầu tư: xây dựng hạ tầng cột treo cáp.

- Định mức Đầu tư: 5 triệu Đồng/cột

- Tổng kinh phí: 7.500 triệu Đồng

4. Hạ tầng cột ăng ten thu phát sóng dùng chung

- Nguồn Đầu tư: doanh nghiệp

- Thời gian thực hiện: 2014 – 2020.

- Hạng mục Đầu tư: xây dựng hệ thống hạ tầng dùng chung giữa các doanh nghiệp: nhà trạm, cột…

- Định mức Đầu tư: 700 triệu Đồng/vị trí trạm.

- Tổng kinh phí: 280.000 triệu Đồng.

5. Hạ tầng cột ăng ten thu phát sóng dùng riêng

- Nguồn Đầu tư: doanh nghiệp

- Thời gian thực hiện: 2014 – 2020.

- Hạng mục Đầu tư: nhà trạm, cột…

- Định mức Đầu tư: 300 triệu Đồng/vị trí trạm.

- Tổng kinh phí: 34.200 triệu Đồng.

6. Hạ tầng cột ăng ten thu phát sóng 4G

- Nguồn Đầu tư: doanh nghiệp

- Thời gian thực hiện: 2014 – 2020.

- Hạng mục Đầu tư: nhà trạm, cột…

- Định mức Đầu tư: 300 triệu Đồng/vị trí trạm.

- Tổng kinh phí: 106.500 triệu Đồng.

7. Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về viễn thông thụ Động trên Địa bàn tỉnh

- Đơn vị chủ trì: Sở Thông tin và Truyền thông

- Thời gian thực hiện: 2014 – 2020

- Nguồn Đầu tư: ngân sách.

- Hạng mục Đầu tư:

+ Đầu tư mua sắm trang thiết bị phục vụ công tác quản lý nhà nước: quản lý, giám sát việc phát triển hạ tầng hệ thống trạm thu phát sóng trên Địa bàn tỉnh...

+ Chi phí vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa

+ Đào tạo nhân lực.

- Tổng kinh phí: 1.000 triệu Đồng.


PHỤ LỤC 2: HỆ THỐNG CÁC BẢNG BIỂU QUY HOẠCH

Bảng 14: Danh mục các Điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng

TT

Địa Điểm

Loại Điểm cung cấp dịch vụ

Số lượng Điểm lắp Đặt

Loại hình dịch vụ cung cấp

Quy mô công trình

Thời Điểm Đưa vào khai thác, sử dụng

Công trình Đi thuê

(m2/Điểm)

Công trình tự xây dựng

(m2/Điểm)

1

Thành phố Điện Biên Phủ

1.1

Bến xe khách tỉnh Điện Biên - Thành phố Điện Biên Phủ

Đ2

2

Thanh toán cước viễn thông tự Động…

5 ÷10

 

2014 - 2015

1.2

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Điện Biên - Thành phố Điện Biên Phủ

Đ2

3

Thanh toán cước viễn thông tự Động…

5 ÷10

 

2014 - 2015

1.3

Bệnh viện Y học cổ truyền - Thành phố Điện Biên Phủ

Đ2

3

Thanh toán cước viễn thông tự Động…

5 ÷10

 

2014 - 2015

1.4

Bệnh Xá B40 - Thành phố Điện Biên Phủ

Đ2

2

Thanh toán cước viễn thông tự Động…

5 ÷10

 

2014 - 2015

1.5

Khu di tích Đồi A1 - Thành phố Điện Biên Phủ

Đ2

1

Thanh toán cước viễn thông tự Động…

5 ÷10

 

2014 - 2015

1.6

Cảng hàng không Điện Biên Phủ - Thành phố Điện Biên Phủ

Đ2

2

Thanh toán cước viễn thông tự Động…

5 ÷10

 

2014 - 2015

1.7

Bến xe khách tỉnh Điện Biên - Thành phố Điện Biên Phủ

Đ2

2

Điểm tra cứu thông tin du lịch, văn hóa xã hội.

5 ÷10

 

2016 - 2020

1.8

Khu di tích Đồi A1 - Thành phố Điện Biên Phủ

Đ2

1

Điểm tra cứu thông tin du lịch, văn hóa xã hội.

5 ÷10

 

2016 - 2020

1.9

Cảng hàng không Điện Biên Phủ - Thành phố Điện Biên Phủ

Đ2

2

Điểm tra cứu thông tin du lịch, văn hóa xã hội.

5 ÷10

 

2016 - 2020

1.10

Phường Thanh Trường - Thành phố Điện Biên Phủ

Đ1

 

Điểm cung cấp dịch vụ Internet công cộng

25 ÷50

 

2014 - 2015

1.11

Xã Thanh Minh - Thành phố Điện Biên Phủ

Đ1

 

Điểm cung cấp dịch vụ Internet công cộng

25 ÷50

 

2014 - 2015

2

Thị xã Mường Lay

2.1

Phường Sông Đà - Thị xã Mường Lay

Đ1

 

Điểm cung cấp dịch vụ Internet công cộng

25 ÷50

 

2014 - 2015

2.2

Phường Lay Nưa - Thị xã Mường Lay

Đ1

 

Điểm cung cấp dịch vụ Internet công cộng

25 ÷50

 

2014 - 2015

 

3

Huyện Mường Nhé

3.1

Xã Nậm Vì

Đ1

 

Điểm cung cấp dịch vụ Internet công cộng

25 ÷50

 

2014 - 2015

3.2

Xã Pá Mỳ

Đ1

 

Điểm cung cấp dịch vụ Internet công cộng

25 ÷50

 

2014 - 2015

3.3

Xã Quảng Lâm

Đ1

 

Điểm cung cấp dịch vụ Internet công cộng

25 ÷50

 

2014 - 2015

3.4

Xã Huổi Lếch

Đ1

 

Điểm cung cấp dịch vụ Internet công cộng

25 ÷50

 

2016 - 2020

3.5

Xã Mường Toong

Đ1

 

Điểm cung cấp dịch vụ Internet công cộng

25 ÷50

 

2014 - 2015

3.6

Xã Nậm Kè

Đ1

 

Điểm cung cấp dịch vụ Internet công cộng

25 ÷50

 

2016 - 2020

3.7

Xã Chung Chải

Đ1

 

Điểm cung cấp dịch vụ Internet công cộng

25 ÷50

 

2016 - 2020

3.8

Xã Leng Su Sìn

Đ1

 

Điểm cung cấp dịch vụ Internet công cộng

25 ÷50

 

2016 - 2020

 

3.9

Xã Sín Thầu

Đ1

 

Điểm cung cấp dịch vụ Internet công cộng

25 ÷50

 

2016 - 2020

3.10

Xã Sen Thượng

Đ1

 

Điểm cung cấp dịch vụ Internet công cộng

25 ÷50

 

2016 - 2020

4

Huyện Nậm Pồ

4.1

Xã Chà Nưa

Đ1

 

Điểm cung cấp dịch vụ Internet công cộng

25 ÷50

 

2014 - 2015

4.2

Xã Phìn Hồ

Đ1

 

Điểm cung cấp dịch vụ Internet công cộng

25 ÷50

 

2014 - 2015

4.3

Xã Si Pa Phìn

Đ1

 

Điểm cung cấp dịch vụ Internet công cộng

25 ÷50

 

2016 - 2020

4.4

Xã Chà Tở

Đ1

 

Điểm cung cấp dịch vụ Internet công cộng

25 ÷50

 

2016 - 2020

4.5

Xã Nậm Khăn

Đ1

 

Điểm cung cấp dịch vụ Internet công cộng

25 ÷50

 

2016 - 2020

4.6

Xã Chà Cang

Đ1

 

Điểm cung cấp dịch vụ Internet công cộng

25 ÷50

 

2014 - 2015

 

4.7

Xã Pa Tần

Đ1

 

Điểm cung cấp dịch vụ Internet công cộng

25 ÷50

 

2016 - 2020

4.8

Xã Nậm Tin

Đ1

 

Điểm cung cấp dịch vụ Internet công cộng

25 ÷50

 

2016 - 2020

4.9

Xã Na Cô Sa

Đ1

 

Điểm cung cấp dịch vụ Internet công cộng

25 ÷50

 

2016 - 2020

4.10

Xã Nà Hỳ

Đ1

 

Điểm cung cấp dịch vụ Internet công cộng

25 ÷50

 

2016 - 2020

4.11

Xã Nà Khoa

Đ1

 

Điểm cung cấp dịch vụ Internet công cộng

25 ÷50

 

2016 - 2020

4.12

Xã Nà Bủng

Đ1

 

Điểm cung cấp dịch vụ Internet công cộng

25 ÷50

 

2016 - 2020

4.13

Xã Nậm Chua

Đ1

 

Điểm cung cấp dịch vụ Internet công cộng

25 ÷50

 

2016 - 2020

4.14

Xã Vàng Đán

Đ1

 

Điểm cung cấp dịch vụ Internet công cộng

25 ÷50

 

2016 - 2020

4.15

Xã Nậm Nhừ

Đ1

 

Điểm cung cấp dịch vụ Internet công cộng

25 ÷50

 

2016 - 2020

5

Huyện Mường Chà

5.1

Xã Mường Mươn

Đ1

 

Điểm cung cấp dịch vụ Internet công cộng

25 ÷50

 

2014 - 2015

5.2

Xã Na Sang

Đ1

 

Điểm cung cấp dịch vụ Internet công cộng

25 ÷50

 

2014 - 2015

5.3

Xã Huổi Lèng

Đ1

 

Điểm cung cấp dịch vụ Internet công cộng

25 ÷50

 

2014 - 2015

5.4

Xã Xá Tổng

Đ1

 

Điểm cung cấp dịch vụ Internet công cộng

25 ÷50

 

2014 - 2015

5.5

Xã Ma Thì Hồ

Đ1

 

Điểm cung cấp dịch vụ Internet công cộng

25 ÷50

 

2016 - 2020

5.6

Xã Huổi Mí

Đ1

 

Điểm cung cấp dịch vụ Internet công cộng

25 ÷50

 

2016 - 2020

5.7

Xã Hừa Ngài

Đ1

 

Điểm cung cấp dịch vụ Internet công cộng

25 ÷50

 

2016 - 2020

5.8

Xã Pa Ham

Đ1

 

Điểm cung cấp dịch vụ Internet công cộng

25 ÷50

 

2016 - 2020

 

5.9

Xã Nậm Nèn

Đ1

 

Điểm cung cấp dịch vụ Internet công cộng

25 ÷50

 

2016 - 2020

5.10

Xã Mường Tùng

Đ1

 

Điểm cung cấp dịch vụ Internet công cộng

25 ÷50

 

2016 - 2020

6

Huyện Tủa Chùa

6.1

Xã Trung Thu

Đ1

 

Điểm cung cấp dịch vụ Internet công cộng

25 ÷50

 

2014 - 2015

6.2

Xã Sính Phình

Đ1

 

Điểm cung cấp dịch vụ Internet công cộng

25 ÷50

 

2014 - 2015

6.3

Xã Tả Phình

Đ1

 

Điểm cung cấp dịch vụ Internet công cộng

25 ÷50

 

2014 - 2015

6.4

Xã Xá Nhè

Đ1

 

Điểm cung cấp dịch vụ Internet công cộng

25 ÷50

 

2016 - 2020

6.5

Xã Mường Đun

Đ1

 

Điểm cung cấp dịch vụ Internet công cộng

25 ÷50

 

2016 - 2020

6.6

Xã Tủa Thàng

Đ1

 

Điểm cung cấp dịch vụ Internet công cộng

25 ÷50

 

2016 - 2020

 

6.7

Xã Huổi Só

Đ1

 

Điểm cung cấp dịch vụ Internet công cộng

25 ÷50

 

2016 - 2020

6.8

Xã Tả Sìn Thàng

Đ1

 

Điểm cung cấp dịch vụ Internet công cộng

25 ÷50

 

2016 - 2020

6.9

Xã Sín Chải

Đ1

 

Điểm cung cấp dịch vụ Internet công cộng

25 ÷50

 

2016 - 2020

6.10

Xã Lao Xả Phình

Đ1

 

Điểm cung cấp dịch vụ Internet công cộng

25 ÷50

 

2016 - 2020

7

Huyện Tuần Giáo

7.1

Xã Chiềng Sinh

Đ1

 

Điểm cung cấp dịch vụ Internet công cộng

25 ÷50

 

2014 - 2015

7.2

Xã Mường Thín

Đ1

 

Điểm cung cấp dịch vụ Internet công cộng

25 ÷50

 

2014 - 2015

7.3

Xã Mùn Chung

Đ1

 

Điểm cung cấp dịch vụ Internet công cộng

25 ÷50

 

2014 - 2015

7.4

Xã Nà Tòng

Đ1

 

Điểm cung cấp dịch vụ Internet công cộng

25 ÷50

 

2014 - 2015

 

7.5

Xã Chiềng Đông

Đ1

 

Điểm cung cấp dịch vụ Internet công cộng

25 ÷50

 

2016 - 2020

7.6

Xã Tênh Phông

Đ1

 

Điểm cung cấp dịch vụ Internet công cộng

25 ÷50

 

2016 - 2020

7.7

Xã Quài Tở

Đ1

 

Điểm cung cấp dịch vụ Internet công cộng

25 ÷50

 

2016 - 2020

7.8

Xã Quài Cang

Đ1

 

Điểm cung cấp dịch vụ Internet công cộng

25 ÷50

 

2016 - 2020

7.9

Xã Quài Nưa

Đ1

 

Điểm cung cấp dịch vụ Internet công cộng

25 ÷50

 

2016 - 2020

7.10

Xã Tỏa Tình

Đ1

 

Điểm cung cấp dịch vụ Internet công cộng

25 ÷50

 

2016 - 2020

7.11

Xã Pú Nhung

Đ1

 

Điểm cung cấp dịch vụ Internet công cộng

25 ÷50

 

2016 - 2020

7.12

Xã Ta Ma

Đ1

 

Điểm cung cấp dịch vụ Internet công cộng

25 ÷50

 

2016 - 2020

7.13

Xã Rạng Đông

Đ1

 

Điểm cung cấp dịch vụ Internet công cộng

25 ÷50

 

2016 - 2020

7.14

Xã Phình Sáng

Đ1

 

Điểm cung cấp dịch vụ Internet công cộng

25 ÷50

 

2016 - 2020

7.15

Xã Mường Mùn

Đ1

 

Điểm cung cấp dịch vụ Internet công cộng

25 ÷50

 

2016 - 2020

7.16

Xã Pú Xi

Đ1

 

Điểm cung cấp dịch vụ Internet công cộng

25 ÷50

 

2016 - 2020

7.17

Xã Mường Khong

Đ1

 

Điểm cung cấp dịch vụ Internet công cộng

25 ÷50

 

2016 - 2020

7.18

Xã Nà Sáy

Đ1

 

Điểm cung cấp dịch vụ Internet công cộng

25 ÷50

 

2016 - 2020

8

Huyện Mường Ảng

8.1

Xã Ẳng Nưa

Đ1

 

Điểm cung cấp dịch vụ Internet công cộng

25 ÷50

 

2014 - 2015

8.2

Xã Búng Lao

Đ1

 

Điểm cung cấp dịch vụ Internet công cộng

25 ÷50

 

2014 - 2015

8.3

Xã Ẳng Cang

Đ1

 

Điểm cung cấp dịch vụ Internet công cộng

25 ÷50

 

2016 - 2020

 

8.4

Xã Nậm Lịch

Đ1

 

Điểm cung cấp dịch vụ Internet công cộng

25 ÷50

 

2016 - 2020

8.5

Xã Mường Lạn

Đ1

 

Điểm cung cấp dịch vụ Internet công cộng

25 ÷50

 

2016 - 2020

8.6

Xã Ẳng Tở

Đ1

 

Điểm cung cấp dịch vụ Internet công cộng

25 ÷50

 

2016 - 2020

8.7

Xã Ngồi Cáy

Đ1

 

Điểm cung cấp dịch vụ Internet công cộng

25 ÷50

 

2016 - 2020

8.8

Xã Mường Đăng

Đ1

 

Điểm cung cấp dịch vụ Internet công cộng

25 ÷50

 

2016 - 2020

9

Huyện Điện Biên Đông

9.1

Xã Nong U

Đ1

 

Điểm cung cấp dịch vụ Internet công cộng

25 ÷50

 

2014 - 2015

9.2

Xã Pú Nhi

Đ1

 

Điểm cung cấp dịch vụ Internet công cộng

25 ÷50

 

2014 - 2015

9.3

Xã Keo Lôm

Đ1

 

Điểm cung cấp dịch vụ Internet công cộng

25 ÷50

 

2014 - 2015

 

9.4

Xã Na Son

Đ1

 

Điểm cung cấp dịch vụ Internet công cộng

25 ÷50

 

2014 - 2015

9.5

Xã Xa Dung

Đ1

 

Điểm cung cấp dịch vụ Internet công cộng

25 ÷50

 

2016 - 2020

9.6

Xã Chiềng Sơ

Đ1

 

Điểm cung cấp dịch vụ Internet công cộng

25 ÷50

 

2016 - 2020

9.7

Xã Luân Giói

Đ1

 

Điểm cung cấp dịch vụ Internet công cộng

25 ÷50

 

2016 - 2020

9.8

Xã Háng Lìa

Đ1

 

Điểm cung cấp dịch vụ Internet công cộng

25 ÷50

 

2016 - 2020

9.9

Xã Tìa Dình

Đ1

 

Điểm cung cấp dịch vụ Internet công cộng

25 ÷50

 

2016 - 2020

9.10

Xã Phình Giàng

Đ1

 

Điểm cung cấp dịch vụ Internet công cộng

25 ÷50

 

2016 - 2020

9.11

Xã Pú Hồng

Đ1

 

Điểm cung cấp dịch vụ Internet công cộng

25 ÷50

 

2016 - 2020

 

10

Huyện Điện Biên

10.1

Xã Mường Pồn

Đ1

 

Điểm cung cấp dịch vụ Internet công cộng

25 ÷50

 

2016 - 2020

10.2

Xã Thanh Nưa

Đ1

 

Điểm cung cấp dịch vụ Internet công cộng

25 ÷50

 

2016 - 2020

10.3

Xã Thanh Hưng

Đ1

 

Điểm cung cấp dịch vụ Internet công cộng

25 ÷50

 

2016 - 2020

10.4

Xã Thanh Yên

Đ1

 

Điểm cung cấp dịch vụ Internet công cộng

25 ÷50

 

2016 - 2020

10.5

Xã Thanh An

Đ1

 

Điểm cung cấp dịch vụ Internet công cộng

25 ÷50

 

2016 - 2020

10.6

Xã Nà Tấu

Đ1

 

Điểm cung cấp dịch vụ Internet công cộng

25 ÷50

 

2016 - 2020

10.7

Xã Nà Nhạn

Đ1

 

Điểm cung cấp dịch vụ Internet công cộng

25 ÷50

 

2016 - 2020

10.8

Xã Pá Khoang

Đ1

 

Điểm cung cấp dịch vụ Internet công cộng

25 ÷50

 

2016 - 2020

10.9

Xã Pa Thơm

Đ1

 

Điểm cung cấp dịch vụ Internet công cộng

25 ÷50

 

2016 - 2020

10.10

Xã Pom Lót

Đ1

 

Điểm cung cấp dịch vụ Internet công cộng

25 ÷50

 

2016 - 2020

10.11

Xã Na Ư

Đ1

 

Điểm cung cấp dịch vụ Internet công cộng

25 ÷50

 

2016 - 2020

10.12

Xã Hẹ Muông

Đ1

 

Điểm cung cấp dịch vụ Internet công cộng

25 ÷50

 

2016 - 2020

10.13

Xã Na Tông

Đ1

 

Điểm cung cấp dịch vụ Internet công cộng

25 ÷50

 

2016 - 2020

10.14

Xã Phu Luông

Đ1

 

Điểm cung cấp dịch vụ Internet công cộng

25 ÷50

 

2016 - 2020

10.15

Xã Mường Lói

Đ1

 

Điểm cung cấp dịch vụ Internet công cộng

25 ÷50

 

2016 - 2020

Đ1: Điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng có người phục vụ

Đ2: Điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng không có người phục vụ


Bảng 15: Danh mục các khu vực, tuyến Đường, phố chỉ Được lắp Đặt cột ăng ten loại A1

STT

Khu vực, tuyến Đường, phố

Thời Điểm hoàn thành việc chuyển từ cột ăng ten loại A2a sang cột ăng ten loại A1

1

Thành phố Điện Biên Phủ

1.1

Quốc lộ 279 (Đoạn chạy qua phường Mường Thanh)

2014 - 2015

1.2

Hoàng Văn Thái

2014 - 2015

1.3

Trường Chinh

2016 - 2020

1.4

Hoàng Công Chất

2014 - 2015

1.5

Hoàng Công Chất (Đoạn còn lại)

2016 - 2020

1.6

Phan Đình Giót (khu vực gần quảng trường Trung tâm)

2014 - 2015

1.7

Trần Can (khu vực gần quảng trường Trung tâm)

2014 - 2015

1.8

Nguyễn Chí Thanh

2016 - 2020

1.9

Nguyễn Hữu Thọ

2016 - 2020

1.10

Khu vực cụm di tích lịch sử Điện Biên Phủ

2014 - 2015

1.11

Các khu vực còn lại của thành phố Điện Biên Phủ: ưu tiên, khuyến khích doanh nghiệp xây dựng, phát triển cột ăng ten loại A1 (không bắt buộc)

 

1.12

Các tuyến Đường, phố, khu dân cư, khu Đô thị xây dựng mới tại khu vực phường Mường Thanh, Tân Thanh, Him Lam trong giai Đoạn 2013 - 2020 chỉ cho phép doanh nghiệp xây dựng cột ăng ten loại A1

 

2

Thị xã Mường Lay

2.1

Quốc lộ 12 (Đoạn chạy qua phường Sông Đà)

2016 - 2020

2.2

Các khu vực còn lại của thị xã Mường Lay: ưu tiên, khuyến khích doanh nghiệp xây dựng, phát triển cột ăng ten loại A1 (không bắt buộc)

 

2.3

Các tuyến Đường, phố, khu dân cư, khu Đô thị xây dựng mới tại khu vực phường Sông Đà trong giai Đoạn 2013 - 2020 chỉ cho phép doanh nghiệp xây dựng cột ăng ten loại A1

 

3

Huyện Điện Biên

3.1

Khu vực khu di tích lịch sử Mường Phăng

2016 - 2020

3.2

Các khu vực còn lại của huyện Điện Biên: ưu tiên, khuyến khích doanh nghiệp xây dựng, phát triển cột ăng ten loại A1

 

Giai Đoạn 2013 - 2020: tại các tuyến Đường, tuyến phố thống kê trên; chỉ cho phép doanh nghiệp xây dựng mới cột ăng ten loại A1. Đối với các cột ăng ten loại A2a hiện trạng, thực hiện chuyển Đổi sang cột ăng ten loại A1 theo lộ trình quy hoạch.

Bảng 16: Danh mục các khu vực, tuyến Đường, phố Được lắp Đặt cột ăng ten cồng kềnh trên mặt Đất

TT

Khu vực, tuyến Đường, phố

Loại cột ăng ten cồng kềnh trên mặt Đất Được lắp Đặt

1

Thành phố Điện Biên Phủ

1.1

Phường Mường Thanh (ngoại trừ các tuyến Đường phố chỉ Được lắp Đặt cột ăng ten loại A1)

A2b < 50

1.2

Phường Nam Thanh

A2b < 50

1.3

Phường Tân Thanh

A2b < 50

1.4

Phường Him Lam

A2b < 50

1.5

Phường Thanh Bình

A2b < 50

1.6

Phường Thanh Trường

A2b < 50

1.7

Phường Noong Bua

A2b < 100

1.8

Xã Tà Lèng

A2b < 100

1.9

Xã Thanh Minh

A2b < 100

 

2

Thị xã Mường Lay

2.1

Phường Sông Đà (ngoại trừ các tuyến Đường phố chỉ Được lắp Đặt cột ăng ten loại A1)

A2b < 50

2.2

Phường Na Lay

A2b < 50

2.3

Xã Lay Nưa

A2b < 100

3

Huyện Mường Nhé

3.1

Xã Sen Thượng

A2b < 100

3.2

Xã Sín Thầu

A2b < 100

3.3

Xã Leng Su Sìn

A2b < 100

3.4

Xã Chung Chải

A2b < 100

3.5

Xã Mường Nhé

A2b < 50

3.6

Xã Nậm Vì

A2b < 100

3.7

Xã Nậm Kè

A2b < 100

3.8

Xã Mường Toong

A2b < 100

3.9

Xã Huổi Lếch

A2b < 100

3.10

Xã Pá Mỳ

A2b < 100

3.11

Xã Quảng Lâm

A2b < 100

4

Huyện Mường Chà

4.1

Xã Mường Tùng

A2b < 100

4.2

Xã Sá Tổng

A2b < 100

4.3

Xã Huổi Lèng

A2b < 100

4.4

Xã Pa Ham

A2b < 100

4.5

Xã Nậm Nèn

A2b < 100

4.6

Xã Hừa Ngài

A2b < 100

4.7

Xã Huổi Mí

A2b < 100

4.8

Xã Sa Lông

A2b < 100

4.9

Xã Ma Thì Hồ

A2b < 100

4.10

Thị trấn Mường Chà

A2b < 50

4.11

Xã Na Sang

A2b < 100

4.12

Xã Mường Mươn

A2b < 100

5

Huyện Tủa Chùa

5.1

Thị trấn Tủa Chùa

A2b < 50

5.2

Xã Mường Báng

A2b < 100

5.3

Xã Xá Nhè

A2b < 100

5.4

Xã Mường Đun

A2b < 100

5.5

Xã Trung Thu

A2b < 100

5.6

Xã Sính Phình

A2b < 100

5.7

Xã Tủa Thàng

A2b < 100

5.8

Xã Tả Phình

A2b < 100

5.9

Xã Lao Xả Phình

A2b < 100

5.10

Xã Tả Sìn Thàng

A2b < 100

5.11

Xã Huổi Só

A2b < 100

5.12

Xã Sín Chải

A2b < 100

6

Huyện Tuần Giáo

6.1

Thị trấn Tuần Giáo

A2b < 50

6.2

Xã Chiềng Sinh

A2b < 100

6.3

Xã Chiềng Đông

A2b < 100

6.4

Xã Tênh Phông

A2b < 100

6.5

Xã Quài Tở

A2b < 100

6.6

Xã Quài Cang

A2b < 100

6.7

Xã Quài Nưa

A2b < 100

6.8

Xã Tỏa Tình

A2b < 100

6.9

Xã Mường Thín

A2b < 100

6.10

Xã Pú Nhung

A2b < 100

6.11

Xã Ta Ma

A2b < 100

6.12

Xã Rạng Đông

A2b < 100

6.13

Xã Nà Sáy

A2b < 100

6.14

Xã Mường Khong

A2b < 100

6.15

Xã Pú Xi

A2b < 100

6.16

Xã Mường Mùn

A2b < 100

6.17

Xã Mùn Chung

A2b < 100

6.18

Xã Nà Tòng

A2b < 100

6.19

Xã Phình Sáng

A2b < 100

 

7

Huyện Mường Ảng

7.1

Thị trấn Mường Ảng

A2b < 50

7.2

Xã Ẳng Nưa

A2b < 100

7.3

Xã Ẳng Cang

A2b < 100

7.4

Xã Nậm Lịch

A2b < 100

7.5

Xã Mường Lạn

A2b < 100

7.6

Xã Xuân Lao

A2b < 100

7.7

Xã Búng Lao

A2b < 100

7.8

Xã Ẳng Tở

A2b < 100

7.9

Xã Mường Đăng

A2b < 100

7.10

Xã Ngồi Cáy

A2b < 100

8

Huyện Nậm Pồ

8.1

Xã Na Cô Sa

A2b < 100

8.2

Xã Nậm Tin

A2b < 100

8.3

Xã Pa Tần

A2b < 100

8.4

Xã Chà Cang

A2b < 100

8.5

Xã Nậm Nhừ

A2b < 100

8.6

Xã Nà Khoa

A2b < 100

8.7

Xã Nậm Chua

A2b < 100

8.8

Xã Vàng Đán

A2b < 100

8.9

Xã Nà Bủng

A2b < 100

8.10

Xã Nà Hỳ

A2b < 100

8.11

Xã Si Pa Phìn

A2b < 100

8.12

Xã Phìn Hồ

A2b < 100

8.13

Xã Chà Nưa

A2b < 100

8.14

Xã Chà Tở

A2b < 100

8.15

Xã Nậm Khăn

A2b < 100

9

Huyện Điện Biên

9.1

Xã Phu Luông

A2b < 100

9.2

Xã Mường Lói

A2b < 100

9.3

Xã Na Tông

A2b < 100

9.4

Xã Mường Nhà

A2b < 100

9.5

Xã Na Ư

A2b < 100

9.6

Xã Hẹ Muông

A2b < 100

9.7

Xã Núa Ngam

A2b < 100

9.8

Xã Sam Mứn

A2b < 100

9.9

Xã Pom Lót

A2b < 100

9.10

Xã Pa Thơm

A2b < 100

9.11

Xã Noong Luống

A2b < 100

9.12

Xã Noong Hẹt

A2b < 100

9.13

Xã Thanh An

A2b < 50

9.14

Xã Thanh Xương

A2b < 50

9.15

Xã Thanh Yên

A2b < 50

9.16

Xã Thanh Chăn

A2b < 100

9.17

Xã Thanh Hưng

A2b < 50

9.18

Xã Thanh Luông

A2b < 100

9.19

Xã Thanh Nưa

A2b < 100

9.20

Xã Nà Nhạn

A2b < 100

9.21

Xã Pá Khoang

A2b < 100

9.22

Xã Mường Phăng (trừ khu vực khu di tích lịch sử Mường Phăng)

A2b < 50

9.23

Xã Mường Pồn

A2b < 100

9.24

Xã Nà Tấu

A2b < 100

9.25

Xã Hua Thanh

A2b < 100

10

Huyện Điện Biên Đông

10.1

Thị trấn Điện Biên Đông

A2b < 50

10.2

Xã Pú Hồng

A2b < 100

10.3

Xã Tìa Dình

A2b < 100

10.4

Xã Phình Giàng

A2b < 100

10.5

Xã Háng Lìa

A2b < 100

10.6

Xã Luân Giói

A2b < 100

10.7

Xã Mường Luân

A2b < 100

10.8

Xã Chiềng Sơ

A2b < 100

10.9

Xã Phì Nhừ

A2b < 100

10.10

Xã Keo Lôm

A2b < 100

10.11

Xã Nong U

A2b < 100

10.12

Xã Pú Nhi

A2b < 100

10.13

Xã Na Son

A2b < 100

10.14

Xã Xa Dung

A2b < 100

A2b: Cột ăng ten xây dựng, lắp Đặt trên mặt Đất

A2b < 50: Cột ăng ten xây dựng, lắp Đặt trên mặt Đất có chiều cao dưới 50m

Bảng 17: Danh mục các khu vực, tuyến Đường, phố Được xây dựng, sử dụng công trình hạ tầng kỹ thuật Để lắp Đặt cáp viễn thông

TT

Khu vực, tuyến Đường, phố

Loại công trình hạ tầng kỹ thuật (*)

Quy mô công trình hạ tầng kỹ thuật

Thời Điểm hoàn thành việc hạ ngầm cáp viễn thông

Loại công trình hạ tầng kỹ thuật bao gồm: N1 (công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm cáp viễn thông riêng biệt); N2 (công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm sử dụng chung với các ngành khác). C1 (công trình cột treo cáp viễn thông riêng biệt). C2 (cột treo cáp sử dụng chung với các ngành khác)

1

Thành phố Điện Biên Phủ

1.1

Quốc lộ 279 (Đoạn Đi qua Phường Mường Thanh)

N2

2400x2x0.4 (144Fo)

2014 - 2015

1.2

Quốc lộ 279 (Đoạn còn lại)

N2

2400x2x0.4 (144Fo)

2016 - 2020

1.3

Hoàng Văn Thái

N2

1800x2x0.4 (144Fo)

2014 - 2015

1.4

Hoàng Công Chất

N2

500x2x0.5 (96Fo)

2016 - 2020

1.5

Trường Chinh

N2

1800x2x0.4 (144Fo)

2016 - 2020

1.6

Trần Can

N2

500x2x0.5 (96Fo)

2016 - 2020

1.7

Phan Đình Giót

N2

500x2x0.5 (96Fo)

2016 - 2020

1.8

Nguyễn Chí Thanh

N2

1800x2x0.4 (144Fo)

2016 - 2020

1.9

Nguyễn Hữu Thọ

N2

1800x2x0.4 (144Fo)

2016 - 2020

1.10

Các khu vực còn lại của thành phố Điện Biên Phủ: ưu tiên, khuyến khích doanh nghiệp xây dựng hạ tầng kỹ thuật ngầm.

 

 

 

1.11

Các tuyến Đường, phố, khu dân cư, khu Đô thị xây dựng mới trong giai Đoạn 2013 - 2020 chỉ cho phép doanh nghiệp xây dựng hạ tầng kỹ thuật ngầm.

 

 

 

1.12

Phường Noong Bua

C1

Cột bê tông,
cao 7m ÷ 8m

 

1.13

Xã Tà Lèng

C1

Cột bê tông,
cao 7m ÷ 8m

 

1.14

Xã Thanh Minh

C1

Cột bê tông,
cao 7m ÷ 8m

 

1.15

Khu vực 9 xã, phường (ngoại trừ các khu vực, tuyến Đường, phố quy hoạch xây dựng hạ tầng kỹ thuật ngầm)

C2

 

 

2

Thị xã Mường Lay

2.1

Quốc lộ 12 (Đoạn chạy qua phường Sông Đà)

N2

2400x2x0.4 (144Fo)

2014 - 2015

2.2

Các khu vực còn lại của thị xã Mường Lay: ưu tiên, khuyến khích các doanh nghiệp xây dựng hạ tầng kỹ thuật ngầm.

 

 

 

2.3

Các tuyến Đường, phố, khu dân cư, khu Đô thị xây dựng mới tại trong giai Đoạn 2013 - 2020 chỉ cho phép doanh nghiệp xây dựng hạ tầng kỹ thuật ngầm.

 

 

 

2.4

Phường Na Lay

C1

Cột bê tông,
cao 7m ÷ 8m

 

2.5

Xã Lay Nưa

C1

Cột bê tông,
cao 7m ÷ 8m

 

2.6

Khu vực 3 xã, phường (ngoại trừ các khu vực, tuyến Đường, phố quy hoạch xây dựng hạ tầng kỹ thuật ngầm)

C2

 

 

3

Huyện Mường Nhé

3.1

Xã Sen Thượng

C1

Cột bê tông,
cao 7m ÷ 8m

 

3.2

Xã Sín Thầu

C1

Cột bê tông,
cao 7m ÷ 8m

 

3.3

Xã Leng Su Sìn

C1

Cột bê tông,
cao 7m ÷ 8m

 

3.4

Xã Chung Chải

C1

Cột bê tông,
cao 7m ÷ 8m

 

3.5

Xã Mường Nhé

C1

Cột bê tông,
cao 7m ÷ 8m

 

3.6

Xã Nậm Vì

C1

Cột bê tông,
cao 7m ÷ 8m

 

3.7

Xã Nậm Kè

C1

Cột bê tông,
cao 7m ÷ 8m

 

3.8

Xã Mường Toong

C1

Cột bê tông,
cao 7m ÷ 8m

 

3.9

Xã Huổi Lếch

C1

Cột bê tông,
cao 7m ÷ 8m

 

3.10

Xã Pá Mỳ

C1

Cột bê tông,
cao 7m ÷ 8m

 

3.11

Xã Quảng Lâm

C1

Cột bê tông,
cao 7m ÷ 8m

 

3.12

Khu vực 11 xã trên Địa bàn huyện

C2

 

 

3.13

Ưu tiên, khuyến khích doanh nghiệp xây dựng hạ tầng kỹ thuật ngầm trên Địa bàn huyện

 

 

 

4

Huyện Nậm Pồ

4.1

Xã Na Cô Sa

C1

Cột bê tông,
cao 7m ÷ 8m

 

4.2

Xã Nậm Tin

C1

Cột bê tông,
cao 7m ÷ 8m

 

4.3

Xã Pa Tần

C1

Cột bê tông,
cao 7m ÷ 8m

 

4.4

Xã Chà Cang

C1

Cột bê tông,
cao 7m ÷ 8m

 

4.5

Xã Nậm Nhừ

C1

Cột bê tông,
cao 7m ÷ 8m

 

4.6

Xã Nà Khoa

C1

Cột bê tông,
cao 7m ÷ 8m

 

4.7

Xã Nậm Chua

C1

Cột bê tông,
cao 7m ÷ 8m

 

4.8

Xã Vàng Đán

C2

Cột bê tông,
cao 7m ÷ 8m

 

4.9

Xã Nà Buủng

C1

Cột bê tông,
cao 7m ÷ 8m

 

4.10

Xã Nà Hỳ

C1

Cột bê tông,
cao 7m ÷ 8m

 

4.11

Xã Si Pa Phìn

C1

Cột bê tông,
cao 7m ÷ 8m

 

4.12

Xã Phìn Hồ

C1

Cột bê tông,
cao 7m ÷ 8m

 

4.13

Xã Chà Nưa

C1

Cột bê tông,
cao 7m ÷ 8m

 

4.14

Xã Chà Tở

C1

Cột bê tông,
cao 7m ÷ 8m

 

4.15

Xã Nậm Khăn

C1

Cột bê tông,
cao 7m ÷ 8m

 

4.16

Khu vực 15 xã trên Địa bàn huyện

C2

 

 

4.17

Ưu tiên, khuyến khích doanh nghiệp xây dựng hạ tầng kỹ thuật ngầm trên Địa bàn huyện

 

 

 

5

Huyện Mường Chà

5.1

Quốc lộ 12 (Đoạn chạy qua TT. Mường Chà)

N2

2400x2x0.4 (144Fo)

2016 - 2020

5.2

Xã Mường Tùng

C1

Cột bê tông,
cao 7m ÷ 8m

 

5.3

Xã Sá Tổng

C1

Cột bê tông,
cao 7m ÷ 8m

 

5.4

Xã Huổi Lèng

C1

Cột bê tông,
cao 7m ÷ 8m

 

5.5

Xã Pa Ham

C1

Cột bê tông,
cao 7m ÷ 8m

 

5.6

Xã Nậm Nèn

C1

Cột bê tông,
cao 7m ÷ 8m

 

5.7

Xã Hừa Ngài

C1

Cột bê tông,
cao 7m ÷ 8m

 

5.8

Xã Huổi Mí

C1

Cột bê tông,
cao 7m ÷ 8m

 

5.9

Xã Sa Lông

C1

Cột bê tông,
cao 7m ÷ 8m

 

5.10

Xã Ma Thì Hồ

C2

Cột bê tông,
cao 7m ÷ 8m

 

5.11

Xã Na Sang

C1

Cột bê tông,
cao 7m ÷ 8m

 

5.12

Xã Mường Mươn

C1

Cột bê tông,
cao 7m ÷ 8m

 

5.13

Khu vực 12 xã, thị trấn (ngoại trừ các khu vực, tuyến Đường, phố quy hoạch xây dựng hạ tầng kỹ thuật ngầm)

C2

 

 

5.14

Ưu tiên, khuyến khích doanh nghiệp xây dựng hạ tầng kỹ thuật ngầm trên Địa bàn huyện

 

 

 

6

Huyện Tủa Chùa

6.1

Tỉnh lộ 129 (Đoạn chạy qua thị trấn Tủa Chùa)

N2

2400x2x0.4 (144Fo)

2016 - 2020

6.2

Xã Mường Báng

C1

Cột bê tông,
cao 7m ÷ 8m

 

6.3

Xã Xá Nhè

C1

Cột bê tông,
cao 7m ÷ 8m

 

6.4

Xã Mường Đun

C1

Cột bê tông,
cao 7m ÷ 8m

 

6.5

Xã Trung Thu

C1

Cột bê tông,
cao 7m ÷ 8m

 

6.6

Xã Sính Phình

C1

Cột bê tông,
cao 7m ÷ 8m

 

6.7

Xã Tủa Thàng

C1

Cột bê tông,
cao 7m ÷ 8m

 

6.8

Xã Tả Phình

C1

Cột bê tông,
cao 7m ÷ 8m

 

6.9

Xã Lao Xả Phình

C1

Cột bê tông,
cao 7m ÷ 8m

 

6.10

Xã Tả Sìn Thàng

C1

Cột bê tông,
cao 7m ÷ 8m

 

6.11

Xã Huổi Só

C1

Cột bê tông,
cao 7m ÷ 8m

 

6.12

Xã Sín Chải

C1

Cột bê tông,
cao 7m ÷ 8m

 

6.13

Khu vực 12 xã, thị trấn (ngoại trừ các khu vực, tuyến Đường, phố quy hoạch xây dựng hạ tầng kỹ thuật ngầm)

C2

 

 

6.14

Ưu tiên, khuyến khích doanh nghiệp xây dựng hạ tầng kỹ thuật ngầm trên Địa bàn huyện

 

 

 

7

Huyện Tuần Giáo

7.1

Quốc lộ 6 (Đoạn chạy qua thị trấn Tuần Giáo)

N2

2400x2x0.4 (144Fo)

2016 - 2020

7.2

Quốc lộ 279 (Đoạn chạy qua thị trấn Tuần Giáo)

N2

2400x2x0.4 (144Fo)

2016 - 2020

7.3

Xã Chiềng Sinh

C1

Cột bê tông,
cao 7m ÷ 8m

 

7.4

Xã Chiềng Đông

C1

Cột bê tông,
cao 7m ÷ 8m

 

7.5

Xã Tênh Phông

C1

Cột bê tông,
cao 7m ÷ 8m

 

7.6

Xã Quài Tở

C1

Cột bê tông,
cao 7m ÷ 8m

 

7.7

Xã Quài Cang

C1

Cột bê tông,
cao 7m ÷ 8m

 

7.8

Xã Quài Nưa

C1

Cột bê tông,
cao 7m ÷ 8m

 

7.9

Xã Tỏa Tình

C1

Cột bê tông,
cao 7m ÷ 8m

 

7.10

Xã Mường Thín

C1

Cột bê tông,
cao 7m ÷ 8m

 

7.11

Xã Pú Nhung

C1

Cột bê tông,
cao 7m ÷ 8m

 

7.12

Xã Ta Ma

C1

Cột bê tông,
cao 7m ÷ 8m

 

7.13

Xã Rạng Đông

C1

Cột bê tông,
cao 7m ÷ 8m

 

7.14

Xã Nà Sáy

C1

Cột bê tông,
cao 7m ÷ 8m

 

7.15

Xã Mường Khong

C1

Cột bê tông,
cao 7m ÷ 8m

 

7.16

Xã Pú Xi

C1

Cột bê tông,
cao 7m ÷ 8m

 

7.17

Xã Mường Mùn

C1

Cột bê tông,
cao 7m ÷ 8m

 

7.18

Xã Mùn Chung

C1

Cột bê tông,
cao 7m ÷ 8m

 

7.19

Xã Nà Tòng

C1

Cột bê tông,
cao 7m ÷ 8m

 

7.20

Xã Phình Sáng

C1

Cột bê tông,
cao 7m ÷ 8m

 

7.21

Khu vực 19 xã, thị trấn (ngoại trừ các khu vực, tuyến Đường, phố quy hoạch xây dựng hạ tầng kỹ thuật ngầm)

C2

 

 

7.22

Ưu tiên, khuyến khích doanh nghiệp xây dựng hạ tầng kỹ thuật ngầm trên Địa bàn huyện

 

 

 

8

Huyện Mường Ảng

8.1

Quốc lộ 279 (Đoạn chạy qua thị trấn Mường Ảng)

N2

2400x2x0.4 (144Fo)

2016 - 2020

8.2

Xã Ẳng Nưa

C1

Cột bê tông,
cao 7m ÷ 8m

 

8.3

Xã Ẳng Cang

C1

Cột bê tông,
cao 7m ÷ 8m

 

8.4

Xã Nậm Lịch

C1

Cột bê tông,
cao 7m ÷ 8m

 

8.5

Xã Mường Lạn

C1

Cột bê tông,
cao 7m ÷ 8m

 

8.6

Xã Xuân Lao

C1

Cột bê tông,
cao 7m ÷ 8m

 

8.7

Xã Búng Lao

C1

Cột bê tông,
cao 7m ÷ 8m

 

8.8

Xã Ẳng Tở

C1

Cột bê tông,
cao 7m ÷ 8m

 

8.9

Xã Mường Đăng

C1

Cột bê tông,
cao 7m ÷ 8m

 

8.10

Xã Ngồi Cáy

C1

Cột bê tông,
cao 7m ÷ 8m

 

8.11

Khu vực 10 xã, thị trấn (ngoại trừ các khu vực, tuyến Đường, phố quy hoạch xây dựng hạ tầng kỹ thuật ngầm)

C2

 

 

8.12

Ưu tiên, khuyến khích doanh nghiệp xây dựng hạ tầng kỹ thuật ngầm trên Địa bàn huyện

 

 

 

9

Huyện Điện Biên

9.1

Xã Phu Luông

C1

Cột bê tông,
cao 7m ÷ 8m

 

9.2

Xã Mường Lói

C1

Cột bê tông,
cao 7m ÷ 8m

 

9.3

Xã Na Tông

C1

Cột bê tông,
cao 7m ÷ 8m

 

9.4

Xã Mường Nhà

C1

Cột bê tông,
cao 7m ÷ 8m

 

9.5

Xã Na Ư

C1

Cột bê tông,
cao 7m ÷ 8m

 

9.6

Xã Hẹ Muông

C1

Cột bê tông,
cao 7m ÷ 8m

 

9.7

Xã Núa Ngam

C1

Cột bê tông,
cao 7m ÷ 8m

 

9.8

Xã Sam Mứn

C1

Cột bê tông,
cao 7m ÷ 8m

 

9.9

Xã Pom Lót

C1

Cột bê tông,
cao 7m ÷ 8m

 

9.10

Xã Pa Thơm

C1

Cột bê tông,
cao 7m ÷ 8m

 

9.11

Xã Noong Luống

C1

Cột bê tông,
cao 7m ÷ 8m

 

9.12

Xã Noong Hẹt

C1

Cột bê tông,
cao 7m ÷ 8m

 

9.13

Xã Thanh An

C1

Cột bê tông,
cao 7m ÷ 8m

 

9.14

Xã Thanh Xương

C1

Cột bê tông,
cao 7m ÷ 8m

 

9.15

Xã Thanh Yên

C1

Cột bê tông,
cao 7m ÷ 8m

 

9.16

Xã Thanh Chăn

C1

Cột bê tông,
cao 7m ÷ 8m

 

9.17

Xã Thanh Hưng

C1

Cột bê tông,
cao 7m ÷ 8m

 

9.18

Xã Thanh Luông

C1

Cột bê tông,
cao 7m ÷ 8m

 

9.19

Xã Thanh Nưa

C1

Cột bê tông,
cao 7m ÷ 8m

 

9.20

Xã Nà Nhạn

C1

Cột bê tông,
cao 7m ÷ 8m

 

9.21

Xã Pá Khoang

C1

Cột bê tông,
cao 7m ÷ 8m

 

9.22

Xã Mường Phăng

C1

Cột bê tông,
cao 7m ÷ 8m

 

9.23

Xã Mường Pồn

C1

Cột bê tông,
cao 7m ÷ 8m

 

9.24

Xã Nà Tấu

C1

Cột bê tông,
cao 7m ÷ 8m

 

9.25

Xã Hua Thanh

C1

Cột bê tông,
cao 7m ÷ 8m

 

9.26

Khu vực 25 xã trên Địa bàn huyện

C2

 

 

9.27

Ưu tiên, khuyến khích doanh nghiệp xây dựng hạ tầng kỹ thuật ngầm trên Địa bàn huyện

 

 

 

10

Huyện Điện Biên Đông

10.1

Tuyến Đường trục (Đoạn chạy qua thị trấn Điện Biên Đông)

N2

2400x2x0.4 (144Fo)

2016 - 2020

10.2

Xã Pú Hồng

C1

Cột bê tông,
cao 7m ÷ 8m

 

10.3

Xã Tìa Dình

C1

Cột bê tông,
cao 7m ÷ 8m

 

10.4

Xã Phình Giàng

C1

Cột bê tông,
cao 7m ÷ 8m

 

10.5

Xã Háng Lìa

C1

Cột bê tông,
cao 7m ÷ 8m

 

10.6

Xã Luân Giói

C1

Cột bê tông,
cao 7m ÷ 8m

 

10.7

Xã Mường Luân

C1

Cột bê tông,
cao 7m ÷ 8m

 

10.8

Xã Chiềng Sơ

C1

Cột bê tông,
cao 7m ÷ 8m

 

10.9

Xã Phì Nhừ

C1

Cột bê tông,
cao 7m ÷ 8m

 

10.10

Xã Keo Lôm

C1

Cột bê tông,
cao 7m ÷ 8m

 

10.11

Xã Nong U

C1

Cột bê tông,
cao 7m ÷ 8m

 

10.12

Xã Pú Nhi

C1

Cột bê tông,
cao 7m ÷ 8m

 

10.13

Xã Na Son

C1

Cột bê tông,
cao 7m ÷ 8m

 

10.14

Xã Xa Dung

C1

Cột bê tông,
cao 7m ÷ 8m

 

10.15

Khu vực 14 xã, thị trấn (ngoại trừ các khu vực, tuyến Đường, phố quy hoạch xây dựng hạ tầng kỹ thuật ngầm)

C2

 

 

10.16

Ưu tiên, khuyến khích doanh nghiệp xây dựng hạ tầng kỹ thuật ngầm trên Địa bàn huyện

 

 

 

N2: công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm sử dụng chung với các ngành khác.

C1: cột treo cáp viễn thông riêng biệt. C2: cột treo cáp viễn thông sử dụng chung với các ngành khác (Điện, chiếu sáng...))

500x2x0.5: cáp Đồng 500 Đôi, Đường kính 0.5 mm.

96Fo: cáp quang 96 sợi.

Với mỗi khu vực, tuyến Đường, phố doanh nghiệp chọn một trong 2 phương án (sử dụng cáp Đồng hoặc cáp quang Để triển khai)

 

PHỤ LỤC 3: GIẢI TRÌNH SỞ CỨ TÍNH TOÁN

1. Giải trình sở cứ tính toán Đưa ra dung lượng phục vụ của một trạm thu phát sóng

1.1. Diện tích vùng phủ trạm của 1 trạm BTS

- Đối với anten Omi (anten vô hướng)

D =

- Đối với anten sector 3 hướng:

D = 9/8* 1,73*R2

D: Diện tích vùng phủ

R: Bán kính vùng phủ

- Từ diện tích vùng phủ, tính Được bán kính phủ sóng của các trạm (R).

1.2. Tính toán dung lượng phục vụ của một trạm thu phát sóng

- Lưu lượng 1 thuê bao di Động: 0,025 Erlang (lưu lượng thuê bao trong giờ bận; theo tính toán tối ưu và thiết kế mạng lưới).

- Cấp Độ phục vụ: Gos = 2% (98% lưu lượng Được truyền Đi, khoảng 2% lưu lượng bị nghẽn).

- Cấu hình trạm BTS: 4/4/4 (hiện tại phần lớn các doanh nghiệp trên Địa bàn tỉnh sử dụng cấu hình này).

- Cấu hình 4/4/4: một sector có 4 bộ thu phát (TRX), số khe thời gian là 4*8 = 32 khe thời gian; Một số khe thời gian dùng cho báo hiệu, quảng bá, Điều khiển (BCCH, CCCH..); dùng cho dịch vụ gói (GPRS…) → Số khe thời gian còn lại cho thoại 29 khe thời gian.

- Tra bảng Erlang B với Gos =2% và số kênh là 29 có số Erlang của 1 Sector là 21 Erlang. Vậy 1 trạm cấu hình 4/4/4 sẽ có tổng số Erlang = 21+21+21 = 63 Erlang.

- Mỗi trạm thu phát sóng phục vụ bình quân: 63/0,025 ~ 2.500 thuê bao.

2. Một số nguyên tắc bố trí các vị trí trạm thu phát sóng

2.1. Khu dân cư

Đối với khu dân cư, thiết kế trạm gồm 3 cells sao cho các cell có thể Đồng thời phục vụ cả khu vực như hình sau:

2.2. Kết hợp khu dân cư và tuyến giao thông

Đối với Địa hình này thiết kế 3 cells, 2 cell phục vụ Đường, 1 cell phục vụ khu dân cư như hình vẽ sau:

2.3. Đường cong

Đối với Địa hình này, thiết kế hai cell bắn theo hướng Đường Đi như sau:

2.4. Ngã ba

Địa hình theo dạng này, thiết kế 3 cell phủ cả 3 hướng Đường như sau.

2.5. Khu dân cư rộng, Đông Đúc - thiết kế theo mô hình mắt lưới

3. Một số giải pháp kỹ thuật về ngầm hóa mạng ngoại vi

3.1. Hầm hào kỹ thuật

Giải pháp xây dựng hệ thống hầm hào kỹ thuật ngầm hóa mạng ngoại vi là một trong những giải pháp tiên tiến Đáp ứng xu hướng phát triển thời gian tới.

Giải pháp này có ưu Điểm: thuận lợi trong việc kết hợp sử dụng chung cơ sở hạ tầng với các ngành khác, dễ nâng cấp, sửa chửa, Đảm bảo mỹ quan…Nhược Điểm của giải pháp này là chi phí Đầu tư khá lớn, thời gian triển khai thi công chậm, diện tích sử dụng lòng, lề Đường giao thông lớn…

Giải pháp Được áp dụng khi nguồn vốn Đầu tư cho việc triển khai ngầm hóa lớn; Đối với những khu vực có Điều kiện kinh tế xã hội phát triển, yêu cầu cao về mỹ quan và Đối với những khu vực có Đủ Điều kiện xây dựng hệ thống hầm hào kỹ thuật (khu Đô thị, khu dân cư mới…).

Giải pháp có thể áp dụng triển khai tại các khu vực: Khu Đô thị mới, các tuyến Đường trục (quốc lộ 279, quốc lộ 6), các tuyến Đường, tuyến phố có vỉa hè lớn hơn 3m…

3.2. Sử dụng cáp chôn trực tiếp

Giải pháp sử dụng cáp chôn trực tiếp áp dụng Đối với những khu vực không Đủ Điều kiện xây dựng hệ thống hầm hào kỹ thuật, hệ thống cống bể; Đối với những khu vực yêu cầu thực hiện ngầm hóa trong thời gian ngắn và khi nguồn vốn Đầu tư  ngầm hóa hạn chế.

Giải pháp sử dụng cáp chôn trực tiếp có ưu Điểm: chi phí Đầu tư thấp, thời gian thi công ngắn, Đảm bảo mỹ quan…Tuy nhiên giải pháp này có một số nhược Điểm như khó triển khai sử dụng chung cơ sở hạ tầng với các ngành khác (Điện, nước…), khó khăn nâng cấp dung lượng cáp…

Giải pháp có thể áp dụng triển khai tại khu vực: Tuyến Đường, phố có vỉa hè nhỏ hơn 3m; các tuyến Đường, tuyến phố khu vực thành phố Điện Biên Phủ, thị xã Mường Lay, thị trấn các huyện…

3.3. Ứng dụng kỹ thuật khoan ngầm

Những kỹ thuật truyền thống trong xây dựng hệ thống cống bể ngầm là Đào rãnh Để lắp Đặt ống dẫn cáp và bể cáp. Kỹ thuật này không khả thi nếu xây dựng qua Đường cao tốc, Đường sắt và các chướng ngại vật tương tự khác hoặc trong các khu Đô thị nhỏ. Vì vậy, cần có giải pháp hiệu quả hơn Đó là sử dụng kỹ thuật khoan ngầm. Thuận lợi lớn nhất của các kỹ thuật khoan ngầm so với kỹ thuật Đào rãnh là giảm thiểu các chi phí có tính xã hội như ách tắc giao thông, nguy hiểm cho người Đi bộ, ô nhiễm, hư hỏng Đường giao thông...

Giải pháp có thể áp dụng triển khai tại các khu vực không thể hoặc gặp khó khăn khi thực hiện ngầm hóa bằng hầm hào kỹ thuật hoặc sử dụng cáp chôn.

 

PHỤ LỤC 4: GIẢI THÍCH MỘT SỐ THUẬT NGỮ

1. Nhà trạm

Công trình xây dựng Để bảo vệ thiết bị viễn thông và các thiết bị phụ trợ.

2. Trạm thu phát sóng thông tin di Động

Bao gồm các công trình nhà trạm, cột ăng ten và các thiết bị phụ trợ Để phục vụ thu phát sóng thông tin di Động tại một Địa Điểm. Trong mạng thông tin di Động thế hệ thứ 2 (2G), trạm thu phát sóng thông tin di Động Được gọi là BTS; mạng 3G (Node B); mạng 4G (RAP - Radio Access Point hoặc eNode B).

3. Vị trí trạm

Địa Điểm, khu vực (xã, phường) lắp Đặt trạm thu phát sóng thông tin di Động.

4. Dùng riêng hạ tầng

Tại một vị trí chỉ có một doanh nghiệp Đầu tư xây dựng hạ tầng cung cấp dịch vụ.

5. Dùng chung hạ tầng

Tại một vị trí có nhiều doanh nghiệp cùng Đầu tư xây dựng hạ tầng và cung cấp dịch vụ.

6. Thiết bị khác

Thiết bị có khả năng kết nối vào hạ tầng mạng thông tin di Động và sử dụng các dịch vụ thông tin di Động nhưng không phải là Điện thoại di Động. (Ví dụ: thiết bị khác như USB 3G, Ipad, máy tính xách tay….).

7. Cống, bể kỹ thuật

Hệ thống cống, bể cáp ngầm dùng Để lắp Đặt ngầm hóa cáp viễn thông, cáp Điện lực…

8. Cột treo cáp

Bao gồm cột Điện lực và cột cáp viễn thông (cột bê tông và cột thép có chiều cao dưới 20m).

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 1117/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Quy hoạch phát triển hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động tỉnh Điện Biên giai đoạn đến năm 2020

  • Số hiệu: 1117/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 31/12/2013
  • Nơi ban hành: Tỉnh Điện Biên
  • Người ký: Phạm Xuân Kôi
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 31/12/2013
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản