- 1Thông tư liên tịch 11/2004/TTLT-BNN-BNV hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức cơ quan chuyên môn giúp Uỷ ban nhân dân các cấp quản lý nhà nước về nông nghiệp và phát triển nông thôn do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Nội vụ ban hành
- 2Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi năm 2001
- 3Nghị định 143/2003/NĐ-CP Hướng dẫn Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi
- 1Quyết định 29/2022/QĐ-UBND bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành
- 2Quyết định 05/QĐ-UBND năm 2023 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương năm 2022
- 3Quyết định 513/QĐ-UBND năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương trong kỳ hệ thống hóa 2019-2023
UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 111/2007/QĐ-UBND | Thủ Dầu Một, ngày 19 tháng 10 năm 2007 |
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26/11/2003; Căn cứ Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi ngày 04/4/2001;
Căn cứ Nghị định số 143/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Khai thác và Bảo vệ công trình thủy lợi;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 11/2004/TTLT-BNN-BNV ngày 02/4/2004 của liên Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân quản lý nhà nước về nông nghiệp và phát triển nông thôn;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 719/TTr-SNN ngày 17 tháng 10 năm 2007,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về tổ chức quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
Điều 2. Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã Thủ Dầu Một; Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Thủ trưởng các sở, ban, ngành và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày ký./.
| TM. UỶ BAN NHÂN DÂN |
VỀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ, KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ CÔNG TRÌNH THỦY LỢI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 111/2007/QĐ-UBND ngày 19/10/2007 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Dương)
Quy định này quy định về tổ chức quản lý, khai thác và bảo vệ các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Bình Dương được phân cấp cho tỉnh quản lý bao gồm:
1. Cơ quan chuyên môn giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh, Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã quản lý nhà nước về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi.
2. Doanh nghiệp quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi.
3. Các tổ chức, cá nhân quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi.
Cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan đến quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
Điều 3. Nguyên tắc tổ chức quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi
1. Tổ chức phải tinh gọn, hợp lý, hiệu quả đáp ứng được yêu cầu về quản lý nhà nước, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi ở địa phương.
2. Đảm bảo các công trình thủy lợi có tổ chức hoặc cá nhân quản lý, khai thác và bảo vệ phù hợp để phát huy tối đa hiệu quả của công trình, bảo đảm an toàn và tính thống nhất theo hệ thống công trình thủy lợi.
3. Tuân thủ các nguyên tắc về tổ chức, hoạt động của Luật Doanh nghiệp đối với tổ chức quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi là doanh nghiệp; Luật Dân sự đối với các tổ chức, cá nhân quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi không thuộc loại hình doanh nghiệp.
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh, tham mưu giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh.
2. Chi cục Thủy lợi là cơ quan chuyên môn trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giúp Sở thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi trong phạm vi tỉnh quản lý.
3. Nhiệm vụ của Chi cục Thủy lợi về công tác quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi.
a) Tham mưu giúp Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi trong phạm vi tỉnh quản lý;
b) Xây dựng kế hoạch và giải pháp quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi trong phạm vi tỉnh quản lý, tham mưu Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt và tổ chức triển khai thực hiện;
c) Tham mưu giúp Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo việc vận hành các hệ thống công trình thủy lợi thuộc phạm vi tỉnh quản lý; chỉ đạo công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả hạn hán, úng ngập, chua phèn, xâm nhập mặn, sạt lở ven sông trên địa bàn tỉnh;
d) Xây dựng cơ chế, chính sách về quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi trong phạm vi tỉnh quản lý để Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành;
e) Thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với các công ty, xí nghiệp quản lý, khai thác công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh;
f) Hướng dẫn kiểm tra, giám sát việc thực hiện quản lý công trình thủy lợi về tình trạng chất lượng an toàn của công trình; việc chấp hành các quy định về khai thác sử dụng và bảo vệ các công trình thủy lợi. Đề xuất kịp thời các giải pháp xử lý kỹ thuật đối với các công trình xảy ra sự cố;
g) Tổ chức kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ đê điều, phòng chống lụt bão; việc thực hiện các quy định về khai thác sử dụng và bảo vệ các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh.
1. Phòng Kinh tế là cơ quan chuyên môn quản lý nhà nước về quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi thuộc Uỷ ban nhân dân cấp huyện.
2. Nhiệm vụ của Phòng Kinh tế về công tác quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi.
a) Xây dựng chương trình phát triển thủy lợi tham mưu Uỷ ban nhân dân huyện trình Hội đồng nhân dân huyện thông qua và tổ chức thực hiện;
b) Tổ chức bảo vệ đê điều, các công trình thủy lợi vừa và nhỏ, công trình phòng, chống lụt, bão; quản lý mạng lưới thủy nông trên địa bàn theo quy định của pháp luật;
c) Tham mưu đề xuất phương án, biện pháp và tham gia chỉ đạo việc phòng, chống và khắc phục hậu quả hạn hán, úng ngập, chua phèn, xâm nhập mặn, sạt lở ven sông trên địa bàn huyện;
d) Phối hợp với các cơ quan có liên quan kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ đê điều, phòng chống lụt bão; việc thực hiện các quy định về khai thác sử dụng và bảo vệ các công trình thủy lợi trên địa bàn huyện tham mưu Uỷ ban nhân dân huyện giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật;
e) Tổ chức việc xây dựng các công trình thủy lợi nhỏ; thực hiện việc nâng cấp, sửa chữa thường xuyên các công trình thủy lợi trên địa bàn quản lý.
PHÂN CẤP VÀ PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ, KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ CÔNG TRÌNH THỦY LỢI
1. Bảo đảm tính hệ thống của công trình, tuân theo quy hoạch, quy trình, quy phạm và các tiêu chuẩn kỹ thuật đã được phê duyệt.
2. Phát huy tối đa hiệu quả của hệ thống công trình thủy lợi sau khi phân cấp.
3. Phân định rõ trách nhiệm quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi giữa các cấp chính quyền, các cơ quan liên quan; doanh nghiệp quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi với cá nhân, tổ chức dùng nước. Đặc biệt trong bảo vệ, duy tu bảo dưỡng, bảo đảm an toàn công trình và trách nhiệm tài chính giữa các bên.
1. Uỷ ban nhân dân tỉnh quản lý hoặc phân cấp và phân công trách nhiệm quản lý, khai thác và bảo vệ các công trình thủy lợi quan trọng như: Hồ chứa, hệ thống đê bao và các công trình tiêu thoát nước trên địa bàn tỉnh.
2. Uỷ ban nhân dân cấp huyện phân cấp và phân công trách nhiệm quản lý, khai thác và bảo vệ các công trình tiểu thủy nông và các trạm bơm tưới trên địa bàn huyện.
1. Công trình thủy lợi được xây dựng bằng nguồn vốn tổ chức, cá nhân do tổ chức, cá nhân đó quản lý, khai thác và bảo vệ theo quy định của pháp luật.
2. Chủ đầu tư xây dựng công trình thủy lợi có trách nhiệm thành lập đơn vị quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi quy định tại khoản 1 Điều này.
LOẠI HÌNH TỔ CHỨC, NỘI DUNG QUẢN LÝ KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ CÔNG TRÌNH THỦY LỢI
Điều 10. Loại hình tổ chức quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi
1. Doanh nghiệp quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi.
2. Các tổ chức, cá nhân tham gia quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi.
Điều 11. Nội dung chính của công tác quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi
1. Điều hòa, phân phối nước công bằng, hợp lý trong hệ thống công trình thủy lợi đáp ứng yêu cầu phục vụ sản xuất, đời sống dân sinh và các ngành kinh tế quốc dân khác; thực hiện hợp đồng với các tổ chức, cá nhân sử dụng nước, làm dịch vụ từ công trình thủy lợi;
2. Kiểm tra, theo dõi, phát hiện và xử lý kịp thời các sự cố, hư hỏng công trình thủy lợi, đồng thời thực hiện tốt việc duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa nâng cấp công trình, máy móc, thiết bị; bảo vệ và vận hành công trình theo đúng quy trình, quy phạm kỹ thuật đảm bảo công trình vận hành an toàn hiệu quả và ổn định lâu dài;
3. Xây dựng quy trình vận hành công trình, quy trình điều tiết nước của hồ chứa, quy trình vận hành hệ thống, trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện;
4. Bảo vệ chất lượng nước; phòng, chống suy thoái, cạn kiệt nguồn nước; phòng, chống lũ, lụt, xâm nhập mặn và các tác hại khác do nước gây ra;
5. Sử dụng vốn, tài sản và các nguồn lực được Nhà nước giao để hoàn thành tốt nhiệm vụ khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi;
6. Quản lý và sử dụng có hiệu quả công trình, máy móc thiết bị, lao động kỹ thuật, đất đai và các nguồn lực khác do Nhà nước giao để tổ chức hoạt động dịch vụ kinh doanh theo quy định của pháp luật nhưng không làm ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ công ích do Nhà nước giao cho doanh nghiệp;
7. Thực hiện đúng chế độ và các quy định về quản lý vốn, tài sản; về kế toán, hạch toán, chế độ kiểm toán và các chế độ khác do Nhà nước quy định; chịu trách nhiệm về tính xác thực và hợp pháp của các hoạt động tài chính của doanh nghiệp.
TỔ CHỨC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC QUẢN LÝ, KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ CÔNG TRÌNH THỦY LỢI
Điều 12. Thành lập doanh nghiệp nhà nước quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi
1. Việc thành lập doanh nghiệp nhà nước quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi được thực hiện theo quy định của Luật Doanh nghiệp và các quy định khác có liên quan.
2. Việc thành lập doanh nghiệp nhà nước quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi được căn cứ theo quy mô và phạm vi phục vụ của hệ thống công trình thủy lợi bảo đảm các công trình đầu mối, kênh trục chính, công trình có kỹ thuật phức tạp do doanh nghiệp khai thác.
3. Doanh nghiệp quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi phải tổ chức bộ máy gọn nhẹ, bảo đảm đủ năng lực vận hành công trình an toàn, có hiệu quả.
Điều 13. Loại hình doanh nghiệp nhà nước quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi
1. Doanh nghiệp nhà nước quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi cấp tỉnh quản lý có nhiệm vụ chủ yếu cung cấp dịch vụ tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp và tiêu thoát nước.
2. Các trường hợp khác, tùy theo quy mô, số lượng công trình và tình hình thực tế ở địa phương có thể thành lập trạm, cụm quản lý thủy nông thuộc huyện.
Điều 15. Tổ chức bộ máy của doanh nghiệp nhà nước quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi
1. Cơ cấu tổ chức quản lý của doanh nghiệp nhà nước quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi được bố trí theo quy định của Luật Doanh nghiệp tùy theo loại hình doanh nghiệp quy định tại Điều 13 của Quy định này.
2. Cơ cấu tổ chức bộ máy của doanh nghiệp nhà nước quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi thuộc tỉnh:
a) Ban Giám đốc;
b) Phòng Tổ chức - Hành chính;
c) Phòng Kế hoạch - Kỹ thuật;
d) Phòng Tài chính - Kế toán;
e) Các trạm trực tiếp quản lý, vận hành công trình.
3. Cơ cấu tổ chức bộ máy của trạm quản lý thủy nông ở huyện:
a) Trạm trưởng, Trạm phó;
b) Bộ phận Kế toán;
c) Bộ phận Kế hoạch - Kỹ thuật;
d) Nhân viên trực tiếp vận hành công trình.
4. Giám đốc doanh nghiệp chịu trách nhiệm xây dựng Điều lệ về tổ chức hoạt động của doanh nghiệp trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện.
5. Tùy theo tình hình hoạt động và đặc điểm cụ thể của từng hệ thống công trình thủy lợi, các doanh nghiệp quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi phải xây dựng định mức lao động theo quy định hiện hành để bố trí lao động cho phù hợp đảm bảo tổ chức gọn nhẹ, hoạt động có hiệu quả.
CÁC TỔ CHỨC, CÁ NHÂN QUẢN LÝ, KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ CÔNG TRÌNH THỦY LỢI
Điều 21. Đối với cơ quan chuyên môn quản lý nhà nước các cấp
Đơn vị quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi chịu sự chỉ đạo, kiểm tra về chuyên môn, kỹ thuật nghiệp vụ về lĩnh vực quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi trong phạm vi tỉnh quản lý. Đơn vị có trách nhiệm thực hiện chế độ báo cáo tình hình và kết quả hoạt động của đơn vị thường xuyên định kỳ theo quy định và đột xuất theo yêu cầu của cơ quan chuyên môn quản lý nhà nước.
Điều 22. Đối với chính quyền địa phương
Đơn vị quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi chịu sự quản lý của chính quyền địa phương sở tại về an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội, về quản lý dân cư lao động, về kết cấu hạ tầng theo quy định của Nhà nước.
Chính quyền địa phương có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi để các đơn vị hoạt động theo chức năng nhiệm vụ được Nhà nước giao.
- 1Quyết định 807/QĐ-UBND năm 2008 phê duyệt Đề án tổ chức quản lý khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi theo Nghị định 154/2007/NĐ-CP do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái ban hành
- 2Quyết định 07/2008/QĐ-UBND sửa đổi Quy định về quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang kèm theo Quyết định 37/2006/QĐ-UBND
- 3Quyết định 03/2015/QĐ-UBND Quy định về quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh An Giang
- 4Quyết định 29/2022/QĐ-UBND bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành
- 5Quyết định 05/QĐ-UBND năm 2023 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương năm 2022
- 6Quyết định 513/QĐ-UBND năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương trong kỳ hệ thống hóa 2019-2023
- 1Quyết định 29/2022/QĐ-UBND bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành
- 2Quyết định 05/QĐ-UBND năm 2023 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương năm 2022
- 3Quyết định 513/QĐ-UBND năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương trong kỳ hệ thống hóa 2019-2023
- 1Thông tư liên tịch 11/2004/TTLT-BNN-BNV hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức cơ quan chuyên môn giúp Uỷ ban nhân dân các cấp quản lý nhà nước về nông nghiệp và phát triển nông thôn do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Nội vụ ban hành
- 2Luật Doanh nghiệp 2005
- 3Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi năm 2001
- 4Nghị định 143/2003/NĐ-CP Hướng dẫn Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi
- 5Quyết định 807/QĐ-UBND năm 2008 phê duyệt Đề án tổ chức quản lý khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi theo Nghị định 154/2007/NĐ-CP do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái ban hành
- 6Quyết định 07/2008/QĐ-UBND sửa đổi Quy định về quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang kèm theo Quyết định 37/2006/QĐ-UBND
- 7Quyết định 03/2015/QĐ-UBND Quy định về quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh An Giang
Quyết định 111/2007/QĐ-UBND ban hành Quy định về tổ chức quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Bình Dương do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành
- Số hiệu: 111/2007/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 19/10/2007
- Nơi ban hành: Tỉnh Bình Dương
- Người ký: Trần Thị Kim Vân
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 29/10/2007
- Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực