- 1Luật Thương mại 2005
- 2Luật Bảo vệ môi trường 2005
- 3Nghị định 59/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật thương mại về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện
- 4Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 5Luật xây dựng 2003
- 6Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2004
- 7Nghị định 124/2007/NĐ-CP về quản lý vật liệu xây dựng
- 8Thông tư 11/2007/TT-BXD hướng dẫn thực hiện Nghị định 124/2007/NĐ-CP về quản lý vật liệu xây dựng do Bộ Xây dựng ban hành
- 9Chỉ thị 17/2008/CT-UBND về quản lý nhà nước về vật liệu xây dựng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 10Quyết định 2491/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt Quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 11/2011/QĐ-UBND | Quận 7, ngày 24 tháng 10 năm 2011 |
ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 7
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 2003; Căn cứ Luật Thương mại ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 59/2006/NĐ-CP ngày 12 tháng 6 năm 2006 của Chính phủ về quy định chi tiết Luật Thương mại về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện;
Căn cứ Nghị định số 124/2007/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ về quản lý vật liệu xây dựng;
Căn cứ Thông tư số 11/2007/TT-BXD ngày 11 tháng 12 năm 2007 của Bộ Xây dựng hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 124/2007/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ về quản lý vật liệu xây dựng;
Căn cứ Chỉ thị số 17/2008/CT-UBND ngày 08 tháng 9 năm 2008 của Ủy ban nhân dân thành phố về quản lý nhà nước về vật liệu xây dựng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh;
Căn cứ Quyết định số 2491/QĐ-UBND ngày 21 tháng 5 năm 2011 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về duyệt Quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 46/QĐ-UBND ngày 20 tháng 4 năm 2011 của Ủy ban nhân dân quận 7 về công bố danh mục đường bộ trên địa bàn quận 7;
Xét đề nghị của Trưởng phòng Phòng Quản lý đô thị quận 7 tại Tờ trình số 654/TTr-QLĐT ngày 21 tháng 10 năm 2011,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Nay ban hành kèm theo Quyết định này “Quy định khu vực, đường phố, địa điểm sản xuất, kinh doanh và nơi để phế thải vật liệu xây dựng trên địa bàn quận 7”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 07 (bảy) ngày kể từ ngày ký. Bãi bỏ các quy định trước đây trái với nội dung quy định này.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân quận, Trưởng Phòng Quản lý đô thị, Trưởng Phòng Kinh tế, Trưởng Phòng Tài nguyên và Môi trường, Trưởng Phòng Tư pháp, Trưởng Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Trưởng Phòng Thống kê, Chánh Thanh tra Xây dựng quận, Chi Cục trưởng Chi Cục Thuế, Đội Quản lý thị trường 7B, Chủ tịch Ủy ban nhân dân 10 phường và các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực vật liệu xây dựng trên địa bàn quận 7 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
KHU VỰC, ĐƯỜNG PHỐ, ĐỊA ĐIỂM SẢN XUẤT, KINH DOANH VÀ NƠI ĐỂ PHẾ THẢI VẬT LIỆU XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 7
(Ban hành kèm theo Quyết định số 11/2011/QĐ-UBND ngày 24 tháng 10 năm 2011 của Ủy ban nhân dân quận 7)
Quy định các khu vực, đường phố, địa điểm sản xuất (bao gồm cả gia công, chế biến), kinh doanh và nơi để phế thải vật liệu xây dựng trên địa bàn nhằm phục vụ cho yêu cầu quản lý Nhà nước trong lĩnh vực vật liệu xây dựng; đảm bảo phát triển phù hợp quy hoạch, vệ sinh môi trường, mỹ quan đô thị và đảm bảo trật tự an toàn giao thông.
Điều 2. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
1. Quy định này điều chỉnh khu vực, đường phố, địa điểm sản xuất, kinh doanh và nơi để phế thải vật liệu xây dựng trên địa bàn quận 7.
2. Quy định này áp dụng đối với cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động trong lĩnh vực vật liệu xây dựng.
3. Quy định này không áp dụng đối với các điểm kinh doanh không lưu trữ hàng hóa vật liệu xây dựng hoặc không trực tiếp giao hàng tại nơi kinh doanh.
1. Đối với sản xuất (kể cả gia công, chế biến) vật liệu xây dựng:
“- Phải tuân thủ các quy định của pháp luật về môi trường, pháp luật lao động và các pháp luật liên quan khác.
- Trường hợp sử dụng chất thải làm nguyên liệu, nhiên liệu, phụ gia để sản xuất
vật liệu xây dựng thì công nghệ sản xuất, kho bãi lưu giữ chất thải, phương tiện vận chuyển phải đáp ứng các quy định về môi trường.
- Có bộ máy nhân lực được đào tạo, đủ năng lực vận hành thiết bị công nghệ và kiểm soát chất lượng sản phẩm” (quy định tại Điều 30 - Nghị định số 124/2007/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ về quản lý vật liệu xây dựng).
2. Đối với kinh doanh vật liệu xây dựng:
a) Khi hoạt động kinh doanh tổ chức, cá nhân phải đáp ứng các điều kiện sau:
“- Hàng hóa VLXD phải đáp ứng đầy đủ các quy định của pháp luật;
- Chủ thể kinh doanh phải là thương nhân theo quy định của Luật Thương mại;
- Cơ sở kinh doanh phải bảo đảm các yêu cầu về kỹ thuật, trang thiết bị, quy trình kinh doanh và các tiêu chuẩn khác theo quy định của pháp luật; địa điểm đặt cơ
sở kinh doanh phải phù hợp với quy hoạch phát triển mạng lưới kinh doanh hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện;
- Cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật và nhân viên trực tiếp mua bán hàng hóa, nhân viên trực tiếp thực hiện dịch vụ phải bảo đảm các yêu cầu về trình độ nghiệp vụ, chuyên môn, kinh nghiệm nghề nghiệp và sức khỏe theo quy định của pháp luật.
- Thương nhân kinh doanh phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh trong trường hợp pháp luật quy định phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh do cơ quan có thẩm quyền cấp khi kinh doanh” (quy định Khoản 1 - Điều 7 - Nghị định số 59/2006/NĐ-CP ngày 12 tháng 6 năm 2006 của Chính phủ về quy định chi tiết Luật Thương mại về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện).
b) Sản phẩm vật liệu xây dựng đưa ra thị trường phải đáp ứng các yêu cầu sau:
“- Sản phẩm vật liệu xây dựng phải đạt tiêu chuẩn đã công bố. Đối với sản phẩm thuộc danh mục phải tuân theo quy chuẩn kỹ thuật thì phải bảo đảm chất lượng theo quy chuẩn kỹ thuật;
- Những sản phẩm vật liệu xây dựng chưa có tiêu chuẩn quốc gia thì nhà sản xuất phải có trách nhiệm công bố tiêu chuẩn áp dụng và phải chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm do mình sản xuất;
- Sản phẩm vật liệu xây dựng có nhãn và nhãn phải bảo đảm ghi đầy đủ nội dung theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa” (quy định tại Điều 32 - Nghị định số 124/2007/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ về quản lý vật liệu xây dựng).
c) Các sản phẩm vật liệu xây dựng kinh doanh có điều kiện không phải cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh theo Thông tư số 11/2007/TT-BXD ngày 11 tháng 12 năm 2007 của Bộ Xây dựng, gồm:
“- Nhóm A: vật liệu xây dựng cồng kềnh, khối lượng lớn, dễ gây bụi (gồm: gạch xây, cát, đá, sỏi, vôi cục, vôi tôi, tấm lợp, kết cấu thép xây dựng, bê tông thương phẩm, bê tông đúc sẵn, tre, nứa, lá, đà giáo, cốp pha, cừ tràm, kính tấm xây dựng, đá ốp lát có tạo hình cắt, mài cạnh);
- Nhóm B: Các loại vật liệu xây dựng dễ cháy (gồm: gỗ xây dựng, tre, nứa, lá, vật liệu nhựa, các loại sơn dầu, giấy dầu, cót, cót ép);
- Nhóm C: Vật liệu xây dựng có mùi, hóa chất độc hại, gây bụi (gồm: sơn dầu, giấy dầu, cót ép, hắc ín, vôi tôi, vôi cục, vôi tôi trong bể)”.
3. Đối với việc để phế thải vật liệu xây dựng:
a) Các loại vật liệu xây dựng bị hư hỏng, kém phẩm chất, phế thải trong quá trình vận chuyển, lưu chứa, kinh doanh phải được chở về nơi sản xuất hoặc xử lý phế thải vật liệu xây dựng đúng nơi quy định theo sự hướng dẫn của Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố.
b) Các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng và chủ đầu tư công trình xây dựng phải ký hợp đồng với doanh nghiệp có chức năng để thu gom, vận chuyển xử lý phế thải vật liệu xây dựng.
1. Đối với sản xuất vật liệu xây dựng:
a) Các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng phải được tập trung vào khu quy hoạch công nghiệp, khu chế xuất theo quy hoạch đô thị được duyệt trên địa bàn và quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng được Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt tại Quyết định số 2491/QĐ-UBND ngày 21 tháng 5 năm 2011 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh.
b) Không cấp mới, điều chỉnh, gia hạn Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh cho các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng (kể cả gia công, chế biến) tại các địa điểm nằm ngoài các khu công nghiệp, khu chế xuất.
c) Từng bước chuyển đổi, ngưng hoạt động các cơ sở sản xuất có công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường, hiệu quả kinh tế thấp, không phù hợp quy hoạch chung của quận 7.
2. Đối với kinh doanh vật liệu xây dựng:
a) Các khu vực, đường phố được kinh doanh vật liệu xây dựng:
- Các cơ sở kinh doanh vật liệu xây dựng phải thuộc các tuyến đường chính, có chiều rộng hiện hữu tối thiểu ≥ 16m; vỉa hè hiện hữu tối thiểu ≥ 3m; đảm bảo an toàn giao thông, vận chuyển hàng hóa.
- Không cấp phép xây dựng, cấp mới, điều chỉnh, gia hạn Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh vật liệu xây dựng (có hình thức lưu trữ, giao hàng trực tiếp tại địa điểm kinh doanh) trên các tuyến đường nội bộ các khu nhà ở, khu dân cư hiện hữu trên địa bàn quận.
- Đối với vật liệu xây dựng nhóm A: không cho phép bố trí tại các tuyến đường trung tâm đô thị; bố trí tại các khu vực có nhiều dự án xây dựng, thuộc các tuyến đường có kết nối giao thông thủy, gồm:
STT | Tên đường - Khu vực | Khu vực quy định kinh doanh | |
Từ | Đến | ||
01 | Đào Trí (phường: Phú Thuận) | Hoàng Quốc Việt | Nguyễn Văn Qùy |
02 | Phú Thuận (phường: Phú Thuận) | Khu dân cư Tấn Trường | Công viên Mũi Đèn Đỏ |
03 | Lê Văn Lương (phường: Tân Phong) | Nguyễn Thị Thập | Cầu Rạch Đĩa |
04 | Phạm Hữu Lầu, Đường 15B (phường Phú Mỹ - không được bố trí tiếp giáp mặt tiền đường) | Huỳnh Tấn Phát | Cầu Phước Long |
05 | Nguyễn Thị Thập nối dài (phường: Tân Hưng) | Lê Văn Lương | Cuối tuyến |
- Đối với vật liệu xây dựng nhóm B, C: bố trí kinh doanh vật liệu xây dựng trên các tuyến đường sau, gồm:
STT | Tên đường - Khu vực | Khu vực quy định kinh doanh | |
Từ | Đến | ||
01 | Trần Xuân Soạn (phường: Tân Kiểng, Tân Hưng, Tân Thuận Tây) | Cầu Rạch Ông | đ. Tân Mỹ |
02 | Nguyễn Thị Thập (phường: Tân Phong, Tân Phú, Tân Quy, Bình Thuận) | Lê Văn Lương | Huỳnh Tấn Phát |
03 | Nguyễn Văn Quỳ (phường: Phú Thuận, Tân Thuận Đông) | Huỳnh Tấn Phát | Đào Trí |
04 | Lý Phục Man (phường: Bình Thuận) | Nguyễn Văn Linh | Huỳnh Tấn Phát |
05 | Hoàng Quốc Việt (phường: Phú Mỹ, Phú Thuận) | Huỳnh Tấn Phát | Đào Trí |
06 | Phạm Hữu Lầu (phường: Phú Mỹ) | Cầu Phước long | Huỳnh Tấn Phát |
07 | Lê Văn Lương (phường Tân Hưng, Tân Quy, Tân Kiểng, Tân Phong) | Trần Xuân Soạn | Nguyễn Văn Linh |
08 | Lâm Văn Bền (Phường: Tân Quy, Tân Kiểng, Bình Thuận, Tân Thuận Tây) | Trần Xuân Soạn | Nguyễn Thị Thập |
9 | Huỳnh Tấn Phát (phường: Tân Thuận Tây, Bình Thuận, Tân Thuận Đông, Phú Thuận, Phú Mỹ, Tân Phú) | Nguyễn Văn Linh | Cầu Phú Xuân |
10 | Đào Trí (phường Phú Thuận) | Nguyễn Văn Quỳ | Hoàng Quốc Việt |
11 | Trần Trọng Cung (phường: Tân Thuận Đông) | Huỳnh Tấn Phát | Khu Nam Long |
b) Địa điểm kinh doanh vật liệu xây dựng (cửa hàng, siêu thị, kho, bãi, nơi giới thiệu sản phẩm) phải đáp ứng các điều kiện;
- Không xâm phạm lộ giới, chỉ giới giao thông, không lấn chiếm vỉa hè, lòng đường. Bảo đảm các quy định về hành lang bảo vệ kênh rạch, hành lang bảo vệ công trình đường bộ, đường sông và hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp;
- Có đủ diện tích cho việc xuất, nhập hàng hóa; đảm bảo không lấn chiếm vỉa hè, lòng đường gây ùn tắc giao thông; Địa điểm kinh doanh vật liệu xây dựng thuộc Nhóm a phải đảm bảo khoảng lùi so với ranh vỉa hè ≥ 4m để phục vụ vận tải hàng hóa;
- Phải có đủ phương tiện, thiết bị để chữa cháy, biển báo an toàn tại nơi bán hàng vật liệu xây dựng thuộc Nhóm b và theo quy định của cơ quan chuyên ngành phòng cháy, chữa cháy;
- Không được cắt, mài cạnh đá ốp lát ở vỉa hè, đường phố; không để nước, bụi bẩn vương vãi nơi công cộng;
- Có biển ghi rõ tên cửa hàng, tên doanh nghiệp, tên tổ hợp tác hoặc tên hộ kinh doanh. Hàng hóa phải có xuất xứ, có đăng ký chất lượng, hướng dẫn sử dụng cho người tiêu dùng.
Điều 5. Phân công trách nhiệm tổ chức thực hiện quy định
1. Phòng Quản lý đô thị
- Chủ trì tham mưu cho Ủy ban nhân dân quận quản lý quy hoạch phát triển về lĩnh vực vật liệu xây dựng, Quy định khu vực, đường phố, địa điểm sản xuất, kinh doanh và nơi để phế thải vật liệu xây dựng nhằm bảo đảm phù hợp với quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng được Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt.
- Định kỳ (ngày 10 tháng 6 và ngày 10 tháng 12) hàng năm và đột xuất báo cáo về Sở Xây dựng, Ủy ban nhân dân thành phố công tác quản lý nhà nước về vật liệu xây dựng trên địa bàn quận 7; tình hình thực hiện Quy định khu vực đường phố, địa điểm kinh doanh và nơi để phế thải vật liệu xây dựng.
2. Phòng Kinh tế
- Cung cấp số liệu về tình hình kinh doanh trong lĩnh vực vật liệu xây dựng trên
địa bàn quận (danh sách hộ kinh doanh, đăng ký mới, thay đổi nội dung kinh doanh, tạm ngưng kinh doanh, chấm dứt kinh doanh, bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh) theo định kỳ ngày 01 tháng 6 và ngày 01 tháng 12 hàng năm;
- Tham mưu việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh phù hợp với khu vực, đường phố, địa điểm sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng trên địa bàn quận;
3. Phòng Thống kê
- Điều tra tình hình sản xuất, kinh doanh trên địa bàn quận;
- Cung cấp thông tin về số liệu thống kê sản xuất và tiêu thụ vật liệu xây dựng theo quy định tại Quyết định số 28/2007/QĐ-BXD ngày 28 tháng 12 năm 2007 của Bộ Xây dựng, theo định kỳ ngày 01 tháng 6 và ngày 01 tháng 12 hàng năm;
4. Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội
- Hướng dẫn, kiểm tra các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực vật liệu xây dựng thực hiện các quy định của pháp luật về: bảo hộ lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động và phòng, chống cháy, nổ;
- Tổ chức kiểm tra đối với các máy móc, thiết bị đưa vào sản xuất, chế biến, khai thác trong lĩnh vực vật liệu xây dựng đáp ứng các tiêu chuẩn về an toàn, vệ sinh lao động theo quy định.
5. Phòng Tư pháp
Tuyên truyền, phổ biến và tổ chức hướng dẫn pháp luật về lĩnh vực vật liệu xây dựng cho các tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng trên địa bàn quận.
6. Phòng Tài nguyên và Môi trường
Thực hiện việc kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất việc chấp hành các quy định pháp luật về lĩnh vực bảo vệ môi trường của các địa điểm sản xuất, kinh doanh và nơi để phế thải vật liệu xây dựng trên địa bàn quận 7; Tham mưu trình Ủy ban nhân dân quận ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
7. Đội Quản lý thị trường 7B
Thực hiện hướng dẫn, quản lý, kiểm tra điều kiện hoạt động của các đơn vị, cá nhân kinh doanh trong lĩnh vực vật liệu xây dựng về chất lượng sản phẩm, hàng hóa (nhãn mác, xuất xứ…) vật liệu xây dựng lưu thông trên thị trường.
8. Thanh tra Xây dựng quận
Tổ chức kiểm tra, xử lý các địa điểm kinh doanh vật liệu xây dựng xâm phạm lộ giới, chỉ giới giao thông, không lấn chiếm vỉa hè, lòng đường. Bảo đảm các quy định về hành lang bảo vệ kênh rạch, hành lang bảo vệ công trình đường bộ, đường sông và hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp; các điểm kinh doanh đá có gia công cắt, mài cạnh đá ốp lát ở vỉa hè, đường phố; để nước, bụi bẩn vương vãi nơi công cộng
9. Ủy ban nhân dân 10 phường
- Kiểm tra, xử phạt các vi phạm hành chính về trật tự đô thị trong việc sản xuất, kinh doanh và để phế thải vật liệu xây dựng trên địa bàn phường;
- Thống kê các tổ chức, cá nhân thực tế kinh doanh vật liệu xây dựng trên địa bàn phường. Định kỳ ngày 01 tháng 6 và ngày 01 tháng 12 hàng năm gửi báo cáo về Phòng Quản lý đô thị.
10. Chi Cục Thuế quận 7
Quản lý thông tin về cá nhân, doanh nhiệp kinh doanh vật liệu xây dựng trên địa bàn quận; xây dựng hệ thống dữ liệu thông tin về người nộp thuế trên địa bàn theo định kỳ ngày 01 tháng 6 và ngày 01 tháng 12 hàng năm cung cấp số liệu về tình hình kinh doanh trong lĩnh vực vật liệu xây dựng trên địa bàn quận.
1. Tổ chức, cá nhân đang sản xuất, kinh doanh mặt hàng vật liệu xây dựng đảm bảo các điều kiện tại Quy định này: được tiếp tục tồn tại;
2. Trường hợp các tổ chức, cá nhân đang sản xuất, kinh doanh tại các địa điểm không phù hợp với Quy định này: phải thực hiện việc di dời hoặc thay đổi hình thức kinh doanh. Trong thời gian chưa di dời, các doanh nghiệp, cơ sở đang hoạt động phải nghiêm chỉnh chấp hành các tiêu chuẩn quy định về bảo vệ môi trường;
3. Thời hạn cho việc chuyển tiếp đến ngày 30 tháng 6 năm 2012. Đến thời hạn nêu trên nếu các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh chưa hoàn tất phương án và thực hiện di dời hoặc chuyển đổi hình thức kinh doanh phù hợp với quy định thì Ủy ban nhân dân quận tùy theo tình hình thực tế, ban hành văn bản quy định thêm thời hạn chuyển tiếp để các cá nhân, tổ chức có đủ thời gian giải quyết.
1. Văn phòng Ủy ban nhân dân quận tổ chức niêm yết, công bố, công khai quy định này tại trụ sở Ủy ban nhân dân quận và trang thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân quận 7.
2. Ủy ban nhân dân 10 phường tổ chức công bố quy định này đến các địa điểm, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng trên địa bàn phường trong thời gian tối đa là 30 ngày, kể từ khi ban hành Quy định này.
3. Các phòng, ban, đơn vị chuyên môn, Ủy ban nhân dân các phường có liên quan căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được phân công có trách nhiệm tổ chức thực hiện Quy định này.
4. Trong quá trình thực hiện thực hiện Quy định này, nếu có khó khăn, vướng mắc, các cơ quan phản ánh về Phòng Quản lý đô thị để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân quận xem xét, giải quyết./.
- 1Quyết định 06/2011/QĐ-UBND về Quy định khu vực, đường phố, địa điểm sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; nơi để phế thải vật liệu xây dựng trên địa bàn quận Tân Phú do Ủy ban nhân dân quận Tân Phú ban hành
- 2Quyết định 02/2024/QĐ-UBND bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân Quận 7, thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 1Luật Thương mại 2005
- 2Luật Bảo vệ môi trường 2005
- 3Nghị định 59/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật thương mại về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện
- 4Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 5Luật xây dựng 2003
- 6Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2004
- 7Nghị định 124/2007/NĐ-CP về quản lý vật liệu xây dựng
- 8Thông tư 11/2007/TT-BXD hướng dẫn thực hiện Nghị định 124/2007/NĐ-CP về quản lý vật liệu xây dựng do Bộ Xây dựng ban hành
- 9Chỉ thị 17/2008/CT-UBND về quản lý nhà nước về vật liệu xây dựng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 10Quyết định 2491/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt Quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 11Quyết định 06/2011/QĐ-UBND về Quy định khu vực, đường phố, địa điểm sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; nơi để phế thải vật liệu xây dựng trên địa bàn quận Tân Phú do Ủy ban nhân dân quận Tân Phú ban hành
Quyết định 11/2011/QĐ-UBND về Quy định khu vực, đường phố, địa điểm sản xuất, kinh doanh và nơi để phế thải vật liệu xây dựng trên địa bàn quận 7 do Ủy ban nhân dân quận 7 ban hành
- Số hiệu: 11/2011/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 24/10/2011
- Nơi ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh
- Người ký: Nguyễn Thanh Triều
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 68
- Ngày hiệu lực: 31/10/2011
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực