- 1Quyết định 23/2018/QĐ-UBND bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
- 2Quyết định 56/QĐ-UBND năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh ban hành trong kỳ 2014-2018
- 3Quyết định 55/QĐ-UBND năm 2019 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh ban hành hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần đến ngày 31/12/2018
UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 11/2009/QÐ-UBND | Bắc Ninh, ngày 22 tháng 01 năm 2009 |
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC NINH
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo ngày 18/6/2004;
Căn cứ Nghị định số 22/2005/NĐ-CP ngày 1/3/2005 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký.
| TM. UBND TỈNH |
(Ban hành kèm theo Quyết định số 11/2009/QĐ-UBND ngày 22 tháng 01 năm 2009 của UBND tỉnh Bắc Ninh)
Bản quy định này quy định về thẩm quyền, thủ tục, trình tự, thời hạn giải quyết một số việc về tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
Những quy định không được nêu trong Quy định này thì thực hiện theo quy định tại Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo và Nghị định số 22/2005/NĐ-CP ngày 01.3.2005 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo và các văn bản có liên quan.
Thời gian giải quyết các công việc trong Quy định này chỉ tính những ngày làm việc, không tính những ngày được nghỉ theo quy định của Luật Lao động (gồm các ngày lễ, ngày tết và ngày thứ bẩy và chủ nhật).
Quy định này được áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước có liên quan đến tổ chức và hoạt động tôn giáo trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
Mục I. TỔ CHỨC LỄ HỘI TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO
Điều 3. Tổ chức lễ hội tín ngưỡng.
1. Thẩm quyền cho phép tổ chức lễ hội tín ngưỡng, tôn giáo.
UBND tỉnh cho phép tổ chức những lễ hội tín ngưỡng, tôn giáo sau:
a. Lễ hội tín ngưỡng được tổ chức lần đầu;
b. Lễ hội tín ngưỡng lần đầu được khôi phục lại sau nhiều năm gián đoạn;
c. Lễ hội tín ngưỡng được tổ chức định kỳ nhưng có thay đổi về nội dung, thời gian, địa điểm so với truyền thống.
2. Thủ tục tiếp nhận hồ sơ:
Trước khi tổ chức lễ hội ít nhất là 30 ngày, người tổ chức có trách nhiệm gửi hồ sơ đến Ban Tôn giáo - Sở Nội vụ.
Ban Tôn giáo thuộc Sở Nội vụ tiếp nhận, thẩm định hồ sơ báo cáo Giám đốc Sở Nội vụ trình UBND tỉnh chấp thuận cho cơ sở tôn giáo tổ chức lễ hội tín ngưỡng, tôn giáo quy định tại Khoản 1, Điều 3 Quy định này.
3. Hồ sơ bao gồm:
a. Tờ trình về việc tổ chức lễ hội, trong đó nêu rõ nguồn gốc lịch sử của lễ hội, quy mô, thời gian, địa điểm, kế hoạch, chương trình, nội dung lễ hội;
b. Danh sách Ban Tổ chức lễ hội.
4. Thời hạn chấp thuận.
Trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, UBND tỉnh có trách nhiệm xem xét quyết định, trường hợp không chấp thuận sẽ trả lời và nêu rõ lý do.
Điều 4. Chức sắc, nhà tu hành là Việt kiều tham gia làm chủ lễ tại địa phương.
Chức sắc, nhà tu hành là Việt kiều tham gia làm chủ lễ tại cơ sở thờ tự phải được người phụ trách cơ sở tôn giáo địa phương chấp thuận. Người phụ trách cơ sở tôn giáo phải gửi văn bản thông báo cho UBND cấp xã nơi đó chậm nhất 7 ngày trước khi tổ chức lễ. Nội dung văn bản thông báo ghi rõ họ tên, chức vị (nếu có) quốc tịch của chức sắc, nhà tu hành, văn bản xác nhận là chức sắc, nhà tu hành, chương trình, thời gian, địa điểm, thành phần dự lễ.
Mục II. ĐÀO TẠO CHO NHỮNG NGƯỜI CHUYÊN HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO
Giám đốc Sở Nội vụ xem xét chấp thuận cho người được đi học tại các trường đào tạo, bồi dưỡng người chuyên hoạt động tôn giáo.
Điều 6. Điều kiện, thủ tục, thời hạn chấp thuận.
1. Điều kiện
Những người được cử đi học tại các trường đào tạo, bồi dưỡng người chuyên hoạt động tôn giáo ở trong nước phải có các điều kiện sau:
a. Là công dân Việt Nam;
b. Có hộ khẩu thường trú tại tỉnh Bắc Ninh;
c. Không vi phạm pháp luật, không trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc bị xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo.
2. Thủ tục tiếp nhận hồ sơ.
Trước khi nhập học 30 ngày, tổ chức tôn giáo phải gửi hồ sơ đăng ký tới Ban Tôn giáo thuộc Sở Nội vụ. Ban Tôn giáo thuộc Sở Nội vụ có trách nhiệm tiếp nhận, thẩm định hồ sơ tham mưu Giám đốc Sở Nội vụ quyết định.
3. Hồ sơ đăng ký bao gồm:
a. Thông báo tuyển sinh của nhà trường.
b. Danh sách người được cử đi học có xác nhận của người đứng đầu tổ chức tôn giáo, cụ thể: đối với đạo Phật là Trưởng ban trị sự Phật giáo tỉnh; đối với đạo Công giáo là Giám mục (hoặc linh mục đại diện Toà Giám mục).
c. Có lý lịch rõ ràng, có xác nhận của UBND cấp xã nơi người xin đi học cư trú.
4. Thời hạn chấp thuận.
Trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Nội vụ xem xét trả lời, trường hợp không chấp thuận phải nêu rõ lý do.
Mục III. ĐĂNG KÝ PHONG CHỨC, PHONG PHẨM, BỔ NHIỆM, BẦU CỬ, SUY CỬ, NGƯỜI VÀO TU
Điều 7. Thẩm quyền chấp thuận cho người được phong chức, phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử.
1. UBND tỉnh chấp thuận danh sách suy cử thành viên Ban Trị sự, Ban thường trực, Trưởng Ban, Phó Ban trị sự Phật giáo tỉnh; Danh sách truyền chức Linh mục của đạo Công giáo.
2. Giám đốc Sở Nội vụ chấp thuận việc đăng ký danh sách thụ giới: Sa di, tỷ khưu của đạo Phật; Phó tế, tu sỹ, dòng tu đạo công giáo.
3. UBND cấp huyện chấp thuận: danh sách Ban đại diện Phật giáo, danh sách người đứng đầu các hội đoàn tôn giáo, danh sách Ban hành giáo xứ đạo công giáo.
4. UBND cấp xã chấp thuận: danh sách Ban hộ tự chùa của đạo Phật, danh sách Ban hành giáo họ của đạo công giáo.
Điều 8. Thủ tục, hồ sơ đăng ký người được phong chức, phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử.
1. Thủ tục tiếp nhận hồ sơ:
a. Ban Tôn giáo thuộc Sở Nội vụ có trách nhiệm tiếp nhận, thẩm định hồ sơ báo cáo Giám đốc Sở Nội vụ hoặc trình UBND tỉnh chấp thuận những trường hợp quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Điều 7 Quy định này.
b. Phòng Nội vụ huyện có trách nhiệm tiếp nhận, thẩm định hồ sơ trình UBND cấp huyện chấp thuận những trường hợp quy định tại Khoản 3, Điều 7 Quy định này.
c. Những trường hợp quy định tại Khoản 4, Điều 7 Quy định này, tổ chức tôn giáo nộp hồ sơ tại UBND cấp xã.
2. Hồ sơ đăng ký bao gồm:
a. Văn bản đăng ký của tổ chức tôn giáo, trong đó nêu rõ: họ tên, phẩm trật, chức vụ và phạm vi phụ trách tôn giáo của người được đăng ký,
b. Có lý lịch rõ ràng, có xác nhận của UBND cấp xã nơi người được đăng ký cư trú.
c. Tóm tắt quá trình hoạt động tôn giáo của người được đăng ký.
3. Thời hạn chấp thuận:
Trong thời hạn 30 ngày (đối với thẩm quyền của UBND tỉnh), 20 ngày (đối với trường hợp thuộc thẩm quyền của Giám đốc Sở Nội vụ), 20 ngày (đối với thẩm quyền của UBND cấp huyện), 10 ngày (đối với thẩm quyền của UBND cấp xã) kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền có ý kiến trả lời kết quả giải quyết cho tổ chức tôn giáo, nếu không chấp thuận phải nêu rõ lý do.
1. Thẩm quyền chấp thuận:
UBND cấp xã chấp thuận cho người vào tu tại cơ sở tôn giáo của địa phương.
2. Thủ tục, hồ sơ đăng ký.
a. Thủ tục tiếp nhận hồ sơ:
Người phụ trách cơ sở tôn giáo có trách nhiệm gửi hồ sơ đăng ký người vào tu đến UBND cấp xã nơi có cơ sở tôn giáo trong thời hạn chậm nhất 7 ngày kể từ ngày nhận người vào tu.
b. Hồ sơ bao gồm:
- Danh sách trích ngang người vào tu;
- Lý lịch của người vào tu có xác nhận của UBND cấp xã nơi người vào tu có hộ khẩu thường trú trước đây;
- Ý kiến của cha mẹ hoặc người giám hộ (đối với người chưa thành niên vào tu).
3. Tổ chức tôn giáo khi nhận người vào tu có trách nhiệm báo cáo với tổ chức tôn giáo quản lý cấp trên trực tiếp và thực hiện những quy định của pháp luật về đăng ký hộ khẩu; chỉ nhận người vào tu khi đã thực hiện đúng quy định về đăng ký hộ khẩu.
Mục IV. XÂY DỰNG, SỬA CHỮA CƠ SỞ THỜ TỰ
1. Chủ tịch UBND tỉnh cho phép xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp những công trình sau: Chùa, Nhà thờ, Tháp chuông, Tam quan, Trụ sở làm việc của tổ chức tôn giáo có giá trị công trình trên 3 tỷ đồng.
2. Chủ tịch UBND cấp huyện cho phép xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp những công trình không thuộc quy định tại Khoản 1, Điều 10 Quy định này. Những công trình có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên Chủ tịch UBND huyện cấp giấy phép xây dựng sau khi có văn bản thoả thuận với Giám đốc Sở Nội vụ.
1. Thủ tục tiếp nhận hồ sơ:
a. Ban Tôn giáo thuộc Sở Nội vụ có trách nhiệm tiếp nhận, thẩm định hồ sơ báo cáo Giám đốc Sở Nội vụ trình UBND tỉnh cho phép xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp những công trình tín ngưỡng, tôn giáo quy định tại Khoản 1, Điều 10 Quy định này. Cơ sở tôn giáo chỉ tiến hành xây dựng khi có giấy phép xây dựng.
b. Phòng Nội vụ huyện có trách nhiệm tiếp nhận, thẩm định hồ sơ trình UBND cấp huyện cho phép xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp những công trình quy định tại Khoản 2, Điều 10 Quy định này.
2. Hồ sơ bao gồm:
a. Đơn xin cấp giấy phép xây dựng có xác nhận của các cấp có thẩm quyền.
b. Bản vẽ thiết kế xây dựng công trình.
c. Giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai.
3. Thời hạn chấp thuận:
Trong thời hạn 20 ngày (đối với thẩm quyền của cấp tỉnh), 10 ngày (đối với thẩm quyền của UBND cấp huyện) kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ cơ quan có thẩm quyền phải có trách nhiệm cấp phép xây dựng cho cơ sở tôn giáo, trường hợp không chấp thuận phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Điều 12. Trách nhiệm của Sở Nội vụ.
1. Tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo việc triển khai, tổ chức thực hiện quy định này đến các cấp, các ngành, các tổ chức tôn giáo, cá nhân trên địa bàn tỉnh.
2. Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các cấp, các ngành, tổ chức và cá nhân liên quan thực hiện nghiêm túc quy định này.
3. Tổng hợp báo cáo tình hình, kết quả triển khai thực hiện với UBND tỉnh theo chế độ báo cáo định kỳ và yêu cầu của Chủ tịch UBND tỉnh.
Điều 13. Trách nhiệm của các cấp, các ngành ở địa phương.
Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của mình, các cấp, các ngành ở địa phương có trách nhiệm triển khai và phối hợp thực hiện nghiêm túc quy định này.
Điều 14. Khen thưởng và xử lý vi phạm.
1. Tổ chức, cá nhân thực hiện tốt Quy định này được động viên, khen thưởng kịp thời theo quy định của pháp luật về khen thưởng.
2. Tổ chức, cá nhân vi phạm Quy định này tuỳ theo mức độ sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Điều 15. Việc sửa đổi bổ sung quy định.
Trong quá trình tổ chức thực hiện nếu có vướng mắc, các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm phản ánh về Sở Nội vụ để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh sửa đổi, bổ sung kịp thời./.
- 1Quyết định 23/2018/QĐ-UBND bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
- 2Quyết định 56/QĐ-UBND năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh ban hành trong kỳ 2014-2018
- 3Quyết định 55/QĐ-UBND năm 2019 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh ban hành hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần đến ngày 31/12/2018
- 1Quyết định 23/2018/QĐ-UBND bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
- 2Quyết định 56/QĐ-UBND năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh ban hành trong kỳ 2014-2018
- 3Quyết định 55/QĐ-UBND năm 2019 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh ban hành hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần đến ngày 31/12/2018
Quyết định 11/2009/QĐ-UBND về thẩm quyền, trình tự, thủ tục, thời hạn giải quyết một số việc về tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh do Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh ban hành
- Số hiệu: 11/2009/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 22/01/2009
- Nơi ban hành: Tỉnh Bắc Ninh
- Người ký: Trần Văn Tuý
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 01/02/2009
- Ngày hết hiệu lực: 19/10/2018
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực