Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
CỤC HÀNG KHÔNG DÂN DỤNG VIỆT NAM | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1095/1997/QĐ-CAAV | Hà Nội, ngày 16 tháng 6 năm 1997 |
CỤC TRƯỞNG CỤC HÀNG KHÔNG DÂN DỤNG VIỆT NAM
Căn cứ Luật Hàng không dân dụng Việt Nam ngày 26/12/1991 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam ngày 20/04/1995;
Căn cứ Nghị định 68/CP ngày 25/10/1995 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy của Cục Hàng không dân dụng Việt Nam;
Căn cứ chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ trong Công văn số 4550/KTN ngày 21/8/1995 của Văn phòng Chính phủ,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này bản "Quy định về quản lý việc thuê, mua tầu bay, thuê người khai thác tầu bay trong hoạt động hàng không dân dụng Việt Nam".
Điều 2: Các Ông Trưởng ban Không tải - Không vận, Ban Tài chính, Ban Khoa học công nghệ, Ban Kế hoạch và Đầu tư, Ban An toàn, Ban An ninh, Ban Tổ chức Cán bộ - Lao động, Phòng Pháp chế của Cục Hàng không dân dụng Việt Nam, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Điều 3: Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 833/CAAV ngày 02/5/1994 của Cục trưởng Cục Hàng không dân dụng Việt Nam về quản lý việc thuê, mua tầu bay trong hoạt động vận chuyển hàng không tại Việt Nam.
| Nguyễn Hồng Nhị (Đã ký) |
VỀ QUẢN LÝ VIỆC THUÊ, MUA TẦU BAY, THUÊ NGƯỜI KHAI THÁC TẦU BAY TRONG HOẠT ĐỘNG HÀNG KHÔNG DÂN DỤNG VIỆT NAM
(Ban hành kèm theo Quyết định 1095 ngày 16/6/1997 của Cục trưởng Cục Hàng không dân dụng Việt Nam)
1. Doanh nghiệp vận chuyển hàng không Việt Nam có nghĩa vụ lập kế hoạch khai thác, phát triển đội tầu bay ngắn hạn (1 năm), dài hạn (5 năm) và báo cáo các điều chỉnh bổ sung kế hoạch về đội tầu bay trình Cục Hàng không dân dụng Việt Nam xem xét phê duyệt bằng văn bản.
2. Doanh nghiệp vận chuyển hàng không Việt Nam tiến hành việc đàm phán, ký kết hợp đồng thuê, mua tầu bay, thuê người khai thác tầu bay trên cơ sở kế hoạch khai thác, phát triển đội tầu bay đã được duyệt theo quy định tại khoản 1 của Điều này, và phải trình Cục Hàng không dân dụng Việt Nam xem xét phê duyệt từng hợp đồng thuê, mua tầu bay, thuê tổ chức khai thác, bảo dưỡng tầu bay.
3. Các hợp đồng thuê, mua tầu bay, thuê tổ chức khai thác tầu bay phải có điều khoản quy định hợp đồng chỉ có hiệu lực sau khi được Cục Hàng không dân dụng Việt Nam thông báo việc hoàn tất các thủ tục về phê duyệt hợp đồng theo quy định của pháp luật.
Điều 2: Yêu cầu đối với việc thuê, mua tầu bay, thuê người khai thác tầu bay.
1. Cục Hàng không dân dụng Việt Nam xem xét hợp đồng thuê, mua tầu bay và thuê tổ chức bảo dưỡng tầu bay theo các nguyên tắc:
a. Đảm bảo việc tuân thủ pháp luật Việt Nam; đảm bảo nguyên tắc an ninh, an toàn đối với hoạt động bay hàng không dân dụng; bảo vệ lợi ích công cộng, môi trường; nhu cầu của Nhà nước hoặc nhu cầu phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của đất nước.
b. Đảm bảo việc doanh nghiệp Việt Nam thực sự khai thác, kiểm soát và chịu trách nhiệm đối với các quyền khai thác vận chuyển hàng không của doanh nghiệp; việc doanh nghiệp Việt Nam thuê tầu bay, thuê tổ chức khai thác tầu bay không cho phép người cho thuê tầu bay, tổ chức khai thác tầu bay được trực tiếp hoặc gián tiếp dưới bất kỳ hình thức nào hưởng lợi hoặc sử dụng các quyền khai thác thương mại của doanh nghiệp Việt Nam; quyền lợi tài chính mà người cho thuê tầu bay, người khai thác tầu bay thu được sẽ không phụ thuộc vào kết quả khai thác kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam.
c. Đảm bảo đầu tư có trọng điểm, đồng bộ và đạt hiệu quả cao, đảm bảo sự phát triển ổn định và an toàn của doanh nghiệp Việt Nam, phù hợp với khả năng khai thác kinh doanh, khả năng tài chính của doanh nghiệp và yêu cầu phát triển của ngành vận chuyển hàng không Việt Nam theo chủ trương công nghiệp hoá - hiện đại hoá.
d. Đảm bảo tầu bay thuê, mua đã được sử dụng không quá 20 năm kể từ ngày xuất xưởng hoặc đã bay không quá 40.000 giờ, hoặc đã được sử dụng không quá 2/3 tổng thọ mệnh quy định của nhà chế tạo về niên hạn, về giờ bay hoặc về số lần cất, hạ cánh.
e. Doanh nghiệp Việt Nam phải đứng tên mua hoặc ghi là người được bảo hiểm phụ trong các chứng chỉ bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với thiệt hai gây ra cho hành khách, hành lý, hàng hoá trong tất cả các trường hợp thuê tầu bay và trách nhiệm dân sự đối với thiệt hại gây ra cho người thứ ba ở mặt đất trong trường hợp doanh nghiệp là người khai thác tầu bay; việc mua bảo hiểm nêu trên phải được thực hiện tới mức giới hạn trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật Việt Nam và phù hợp với những yêu cầu của pháp luật của các nước mà tầu bay khai thác đến.
f. Tổ chức khai thác tầu bay được thuê phải có chứng chỉ người khai thác tầu bay (AOC) có hiệu lực hoặc giấy tờ tương đương đối với loại tầu bay dự định khai thác do Nhà chức trách hàng không của Quốc gia của tổ chức khai thác tầu bay cấp, được Cục Hàng không dân dụng Việt Nam thừa nhận hiệu lực; ngoài ra, tổ chức khai thác tầu bay phải thoả mãn các quy định của quốc gia nơi đăng ký tầu bay.
7. Doanh nghiệp Việt Nam có nghĩa vụ thực hiện đầy đủ các quy định của nhà nước về quản lý kinh doanh xuất nhập khẩu đối với việc thuê, mua tầu bay, về đăng ký và quản lý lao động nước ngoài tại Việt Nam.
8. Người nước ngoài làm việc tại Việt Nam trên cơ sở các hợp đồng thuê, mua tầu bay, thuê tổ chức khai thác tầu bay phải chấp hành các quy định của pháp luật Việt Nam.
Điều 3: Thủ tục xem xét hợp đồng.
1. Doanh nghiệp Việt Nam phải trình hợp đồng thuê, mua tầu bay, thuê tổ chức khai thác, bảo dưỡng tầu bay lên Cục Hàng không dân dụng Việt Nam, bao gồm các tài liệu:
a. Báo cáo về hợp đồng thuê, mua tầu bay, thuê tổ chức khai thác tầu bay, trong đó nêu rõ tên, chủ thể, đối tượng của hợp đồng; ngày ký, ngày hết hạn hợp đồng và giải trình các nội dung cơ bản của hợp đồng, bao gồm:
a1. Việc ký hợp đồng phù hợp với kế hoạch khai thác vận chuyển, tính đầu tư đồng bộ và định hướng chiến lược phát triển đội tầu bay ngắn hạn, dài hạn, khả năng khai thác - kinh doanh, khả năng tài chính của doanh nghiệp, đảm bảo được những quy định về khai thác an toàn tầu bay tại Việt Nam.
a2. Những yếu tố kinh tế - thương mại của hợp đồng, như giá thuê hoặc mua so với giá trên thị trường quốc tế vào thời điểm thực hiện; cơ cấu và tính hợp lý của giá; các chi phí và hiệu quả khai thác; giờ bay tối thiểu đối với tầu bay thuê (nếu có); thời gian, địa điểm và điều kiện giao nhận, giao trả tầu bay; điều kiện đặt cọc (nếu có); thể thức thanh toán; những vấn đề về bảo hiểm, đào tạo, bảo dưỡng, thay thế tầu bay, hỗ trợ hoặc ưu đãi tài chính (nếu có); việc đăng ký của tầu bay; vấn đề thuế.v.v.
a3. Tóm tắt những vấn đề pháp lý liên quan: quốc tịch và tư cách pháp nhân của người thuê, người bán, chủ sở hữu, người khai thác tầu bay; quốc tịch tầu bay; trách nhiệm và quyền hạn của mỗi bên; trường hợp rủi ro, tổn thất toàn bộ, bất khả kháng; trường hợp huỷ bỏ hợp đồng, giải quyết tranh chấp .v.v.
b. Bản hợp đồng:
c. Các tài liệu khẳng định tư cách pháp nhân và hoạt động kinh doanh của bên cho thuê, bên bán tầu bay, của người khai thác tầu bay được thuê; các tài liệu liên quan đến những thông số kỹ thuật của tầu bay thuê; chứng chỉ người khai thác tầu bay.
d. Các tài liệu khác theo yêu cầu.
2. Cục Hàng không dân dụng Việt Nam sẽ xem xét hợp đồng trong vòng 10 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ các tài liệu quy định tại khoản 1 của Điều này. Trong trường hợp phê duyệt hợp đồng, nếu cần thiết theo quy định của pháp luật, Cục Hàng không dân dụng Việt Nam sẽ hoàn chỉnh hồ sơ và kiến nghị lên cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tiếp tục thẩm định.
3. Tren cơ sở yêu cầu bằng văn bản của doanh nghiệp, Cục Hàng không dân dụng Việt Nam sẽ xem xét phê duyệt các hợp đồng thuê tầu bay ngắn hạn với thời hạn thuê dưới 3 tháng dùng để thay thế tầu bay phải dừng bay để bảo dưỡng định kỳ hoặc đột xuất hoặc được trưng dụng vì các mục đích của Chính phủ hoặc tạm thời bị đưa ra khỏi khai thác thương mại vì các lý do bất khả kháng khác, hoặc để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng thị trường có tính mùa vụ, cơ hội kinh doanh ngắn hạn theo các điều kiện được thoả thuận giữa bên thuê với bên cho thuê; Cục Hàng không dân dụng Việt Nam sẽ xem xét phê duyệt đến 12 tháng đối với các trường hợp kéo dài hiệu lực của hợp đồng thuê đã thực hiện theo các điều kiện của hợp đồng đã được phê duyệt trước đó bởi Cục Hàng không dân dụng Việt Nam và/hoặc Hội đồng Thẩm định của Chính phủ.
Điều 4. Những quy định đối với việc đưa tầu bay vào khai thác tại Việt Nam.
1. Doanh nghiệp Việt Nam muốn đưa tầu bay vào khai thác phải gửi đến Cục Hàng không dân dụng Việt Nam đơn xin khai thác tầu bay, trong đó chỉ rõ loại tầu bay; quốc tịch của tầu bay; chủ sở hữu tầu bay; số hiệu đăng ký của tầu bay; trọng lượng cất cánh, hạ cánh tối đa; số lượng ghế cung ứng, số lượng tải cung ứng của tầu bay; người khai thác tầu bay và đính kèm các tài liệu sau đây:
a. Chứng chỉ đăng ký tầu bay;
b. Chứng chỉ đủ điều kiện bay của tầu bay;
c. Giấy phép sử dụng thiết bị vô tuyến trên tầu bay, nếu được lắp đặt;
d. Chứng chỉ tiếng ồn của tầu bay;
e. Chứng chỉ người khai thác tầu bay;
g. Chương trình bảo dưỡng tầu bay;
h. Chứng chỉ bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với người thứ ba ở mặt đất;
i. Chứng chỉ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của người vận chuyển đối với hành khách, hành lý, hàng hoá (trong trường hợp vận chuyển thương mại);
k. Giấy phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép tầu bay nhập khẩu vào Việt Nam.
2. Trong thời hạn 1 tháng kể từ ngày nhận đủ các tài liệu nêu tại khoản 1 của Điều này, Cục Hàng không dân dụng Việt Nam sẽ xem xét và quyết định việc cấp hoặc không cấp phép khai thác tầu bay và thông báo cho doanh nghiệp nộp đơn.
Điều 5. Báo cáo về việc thực hiện hợp đồng.
1. Doanh nghiệp có nghĩa vụ báo cáo Cục Hàng không dân dụng Việt Nam về các trường hợp vi phạm nghiêm trọng của các bên trong việc thực hiện hợp đồng thuê, mua tầu bay, thuê người khai thác tầu bay; việc thay đổi các điều khoản của hợp đồng; việc chấm dứt hiệu lực trước thời hạn hoặc gia hạn hiệu lực của hợp đồng. Trong trường hợp doanh nghiệp là bên vi phạm hợp đồng thuê, mua tầu bay dẫn đến khả năng hoặc thực tế chiếm hữu lại tầu bay và/hoặc gây ra các tổn thất về tài chính, uy tín, doanh nghiệp phải kịp thời báo cáo cho Cục Hàng không dân dụng Việt Nam lý do của việc vi phạm đó và kiến nghị biện pháp xử lý.
2. Thủ tục xem xét việc thay đổi các điều khoản của hợp đồng thuê, mua tàu bay, thuê tổ chức khai thác, bảo dưỡng tàu bay; việc gia hạn hiệu lực của hợp đồng được tiến hành như đối với hợp đồng chính.
3. Doanh nghiệp có nghĩa vụ thanh lý hợp đồng, tái xuất tàu bay thuê ra khỏi Việt Nam trong trường hợp hợp đồng hết hiệu lực, phép của Bộ Thương mại, Tổng cục Hải quan hết hiệu lực, hoặc theo yêu cầu của các cơ quan chức năng có thẩm quyền.
Điều 6. Việc khai thác tàu bay thuê, thuê người khai thác tàu bay của hãng hàng không nước ngoài.
Hãng hàng không nước ngoài được phép xử dụng tàu bay không thuộc quyền sở hữu của mình, hoặc thuê tổ chức khai thác tàu bay vào hoạt động khai thác vận chuyển hàng không tại Việt Nam theo quy định của Hiệp định Chính phủ về hàng không được ký giữa Việt Nam và nước ngoài, theo thoả thuận giữa Cục Hàng không dân dụng Việt Nam và nhà chức trách hàng không nước ngoài, hoặc trên cơ sở có đi có lại và phải đảm bảo nguyên tắc hãng hàng không thực hiện sự khai thác, kiểm soát và chịu trách nhiệm đối với các quyền khai thác vận chuển hàng không của mình.
Điều 7. Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị
1. Các Ban không tải - Không vận, Ban Tài chính, Ban Khoa học công nghệ, Ban Kế hoạch và Đầu tư, Ban An toàn, Ban An ninh, Ban Tổ chức cán bộ - Lao động, Phòng Pháp chế của Cục Hàng không dân dụng Việt Nam có trách nhiệm đóng góp ý kiến và tham gia cuộc họp thẩm định hợp theo đồng thuê, mua tàu bay, thuê người khai thác tàu bay theo quy định của Quy định này.
2. Doanh nghiệp có nghĩa vụ giải trình trước Cục Hàng không dân dụng Việt Nam, Hội đồng thẩm định của Chính phủ về thuê tàu bay dân dụng và các cơ quan chức năng khác của Nhà nước về những vấn đề do Hội đồng và các cơ quan đó yêu cầu theo quy định của pháp luật và chịu hoàn toàn trách nhiệm về tính chính xác của các tài liệu và thông tin được đệ trình.
Quy định này có hiệu lực kể từ ngày ban hành.
- 1Luật hàng không dân dụng Việt Nam 2006
- 2Quy định 833/CAAV năm 1994 về quản lý việc thuê, mua tầu bay trong hoạt động vận chuyển hàng không do Cục trưởng Cục hàng không dân dụng Việt Nam ban hành
- 3Quyết định 4194/QĐ-BGTVT năm 2007 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Giao thông vận tải ban hành và liên tịch ban hành hết hiệu lực pháp luật do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 1Luật hàng không dân dụng Việt Nam 2006
- 2Quy định 833/CAAV năm 1994 về quản lý việc thuê, mua tầu bay trong hoạt động vận chuyển hàng không do Cục trưởng Cục hàng không dân dụng Việt Nam ban hành
- 3Quyết định 4194/QĐ-BGTVT năm 2007 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Giao thông vận tải ban hành và liên tịch ban hành hết hiệu lực pháp luật do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
Quyết định 1095/1997/QĐ-CAAV Quy định về quản lý việc thuê, mua tầu bay, thuê người khai thác tàu bay trong hoạt động hàng không dân dụng tại Việt Nam do Cục trưởng Cục hàng không dân dụng Việt Nam ban hành
- Số hiệu: 1095/1997/QĐ-CAAV
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 16/06/1997
- Nơi ban hành: Cục Hàng không dân dụng Việt Nam
- Người ký: Nguyễn Hồng Nhị
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra