Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 109/2007/QĐ-UBND | TP. Hồ Chí Minh, ngày 03 tháng 08 năm 2007 |
VỀ BAN HÀNH QUY CHẾ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA SỞ VĂN HÓA VÀ THÔNG TIN
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 02/2005/TTLT/BVHTT-BNV ngày 21 tháng 01 năm 2005 của Bộ Văn hóa - Thông tin và Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn giúp Ủy ban nhân dân quản lý Nhà nước về văn hóa - thông tin ở địa phương;
Căn cứ Quyết định số 4310/QĐ-UB-NCVX ngày 20 tháng 12 năm 1994 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về việc ban hành Quy định về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước của Sở, cơ quan ngang Sở thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Văn hóa và Thông tin tại Công văn số 333/CV-SVHTT ngày 31 tháng 01 năm 2007 và đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 214/TTr-SNV ngày 20 tháng 3 năm 2007,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.Nay ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế tổ chức và hoạt động của Sở Văn hóa và Thông tin.
Điều 2.Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký.
Điều 3.Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố, Giám đốc Sở Nội vụ, Thủ trưởng các sở - ngành có liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận - huyện và Giám đốc Sở Văn hóa và Thông tin chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA SỞ VĂN HÓA VÀ THÔNG TIN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 109/2007/QĐ-UBND ngày 03 tháng 8 năm 2007 của Ủy ban nhân dân thành phố)
Sở Văn hóa và Thông tin là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân thành phố thực hiện chức năng quản lý Nhà nước trên địa bàn thành phố về di sản văn hóa, nghệ thuật biểu diễn, điện ảnh, mỹ thuật, nhiếp ảnh, triển lãm, báo chí, xuất bản, quyền tác giả đối với tác phẩm văn học - nghệ thuật, thư viện, quảng cáo, văn hóa quần chúng, thông tin cổ động, phát thanh, truyền hình; về đào tạo cán bộ ngành văn hóa - thông tin; về các dịch vụ công thuộc ngành văn hóa - thông tin; thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự ủy quyền của Ủy ban nhân dân thành phố và theo quy định của pháp luật.
Sở Văn hóa và Thông tin có tên tiếng Anh là “The Department of Information and Culture - Ho Chi Minh City”.
Điều 2.Sở Văn hóa và Thông tin có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được cấp kinh phí hoạt động từ ngân sách Nhà nước và được mở tài khoản ở Kho bạc Nhà nước và ngân hàng theo quy định của pháp luật.
Trụ sở làm việc của Sở Văn hóa và Thông tin đặt tại số 164 đường Đồng Khởi, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.
Điều 3.Sở Văn hóa và Thông tin chịu sự quản lý toàn diện và chỉ đạo trực tiếp của Ủy ban nhân dân thành phố, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Văn hóa - Thông tin.
Điều 4. Về quy hoạch, kế hoạch phát triển văn hóa - thông tin
1. Trình Ủy ban nhân dân thành phố ban hành các quyết định, chỉ thị về quản lý Nhà nước trên lĩnh vực văn hóa - thông tin thuộc phạm vi quản lý của thành phố và phân cấp của Bộ Văn hóa - Thông tin; chịu trách nhiệm về nội dung các văn bản đã trình.
2. Trình Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt quy hoạch, kế hoạch dài hạn, năm năm và hàng năm, các chương trình, dự án thuộc lĩnh vực quản lý của Sở phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của thành phố và quy hoạch phát triển ngành của Bộ Văn hóa - Thông tin.
3. Trình Ủy ban nhân dân thành phố quyết định việc phân công, phân cấp hoặc ủy quyền quản lý về lĩnh vực văn hóa - thông tin đối với Ủy ban nhân dân quận - huyện, phường - xã và các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thành phố theo quy định của pháp luật.
4. Tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật; quy hoạch, kế hoạch, chương trình phát triển văn hóa - thông tin đã được phê duyệt; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và thông tin về văn hóa - thông tin.
1. Trình Ủy ban nhân dân thành phố quy chế, giải pháp huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa tại thành phố; chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt.
2. Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố:
- Quyết định thành lập bảo tàng cấp thành phố, ban quản lý di tích; công nhận thành lập bảo tàng tư nhân; xếp hạng và hủy bỏ xếp hạng bảo tàng, di tích theo thẩm quyền.
- Phê duyệt dự án bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích cấp thành phố.
- Phê duyệt dự án bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích quốc gia, di tích quốc gia đặc biệt theo quy định của pháp luật sau khi có văn bản thẩm định của Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin.
3. Tổ chức điều tra, phát hiện, thống kê, phân loại và lập hồ sơ di sản văn hóa vật thể và phi vật thể trên địa bàn thành phố.
4. Hướng dẫn thủ tục và cấp phép nghiên cứu, sưu tầm di sản văn hóa vật thể và phi vật thể trên địa bàn thành phố cho tổ chức, cá nhân nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
5. Chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân thành phố về việc tổ chức thực hiện kiểm kê, phân loại, lập hồ sơ xếp hạng di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh thuộc địa bàn thành phố, là cơ quan Thường trực của Hội đồng Khoa học xếp hạng di tích thành phố.
6. Chịu trách nhiệm thẩm định dự án cải tạo, xây dựng các công trình nằm ngoài khu vực bảo vệ di tích cấp thành phố, cấp quốc gia có khả năng ảnh hưởng đến cảnh quan, môi trường của di tích, trước khi các sở - ngành được phân cấp phê duyệt dự án thông qua.
7. Chịu trách nhiệm phối hợp tổ chức, chỉ đạo việc thu nhận, bảo quản các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia ở thành phố theo quy định của pháp luật.
8. Đăng ký và tổ chức quản lý di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia trong phạm vi thành phố; cấp giấy phép làm bản sao di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc bảo tàng cấp thành phố và sở hữu tư nhân.
9. Chịu trách nhiệm kiểm tra và giám sát việc khai quật khảo cổ trên địa bàn thành phố, đối với các tổ chức, cá nhân đã được Bộ Văn hóa - Thông tin cấp phép.
Điều 6. Về nghệ thuật biểu diễn
1. Trình Ủy ban nhân dân thành phố phương án sắp xếp tổ chức các đơn vị nghệ thuật biểu diễn thuộc phạm vi quản lý của thành phố phù hợp với quy hoạch phát triển ngành nghệ thuật biểu diễn của Bộ Văn hóa - Thông tin; tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt.
2. Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố ban hành quy chế tổ chức liên hoan, hội thi, hội diễn về nghệ thuật biểu diễn được tổ chức trên địa bàn thành phố phù hợp với quy định của Bộ Văn hóa - Thông tin; kiểm tra việc thực hiện quy chế và xử lý vi phạm thuộc thẩm quyền.
3. Cấp phép công diễn chương trình, tiết mục, vở diễn ở trong nước và có yếu tố nước ngoài cho các đối tượng:
Đơn vị nghệ thuật biểu diễn chuyên nghiệp, đơn vị có chức năng tổ chức biểu diễn nghệ thuật công lập, ngoài công lập thuộc thành phố.
Cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội không có chức năng tổ chức biểu diễn nghệ thuật có nhu cầu tổ chức biễu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp có doanh thu nhằm mục đích phục vụ công tác xã hội, từ thiện ở thành phố.
Tổ chức kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động hợp pháp trên lãnh thổ Việt Nam đặt trụ sở chính tại thành phố.
4. Cấp giấy phép tiếp nhận chương trình, vở diễn; giấy phép quảng cáo về biểu diễn nghệ thuật cho đơn vị nghệ thuật biểu diễn, đơn vị có chức năng tổ chức biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp đã được Cục Nghệ thuật biểu diễn, Sở Văn hóa và Thông tin tỉnh, thành phố khác cấp giấy phép công diễn đến biểu diễn tại thành phố.
5. Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố cho phép các đoàn nghệ thuật, diễn viên Việt Nam trên địa bàn thành phố ra nước ngoài biểu diễn và các đoàn nghệ thuật, diễn viên nước ngoài đến biểu diễn nghệ thuật tại thành phố.
6. Cấp phép và kiểm tra việc sản xuất, phát hành băng, đĩa về ca múa nhạc, sân khấu cho tổ chức, cá nhân trên địa bàn thành phố; kiểm tra và quản lý băng, đĩa lưu chiểu, theo quy định của Bộ Văn hóa - Thông tin.
7. Cấp phép và kiểm tra các hoạt động karaoke, vũ trường trên địa bàn thành phố theo quy định của pháp luật.
8. Thẩm định hồ sơ, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố ban hành quy hoạch hoạt động dịch vụ karaoke, vũ trường trên địa bàn quận - huyện.
1. Trình Ủy ban nhân dân thành phố quy định điều kiện hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực: bán và cho thuê phim, băng đĩa hình, phát hành phim và chiếu bóng. Hướng dẫn cá nhân, tổ chức thực hiện tốt các quy định tại Luật Điện ảnh.
2. Cấp phép phổ biến phim, băng, đĩa hình các thể loại (trừ phim truyện), do các cơ sở thuộc thành phố sản xuất và nhập khẩu; kiểm tra và quản lý băng, đĩa lưu chiểu.
3. Trình Ủy ban nhân dân thành phố tạm dừng việc phổ biến, nếu nội dung bộ phim đã được phổ biến nhưng chưa phù hợp với tình hình thực tế tại thành phố, đồng thời báo cáo Bộ Văn hóa - Thông tin và tổ chức thực hiện theo chỉ đạo của Bộ Văn hóa - Thông tin.
Điều 8. Về mỹ thuật, nhiếp ảnh
1. Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố quyết định thành lập Hội đồng nghệ thuật tượng đài, tranh hoành tráng cấp thành phố theo quy chế xây dựng tượng đài, tranh hoành tráng của Bộ Văn hóa - Thông tin.
2. Chỉ đạo và tổ chức thực hiện các hoạt động mỹ thuật, nhiếp ảnh quy mô cấp thành phố.
3. Cấp phép và hướng dẫn hoạt động triển lãm mỹ thuật, triển lãm ảnh, tổ chức các cuộc thi ảnh nghệ thuật, trại điêu khắc, sáng tác, liên hoan ảnh, sao chép tác phẩm mỹ thuật tại thành phố theo quy chế hoạt động triển lãm mỹ thuật, quy chế hoạt động nhiếp ảnh, quy chế sao chép tác phẩm mỹ thuật do Bộ Văn hóa - Thông tin ban hành.
4. Thẩm định, cấp phép thể hiện phần mỹ thuật đối với các dự án xây dựng tượng đài, tranh hoành tráng theo ủy quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố.
1. Thực hiện quản lý Nhà nước về hoạt động báo chí trên địa bàn thành phố bao gồm: báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử theo phân công và ủy quyền của Ủy ban nhân dân thành phố phù hợp với quy định của Luật Báo chí và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật.
2. Cấp phép cho tác phẩm báo chí của cá nhân, tổ chức ở thành phố mà cá nhân, tổ chức đó không thuộc các cơ quan báo chí, đưa ra đăng báo, tạp chí hoặc phát trên đài phát thanh, truyền hình ở nước ngoài.
3. Tổ chức kiểm tra báo chí lưu chiểu và quản lý báo chí lưu chiểu tại thành phố.
4. Tổ chức kiểm tra hoặc phối hợp thanh tra xử lý các vi phạm trong hoạt động báo chí theo pháp luật.
5. Trình Ủy ban nhân dân thành phố cấp phép trú đóng của Văn phòng đại diện, liên lạc, phát hành báo chí đối với các cơ quan báo chí Trung ương và các địa phương khác có yêu cầu hoạt động tại thành phố.
6. Cấp, thu hồi giấy phép hoạt động bản tin cho các cơ quan, tổ chức trên địa bàn thành phố.
7. Cấp, thu hồi giấy phép sử dụng thiết bị thu tín hiệu truyền hình từ vệ tinh (TVRO) trên địa bàn thành phố theo thẩm quyền.
8. Cấp phép họp báo, hội thảo quốc tế, hội nghị quốc tế (sau khi có ý kiến của Ủy ban nhân dân thành phố) đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện trên địa bàn thành phố.
9. Chịu trách nhiệm đề nghị xét cấp, xét đổi và xét thu hồi thẻ nhà báo; có ý kiến thỏa thuận với cơ quan chủ quản báo chí về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm người đứng đầu cơ quan báo chí của thành phố theo quy định của Luật Báo chí và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật; đề nghị xét cấp giấy phép hoạt động báo chí đối với các đơn vị trên địa bàn thành phố.
1. Tổ chức thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố hồ sơ xin phép thành lập Nhà xuất bản của các tổ chức, cơ quan Nhà nước thuộc thành phố.
2. Cấp, thu hồi giấy phép hoạt động xuất bản, hoạt động in theo quy định của Luật Xuất bản và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật.
3. Nhận lưu chiểu, kiểm tra nội dung xuất bản phẩm của Nhà xuất bản, của các tổ chức, cơ quan thuộc thành phố; chịu trách nhiệm tổ chức thẩm định khi phát hiện xuất bản lưu chiểu có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
4. Thực hiện quản lý Nhà nước đối với các hoạt động in và phát hành xuất bản phẩm theo Luật Xuất bản và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật.
1. Thẩm định hồ sơ, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố cấp, sửa đổi, bổ sung, thu hồi giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh dịch vụ quảng cáo đặt tại địa bàn thành phố.
2. Cấp, thu hồi giấy phép quảng cáo trên bảng, biển, pa-nô, băng-rôn, màn hình đặt nơi công cộng, vật phát quang (bao gồm ánh sáng laser), vật thể trên không, dưới nước, phương tiện giao thông, vật thể di động khác trên địa bàn thành phố.
3. Tổ chức kiểm tra hoặc phối hợp thanh tra xử lý các vi phạm trong hoạt động quảng cáo theo pháp luật.
4. Thẩm định hồ sơ, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố ban hành quy hoạch các vị trí cổ động chính trị và quảng cáo ngoài trời trên địa bàn quận - huyện.
Điều 12. Về quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật
1. Có trách nhiệm tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ quyền lợi hợp pháp của Nhà nước, tổ chức và cá nhân trong lĩnh vực quyền tác giả đối với tác phẩm văn học nghệ thuật trên địa bàn thành phố theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức thực hiện và hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quyền tác giả văn học, nghệ thuật và chế độ nhuận bút cho tác giả, chủ sở hữu tác phẩm văn học, nghệ thuật.
3. Thẩm định quyền tác giả khi có tranh chấp theo yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
1. Chuyển giao các xuất bản phẩm lưu chiểu tại thành phố cho Thư viện thành phố theo quy định.
2. Hướng dẫn việc đăng ký và đăng ký hoạt động Thư viện trong thành phố theo quy định của Bộ Văn hóa - Thông tin.
3. Chỉ đạo các Thư viện trong thành phố xây dựng quy chế tổ chức hoạt động theo quy chế mẫu của Bộ Văn hóa - Thông tin.
4. Hợp tác, trao đổi sách, báo với nước ngoài và tạo sự liên thông sách báo giữa các Thư viện trên toàn quốc.
Điều 14. Về văn hóa quần chúng, thông tin cổ động, triển lãm
1. Hướng dẫn xây dựng quy chế tổ chức và hoạt động của các thiết chế văn hóa, thông tin trên địa bàn thành phố theo quy chế mẫu của Bộ Văn hóa - Thông tin.
2. Chỉ đạo và hướng dẫn tổ chức các lễ hội trên cơ sở quy chế lễ hội do Bộ Văn hóa - Thông tin ban hành; thực hiện nếp sống văn minh trong tiệc cưới, việc tang; xây dựng gia đình, phường - xã, thị trấn, cơ quan, đơn vị văn hóa trên địa bàn thành phố.
3. Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố quy chế phối hợp với các Sở - ban - ngành, đoàn thể chỉ đạo và hướng dẫn phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; chịu trách nhiệm Thường trực Ban Chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”.
4. Chịu trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động thông tin, tuyên truyền cổ động, triển lãm phục vụ các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và thực hiện quy hoạch hệ thống cổ động trực quan trên địa bàn thành phố.
5. Tổ chức các cuộc thi sáng tác tranh cổ động, cụm cổ động; cung cấp tài liệu tuyên truyền, tranh cổ động phục vụ nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội trên địa bàn thành phố.
6. Hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện các hoạt động liên hoan, hội thi, hội diễn văn nghệ quần chúng, triển lãm tại thành phố; cấp giấy phép triển lãm theo quy chế hoạt động triển lãm của Bộ Văn hóa - Thông tin.
Điều 15. Các nhiệm vụ liên quan khác
1. Phối hợp với các cơ quan hữu quan khác tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống, ngăn chặn các hoạt động văn hóa, thông tin vi phạm pháp luật.
2. Hướng dẫn, kiểm tra hoạt động của các tổ chức sự nghiệp dịch vụ công thuộc các lĩnh vực quản lý của Sở; chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra các tổ chức sự nghiệp trực thuộc Sở thực hiện đổi mới cơ chế quản lý theo quy định của pháp luật.
3. Giúp Ủy ban nhân dân thành phố về quản lý Nhà nước các hoạt động của các Hội và tổ chức phi Chính phủ có tư cách pháp nhân trong lĩnh vực văn hóa, thông tin ở thành phố theo quy định của pháp luật.
4. Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ; xây dựng hệ thống thông tin, lưu trữ tư liệu về các lĩnh vực quản lý của Sở. Tổ chức nghiên cứu khoa học (phối hợp với các đơn vị có chức năng nghiên cứu khoa học chuyên ngành) để tìm ra các giải pháp khắc phục những cản trở trong hoạt động quản lý Nhà nước và phát triển sự nghiệp văn hóa, thông tin.
5. Trình Ủy ban nhân dân thành phố chương trình, kế hoạch cải cách hành chính, xã hội hóa hoạt động văn hóa, thông tin; chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt.
6. Hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ đối với cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân quận - huyện thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước về văn hóa, thông tin và hoạt động sự nghiệp văn hóa, thông tin trên địa bàn.
7. Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng, tiêu cực và xử lý các vi phạm pháp luật về văn hóa, thông tin theo quy định của pháp luật.
8. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ đối với các tài năng văn hóa nghệ thuật và đối với cán bộ, công chức, viên chức hoạt động văn hóa, thông tin trên địa bàn thành phố.
9. Tổng hợp, thống kê, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định với Ủy ban nhân dân thành phố và Bộ Văn hóa - Thông tin.
10. Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, thực hiện chế độ tiền lương và các chính sách, chế độ đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc Sở theo quy định.
11. Quản lý tài chính, tài sản được giao và thực hiện ngân sách được phân bổ theo quy định của pháp luật và phân cấp của Ủy ban nhân dân thành phố.
12. Tham mưu trình Ủy ban nhân dân thành phố về đặt, đổi tên đường, công viên, quảng trường và các công trình công cộng trên địa bàn thành phố để trình Hội đồng nhân dân thành phố; là cơ quan Thường trực của Hội đồng đặt, đổi tên đường, công viên, quảng trường và các công trình công cộng của thành phố theo quy chế của Chính phủ.
13. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố giao.
1. Chủ trì, phối hợp với Sở Ngoại vụ và các Sở - ngành liên quan thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về công tác văn hóa, thông tin đối với các cơ quan, cá nhân có yếu tố nước ngoài trên địa bàn thành phố.
2. Chủ động xây dựng và thực hiện các chương trình, dự án hợp tác quốc tế thuộc lĩnh vực văn hóa và thông tin theo quy định của Nhà nước và Ủy ban nhân dân thành phố.
3. Tổ chức và tham gia các hội nghị quốc tế, các chương trình trưng bày, triển lãm, biểu diễn quốc tế thuộc lĩnh vực văn hóa, thông tin ở nước ngoài và trong nước khi được Ủy ban nhân dân thành phố cho phép hoặc ủy quyền.
Điều 17.Lãnh đạo Sở Văn hóa và Thông tin gồm có Giám đốc và một số Phó Giám đốc. Số lượng Phó Giám đốc do Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố quyết định. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm và thực hiện chế độ, chính sách đối với Giám đốc, Phó Giám đốc Sở do Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố quyết định theo quy định của pháp luật.
2. Giám đốc Sở Văn hóa và Thông tin làm việc theo chế độ Thủ trưởng, chủ động điều hành mọi mặt công tác của Sở. Giám đốc Sở phân công các Phó Giám đốc giúp điều hành các lĩnh vực công tác của Sở.
Điều 19.Phó Giám đốc Sở là người giúp việc cho Giám đốc và chịu trách nhiệm trước Giám đốc và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công, đồng thời chịu trách nhiệm liên đới trước Ủy ban nhân dân thành phố về toàn bộ công tác của Sở. Phó Giám đốc Sở chủ động điều hành lĩnh vực công tác được phân công theo đúng chủ trương thống nhất của Giám đốc và có trách nhiệm báo cáo, đề xuất với Giám đốc các biện pháp thực hiện.
1. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Sở Văn hóa và Thông tin gồm:
a) Các phòng chuyên môn nghiệp vụ:
a.1) Văn phòng.
a.2) Thanh tra Sở.
a.3) Phòng Tổ chức Cán bộ.
a.4) Phòng Kế hoạch Tài chính.
a.5) Phòng Quản lý Thông tin.
a.6) Phòng Quản lý Nghệ thuật.
a.7) Phòng Quản lý Văn hóa.
a.8) Phòng Quản lý Di sản Văn hóa.
Ngoài ra, Sở có: Bộ phận giúp việc Ban Chỉ đạo Quản lý hoạt động Văn hóa và phòng, chống tệ nạn xã hội trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh (gọi tắt là Ban Chỉ đạo Liên ngành Văn hóa - Xã hội).
b) Các tổ chức sự nghiệp:
b.1) Sự nghiệp tự đảm bảo một phần chi phí:
- Phòng Kiểm tra Văn hóa phẩm Xuất nhập khẩu.
- Bảo tàng Lịch sử Việt Nam - thành phố Hồ Chí Minh.
- Bảo tàng thành phố Hồ Chí Minh.
- Bảo tàng Phụ nữ Nam bộ.
- Bảo tàng Hồ Chí Minh - Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh.
- Bảo tàng Tôn Đức Thắng.
- Bảo tàng Mỹ Thuật.
- Bảo tàng Chứng tích chiến tranh.
- Ban Quản lý Di tích và danh lam thắng cảnh.
- Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật.
- Thư viện Khoa học Tổng hợp.
- Trung tâm Thông tin Triển lãm thành phố.
- Trung tâm Văn hóa thành phố.
- Trung tâm Ca nhạc nhẹ thành phố.
- Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang.
- Nhà hát Giao hưởng - Nhạc, Vũ kịch.
- Nhà hát Ca múa nhạc Dân tộc Bông Sen.
- Nhà hát Nghệ thuật Hát bội thành phố.
- Nhà hát Kịch thành phố.
- Đoàn Nghệ thuật Xiếc thành phố.
- Đoàn Nghệ thuật Múa rối thành phố.
b.2) Sự nghiệp tự đảm bảo toàn bộ chi phí:
- Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật.
- Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng công trình văn hóa - thông tin.
c) Doanh nghiệp hoạt động công ích:
- Công ty Tổ chức biểu diễn nghệ thuật thành phố.
2. Tùy theo tình hình và khối lượng công việc thực tế được giao, Giám đốc Sở quyết định việc hợp nhất, giải thể hoặc thành lập mới các phòng, ban chuyên môn nghiệp vụ sau khi trao đổi thống nhất với Giám đốc Sở Nội vụ;
Giám đốc Sở Văn hóa và Thông tin phối hợp với Giám đốc Sở Nội vụ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố xem xét quyết định việc thành lập các tổ chức sự nghiệp trực thuộc Sở theo quy định của pháp luật và đáp ứng yêu cầu phục vụ quản lý ngành, phục vụ nhu cầu hưởng thụ văn hóa của nhân dân thành phố.
Điều 22.Giám đốc Sở Văn hóa và Thông tin được quyền quyết định đề bạt, bổ nhiệm, miễn nhiệm cấp Trưởng, Phó của các Phòng, ban và các tổ chức sự nghiệp trực thuộc Sở theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý cán bộ của Ủy ban nhân dân thành phố.
Điều 23.Biên chế của các Phòng, ban chuyên môn nghiệp vụ, các tổ chức sự nghiệp do Giám đốc Sở quyết định trong phạm vi chỉ tiêu biên chế được Ủy ban nhân dân thành phố giao.
Điều 24. Quan hệ với Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố
1. Giám đốc Sở chịu trách nhiệm báo cáo và cung cấp tài liệu cho Hội đồng nhân dân thành phố, trả lời chất vấn hoặc kiến nghị của đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố về những hoạt động của ngành văn hóa và thông tin.
2. Giám đốc Sở báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố tình hình và kết quả tổ chức hoạt động của ngành, tham dự các cuộc họp do Ủy ban nhân dân thành phố triệu tập, thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các quyết định và chỉ đạo của Ủy ban nhân dân thành phố đối với các lĩnh vực được phân công.
3. Giám đốc Sở đề xuất, kiến nghị Ủy ban nhân dân thành phố bổ sung và sửa đổi những điểm không phù hợp với tình hình thực tế trong các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến lĩnh vực văn hóa, thông tin.
4. Giám đốc Sở báo cáo, kiến nghị và xin ý kiến chỉ đạo của Ủy ban nhân dân thành phố để giải quyết những vấn đề vượt thẩm quyền; không chuyển các vấn đề thuộc thẩm quyền của Sở lên Ủy ban nhân dân thành phố.
Điều 25. Quan hệ với Bộ Văn hóa - Thông tin
1. Sở Văn hóa và Thông tin chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ của Bộ Văn hóa - Thông tin, đồng thời có trách nhiệm báo cáo kế hoạch và kết quả hoạt động theo quy định của Bộ Văn hóa - Thông tin.
2. Giám đốc Sở trình Ủy ban nhân dân thành phố trước khi kiến nghị với Bộ Văn hóa - Thông tin những nội dung có liên quan đến chủ trương và chính sách của thành phố.
3. Trước khi thực hiện các chủ trương lớn của Bộ Văn hóa - Thông tin, Giám đốc Sở báo cáo và xin ý kiến chỉ đạo của Ủy ban nhân dân thành phố.
Điều 26. Quan hệ với Ban Tuyên giáo Thành ủy
Thông qua Ban Tuyên giáo Thành ủy, Sở Văn hóa và Thông tin chịu sự chỉ đạo của Thành ủy về công tác tư tưởng văn hóa và định hướng thông tin, đồng thời thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất theo quy định. Tham dự đầy đủ các buổi họp do Ban Tuyên giáo Thành ủy tổ chức.
Điều 27. Quan hệ với các Sở - ngành thành phố
1. Quan hệ giữa Sở Văn hóa và Thông tin với các Sở - ban - ngành thành phố là mối quan hệ phối hợp nhằm thực thi chức năng quản lý Nhà nước của các Sở - ban - ngành do Ủy ban nhân dân thành phố phân công.
2. Sở Văn hóa và Thông tin phối hợp với Sở Tư pháp và các Sở - ban - ngành chức năng thành phố trong việc dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan trước khi trình Ủy ban nhân dân thành phố ban hành.
3. Đối với các vấn đề có liên quan đến Sở - ban - ngành khác, Sở Văn hóa và Thông tin có trách nhiệm lấy ý kiến các Sở - ban - ngành có liên quan trước khi báo cáo, trình Ủy ban nhân dân thành phố xem xét và chỉ đạo.
Điều 28. Quan hệ với Ủy ban nhân dân các quận - huyện
1. Hướng dẫn và kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ các hoạt động về văn hóa thông tin đối với các cơ quan chuyên môn thuộc lĩnh vực ngành văn hóa, thông tin của Ủy ban nhân dân các quận - huyện.
2. Phối hợp với Ủy ban nhân dân các quận - huyện trong công tác đánh giá, xét duyệt khen thưởng đối với các tập thể, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, thông tin theo sự phân cấp quản lý và quy chế thi đua khen thưởng.
3. Phối hợp với Ủy ban nhân dân các quận - huyện thực hiện việc tiêu chuẩn hóa cán bộ đối với các chức danh Trưởng Phòng Văn hóa - Thông tin, Giám đốc Trung tâm Văn hóa quận - huyện.
4. Hiệp y thống nhất với Ủy ban nhân dân các quận - huyện đối với việc điều động, bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh Trưởng Phòng Văn hóa - Thông tin, Giám đốc Trung tâm Văn hóa quận - huyện.
Điều 29. Quan hệ với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hồ Chí Minh và các đoàn thể
Sở chủ động phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hồ Chí Minh và các đoàn thể trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ vận động phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” và chính sách đại đoàn kết dân tộc trong lĩnh vực văn hóa, thông tin.
TÀI CHÍNH VÀ KINH PHÍ HOẠT ĐỘNG
Điều 30.Sở Văn hóa và Thông tin được Ủy ban nhân dân thành phố cấp kinh phí hoạt động từ ngân sách Nhà nước. Sở có trách nhiệm quản lý và sử dụng kinh phí được giao theo đúng quy định của pháp luật.
Điều 31.Căn cứ nội dung Quy chế này Giám đốc Sở Văn hóa và Thông tin có trách nhiệm ban hành quy chế làm việc quy định chức năng, nhiệm vụ của các Phòng, ban, đơn vị trực thuộc phù hợp với Quy chế tổ chức và hoạt động của Sở đã được phê duyệt.
Điều 32.Trong quá trình thực hiện Quy chế, nếu xét thấy cần thiết Giám đốc Sở Văn hóa và Thông tin phối hợp với Giám đốc Sở Nội vụ đề xuất kiến nghị Ủy ban nhân dân thành phố xem xét điều chỉnh, sửa đổi bổ sung Quy chế cho phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ./.
- 1Quyết định 59/2009/QĐ-UBND bãi bỏ văn bản do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 2Quyết định 39/2008/QĐ-UBND về Quy định tổ chức và hoạt động của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Kon Tum
- 3Quyết định 08/2002/QĐ-UB do UBND tỉnh Kon Tum ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Sở Văn hoá - Thông tin tỉnh
- 1Luật Xuất bản 2004
- 2Thông tư liên tịch 02/2005/TTLT-BVHTT-BNV hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn giúp Uỷ ban nhân dân quản lý nhà nước về văn hoá - thông tin ở địa phương do Bộ Văn hoá,Thông tin - Bộ Nội vụ ban hành
- 3Quyết định 4310/QĐ-UB-NCVX năm 1994 về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý nhà nước của sở, cơ quan ngang sở thuộc Ủy ban nhân dân thành phố do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 4Quyết định 39/2008/QĐ-UBND về Quy định tổ chức và hoạt động của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Kon Tum
- 5Quyết định 08/2002/QĐ-UB do UBND tỉnh Kon Tum ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Sở Văn hoá - Thông tin tỉnh
Quyết định 109/2007/QĐ-UBND về Quy chế tổ chức và hoạt động của sở văn hoá và thông tin do Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- Số hiệu: 109/2007/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 03/08/2007
- Nơi ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh
- Người ký: Nguyễn Thị Thu Hà
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 56
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra