- 1Nghị định 92/2006/NĐ-CP về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 2Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 3Nghị định 04/2008/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 92/2006/NĐ-CP về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 4Thông tư 03/2008/TT-BKH hướng dẫn Nghị định 04/2008/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 92/2006/NĐ-CP về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và Quyết định 281/2007/QĐ-BKH ban hành định mức chi phí cho lập, thẩm định quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành và quy hoạch phát triển các sản phẩm chủ yếu do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 5Quyết định 105/2009/QĐ-TTg về quy chế quản lý cụm Công nghiệp do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Quyết định 1548/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt Đề cương, dự toán chi phí quy hoạch phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2011 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030 do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1069/QĐ-UBND | Bình Phước ngày 29 tháng 5 năm 2012 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH PHƯỚC
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
Căn cứ Nghị định 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/09/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
Căn cứ Thông tư số 03/2008/TT-BKH, ngày 01/7/2008 của Bộ Kế hoạch & Đầu tư hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
Căn cứ Quyết định số 105/2009/QĐ-TTg ngày 19/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế quản lý cụm công nghiệp;
Căn cứ Quyết định 1548/QĐ-UBND ngày 04 tháng 7 năm 2011 của UBND tỉnh phê duyệt Đề cương, dự toán chi phí quy hoạch phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2011 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương tại Tờ trình số 381/TTr-SCT ngày 25/04/2012.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt quy hoạch phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Phước giai đoạn 2011 – 2020, tầm nhìn 2030, với các nội dung cụ thể như sau:
1. Tên dự án quy hoạch: Quy hoạch phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Phước giai đoạn 2011 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
2. Đơn vị tư vấn: Công ty cổ phần Đất Việt – TP. Hồ Chí Minh.
3. Chủ đầu tư: Sở Công Thương tỉnh Bình Phước.
- Phát triển cụm công nghiệp trên cơ sở phát triển của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh tại địa phương, sử dụng đất hiệu quả, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển công nghiệp nói riêng và kinh tế - xã hội nói chung trên địa bàn tỉnh;
- Phát triển các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh phải gắn với không gian công nghiệp cả nước, vùng Đông Nam bộ, gắn với các tuyến hành lang kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, nhằm tranh thủ các mối liên kết và tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng và hợp tác với khu vực và quốc tế;
- Phát triển các cụm công nghiệp phải gắn với đảm bảo an ninh quốc phòng, gắn với yêu cầu bảo vệ môi trường sinh thái và phát triển công nghiệp hợp lý;
- Phát triển các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh phải lấy mục tiêu khai thác hiệu quả các lợi thế so sánh về tài nguyên, lao động và hạ tầng tại địa phương, ưu tiên phát triển các cụm công nghiệp có quy mô hợp lý, phục vụ nhu cầu di dời và mở rộng mặt bằng sản xuất để phát triển các ngành công nghiệp chế biến nông, lâm sản tại khu vực nông thôn;
- Phát triển cụm công nghiệp phải liên kết với các khu công nghiệp, trung tâm kinh tế, gắn với dịch vụ thương mại; chú ý phát triển hợp lý giữa các vùng, miền, quan tâm phát triển vùng miền hợp lý.
- Phát triển cụm công nghiệp gắn với chế biến nông sản (điều, tiêu, cao su,..) và gắn với phát triển nông thôn mới;
- Đầu tư đồng bộ và hoàn thiện kết cấu hạ tầng các cụm công nghiệp hiện có, mở rộng và thành lập mới một số cụm công nghiệp nằm trong quy hoạch. Ưu tiên phát triển một cách có chọn lọc một số cụm công nghiệp.
Mục tiêu chung:
- Xây dựng hệ thống cụm công nghiệp cơ bản đồng bộ về hệ thống hạ tầng, phát huy được lợi thế và nguồn lực của từng địa phương. Tạo bước đột phá trong thu hút đầu tư phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, tăng khả năng cạnh tranh trong quá trình hội nhập kinh tế, tiếp tục nâng cao tốc độ tăng trưởng của ngành;
- Tạo môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, nhằm khai thác và sử dụng đất có hiệu quả, đảm bảo môi trường, thúc đẩy phát triển công nghiệp và dịch vụ nông thôn;
- Động viên, khuyến khích các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư phát triển hạ tầng cụm công nghiệp; thu hút, di dời các cơ sở nhỏ lẻ, phân tán đan xen trong khu dân cư, dịch vụ đầu tư vào cụm công nghiệp;
Mục tiêu cụ thể:
- Giai đoạn 2011-2015:
+ Hoàn thiện và đi vào hoạt động 6 cụm công nghiệp là: CCN Bình Tân, CCN Cao su Phú Riềng và CCN Mỹ Lệ, CCN Thanh Lương (Xi măng Bình Phước), CCN Minh Hưng I (Nhà máy sinh học cồn), CCN Hà Mỵ, mở rộng một số cụm công nghiệp có điều kiện phát triển thuận lợi và thành lập mới một cách có chọn lọc một số cụm công nghiệp với diện tích đạt khoảng 201 ha;
+ Thu hút đầu tư phát triển các cơ sở sản xuất, dịch vụ vào cụm công nghiệp. Phấn đấu đến năm 2015, đưa tỷ lệ lấp đầy bình quân các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh lên 50% diện tích đất công nghiệp cho thuê; thu hút thêm khoảng 500 - 600 tỷ đồng vốn đầu tư vào phát triển sản xuất tại cụm công nghiệp; tạo việc làm cho 1 - 2 nghìn lao động.
- Giai đoạn từ 2016 đến 2020:
+ Tiếp tục mở rộng và thành lập mới, có chọn lọc một số cụm công nghiệp với diện tích tăng thêm khoảng 397 ha, đưa tổng diện tích các cụm công nghiệp đến năm 2020 khoảng 598 ha;
+ Phấn đấu đến năm 2020, đưa tỷ lệ lấp đầy bình quân các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh lên 60% diện tích đất công nghiệp cho thuê; thu hút thêm khoảng 1.200 - 1.500 tỷ đồng vốn đầu tư vào phát triển sản xuất tại cụm công nghiệp; tạo thêm việc làm cho 4 – 5 nghìn lao động.
- Giai đoạn từ 2021 đến 2030:
+ Tiếp tục mở rộng và thành lập mới, có chọn lọc một số cụm công nghiệp với diện tích tăng thêm khoảng 676 ha, đưa tổng diện tích các cụm công nghiệp đến năm 2030 khoảng 1.274 ha.
+ Phấn đấu đến năm 2030, đưa tỷ lệ lấp đầy bình quân các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh lên 70% diện tích đất công nghiệp cho thuê.
6. Quy hoạch phát triển các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh đến năm 2030.
Đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh hình thành 33 cụm công nghiệp với tổng diện tích 1.244 ha (Danh mục các cụm công nghiệp kèm theo).
7. Tổng hợp vốn đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp
7.1 Nhu cầu vốn đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp:
Dự kiến tổng vốn đầu tư xây dựng hạ tầng các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh đến năm 2030 ước tính vào khoảng 7.466 tỷ đồng.
Trong đó:
+ Giai đoạn đến năm 2015 là 1.205 tỷ đồng.
+ Giai đoạn 2016-2020 là 2.292 tỷ đồng.
+ Giai đoạn 2021-2030 là 3.666 tỷ đồng.
7.2. Dự kiến cơ cấu huy động vốn :
Vốn ngân sách nhà nước khoảng 10%: 747 tỷ đồng, dùng để thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư và xúc tiến đầu tư, hỗ trợ một phần cho xây dựng các hạng mục đền bù, giải phóng mặt bằng; đường giao thông nội bộ; hệ thống cấp thoát nước nội bộ; các công trình xử lý nước thải, chất thải tập trung.
Vốn tín dụng 30%: 2.240 tỷ đồng.
Vốn huy động từ các doanh nghiệp đầu tư kinh doanh hạ tầng và các doanh nghiệp có nhu cầu thuê đất đầu tư phát triển sản xuất 60%: 4.479 tỷ đồng.
8. Các giải pháp thực hiện quy hoạch
8.1. Phát triển các cụm công nghiệp phải tuân thủ theo quy hoạch đã được phê duyệt:
Quy hoạch phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh sau khi được phê duyệt sẽ là căn cứ để xem xét, quyết định thành lập cụm công nghiệp, kêu gọi đầu tư xây dựng hạ tầng, lập kế hoạch di dời các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đang gây ô nhiễm hoặc có nguy cơ gây ô nhiễm ra khỏi đô thị, khu dân cư và vận động, thu hút đầu tư sản xuất, kinh doanh tại các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
8.1.1. Đối với các cụm công nghiệp đã hình thành:
- Thực hiện việc chuyển đổi theo đúng quy định của Quy chế quản lý cụm công nghiệp ban hành kèm theo Quyết định số 105/2009/QĐ-TTg ngày 19/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ và các quy định hiện hành của nhà nước;
- Tập trung thu hút đầu tư để lấp đầy các cụm công nghiệp đã được hình thành. Thường xuyên theo dõi, đánh giá tình hình triển khai thực tế, đề xuất phương án xử lý đối với các cụm công nghiệp;
- Trường hợp cụm công nghiệp triển khai thuận lợi: thu hút đầu tư tốt, triển khai xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật theo đúng tiến độ và tại khu vực còn quỹ đất để phát triển, ngoài việc hoàn thiện kết cấu hạ tầng, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động có thể xem xét mở rộng cụm công nghiệp;
- Đối với cụm công nghiệp gặp khó khăn trong quá trình triển khai, cần tập trung giải quyết các vướng mắc để tiếp tục triển khai. Nếu cụm công nghiệp không có triển vọng, cần kiên quyết xem xét việc rút giấy phép đầu tư, quyết định phê duyệt dự án hoặc đổi mục đích sử dụng, tránh tình trạng dự án được phê duyệt nhưng không triển khai.
8.1.2. Đối với các cụm công nghiệp dự kiến thành lập mới:
- Cụm công nghiệp dự kiến thành lập mới, ngoài đáp ứng các điều kiện theo quy định, phải lập báo cáo đầu tư thành lập cụm với các nội dung chủ yếu:
+ Sự cần thiết phải thành lập cụm công nghiệp;
+ Nhu cầu thực tế và sự phù hợp với các quy hoạch liên quan đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt (quy hoạch phát triển các cụm công nghiệp, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng .v.v...);
+ Hiện trạng sử dụng đất và định hướng bố trí các ngành nghề, cơ cấu sử dụng đất và dự kiến thu hút đầu tư vào cụm công nghiệp;
+ Dự kiến ranh giới, diện tích đất, khả năng đấu nối công trình hạ tầng kỹ thuật trong và ngoài hàng rào; báo cáo đánh giá tác động môi trường của cụm công nghiệp; định hướng sơ bộ, phân tích và lựa chọn giải pháp đầu tư các công trình hạ tầng cụm công nghiệp;
+ Dự kiến phương án giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư;
+ Dự kiến hiệu quả kinh tế - xã hội của cụm công nghiệp;
+ Xác định sơ bộ nguồn vốn đầu tư, chủ đầu tư và phương thức thực hiện, phương thức quản lý đầu tư xây dựng và khai thác hạ tầng cụm công nghiệp;
+ Dự kiến khả năng cho thuê đất sau khi thành lập;
- Các giải pháp và tiến độ thực hiện.
8.1.3. Đối với cụm công nghiệp dự kiến mở rộng:
- Cụm công nghiệp dự kiến mở rộng, ngoài đáp ứng các điều kiện theo quy định, phải lập báo cáo đầu tư mở rộng cụm với các nội dung chủ yếu:
+ Sự cần thiết mở rộng cụm công nghiệp;
+ Đánh giá hiện trạng phát triển cụm công nghiệp hiện có;
+ Định hướng mở rộng cụm công nghiệp: ranh giới, diện tích, hiện trạng sử dụng đất, việc đấu nối công trình hạ tầng kỹ thuật trong và ngoài hàng rào; phương án giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư;
+ Xác định sơ bộ nguồn vốn đầu tư và phương thức thực hiện;
+ Các giải pháp và tiến độ thực hiện;
- Dự kiến khả năng cho thuê đất và hiệu quả về kinh tế - xã hội của cụm công nghiệp sau khi mở rộng.
8.2. Xây dựng cụm công nghiệp phải gắn với đầu tư phát triển đồng bộ hạ tầng kỹ thuật khu vực:
- Việc xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật trong cụm công nghiệp là yếu tố hết sức quan trọng để tạo môi trường hấp dẫn thu hút các nhà đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại cụm công nghiệp ;
- Quy hoạch xây dựng cụm công nghiệp phải gắn liền với hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào hiện tại cũng như trong tương lai. Ngoài việc dùng ngân sách nhà nước để hỗ trợ đầu tư các công trình này, cần có những cơ chế, chính sách thích hợp để thu hút các nguồn vốn khác nhau tham gia đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng ngoài hàng rào ;
- Lồng ghép có hiệu quả với các chương trình mục tiêu quốc gia và của địa phương với các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ngoài hàng rào cụm công nghiệp, các dự án phát triển vùng nguyên liệu tập trung ở các địa bàn khó khăn về kinh tế - xã hội nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành và hoạt động hiệu quả các cụm công nghiệp của tỉnh.
8.3. Xây dựng và triển khai chính sách phát triển hạ tầng xã hội đối với khu vực xây dựng cụm công nghiệp:
- Phát triển cụm công nghiệp có vai trò quan trọng trong phát triển các vùng, địa phương, phát triển nguồn nhân lực. Trong quá trình công nghiệp hoá, các vùng công nghiệp, nơi có mật độ các cơ sở công nghiệp cao, là nơi dễ tìm kiếm việc làm và có thu nhập cao hơn khu vực nông nghiệp. Chính vì vậy đã tạo nên hiện tượng di cư từ vùng nông nghiệp ra vùng công nghiệp, đặc biệt là vùng có các khu, cụm công nghiệp. Do đó, trong quá trình xây dựng và phát triển cụm công nghiệp cần thiết phải xây dựng và triển khai chính sách phát triển hạ tầng xã hội như nhà ở, các công trình công cộng... đối với khu vực xây dựng cụm công nghiệp ;
- Việc xây dựng các công trình hạ tầng xã hội là trách nhiệm của nhà nước và các doanh nghiệp. Ngoài việc sử dụng một phần vốn từ ngân sách nhà nước, cần huy động các nguồn lực khác của xã hội bằng những cơ chế thích hợp, ưu đãi.
8.4. Tăng cường công tác vận động xúc tiến đầu tư vào cụm công nghiệp:
- Việc chọn nhà đầu tư xây dựng kinh doanh hạ tầng cụm công nghiệp có đủ năng lực tài chính, kinh nghiệm quản lý hạ tầng, có mối quan hệ khách hàng rộng là điều kiện tiên quyết quyết định đến kết quả, hiệu quả hoạt động của cụm công nghiệp sau này ;
- Để phát triển các cụm công nghiệp, ngòai sự hỗ trợ vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước cần phải huy động các nguồn vốn khác từ các đơn vị kinh doanh cung cấp điện, nước, thông tin liên lạc cùng tham gia đầu tư xây dựng và kinh doanh các dịch vụ này ;
- Vận động thu hút đầu tư vào cụm công nghiệp phải kiên trì, thực hiện liên tục và có sự phối hợp chặt chẽ, hỗ trợ tích cực của các ngành, các cấp. Đồng thời, phải được thực hiện trên cơ sở những chính sách khuyến khích, ưu đãi đầu tư thông thoáng, hấp dẫn và có sự thống nhất, ổn định cao.
8.5. Các giải pháp tạo nguồn vốn.
8.5.1. Sử dụng vốn ngân sách để hỗ trợ phát triển các công trình hạ tầng kỹ thuật trong hàng rào :
Tranh thủ các nguồn vốn chương trình mục tiêu, nguồn vốn khuyến công của Trung ương và dành một phần nguồn vốn khuyến công của địa phương cho đầu tư phát triển hạ tầng các cụm công nghiệp trên địa bàn, đặc biệt là các cụm công nghiệp tại địa bàn khó khăn và đặc biệt khó khăn, tập trung vào các hạng mục: san lấp mặt bằng, đường giao thông nội bộ, hệ thống cấp thoát nước, hệ thống xử lý nước thải.
8.5.2. Tạo môi trường thuận lợi cho các nhà đầu tư: có chính sách ưu đãi về thuế, đất đai, tín dụng cho các doanh nghiệp đầu tư vào cụm công nghiệp :
Xây dựng hoàn thiện và thực hiện nhất quán, công khai minh bạch hệ thống cơ chế, chính sách ưu đãi về thuế, đất đai, tín dụng khuyến khích đầu tư kinh doanh hạ tầng cụm công nghiệp để làm căn cứ pháp lý kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh đầu tư vào lĩnh vực xây dựng và kinh doanh hạ tầng các cụm công nghiệp của tỉnh.
8.6. Giải pháp về bồi thường, giải phóng mặt bằng cho xây dựng cụm công nghiệp:
- Thực hiện đồng bộ và nhất quán cơ chế nhà nước đứng ra thu hồi đất theo đúng các quy định của pháp luật để thành lập các cụm công nghiệp, sau đó giao lại đất sạch cho đơn vị đầu tư kinh doanh hạ tầng đầu tư, quản lý, khai thác ;
- Tăng cường hiệu lực của các quy định pháp luật về chính sách đất đai, kết hợp giữa biện pháp thuyết phục, tuyên truyền ý thức pháp luật với các biện pháp cưỡng chế thu hồi đất, đặc biệt là những khu vực và các địa bàn nhạy cảm dự kiến sẽ có những khó khăn khi thu hồi đất để xây dựng các cụm công nghiệp theo quy hoạch ;
- Công khai hóa dự án, phương án tổng thể xây dựng cụm công nghiệp và phương án bồi thường, hỗ trợ, giải quyết hài hòa quyền lợi của người bị thu hồi đất. Đảm bảo được sự đồng bộ về cơ chế, chính sách sát với thực tiễn.
8.7. Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực gắn với nhu cầu phát triển cụm công nghiệp:
- Khuyến khích các tổ chức, đơn vị đào tạo nghề mở các lớp đào tạo nghề gần nơi phát triển cụm công nghiệp để trực tiếp đào tạo nghề cho những lao động nông nghiệp có đất được chuyển đổi sang sản xuất công nghiệp đáp ứng nhu cầu lao động cho cụm công nghiệp và tạo điều kiện ổn định đời sống, việc làm cho người dân địa phương ;
- Tạo dựng mối quan hệ liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp trong cụm công nghiệp với các trường dạy nghề trên địa bàn tỉnh để đào tạo nhân lực đáp ứng đúng nhu cầu của doanh nghiệp về ngành nghề, số lượng, chất lượng ;
- Tăng cường các dịch vụ cung ứng nguồn nhân lực nhằm khơi thông thị trường lao động, tạo điều kiện cho người lao động và người sử dụng lao động dễ dàng tiếp cận được với nhau khi có nhu cầu.
8.8. Giải pháp về bảo vệ và xử lý môi trường, phát triển bền vững cụm CN :
- Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, đào tạo và nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường trong các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất và người lao động trong việc bảo vệ môi trường. Nâng cao năng lực và trách nhiệm quản lý môi trường cho các cụm công nghiệp và các địa phương ;
- Khuyến khích triển khai các hoạt động nghiên cứu khoa học về bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất của cụm công nghiệp ;
- Thực hiện việc lựa chọn, chấp thuận các dự án có đủ điều kiện về sản xuất, về đảm bảo môi trường nhằm phát triển bền vững các cụm công nghiệp ;
- Tuân thủ tuyệt đối các nguyên tắc thiết kế kỹ thuật, đảm bảo hợp lý về kiến trúc không gian, các nguyên tắc phòng cháy, chữa cháy và bố trí các công trình theo yếu tố đặc trưng về khả năng ô nhiễm môi trường ;
- Thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn công nghiệp và rác thải sinh hoạt trong quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng cũng như trong quá trình vận hành cụm công nghiệp, đảm bảo các yêu cầu vệ sinh môi trường, lưu giữ và xử lý các chất thải nguy hại theo quy định.
Điều 2. Sau khi quy hoạch phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2011 – 2020, tầm nhìn 2030 được phê duyệt, chủ đầu tư có trách nhiệm triển khai thực hiện các bước tiếp theo đúng quy định hiện hành của nhà nước, tổ chức thực hiện theo các nội dung đã nêu tại
Điều 3. Các ông (bà) Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các sở, ngành : Công Thương, Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Tài chính, Tài nguyên & Môi trường, Kho bạc Nhà nước Bình Phước, Ngân hàng nhà nước –Chi nhánh tỉnh Bình Phước; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này, kể từ ngày ký./.
| CHỦ TỊCH |
QUY HOẠCH CỤM CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẾN NĂM 2030
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1069/QĐ-UBND ngày 29 tháng 5 năm 2012 của UBND tỉnh)
STT | Tên Cụm công nghiệp | Địa điểm | Tổng diện tích (ha) |
I | Huyện Đồng Phú |
| 110 |
1 | Cụm CN Hà Mỵ | xã Tân Lập | 10 |
2 | Cụm CN Thuận Phú | xã Thuận Phú | 50 |
3 | Cụm CN Tân Phước | xã Tân Phước | 50 |
II | Huyện Bù Đăng |
| 247 |
4 | CCN Minh Hưng I (Nhà máy sinh học cồn) | xã Minh Hưng | 45 |
5 | CCN Minh Hưng II | xã Minh Hưng | 42 |
6 | CCN Nghĩa Trung - Nghĩa Bình | xã Nghĩa Trung, Nghĩa Bình | 40 |
7 | CCN Đức Liễu | xã Đức Liễu | 50 |
8 | CCN Thọ Sơn | xã Thọ Sơn | 30 |
9 | CCN Đức Phong | TT Đức Phong | 40 |
III | Thị xã Phước Long |
| 105 |
10 | Cụm CN Phước Bình 1 | Phước Bình | 5 |
11 | Cụm CN Phước Bình 2 | thôn Phước Vĩnh, Phước Bình | 50 |
12 | Cụm CN Long Giang | xã Long Giang | 50 |
IV | Huyện Bù Gia Mập |
| 308 |
13 | Cụm CN Bình Tân | xã Bình Tân | 42 |
14 | CCN Cao su Phú Riềng | xã Bình Tân | 52 |
15 | Cụm CN Mỹ Lệ | xã Long Hưng | 22 |
16 | CCN Phú Nghĩa | xã Phú Nghĩa | 32 |
17 | CCN Đa Kia I | xã Đa Kia | 50 |
18 | CCN Đa Kia II | xã Đa Kia | 50 |
19 | CCN Phước Tân I | xã Phước Tân | 30 |
20 | CCN Phước Tân II | xã Phước Tân | 30 |
V | Huyện Bù Đốp |
| 80 |
21 | CCN Phước Thiện | xã Phước Thiện | 50 |
22 | CCN Thanh Hòa | xã Thanh Hòa | 30 |
VI | Huyện Lộc Ninh |
| 84 |
23 | CCN xã Lộc Hiệp | xã Lộc Hiệp | 44 |
24 | CCN Lộc Thành | xã Lộc Thành | 40 |
VII | Huyện Hớn Quản |
| 80 |
25 | CCN Thanh Bình | xã Thanh Bình | 20 |
26 | CCN Tân Hiệp | xã Tân Hiệp | 20 |
27 | CCN Thanh An | xã Thanh An | 20 |
28 | CCN Tân Lợi | xã Tân Lợi | 20 |
VIII | Huyện Chơn Thành |
| 5 |
29 | CCN Song Phương | xã Tân Quan | 5 |
IX | Thị xã Bình Long |
| 225 |
30 | CCN Thanh Phú | xã Thanh Phú | 50 |
31 | CCN Hưng Chiến | phường Hưng Chiến | 50 |
32 | CCN Thanh Lương (Xi măng Bình Phước) | xã Thanh Lương | 75 |
33 | CCN Thanh Lương | xã Thanh Lương | 50 |
| Tổng cộng |
| 1.244 |
- 1Quyết định 1860/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt Đề cương nhiệm vụ và dự toán lập Quy hoạch phát triển Cụm công nghiệp tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025
- 2Quyết định 22/2012/QĐ-UBND phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển cụm công nghiệp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2012- 2020
- 3Quyết định 1146/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt quy hoạch phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bến Tre đến năm 2020
- 4Quyết định 1421/QĐ-UBND năm 2007 quy hoạch mạng lưới các khu công nghiệp, cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp huyện, thị xã và cụm tiểu thủ công nghiệp làng nghề xã, thị trấn tỉnh Hà Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2015
- 5Quyết định 872/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt đề cương và dự toán Quy hoạch phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn giai đoạn 2011-2020, có xét đến năm 2025 do tỉnh Điện Biên ban hành
- 6Quyết định 634/QĐ-UBND năm 2014 điều chỉnh Quy hoạch phát triển cụm công nghiệp tỉnh Bình Thuận đến 2020
- 7Quyết định 2415/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Quy hoạch phát triển Cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Cao Bằng đến năm 2020, có xét đến năm 2025
- 8Quyết định 425/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Đề án “Phát triển doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Bình Phước giai đoạn 2015-2020 và định hướng đến năm 2025"
- 1Nghị định 92/2006/NĐ-CP về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 2Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 3Nghị định 04/2008/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 92/2006/NĐ-CP về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 4Thông tư 03/2008/TT-BKH hướng dẫn Nghị định 04/2008/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 92/2006/NĐ-CP về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và Quyết định 281/2007/QĐ-BKH ban hành định mức chi phí cho lập, thẩm định quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành và quy hoạch phát triển các sản phẩm chủ yếu do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 5Quyết định 105/2009/QĐ-TTg về quy chế quản lý cụm Công nghiệp do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Quyết định 1860/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt Đề cương nhiệm vụ và dự toán lập Quy hoạch phát triển Cụm công nghiệp tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025
- 7Quyết định 1548/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt Đề cương, dự toán chi phí quy hoạch phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2011 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030 do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước ban hành
- 8Quyết định 22/2012/QĐ-UBND phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển cụm công nghiệp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2012- 2020
- 9Quyết định 1146/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt quy hoạch phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bến Tre đến năm 2020
- 10Quyết định 1421/QĐ-UBND năm 2007 quy hoạch mạng lưới các khu công nghiệp, cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp huyện, thị xã và cụm tiểu thủ công nghiệp làng nghề xã, thị trấn tỉnh Hà Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2015
- 11Quyết định 872/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt đề cương và dự toán Quy hoạch phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn giai đoạn 2011-2020, có xét đến năm 2025 do tỉnh Điện Biên ban hành
- 12Quyết định 634/QĐ-UBND năm 2014 điều chỉnh Quy hoạch phát triển cụm công nghiệp tỉnh Bình Thuận đến 2020
- 13Quyết định 2415/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Quy hoạch phát triển Cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Cao Bằng đến năm 2020, có xét đến năm 2025
- 14Quyết định 425/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Đề án “Phát triển doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Bình Phước giai đoạn 2015-2020 và định hướng đến năm 2025"
Quyết định 1069/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt quy hoạch phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Phước giai đoạn 2011 – 2020, tầm nhìn 2030
- Số hiệu: 1069/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 29/05/2012
- Nơi ban hành: Tỉnh Bình Phước
- Người ký: Trương Tấn Thiệu
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 29/05/2012
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực