Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LAI CHÂU
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1054/QĐ-UBND

Lai Châu, ngày 24 tháng 08 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 37/2016/NQ-HĐND NGÀY 28/7/2016 CỦA HĐND TỈNH THÔNG QUA ĐỀ ÁN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG Y TẾ CƠ SỞ, GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LAI CHÂU

Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị quyết số 37/2016/NQ-HĐND ngày 28/7/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XIV, kỳ họp thứ 2 thông qua đề án nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống y tế cơ sở, giai đoạn 2016 - 2020;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Y tế tại Tờ trình số 147/TTr-SYT ngày 17/8/2016,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 37/2016/NQ-HĐND ngày 28/7/2016 của HĐND tỉnh thông qua đề án nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống y tế cơ sở, giai đoạn 2016 - 2020.

Điều 2. Giao Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tổ chức triển khai thực hiện; định kỳ sơ kết, tổng kết và báo cáo kết quả thực hiện về Ủy ban nhân dân tỉnh.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Y tế, Tài Chính, Kế hoạch và Đầu tư; Giám đốc các sở, ban, ngành tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- TT: Tỉnh ủy, HĐND tỉnh;
- Chủ tịch và các PCT UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh;
- VP UBND tỉnh: LĐ, CV các khối;
- Lưu: VT, VX.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Tống Thanh Hải

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 37/2016/NQ-HĐND NGÀY 28/7/2016 CỦA HĐND TỈNH THÔNG QUA ĐỀ ÁN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG Y TẾ CƠ SỞ, GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1054/QĐ-UBND ngày 24/8/2016 của UBND tỉnh Lai Châu)

Thực hiện Nghị quyết số 37/2016/NQ-HĐND ngày 28/7/2016 của HĐND tỉnh thông qua đề án nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống y tế cơ sở, giai đoạn 2016 - 2020. Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết của HĐND tỉnh cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH

Nâng cao chất lượng hệ thống y tế cơ sở nhằm từng bước bảo đảm mọi người dân được hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu, mở rộng tiếp cận và sử dụng các dịch vụ y tế có chất lượng sẵn có tại tuyến y tế cơ sở, giảm tỷ lệ chuyển tuyến của các cơ sở khám, chữa bệnh tuyến dưới, góp phần giảm quá tải cho bệnh viện tuyến trên. Người dân được sống trong cộng đồng an toàn, phát triển tốt về thể chất và tinh thần. Giảm tỷ lệ mắc bệnh, tật, nâng cao thể lực, tăng tuổi thọ, nâng cao chất lượng dân số góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương một cách bền vững theo tinh thần Nghị quyết Hội đồng nhân dân tỉnh Lai Châu Khóa XIV, kỳ họp thứ hai thông qua ngày 28 tháng 7 năm 2016.

II. YÊU CẦU

1. Cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp của Nghị quyết HĐND tỉnh phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, đơn vị và nhu cầu thực tế đặt ra trong công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe Nhân dân.

2. Xác định rõ trách nhiệm đầu mối, phối hợp của các cấp, các ngành trong từng hoạt động, từng lĩnh vực cụ thể để hiện thực hóa các mục tiêu của Nghị quyết số 37/2016/NQ-HĐND ngày 28/7/2016 của HĐND tỉnh.

3. Các cấp, các ngành thường xuyên tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả hoạt động; tổ chức sơ kết, tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 37/2016/NQ-HĐND ngày 28/7/2016 của HĐND tỉnh để kịp thời khắc phục, điều chỉnh những tồn tại, hạn chế cho phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra.

III. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Tiếp tục nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống y tế cơ sở, chất lượng đội ngũ cán bộ y tế, chất lượng y tế dự phòng, quan tâm phát triển y tế tư nhân. Chủ động phòng chống dịch bệnh hiệu quả, nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, giảm tỷ lệ mắc bệnh, tỷ lệ tử vong, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, nâng cao chất lượng dân số, chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em, người cao tuổi.

2. Kế hoạch thực hiện mục tiêu chủ yếu đến năm 2020

(Có Phụ biểu số 01 kèm theo)

IV. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG

1. Đa dạng hóa các loại hình đào tạo phù hợp với vị trí việc làm và yêu cầu nhiệm vụ: Đối với đào tạo dài hạn, thực hiện liên kết với các trường đại học, đào tạo liên thông, cử tuyển, đào tạo theo hướng chuyên khoa, chuyên sâu các lĩnh vực (Nội, ngoại, sản, nhi, hồi sức cấp cứu...) cho 259 cán bộ có trình độ đại học, trong đó: 41 bác sỹ chuyên khoa cấp I, 60 bác sỹ đa khoa, 150 điều dưỡng và 08 kỹ thuật viên. Đào tạo ngắn hạn cho 120 y tế thôn bản 9 tháng bổ sung các bản còn thiếu và thay thế nhân viên y tế bản không còn khả năng làm việc; bồi dưỡng 543 nhân viên y tế bản mới đào tạo 3 và 6 tháng đạt trình độ 9 tháng; đào tạo mới 260 cô đỡ thôn bản cho các bản đặc biệt khó khăn. Bồi dưỡng ngắn hạn cho 394 lượt viên chức y tế về y học cổ truyền, sản nhi, dược, điện tim, siêu âm, kỹ năng khám, chẩn đoán bệnh, sử dụng trang thiết bị y tế. Đảm bảo cơ cấu nhân lực phù hợp về bác sỹ, bác sỹ chuyên khoa, dược sỹ, điều dưỡng đại học, các chuyên ngành ở tuyến huyện, phòng khám, trạm y tế, nhằm nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ y tế cơ sở tăng cường năng lực khám bệnh, chữa bệnh và phòng bệnh cho Nhân dân.

(Có Phụ biểu số 02 kèm theo)

2. Thực hiện có hiệu quả kế hoạch luân phiên, tăng cường có thời hạn cán bộ y tế tuyến trên về hỗ trợ chuyên môn, chuyển giao công nghệ cho y tế cơ sở theo Quyết định số 14/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; Quyết định 1816/QĐ-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế; bố trí đủ biên chế bác sỹ tại các phòng khám đa khoa khu vực, 20 trạm y tế có bác sỹ định biên. Bảo đảm cung ứng đầy đủ, kịp thời thuốc, vật tư y tế có chất lượng phục vụ Nhân dân. Tăng cường phát triển y dược học cổ truyền theo hướng kết hợp với y học hiện đại; chú trọng chương trình kết hợp quân dân y ở các xã biên giới.

Tăng tỷ lệ thực hiện danh mục kỹ thuật y tế theo phân tuyến kỹ thuật tuyến xã, tuyến huyện lên 75% vào năm 2020, nhằm đưa các dịch vụ y tế đến gần dân, tạo điều kiện thuận tiện cho người dân tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe có chất lượng; nâng cao tinh thần, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng đến sự hài lòng của người bệnh.

3. Nâng cao chất lượng hoạt động của chương trình mục tiêu y tế - dân số:

Huy động sự tham gia của các cấp, các ngành, cộng đồng trong công tác tiêm chủng mở rộng, phòng chống dịch bệnh; chủ động dự báo tình hình dịch bệnh để kịp thời triển khai các biện pháp ứng phó, củng cố hệ thống giám sát dịch bệnh từ huyện đến xã; đảm bảo hóa chất, vắc xin, vật tư, phương tiện, nhân lực sẵn sàng đáp ứng nhanh khi có dịch bệnh xảy ra.

Các ngành chức năng, các cơ quan thông tin truyền thông phối hợp chặt chẽ với chính quyền các cấp, đẩy mạnh truyền thông, giáo dục sức khỏe, nâng cao nhận thức của người dân về phòng, chống bệnh dịch, chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em, dân số - kế hoạch hóa gia đình, vệ sinh an toàn thực phẩm, HIV/AIDS... để Nhân dân tích cực, tự giác tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường, nâng cao sức khỏe.

Tăng cường cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em, kế hoạch hóa gia đình ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn; triển khai lồng ghép có hiệu quả các dịch vụ tư vấn và dịch vụ kỹ thuật nâng cao chất lượng dân số.

Thiết lập hệ thống mạng lưới về vệ sinh an toàn thực phẩm tại các thôn bản, tổ dân phố. Đẩy mạnh công tác tập huấn, tuyên truyền, tăng cường thanh tra, kiểm tra đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm, bếp ăn tập thể.

4. Củng cố cơ sở hạ tầng và trang thiết bị y tế đáp ứng cho thực hiện nhiệm vụ khám, chữa bệnh và phòng bệnh ở tuyến y tế cơ sở. Phấn đấu đến năm 2020 đầu tư xây mới: 01 Trung tâm y tế huyện, 8 trạm y tế xã. Nâng cấp, cải tạo, sửa chữa 11 phòng khám đa khoa khu vực và 44 trạm y tế xã đủ điều kiện về cơ sở vật chất và trang thiết bị y tế theo tiêu chí quốc gia về y tế.

Tập trung củng cố và giữ vững 53 xã đã được công nhận đạt tiêu chí quốc gia về y tế; đồng thời tiếp tục xây dựng công nhận mới 22 xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế giai đoạn 2016 - 2020.

5. Tăng cường bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực quản lý, điều hành cho đội ngũ cán bộ y tế cơ sở; đẩy mạnh việc cải cách hành chính, ứng dụng tin học trong quản lý, điều hành; phân cấp quản lý, quy định trách nhiệm người đứng đầu, thực hiện dân chủ cơ sở và xây dựng quy chế phối hợp các tuyến; chú trọng công tác thanh tra, kiểm tra các hoạt động bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm soát các hoạt động hành nghề y tế tư nhân và các quầy thuốc, nhà thuốc tư nhân, xử lý kịp thời các vi phạm về y tế, đảm bảo quyền lợi hợp pháp của Nhân dân trong lĩnh vực y tế. Xây dựng và nhân rộng điển hình trạm y tế, phòng khám đa khoa khu vực, trung tâm y tế trong hoạt động bảo vệ và chăm sóc sức khỏe Nhân dân.

6. Thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ, chính sách tiền lương, phụ cấp, đặc thù nghề nghiệp cho các cán bộ, viên chức tại các cơ sở y tế; bảo đảm chế độ phụ cấp cho nhân viên y tế thôn bản và cô đỡ thôn bản; tăng cường vận động, giải quyết chế độ nghỉ việc đối với viên chức không đáp ứng trình độ chuyên môn gắn với việc xây dựng và nhân rộng điển hình trạm y tế, phòng khám đa khoa khu vực, trung tâm y tế.

V. KINH PHÍ

1. Tổng kinh phí: 290.308 triệu đồng, trong đó:

- Ngân sách trung ương: 100.000 triệu đồng.

- Ngân sách địa phương: 88.900 triệu đồng.

- Huy động từ các nguồn khác: 101.408 triệu đồng.

2. Kinh phí thực hiện các hoạt động: 290.308 triệu đồng, trong đó:

- Kinh phí đầu tư xây dựng mới cơ sở vật chất: 159.500 triệu đồng.

- Kinh phí nâng cấp, sửa chữa cơ sở vật chất: 69.690 triệu đồng.

- Kinh phí mua sắm trang thiết bị y tế: 28.989 triệu đồng.

- Kinh phí đầu tư hạ tầng công nghệ thông tin: 4.410 triệu đồng.

- Kinh phí đào tạo nhân lực y tế: 36.669 triệu đồng.

- Kinh phí giám sát, đánh giá hiệu quả đề án: 50 triệu đồng.

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Y tế

Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành tỉnh, UBND các huyện, thành phố tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch; theo dõi, giám sát, kiểm tra việc thực hiện Kế hoạch, định kỳ hàng năm, giữa giai đoạn và 5 năm tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá tình hình, kết quả thực hiện Nghị quyết số 37/2016/NQ-HĐND ngày 28/7/2016 của HĐND tỉnh và kịp thời đề xuất biện pháp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Y tế và các cơ quan liên quan rà soát các chỉ tiêu, tổng hợp nhu cầu, cân đối, huy động nguồn vốn đầu tư phát triển để thực hiện Kế hoạch; đồng thời tham mưu đưa các mục tiêu về hoạt động của hệ thống y tế cơ sở vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh hàng năm và cả giai đoạn.

3. Sở Tài chính

Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế tham mưu UBND tỉnh cân đối, bố trí ngân sách đảm bảo thực hiện Kế hoạch; hướng dẫn quản lý, thanh quyết toán nguồn vốn theo quy định. Tham gia kiểm tra, đánh giá tiến độ, kết quả thực hiện Kế hoạch, giải quyết những vướng mắc, khó khăn về tài chính theo thẩm quyền và trình UBND tỉnh những vấn đề phát sinh vượt thẩm quyền trong quá trình thực hiện.

4. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế và các sở, ngành liên quan xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách pháp luật về an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý. Phối hợp bố trí, lồng ghép ngân sách hàng năm của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới để thực hiện Kế hoạch.

5. Sở Nội vụ

- Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế tiếp tục kiện toàn hệ thống tổ chức bộ máy y tế cơ sở của tỉnh, phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và đảm bảo đảm hoạt động hiệu quả nhất, phù hợp với điều kiện thực tiễn của tỉnh. Phối hợp thực hiện các chính sách, chế độ đãi ngộ theo quy định.

6. Sở Thông tin và Truyền thông

Chủ trì thực hiện và chỉ đạo các cơ quan truyền thông đại chúng tham gia các hoạt động cung cấp thông tin, tuyên truyền, giáo dục về các biện pháp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe Nhân dân.

7. Bảo hiểm xã hội tỉnh

Phối hợp với Sở Y tế thực hiện và giải quyết các vấn đề phát sinh về chế độ, chính sách bảo hiểm y tế đặc biệt là tại tuyến y tế cơ sở.

8. Sở Giáo dục và Đào tạo

Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế thực hiện các nội dung giáo dục về bảo vệ, chăm sóc sức khỏe trong nhà trường; kiện toàn hệ thống y tế trường học, đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác y tế trường học; triển khai có hiệu quả chương trình chăm sóc sức khỏe cho học sinh, sinh viên.

9. Sở Lao động Thương binh và Xã hội

Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế và các sở, ngành liên quan thực hiện các chính sách an sinh xã hội, đảm bảo chính sách y tế cho các đối tượng dễ bị tổn thương (người nghèo, người già, trẻ em, đối tượng bảo trợ xã hội...)

10. Sở Công Thương

Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế và các sở, ngành liên quan tổ chức thực hiện các chính sách pháp luật về an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.

11. Các sở, ban, ngành khác

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao xây dựng kế hoạch hoạt động lồng ghép nội dung bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe Nhân dân vào hoạt động của đơn vị để triển khai thực hiện.

12. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh và các tổ chức chính trị xã hội đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức và huy động các tầng lớp Nhân dân tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ, chăm sóc sức khỏe Nhân dân; tham gia giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật về bảo vệ và chăm sóc sức khỏe Nhân dân và nội dung của Kế hoạch này.

13. Ủy ban nhân dân huyện, thành phố

Chủ động xây dựng và triển khai thực hiện Kế hoạch này. Chỉ đạo các phòng, ban, đơn vị chức năng, UBND các xã, phường, thị trấn có trách nhiệm xây dựng và triển khai kế hoạch nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống y tế cơ sở ở địa phương.

Căn cứ nội dung Kế hoạch này, UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành tỉnh, UBND các huyện, thành phố định kỳ hàng năm và 5 năm báo cáo tình hình, kết quả thực hiện Kế hoạch này về Sở Y tế để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh./.

 

PHỤ BIỂU SỐ 01

KẾ HOẠCH THỰC HIỆN MỤC TIÊU Y TẾ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
(Kèm theo Quyết định số 1054/QĐ-UBND ngày 24/8/2016 của UBND tỉnh Lai Châu)

TT

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Kết quả thực hiện  năm 2015

Kế hoạch thực hiện giai đoạn

2016

2017

2018

2019

2020

1

Tỷ lệ nhân lực chuyên môn y tế có trình độ đại học

%

10,90

12,10

15,42

18,36

22,56

25

2

Số bác sỹ/vạn dân

bác sỹ

3,94

4,15

4,34

4,70

4,94

5

3

Thôn bản có nhân viên y tế hoạt động

%

94,97

94,97

96,32

96,32

96,95

97

4

Tỷ lệ trạm y tế có bác sỹ làm việc tại trạm

%

49

55

59

64

69

70

5

Tỷ lệ trạm y tế có nữ hộ sinh

%

87,96

87,96

92,59

92,59

100

100

6

Trạm y tế có cán bộ YHCT

%

30,50

30,50

41,67

55,56

69,44

>80

7

Số giường bệnh/10.000 dân (không kể trạm y tế xã)

giường bệnh

16,10

15,66

16,48

16,61

17,60

19,40

8

Tỷ lệ đầu tư, nâng cấp CSVC, trang thiết bị Trung tâm y tế huyện, thành phố

%

75

75

75

87,50

87,50

100

9

Tỷ lệ đầu tư, nâng cấp CSVC, trang thiết bị các phòng khám ĐKKV

%

20

27

36,36

63,64

90,91

100

10

Đầu tư, nâng cấp CSVC, trang thiết bị các trạm y tế xã

%

51,85

65,74

73,15

82,41

97,22

100

11

Tỷ lệ các Trung tâm y tế huyện có khoa hồi sức cấp cứu

%

62,50

62,50

75

85,71

100

100

12

Tỳ lệ thực hiện danh mục kỹ thuật tuyến xã, huyện

%

50

50

60

65

70

75

13

Tỷ lệ dân số tham gia BHYT

%

93,50

94,10

94,50

94,50

95,50

>96

14

Số lần khám chữa bệnh tuyến y tế cơ sở

lần

2,10

2,10

2,14

2,36

2,49

2,50

15

Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên

19,93

19,43

18,93

18,43

17,93

17,43

16

Mức giảm tỷ lệ sinh

0,50

0,50

0,50

0,50

0,50

0,50

17

Tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ 8 loại vắc xin

%

93,42

94

94

94

94

>95

18

Tỷ suất tử vong trẻ em <1 tuổi trên 1.000 trẻ đẻ sống

33,13

32,70

32,30

31,80

31

30

19

Tỷ số tử vong mẹ trên 100.000 trẻ đẻ sống

85

84

83

82

81

80

20

Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng

%

23,10

22,60

22,10

22,10

20,60

<20

21

Tỷ lệ phụ nữ có thai được tiêm phòng uốn ván

%

85,90

>85

>85

>85

>85

>85

22

Tỷ lệ bếp ăn tập thể thực hiện ký cam kết đảm bảo ATTP

%

100

100

100

100

100

100

23

Tỷ lệ cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống đủ tiêu chuẩn được cấp chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP

%

100

100

100

100

100

100

24

Tỷ lệ mắc ngộ độc trong các vụ ngộ độc thực phẩm/100.000 dân

người

<12

<12

<12

<12

<12

<12

25

Giảm tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS/dân số

%

0,42

0,42

0,40

0,40

0,39

0,35

26

Tỷ lệ xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế

%

49,07

54,63

59,26

63,89

68,52

>70

 

PHỤ BIỂU SỐ 02

KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
(Kèm theo Quyết định số 1054/QĐ-UBND ngày 24/8/2016 của UBND tỉnh Lai Châu)

STT

Chuyên môn

Nhu cầu

Hiện có

còn thiếu

KH đào tạo qua các năm

2016

2017

2018

2019

2020

I

Các lớp đào tạo dài hạn

453

194

259

45

54

55

54

51

1

Bác sỹ chuyên khoa I

77

36

41

1

10

11

11

8

2

Bác sỹ

182

122

60

12

12

12

12

12

3

Điều dưỡng đại học

186

36

150

30

30

30

30

30

4

KTV đại học

8

0

8

2

2

2

1

1

II

Các lớp đào tạo ngắn hạn

1609

686

923

180

195

185

180

183

1

Nhân viên y tế thôn bản 9 tháng

621

501

120

30

30

20

20

20

2

Nhân viên y tế thôn bản 6 tháng

543

0

543

100

110

110

110

113

3

Cô đỡ thôn bản

445

185

260

50

55

55

50

50

III

Các lớp bồi dưỡng

495

118

394

90

130

60

60

60

1

Y sỹ định hướng YHCT

87

33

54

30

30

0

0

0

2

Y sỹ sản nhi

108

85

40

0

40

0

0

0

3

Đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn và sử dụng trang thiết bị y tế

300

0

300

60

60

60

60

60

 

PHỤ BIỂU SỐ 03

BIỂU TỔNG HỢP KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ Y TẾ CƠ SỞ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
(Kèm theo Quyết định số 1054/QĐ-UBND ngày 24/8/2016 của UBND tỉnh Lai Châu)

Đơn vị tính: Triệu đồng

STT

Tên đơn vị

Thời gian thực hiện

Số giường bệnh KH

Số giường bệnh thực tế

Giường bệnh 2016-2020

Nhu cầu đầu tư xây mới, SC, NC và mua sắm trang TBYT giai đoạn 2016 - 2020

Ghi chú

Tổng

Xây mới

Thành tiền

SC, NC CSVC

Thành tiền

Trang thiết bị y tế

Tổng nhu cầu vốn đầu tư giai đoạn 2016 - 2020

290.308

10

159.500

56

60.690

70.118

 

I

Đầu tư Bệnh viện huyện

540

670

810

123.000

1

100.000

5

15.000

8.000

Bổ sung, NC, cải tạo CSVC và TTBYT

1

Mường Tè

2016-2020

70

70

100

-

 

 

 

 

 

 

2

Nậm Nhùn

2016-2020

30

30

50

102.500

1

100.000

 

 

2.500

Xây mới 2019-2020

3

Sìn Hồ

2016-2020

70

100

150

-

 

 

 

 

 

 

4

Phong Thổ

2016-2020

80

80

100

5.500

 

 

1

4.000

1.500

Nâng cấp, sửa chữa nhà cửa, công trình phụ trợ, xử lý chất thải.

5

Thành Phố

2016-2020

20

20

30

2.000

 

 

1

2.000

 

Cải tạo sửa chữa nhà cửa và công trình phụ trợ

6

Tam Đường

2016-2020

80

100

110

3.500

 

 

1

3.500

 

Sửa 2 khoa hồi sức cấp cứu và khoa sản, Xử lý chất thải rắn, duy tu bảo dưỡng nhà cửa, công trình phụ trợ.

7

Tân Uyên

2016-2020

70

110

110

5.000

 

 

1

3.000

2.000

Sửa chữa cải tạo một số khoa kỹ thuật, CT phụ trợ và TTBTY

8

Than Uyên

2016-2020

120

160

160

4.500

 

 

1

2.500

2.000

Xây dựng thêm phòng phục vụ cho điều trị bệnh nhân và phòng hồi sức sau mổ, sửa chữa nhà cửa

III

Đầu tư Phòng khám ĐKKV

150

150

110

33.233

1

10.000

7

13.000

10.233

Xây mới, Nâng cấp sửa chữa và mua sắm trang thiết bị cho 11 PKĐKKV

1

Mường So

2016-2020

10

 

10

950

 

 

 

 

950

 

2

Dào San

2016-2020

10

 

10

3.550

 

 

1

2.500

1.050

 

3

Vàng Ma Chải

2016-2020

10

 

10

10.750

1

10.000

 

 

750

Xây mới CSVC và mua sắm TTBYT

4

Pa Tần

2016-2020

10

 

10

1.050

 

 

 

 

1.050

Nâng cấp, sửa chữa nhà cửa, công trình phụ trợ, xử lý chất thải, TTBYT, dụng cụ

5

Pa Há

2016-2020

10

 

10

2.833

 

 

1

2.100

733

Nâng cấp, sửa chữa nhà cửa, công trình phụ trợ, xử lý chất thải, TTBYT, dụng cụ

6

Ka Lăng

2016-2020

10

 

10

950

 

 

 

 

950

Nâng cấp, sửa chữa nhà cửa, công trình phụ trợ, xử lý chất thải, TTBYT, dụng cụ

7

Mường Tè xã

2016-2020

10

 

10

2.650

 

 

1

1.500

1.150

Nâng cấp, sửa chữa nhà cửa, công trình phụ trợ, xử lý chất thải, TTBYT, dụng cụ

8

Nậm Hàng

2016-2020

10

 

10

1.250

 

 

1

700

550

Nâng cấp, sửa chữa nhà cửa, công trình phụ trợ, xử lý chất thải, TTBYT, dụng cụ

9

Mường Kim

2016-2020

10

 

10

3.150

 

 

1

2.100

1.050

Nâng cấp, sửa chữa nhà cửa, công trình phụ trợ, xử lý chất thải, TTBYT, dụng cụ

10

Nậm Cần

2016-2020

10

 

10

2.550

 

 

1

1.500

1.050

Nâng cấp, sửa chữa nhà cửa, công trình phụ trợ, xử lý chất thải, TTBYT, dụng cụ

11

Pắc Ta

2016-2020

10

 

10

3.550

 

 

1

2.600

950

Nâng cấp, sửa chữa nhà cửa, công trình phụ trợ, xử lý chất thải, TTBYT, dụng cụ

IV

Đầu tư Trạm y tế xã

91.590

8

49.500

44

32.690

9.400

xây mới, NCSC, bổ sung TTB thiết bị y tế, truyền thông

1

Tam Đường

2016-2020

 

 

 

18.250

2

12.000

5

4.500

1.750

Xây mới 02 trạm y tế xã Nùng Nàng, Hồ Thầu, nâng cấp sửa chữa và TTB 5 trạm và TYT xã Sơn Bình, thiết bị truyền thông.

2

Sìn Hồ

2016-2020

 

 

 

22.340

2

13.000

8

7.840

1.500

Xây mới 2 trạm Nậm Hăn, Pa Tần, nâng cấp sửa chữa cho 8 trạm, bổ sung TTB

3

Phong Thổ

2016-2020

 

 

 

9.800

1

6.500

6

2.100

1.200

Xây mới 01 trạm Y tế Huổi Luông và sửa chữa 6 trạm xử lý chất thải, CT phụ trợ và TTB

4

Nậm Nhùn

2016-2020

 

 

 

10.500

1

6.000

6

3.300

1.200

Xây mới 01 trạm Y tế Thị trấn và sửa chữa 6 trạm nhà CV tường bao, sân đường, XL chất thải y tế.

5

Tân Uyên

2016-2020

 

 

 

10.550

1

6.000

4

3.200

1.350

Xây mới 01 trạm Y tế Thị Trấn và sửa chữa 4 trạm về công trình phụ trợ.

6

Than Uyên

2016-2020

 

 

 

4.500

 

 

5

3.750

750

Nâng cấp và sửa chữa các công trình phụ trợ cho 5 trạm

7

Mường Tè

2016-2020

 

 

 

12.250

1

6.000

5

4.750

1.500

Xây mới Trạm Thị trấn, thêm phòng làm việc cho 5 trạm y tế, và nâng cấp sửa các công trình phụ trợ cho 5 trạm

8

Thành Phố

2016-2020

 

 

 

3.400

 

 

5

3.250

150

Nâng cấp và sửa chữa 5 trạm y tế.

V

Đầu tư hạ tầng Công nghệ thông tin YTCS

4.410

-

-

-

-

4.410

Máy vi tính (máy chủ, máy trạm), đường truyền, phần mềm

1

08 TTYT huyện

2016-2020

 

 

 

4.168

 

-

 

-

4.168

08ttyt x 521 trđ

 

11 PKĐKKV

2016-2020

 

 

 

242

 

-

 

-

242

11 PKKV x 22trđ (mua bổ sung 1 bộ máy tính + máy in, lưu điện + phụ kiện, đường truyền)

 

108 TYT xã

2016-2020

 

 

 

-

 

 

 

-

 

108 xã

VI

Túi dụng cụ y tế thôn, bản

 

1.356,0

 

 

 

 

1.356,0

Trang bị mới 415, bổ sung dụng cụ 734 túi

VII

Đào tạo nhân lực

 

36.669

 

 

 

 

36.669

Ngân sách nhà nước hỗ trợ 30%, cá nhân tự đóng góp 70% (Không bao gồm đào tạo nâng cao và YTTB)

10 trđ/năm x 5 năm

VIII

Giám sát, đánh giá, tổng kết đề án

 

50

 

 

 

 

50

 

Tổng cộng

810

290.308

10

159.500

56

60.690

70.118

 

Bằng chữ: Hai trăm chín mươi tỷ, ba trăm linh tám triệu đồng chẵn./.

 

PHỤ BIỂU SỐ 04

TỔNG HỢP KẾ HOẠCH THỰC HIỆN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG HỆ THỐNG Y TẾ CƠ SỞ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
(Kèm theo Quyết định số 1054/QĐ-UBND 24/8/2016 của UBND tỉnh Lai Châu)

Đơn vị tính: triệu đồng

Số TT

Nội dung đầu tư

Tổng cộng

Giai đoạn 2016 - 2020

Số lượng

Thành tiền

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

Số lượng

Thành tiền

Số lượng

T.Tiền

Số lượng

T.Tiền

Số lượng

T.Tiền

Số lượng

T.Tiền

 

Tổng kinh phí

 

290.308

 

58.135

 

47.266

 

36.169

 

75.855

 

72.882

1

Xây mới

10

159.500

6

37.500

2

12.000

0

0

1

50.000

1

60.000

 

Bệnh viện đa khoa Nậm Nhùn

1

100.000

 

 

 

 

 

 

1

50.000

 

50.000

 

Phòng khám ĐKKV

1

10.000

 

 

 

 

 

 

 

 

1

10.000

 

Trạm y tế xã

8

49.500

6

37.500

2

12.000

 

 

 

 

 

 

2

Sửa chữa, nâng cấp

56

60.690

13

12.800

20

15.800

12

18.300

8

12.400

3

1.390

 

Bệnh viện đa khoa huyện

5

15.000

 

 

1

2.500

3

9.500

1

3.000

 

 

 

Phòng khám ĐKKV

7

13.000

 

 

1

2.500

3

4.300

3

6.200

 

 

 

Trạm y tế xã

44

32.690

13

12.800

18

10.800

6

4.500

4

3.200

3

1.390

3

Mua sắm trang thiết bị

 

28.989

0

0

271

8.717

266

9.783

312

6.087

369

4.402

 

Bệnh viện đa khoa huyện

3

8.000

 

 

 

2.500

2

4.000

1

1.500

 

 

 

Phòng khám ĐKKV

11

10.233

 

 

3

2.790

4

3.720

3

2.793

1

930

 

Trạm y tế xã

54

9.400

 

 

18

3.132

10

1.768

8

1.440

18

3.060

 

Túi dụng cụ YTTB

1.150

1.356

 

 

250

295

250

295

300

354

350

412

4

Công nghệ thông tin

127

4.410

127

1.200

127

1.146

127

984

127

560

127

520

 

Trung tâm y tế huyện

8

4.168

8

1.200

8

904

8

984

8

560

8

520

 

Phòng khám ĐKKV

11

242

11

0

11

242

11

 

11

 

11

 

 

Trạm y tế xã

108

 

108

 

108

 

108

 

108

 

108

 

5

Đào tạo phát triển nguồn nhân lực

1.576

36.669

225

6.635

438

9.593

317

7.092

286

6.798

285

6.550

 

Bác sỹ chuyên khoa I

41

2.870

6

420

14

980

9

630

8

560

4

280

 

Bác sỹ

60

10.080

12

1.680

12

3.360

12

1.680

12

1.680

12

1.680

 

Điều dưỡng đại học

150

11.250

30

2.250

30

2.250

30

2.250

30

2.250

30

2.250

 

KTV đại học

8

800

2

200

2

200

2

200

1

100

1

100

 

Bồi dưỡng Y sỹ định hướng YHCT

54

159

 

 

30

88,2

24

70,6

 

 

 

 

 

Bồi dưỡng Y sỹ sản nhi

40

118

 

 

40

118

 

 

 

 

 

 

 

Đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn và sử dụng trang thiết bị y tế

300

882

 

 

120

352,8

60

176,4

60

176,4

60

176,4

 

Đào tạo 9 tháng YTTB

120

1.924,6

30

481

30

481

20

321

20

321

20

321

 

Đào tạo 6 tháng YTTB

543

5.805,8

100

1.069

110

1.176

110

1.176

110

1.176

113

1.208

 

Đào tạo CĐTB

260

2.780,0

45

535

50

587

50

588

45

535

45

535

6

Giám sát, đánh giá, sơ kết, tổng kết đề án

 

50

 

 

 

10

 

10

 

10

 

20

 

TỔNG CỘNG

 

290.308

 

58.135

 

47.266

 

36.169

 

75.855

 

72.882

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 1054/QĐ-UBND năm 2016 Kế hoạch thực hiện Nghị quyết 37/2016/NQ-HĐND thông qua đề án nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống y tế cơ sở, giai đoạn 2016-2020 do Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu ban hành

  • Số hiệu: 1054/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 24/08/2016
  • Nơi ban hành: Tỉnh Lai Châu
  • Người ký: Tống Thanh Hải
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 24/08/2016
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản