Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH AN GIANG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1040/QĐ-UBND

An Giang, ngày 11 tháng 5 năm 2018

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH AN GIANG

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định 64/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước;

Căn cứ Quyết định số 2342/QĐ-BTTTT ngày 18 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông về Phê duyệt phương pháp đánh giá mức độ ứng dụng công nghệ thông tin của cơ quan nhà nước;

Căn cứ Quyết định số 2392/QĐ-BTTTT ngày 25 tháng 12 năm 2017 của Bộ Thông tin và Truyền thông về Ban hành bộ tiêu chí và phương pháp đánh giá mức độ Chính quyền điện tử cấp xã và cấp huyện;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tại Tờ trình số 29/TTr-STTTT ngày 2 tháng 5 năm 2018.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1.Ban hành kèm theo Quyết định này Phương pháp đánh giá mức độ ứng dụng Công nghệ thông tin của cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh An Giang.

Điều 2.Giao Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các sở, ngành; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai, theo dõi, tổng hợp và định kỳ báo cáo kết quả đánh giá mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước cho Ủy ban nhân dân tỉnh.

Điều 3.Trách nhiệm Thủ tưởng các sở, ngành cấp tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, thị xã, thành phố.

1. Chỉ đạo thực hiện khảo sát, cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời các số liệu báo cáo về mức độ Chính quyền điện tử hàng năm;

2. Phối hợp và tạo điều kiện để Sở Thông tin và Truyền thông tiến hành thẩm tra, xác minh số liệu báo cáo.

3. Chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh về kết quả đánh giá, xếp hạng mức độ ứng dụng Công nghệ thông tin, Chính quyền điện tử của đơn vị mình.

Điều 4.Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông, Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Thanh Bình

 

PHƯƠNG PHÁP

ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH AN GIANG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1040/QĐ-UBND ngày 11 tháng 5 năm 2018 của Chủ tịch UBND tỉnh)

I. Đối tượng đánh giá

Các sở, ban, ngành cấp tỉnh; các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc UBND tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố; UBND các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh (gọi tắt là các cơ quan).

II. Mục đích đánh giá

- Đánh giá thực trạng mức độ ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) của các cơ quan để phục vụ công tác quản lý nhà nước về ứng dụng CNTT và xây dựng chính quyền điện tử.

- Giúp các cơ quan biết được mức độ ứng dụng CNTT của cơ quan mình so với các cơ quan khác, từ đó đưa ra các biện pháp phù hợp nhằm thúc đẩy ứng dụng CNTT của cơ quan mình.

III. Nguyên tắc thực hiện đánh giá

- Việc đánh giá mức độ ứng dụng CNTT của cơ quan nhà nước phải bảo đảm tính khách quan, phản ảnh được thực trạng ứng dụng CNTT của cơ quan nhà nước tại thời điểm đánh giá.

- Cho phép cơ quan nhà nước có thể tự kiểm tra, đối chiếu với kết quả đánh giá của UBND tỉnh thông qua việc công khai phương pháp, cách tính điểm đối với các nội dung đánh giá.

IV. Nội dung đánh giá

1. Căn cứ nội dung về triển khai ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước:

- Luật Công nghệ thông tin số 67/2006/QH11 ngày 29/6/2006.

- Luật An toàn thông tin mạng số 86/2015/QH13 ngày 19/11/2015.

- Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10/4/2007 của Chính phủ về việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước.

- Nghị định số 43/2011/NĐ-CP ngày 13/6/2011 của Chính phủ Quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước.

- Quyết định số 1819/QĐ-TTg ngày 26/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chương trình quốc gia về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2016 – 2020.

- Quyết định số 2342/QĐ-BTTTT ngày 18 tháng 12 năm 2017 của Bộ Thông tin và Truyền thông về Phê duyệt phương pháp đánh giá mức độ ứng dụng công nghệ thông tin của cơ quan nhà nước.

- Quyết định số 2392/QĐ-BTTTT ngày 25 tháng 12 năm 2017 của Bộ Thông tin và Truyền thông về Ban hành bộ tiêu chí và phương pháp đánh giá mức độ Chính quyền điện tử cấp xã và cấp huyện.

- Quyết định số 107/QĐ-UBND ngày 19/01/2016 của UBND tỉnh An Giang về Phê duyệt Kế hoạch Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan Nhà nước năm 2016 và giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh An Giang.

2. Nội dung đánh giá mức độ ứng dụng CNTT của cơ quan nhà nước:

2.1. Đánh giá mức độ ứng dụng CNTT của các cơ quan nhà nước cấp tỉnh bao gồm 06 hạng mục như sau:

i) Hạ tầng kỹ thuật CNTT.

ii) Ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan.

iii) Trang/Cổng thông tin điện tử (Cung cấp, cập nhật thông tin; Các chức năng hỗ trợ trên trang/cổng thông tin điện tử).

iv) Cung cấp dịch vụ công trực tuyến.

v) Cơ chế, chính sách và các quy định cho ứng dụng CNTT (bao gồm cả các quy định về an toàn thông tin).

vi) Nhân lực cho ứng dụng CNTT.

Chi tiết Bộ tiêu chí đánh giá và xếp hạng mức độ ứng dụng CNTT của cơ quan nhà nước cấp tỉnh tại Phụ lục 1A và Phục lục 1B.

2.2. Nội dung Bộ tiêu chí đánh giá, xếp hạng mức độ Chính quyền điện tử cấp huyện, cấp xã bao gồm các hạng mục chính như sau:

a) Đánh giá điều kiện sẵn sàng Chính quyền điện tử, bao gồm 03 nhóm tiêu chí:

i. Nhóm tiêu chí đánh giá cơ sở hạ tầng thông tin.

ii. Nhóm tiêu chí đánh giá nhân lực CNTT.

iii. Nhóm tiêu chí đánh giá môi trường chính sách về ứng dụng CNTT.

b) Đánh giá kết quả Chính quyền điện tử, bao gồm 04 nhóm tiêu chí:

i. Nhóm tiêu chí đánh giá mức độ hiện diện (tính minh bạch).

ii. Nhóm tiêu chí đánh giá mức độ tương tác.

iii. Nhóm tiêu chí đánh giá mức độ giao dịch.

iv. Nhóm tiêu chí đánh giá mức độ chuyển đổi.

Chi tiết Bộ tiêu chí đánh giá, xếp hạng mức độ Chính quyền điện tử cấp huyện được quy định tại Phụ lục 2A và Phụ lục 2B.

Chi tiết Bộ tiêu chí đánh giá, xếp hạng mức độ Chính quyền điện tử cấp xã được quy định tại Phụ lục 3A và Phụ lục 3B.

V. Phương pháp đánh giá

1. Tổng quan

- Việc đánh giá mức độ ứng dụng CNTT của các cơ quan được thực hiện bằng hình thức cho điểm đối với các hạng mục quy định tại mục IV.

- Việc đánh giá không thực hiện đối với các nội dung có liên quan đến độ mật;

2. Số liệu sử dụng để đánh giá

Số liệu sử dụng để đánh giá được lấy từ báo cáo của các cơ quan theo mẫu phiếu khảo sát kèm theo phương pháp đánh giá này tại Phụ lục 1A, Phụ lục 2A, Phụ lục 3A. Các số liệu này được đối chiếu với số liệu báo cáo ứng dụng CNTT của các cơ quan hàng năm và qua công tác kiểm tra ứng dụng CNTT của Sở Thông tin và Truyền thông.

3. Tiêu chí và cách tính điểm cho từng hạng mục

3.1. Đối với các cơ quan nhà nước cấp tỉnh:

a) Tiêu chí và cách tính điểm

- Cách tính điểm đối với từng hạng mục như sau:

TT

Nội dung đánh giá

Điểm tối đa cho các cơ quan

1

Hạ tầng kỹ thuật CNTT

100

2

Ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan

400

3

Trang/Cổng thông tin điện tử

100

4

Cung cấp dịch vụ công trực tuyến

200

5

Cơ chế, chính sách và các quy định cho ứng dụng CNTT

100

6

Nhân lực cho ứng dụng CNTT

100

Tổng điểm

1.000

b) Các trường hợp không được tính điểm (điểm bằng 0):

- Không khai báo đủ thông tin, số liệu theo quy định.

- Số liệu khai báo không đúng với thực tế.

3.2. Đối với UBND cấp huyện, UBND cấp xã:

a) Việc xếp hạng mức độ Chính quyền điện tử cấp huyện, cấp xã được thực hiện căn cứ vào điểm số đánh giá của từng xã, huyện và xếp hạng theo 04 mức độ: Mức I, Mức II, Mức III và Mức IV. Các địa phương đạt điểm dưới Mức IV thì không xếp hạng.

i. Các mức I, II, III và IV đối với Chính quyền điện tử cấp huyện được xác định như sau:

TT

Kết quả

Mức I

Mức II

Mức III

Mức IV

Điều kiện sẵn sàng

1

Điểm số tối thiểu

450

400

375

350

2

Hạ tầng

90% x300

80% x300

75% x300

70% x300

3

Nhân lực

90% x120

80% x120

75% x120

70% x120

4

Môi trường

90% x80

80% x80

75% x80

70% x80

Mức độ đạt được

1

Điểm số tối thiểu

900

842,5

770

705

2

Chuyển đổi

90% x50

50% x50

0% x50

0% x50

3

Giao dịch

90% x200

80% x200

75% x200

70% x200

4

Tương tác

90% x350

85% x350

80% x350

70% x350

5

Hiện diện

90% x400

90% x400

85% x400

80% x400

ii. Các mức I, II, III và IV đối với Chính quyền điện tử cấp xã được xác định như sau:

TT

Kết quả

Mức I

Mức II

Mức III

Mức IV

Điều kiện sẵn sàng

1

Điểm số tối thiểu

450/500

400/500

375/500

350/500

2

Hạ tầng

90% x300

80% x300

75% x300

70% x300

3

Nhân lực

90% x120

80% x120

75% x120

70% x120

4

Môi trường

90% x80

80% x80

75% x80

70% x80

Mức độ đạt được

1

Điểm số tối thiểu

540/600

501/600

435/600

385/600

2

Chuyển đổi

90% x50

50% x50

0% x50

0% x50

3

Giao dịch

90% x100

80% x100

75% x100

70% x100

4

Tương tác

90% x180

85% x180

80% x180

70% x180

5

Hiện diện

90% x270

90% x270

80% x270

70% x270

b) Thực hiện xếp hạng mức độ Chính quyền điện tử cấp huyện, cấp xã theo 02 nhóm bao gồm:

i. Xếp hạng mức độ Chính quyền điện tử các cấp huyện;

ii. Xếp hạng mức độ Chính quyền điện tử các cấp xã.

4. Cách kiểm tra, đánh giá đối với hạng mục Trang/Cổng thông tin điện tử và Cung cấp dịch vụ công trực tuyến (DVCTT)

Đối với hạng mục Trang/Cổng thông tin điện tử và Cung cấp DVCTT, việc đánh giá được thực hiện phối hợp giữa số liệu theo báo cáo và kiểm tra trực tiếp trên Trang/Cổng thông tin điện tử của cơ quan. Kết quả kiểm tra có thể được ghi lại bằng cách chụp màn hình hoặc ghi hình lại quá trình kiểm tra đối với các trường hợp lỗi hoặc trường hợp đặc biệt.

4.1. Kiểm tra Thông tin: Kiểm tra trực tiếp và chấm điểm cho từng tiêu chí trên Trang/Cổng thông tin điện tử của cơ quan.

4.2. Kiểm tra, công nhận DVCTT mức độ 3, mức độ 4:

a) DVCTT mức độ 3, 4 được công nhận khi:

- Dịch vụ phải gắn với một thủ tục hành chính được UBND tỉnh phê duyệt.

- Dịch vụ phải hoạt động tại thời điểm kiểm tra.

b) Xác định số lượng DVCTT:

- Một thủ tục hành chính được nhiều điểm xây dựng thành DVCTT (mỗi cơ quan thuộc, trực thuộc xây dựng riêng lẻ thành DVCTT) hoặc được một cơ quan xây dựng thành DVCTT và được triển khai sử dụng ở nhiều địa điểm (nhiều cơ quan thuộc, trực thuộc triển khai sử dụng) chỉ được tính là một DVCTT.

- Một ứng dụng DVCTT mà trong đó gộp nhiều thủ tục hành chính trong một giao diện (ví dụ: nếu chọn tạo mới thì theo A, nếu sửa đổi theo B,...) thì dịch vụ này được tính thành nhiều dịch vụ (tương ứng với số thủ tục hành chính).

c) Cách thức kiểm tra

i. Căn cứ theo khai báo của các cơ quan, đối chiếu tên dịch vụ với bộ TTHC của cơ quan được UBND tỉnh phê duyệt, nếu tương đương thì mới được xác nhận để kiểm tra.

ii. Đối với các cơ quan có số lượng DVCTT mức độ 3, 4 lớn, việc kiểm tra được thực hiện theo phương pháp kiểm tra đại diện và hậu kiểm như sau:

- Các DVCTT được phân nhóm (ví dụ: nhóm dịch vụ xuất bản, nhóm dịch vụ đấu thầu,...). Trong từng nhóm sẽ chọn dịch vụ đại diện chính và một số dịch vụ khác để kiểm tra.

- Một DVCTT đã được công nhận nhưng nếu sau này có ý kiến phản hồi về mức độ hoặc chất lượng của dịch vụ thì dịch vụ sẽ được kiểm tra lại. Nếu dịch vụ này không đúng như khai báo của đơn vị, kết quả đánh giá cho đơn vị sẽ bị hủy, không được công nhận và sẽ được thông báo cho các đơn vị liên quan.

- Một DVCTT khi kiểm tra bị lỗi sẽ được kiểm tra lại tối thiểu 1 lần vào một thời điểm khác.

iii. Cách kiểm tra công nhận DVCTT

- Kiểm tra trực tiếp:

Cán bộ kiểm tra được giả định như một người dân, doanh nghiệp có nhu cầu thực hiện thủ tục hành chính theo hình thức trực tuyến và thực hiện các bước để đăng ký, sử dụng DVCTT. Một DVCTT được công nhận hoạt động và đạt được mức 3 trở lên khi:

+ Đăng ký được tài khoản;

+ Gửi được hồ sơ trực tuyến;

+ Có thể theo dõi được trạng thái xử lý hồ sơ.

- Kiểm tra công nhận theo báo cáo của cơ quan:

+ Tên dịch vụ phải có trong bộ TTHC của cơ quan được UBND tỉnh phê duyệt.

+ Mở được dịch vụ theo đường liên kết (link) khai báo.

+ Người đánh giá có cảm quan dịch vụ hoạt động và đạt yêu cầu.

VI. Đánh giá theo từng hạng mục

1. Mức độ theo từng hạng mục của cơ quan nhà nước cấp tỉnh:

- Được xác định căn cứ vào điểm đánh giá cho hạng mục đó của từng cơ quan để xếp theo thứ tự từ cao đến thấp và xác định mức độ Tốt, Khá, Trung bình.

- Các mức Tốt, Khá, Trung bình được xác định như sau: mức Tốt là đơn vị có điểm đánh giá lớn hơn hoặc bằng 80% mức điểm tối đa của hạng mục; mức Khá là đơn vị có chỉ số đánh giá lớn hơn hoặc bằng 65% và nhỏ hơn 80% mức điểm tối đa của hạng mục; mức Trung bình: là đơn vị có chỉ số đánh giá nhỏ hơn 65% mức điểm tối đa của hạng mục.

2. Mức độ theo từng hạng mục của UBND cấp huyện, UBND cấp xã: Được xác định căn cứ vào điểm đánh giá cho hạng mục đó của từng UBND cấp huyện, UBND cấp xã để xếp theo thứ tự từ Mức I (Tốt), Mức II (Khá), Mức III (Trung bình), Mức IV (Kém).

3. Việc đánh giá được thực hiện theo 03 nhóm cơ quan bao gồm:

- Nhóm các cơ quan sở, ngành cấp tỉnh.

- Nhóm các cơ quan Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, bao gồm: các phòng ban chuyên môn trực thuộc, Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn.

- Nhóm các cơ quan Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn.

VII. Quy trình triển khai đánh giá

Việc tổ chức triển khai đánh giá được thực hiện theo quy trình như sau:

- Các cơ quan nhà nước sở, ngành cấp tỉnh thực hiện gửi báo cáo theo mẫu tại Phụ lục 1A; UBND cấp huyện thực hiện gửi báo cáo theo mẫu tại Phụ lục 2A; Đối với UBND cấp xã thực hiện gửi báo cáo theo mẫu tại Phụ lục 3A về UBND cấp huyện tổng hợp chung. Các mẫu báo cáo tại Phụ lục 1A, 2A, 3A gửi về Sở Thông tin và Truyền thông trước ngày 01 tháng 12 của năm đánh giá.

- Sở Thông tin và Truyền thông (Cơ quan triển khai đánh giá):

+ Tổng hợp số liệu từ báo cáo của các cơ quan theo quy định của phương pháp đánh giá.

+ Thực hiện kiểm tra, đánh giá.

+ Gửi số liệu kiểm tra, đánh giá cho từng cơ quan để xác nhận (nhằm thống nhất số liệu đưa vào đánh giá)

+ Cập nhật số liệu, đánh giá.

+ Hoàn thiện báo cáo đánh giá, trình UBND tỉnh phê duyệt./.