Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 104/2003/QĐ-UB | Bình Dương, ngày 14 tháng 03 năm 2003 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG
ỦY BAN NHÂN DÂN
- Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 21/6/1994.
- Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 12/7/2001;
- Căn cứ Nghị quyết số 13/2002/NQ-CP; Nghị định số 14/2003/NĐ-CP ngày 19/2/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Giao thông đường bộ và Nghị định số 15/2003/NĐ-CP ngày 19/2/2003 của Chính phủ quy định các hình thức xử phạt vi phạm hành chính trên lĩnh vực an toàn giao thông.
- Theo đề nghị của Thường trực Ban An toàn giao thông tỉnh.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Nay ban hành kèm theo quyết định này Quy định về phân công trách nhiệm quản lý trật tự an toàn giao thông đô thị trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
Điều 2: Giao cho Thường trực Ban An toàn giao thông tỉnh tổ chức hướng dẫn kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện. Hàng tháng báo cáo kết quả về Uỷ ban nhân dân tỉnh.
Điều 3: Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân & Uỷ ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp, thủ trưởng các sở, ban, ngành có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
QUY ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG.
(Ban hành kèm theo quyết định số 104/2003/QĐ-UB ngày 14/03/2002 của Uỷ ban nhân dân tỉnh).
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1: Trật tự an toàn giao thông đô thị bao gồm: các qui tắc giao thông đường bộ; an toàn về kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; trật tự vệ sinh đường phố và nếp sống văn minh đô thị được quy định các hành vi vi phạm và mức xử phạt cụ thể tại chương II và III Nghị định số 15/2003/NĐ-CP của Chính phủ.
Điều 2: Chủ tịch Uỷ ban nhân dân có trách nhiệm tổ chức thực hiện các biện pháp để thiết lập, duy trì trật tự an toàn giao thông đô thị ở địa phương, coi đây 1à nhiệm vụ trọng tâm thường xuyên. Tổ chức kiểm tra việc thực hiện ở các cấp, các ngành thuộc phạm vi quản lý.
Điều 3 : Các tổ chức, cá nhân làm việc sinh sống trên địa bàn tỉnh Bình Dương phải nghiêm túc chấp hành các quy định của pháp luật về an toàn giao thông, trật tự đô thị. Những trường hợp vi phạm đều được xử lý theo pháp luật.
Chương II
PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐÔ THỊ.
Điều 4 : Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện và thị xã TDM tổ chức thực hiện công tác phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các hành vi xâm phạm công trình đường bộ, lấn chiếm hành lang an toàn đường bộ ở các tuyến đường và các đường nội ô thị xã, thị trấn theo địa giới hành chính. Tổ chức giả tỏa lòng đường, hè phố bị chiếm dụng.
Chỉ đạo Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các xã, phường, thị trấn và các đơn vị chức năng thuộc quyền sắp xếp nơi họp chợ, buôn bán cho nhân dân hợp lý nhưng không được vi phạm các quy định về an toàn giao thông.
Chỉ đạo công tác vận động nhân dân thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về an toàn giao thông; vệ sinh môi trường, văn minh đô thị; Tổ chức các mô hình phong trào tự quản về An toàn giao thông đến tổ nhân dân.
Tổ chức kiểm tra, hướng dẫn chấn chỉnh việc thực hiện của các ngành, địa phương thuộc phạm vi quản lý. Chịu trách nhiệm trước Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh về tình hình trật tư an toàn giao thông đô thị tại địa phương.
Điều 5 : Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các xã, phường, thị trấn tổ chức thực hiện công tác phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các hành vi xâm phạm, lấn chiếm hành lang an toàn đường bộ trên các tuyến đường liên huyện, liên xã và các chợ thuộc phạm vi quản lý.
Phối hợp các cơ quan chức năng tham gia giải tỏa lòng đường, hè phố bị chiếm dụng.
Tổ chức công tác tuyên truyền pháp luật về an toàn giao thông đường bộ, an toàn giao thông đô thị cho nhân dân trên địa bàn. Tổ chức cho nhân dân, các tổ nhân dân ký kết thực hiện phong trào gia đình an toàn giao thông; khu phố, tổ nhân dân tự quản về an toàn giao thông.
Chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, thị về tình hình trật tự an toàn giao thông đô thị tại địa phương.
Điều 6 : Ngành Giao thông Vận tải lắp đặt đầy đủ cọc tiêu, biển báo, vạch kẻ đường, cột móc lộ giới trên tất cả các tuyến đường trong tỉnh. Công bố cho nhân dân biết phạm vi lộ giới từng tuyến đường cụ thể. Thông báo đến Uỷ ban nhân dân các cấp những trường hợp vi phạm lộ giới cần phải giải tỏa. Phân cấp quản lý các công trình giao thông theo chức năng giữa tỉnh và huyện, thị. Chỉ đạo lực lượng Thanh tra giao thông phối hợp các lực lượng chức năng và Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, bảo vệ hành lang đường bộ và tổ chức giải tỏa lòng đường, hè phố bị chiếm dụng.
Điều 7 : Ngành Công an phân công, phân cấp thực hiện công tác tuần tra kiểm soát trệt tự giao thông đường bộ. Phối hợp hỗ trợ Uỷ ban nhân dân các cấp phòng ngừa, xử lý các hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông đô thị theo quy định của pháp luật.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 8 : Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp, Thủ trưởng các sở, ban, ngành căn cứ chức năng, nhiệm vụ có kế hoạch tổ chức thực hiện nghiêm túc quy định này.
Hàng tháng báo cáo kết quả thực hiện về Thường trực Ban an toàn giao thông tỉnh để tập hợp báo cáo về trên./.
- 1Quyết định 08/2011/QĐ-UBND về Quy định quản lý, sử dụng vỉa hè, lòng đường, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, vệ sinh môi trường, mỹ quan đô thị trên địa bàn tỉnh Hưng Yên do Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên ban hành
- 2Chỉ thị 17/CT-UBND năm 2013 tăng cường biện pháp đảm bảo trật tự an toàn giao thông, đô thị, an toàn xã hội, vệ sinh môi trường và cảnh quan đô thị trên địa bàn Thành phố Hà Nội
- 3Quyết định 2165/QĐ-UBND năm 2014 bãi bỏ văn bản do Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành từ năm 1997 đến năm 2013 không còn phù hợp với pháp luật hiện hành và tình hình thực tế của địa phương
- 4Công văn 3124/UBND-XDGT năm 2015 về rà soát, chấn chỉnh công tác quản lý, giám sát đảm bảo trật tự an toàn giao thông, an toàn lao động, phòng chống cháy nổ và vệ sinh môi trường khi thi công Dự án tuyến đường sắt đô thị do Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội ban hành
- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 1994
- 2Luật Giao thông đường bộ 2001
- 3Nghị quyết số 13/2002/NQ-CP về các giải pháp kiềm chế gia tăng và tiến tới giảm dần tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông do Chính phủ ban hành
- 4Nghị định 15/2003/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về giao thông đường bộ
- 5Nghị định 14/2003/NĐ-CP Hướng dẫn Luật giao thông đường bộ
- 6Quyết định 08/2011/QĐ-UBND về Quy định quản lý, sử dụng vỉa hè, lòng đường, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, vệ sinh môi trường, mỹ quan đô thị trên địa bàn tỉnh Hưng Yên do Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên ban hành
- 7Chỉ thị 17/CT-UBND năm 2013 tăng cường biện pháp đảm bảo trật tự an toàn giao thông, đô thị, an toàn xã hội, vệ sinh môi trường và cảnh quan đô thị trên địa bàn Thành phố Hà Nội
- 8Công văn 3124/UBND-XDGT năm 2015 về rà soát, chấn chỉnh công tác quản lý, giám sát đảm bảo trật tự an toàn giao thông, an toàn lao động, phòng chống cháy nổ và vệ sinh môi trường khi thi công Dự án tuyến đường sắt đô thị do Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội ban hành
Quyết định 104/2003/QĐ-UB quy định phân công trách nhiệm quản lý trật tự an toàn giao thông đô thị trên địa bàn tỉnh Bình Dương
- Số hiệu: 104/2003/QĐ-UB
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 14/03/2003
- Nơi ban hành: Tỉnh Bình Dương
- Người ký: Hồ Minh Phương
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra