- 1Nghị định 136/2013/NĐ-CP quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội
- 2Nghị định 134/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội tự nguyện
- 3Luật ngân sách nhà nước 2015
- 4Nghị định 136/2016/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 221/2013/NĐ-CP quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1037/QĐ-UBND | Phú Nhuận, ngày 28 tháng 9 năm 2016 |
BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN PHÚ NHUẬN GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN PHÚ NHUẬN
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Quyết định số 3582/QĐ-UBND ngày 12 tháng 7 năm 2016 của Ủy ban nhân dân thành phố về ban hành Chương trình giảm nghèo bền vững của thành phố giai đoạn 2016 - 2020;
Xét đề nghị của Ban Giảm nghèo bền vững quận tại Phiếu trình số 49/PTr-BGNBV ngày 26 tháng 9 năm 2016,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Nơi nhận: | KT. CHỦ TỊCH |
GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN PHÚ NHUẬN GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1037/QĐ-UBND ngày 28 tháng 9 năm 2016 của Ủy ban nhân dân quận)
Căn cứ Quyết định số 3582/QĐ-UBND ngày 12 tháng 7 năm 2016 của Ủy ban nhân dân thành phố về ban hành Chương trình giảm nghèo bền vững của thành phố giai đoạn 2016 - 2020 (sau đây viết tắt là Quyết định số 3582);
Căn cứ Nghị quyết số 06-NQ/QU ngày 23 tháng 9 năm 2016 của Ban Thường vụ Quận ủy về lãnh đạo Chương trình giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020;
Giai đoạn 2016 - 2020, quận Phú Nhuận có 621 hộ nghèo - chiếm 1,34% hộ dân của quận, gồm 2.712 thành viên (nhóm 11: 63 hộ - 353 thành viên; nhóm 22: 440 hộ - 1.688 thành viên, nhóm 33: 91 hộ - 538 thành viên, nhóm 34: 27 hộ - 133 thành viên); 695 hộ cận nghèo5 - chiếm 1,5% hộ dân toàn quận, gồm 2.833 thành viên.
Trên cơ sở kế thừa và phát huy thành quả thực hiện chương trình giảm nghèo của các giai đoạn trước, Ủy ban nhân dân quận triển khai Chương trình giảm nghèo bền vững trên địa bàn quận Phú Nhuận giai đoạn 2016 - 2020 như sau:
1. Mục đích
Quán triệt và triển khai thực hiện hiệu quả các chính sách hỗ trợ cho người nghèo theo tinh thần Quyết định số 3582, đồng thời có bổ sung các chính sách hỗ trợ chăm lo cho người người theo khả năng vận động của quận.
2. Yêu cầu
Chương trình giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020 sẽ là giai đoạn chuyển tiếp, sử dụng song song cả hai phương pháp đo lường nghèo theo đơn chiều6 và theo đa chiều7. Do vậy, cấp ủy đảng, chính quyền, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp tiếp tục xác định đây là nhiệm vụ thường xuyên, cần quan tâm chỉ đạo chặt chẽ, đúng lộ trình từng bước cụ thể của thành phố, không chủ quan, vừa làm, vừa rút kinh nghiệm, nhằm không ngừng cải thiện, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân, nâng cao khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản và đảm bảo an sinh xã hội, không để hộ tái nghèo.
II. MỤC TIÊU VÀ CHỈ TIÊU CỦA CHƯƠNG TRÌNH
1. Mục tiêu tổng quát: Tạo điều kiện cho người nghèo, hộ nghèo, hộ cận nghèo tiếp cận một cách tốt nhất các dịch vụ xã hội cơ bản (giáo dục - đào tạo, y tế, việc làm - bảo hiểm xã hội, nhà ở - điều kiện sống, thông tin) nhằm cải thiện và từng bước nâng cao mức sống, điều kiện sống và chất lượng cuộc sống cho người nghèo, hộ nghèo, hộ cận nghèo trên toàn quận.
2. Chỉ tiêu cụ thể:
- Bình quân thu nhập của hộ nghèo vào năm 2020 tăng lên 3,5 lần so với năm 2011.
- Hàng năm, giảm hộ nghèo từ 20% trở lên so với tổng hộ nghèo; phấn đấu cuối năm 2016 Quận không còn hộ người có công với cách mạng trong chuẩn nghèo thành phố, cuối năm 2018 Quận cơ bản không còn hộ nghèo và cuối năm 2019 Quận không còn hộ nghèo theo tiêu chí của Thành phố.
- Hàng năm, giảm hộ cận nghèo từ 20% trở lên so với tổng hộ cận nghèo; phấn đấu cuối năm 2020 tỷ lệ hộ cận nghèo dưới 1% so với tổng hộ dân toàn quận.
- Không để hộ tái nghèo.
1. Triển khai đầy đủ và có hiệu quả những nội dung, biện pháp của Chương trình giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 theo hướng dẫn của Thành phố. Tạo điều kiện giúp các hộ kịp thời tiếp cận đầy đủ các chính sách, chế độ theo tiêu chí đa chiều của chương trình thành phố và các giải pháp trợ giúp đảm bảo an sinh xã hội của quận.
2. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền trong việc tổ chức thực hiện các mục tiêu giảm nghèo bền vững; tiếp tục tập trung chỉ đạo đẩy mạnh thực hiện các giải pháp chương trình, trong đó chú trọng đến giáo dục, tạo việc làm, trợ vốn; trợ giúp xã hội cho hộ nghèo ổn định cuộc sống, nhất là các hộ đặc biệt khó khăn (neo đơn, bệnh tật, già yếu, không có nguồn lao động...), không để tái nghèo; gắn Chương trình giảm nghèo bền vững trong chương trình phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội hàng năm và lồng ghép vào các phong trào trên địa bàn quận (phong trào Đền ơn đáp nghĩa; phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa; phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc,...)
3. Không ngừng nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý, điều hành của chính quyền, chất lượng hoạt động của Ban giảm nghèo các cấp và Tổ tự quản giảm nghèo; tiếp tục phối hợp đồng bộ và có hiệu quả với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trong công tác tuyên truyền, triển khai thực hiện các giải pháp và làm tốt công tác kiểm tra, giám sát các hoạt động Chương trình; nhân rộng điển hình, mô hình hiệu quả.
4. Đẩy mạnh xã hội hóa việc huy động các nguồn lực tham gia của cộng đồng, của các ngành, các cấp hỗ trợ cho mục tiêu của chương trình, duy trì phong trào “Tương thân, tương ái” sâu rộng, động viên những tấm lòng nhân ái tham gia ủng hộ chăm lo cho người nghèo, hộ nghèo, hộ cận nghèo.
5. Thường xuyên quan tâm công tác giáo dục nâng cao ý thức tự lực, quyết tâm vươn lên thoát nghèo của các hộ. Tăng cường các hoạt động truyền thông, phát triển hiệu quả phong trào “Tình làng, nghĩa xóm”.
1. Huy động, vận động và sử dụng các nguồn lực đáp ứng cho mục tiêu giảm nghèo:
- Hàng năm, Quận cân đối nguồn vốn từ ngân sách để ủy thác sang Ngân hàng Chính sách xã hội quận tối thiểu 2 tỷ đồng cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, giải quyết việc làm và các đối tượng chính sách khác theo quy định của thành phố.
- Phát huy có hiệu quả các nguồn tín dụng khác như: Chương trình tín dụng từ Ngân hàng Chính sách xã hội; Quỹ tín dụng Hội Liên hiệp phụ nữ quận; Quỹ tín dụng Ủy ban Hội Liên hiệp thanh niên thành phố, ...
- Đẩy mạnh xã hội hóa việc huy động các nguồn lực đầu tư cho mục tiêu giảm hộ nghèo, hộ cận nghèo, tạo thành phong trào sâu rộng thu hút và động viên sự tham gia ủng hộ của các tầng lớp nhân dân, hệ thống chính trị các cấp, các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội hỗ trợ người nghèo, trong đó duy trì hoạt động vận động đóng góp Quỹ xã hội quận bình quân đạt trên 5 tỷ đồng/năm để chăm lo thêm cho người nghèo, hộ nghèo, hộ cận nghèo và người có công với cách mạng trên địa bàn.
2. Triển khai đầy đủ các chính sách hỗ trợ giảm nghèo
a) Chính sách hỗ trợ về nhà ở
- Phối hợp Ban vận động Quỹ Vì người nghèo quận tiếp tục thực hiện chính sách xây dựng và sửa chữa nhà ở cho hộ nghèo, giảm dần tỷ lệ người nghèo có nhà ở chưa được đảm bảo về diện tích và chất lượng nhà ở.
- Đẩy mạnh thực hiện cho vay vốn để người nghèo tự sửa chữa nhà từ Quỹ hỗ trợ giảm nghèo và các chương trình tín dụng từ Ngân hàng chính sách xã hội.
b) Chính sách hỗ trợ về giáo dục
- Tiếp tục triển khai thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ giáo dục theo quy định của Trung ương và Thành phố. Ngoài ra, thông qua các nguồn Quỹ Vì người nghèo, Quỹ khuyến học, các chương trình học bổng của hội, đoàn thể thuộc quận và sự hỗ trợ của các cá nhân, tổ chức tiếp tục hỗ trợ học bổng cho 100% học sinh là thành viên hộ nghèo, hộ cận nghèo.
- Thường xuyên quan tâm, theo dõi kết quả học tập của học sinh là thành viên hộ nghèo, hộ cận nghèo, kịp thời phối hợp, đề xuất hỗ trợ những trường hợp khó khăn đột xuất, không để xảy ra trường hợp học sinh là thành viên hộ nghèo, hộ cận nghèo bỏ học vì hoàn cảnh khó khăn.
c) Chính sách hướng nghiệp, đào tạo nghề và giải quyết việc làm
- Tăng cường công tác tư vấn, hướng nghiệp, đào tạo nghề theo hướng phù hợp với trình độ và hoàn cảnh của người nghèo, hộ nghèo.
- Tiếp tục thực hiện cập nhật nhu cầu của các đơn vị kinh doanh và thông tin đến 15 phường theo định kỳ hàng tháng để thu hút lao động đến tìm việc làm thích hợp, giải quyết việc làm tại chỗ cho người lao động có nhu cầu.
- Cập nhật nhu cầu, trình độ tay nghề, trình độ văn hóa và điều kiện sức khoẻ của lao động hộ nghèo, hộ cận nghèo để đưa lao động có nhu cầu đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài.
d) Chính sách hỗ trợ chăm sóc sức khỏe
- Thực hiện tuyên truyền đầy đủ các chính sách hỗ trợ chăm sóc sức khỏe cho hộ nghèo, hộ cận nghèo như: chính sách hỗ trợ tiền mua thẻ bảo hiểm y tế (BHYT); chính sách hỗ trợ chi phí khám chữa bệnh, hỗ trợ tiền ăn khi điều trị nội trú tại các cơ sở y tế công lập; chính sách hỗ trợ nâng cao chất lượng dân số giai đoạn đầu đời; chính sách hỗ trợ chi phí phẫu thuật tim, tiền ăn, tiền đi lại khi trẻ em bị tim bẩm sinh,...
- Tiếp tục vận động tổ chức, cá nhân hỗ trợ 30% mệnh giá thẻ BHYT cho thành viên hộ nghèo nhóm 3 a và thành viên hộ cận nghèo trong độ tuổi dưới 18 tuổi và từ 60 tuổi trở lên. Phấn đấu mỗi năm 100% thành viên hộ nghèo (nhóm 1, 2), hơn 90% thành viên hộ nghèo nhóm 3a và thành viên hộ cận nghèo có thẻ BHYT.
đ) Chính sách cho vay ưu đãi và tín dụng nhỏ
- Sử dụng linh hoạt và có hiệu quả các chương trình cho vay ưu đãi và tín dụng nhỏ để tập trung hỗ trợ cho hộ nghèo và hộ cận nghèo có nhu cầu vay vốn tổ chức sản xuất - kinh doanh - dịch vụ, nâng thu nhập và cải thiện cuộc sống, vượt mức chuẩn nghèo và chuẩn cận nghèo theo tiêu chí thu nhập theo hướng bền vững.
- Phát triển thêm các dự án vay vốn quỹ hỗ trợ giảm nghèo nhằm tạo việc làm cho lao động nghèo, cận nghèo trên địa bàn quận.
e) Chính sách hỗ trợ bảo hiểm xã hội
- Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động người nghèo, cận nghèo tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.
- Ngân sách nhà nước hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) theo quy định tại Nghị định số 134/2015/NĐ-CP ngày 29/12/2015 của Chính phủ quy định (hộ nghèo nhóm 1, 2: ngân sách hỗ trợ 30% của 22% mức thu nhập hàng tháng của người lao động tham gia BHXH tự nguyện; hộ nghèo nhóm 3a và hộ cận nghèo: ngân sách hỗ trợ 25% của 22% mức thu nhập hàng tháng của người lao động tham gia BHXH tự nguyện; hộ nghèo nhóm 3b: ngân sách hỗ trợ 10% của 22% mức thu nhập hàng tháng của người lao động tham gia BHXH tự nguyện). Đồng thời, vận động cộng đồng xã hội tạo nguồn hỗ trợ ổn định và lâu dài cho hộ nghèo, cận nghèo mua bảo hiểm xã hội tự nguyện.
g) Chính sách hỗ trợ về tiếp cận nguồn nước sạch
- Phối hợp rà soát, hỗ trợ đảm bảo 100% hộ nghèo, hộ cận nghèo sử dụng nguồn nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày.
- Triển khai đầy đủ các chính sách hỗ trợ giảm giá nước sinh hoạt cho người nghèo theo hướng dẫn của thành phố. Đồng thời, vận động hỗ trợ thêm những trường hợp hộ nghèo nhóm 1, nhóm 2 có thu nhập chưa đảm bảo việc sử dụng nguồn nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày.
h) Chính sách hỗ trợ tiếp cận thông tin
- Đa dạng hóa các hoạt động truyền thông giúp người nghèo tiếp cận thông tin kịp thời và đầy đủ các chính sách giảm nghèo thao phương pháp nghèo đa chiều.
- Tăng cường cung cấp các thông tin về kiến thức, kỹ năng phát triển kinh tế gia đình, ứng phó với thiên tai, biến đổi khí hậu, cùng với các chính sách an sinh xã hội, góp phần nâng cao nhận thức, hiểu biết về giảm nghèo đa chiều cho người dân, nhất là hộ nghèo, hộ cận nghèo, tạo sự an tâm, tự tin, chủ động tự vươn lên thoát nghèo, giảm thiếu tối đa tư tưởng trông chờ, ỷ lại của hộ.
- Tổ chức các chương trình văn hóa, văn nghệ phục vụ cho việc cải thiện và nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho người nghèo.
- Phối hợp các cơ quan liên quan của Thành phố thực hiện hỗ trợ đầu thu truyền hình số mặt đất, các phương tiện thông tin cho hộ nghèo đang bị thiếu hụt.
k) Chính sách trợ giúp pháp lý
Tiếp tục thực hiện trợ giúp pháp lý miễn phí cho người nghèo thông qua các hình thức: tư vấn pháp luật; tham gia tố tụng; đại diện ngoài tố tụng; các đợt trợ giúp pháp lý lưu động, Bảng thông tin, Hộp tin về trợ giúp pháp lý tại trụ sở Ủy ban nhân dân và các hình thức khác theo quy định của pháp luật. Tăng cường thông tin, phổ biến các chế độ, chính sách, quy định pháp luật đến với người nghèo thông qua hình thức tờ gấp pháp luật, cẩm nang pháp luật và các tài liệu pháp luật khác. Qua đó, giúp người nghèo tiếp cận các dịch vụ pháp lý, hiểu biết về luật pháp, góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở; đồng thời nhận được sự trợ giúp của luật sư giúp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bản thân và gia đình.
I) Các chính sách hỗ trợ đảm bảo về trợ cấp xã hội
- Ngân sách nhà nước đảm bảo thực hiện tốt các chính sách trợ cấp xã hội chăm lo cho người nghèo như: trợ cấp xã hội hàng tháng cho các đối tượng thuộc hộ nghèo được quy định tại Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ về quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội; hỗ trợ quà Tết nguyên đán; trợ cấp bù giá điện; trợ cấp khó khăn; hỗ trợ chi phí hỏa táng; hỗ trợ giảm tiền sử dụng đất,...
- Thực hiện vận động xã hội chăm lo thêm cho hộ nghèo trong dịp Tết Nguyên đán; hỗ trợ hàng tháng cho hộ nghèo có thành viên đang hưởng chế độ người có công với cách mạng; hỗ trợ hàng tháng cho thành viên hộ nghèo, hộ cận nghèo bị bệnh nặng, bệnh hiểm nghèo; hỗ trợ hàng tháng cho hộ có thành viên khuyết tật, bại liệt, tâm thần, người cao tuổi không có khả năng nâng thu nhập.
- Tiếp tục phối hợp với Công ty Điện lực Gia định thực hiện chương trình “Nguồn điện an toàn” cho hộ nghèo, hộ cận nghèo của quận.
- Đẩy mạnh cuộc vận động cộng đồng xã hội nhận đỡ đầu, chăm lo ổn định lâu dài cho những hộ nghèo thuộc diện khó khăn đặc biệt, không có điều kiện và khả năng tổ chức cuộc sống (hộ người cao tuổi, neo đơn, không còn khả năng lao động,..). Đồng thời, thực hiện vận động các hộ nghèo, hộ cận nghèo có thành viên là người tàn tật bại liệt, người bệnh tâm thần, người già yếu,.. đưa những người này vào các Trung tâm bảo trợ xã hội của Thành phố (hoặc các cơ sở bảo trợ xã hội tại cộng đồng) để nuôi dưỡng, chăm sóc, giúp giảm bớt khó khăn của gia đình, để hộ có điều kiện tập trung sản xuất làm ăn để vượt nghèo.
3. Thực hiện bình đẳng về giới
- Đảm bảo cho chủ hộ nghèo, hộ cận nghèo là phụ nữ được tiếp cận đầy đủ và bình đẳng các chính sách hỗ trợ giảm nghèo, các dịch vụ xã hội cơ bản để tự vươn lên thoát nghèo.
- Ưu tiên hỗ trợ phụ nữ làm kinh tế gia đình, tạo việc làm, tăng thu nhập, có tích lũy và giảm nghèo. Quan tâm chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em và nâng cao chế độ ăn uống hợp dinh dưỡng cho gia đình, bảo vệ sức khỏe bà mẹ; thực hiện phong trào nuôi dạy con tốt, dạy con ngoan, xây dựng gia đình hạnh phúc; thực hiện phát động phong trào chủ hộ nghèo, hộ cận nghèo là phụ nữ sử dụng tiết kiệm nhiên liệu, năng lượng và dùng các nguồn năng lượng sạch trong sinh hoạt gia đình.
- Tổ chức các buổi truyền thông trực tiếp tại các khu phố để thực hiện đối thoại giữa chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức đoàn thể ở địa phương và người dân về chính sách, xác định nhu cầu và năng lực tham gia của người nghèo và người dân trong các hoạt động giảm nghèo tại địa phương.
- Tăng cường các hoạt động giám sát, đánh giá giảm nghèo bền vững trên địa bàn quận: tổ chức theo dõi, giám sát và đánh giá việc thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu giảm nghèo, tác động của các chính sách hỗ trợ giảm nghèo ở các cấp, các ngành theo định kỳ hàng năm. Nâng cao năng lực vận hành hệ thống giám sát, đánh giá và cập nhật thông tin về giảm nghèo ở các cấp trên cơ sở mở rộng và tạo điều kiện tăng cường sự tham gia của người dân vào các hoạt động giảm nghèo, từ việc khảo sát, bình nghị công nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo (đối tượng thụ hưởng) đến việc xây dựng chỉ tiêu giảm nghèo và kế hoạch thực hiện chương trình giảm nghèo hàng năm của từng khu phố và phường; tham gia giám sát việc quản lý nguồn lực hỗ trợ giảm nghèo và giám sát, đánh giá hiệu quả giảm nghèo của địa phương theo định kỳ, đảm bảo tính dân chủ, công khai, minh bạch của các hoạt động giảm nghèo.
5. Các chính sách và giải pháp đảm bảo thực hiện Chương trình
a) Tổ chức hệ thống thu thập thông tin về nghèo đa chiều phục vụ cho việc theo dõi, đánh giá phân tích thực trạng nghèo; xác định, công nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo và xây dựng các chỉ tiêu, nhiệm vụ và chính sách hỗ trợ giảm nghèo bền vững.
- Đảm bảo công tác khảo sát lập danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo Thành phố giai đoạn 2016 - 2020 (mốc thời điểm khảo sát: ngày 01 tháng 01 năm 2016 và ngày 01 tháng 8 năm 2016) theo quy định của Thành phố để có cơ xây dựng kế hoạch huy động nguồn lực (ngân sách và vận động xã hội), về chỉ tiêu và giải pháp giảm nghèo phù hợp theo lộ trình cụ thể hàng năm và cả giai đoạn.
- Thường xuyên kiểm tra, cập nhật thông tin và biến động (tăng, giảm) hộ nghèo, hộ cận nghèo định kỳ hàng quý và kiểm tra hiệu quả giảm nghèo theo hướng dẫn của Thành phố; tổ chức quản lý chặt chẽ số lượng và danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo phục vụ cho việc đánh giá kết quả, hiệu quả giảm nghèo của quận và phường hàng năm và cả giai đoạn.
b) Tập trung thực hiện các hoạt động giám sát Chương trình Giảm nghèo bền vững của quận dựa trên hệ thống chỉ tiêu giám sát, đánh giá chương trình giảm nghèo do Thành phố hướng dẫn.
c) Đẩy mạnh công tác thông tin truyền thông sâu rộng về các chủ trương, chính sách và nội dung hoạt động của Chương trình Giảm nghèo bền vững trên địa bàn quận giai đoạn 2016 - 2020 (theo phương pháp đa chiều) cho các ngành, các cấp và nhân dân, nhất là hộ nghèo, hộ cận nghèo; tập trung cung cấp đầy đủ các thông tin về chính sách hỗ trợ cho hộ nghèo, hộ cận nghèo một cách thường xuyên, liên tục và có hiệu quả theo hướng dẫn của Thành phố.
d) Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận và các đoàn thể thành viên, các tổ chức xã hội chỉ đạo cấp cơ sở tích cực triển khai các phong trào vận động nhân dân tham gia thực hiện hiệu quả Chương trình giảm nghèo ở địa phương, cụ thể:
- Tổ chức tốt phong trào “tình làng nghĩa xóm”, góp sức, góp kinh nghiệm giúp đỡ hộ nghèo, hộ cận nghèo; Chương trình hỗ trợ thanh niên hộ nghèo, hộ cận nghèo phát triển kinh tế gia đình; vận động và xây dựng nhiều mô hình tổ/nhóm hỗ trợ giảm nghèo, gồm những hộ có hội viên, đoàn viên có cuộc sống khá tình nguyện nhận hỗ trợ, giúp đỡ cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên từng địa bàn khu phố và trong từng cơ quan, đơn vị.
- Phối hợp với chính quyền địa phương tập trung giáo dục, thuyết phục, làm chuyển biến tư tưởng từng hộ nghèo, hộ cận nghèo chưa biết hoặc không biết cách làm ăn, phòng chống tệ nạn xã hội để tạo ý thức tự vươn lên để giảm nghèo.
- Khuyến khích các tổ chức cộng đồng người dân tộc ít người phối hợp chặt chẽ với chính quyền các cấp có các giải pháp hỗ trợ giảm nghèo cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo thuộc cộng đồng dân tộc người Hoa, Chăm; các cộng đồng dân cư có đạo, để tăng cường khối đoàn kết toàn dân tộc, đẩy nhanh quá trình giảm nghèo trong các cộng đồng dân cư này.
đ) Củng cố, kiện toàn Tổ tự quản giảm nghèo bền vững nhằm nâng cao chất lượng tổ chức và hoạt động của Tổ.
e) Kịp thời củng cố, kiện toàn Ban Giảm nghèo bền vững quận, phường khi có sự thay đổi nhân sự.
g) Tham gia đầy đủ các lớp tập huấn bồi dưỡng, nâng cao kiến thức, trình độ nghiệp vụ, chuyên môn và kỹ năng tổ chức thực hiện chương trình giảm nghèo cho đội ngũ cán bộ công tác giảm nghèo do các cấp tổ chức để đảm bảo năng lực làm công tác tham mưu cho cấp ủy, chính quyền các cấp tổ chức chỉ đạo, quản lý, điều hành thực hiện hoàn thành chỉ tiêu, nhiệm vụ giảm nghèo bền vững đã đề ra.
h) Tổ chức sơ kết, tổng kết hàng năm và giai đoạn, đánh giá, phân tích kết quả, hiệu quả và những khó khăn, tồn tại, kinh nghiệm thực tiễn; phổ biến nhân rộng các mô hình giảm nghèo hiệu quả theo phương pháp đa chiều; gắn với động viên, khen thưởng kịp thời, tạo sự lan tỏa trong phong trào thi đua giảm nghèo bền vững của quận và từng địa phương.
1. Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội
- Là cơ quan Thường trực của Ban Giảm nghèo bền vững quận, có nhiệm vụ tham mưu giúp Quận ủy, Ủy ban nhân dân quận và Ban Giảm nghèo bền vững quận chỉ đạo và tổ chức thực hiện Chương trình trên địa bàn quận.
- Phối hợp các ngành liên quan và Ủy ban nhân dân 15 phường tham mưu đề xuất các nội dung hỗ trợ, kế hoạch, chỉ tiêu giảm nghèo theo từng năm và cả giai đoạn 2016-2020.
- Hướng dẫn và phối hợp tổ chức thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu giảm nghèo hàng năm; theo dõi, đánh giá tình trạng nghèo và kết quả thực hiện các chỉ tiêu giảm nghèo theo thu nhập và đa chiều.
- Chủ trì, phối hợp với các ngành chức năng liên quan triển khai thực hiện các dự án về đào tạo nghề và giải quyết việc làm (kể cả xuất khẩu lao động), các chính sách hỗ trợ đảm bảo về an sinh xã hội cho hộ nghèo, hộ cận nghèo.
- Tham mưu công tác kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết thực hiện Chương trình Giảm nghèo bền vững hàng năm và giai đoạn; ghi nhận và nhân rộng mô hình, cách làm hay trong thực hiện các giải pháp giảm nghèo đa chiều và nghiêm khắc chấn chỉnh những cơ quan, đơn vị, phường và cá nhân chưa thực hiện tốt công tác chăm lo người nghèo
- Tổng hợp đề xuất khen thưởng những tập thể, đơn vị và cá nhân có thành tích xuất sắc trong hoạt động giảm nghèo hàng năm và cả giai đoạn.
- Là đầu mối tổng hợp và báo cáo về Thành phố những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình trên địa bàn quận. Đồng thời, kiến nghị, đề xuất về bổ sung cơ chế, chính sách, giải pháp thực hiện Chương trình Giảm nghèo bền vững.
2. Phòng Tài chính - Kế hoạch
- Tham mưu Ủy ban nhân dân quận tổ chức lồng ghép việc thực hiện kế hoạch và các chỉ tiêu giảm nghèo với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm trên địa bàn; kinh phí thực hiện các chính sách và giải pháp trong Chương trình giảm nghèo.
- Thực hiện kiểm tra, giám sát việc sử dụng nguồn kinh phí giảm nghèo theo quy định của Luật Ngân sách.
3. Chi cục Thống kê quận
Tham mưu công tác điều tra mức sống hộ gia đình (02 năm/lần) và phối hợp với phòng Lao động - Thương binh và Xã hội theo dõi, đánh giá thực trạng nghèo đa chiều của quận.
4. Phòng Giáo dục và Đào tạo
- Chủ trì triển khai thực hiện các chính sách về miên, giảm học phí, đào tạo nghề cho học sinh, sinh viên thuộc hộ nghèo (theo các nhóm hộ) và hộ cận nghèo.
- Tham mưu Ủy ban nhân dân quận các nội dung:
+ Các chính sách hỗ trợ và giải pháp nâng cao dân trí, trình độ nghề nghiệp cho lao động nghèo đang bị thiếu hụt; không để học sinh, sinh viên diện hộ nghèo, hộ cận nghèo phải bỏ học vì mưu sinh.
+ Giải pháp tăng tỷ lệ trẻ em đến trường đúng độ tuổi theo từng cấp học; giảm tỷ lệ bỏ học, lưu ban.
+ Cơ sở vật chất các trường học, trung tâm giáo dục thường xuyên để phối hợp cùng 15 phường tổ chức vận động người nghèo (trong độ tuổi) bị thiếu hụt về trình độ văn hóa tiếp cận thuận lợi để học tập và nâng cao trình độ, phấn đấu hàng năm kéo giảm tỷ lệ người từ 18 - 30 tuổi chưa tốt nghiệp trung học cơ sở để giảm được chiều thiếu hụt này.
- Phối hợp với Ban vận động Quỹ vì người nghèo, Hội Khuyến học các cấp có kế hoạch vận động, xây dựng và phát triển cơ chế khuyến học, khuyến tài, cấp học bổng cho học sinh, sinh viên diện hộ nghèo, hộ cận nghèo Thành phố.
5. Phòng Y tế
- Chủ trì thực hiện các chính sách hỗ trợ chăm sóc sức khỏe cho hộ nghèo, hộ cận nghèo; xây dựng và triển khai thực hiện các giải pháp để nâng cao khả năng tiếp cận của người dân về dịch vụ khám chữa bệnh tại địa phương.
- Tham mưu Ủy ban nhân dân quận nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế công lập.
6. Bảo hiểm xã hội quận
Chủ trì triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ về bảo hiểm xã hội tự nguyện cho người nghèo và tham mưu Ủy ban nhân dân quận tăng số hộ gia đình tham gia bảo hiểm y tế.
7. Phòng Tài nguyên và Môi trường
Chủ trì triển khai thực hiện các giải pháp hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo trong việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
8. Phòng Quản lý đô thị
- Tham mưu thực hiện Chương trình phát triển nhà ở để tăng tỷ lệ người dân có nhà ở bảo đảm về diện tích và chất lượng nhà ở.
- Là đầu mối phối hợp khảo sát thực trạng nhà ở và hỗ trợ thủ tục xây dựng, sửa chữa nhà cho hộ nghèo, hộ cận nghèo. Phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận và các cơ quan, đơn vị thuộc quận tiếp tục vận động hỗ trợ các chương trình sửa chữa nhà ở, xây dựng nhà tình thương, sửa chữa nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo.
9. Phòng Văn hóa và Thông tin
- Chủ trì hướng dẫn triển khai thực hiện: các chương trình hỗ trợ nâng cao mức hưởng thụ văn hóa cho hộ nghèo, hộ cận nghèo; các chính sách và giải pháp hỗ trợ, tăng cường khả năng tiếp cận thông tin của hộ nghèo, hộ cận nghèo.
- Hướng dẫn Bản tin quận thông tin đầy đủ về mục tiêu, nội dung hoạt động của Chương trình Giảm nghèo bền vững, trong đó tập trung tuyên truyền về các cách làm, mô hình giảm nghèo hiệu quả, những gương điển hình nỗ lực vươn lên thoát nghèo.
10. Phòng Tư pháp
- Chủ trì, phối hợp Hội Luật gia tăng cường công tác trợ giúp pháp lý miễn phí cho hộ nghèo, hộ cận nghèo.
- Tham mưu tiếp tục thực hiện Đề án “Xã hội hóa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý” nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho hộ nghèo, hộ cận nghèo.
- Tham mưu việc thông tin, phổ biến các chế độ, chính sách, quy định pháp luật đến với người nghèo thông qua hình thức tờ gấp pháp luật, cẩm nang pháp luật và các tài liệu pháp luật khác.
11. Phòng Nội vụ
Chủ trì, phối hợp với Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn, bố trí cán bộ và thực hiện các chính sách chăm lo cho đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo ở cấp quận và 15 phường theo quy định; tham mưu công tác biểu dương, khen thưởng, động viên kịp thời những tập thể, cá nhân có đóng góp tích cực cho Chương trình giảm nghèo bền vững trên địa bàn quận.
12. Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội quận Gò vấp và quận Phú Nhuận:
Chủ trì phối hợp với Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội và các đơn vị có liên quan tổ chức quản lý, điều hành và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn ủy thác của quận và các chương trình tín dụng ưu đãi của ngân hàng, đảm bảo cung cấp kịp thời và đầy đủ nguồn tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách phục vụ cho hoạt động tổ chức sản xuất - kinh doanh - dịch vụ, nâng thu nhập và cải thiện điều kiện sống.
13. Trung tâm dạy nghề quận:
Chủ trì phối hợp các cơ quan, đơn vị tăng cường công tác tư vấn, hướng nghiệp, đào tạo nghề theo hướng phù hợp với trình độ và hoàn cảnh của người nghèo, hộ nghèo. Tham mưu tiếp tục thực hiện chính sách miễn, giảm học phí và giới thiệu, giải quyết việc làm cho thành viên hộ nghèo, hội cận nghèo.
14. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tổ chức chính trị - xã hội các cấp
- Tiếp tục phát huy truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc, thương yêu đùm bọc lẫn nhau, tình làng nghĩa xóm trong cộng đồng, giúp nhau khắc phục khó khăn để giảm nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng.
- Gắn Chương trình Giảm nghèo bền vững với cuộc vận động Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh. Tăng cường vận động toàn thể đoàn viên, hội viên và đông đảo nhân dân tích cực tham gia thực hiện giảm nghèo bền vững theo hướng đa chiều.
- Tham gia giám sát, kiểm tra đánh giá việc bình nghị xét hộ nghèo, hộ cận nghèo, đảm bảo nguyên tắc công bằng, dân chủ, công khai từ cơ sở, khu dân cư; đồng thời, tổ chức giám sát các hoạt động thực hiện các chính sách, dự án giảm nghèo của quận và 15 phường.
- Chủ trì phối hợp các cơ quan, đơn vị và 15 phường tiếp tục vận động hỗ trợ các chương trình chăm lo cho người nghèo như: xây dựng, sửa chữa nhà tình thương; hỗ trợ thẻ BHYT, hỗ trợ hàng tháng, chăm lo dịp Tết Nguyên đán, hỗ trợ học nghề, ……..
15. Ủy ban nhân dân 15 phường
- Là cấp tiếp xúc trực tiếp với hộ nghèo, hộ cận nghèo, chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các chính sách và giải pháp hỗ trợ cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn.
- Tổ chức điều tra, khảo sát, xác định và công nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo Thành phố giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn theo đúng hướng dẫn của Thành phố và quận.
- Hàng năm, xây dựng chương trình, kế hoạch, chỉ tiêu giảm nghèo; phối hợp với các cơ quan, đơn vị thuộc quận tổ chức thực hiện các chính sách hỗ trợ và giải pháp tác động thiết thực, hiệu quả để tập trung đẩy nhanh tiến độ giảm hộ nghèo, hộ cận nghèo theo thu nhập; đồng thời tập trung cải thiện, nâng cao khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của hộ nghèo, hộ cận nghèo để giảm từng chiều thiếu hụt; đảm bảo thực hiện hoàn thành mục tiêu, chỉ tiêu giảm nghèo bền vững của quận.
- Hàng năm, tổ chức rà soát, đánh giá hiệu quả giảm nghèo, cập nhật, xử lý công nhận tăng, giảm hộ nghèo, hộ cận nghèo theo đúng quy định.
- Tổ chức sơ kết, tổng kết, thi đua khen thưởng và báo cáo kết quả thực hiện định kỳ về quận theo quy định.
Căn cứ Chương trình Giảm nghèo bền vững của quận giai đoạn 2016 - 2020, các đơn vị được phân công nhiệm vụ, Ủy ban nhân dân 15 phường có trách nhiệm xây dựng Chương trình Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020 của đơn vị, cơ sở, báo cáo về Ủy ban nhân dân quận (thông qua Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội) trước ngày 10/10/2016; báo cáo kết quả thực hiện theo định kỳ 6 tháng (trước ngày 5/6 và 5/12 hàng năm) về Ủy ban nhân dân quận (thông qua Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội).
Trong quá trình triển khai thực hiện, các đơn vị được phân công nhiệm vụ có trách nhiệm gửi các Văn bản hướng dẫn của Ngành về Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội để kiểm tra, giám sát việc công tác tham mưu của các đơn vị.
Giao trách nhiệm Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội theo dõi, giám sát, đánh giá, tổng hợp kết quả thực hiện Chương trình, báo cáo kết quả thực hiện theo định kỳ 6 tháng (trước ngày 20/6 và 20/12 hàng năm) về Ủy ban nhân dân quận và Ban Chỉ đạo Chương trình giảm nghèo bền vững Thành phố./.
1 Hộ nghèo nhóm 1: hộ dân có thu nhập bình quân từ 21 triệu đồng/người/năm trở xuống và có điểm thiếu hụt của 05 chiều nghèo từ 40 điểm trở lên.
2 Hộ nghèo nhóm 2: hộ dân có thu nhập bình quân từ 21 triệu đồng/người/năm trở xuống và có điểm thiếu hụt của 05 chiều nghèo dưới 40 điểm.
3 Hộ nghèo nhóm 3a: hộ dân có thu nhập bình quân trên 21 triệu đồng/người/năm đến 28 triệu đồng/người/năm và có điểm thiếu hụt của 05 chiều nghèo từ 40 điểm trở lên.
4 Hộ nghèo nhóm 3b: hộ dân có thu nhập bình quân trên 28 triệu đồng/người/năm và có điểm thiếu hụt của 05 chiều nghèo từ 40 điểm trở lên
5 Hộ cận nghèo: hộ dân có thu nhập bình quân trên 21 triệu đồng/người/năm đến 28 triệu đồng/người/năm và có điểm thiếu hụt của 05 chiều nghèo dưới 40 điểm.
6 Đo lường nghèo đơn chiều: đo lường nghèo theo thu nhập.
7 Đo lường nghèo đa chiều: đo lường nghèo theo 5 chiều nghèo (giáo dục - đào tạo; y tế; việc làm - bảo hiểm xã hội; điều kiện sống; tiếp cận thông tin).
- 1Nghị quyết 07/NQ-HĐND thông qua chi tiết kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách trung ương năm 2023 thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
- 2Quyết định 17/2023/QĐ-UBND thực hiện Nghị quyết 04/2023/NQ-HĐND quy định nội dung hỗ trợ, mẫu hồ sơ, trình tự, thủ tục lựa chọn dự án, kế hoạch, phương án sản xuất, lựa chọn đơn vị đặt hàng trong thực hiện hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Long An
- 3Kế hoạch 72/KH-UBND thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững và công tác giảm nghèo năm 2023 trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
- 1Nghị định 136/2013/NĐ-CP quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội
- 2Nghị định 134/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội tự nguyện
- 3Luật ngân sách nhà nước 2015
- 4Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 5Nghị định 136/2016/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 221/2013/NĐ-CP quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
- 6Quyết định 3582/QĐ-UBND năm 2016 về phê duyệt Chương trình Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 do Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 7Nghị quyết 07/NQ-HĐND thông qua chi tiết kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách trung ương năm 2023 thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
- 8Quyết định 17/2023/QĐ-UBND thực hiện Nghị quyết 04/2023/NQ-HĐND quy định nội dung hỗ trợ, mẫu hồ sơ, trình tự, thủ tục lựa chọn dự án, kế hoạch, phương án sản xuất, lựa chọn đơn vị đặt hàng trong thực hiện hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Long An
- 9Kế hoạch 72/KH-UBND thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững và công tác giảm nghèo năm 2023 trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
Quyết định 1037/QĐ-UBND năm 2016 về Chương trình Giảm nghèo bền vững trên địa bàn quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016-2020
- Số hiệu: 1037/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 28/09/2016
- Nơi ban hành: Quận Phú Nhuận
- Người ký: Nguyễn Đông Tùng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 28/09/2016
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định