Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 103/2005/QĐ-UB | Pleiku, ngày 15 tháng 08 năm 2005 |
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH
- Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ban hành năm 2003;
- Căn cứ Luật Xây dựng năm 2003;
- Căn cứ Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24/01/2005 của Chính phủ về Quy hoạch Xây dựng;
- Căn cứ Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 20/10/1999 của Thủ tướng Chính phủ về việc lập và phê duyệt quy hoạch phát triển hệ thống đô thị và khu dân cư nông thôn và Công văn số 772/BXD ngày 5/5/2000 của Bộ Xây dựng về khai triển thực hiện Chỉ thị nói trên của Thủ tướng Chính phủ;
- Căn cứ Nghị quyết số 07/2005/NQ-HĐND ngày 15/7/2005 của HĐND tỉnh Gia Lai;
- Theo đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng tại Tờ trình số 412/TT-XD ngày 28/7/2005
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống Đô thị và Khu dân cư nông thôn tỉnh Gia Lai đến năm 2020, với các nội dung chính như sau:
- Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống Đô thị và Khu dân cư nông thôn tỉnh Gia Lai đến năm 2020 làm cơ sở để xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật phù hợp với tốc độ đô thị hóa và phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh đến năm 2020. Từ đó đầu tư thỏa đáng cho việc xây dựng thị trấn, thị xã, thành phố, gắn với Quy hoạch xây dựng đô thị, nông thôn trên địa bàn tỉnh.
- Làm cơ sở quy hoạch trung tâm cụm xã, xây dựng các cụm dân cư để có kế hoạch đầu tư cơ sở hạ tầng, các trung tâm thương mại, các chợ nông thôn... Tạo mạng lưới giao lưu kinh tế, xã hội, văn hóa trong vùng, góp phần quan trọng trong công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa đô thị nông thôn.
- Tổng dân số toàn tỉnh (có đến 31/12/2004): 1.121.975 người.
- Dự báo dân số trung bình của tỉnh Gia Lai như sau:
+ Năm 2005 dân số: 1.155.000 người.
+ Năm 2010 dân số: 1.296.000 người.
+ Năm 2020 dân số: 1.576.000 người.
- Dự kiến:
+ Lao động năm 2005: 617.900 người (chiếm 55,10%).
+ Lao động năm 2010: 712.800 người (chiếm 55,37%).
+ Lao động năm 2020: 832.560 người (chiếm 56%).
- Nâng cấp các thị xã theo quy hoạch, nâng cấp các thị tứ thành thị trấn, các trung tâm xã thành thị tứ và phát triển các trung tâm tiểu vùng các cơ sở công nghiệp.
Căn cứ vào thực trạng hệ thống đô thị trong vùng tỉnh, chọn các trục được ưu tiên phát triển công nghiệp và đô thị như sau:
- Trục đô thị hóa Bắc - Nam (dọc QL14).
Đây là trục quan trọng và đô thị hóa mạnh nhất của Gia Lai. Trọng tâm là thành phố Pleiku, thị xã Chư Sê.
- Trục đô thị hóa Đông - Tây (dọc QL19).
Trục đô thị hóa mạnh thứ 2 này nối Quy Nhơn, Gia Lai và Campuchia. Trọng tâm của trục Đông Tây là thị xã An Khê và khu kinh tế cửa khẩu Đức Cơ.
- Trục đô thị hóa Đông - Nam (dọc QL25).
Là trục quan trọng và đô thị hóa mạnh thứ 3 của tỉnh, nối Tuy Hòa (tỉnh Phú Yên) với thành phố Pleiku. Trọng tâm là thị xã Ayun Pa.
Như vậy Gia Lai có 4 cực tăng trưởng kinh tế quan trọng đó là thành phố Pleiku, thị xã An Khê, thị xã Ayun Pa và thị xã Chư Sê.
Bên cạnh các cực trên vẫn quan tâm đúng mức tới các thị trấn huyện lỵ khác, đồng thời phải phát triển một số thị trấn mới. Tỉ lệ đô thị hóa sẽ đạt khoảng 45-46% vào năm 2020.
Hệ thống đô thị vùng tỉnh Gia Lai bao gồm: 1 thành phố và 3 thị xã, 22 thị trấn giữ vai trò trung tâm huyện và khoảng 300 xã, phường.
4.1. Thành phố Pleiku:
- Là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội của tỉnh Gia Lai.
- Quy mô dân số đô thị 30 - 35 vạn người, diện tích 30.000ha.
4.2. Thị xã An Khê:
- Là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội của vùng phía Đông.
Dân số: khoảng 7 vạn người, diện tích 32.000ha.
4.3. Thị xã Chư Sê:
- Là đô thị trung tâm của vùng phía Tây Nam, có đầu mối giao thông quan trọng và địa bàn chiến lượt về an ninh quốc phòng.
- Quy mô dân số: khoảng gần 6 vạn người, diện tích 35.000ha.
4.4. Thị xã Ayun Pa:
- Là trung tâm kinh tế, văn hóa - xã hội của vùng Đông Nam.
- Dân số 4 vạn người. Diện tích: 30.000ha.
4.5. Các đô thị trung tâm cấp huyện:
Các thị trấn huyện lỵ là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của huyện, quy mô mỗi thị trấn huyện có dân số từ 1 - 3 vạn người, diện tích từ 1.000 đến 5.000ha.
4.6. Đô thị hình thành mới từ 2005 -2020:
1/ Thị trấn Ia Pa, huyện Ia Pa, đô thị loại V.
2/ Thị trấn Đak Pơ, huyện Đak Pơ, đô thị loại V.
3/ Thị xã Ayun Pa, đô thị loại IV.
4/ Thị xã Chư Sê, đô thị loại IV.
5/ Thành phố Pleiku, đô thị loại II.
6/ Thị trấn Ia Ly, huyện Chư Păh, đô thị loại V.
7/ Thị trấn Nhơn Hòa, huyện Chư Sê, đô thị loại V.
8/ Thị trấn Cửa khẩu 19, huyện Đức Cơ, đô thị loại V.
9/ Thị trấn Ia Mơ, huyện Chư Prông, đô thị loại V.
10/ Thị trấn Lệ Bắc, huyện Krông Pa, đô thị loại V.
11/ Thị trấn Ia Le, huyện Chư Sê, đô thị loại V.
12/ Thị trấn Hải Yang, huyện Đăk Đoa, đô thị loại V.
13/ Thị trấn Gia Trung, huyện Mang Yang, đô thị loại V.
14/ Thị trấn Bàu Cạn, huyện Chư Prông, đô thị loại V.
15/ Thị trấn Ia Sao, huyện IaGrai, đô thị loại V.
4.7. Mạng lưới dân cư nông thôn:
- Ở những nơi đã hình thành cụm dân cư, các thôn, làng đã định canh, định cư thì tiếp tục hỗ trợ đồng bào để định canh định cư vững chắc, ổn định lâu dài.
- Ở những nơi đồng bào dân tộc còn sống rải rác, các làng ở trong rừng sâu, xa đường giao thông, cách trở, còn du canh, du cư thì vận động đồng bào di chuyển đến các khu vực quy hoạch, thuận lợi về giao thông và sản xuất.
- Đến năm 2010 xây dựng 47 trung tâm cụm xã, là trung tâm của một số xã, gắn liền với cụm tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ.
5. Tổ chức lãnh thổ và phân vùng chức năng:
5.1. Phân vùng lãnh thổ.
- Tỉnh Gia Lai chia làm 4 vùng lãnh thổ khác nhau:
+ Vùng kinh tế và dân cư trung tâm (vùng I).
Bao gồm thành phố Pleiku khu vực dọc trục QL14 (từ thị trấn Phú Hòa đến thị trấn Ia Le). Cơ sở hình thành cụm kinh tế và cụm đô thị này là các hoạt động công nghiệp và dịch vụ có ảnh hưởng tới cả vùng tỉnh. Đây là vùng đô thị hóa lớn nhất tỉnh.
+ Vùng kinh tế và dân cư phía Đông tỉnh (vùng II).
Dọc QL19 nối thành phố Pleiku với Quy Nhơn. Đây là trục kinh tế quan trọng giữa Gia Lai và các tỉnh Duyên hải.
+ Vùng phía Tây - vùng kinh tế cửa khẩu (vùng III).
Vùng kinh tế cửa khẩu bao gồm huyện Ia Grai, Đức Cơ, Chư Prông và một phần thành phố Pleiku. Với cửa khẩu Đức Cơ phát triển sẽ thúc đẩy kinh tế xã hội chung của tỉnh và của riêng vùng kinh tế cửa khẩu mà trọng tâm là khu vực dọc hai bên QL19 từ thành phố Pleiku đến cửa khẩu Đức Cơ.
+ Vùng phía Đông Nam (vùng IV).
Bao gồm diện tích các huyện: Krông Pa, Ayun Pa, Ia Pa và Chư Sê. Khả năng chế biến lâm sản, dịch vụ thương mại và du lịch, vùng này có trục kinh tế (QL25) nối các huyện phía Nam tỉnh với vùng Duyên Hải miền Trung.
5.2. Phân vùng chức năng:
Dự kiến chia vùng chức năng của tỉnh Gia Lai làm hai vùng lớn:
Vùng I: (Vùng phía Tây tỉnh): Đây là vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh, phần lớn diện tích là đất đỏ bazan thích hợp cho cây công nghiệp dài ngày, có đầu mối giao thông quan trọng, có cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội phát triển.
- Diện tích khoảng 797.493km2.
- Dân số khoảng 860.000 người.
- Tỉ lệ đô thị hóa khoảng 48%.
Vùng II: (Vùng phía Đông tỉnh): Đây là vùng chiếm ưu thế về rừng thích hợp cho cây công nghiệp ngắn ngày và chăn nuôi. Có thung lũng sông Ba rộng lớn.
- Diện tích vùng khoảng 752.077km2.
- Dân số khoảng 700.000người.
6. Quy hoạch phát triển các mạng lưới hạ tầng kỹ thuật:
6.1. Giao thông:
+ Quốc lộ:
- Đến năm 2010 xây dựng tuyến đường Hồ Chí Minh xuyên suốt Bắc, Nam. Tuyến sẽ đi qua địa phận tỉnh Gia Lai góp phần phát triển kinh tế tỉnh Gia Lai.
- Nâng cấp mở rộng các quốc lộ ngang trong tỉnh tạo thành mạng quốc lộ liên hoàn, có thể đi các hướng Bắc - Nam (đường Hồ Chí Minh, QL14C), Đông - Tây (QL19), Tây - Nam (QL25).
+ Đường tỉnh:
Đến năm 2015, các đường tỉnh cần có mặt đường tráng nhựa rộng 6-9m (2 làn cho xe cơ giới nhỏ), nền rộng 12m.
Trên các đường tỉnh cầu cống cần được làm mới bằng bê tông vĩnh cửu.
+ Đường huyện:
Hệ thống đường huyện có mặt đường rộng từ 5 - 6m, kết cấu tráng nhựa. Toàn bộ cầu cần được bê tông hóa.
+ Đường xã, đường nông thôn:
- Đường xã, đường nông thôn có mặt đường rộng từ 3,5 - 4,5m. Toàn bộ cầu qua các sông suối cần được bê tông hóa tạo điều kiện cho nhân dân vùng sâu vùng xa đi lại sinh hoạt thuận tiện.
+ Giao thông hàng không:
Trong tương lai, tỉnh Gia Lai cần phát triển giao thông hàng hóa, mở rộng sân bay, nối dài đường hạ cất cánh để có thể đón máy bay trọng tải lớn.
6.2. Cấp thoát nước và vệ sinh môi trường:
- Tiêu chuẩn cấp nước cho thành phố Pleiku 150 lít/người/ngày đêm, các thị trấn có tiêu chuẩn cấp nước 100 - 200lít/người/ngày đêm. Đối với điểm dân cư trung tâm xã hoặc điểm dân cư có dân số 1000 - 5000 người lấy tiêu chuẩn 50 -60lít/người ngày đêm.
- Nguồn nước cấp cho sinh hoạt các đô thị và dân cư chủ yếu lấy từ nước sông, hồ, suối. Hạn chế khai thác nước ngầm.
- Các đô thị lớn thành phố và thị trấn xây dựng hệ thống thoát nước riêng và bố trí các trạm xử lý nước thải. Toàn bộ nước thải phải được xử lý trước khi nước thải được xả ra nguồn tiếp nhận.
- Xây dựng các nghĩa địa tập trung tại các đô thị (thành phố Pleiku, các thị trấn huyện lỵ) với quy mô phù hợp từ 10 - 100ha. Các nghĩa địa cần xây dựng khu hỏa táng, vị trí cụ thể theo quy hoạch chung xây dựng các đô thị.
- Đối với trung tâm xã có thể bố trí chung 1 - 2 xã có một nghĩa địa với quy mô 7-10ha.
6.3. Cấp điện:
+ Chỉ tiêu cấp điện:
- Thị xã: từ 700 - 1500KWh/người/năm.
Thị trấn, thị tứ: từ 350 - 700KWh/người/năm.
- Nông thôn: từ 200 - 350KWh/người/năm.
+ Tổng nhu cầu dùng điện:
- Đô thị: 840,60KWh/năm.
- Nông thôn: 315,0KWh/năm.
- Khu CN: 648,0KWh/năm.
Nguồn điện: Điện lưới quốc gia, tất cả các Huyện xây dựng trạm 100KW.
6.4. Thông tin liên lạc:
Định hướng quy hoạch phát triển thông tin liên lạc đến năm 2020.
Phát triển mạng viễn thông hiện đại. Các dịch vụ đa dạng có chất lượng cao ở mọi nơi, mọi chỗ có dân. Ứng dụng công nghệ mới ATM, truyền dẫn SDH, CDMA, cáp quang hóa trên toàn mạng, trong giai đoạn này mạng bưu chính viễn thông Gia Lai còn đưa ra các dịch vụ như truyền số liệu, thông tin di động, nhắn tin không chỉ ở các trung tâm lớn mà đủ điều kiện phủ sóng cho các huyện, bưu cục v.v.
7. Mục tiêu Quy hoạch xây dựng đợt đầu đến năm 2010:
7.1. Đối với hệ thống đô thị:
- Đầu tư thị trấn Ayun Pa, Chư Sê trở thành các thị xã (đô thị loại 4), thành phố Pleiku thành đô thị loại II.
7.2. Đối với nông thôn:
- Xác định và ổn định các trung tâm của từng xã, từng bước đầu tư xây dựng các công trình phúc lợi gồm trường tiểu học, trung học cơ sở, trạm xá v.v...
- Kết hợp với quy hoạch và xây dựng hệ thống thủy lợi phục vụ nông, lâm nghiệp.
7.3. Các chỉ tiêu xây dựng đợt đầu:
+ Dân số toàn tỉnh dự kiến đến năm 2010 khoảng 1.300.000 người, tỷ lệ đô thị hoá 36,5%.
+ Dân số khu dân cư nông thôn khoảng trên 700.000 người chiếm khoảng 55% dân số cả tỉnh.
+ Các chỉ tiêu về đô thị:
- Chỉ tiêu nhà ở trung bình: 15 -18m2 /người.
- Cây xanh: 5 - 10m2/người.
- Chỉ tiêu cấp nước: 100 - 120lít/người/ngày.
- Chỉ tiêu cấp điện sinh hoạt: 70 - 80KWh/người/năm.
- Tỷ lệ đất giao thông đô thị lớn: 20 - 30% và đô thị nhỏ 12-18%.
8. Các lĩnh vực ưu tiên đầu tư:
8.1. Phát triển kết cấu hạ tầng:
- Kiến nghị Chính phủ và ngành Giao thông Vận tải thúc đẩy nhanh tiến độ nâng cấp xây dựng các tuyến: QL14 (đường Hồ Chí Minh), Quốc lộ 19, Quốc lộ 25, Quốc lộ 14C, đường Đông Trường sơn...
- Tỉnh cần tập trung đầu tư các tuyến tỉnh lộ tới các thị trấn huyện lỵ, đảm bảo thông tuyến ô tô thuận lợi.
8.2. Phát triển công nghiệp - yếu tố hàng đầu thúc đẩy công nghiệp hóa và đô thị hoá:
Đưa vào sử dụng toàn bộ khu công nghiệp Trà Đa, Hàm Rồng, cần phát huy tính tạo vùng của cụm công nghiệp này để phát triển các cơ sở công nghiệp khác tại thành phố Pleiku và khu công nghiệp ở các thị xã An Khê, Chư Sê và Ayun Pa.
9. Một số chương trình, dự án đầu tư xây dựng:
9.1. Giao thông vận tải:
- Hoàn thiện, nâng cấp các tuyến Quốc lộ: QL19, QL14C, QL25,
- Nâng cấp các tỉnh lộ 662, 663, 664, 668, 669, 670, 671, 672, 673, 674, 675.
- Nâng cấp nền và rải nhựa mặt đường nội thị Pleiku, An Khê, AyunPa, Chư Sê, và các thị trấn khác.
- Mạng lưới đường liên xã, liên thôn (Giao thông nông thôn): Mở rộng nâng cấp cần có cơ chế phù hợp: Nhà nước và Nhân dân cùng làm.
- Cải tạo mở rộng và đầu tư nâng cấp trang thiết bị, hệ thống tín hiệu hiện đại sân bay Pleiku.
9.2. Thủy lợi:
* Công trình Trung ương đầu tư:
- Hồ Ia Ring (huyện Chư Sê), năng lực tưới: 2000ha.
- Hồ Ia KLá (Krông Pa) năng lực tưới: 5500ha.
- Hồ Hà Ra Bắc (Mang Yang) năng lực tưới: 299ha.
- Hồ Ia Mơ (Chư Prông) năng lực tưới: 8000ha.
- Hồ Ia Tul (Ayun Pa) năng lực tưới: 5540ha.
- Suối Lơ (Kbang) năng lực tưới: 1000ha.
Ngoài ra có một số công trình thủy lợi do Tỉnh đầu như: Đập Ia Tô (Ia Grai), Hồ Ia Đrô (Chư Sê), Hồ Đak Po Pho (Kông Chro), Đập Ia Drech 2 (Krông Pa)...
9.3. Điện:
- Cải tạo và mở rộng lưới điện Pleiku và các thị xã, thị trấn của Huyện, nhất là xây dựng các tuyến đến trung tâm các huyện mới, trung tâm cụm.
- Xây dựng các trạm biến áp: 22/0,4KV.
- Điện khí hóa nông thôn.
9.4. Nước:
- Đầu tư nâng cấp hệ thống nước các huyện Chư sê, Ia Grai, Krông Pa, Kông Chro, các huyện mới.
- Các công trình nước sạch nông thôn.
9.5. Công nghiệp:
- Thủy điện Sê San 3: 273MW, Sê San 3A, Sê San 4, An Khê, Ka Nat, Ayun Thượng, Ayun Hạ, H'Chan,...
- Nhà máy gạch Ayun Pa: 7 – 10 triệu viên/năm.
- Nhà máy gạch Đak Pơ: 7 – 10 triệu viên/năm.
- Nhà máy chế biến hạt điều: 5.000 tấn/năm.
- Nhà máy chế biến cao su: 1 – 2 triệu sản phẩm/năm.
- Nhà máy chế biến cà phê xuất khẩu Pleiku: 5.000T/năm.
- Nhà máy chế biến súc sản: 10.000T/năm.
- Khai thác khoáng sản, Nhà máy chế biến hoa quả, Nhà máy may xuất khẩu...
9.6. Xây dựng:
- Nâng cấp, xây dựng mới các trường phổ thông, mầm non, DNTN.
- Nâng cấp trường chuyên nghiệp dạy nghề: Nâng cấp trường Cao Đẳng lên Đại Học.
- Đầu tư Trạm phát sóng truyền hình Hàm Rồng và một số đài của huyện.
- Đầu tư Bệnh viện khu vực An Khê, Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh, quy mô 150 giường, và nâng cấp các Trung tâm Y tế tuyến Huyện.
- Tiếp tục đầu tư khu Liên hiệp Thể thao của tỉnh.
- Các chương trình quốc gia: Giáo dục, Y tế, văn hóa, Định canh, định cư...
9.7. Quy hoạch xây dựng:
- Hoàn chỉnh việc điều chỉnh quy hoạch các đô thị, Pleiku, An Khê, Ayun Pa, Chư Sê. Triển khai phủ kín quy hoạch chi tiết xây dựng toàn bộ diện tích khu trung tâm các đô thị.
- Quy hoạch các thị tứ dự kiến nâng cấp thành thị trấn như Đak Pơ, Nhơn Hòa, Ia Ly, Lệ Bắc, Ia Le, Ia Sao.
- Hoàn chỉnh quy hoạch các trung tâm cụm xã và trung tâm xã theo kế hoạch đã duyệt.
- Xây dựng thêm 200 điểm dân cư nông thôn (hiện có 1400 điểm) đến 2010 sẽ có 60 thị tứ trung tâm xã và cụm xã, có 25 điểm thị tứ nông lâm trường.
Điều 2. Giao Sở Xây dựng căn cứ Quy hoạch đã được phê duyệt tiến hành thực hiện Quy hoạch theo đúng trình tự quy định của luật Xây dựng.
Điều 3. Các ông Chánh văn phòng UBND Tỉnh, Giám đốc các Sở: Nội vụ, Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Giao thông Vận tải, Công nghiệp, Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Thủ Trưởng các Sở, Ban, Ngành có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký ./.
| TM/ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
- 1Nghị quyết 05/2013/NQ-HĐND về quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đến năm 2020
- 2Quyết định 1509/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn đến năm 2020
- 3Quyết định 139/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị tỉnh Bắc Giang đến năm 2030
- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 2Luật xây dựng 2003
- 3Nghị định 08/2005/NĐ-CP về quy hoạch xây dựng
- 4Nghị quyết 05/2013/NQ-HĐND về quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đến năm 2020
- 5Quyết định 1509/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn đến năm 2020
- 6Quyết định 139/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị tỉnh Bắc Giang đến năm 2030
Quyết định 103/2005/QĐ-UB phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị và khu dân cư nông thôn tỉnh Gia Lai đến năm 2020
- Số hiệu: 103/2005/QĐ-UB
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 15/08/2005
- Nơi ban hành: Tỉnh Gia Lai
- Người ký: Phạm Thế Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra