Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1021/QĐ-UBND | An Giang, ngày 02 tháng 7 năm 2014 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội; Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ;
Căn cứ Quyết định số 2163/QĐ-UBND ngày 29/11/2012 của UBND tỉnh An Giang về Ban hành Kế hoạch phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh An Giang giai đoạn 2012-2020 và tầm nhìn đến năm 2030;
Xét đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 281/TTr-SKHĐT ngày 16/6/2014 về việc xin phê duyệt Quy hoạch vùng sản xuất thủy sản ứng dụng công nghệ cao tỉnh An Giang đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030,
QUYẾT ĐỊNH :
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch vùng sản xuất thủy sản ứng dụng công nghệ cao tỉnh An Giang đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 với nội dung như sau:
1. Quy hoạch vùng sản xuất thủy sản ứng dụng công nghệ cao phải phù hợp với: Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội chung của tỉnh; Quy hoạch tổng thể phát triển ngành thủy sản Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030; Quy hoạch phát triển sản xuất và tiêu thụ cá tra vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020; Quy hoạch tổng thể ngành nông nghiệp; Quy hoạch vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng và đặc biệt tăng giá trị, tăng khả năng cạnh tranh, tiếp tục đưa lĩnh vực thủy sản của tỉnh thành một ngành sản xuất hàng hóa quy mô lớn, hiệu quả và bền vững.
2. Quy hoạch vùng sản xuất thủy sản ứng dụng công nghệ cao trên cơ sở khai thác, sử dụng hiệu quả lợi thế tiềm năng; gắn kết chặt chẽ giữa sản xuất, chế biến và tiêu thụ trong nước thông qua chuỗi giá trị sản xuất. Đối với các sản phẩm xuất khẩu gắn kết chặt chẽ giữa sản xuất nguyên liệu với công nghiệp bảo quản, chế biến và thị trường xuất khẩu gắn liền với các vùng sản xuất tập trung.
3. Quy hoạch vùng sản xuất thủy sản ứng dụng công nghệ cao góp phần nâng cao mức sống, điều kiện sống của cộng đồng ngư dân, cùng với quá trình điều chỉnh, sắp xếp lại dân cư; Đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu sản xuất với trình độ kỹ thuật ngày càng tiên tiến.
4. Quy hoạch vùng sản xuất thủy sản ứng dụng công nghệ cao trong mối quan hệ kết hợp hài hòa lợi ích với các ngành kinh tế khác, thích ứng với biến đổi khí hậu, chú trọng bảo vệ môi trường, nâng cao giá trị và hiệu quả kinh tế.
5. Quy hoạch vùng sản xuất thủy sản ứng dụng công nghệ cao trên cơ sở tăng cường năng lực quản lý nhà nước tiếp tục đổi mới tư duy, tiếp cận thị trường, không ngừng cải cách thủ tục hành chính. Phát triển các hình thức kinh tế hợp tác, kinh tế tập thể, tăng cường vai trò quản lý cộng đồng, vai trò của các Hội, Hiệp hội ngành nghề trong sản xuất thủy sản.
6. Làm cơ sở để triển khai chi tiết Quy hoạch vùng sản xuất thủy sản ứng dụng công nghệ cao tỉnh An Giang đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 theo xu hướng được phép bổ sung, điều chỉnh theo định kỳ hàng năm nếu có phát sinh.
II. Mục tiêu và một số chỉ tiêu chủ yếu:
1. Mục tiêu: Phát triển các vùng sản xuất thủy sản theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao chất lượng, giá trị, đạt hiệu quả cao. Phát triển mạnh khoa học và công nghệ, đặc biệt ứng dụng, chuyển giao, hợp tác nghiên cứu các công nghệ cao trong sản xuất giống, nuôi thương phẩm, trở thành ngành sản xuất chủ lực cung cấp nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu và tiêu dùng trong nước; Đồng thời, góp phần tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho nông, ngư dân, tăng trưởng kinh tế và an sinh xã hội, góp phần xóa đói giảm nghèo ở các địa phương.
2. Một số chỉ tiêu chủ yếu:
- Tổng diện tích đất nuôi trồng thủy sản ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020 là 930 ha, trong đó:
+ Cá tra khoảng 300 ha tương ứng với sản lượng đạt khoảng 135.000 tấn
+ Tôm càng xanh khoảng 300 ha tương ứng với sản lượng 750 tấn
+ Cá lóc khoảng 150 ha tương ứng với sản lượng 30.000 tấn
+ Cá sặc rằn khoảng 30 ha tương ứng với sản lượng 900 tấn
+ Cá điêu hồng, lươn, cá hô, cá thác lát khoảng 50 ha tương ứng với sản lượng 20.000 tấn
+ Sản xuất giống: 100 ha
- Tổng diện tích đất nuôi trồng thủy sản ứng dụng công nghệ cao đến năm 2030 là 1.500 ha, trong đó:
+ Cá tra khoảng 500 ha tương ứng với sản lượng đạt khoảng 225.000 tấn
+ Tôm càng xanh khoảng 500 ha tương ứng với sản lượng 1.250 tấn
+ Cá lóc khoảng 250 ha tương ứng với sản lượng 50.000 tấn
+ Cá sặc rằn khoảng 50 ha tương ứng với sản lượng 1.500 tấn
+ Cá điêu hồng, lươn, cá hô, cá thác lát khoảng 100 ha tương ứng với sản lượng 40.000 tấn
+ Sản xuất giống khoảng 100 ha
- Tổng kim ngạch xuất khẩu đến năm 2020 đạt khoảng 175 triệu, đến năm 2030 đạt 291,6 triệu USD.
1. Vị trí:
- Nuôi trong ao: Đất cù lao trên sông lớn (sông Tiền, sông Hậu); đất ven sông lớn, cách bờ nhỏ hơn 500 m; đất ven các sông nhánh, cách bờ không quá 400 m.
- Nuôi trên ruộng.
- Nuôi trên buồn, bể.
2. Vùng nuôi:
- Đối với cá tra: Vùng phát triển chính thành phố Long Xuyên và các huyện, thị: Thoại Sơn, thị xã Tân Châu, Châu Thành, Châu Phú, Chợ Mới và Phú Tân;
- Đối với tôm càng xanh: Nuôi trên ruộng vùng phát triển chính các huyện: Thoại Sơn và Châu Phú.
- Đối với cá lóc: 11 huyện, thị xã, thành phố.
- Đối với cá sặc rằn: Vùng phát triển chính huyện An Phú và Châu Phú
- Đối với cá điêu hồng, cá hô, cá thát lát: Vùng phát triển chính: Châu thành, Chợ Mới, thành phố Châu đốc, An Phú, thành phố Long Xuyên.
- Đối với lươn: 11 huyện, thị xã, thành phố
3. Sản xuất giống:
- Tập trung tại các huyện, thị, thành: Châu Phú, Chợ Mới, thị xã Tân Châu, Phú Tân, Châu Thành, Thoại Sơn và TP Long Xuyên.
- Trung tâm Giống thủy sản và các vệ tinh của Trung tâm tại 11 huyện, thị xã, thành phố.
4. Đầu tư cơ sở hạ tầng đồng bộ, áp dụng các quy trình công nghệ tiên tiến, khoa học kỹ thuật trong sản xuất giống, nuôi thương phẩm,… để nuôi cá tra, tôm càng xanh theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng và đặc biệt tăng giá trị, tăng khả năng cạnh tranh, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường sinh thái.
5. Quy mô phát triển vùng sản xuất thủy sản ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
a) Diện tích:
- Tổng diện tích đất nuôi trồng thủy sản ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020 là 930 ha chiếm 11,9% , đến năm 2030 là 1.500 ha chiếm khoảng 19,3% theo Quy hoạch sử dụng đất tỉnh An Giang đến năm 2020.
* Đối với cá tra: Đến năm 2020 có diện tích khoảng 300 ha, đến năm 2030 có diện tích khoảng 500 ha. Cụ thể ở các huyện, thị, thành, như:
Cá tra | 2020 | 2030 |
Toàn tỉnh (ha) | 300 | 500 |
Long Xuyên | 50 | 100 |
Tân Châu | 50 | 75 |
Phú Tân | 25 | 50 |
Châu Phú | 50 | 75 |
Châu Thành | 50 | 75 |
Chợ Mới | 50 | 75 |
Thoại Sơn | 25 | 50 |
* Đối với tôm càng xanh: Đến năm 2020 có khoảng 300ha, đến năm 2030 có khoảng 500ha, tập trung ở huyện Thoại Sơn và Châu Phú: Thoại Sơn (năm 2020 là 250 ha, năm 2030 là 420 ha) và Châu Phú (năm 2020 là 50 ha, năm 2030 là 80 ha).
* Đối với cá lóc: Diện tích nuôi đến năm 2020 đạt 150 ha, đến năm 2030 khoảng 250 ha, cụ thể ở các huyện, thị, thành, như:
Cá lóc | 2020 | 2030 |
Toàn tỉnh (ha) | 150 | 250 |
Long Xuyên | 20 | 30 |
Châu Đốc | 7 | 10 |
An Phú | 20 | 30 |
Tân Châu | 10 | 20 |
Phú Tân | 20 | 30 |
Châu Phú | 10 | 15 |
Tịnh Biên | 20 | 30 |
Tri Tôn | 3 | 5 |
Châu Thành | 15 | 30 |
Chợ Mới | 10 | 20 |
Thoại Sơn | 15 | 30 |
* Đối với cá sặc rằn: Vùng phát triển chính ở huyện An Phú (năm 2020 là 30 ha, năm 2030 là 40 ha) và Châu Phú đến năm 2030 khoảng 10 ha.
* Các đối tượng thủy sản khác như: Cá điêu hồng, cá hô, cá thác lát và lươn, tổng diện tích đến năm 2020 đạt 50 ha, đến 2030 đạt 100ha, cụ thể:
Cá: điêu hồng, hô, thát lát; lươn | 2020 | 2030 |
Toàn tỉnh (ha) | 50 | 100 |
Long Xuyên | 5 | 10 |
Châu Đốc | 5 | 10 |
An Phú | 5 | 10 |
Tân Châu | 5 | 10 |
Phú Tân | 5 | 10 |
Châu Phú | 5 | 10 |
Tịnh Biên | 3 | 5 |
Tri Tôn | 2 | 5 |
Châu Thành | 5 | 10 |
Chợ Mới | 5 | 10 |
Thoại Sơn | 5 | 10 |
Diện tích quy hoạch để phát triển các vùng nuôi trồng thủy sản ứng dụng công nghệ cao của tỉnh đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 đều nằm quỹ đất dùng để nuôi trồng thủy sản của tỉnh cũng như nằm trong quy hoạch phát triển sản xuất và tiêu thụ cá tra vùng ĐBSCL đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 và phù hợp với định hướng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số: 801/QĐ-TTg , ngày 27 tháng 06 năm 2012.
b) Sản xuất giống:
Quy hoạch sản xuất giống ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020 có 9 cơ sở: 01 thành phố Long Xuyên, 02 thị xã Tân Châu, 01 huyện Phú Tân, 01 Châu Phú, 01 Châu Thành, 01 Chợ Mới, 02 Thoại Sơn. Định hướng đến năm 2030 có 15 cơ sở: 02 thành phố Long Xuyên, 03 thị xã Tân Châu, 01 huyện Phú Tân, 02 Châu Phú, 02 Châu Thành, 01 Chợ Mới, 04 Thoại Sơn
Công suất trung bình 1 trại sản xuất giống cá tra đạt 50 triệu cá bột và tôm càng xanh 10 triệu tôm post vào năm 2020 và đạt 100 triệu cá tra bột và 20 triệu tôm post vào năm 2030.
c) Sản lượng:
ĐVT: tấn
Chỉ tiêu | 2020 | 2030 |
Cá tra | 135.000 | 225.000 |
Tôm càng xanh | 750 | 1250 |
Các loài thủy sản khác: cá lóc, cá sặc rằn, cá thát lát, cá điêu hồng, cá hô, ốc, lươn | 50.900 | 91.500 |
Tổng cộng | 186.650 | 317.750 |
Dự kiến năng suất trung bình cá tra là 450 tấn/ha/vụ; Tôm càng xanh là 2,5 tấn/ha/vụ, cá lóc 200 tấn/ha/vụ, cá sặc rằn 30 tấn/ha/vụ,…. Đây là phương án dự kiến sẽ đạt được trong thời gian tới với việc: Áp dụng đồng loạt các giải pháp về khoa học kỹ thuật (cải thiện, hoàn chỉnh quy trình, quy chuẩn, tiêu chuẩn,….) trong quá trình ương, sản xuất giống và nuôi thương phẩm; Nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao con giống của một số đối tượng từ các Viện, Trường trong nước hoặc một số nước có sản xuất thủy sản tiên tiến trên thế giới phù hợp với điều kiện của tỉnh để nuôi thương phẩm; Tăng giá trị sản phẩm (> 30%) trên một đơn vị diện tích nuôi,…. đồng thời đi kèm với sản xuất là các giải pháp bảo vệ môi trường,…
d) Thị trường tiêu thụ:
Ổn định thị phần ở những thị trường hiện có, mở rộng sang các thị trường mới, thị trường tiềm năng như Châu Phi, Nam Mỹ, Trung Đông. Đến năm 2020, trong tổng khối lượng xuất khẩu dự kiến là 150.000-200.000 tấn (bao gồm cả nuôi trồng thủy sản ứng dụng công nghệ cao và bình thường) thì Mỹ chiếm 35% (giảm 10% so với năm 2013); ổn định thị trường châu Á khoảng 30 % (hiện nay chiếm 31%), tăng thị trường châu Âu từ 20% lên 30%; thị trường các nước khác chiếm khoảng 5%. Sau năm 2020, thị trường xuất khẩu trở nên rộng rãi và hạn chế rất nhiều rủi ro.
Quy hoạch vùng sản xuất thủy sản ứng dụng công nghệ cao sẽ đạt được một số hiệu quả như sau:
- Góp phần tăng giá trị > 30% trên một diện tích sản xuất.
- Tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên phù hợp với xu hướng biến đổi khí hậu, nước biển dâng trong tương lai.
- Nâng cao trình độ ứng dụng, hợp tác chuyển giao khoa học công nghệ vào sản xuất, đặc biệt là công nghệ cao trong lĩnh vực giống, nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu thủy sản.
- Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, góp phần đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền sản xuất nông nghiệp; Góp phần tăng trưởng kinh tế, an sinh xã hội và giải quyết lao động và việc làm ở các địa phương.
1. Giải pháp về Quy hoạch:
a) Quy hoạch vùng sản xuất thủy sản ứng dụng công nghệ cao phải phù hợp với Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội chung của tỉnh; Quy hoạch tổng thể phát triển ngành thủy sản Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030; Quy hoạch sản xuất và tiêu thụ cá tra vùng đồng bằng sông Cửu Long; Quy hoạch tổng thể ngành nông nghiệp; Quy hoạch vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa.
b) Trên cơ sở quy hoạch vùng sản xuất thủy sản ứng dụng công nghệ cao được phê duyệt, các địa phương rà soát, điều chỉnh và tổ chức thực hiện quy hoạch; Các địa phương phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lập danh mục các dự án ưu tiên về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho các vùng nuôi tập trung; chú trọng đầu tư đảm bảo gắn kết giữa thủy lợi phục vụ nông nghiệp và thủy sản, phòng chống thiên tai, thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu.
c) Thực hiện công bố công khai Quy hoạch vùng sản xuất thủy sản ứng dụng công nghệ cao, đồng thời kiểm tra thực hiện quy hoạch một cách thường xuyên và có biện pháp xử lý kiên quyết đối với các trường hợp nuôi trồng thủy sản không theo quy hoạch, đảm bảo quản lý chặt chẽ việc thực hiện quy hoạch.
2. Giải pháp về giống:
a) Đối với cá tra:
- Tuyển chọn giống cá tra cải thiện di truyền về tốc độ tăng trưởng và fillet, đồng thời xây dựng, hoàn thiện, hoàn chỉnh các quy trình sản xuất giống cá tra để nâng cao năng suất và chất lượng con giống cá tra nhằm có quy trình chuẩn để sinh sản, ương nuôi giống đạt chất lượng cao phục vụ cho hộ nuôi và doanh nghiệp.
- Có chính sách hỗ trợ để các Trại sản xuất giống mở rộng, nâng cao chất lượng. Khuyến khích các cá nhân và tổ chức xây dựng trại sản xuất giống đáp ứng tiêu chuẩn tiên tiến (Global GAP, ASC,…). Đến năm 2020, có ít nhất từ 4 - 5 Trại, đến năm 2030, có ít nhất từ 10 -15 Trại sản xuất giống quy mô vừa và lớn chứng nhận đạt tiêu chuẩn tiên tiến (Global GAP, ASC,…).
- Khuyến khích các cơ sở sản xuất giống tư nhân củng cố và mở rộng quy mô, có chính sách hỗ trợ cụ thể (vay vốn tín dụng ưu đãi hoặc bù lãi, miễn giảm thuế thu nhập, tập huấn và chuyển giao công nghệ mới, tiên tiến, hướng dẫn biện pháp phòng chống dịch bệnh, sản xuất giống sạch bệnh), đẩy mạnh việc thực hiện xã hội hóa công tác sản xuất giống nhằm đảm bảo cung cấp đủ cho nhu cầu sản xuất.
- Hoàn thiện hệ thống sản xuất giống từ vệ tinh đến các cơ sở sản xuất giống tư nhân, loại bỏ dần các cơ sở ương, sản xuất giống không đạt chất lượng (thông qua các quy định về chất lượng, tiêu chuẩn, quy chuẩn,…).
b) Đối với tôm càng xanh:
- Nghiên cứu, hoàn chỉnh, ứng dụng quy trình ương, sản xuất giống tôm càng xanh toàn đực từ các Viện, Trường hoặc hợp tác nghiên cứu, chuyển giao con giống, kỹ thuật ương, sản xuất giống tôm càng xanh ngoài nước (có nghề nuôi và sản xuất giống tiên tiến) đã qua cải thiện di truyền về tốc độ tăng trưởng để đáp ứng con giống đạt chất lượng cao cung cấp cho hộ nuôi và doanh nghiệp.
- Mở rộng thêm các trại giống đã có, xây dựng thêm các trại mới, khuyến khích các cá nhân và tổ chức xây dựng trại sản xuất giống (phải tuân thủ quy định của một trại sản xuất giống).
- Khuyến khích các cơ sở sản xuất giống tư nhân củng cố và mở rộng quy mô, có chính sách hỗ trợ cụ thể (vay vốn tín dụng ưu đãi hoặc bù lãi, miễn giảm thuế thu nhập, tập huấn và chuyển giao công nghệ mới, tiên tiến, hướng dẫn biện pháp phòng chống dịch bệnh, sản xuất giống sạch bệnh), đẩy mạnh việc thực hiện xã hội hóa công tác sản xuất giống nhằm đảm bảo cung cấp đủ cho nhu cầu sản xuất.
c) Đối với cá lóc:
- Tuyển chọn giống, hoàn thiện các quy trình sinh sản nhân tạo cá lóc để sinh sản, ương nuôi giống đạt chất lượng cao, có khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu phục vụ cho người hộ nuôi và doanh nghiệp.
- Khuyến khích các cá nhân và tổ chức xây dựng trại sản xuất giống cá lóc đáp ứng yêu cầu về chất lượng (các quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy định của nhà nước).
d) Đối với cá sặc rằn:
- Nghiên cứu lai tạo và tuyển chọn đàn cá sặc rằn bố mẹ chất lượng cao; hoàn thiện các quy trình sinh sản nhân tạo cá sặc rằn để có quy trình chuẩn để sinh sản, ương nuôi giống đạt chất lượng cao cung cấp cho hộ nuôi và doanh nghiệp.
- Khuyến khích các cá nhân và tổ chức xây dựng trại sản xuất giống cá sặc rằn đáp ứng yêu cầu về chất lượng (các quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy định của nhà nước).
đ) Đối với cá điêu hồng:
- Chuyển giao giống cá điêu hồng trong và ngoài nước (có nghề nuôi và sản xuất giống tiên tiến) đã qua cải thiện di truyền về tốc độ tăng trưởng để đáp ứng con giống đạt chất lượng cao cung cấp cho hộ nuôi.
- Mở rộng thêm các trại giống đã có, xây dựng thêm các trại mới, khuyến khích các cá nhân và tổ chức xây dựng trại sản xuất giống (phải tuân thủ quy định của một trại sản xuất giống).
e) Đối với lươn:
- Hoàn thiện các quy trình sinh sản nhân tạo lươn để đánh giá chất lượng con giống lươn nhằm có quy trình chuẩn để sinh sản, ương nuôi giống đạt chất lượng cung cấp cho hộ nuôi.
- Khuyến khích các cá nhân và tổ chức xây dựng trại sản xuất lươn giống đáp ứng yêu cầu về chất lượng (các quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy định của nhà nước).
f) Đối với cá hô, cá thác lát:
- Hoàn thiện các quy trình sinh sản nhân tạo các loại giống cá hô, cá thác lát để đánh giá chất lượng con giống nhằm có quy trình chuẩn để sinh sản, ương nuôi giống đạt chất lượng cung cấp cho hộ nuôi.
- Khuyến khích các cá nhân và tổ chức xây dựng trại sản xuất giống cá hô, cá thác lát đáp ứng yêu cầu về chất lượng (các quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy định của nhà nước).
3. Giải pháp về thị trường tiêu thụ:
a) Đối với cá tra:
- Tập trung phát triển và giữ vững các thị trường truyền thống, các thị trường lớn như: EU, Mỹ, Nhật Bản... và các thị trường mới, có tiềm năng như: Trung Quốc, Đông Âu, Trung Đông, Bắc Phi, Nam Mỹ.
- Đổi mới hoạt động xúc tiến thương mại, đa dạng hóa hình thức tiếp cận thị trường và giới thiệu sản phẩm. Tiếp tục xây dựng và phát triển năng lực dự báo về thị trường thủy sản thế giới trên các mặt: giá cả và chủng loại sản phẩm, nhu cầu và xu hướng tiêu thụ, biến động thị trường và yêu cầu chất lượng sản phẩm để kịp thời cung cấp cho doanh nghiệp và người sản xuất.
- Chuyển hướng từ xuất khẩu cho các nhà nhập khẩu sang xuất khẩu trực tiếp cho hệ thống phân phối, các siêu thị thông qua chuỗi giá trị đã được hình thành.
- Tăng cường phát triển thị trường đối với các sản phẩm gia tăng từ cá tra.
b) Đối với tôm càng xanh:
- Đầu tư phát triển thị trường trong nước, xuất khẩu làm tiền đề cho sản xuất quy mô lớn; tổ chức hệ thống buôn bán thủy sản ở các siêu thị, đô thị, các vùng công nghiệp tập trung theo hướng văn minh và hiện đại, góp phần ổn định sản xuất khi thị trường xuất khẩu gặp khó khăn.
- Tiếp tục xây dựng và triển khai đầy đủ các chương trình đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm thủy sản theo hệ thống từ sản xuất đến tiêu dùng cho các cơ sở sản xuất kinh doanh thủy sản nội địa.
c) Đối với cá lóc, cá sặc rằn, cá điêu hồng, lươn:
- Tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị sản phẩm, trong đó doanh nghiệp đóng vai trò hạt nhân liên kết và tổ chức chuỗi. Khuyến khích phát triển hình thức ký kết hợp đồng giữa doanh nghiệp với người nuôi hoặc với đại diện của nhóm hộ người nuôi (Hợp tác xã, Chi hội,…) trong đó có sự chia sẻ lợi nhuận, rủi ro với nhau để người nuôi an tâm sản xuất đồng thời doanh nghiệp có nguồn nguyên liệu ổn định để chế biến và tiêu.
- Đầu tư phát triển thị trường tiêu thụ trong nước với các hình thức tiêu thụ khác nhau thông qua các chợ đầu mối, siêu thị góp phần ổn định sản xuất khi thị trường xuất khẩu gặp khó khăn.
d) Đối với cá hô, cá thác lát:
- Đầu tư phát triển thị trường tiêu thụ trong nước với các hình thức tiêu thụ khác nhau thông qua các chợ đầu mối, siêu thị góp phần ổn định sản xuất khi thị trường xuất khẩu gặp khó khăn.
- Tiếp tục xây dựng và triển khai đầy đủ các chương trình đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm thủy sản theo hệ thống từ sản xuất đến tiêu dùng cho các cơ sở sản xuất kinh doanh thủy sản nội địa.
4. Giải pháp về tổ chức sản xuất:
a) Tổ chức lại sản xuất theo chuỗi giá trị sản phẩm, từ ao nuôi đến thị trường tiêu thụ, trong đó doanh nghiệp thu mua, chế biến, tiêu thụ đóng vai trò hạt nhân liên kết và tổ chức chuỗi. Khuyến khích phát triển hình thức ký kết hợp đồng giữa doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ với người nuôi hoặc với đại diện của nhóm hộ người nuôi, với các tổ chức kinh tế hợp tác của nông, ngư dân.
b) Tổ chức lại các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, phân tán theo hình thức quản lý có sự tham gia của cộng đồng, trong đó chú trọng các mô hình kinh tế hợp tác, các hội, hiệp hội ngành nghề nhằm tăng cường giúp đỡ nhau trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và chung tay bảo vệ môi trường vì sự phát triển bền vững của cộng đồng.
c) Tăng cường công tác vận động, tập hợp cộng đồng nông, ngư dân tham gia các tổ chức xã hội nghề nghiệp như: Chi hội nghề cá, Chi hội nuôi thủy sản, Chi hội sản xuất giống…
d) Mở rộng áp dụng việc thực hiện các quy định về truy xuất nguồn gốc đối với các cơ sở nuôi trong vùng quy hoạch, đồng thời nhanh chóng xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm thủy sản, cơ sở và vùng nuôi trồng thủy sản tại các địa phương, nhằm tạo các sản phẩm có thương hiệu uy tín trên thị trường trong nước và quốc tế.
5. Giải pháp về cơ chế chính sách
a) Triển khai Nghị định số 36/2014/NĐ-CP ngày 29/4/2014 của Chính phủ về nuôi, chế biến và xuất khẩu sản phẩm cá tra; Quyết định số 63/2010/QĐ –TTg của Thủ tướng chính phủ ngày 15 tháng 10 năm 2010 về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thuỷ sản và một số chính sách khuyến khích, ưu đãi hiện hành có liên quan.
b) Xây dựng chính sách ưu đãi về thuế cho doanh nghiệp chế biến thuỷ sản đầu tư công nghệ mới với trang thiết bị hiện đại để chế biến sản phẩm giá trị gia tăng; Xây dựng chính sách riêng hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hộ gia đình, tìm kiếm khách hàng, quảng bá sản phẩm thông qua các chương trình xúc tiến thương mại thủy sản; Xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ công tác xúc tiến thương mại cho các doanh nghiệp xuất khẩu các mặt hàng thủy sản ứng dụng công nghệ cao.
6. Giải pháp về phát triển nguyên liệu cho chế biến, xuất khẩu (cá tra, Tôm càng xanh,…)
a) Tập trung tổ chức nuôi trồng thuỷ sản theo hướng liên kết sản xuất, áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật nuôi tiên tiến (GAP, Global GAP, ASC,...)
b) Thực hiện quản lý chất lượng thức ăn, thuốc thú y dùng trong nuôi thủy sản.
c) Gắn các vùng nuôi trồng thủy sản ứng dụng công nghệ cao tập trung với các cơ sở chế biến, ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đầu mối đồng bộ cho vùng nuôi thuỷ sản tập trung.
7. Giải pháp về tổ chức quản lý và liên kết trong sản xuất thuỷ sản
a) Tăng cường xã hội hóa các dịch vụ công như: kiểm nghiệm, kiểm tra đánh giá hệ thống đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, nghiên cứu và chuyển giao công nghệ, khuyến ngư.
b) Tổ chức sản xuất theo liên kết dọc giữa những người tham gia các công đoạn từ ao nuôi, đến thu mua nguyên liệu, chế biến và tiêu thụ sản phẩm thông qua các hợp đồng kinh tế; Liên kết ngang giữa các nhà sản xuất theo từng khâu trong chuỗi sản xuất, cung ứng nguyên liệu, chế biến, bảo quản và tiêu thụ thủy sản dưới các hình thức Hợp tác xã, hiệp hội để thu hút các doanh nghiệp, các hộ sản xuất cùng ngành nghề. Trên cơ sở đó nhà nước có chương trình hỗ trợ các thành viên về các kỹ năng cần thiết trong sản xuất kinh doanh, vay vốn, đầu tư hạ tầng và các vấn để liên quan cho phát triển.
8. Giải pháp về phát triển khoa học công nghệ chế biến thuỷ sản.
a) Thực hiện các nghiên cứu và chuyển giao công nghệ chế biến, bảo quản và vận chuyển thủy sản; nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, sản phẩm giá trị gia tăng; nghiên cứu cải tiến để nâng cao chất lượng các sản phẩm thủy sản truyền thống; nghiên cứu sản xuất phụ gia cho chế biến thủy sản; nghiên cứu đánh giá rủi ro cho các sản phẩm thủy sản; các giải pháp kỹ thuật và công nghệ tiên tiến để tăng năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản xuất.
b) Xây dựng một số trung tâm nghiên cứu phát triển sản phẩm ở các vùng chế biến thủy sản tập trung. Các trung tâm này được đầu tư hiện đại để trực tiếp tiến hành các nghiên cứu và hỗ trợ các doanh nghiệp trong vùng ứng dụng để phát triển sản phẩm giá trị gia tăng, đặc biệt cho các doanh nghiệp và hộ gia đình quy mô nhỏ.
9. Giải pháp về đào tạo, tập huấn và phát triển nguồn nhân lực
a) Tăng cường các hình thức đào tạo, tập huấn trong và ngoài nước cho đội ngũ những người quản lý, nghiên cứu phát triển sản phẩm và thị trường. Đồng thời chú ý đào tạo, tập huấn đội ngũ: cán bộ kỹ thuật, hộ nuôi, người dân,…. cho các địa phương và doanh nghiệp để bổ sung đội ngũ lao động lành nghề cho nuôi trồng và chế biến thuỷ sản. Quan tâm tổ chức các khoá đào tạo ngắn hạn, các lớp tập huấn cho đội ngũ cán bộ quản lý, các nhà doanh nghiệp, hộ nuôi,… am hiểu về luật lệ và các chính sách kinh tế, thương mại của các nước và quốc tế.
b) Tổ chức đào tạo các vị trí đầu ngành, cán bộ nghiên cứu chuyên sâu, công nhân kỹ thuật lành nghề để đáp ứng yêu cầu cao trong giai đoạn hội nhập quốc tế và đáp ứng yêu cầu vận hành của các dây chuyền thiết bị hiện đại, tiên tiến.
10. Giải pháp về bảo vệ môi trường
a) Nghiên cứu, điều tra tổng kết rút kinh nghiệm từ các mô hình xử lý nước thải hiện có, hoặc nhập các công nghệ xử lý chất thải để lựa chọn công nghệ có chi phí đầu tư và vận hành thấp. Khuyến khích các doanh nghiệp chế biến thủy sản áp dụng công nghệ sản xuất sạch hơn, giảm thiểu chất thải, tiết kiệm nguyên vật liệu, năng lượng và xử lý có hiệu quả các nguồn gây ô nhiễm.
b) Nhà nước ưu tiên cho vay vốn và cấp hoặc cho thuê đất dài hạn để các doanh nghiệp xây dựng hệ thống xử lý nước thải.
Điều 2. Sau khi Quy hoạch được phê duyệt. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn có trách nhiệm triển khai, thực hiện quy hoạch, nếu phát sinh những vấn đề không phù hợp thực tế, phải kịp thời báo cáo bằng văn bản về Sở Kế hoạch và Đầu tư, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh
Điều 3. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, Thủ trưởng các Sở, ban ngành có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT. CHỦ TỊCH |
- 1Quyết định 1310/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt Quy hoạch vùng sản xuất nông, lâm, thủy sản hàng hóa tập trung, ứng dụng công nghệ cao giai đoạn 2012 – 2020 do Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh ban hành
- 2Nghị quyết 18/2013/NQ-HĐND về Quy hoạch phát triển sản xuất nông, lâm, diêm nghiệp và thủy sản tỉnh Bạc Liêu đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
- 3Quyết định 360/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Quy hoạch vùng sản xuất giống thủy sản tập trung tỉnh Trà Vinh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
- 4Quyết định 2355/QĐ-UBND năm 2015 ban hành Quy định Tiêu chí Khu sản xuất giống thủy sản ứng dụng công nghệ cao và Tiêu chí Khu nuôi tôm thương phẩm ứng dụng công nghệ cao tại tỉnh Bình Định
- 1Nghị định 92/2006/NĐ-CP về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 2Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 3Nghị định 04/2008/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 92/2006/NĐ-CP về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 4Quyết định 63/2010/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Quyết định 1310/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt Quy hoạch vùng sản xuất nông, lâm, thủy sản hàng hóa tập trung, ứng dụng công nghệ cao giai đoạn 2012 – 2020 do Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh ban hành
- 6Quyết định 801/QĐ-TTg năm 2012 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh An Giang đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Quyết định 2163/QĐ-UBND năm 2012 về Kế hoạch phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh An Giang giai đoạn 2012 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030
- 8Nghị quyết 18/2013/NQ-HĐND về Quy hoạch phát triển sản xuất nông, lâm, diêm nghiệp và thủy sản tỉnh Bạc Liêu đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
- 9Nghị định 36/2014/NĐ-CP về nuôi, chế biến và xuất khẩu sản phẩm cá Tra
- 10Quyết định 360/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Quy hoạch vùng sản xuất giống thủy sản tập trung tỉnh Trà Vinh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
- 11Quyết định 2355/QĐ-UBND năm 2015 ban hành Quy định Tiêu chí Khu sản xuất giống thủy sản ứng dụng công nghệ cao và Tiêu chí Khu nuôi tôm thương phẩm ứng dụng công nghệ cao tại tỉnh Bình Định
Quyết định 1021/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Quy hoạch vùng sản xuất thủy sản ứng dụng công nghệ cao tỉnh An Giang đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030
- Số hiệu: 1021/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 02/07/2014
- Nơi ban hành: Tỉnh An Giang
- Người ký: Lê Văn Nưng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra