Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1017/QĐ-KTNN | Hà Nội, ngày 18 tháng 8 năm 2009 |
BAN HÀNH QUY CHẾ THỰC HIỆN VIỆC CƯỚI, VIỆC THĂM HỎI ỐM ĐAU, VIỆC TANG VÀ TỔ CHỨC CÁC NGÀY LỄ KỶ NIỆM
TỔNG KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC
Căn cứ Luật Kiểm toán nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 62/2001/NĐ-CP ngày 12/9/2001 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế tổ chức lễ tang đối với cán bộ, công chức, viên chức nhà nước khi từ trần;
Căn cứ Quyết định số 308/2005-QĐ-TTg ngày 25/11/2005 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy chế thực hiện việc cưới, việc thăm hỏi ốm đau, việc tang và tổ chức các ngày lễ kỷ niệm”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 589/QĐ-KTNN ngày 01/8/2006 của Tổng Kiểm toán Nhà nước về việc ban hành Quy chế thực hiện việc cưới, việc thăm hỏi ốm đau, việc tang và tổ chức các ngày lễ kỷ niệm.
Điều 3. Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Chánh Văn phòng Kiểm toán Nhà nước, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Kiểm toán Nhà nước và các đơn vị, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này. /.
Nơi nhận : | TỔNG KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC |
THỰC HIỆN VIỆC CƯỚI, VIỆC THĂM HỎI ỐM ĐAU, VIỆC TANG VÀ TỔ CHỨC CÁC NGÀY LỄ KỶ NIỆM
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1017/QĐ- KTNN ngày 18 tháng 8 năm 2009 của Tổng Kiểm toán Nhà nước)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Quy chế này quy định việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc thăm hỏi ốm đau, việc tang và tổ chức các ngày lễ kỷ niệm của Kiểm toán Nhà nước.
2. Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong các đơn vị trực thuộc Kiểm toán Nhà nước chịu sự điều chỉnh của Quy chế này.
1. Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong các đơn vị trực thuộc Kiểm toán Nhà nước tổ chức việc cưới, việc tang và tổ chức các ngày lễ kỷ niệm phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
a. Không trái với thuần phong mỹ tục của dân tộc; không thực hiện các hoạt động mê tín dị đoan;
b. Không gây mất trật tự, an ninh xã hội; không lợi dụng để truyền đạo trái phép và các hoạt động chia rẽ đoàn kết dân tộc;
c. Không làm cản trở giao thông và các hoạt động công cộng;
d. Không tổ chức hoặc tham gia đánh bạc dưới bất cứ hình thức nào;
đ. Giữ gìn sự yên tĩnh, hạn chế gây tiếng ồn về ban đêm;
e. Không mời, không dự tiệc cưới trong giờ làm việc; không sử dụng thời gian làm việc, công quỹ và phương tiện của cơ quan, đơn vị, tổ chức để đi dự lễ hội khi không có nhiệm vụ;
g. Không lợi dụng việc cưới, việc tang để nhận quà biếu nhằm trục lợi cá nhân; không sử dụng công quỹ của cơ quan, đơn vị để làm quà mừng cưới, viếng đám tang phục vụ cho mục đích cá nhân.
2. Tổ chức việc cưới, việc tang và các ngày lễ kỷ niệm thuộc phạm vi quản lý của đơn vị nào, Thủ trưởng đơn vị đó phải chịu trách nhiệm.
Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong các đơn vị trực thuộc Kiểm toán Nhà nước.
1. Việc cưới cần được tổ chức trang trọng, vui tươi, lành mạnh, phù hợp với phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc.
2. Các thủ tục theo phong tục, tập quán như: Chạm ngõ, lễ hỏi, xin dâu cần được tổ chức đơn giản, gọn nhẹ.
3. Trang trí lễ cưới và trang phục cô dâu, chú rể phải lịch sự, phù hợp với truyền thống văn hoá dân tộc.
4. Trường hợp tổ chức ăn uống cần tiết kiệm, không kéo dài nhiều ngày và phải đảm bảo vệ sinh an toàn.
5. Việc đăng ký kết hôn và trao giấy chứng nhận kết hôn phải thực hiện đúng quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình.
6. Tổ chức cưới và đưa đón dâu phải tuân thủ quy định của pháp luật về an toàn giao thông và trật tự an toàn công cộng.
Ban chấp hành công đoàn, Đoàn thanh niên, Thủ trưởng các đơn vị khuyến khích cán bộ, công chức, viên chức và người lao động tổ chức cưới theo các hình thức sau:
Báo hỷ thay cho mời dự lễ cưới, tiệc cưới.
2. Tổ chức tiệc trà tại hội trường cơ quan thay cho tổ chức tiệc mặn, tổ chức đám cưới không hút thuốc lá.
3. Các tổ chức công đoàn, đoàn thanh niên đứng ra tổ chức lễ cưới.
4. Đặt hoa ở đài tưởng niệm, nghĩa trang liệt sĩ hoặc trồng cây lưu niệm ở vườn cây hạnh phúc tại địa phương trong ngày cưới.
Mục 2. TỔ CHỨC THĂM HỎI ỐM ĐAU, THIÊN TAI, DỊCH BỆNH
Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong các đơn vị trực thuộc Kiểm toán Nhà nước.
Điều 7. Điều kiện và tổ chức đi thăm
1. Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đau yếu phải nghỉ việc điều trị tại bệnh viện, Thủ trưởng đơn vị và Ban chấp hành công đoàn cùng cấp có trách nhiệm tổ chức đi thăm hỏi, động viên.
2. Trường hợp bệnh hiểm nghèo, bệnh nặng phải điều trị dài ngày thì tuỳ theo từng trường hợp cụ thể, Ban chấp hành Công đoàn Kiểm toán Nhà nước chủ trì phối hợp với cấp uỷ và các đơn vị liên quan để tổ chức thăm hỏi động viên. Đối với trường hợp đặc biệt, Ban chấp hành Công đoàn Kiểm toán Nhà nước chủ trì phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ, Văn phòng Kiểm toán Nhà nước mời Lãnh đạo Kiểm toán Nhà nước đi thăm.
1. Đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong các đơn vị trực thuộc Kiểm toán Nhà nước; quà thăm hỏi được thực hiện theo quy định của Công đoàn Kiểm toán Nhà nước.
2. Đối với các trường hợp đặc biệt, Công đoàn Kiểm toán Nhà nước phối hợp với Lãnh đạo Kiểm toán Nhà nước xem xét quyết định.
Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đang công tác hoặc đã nghỉ hưu thuộc Kiểm toán Nhà nước.
Điều 10. Lễ tang áp dụng đối với các đồng chí là Lãnh đạo Kiểm toán Nhà nước khi từ trần
1. Đối với các đồng chí là Lãnh đạo Kiểm toán Nhà nước thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng quản lý (kể cả các đồng chí đã nghỉ hưu):
1.1. Khi nhận được tin báo, Vụ Tổ chức cán bộ có trách nhiệm trình Lãnh đạo Kiểm toán Nhà nước về việc từ trần của công chức.
1.2. Việc tổ chức lễ tang theo quy định tại Chương IV Nghị định số 62/2001/NĐ-CP ngày 12/9/2001 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế tổ chức lễ tang đối với cán bộ, công chức, viên chức nhà nước khi từ trần và tiến hành cụ thể như sau:
a. Chủ trì đưa tin:
- Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Lãnh đạo Kiểm toán Nhà nước đứng tên đưa tin buồn nếu công chức Lãnh đạo Kiểm toán Nhà nước từ trần có chức danh là Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương;
- Ban Chấp hành Đảng bộ KTNN, Lãnh đạo Kiểm toán Nhà nước đứng tên đưa tin buồn đối với công chức Lãnh đạo kiểm toán Nhà nước không phải là Uỷ viên Ban chấp hành Trung ương;
- Nội dung đưa tin: Vụ Tổ chức cán bộ chủ trì cùng gia đình thống nhất nội dung;
- Hợp đồng với Báo Nhân dân; Đài Truyền hình Việt Nam: Văn phòng Kiểm toán Nhà nước chủ trì.
b. Thông báo cho các đơn vị trực thuộc Kiểm toán Nhà nước, các cơ quan, đơn vị có liên quan theo quy định:
- Chuẩn bị nội dung: Vụ Tổ chức cán bộ phối hợp cùng gia đình;
- Gửi thông báo đến các đơn vị: Văn phòng Kiểm toán Nhà nước.
c. Thành lập Ban tổ chức lễ tang:
- Vụ Tổ chức cán bộ tham mưu cho Lãnh đạo Kiểm toán Nhà nước thành lập Ban tổ chức lễ tang, thành phần Ban tổ chức lễ tang gồm đại diện: Đảng uỷ Kiểm toán Nhà nước, Lãnh đạo Kiểm toán Nhà nước, Vụ Tổ chức cán bộ, Văn phòng Kiểm toán Nhà nước, BCH Công đoàn Kiểm toán Nhà nước, Đoàn thanh niên Kiểm toán Nhà nước, gia đình và chính quyền địa phương (phường, xã) nơi công chức cư trú.
- Ban tổ chức lễ tang phân công các thành viên thực hiện các phần nghi lễ theo quy định của nhà tang lễ và Ban quản lý nghĩa trang.
d. Nơi tổ chức lễ tang và nơi an táng:
- Thực hiện theo Điều 33 Nghị định 62/2001/NĐ-CP ngày 12/9/2001 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế tổ chức lễ tang đối với cán bộ, công chức, viên chức nhà nước khi từ trần.
đ. Trang trí lễ đài, vòng hoa, xe tang:
- Thực hiện theo Điều 34, 35 Nghị định 62/2001/NĐ-CP ngày 12/9/2001 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế tổ chức lễ tang đối với cán bộ, công chức, viên chức nhà nước khi từ trần;
- Việc bố trí xe tang, xe đưa rước thân nhân, gia đình công chức do Văn phòng Kiểm toán Nhà nước chủ trì thực hiện.
e. Lễ viếng, lễ truy điệu, lễ đưa tang, lễ hạ huyệt:
- Thực hiện theo Điều 36,37,38,39 Nghị định 62/2001/NĐ-CP ngày 12/9/2001 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế tổ chức lễ tang đối với cán bộ, công chức, viên chức nhà nước khi từ trần;
- Tổ chức đoàn viếng của Kiểm toán Nhà nước: Do Lãnh đạo Kiểm toán Nhà nưc dẫn đầu, đại diện Đảng uỷ Kiểm toán Nhà nước, các đoàn thể, các đơn vị trực thuộc Kiểm toán Nhà nước (Văn phòng Kiểm toán Nhà nước chuẩn bị vòng hoa, lễ viếng);
- Nếu người từ trần ở xa thì Lãnh đạo Kiểm toán Nhà nước phân công một số đơn vị cử đại diện tham gia đoàn viếng của Lãnh đạo Kiểm toán Nhà nước;
- Soạn thảo điếu văn: Vụ Tổ chức cán bộ chủ trì cùng gia đình.
g. Đưa tin cảm ơn lên Báo, Đài Truyền hình: Do Văn phòng Kiểm toán Nhà nước chủ trì cùng gia đình.
2. Đối với các đồng chí khi từ trần nguyên là Lãnh đạo Kiểm toán Nhà nước không thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng quản lý :
2.1. Khi nhận được tin báo, Vụ Tổ chức cán bộ có trách nhiệm báo cáo Lãnh đạo Kiểm toán Nhà nước về việc từ trần của công chức.
2.2. Việc tổ chức lễ tang theo quy định tại Chương V Nghị định số 62/2001/NĐ-CP ngày 12/9/2001 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế tổ chức lễ tang đối với cán bộ, công chức, viên chức nhà nước khi từ trần và tiến hành cụ thể như sau:
a. Chủ trì đưa tin:
- Ban Chấp hành Đảng bộ, Lãnh đạo Kiểm toán Nhà nước đứng tên đưa tin buồn;
- Nội dung đưa tin: Vụ Tổ chức cán bộ chủ trì cùng gia đình thống nhất nội dung;
- Hợp đồng với Báo Nhân dân; Đài Truyền hình Việt Nam: Văn phòng Kiểm toán Nhà nước chủ trì.
b. Thông báo cho các đơn vị trực thuộc Kiểm toán Nhà nước, các cơ quan, đơn vị có liên quan theo quy định:
- Chuẩn bị nội dung: Vụ Tổ chức cán bộ phối hợp cùng gia đình;
- Gửi thông báo đến các đơn vị: Văn phòng Kiểm toán Nhà nước.
c. Thành lập Ban tổ chức lễ tang:
- Vụ Tổ chức cán bộ tham mưu cho Lãnh đạo Kiểm toán Nhà nước thành lập Ban tổ chức lễ tang, thành phần Ban tổ chức lễ tang gồm đại diện: Đảng uỷ Kiểm toán Nhà nước, Lãnh đạo Kiểm toán Nhà nước, Vụ Tổ chức cán bộ, Văn phòng Kiểm toán Nhà nước, BCH Công đoàn Kiểm toán Nhà nước, Đoàn thanh niên Kiểm toán Nhà nước, gia đình và chính quyền địa phương (phường, xã) nơi công chức cư trú.
- Ban tổ chức lễ tang phân công các thành viên thực hiện các phần nghi lễ theo quy định của nhà tang lễ và Ban quản lý nghĩa trang.
d. Nơi tổ chức lễ tang và nơi an táng:
- Nơi tổ chức lễ tang: Lãnh đạo Kiểm toán Nhà nước và gia đình thống nhất quyết định;
- Nơi an táng: Theo nguyện vọng gia đình và do gia đình chủ trì phối hợp với Văn phòng Kiểm toán Nhà nước liên hệ với Ban quản lý nghĩa trang nơi an táng.
đ. Trang trí lễ đài, vòng hoa, xe tang:
- Thực hiện theo Điều 44 Nghị định 62/2001/NĐ-CP ngày 12/9/2001 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế tổ chức lễ tang đối với cán bộ, công chức, viên chức nhà nước khi từ trần;
- Việc bố trí xe tang, xe đưa rước thân nhân, gia đình do Văn phòng Kiểm toán Nhà nước chủ trì thực hiện.
e. Lễ viếng, lễ truy điệu, lễ đưa tang, lễ hạ huyệt:
- Thực hiện theo Điều 45 Nghị định 62/2001/NĐ-CP ngày 12/9/2001 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế tổ chức lễ tang đối với cán bộ, công chức, viên chức nhà nước khi từ trần;
- Tổ chức đoàn viếng của Kiểm toán Nhà nước: Do Lãnh đạo Kiểm toán Nhà nước dẫn đầu, đại diện Đảng uỷ Kiểm toán Nhà nước, các đoàn thể, các đơn vị trực thuộc Kiểm toán Nhà nước (Văn phòng Kiểm toán Nhà nước chuẩn bị vòng hoa, lễ viếng);
- Nếu người từ trần ở xa thì Lãnh đạo Kiểm toán Nhà nước phân công một số đơn vị cử đại diện tham gia đoàn viếng của Lãnh đạo Kiểm toán Nhà nước;
- Soạn thảo điếu văn: Vụ Tổ chức cán bộ chủ trì cùng gia đình.
g. Đưa tin cảm ơn lên Báo, Đài Truyền hình: Do Văn phòng Kiểm toán Nhà nước chủ trì cùng gia đình.
Điều 11. Lễ tang áp dụng đối với công chức là Lãnh đạo cấp Vụ, chuyên viên cao cấp và tương đương
1. Sau khi nhận được thông báo, đơn vị chủ quản có trách nhiệm báo cáo Lãnh đạo Kiểm toán Nhà nước (qua Vụ Tổ chức cán bộ) về việc từ trần của công chức.
2. Việc tổ chức lễ tang thực hiện theo quy định tại Chương V, Nghị định 62/2001/NĐ-CP ngày 12/9/2001 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế tổ chức lễ tang đối với cán bộ, công chức, viên chức nhà nước khi từ trần và tiến hành cụ thể như sau:
a. Đưa tin buồn trên trang 8 Báo Nhân dân:
- Chủ trì đưa tin: Lãnh đạo Kiểm toán Nhà nước, đơn vị chủ quản và gia đình;
- Nội dung đưa tin: Vụ Tổ chức cán bộ chủ trì và gia đình;
- Hợp đồng với Báo Nhân dân: Văn phòng Kiểm toán Nhà nước.
b. Thông báo cho các đơn vị trực thuộc Kiểm toán Nhà nước, cơ quan vợ (chồng) của công chức và các cơ quan khác theo quy định:
- Chuẩn bị nội dung: Vụ Tổ chức cán bộ phối hợp cùng gia đình;
- Gửi thông báo đến các đơn vị: Văn phòng Kiểm toán Nhà nước.
c. Thành lập Ban tổ chức lễ tang:
- Vụ Tổ chức cán bộ tham mưu cho Lãnh đạo Kiểm toán Nhà nước thành lập Ban tổ chức lễ tang, thành phần Ban tổ chức lễ tang gồm đại diện: Lãnh đạo Kiểm toán Nhà nước, Đảng uỷ Kiểm toán Nhà nước, Lãnh đạo đơn vị, Vụ Tổ chức cán bộ, Văn phòng Kiểm toán Nhà nước, BCH Công đoàn Kiểm toán Nhà nước, gia đình và chính quyền địa phương (phường, xã) nơi công chức cư trú.
- Ban tổ chức lễ tang phân công các thành viên thực hiện các phần nghi lễ theo quy định của nhà tang lễ và Ban quản lý nghĩa trang.
d. Nơi tổ chức lễ tang và nơi an táng:
- Nơi tổ chức lễ tang: Lãnh đạo đơn vị và gia đình thống nhất quyết định;
- Nơi an táng: Theo nguyện vọng gia đình và do gia đình chủ trì cùng Văn phòng Kiểm toán Nhà nước (nếu cán bộ từ trần là Lãnh đạo các đơn vị tham mưu thuộc bộ máy điều hành, Lãnh đạo các đơn vị Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành), Văn phòng Kiểm toán Nhà nước khu vực, Văn phòng các đơn vị sự nghiệp (nếu cán bộ từ trần là Lãnh đạo Kiểm toán Nhà nước khu vực, Lãnh đạo các đơn vị sự nghiệp) liên hệ với Ban quản lý nghĩa trang nơi an táng.
đ. Trang trí lễ đài, vòng hoa, xe tang:
- Thực hiện theo Điều 44 Nghị định 62/2001/NĐ-CP ngày 12/9/2001 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế tổ chức lễ tang đối với cán bộ, công chức, viên chức nhà nước khi từ trần;
- Việc bố trí xe tang, xe đưa rước thân nhân, gia đình công chức do Văn phòng Kiểm toán Nhà nước (nếu cán bộ từ trần là Lãnh đạo các đơn vị tham mưu thuộc bộ máy điều hành, Lãnh đạo các đơn vị Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành, lãnh đạo các đơn vị sự nghiệp) và Văn phòng Kiểm toán Nhà nước khu vực (nếu cán bộ từ trần là Lãnh đạo Kiểm toán Nhà nước khu vực) chủ trì thực hiện.
e. Lễ viếng, lễ truy điệu, lễ đưa tang, lễ hạ huyệt:
- Tổ chức đoàn viếng của Kiểm toán Nhà nước: Do đại diện Lãnh đạo Kiểm toán Nhà nước dẫn đầu, đại diện Đảng uỷ, các đoàn thể, các đơn vị trực thuộc Kiểm toán Nhà nước (Văn phòng Kiểm toán Nhà nước chuẩn bị vòng hoa, lễ viếng);
- Việc tổ chức đoàn viếng riêng của đơn vị chủ quản do Lãnh đạo đơn vị quyết định;
- Nếu người từ trần ở xa thì Lãnh đạo Kiểm toán Nhà nước phân công một số đơn vị cử đại diện tham gia đoàn viếng của Lãnh đạo Kiểm toán Nhà nước (Văn phòng Kiểm toán Nhà nước chuẩn bị vòng hoa, lễ viếng);
- Soạn thảo điếu văn: Vụ Tổ chức cán bộ chủ trì (nếu người từ trần là Lãnh đạo Kiểm toán Nhà nước khu vực, đơn vị sự nghiệp thì do Văn phòng Kiểm toán Nhà nước khu vực hay Văn phòng các đơn vị sự nghiệp), phối hợp với đơn vị nơi công chức công tác và cùng gia đình để soạn thảo.
g. Đưa tin cảm ơn lên Báo, Đài Truyền hình. Do Văn phòng Kiểm toán Nhà nước (nếu cán bộ từ trần là Lãnh đạo các đơn vị tham mưu thuộc bộ máy điều hành, Lãnh đạo các đơn vị Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành), Văn phòng Kiểm toán Nhà nước khu vực, Văn phòng các đơn vị sự nghiệp (nếu cán bộ từ trần là Lãnh đạo Kiểm toán Nhà nước khu vực, Lãnh đạo các đơn vị sự nghiệp) chủ trì cùng gia đình.
Điều 12. Lễ tang áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động
Đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động hiện đang công tác tại các đơn vị trực thuộc Kiểm toán Nhà nước (trừ các đối tượng ở Điều 10, Điều 11 Mục 3 của Quy chế này) khi từ trần, được thực hiện theo từ Điều 41 đến Điều 45 Nghị định 62/2001/NĐ-CP ngày 12/9/2001 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế tổ chức lễ tang đối với cán bộ, công chức, viên chức nhà nước khi từ trần và tiến hành cụ thể như sau:
1. Thủ trưởng đơn vị trực tiếp quản lý cán bộ báo cáo Lãnh đạo Kiểm toán Nhà nước (qua Vụ Tổ chức cán bộ), Vụ Tổ chức cán bộ đề xuất Lãnh đạo Kiểm toán Nhà nước các vấn đề có liên quan đến chính sách cán bộ, cử cán bộ cùng phối hợp với đơn vị và Văn phòng Kiểm toán Nhà nước tham gia tổ chức lễ tang.
2. Thủ trưởng đơn vị trực tiếp quản lý cán bộ từ trần chủ trì toàn bộ việc tổ chức lễ tang, có Vụ Tổ chức cán bộ và Văn phòng Kiểm toán Nhà nước tham gia, gồm:
a. Đưa tin buồn trên trang 8 Báo Nhân dân đối với công chức có mức lương từ 5,76 và tương đương trở nên; đơn vị chủ quản chủ trì cùng gia đình thống nhất nội dung và hợp đồng với cơ quan báo.
b. Thông báo đến các đơn vị trực thuộc Kiểm toán Nhà nước và cơ quan vợ (chồng) người từ trần: Đơn vị chủ trì phối hợp cùng Văn phòng Kiểm toán Nhà nước.
c. Thành lập Ban tổ chức lễ tang:
- Vụ Tổ chức cán bộ tham mưu Lãnh đạo Kiểm toán Nhà nước thành lập Ban tổ chức lễ tang đối với công chức từ trần ở các đơn vị trực thuộc Kiểm toán Nhà nước; thành phần Ban lễ tang gồm đại diện: Lãnh đạo đơn vị, Vụ Tổ chức cán bộ, Văn phòng Kiểm toán Nhà nước, cấp uỷ, Công đoàn đơn vị, gia đình và đại diện chính quyền địa phương( phường, xã ) nơi công chức cư trú. Đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động từ trần thuộc Kiểm toán Nhà nước khu vực do Thủ trưởng đơn vị quyết định thành lập;
- Ban tổ chức lễ tang phân công các thành viên thực hiện các phần nghi lễ theo quy định của nhà tang lễ và Ban quản lý nghĩa trang.
d. Nơi tổ chức lễ tang và nơi an táng:
- Nơi tổ chức lễ tang: Gia đình và đơn vị chủ quản quyết định;
- Nơi an táng theo nguyện vọng gia đình và do gia đình chủ trì cùng đơn vị trực tiếp quản lý công chức từ trần liên hệ với Ban quản lý nghĩa trang nơi an táng.
đ. Trang trí lễ đài, vòng hoa, xe tang:
- Thực hiện theo Điều 44 Nghị định 62/2001/NĐ-CP ngày 12/9/2001 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế tổ chức lễ tang đối với cán bộ, công chức, viên chức nhà nước khi từ trần;
- Việc bố trí xe tang, xe đưa rước thân nhân gia đình người từ trần do Văn phòng Kiểm toán Nhà nước (nếu công chức từ trần ở các đơn vị tham mưu thuộc bộ máy điều hành, các Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành, các đơn vị sự nghiệp), Văn phòng Kiểm toán Nhà nước khu vực (nếu công chức từ trần ở các đơn vị Kiểm toán Nhà nước khu vực) chủ trì thực hiện.
e. Tổ chức lễ viếng, lễ truy điệu, lễ đưa tang, lễ hạ huyệt:
- Lãnh đạo Kiểm toán Nhà nước viếng: Văn phòng Kiểm toán Nhà nước chuẩn bị vòng hoa, lễ viếng, đại diện các đoàn thể, các đơn vị trực thuộc Kiểm toán Nhà nước tham gia đoàn viếng;
- Việc tổ chức đoàn viếng riêng của đơn vị chủ quản do Lãnh đạo đơn vị quyết định.
- Soạn thảo điếu văn: Đơn vị chủ trì phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ và gia đình;
- Đưa tin trên báo, đài địa phương; do gia đình chủ trì;
- Thủ trưởng đơn vị có cán bộ, công chức, viên chức và người lao động từ trần có trách nhiệm chủ trì phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ, Văn phòng Kiểm toán Nhà nước (nếu công chức từ trần ở các đơn vị tham mưu thuộc bộ máy điều hành, các Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành), Văn phòng Kiểm toán Nhà nước khu vực, Văn phòng các đơn vị sự nghiệp (nếu công chức từ trần ở các đơn vị Kiểm toán Nhà nước khu vực, các đơn vị sự nghiệp) tham gia để cùng gia đình và các tổ chức liên quan tổ chức lễ tang chu đáo;
- Trường hợp gia đình tự đảm nhiệm tổ chức lễ tang, đơn vị cử người tham gia giúp đỡ những việc cần thiết theo yêu cầu của gia đình và theo quy định chung của Nhà nước.
Điều 13. Đối với cán bộ, công chức, viên chức đi công tác, học tập ở trong nước và nước ngoài
Các trường hợp cán bộ, công chức, viên chức đi công tác, học tập ở trong nước và ở ngoài nước nếu từ trần việc tổ chức tang lễ được tổ chức như sau:
1. Đối với công chức quy định tại Điều 10, Điều 11 Mục 3 của Quy chế này, Lãnh đạo Kiểm toán Nhà nước chủ trì phối hợp với địa phương để lo tổ chức lễ tang.
2. Đối với công chức quy định tại Điều 12 Mục 3 của Quy chế này, Thủ trưởng đơn vị chủ trì phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ, Văn phòng Kiểm toán Nhà nước, Ban chấp hành công đoàn cùng cấp liên hệ với địa phương để lo tổ chức lễ tang.
3. Trường hợp có điều kiện thì đưa thi hài về nơi an táng theo nguyện vọng của gia đình.
Điều 14. Đối với cán bộ, công chức, viên chức đã nghỉ hưu khi từ trần
1. Đối với cán bộ, công chức, viên chức nghỉ hưu từ trần là cán bộ lãnh đạo cấp vụ, chuyên viên cao cấp và tương đương:
a. Thủ trưởng đơn vị nơi người từ trần công tác trước khi nghỉ hưu nhận được thông báo của gia đình, báo cáo Lãnh đạo Kiểm toán Nhà nước (qua Vụ Tổ chức cán bộ).
b. Việc tổ chức lễ tang thực hiện theo quy định tại Chương V, Nghị định 62/2001/NĐ-CP ngày 12/9/2001 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế tổ chức lễ tang đối với cán bộ, công chức, viên chức nhà nước khi từ trần và tiến hành cụ thể như sau:
- Đưa tin buồn trên trang 8 Báo Nhân dân:
+ Nội dung tin: Vụ Tổ chức cán bộ chủ trì và phối hợp với đơn vị nơi người từ trần đã công tác trước khi nghỉ hưu và cùng gia đình soạn thảo;
+ Hợp đồng với Báo Nhân dân đưa tin buồn: Văn phòng Kiểm toán Nhà nước.
- Thông báo cho các đơn vị trực thuộc Kiểm toán Nhà nước, cơ quan vợ (chồng) của người từ trần và các cơ quan khác theo quy định;
+ Chuẩn bị nội dung: Vụ Tổ chức cán bộ chủ trì và phối hợp với đơn vị nơi người từ trần đã công tác trước khi nghỉ hưu và cùng gia đình soạn thảo;
+ Gửi thông báo đến các cơ quan, đơn vị có liên quan: Văn phòng Kiểm toán Nhà nước.
- Thành lập Ban tổ chức lễ tang:
+ Trường hợp tổ chức lễ tang ở địa bàn Hà Nội, Vụ Tổ chức cán bộ tham mưu cho Lãnh đạo Kiểm toán Nhà nước thành lập Ban tổ chức lễ tang, thành phần Ban tổ chức lễ tang gồm đại diện: Đảng uỷ Kiểm toán Nhà nước, Lãnh đạo Kiểm toán Nhà nước, Lãnh đạo đơn vị nơi người từ trần đã công tác trước khi nghỉ hưu, Vụ Tổ chức cán bộ, Văn phòng Kiểm toán Nhà nước, BCH công đoàn, gia đình và chính quyền địa phương (phường, xã) nơi người từ trần cư trú;
+ Trường hợp tổ chức lễ tang ngoài địa bàn Hà Nội, nếu thuộc địa bàn kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước khu vực nào thì Kiểm toán Nhà nước khu vực đó có trách nhiệm phối hợp với gia đình, chính quyền địa phương nơi người từ trần cư trú để thành lập Ban tổ chức lễ tang và tổ chức lễ tang theo nguyện vọng của gia đình đúng với các quy định.
+ Ban tổ chức lễ tang có trách nhiệm phân công các thành viên thực hiện các phần việc để tổ chức tang lễ bảo đảm nghi lễ theo quy định của nhà tang lễ và Ban quản lý nghĩa trang.
- Nơi tổ chức lễ tang và nơi an táng:
+ Nơi tổ chức lễ tang: Theo nguyện vọng gia đình và do gia đình chủ trì phối hợp với Văn phòng Kiểm toán Nhà nước (nếu tổ chức lễ tang ở địa bàn Hà Nội) hoặc phối hợp với Kiểm toán Nhà nước khu vực (nếu tổ chức lễ tang ở địa bàn kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước khu vực).
+ Nơi an táng: Theo nguyện vọng gia đình và do gia đình chủ trì cùng với Văn phòng Kiểm toán Nhà nước (nếu an táng ở địa bàn Hà Nội) hoặc cùng với Kiểm toán Nhà nước khu vực (nếu an táng ở địa bàn kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước khu vực) liên hệ với Ban quản lý nghĩa trang nơi an táng.
- Trang trí lễ đài, vòng hoa, xe tang:
+ Thực hiện theo Điều 44 Nghị định 62/2001/NĐ-CP ngày 12/9/2001 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế tổ chức lễ tang đối với cán bộ, công chức, viên chức nhà nước khi từ trần;
+ Việc bố trí xe tang, xe đưa rước thân nhân, gia đình người từ trần do Văn phòng Kiểm toán Nhà nước (nếu tổ chức lễ tang và nơi an táng ở địa bàn Hà Nội) hoặc Kiểm toán Nhà nước khu vực (nếu tổ chức lễ tang và nơi an táng ở địa bàn kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước khu vực) chủ trì thực hiện.
- Lễ viếng, lễ truy điệu, lễ đưa tang và hạ huyệt:
+Tổ chức đoàn viếng của Kiểm toán Nhà nước: Do đại diện Lãnh đạo Kiểm toán Nhà nước dẫn đầu, đại diện Đảng uỷ Kiểm toán Nhà nước, BCH công đoàn Kiểm toán Nhà nước, các đơn vị trực thuộc Kiểm toán Nhà nước (Văn phòng Kiểm toán Nhà nước chuẩn bị vòng hoa, lễ viếng);
+ Việc tổ chức đoàn viếng riêng của đơn vị chủ quản nơi người từ trần đã công tác trước khi nghỉ hưu do Lãnh đạo đơn vị quyết định;
+ Nếu người từ trần ở địa bàn Kiểm toán Nhà nước khu vực thì Lãnh đạo Kiểm toán Nhà nước dẫn đầu hoặc uỷ quyền cho lãnh đạo Kiểm toán Nhà nước khu vực và phân công một số đơn vị cử đại diện tham gia đoàn viếng của Lãnh đạo Kiểm toán Nhà nước (Kiểm toán Nhà nước khu vực chuẩn bị vòng hoa, lễ viếng);
+ Soạn thảo điếu văn: Vụ Tổ chức cán bộ và các đơn vị có liên quan phối hợp cùng với gia đình và địa phương để soạn thảo khi gia đình có yêu cầu.
- Đưa tin cảm ơn lên Báo, Đài Truyền hình: Do Văn phòng Kiểm toán Nhà nước (với người từ trần cư trú ở khu vực Hà Nội) và Kiểm toán Nhà nước khu vực (với người từ trần cư trú ở địa bàn kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước khu vực) chủ trì cùng gia đình.
2. Đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đã nghỉ hưu từ trần (trừ đối tượng ở mục 1 của điều này):
- Thủ trưởng đơn vị quản lý công chức trước khi nghỉ hưu nhận được thông báo của gia đình, tổ chức đoàn đại diện đơn vị thăm viếng.
- Khi gia đình có yêu cầu, Thủ trưởng đơn vị quản lý công chức trước khi nghỉ hưu cử cán bộ phối hợp với gia đình và địa phương tổ chức tang lễ.
Điều 15. Đối với thân nhân công chức Kiểm toán Nhà nước từ trần
Việc phúng viếng đối với thân nhân là: cha, mẹ ( bên vợ, bên chồng), vợ, chồng, con của công chức Kiểm toán Nhà nước khi từ trần được thực hiện như sau:
1. Công chức báo cáo cụ thể với Lãnh đạo đơn vị, Lãnh đạo đơn vị báo cáo Lãnh đạo Kiểm toán Nhà nước (qua Vụ Tổ chức cán bộ) và thống nhất nội dung với Văn phòng Kiểm toán Nhà nước, Văn phòng Kiểm toán Nhà nước có trách nhiệm thông báo tới các đơn vị trực thuộc Kiểm toán Nhà nước.
2. Việc tổ chức viếng được thực hiện như sau:
- Thân nhân của Lãnh đạo Kiểm toán Nhà nước: Lãnh đạo Kiểm toán Nhà nước chủ trì, đại diện Đảng uỷ Kiểm toán Nhà nước, BCH Công đoàn KTNN, BCH Đoàn thanh niên Kiểm toán Nhà nước, Lãnh đạo các đơn vị tham gia đoàn viếng. Văn phòng Kiểm toán Nhà nước chuẩn bị phương tiện, vòng hoa, lễ viếng;
- Thân nhân của lãnh đạo cấp Vụ, chuyên viên cao cấp và tương đương: Lãnh đạo Kiểm toán Nhà nước chủ trì hoặc uỷ quyền cho 01 đồng chí Lãnh đạo cấp Vụ làm trưởng đoàn có đại diện các đoàn thể và các đơn vị tham gia. Văn phòng Kiểm toán Nhà nước chuẩn bị phương tiện, vòng hoa, lễ viếng;
- Việc tổ chức đoàn viếng riêng của đơn vị chủ quản do Lãnh đạo đơn vị quyết định;
- Thân nhân của lãnh đạo cấp phòng và tương đương trở xuống do Lãnh đạo đơn vị chủ trì thay mặt Lãnh đạo Kiểm toán Nhà nước và đơn vị đến viếng, đại diện Công đoàn đơn vị, các phòng và cán bộ, công chức của đơn vị tham gia. Đơn vị chuẩn bị vòng hoa và lễ viếng.
3. Đối với thân nhân của công chức thuộc các đơn vị Kiểm toán Nhà nước khu vực ở xa cơ quan Kiểm toán Nhà nước, việc tổ chức đoàn viếng được thực hiện như sau:
- Thân nhân của Lãnh đạo Kiểm toán Nhà nước khu vực; trường hợp ở xa, thời gian an táng gấp, không bố trí được, Lãnh đạo Kiểm toán Nhà nước sẽ uỷ quyền cho Lãnh đạo đơn vị chủ quản công chức có thân nhân từ trần thay mặt Lãnh đạo Kiểm toán Nhà nước tổ chức phúng viếng;
- Thân nhân của công chức là lãnh đạo cấp phòng và tương đương trở xuống, việc tổ chức phúng viếng do Lãnh đạo đơn vị chủ trì tổ chức.
1. Các khoản kinh phí về thăm hỏi, chia buồn trong bản Quy chế này trước hết sử dụng nguồn quỹ do công đoàn quản lý.
2. Các đối tượng tại Khoản 1 Điều 10 Mục 3 của Quy chế này chi phí lễ tang thực hiện theo Điều 40 Nghị định 62/2001/NĐ-CP ngày 12/9/2001 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế tổ chức lễ tang đối với cán bộ, công chức, viên chức nhà nước khi từ trần.
3. Các đối tượng quy định tại Khoản 2 Điều 10, Điều 11, Điều 12, Khoản 1 Điều 14 Mục 3 của Quy chế này chi phí lễ tang thực hiện theo Điều 46 Nghị định 62/2001/NĐ-CP ngày 12/9/2001 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế tổ chức lễ tang đối với cán bộ, công chức, viên chức nhà nước khi từ trần. Các khoản chi theo yêu cầu của gia đình vượt quá mức quy định của Nhà nước do gia đình đảm nhiệm.
Mục 4. TỔ CHỨC CÁC NGÀY LỄ KỶ NIỆM
Điều 17. Việc tổ chức các ngày lễ kỷ niệm của đất nước, của các tổ chức và các ngành có liên quan
Việc tổ chức các ngày lễ kỷ niệm của đất nước, của các tổ chức và các ngành có liên quan, chỉ tổ chức vào các năm tròn 5, chẵn 10; các năm lẻ không tổ chức. Các đơn vị, bộ phận có liên quan có trách nhiệm trình Ban Cán sự đảng, Đảng uỷ Kiểm toán Nhà nước, Lãnh đạo Kiểm toán Nhà nước cho ý kiến chỉ đạo.
Các năm còn lại, căn cứ vào tình hình thực tế của từng năm, các đơn vị, bộ phận có liên quan trình Ban Cán sự đảng, Đảng uỷ Kiểm toán Nhà nước, Lãnh đạo Kiểm toán Nhà nước cho ý kiến chỉ đạo.
Việc tổ chức kỷ niệm “Ngày truyền thống của Kiểm toán Nhà nước”; ngày thành lập các đơn vị trực thuộc chỉ tổ chức vào các năm tròn 5, chẵn 10; các năm lẻ không tổ chức. Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm trình Lãnh đạo Kiểm toán Nhà nước chỉ đạo thực hiện.
Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong các đơn vị trực thuộc Kiểm toán Nhà nước phải có trách nhiệm thực hiện tốt Quy chế này.
Ban chấp hành Công đoàn chủ trì phối hợp với Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Kiểm toán Nhà nước có trách nhiệm đôn đốc, nhắc nhở, kiểm tra việc thực hiện Quy chế này.
Trong quá trình thực hiện Quy chế này, nếu có vấn đề gì vướng mắc, các đơn vị phản ánh về Lãnh đạo Kiểm toán Nhà nước (qua Vụ Tổ chức cán bộ) để trình Tổng Kiểm toán Nhà nước xem xét, giải quyết./.
- 1Luật Kiểm toán Nhà nước 2005
- 2Quyết định 308/2005/QĐ-TTg về quy chế thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Nghị định 62/2001/NĐ-CP ban hành Quy chế tổ chức lễ tang đối với cán bộ, công chức, viên chức nhà nước khi từ trần
- 4Quyết định 1734/QĐ-BNV năm 2008 về Quy định thăm hỏi ốm đau, phúng viếng tang gia trong khối cơ quan Bộ Nội vụ
Quyết định 1017/QĐ-KTNN năm 2009 về quy chế thực hiện việc cưới, việc thăm hỏi ốm đau, việc tang và tổ chức các ngày lễ kỷ niệm do Tổng Kiểm toán Nhà nước ban hành
- Số hiệu: 1017/QĐ-KTNN
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 18/08/2009
- Nơi ban hành: Kiểm toán Nhà nước
- Người ký: Vương Đình Huệ
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra