Hệ thống pháp luật

BỘ LÂM NGHIỆP
********

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 101-LN/QĐ

Hà Nội, ngày 04 tháng 2 năm 1971

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH BẢN CHỈ TIÊU TẠM THỜI VỀ TỶ LỆ THÀNH KHÍ GỖ XẺ

TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC LÂM NGHIỆP

Căn cứ Nghị định số 140-CP ngày 29-9-1961 của Hội đồng Chính phủ quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Tổng cục Lâm nghiệp;
Căn cứ Nghị định số 10-CP ngày 26-4-1960 của Hội đồng Chính phủ quy định chế độ tiết kiệm gỗ và Thông tư số 181-TTg ngày 25-7-1960 của Thủ tướng Chính phủ thi hành Nghị định ấy;
Xét ý kiến của hội nghị giữa các cục, vụ, viện, tổng công ty... thuộc Tổng cục họp ngày 16-9-1970 bàn chuyên đề về tỷ lệ thành khí gỗ xẻ. Theo đề nghị của ông Vụ trưởng Vụ chỉ đạo sản xuất;

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Nay ban hành kèm theo Quyết định này, bản "Chỉ tiêu tạm thời về tỷ lệ thành khí gỗ xẻ" để áp dụng trong toàn ngành lâm nghiệp kể từ ngày 1-1-1971.

Điều 2. Bãi bỏ các quy định trước đây của ngành về tỷ lệ thành khí gỗ xẻ trái với Quyết định này.

Điều 3. Ông Vụ trưởng Vụ chỉ đạo sản xuất và các ông Thủ trưởng các Cục, Vụ, Viện, Tổng công ty phân phối lâm sản, coong ty quản lý xí nghiệp Trung ương, Ty lâm nghiệp, lâm trường, công ty trực thuộc, xí nghiệp cưa xẻ gỗ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

Nguyễn Tạo

(Đã ký)

 

CHỈ TIÊU TẠM THỜI VỀ TỶ LỆ THÀNH KHÍ GỖ XẺ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 101-LN/QĐ ngày 4-2-1971 của Tổng cục Lâm nghiệp)

Bản "Chỉ tiêu tạm thời về tỷ lệ thành khí gỗ xẻ" nay được ban hành nhằm nâng cao trình độ quản lý công nghiệp chế biến gỗ, tạo cơ sở cho việc áp dụng và cải tiến kỹ thuật, đưa khoa học kỹ thuật mới vào công nghiệp chế biến gỗ, nâng cao năng lực và trách nhiệm quản lý xí nghiệp, hợp lý hoá quan hệ giữa các khâu cung cấp, chế biến, sử dụng và tiết kiệm gỗ với các khâu cây trồng, khai thác, bảo vệ rừng để hợp thành một dây chuyền sản xuất liên hoàn, thực hiện kinh doanh toàn diện, lợi dụng tổng hợp tài nguyên rừng, nâng cao sản lượng, hạ giá thành, đưa hệ số sử dụng gỗ lên tỷ lệ hợp lý trong khâu cưa xẻ.

Các chỉ tiêu quy định dưới đây được áp dụng đối với tất cả các xí nghiệp cưa xẻ gỗ bằng máy trong toàn ngành lâm nghiệp, dùng làm tiêu chuẩn tính toán giữa các khâu trong nội bộ ngành lâm nghiệp và giao dịch giữa các cơ quan cung cấp gỗ tròn với xí nghiệp cưa xẻ và cơ quan sử dụng gỗ xẻ.

Chương 1:

NỘI DUNG CỦA CHỈ TIÊU THÀNH KHÍ GỖ XẺ

Gồm 3 nội dung:

- Nội dung về số lượng tỷ lệ.

- Nội dung về tỷ lệ kết cấu quy cách sản phẩm.

- Nội dung về phẩm chất sản phẩm.

MỤC A. NỘI DUNG VỀ SỐ LƯỢNG TỶ LỆ

1. Bình quân chung: Bình quân cho các cỡ gỗ tròn có đường kính từ 25cm trở lên. Số lượng tỷ lệ có chỉ số chung là 62,5% thành phẩm gỗ xẻ, tức là cứ 1m3 gỗ tròn đạt được 0,625m3 gỗ xẻ hay 1m3 gỗ xẻ phải sử dụng 1,6m3 gỗ tròn.

2. Bình quân chia theo cấp đường kính gỗ tròn:

- Gỗ tròn cỡ đường kính 25cm - 34 cm = 57% thành phẩm gỗ xẻ.

- Gỗ tròn cỡ đường kính 35cm - 49cm = 65% thành phẩm gỗ xẻ.

- Gỗ tròn cỡ đường kính 50cm trở lên = 68% thành phẩm gỗ xẻ.

Riêng gỗ tròn có đường kính 24cm trở xuống sẽ có quy định riêng.

3. Kết cấu của các cấp đường kính trong tổng số gỗ tròn đưa vào xẻ đạt gỗ thành khí 62,5%.

- Gỗ tròn cỡ đường kính

25cm - 34cm = 35%

- Gỗ tròn cỡ đường kính

35cm - 49cm = 55%

- Gỗ tròn cỡ đường kính

50cm trở lên = 10%

Cộng: 100%

Chỉ số thành khí theo bình quân chuẩn là: 62,5%

- Tỷ lệ từng cỡ gỗ tròn biến động thì tỷ lệ bình quân gỗ xẻ cũng biến dộng và có số tương ứng với giá trị bình quân chuẩn.

4. Phương pháp tính tỷ lệ bình quân:

Công thức:

Tỷ lệ thành khí gỗ xẻ quy định cho từng cấp đường kính gỗ tròn

 

Tỷ lệ về số lượng gỗ tròn của từng cấp đường kính trong tổng số nguyên liệu

 

Tích số tỷ lệ thành khí của cấp
đường kính ấy

 

x

 

=

 

100% tổng số lượng gỗ tròn tham gia xẻ


Cộng các tích số của từng cấp đường kính = tỷ lệ tương ứng với giá trị bình quân chuẩn.

5. Tỷ lệ 62,5% biến động lên xuống tuỳ theo biến động của cỡ đường kính gỗ tròn thấp nhất là 57% cao nhất là 68%.

MỤC B. NỘI DUNG VỀ TỶ LỆ KẾT CẤU QUY CÁCH SẢN PHẨM

1. Quy định về tỷ lệ kết cấu quy cách gỗ xẻ bình quân:

a. Tổng số về số lượng tỷ lệ thành khí gỗ xẻ = 62,5%

b. Bình quân chia theo cỡ gỗ xẻ bao gồm:

Gỗ xẻ cỡ lớn

=

32%

Gỗ xẻ cỡ trung bình

=

18%

Gỗ xẻ cỡ nhỏ

=

7,6%

Gỗ xẻ cỡ nan nẹp

=

4,9%

 

 

62,5%

2. Quy định về kích thước chung cho 4 cỡ gỗ xẻ:

a. Gỗ xẻ cỡ lớn:

- Gỗ xẻ hộp: vuông từ 11cm trở lên, dài 300cm trở lên.

- Gỗ xẻ ván: rộng từ 25cm trở lên, dài 300cm trở lên.

- Nếu chiều dài dưới quy định trên thì được xếp xuống cỡ trung bình.

b. Gỗ xẻ cỡ trung bình:

- Gỗ xẻ hộp: vuông từ 7cm - 10cm, dài từ 200cm trở lên.

- Gỗ xẻ ván: rộng từ 15cm - 24cm, dài từ 200cm trở lên.

- Nếu chiều dài dưới quy định trên thì xếp xuống cỡ nhỏ.

c. Gỗ xẻ cỡ nhỏ:

- Gỗ xẻ hộp: vuông từ 3cm - 6cm, dài từ 60cm trở lên.

- Gỗ xẻ ván: rộng từ 6cm - 14cm, dài từ 60cm trở lên.

- Nếu chiều dài dưới quy định trên thì xếp xuống cỡ nan nẹp.

d. Cỡ nan nẹp:

- Rộng từ 2cm - 5,5cm

- Dày 2,5cm trở xuống.

- Dài từ 40cm trở lên.

- Quy định phân biệt giữa gỗ ván và gỗ hộp:

+ Gỗ hộp: có chiều rộng nhỏ hơn 3 lần chiều dày.

+ Gỗ ván có chiều rộng bằng hoặc lớn hơn 3 lần chiều dày.

+ Cách vận dụng để xếp vào 4 cỡ gỗ trên: gỗ hộp lấy cạnh lớn nhất của tiết diện 2 đầu thanh gỗ ứng với cạnh lớn nhất thuộc cỡ nào trong quy định, còn cạnh kia nhỏ hơn kích thước quy định thì vẫn được xếp vào cỡ đó.

Ví dụ:

Gỗ hộp cỡ trung bình: các cỡ sau đây vẫn được xếp vào cỡ trung bình.

Tiết diện 2 đầu

7cm x 7cm; 5cm x 10cm

8cm x 7cm; 6cm x 10cm

9cm x 7cm; 8cm x 10cm

4cm x 10cm; 10cm x 10cm

3. Quy định về tỷ lệ kết cấu quy cách gỗ xẻ chia theo cấp đường kính gỗ tròn có tham gia xẻ:

Gỗ tròn

Gỗ xẻ

Cấp đường kính

Cỡ lớn

Cỡ
trung bình

Cỡ nhỏ

Nan nẹp

Cộng

25cm - 34cm

27%

18%

7%

5%

57%

35cm - 49cm

34%

18%

8%

5%

65%

50 cm trở lên

38,5%

18%

7,5%

4%

68%

Bình quân

32%

18%

7,6%

4,9%

62,5%

4. Phương pháp tính:

Tỷ lệ kết cấu về quy cách sản phẩm quy định cho từng cấp đường kính gỗ tròn

 

Tỷ lệ về số lượng
gỗ tròn của từng cấp đường kính trong tổng số nguyên liệu

 

Tích số tỷ lệ kết cấu về sản phẩm quy định cho từng cỡ gỗ xẻ của cấp đường kính gỗ tròn

 

x

 

=

 

100% tổng số lượng gỗ tròn tham gia xẻ

Công thức:

Cộng các tích số từng cấp = tỷ lệ kết cấu quy cách sản phẩm bình quân

5. Độ co dãn của tỷ lệ kết cấu quy cách sản phẩm, biến động lên xuống tuỳ theo biến động của cỡ đường kính gỗ tròn (to, nhỏ).

- Cỡ gỗ xẻ lớn - thấp nhất a ³ 27% cao nhất a Ê 38,5%.

- Cỡ gỗ xẻ trung bình a = 18%

- Cỡ gỗ xẻ nhỏ - thấp nhất a ³ 7% cao nhất a Ê 8%

- Cỡ gỗ xẻ nan nẹp - thấp nhất a ³ 4% cao nhất a Ê 5%.

6. Điều kiện bắt buộc:

- Điều kiện bắt buộc khi thực hiện nội dung tỷ lệ kết cấu về quy cách sản phẩm như sau:

a. Gỗ xẻ cỡ lớn + cỡ trung bình tỷ lệ kết cấu về quy cách sản phẩm gỗ xẻ chỉ được phép bằng hoặc lớn hơn quy định: Cỡ lớn a ³ 32%. Cỡ trung bình a ³ 18%. Cộng cả hai có a ³ 50% bình quân hoặc tích số theo từng cỡ có giá trị tương đương.

b. Gỗ xẻ cỡ nhỏ + cỡ nan nẹp tỷ lệ kết cấu về quy cách sản phẩm chỉ được phép bằng hoặc nhỏ hơn quy định: Cỡ nhỏ 7,6%. Cỡ nan nẹp a Ê 4,9%. Cộng cả 2 có a Ê 12,5% bình quân hoặc tích số theo từng cỡ có giá trị tương đương.

7. Cung cấp và sử dụng:

- Để tránh lãng phí, hợp lý hoá giữa các khâu chế biến, cung cấp, tiêu thụ sử dụng, gỗ xẻ cần được phân chủng loại, quy cách và phẩm chất. Việc sử dụng gỗ xẻ tạm thời quy định về kích thước chung như sau:

+ Gỗ xẻ có cỡ lớn + cỡ trung bình: được sử dụng cho các công việc có yêu cầu kích thước lớn và trung bình như: dùng cho xây dựng kiến trúc nhà cửa, kho tàng, bến cảng, đóng tàu, phà, thuyền, xà-lan, cầu cống, đường sắt, một số nông cụ chủ yếu, một phần nhỏ cho đồ mộc làm ván mặt, v.v.

+ Gỗ xẻ cỡ nhỏ: được sử dụng trong các công việc có yêu cầu kích thước nhỏ như: đồ mộc, nông cụ thông thường, sửa chữa nhỏ nhà cửa và các yêu cầu chuyên dùng khác.

+ Gỗ xẻ cỡ nan nẹp: được sử dụng chủ yếu cho làm bao bì thô và bao bì tinh chế, các bộ phận nhỏ trong cấu trúc đồ mộc, la-ti, v.v...

MỤC C: NỘI DUNG VỀ PHẨM CHẤT GỖ XẺ

- Phẩm chất gỗ xẻ (thuộc các loại quy cách) khi xuất xưởng phải:

1. Bảo đảm phẩm chất "thương phẩm" đúng quy định.

2. Gỗ xẻ xuất xưởng phải phân chủng loại, quy cách và phẩm chất đồng thời hướng dẫn sử dụng.

Khuyết tật gỗ xẻ phân theo 3 dạng sau:

- Khuyết tật do kỹ thuật mặt hàng;

- Khuyết tật do bảo quản;

- Khuyết tật do tự nhiên của gỗ tròn mang sang.

Tất cả mọi nội dung của phẩm chất gỗ xẻ cơ bản quy định cụ thể sau:

Chương 2:

KIỆN VỀ NGUYÊN LIỆU

Khối lượng "khống": là khối lượng nguyên liệu có đủ kích thước nguyên liệu ban đầu, nhưng do khuyết tật nên khi xẻ ra không có khối lượng gỗ xẻ. Các loại khuyết tật tạo nên khối lượng "khống" như: rỗng ruột, mục ải, mạch trạch, v.v... Các loại khuyết tật trên cần được xác nhận số liệu ban đầu theo đúng thủ tục giao nhận về nguyên liệu.

Khối lượng "khống" đã xác nhận đúng thủ tục nếu chiếm 7% trở lại so với gỗ tròn thì vẫn giữ nguyên chỉ tiêu trên, nếu quá 7% thì được tính trừ số chênh lệch.

Chương 3:

HAO HỤT TỶ LỆ DO PHA, CẮT LẠI SẢN PHẨM

1. Các nội dung của chỉ tiêu trên mới quy định việc thực hiện về số lượng tỷ lệ, quy định theo cỡ ngang, rộng của gỗ xẻ tương ứng với tiêu chuẩn của cấp đường kính nguyên liệu (gỗ tròn). Về chiều dài của gỗ xẻ hiện nay còn tuỳ thuộc vào cỡ gỗ tròn do khai thác giao sang.

2. Nếu gỗ xẻ thành khí lấy theo dạng sơ chế 1 (chiều dài đúng theo khẩu độ của từng công trình) thì được trừ thêm tỷ lệ hao hụt do quá trình pha, cắt lại khẩu độ để phù hợp với yêu cầu sử dụng của từng mục đích công trình.

3. Việc trừ tỷ lệ trên chỉ được tiến hành khi đã được thoả thuận bình đẳng của cả hai bên mua và bán, dựa trên cơ sở chỉ tiêu đã quy ước hao hụt của từng loại sản phẩm, từng ngành. Nghiêm cấm việc lợi dụng dưới mọi hình thức để gò ép lẫn nhau, vi phạm chỉ tiêu.

Chương 4:

TRÁCH NHIỆM THI HÀNH

1. Để thực hiện đúng những mục đích đã nêu trên, bản chỉ tiêu này phải được phổ biến sâu rộng trong cán bộ, công nhân trong khâu chế biến gỗ, các cấp, các bộ môn khác trong toàn ngành lâm nghiệp.

- Chỉ tiêu thành khí gỗ xẻ là chỉ tiêu có nội dung kinh tế rất quan trọng trong toàn bộ các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật, kế hoạch, tài vụ v.v. của xí nghiệp. Vì vậy, nó phải được coi là chỉ tiêu chất lượng nhất để xác định việc hoàn thành kế hoạch toàn diện hàng quý, hàng năm của xí nghiệp, đồng thời chỉ tiêu này cũng là nội dung, là tiêu chuẩn lớn để xét khen thưởng thi đua.

2. Trưởng ty lâm nghiệp, giám đốc lâm trường trực thuộc, giám đốc xí nghiệp và quản đốc phân xưởng xẻ gỗ thuộc Tổng cục Lâm nghiệp, chịu trách nhiệm toàn bộ về việc quản lý thực hiện các chỉ tiêu thành khí gỗ xẻ trong đơn vị mình phụ trách. Cán bộ kỹ thuật được phân công chuyên trách về công nghiệp gỗ xẻ, tổ trưởng và công nhân trực tiếp sản xuất chịu trách nhiệm thực hiện chỉ tiêu này từng sự phân công của xí nghiệp.

3. Những tổ chức chế biến nào hoàn thành vượt mức toàn diện các chỉ tiêu trên, những cá nhân nào có công đóng góp vào việc thực hiện vượt mức các chỉ tiêu trên sẽ được xét khen thưởng về tinh thần và vật chất tuỳ theo thành tích cụ thể.

- Những tổ chức chế biến không thực hiện chỉ tiêu, những cá nhân làm sai hỏng sản phẩm hoặc để gây mất mát, hư hại sản phẩm và nguyên liệu, làm cho các chỉ tiêu không thực hiện được thì tuỳ theo mức độ vi phạm cụ thể mà phải chịu một hoặc cả hai hình thức xử lý sau đây:

- Bồi thường thiệt hại;

- Thi hành kỷ luật về mặt hành chính.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 101-LN/QĐ năm 1971 về bản chỉ tiêu tạm thời về tỷ lệ thành khí gỗ xẻ do Tổng cục trưởng Bộ lâm nghiệp ban hành

  • Số hiệu: 101-LN/QĐ
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 04/02/1971
  • Nơi ban hành: Bộ Lâm nghiệp
  • Người ký: Nguyễn Tạo
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 01/01/1971
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản