Hệ thống pháp luật

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH PHÚ YÊN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1007/2004/QĐ-UB

Thị xã Tuy Hoà, ngày 05 tháng 5 năm 2004

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ YÊN.

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH PHÚ YÊN

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Pháp lệnh Giá ngày 26/4/2002;

Căn cứ Nghị định số 170/2003/NĐ-CP ngày 25/12/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Giá;

Căn cứ Thông tư số 15/2004/TT-BTC ngày 09/3/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 170/2003/NĐ-CP ngày 25/12/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Giá;

Theo đề nghị của Sở Tài chính tại Tờ trình số: 149/TC ngày 27/02/2004,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định quản lý nhà nước về giá trên địa bàn tỉnh Phú Yên.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Bãi bỏ Quyết định số 2654/2000/QĐ-UB ngày 16/10/2000 của UBND tỉnh v/v ban hành quy định tạm thời quản lý nhà nước về giá trên địa bàn tỉnh Phú Yên. Những quy định trước đây trái với Quyết định này đều bị bãi bỏ.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở Tài chính, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, Giám đốc các doanh nghiệp và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

Nơi nhận:
-Như Điều 3,
-Bộ Tài chính,
-TT Tỉnh uỷ,
-TT Hội đồng ND tỉnh, -Chù tịch&các Phó CTUB, -Lưu VT,CV(A).

TM.UBND TỈNH PHÚ YÊN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Tân

 

QUY ĐỊNH

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ YÊN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1007/2004/QĐ-UB ngày 05/5/2004 của UBND tỉnh Phú Yên)

Chương I:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1: Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

- Quyết định này quy định quản lý nhà nước về giá và hoạt động về giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh

- Quyết định này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh Phú Yên.

Điều 2: Nguyên tắc quản lý giá

- Nhà nước tôn trọng quyền tự định giá và cạnh tranh về giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh theo đúng pháp luật.

- Nhà nước sử dụng các biện pháp cần thiết để bình ổn giá, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, của người tiêu dùng và lợi ích của nhà nước

Chương II:

NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Điều 3: Quyền hạn và trách nhiệm của UBND tỉnh trong quản lý nhà nước về giá.

1. Bình ổn giá:

- Quyết định và công bố áp dụng các biện pháp bình ổn giá trong trường hợp giá cả thị trường biến động bất thường xảy ra trên địa bàn tỉnh đối với hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục thực hiện bình ổn giá (Chính phủ quy định) mà giá những hàng hoá, dịch vụ này biến động sẽ ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

- Tổ chức chỉ đạo thực hiện các biện pháp bình ổn giá đã được quy định trong quyết định của Thủ Tướng chính phủ hoặc quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

2. Quyết định giá tài sản, hàng hoá, dịch vụ sau:

- Giá cước vận chuyển hành khách bằng xe buýt trong thành phố, thị xã, khu công nghiệp.

- Giá bán báo Phú Yên

- Giá các loại đất cụ thể tại địa phương, sau khi có ý kiến của HĐND tỉnh

- Giá cho thuê đất có mặt nước và giá để thu tiền sử dụng đất có mặt nước tại địa phương.

- Giá bán hoặc giá cho thuê nhà ở thuộc sở hữu nhà nước cho các đối tượng tái định cư, đối tượng chính sách, giá bán hoặc cho thuê nhà thuộc sở hữu nhà nước để làm việc hoặc sử dụng vào mục đích khác.

- Giá bán điện đối với nguồn điện do tỉnh quản lý không thuộc mạng lưới điện quốc gia.

- Mức trợ giá, trợ cước vận chuyển hàng hoá thuộc danh mục được trợ giá trợ cước vận chuyển chi từ ngân sách nhà nước và mức giá hoặc khung giá bán lẻ hàng hoá được trợ giá, trợ cước vận chuyển.

- Giá bán nước sạch cho sinh hoạt.

- Giá hàng hoá, dịch vụ sản xuất theo đặt hàng của tỉnh thuộc ngân sách nhà nước không qua hình thức đấu thầu, đấu giá.

3. Tổ chức chỉ đạo thực hiện chính sách, biện pháp giá và các quyết định giá tài sản, hàng hoá, dịch vụ của Chính phủ, Thủ tướng chính phủ, Bộ Tài chính và các bộ, cơ quan ngang bộ.

Điều 4: Quyền hạn và trách nhiệm của Giám đốc sở Tài chính trong quản lý nhà nước về giá.

1. Bình ổn giá:

- Trình UBND tỉnh quyết định và công bố thi hành các biện pháp bình ổn giá trong trường hợp giá thị trường có biến động bất thường xảy ra tại địa phương.

- Hướng dẫn tổ chức thực hiện quyết định của UBND tỉnh về việc áp dụng các biện pháp bình ổn giá

2. Trình UBND tỉnh quyết định giá các loại đất; giá cho thuê, thu tiền sử dụng đất có mặt nước; giá bán nước sạch cho sinh hoạt; mức trợ giá, trợ cước vận chuyển hàng hoá thuộc danh mục được trợ giá, trợ cước vận chuyển; mức giá hoặc khung giá bán lẻ hàng hoá được trợ giá, trợ cước vận chuyển và giá hàng hoá, dịch vụ sản xuất do tỉnh đặt hàng thuộc ngân sách theo quy định của Bộ Tài chính sau khi có ý kiến của sở quản lý chuyên ngành và các cơ quan liên quan.

3. Thẩm định phương án giá các loại tài sản, hàng hoá dịch vụ thuộc thẩm quyền quyết định giá của UBND tỉnh do sở quản lý ngành trình,theo quy định của Bộ Tài chính.

4. Tổ chức hiệp thương giá theo yêu cầu của Chủ tịch UBND tỉnh hoặc theo đề nghị của bên mua, bán hoặc một trong hai bên mua, bán mà cả hai bên mua bán này có trụ sở đặt tại địa bàn tỉnh kinh doanh những hang hoá, dịch vụ quan trọng có tính chất độc quyền, tác động đến phát triển kinh tế xã hội tại địa phương theo quy định của Bộ Tài chính.

5. Tổ chức thu thập, phân tích và thông báo thông tin giá thị trường trên địa bàn tỉnh.

6.Tham gia hội đồng định giá của tỉnh theo chỉ đạo của UBND tỉnh.

7. Tổ chức thẩm định giá tài sản sau:

-Tài sản của nhà nước được mua bằng toàn bộ hoặc một phần từ nguồn ngân sách tỉnh có giá trị đơn chiếc dưới 100 triệu đồng hoặc mua một lần cùng một loại tài sản với số lượng có tổng giá trị dưới 100 triệu đồng, (trường hợp không qua đấu thầu) để làm cơ sở lập dự toán theo quy định.

8. Tổ chức hướng dẫn thực hiện các chủ trương chính sách giá và các quyết định giá của chính phủ, Thủ Tướng chính phu, các Bộ và UBND tỉnh.

9. Tổ chức kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm pháp luật về giá theo thẩm quyền.

Điều 5: Quyền hạn và trách nhiệm của thủ trưởng các sở, ban ngành trực thuộc UBND tỉnh trong quản lý nhà nước về giá.

1. Tổ chức thực hiện các biện pháp bình ổn giá được UBND tỉnh giao.

2. Trình UBND tỉnh quyết định giá các loại tài sản, hàng hoá, dịch vụ thuộc thẩm quyền quyết định giá của UBND tỉnh sau khi có ý kiến của các cơ quan liên quan và ý kiến thẩm định bằng văn bản của Sở Tài chính.

- Sở Giao thông vận tải trình giá cước vận chuyển hành khách bằng xe buýt trong thành phố, thị xã, khu công nghiệp.

- Ban biên tập báo lập phương án giá trình giá bán báo Phú Yên.

- Sở Xây dựng trình giá bán hoặc giá cho thuê nhà ở thuộc sở hữu nhà nước cho các đối tượng tái định cư, đối tượng chính sách; giá bán hoặc giá cho thuê nhà thuộc sở hữu nhà nước để làm việc hoặc sử dụng vào mục đích khác.

- Đơn vị quản lý nguồn điện lập phương án giá trình giá bán điện đối với nguồn điện do tỉnh quản lý không thuộc mạng lưới điện quốc gia.

3. Tham gia hội đồng định giá của tỉnh theo chỉ đạo của UBND tỉnh.

4. Tổ chức thực hiện chính sách, biện pháp giá và các quyết định giá của Chính phủ, Thủ tướng chính phủ, các bộ và UBND tỉnh.

5. Kiểm tra thanh tra các tổ chức cá nhân chấp hành các quy định của pháp luật về giá và các quy định khác của pháp luật có liên quan đến quản lý nhà nước về giá thuộc ngành mình.

Điều 6: Quyền hạn và trách nhiệm của UBND các huyện, thị trong quản lý nhà nước về giá.

1. Tổ chức thực hiện các biện pháp bình ổn giá được UBND tỉnh giao.

2. Tổ chức chỉ đạo Phòng Tài chính Kế hoạch thực hiện thu thập thông tin, phân tích giá cả thị trường trên địa bàn huyện, thị và thẩm định giá tài sản của nhà nước được mua bằng toàn bộ hoặc một phần từ nguồn ngân sách huyện, thị có giá trị đơn chiếc dưới 100 triệu đồng hoặc mua một lần cùng một loại tài sản với số lượng có tổng giá trị dưới 100 triệu đồng (trường hợp không qua đấu thầu) để làm cơ sở lập dự toán theo quy định và báo cáo gửi về Sở Tài chính để theo dõi, tổng hợp.

3. Tổ chức thực hiện chính sách, biện pháp giá và các quyết định giá của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ và UBND tỉnh.

4. Tổ chức kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm pháp luật về giá theo thẩm quyền.

Điều 7: Quyền hạn và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực giá.

1. Tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh có các quyền sau đây:

- Quyết định giá mua, giá bán hàng hoá, dịch vụ trừ những hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục nhà nước định giá.

- Khiếu nại quyết định về giá của cơ quan nhà nước có thẩm quyền làm thiệt hại đến lợi ích hợp pháp của mình.

- Khiếu nại tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật về giá.

- Các quyền khác theo quy định của pháp luật

2. Tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh có các nghĩa vụ sau đây: