Hệ thống pháp luật

BỘ TƯ PHÁP
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1000/QĐ-BTP

Hà Nội, ngày 05 tháng 05 năm 2020

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT CHỦ TRƯƠNG TỔ CHỨC THÍ ĐIỂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG TẬP TRUNG KẾT HỢP VỚI TỪ XA THEO PHƯƠNG THỨC TRỰC TUYẾN TẠI HỌC VIỆN TƯ PHÁP

BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP

Căn cứ Nghị định số 96/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;

Căn cứ Luật giáo dục năm 2019;

Căn cứ Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức;

Căn cứ Thông tư số 12/2016/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 4 năm 2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, tổ chức đào tạo qua mạng;

Căn cứ Quyết định số 23/2004/QĐ-TTg ngày 25 tháng 02 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Học viện Tư pháp;

Căn cứ Quyết định số 2229/QĐ-BTP ngày 22 tháng 12 năm 2015 của Bộ Tư pháp quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Học viện Tư pháp;

Xét đề nghị của Giám đốc Học viện Tư pháp,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt chủ trương tổ chức thí điểm đào tạo, bồi dưỡng tập trung kết hợp với từ xa theo phương thức trực tuyến tại Học viện Tư pháp, cụ thể như sau:

1. Chương trình áp dụng: Áp dụng đối với các chương trình đào tạo, bồi dưỡng thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Tư pháp và các chương trình đào tạo, bồi dưỡng Học viện Tư pháp có thẩm quyền thực hiện (có Danh mục kèm theo).

2. Điều kiện áp dụng: Học viện Tư pháp phải bảo đảm đầy đủ cơ sở pháp lý, điều kiện về hạ tầng kỹ thuật, công nghệ, bảo đảm chất lượng và các điều kiện cần thiết khác để tổ chức đào tạo, bồi dưỡng tập trung kết hợp với từ xa theo phương thức trực tuyến theo đúng quy định của pháp luật.

3. Về kinh phí: Thực hiện theo các quy định pháp luật hiện hành.

Điều 2. Trách nhiệm tổ chức thực hiện:

1. Học viện Tư pháp có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ tổ chức xây dựng và ban hành các quy định tạm thời về tổ chức đào tạo, bồi dưỡng tập trung kết hợp với từ xa theo phương thức trực tuyến; Xác định cụ thể tỷ lệ phần trăm, các module, học phần, bài học tổ chức thí điểm đào tạo, bồi dưỡng từ xa theo phương thức trực tuyến phù hợp với nội dung chương trình, điều kiện thực tế của Học viện và học viên, bảo đảm mục tiêu, chất lượng đào tạo, bồi dưỡng; Tổ chức đầu tư và/hoặc thuê ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức đào tạo bồi dưỡng trực tuyến theo đúng quy định của pháp luật. Sau khi kết thúc dịch bệnh Covid-19, Học viện Tư pháp tổ chức sơ kết việc triển khai loại hình đào tạo, bồi dưỡng này để báo cáo Lãnh đạo Bộ cho chủ trương thực hiện trong giai đoạn tiếp theo.

2. Vụ Tổ chức cán bộ phối hợp với Học viện Tư pháp trong công tác theo dõi tổ chức, quản lý chất lượng đào tạo, bồi dưỡng tập trung kết hợp với từ xa theo phương thức trực tuyến.

3. Cục Kế hoạch - Tài chính có trách nhiệm xem xét, thẩm định dự toán kinh phí tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng do ngân sách nhà nước cấp; theo dõi, hướng dẫn Học viện Tư pháp trong công tác thu, chi tài chính theo đúng chế độ và đúng quy định hiện hành.

4. Cục Công nghệ thông tin có trách nhiệm phối hợp với Học viện Tư pháp trong việc tham mưu, tổ chức ứng dụng công nghệ thông tin triển khai thí điểm đào tạo, bồi dưỡng tập trung kết hợp với từ xa theo phương thức trực tuyến tại Học viện Tư pháp.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 4. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Cục trưởng Cục Kế hoạch - Tài chính, Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin, Giám đốc Học viện Tư pháp và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 4 (để thi hành);
- Bộ trưởng (để b/c);
- Các Thứ trưởng (để biết);
- Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp;
- Lưu: VT, HVTP.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Đặng Hoàng Oanh

 

DANH MỤC

CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG TỔ CHỨC THÍ ĐIỂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG TẬP TRUNG KẾT HỢP VỚI TỪ XA THEO PHƯƠNG THỨC TRỰC TUYẾN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1000/QĐ-BTP ngày 05 tháng 05 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp)

1. Các chương trình đào tạo thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Tư pháp:

STT

TÊN CHƯƠNG TRÌNH

1

Chương trình đào tạo nghề luật sư

2

Chương trình đào tạo nghề luật sư chất lượng cao

3

Chương trình đào tạo luật sư phục vụ hội nhập quốc tế

4

Chương trình đào tạo chung nguồn thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư

5

Chương trình đào tạo nghề công chứng

6

Chương trình đào tạo nghề đấu giá

7

Chương trình đào tạo nghề thừa phát lại

8

Chương trình đào tạo nghiệp vụ thi hành án

2. Các chương trình bồi dưỡng thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Tư pháp:

STT

TÊN CHƯƠNG TRÌNH

1

Chương trình bồi dưỡng nghề công chứng

2

Chương trình bồi dưỡng nghề thừa phát lại

3

Chương trình bồi dưỡng nghề luật sư

4

Chương trình bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp Trợ giúp viên pháp lý hạng II (bồi dưỡng nghiệp vụ ngạch Trợ giúp viên pháp lý chính)

5

Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch

6

Chương trình bồi dưỡng theo vị trí việc làm, kiến thức, kỹ năng chuyên ngành thuộc các lĩnh vực do Bộ Tư pháp quản lý.

3. Chương trình đào tạo thuộc thẩm quyền quản lý của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh:

STT

TÊN CHƯƠNG TRÌNH

GHI CHÚ

1

Chương trình đào tạo Trung cấp lý luận chính trị - hành chính

Thực hiện theo Quy chế đào tạo Trung cấp lý luận chính trị - hành chính và sự chấp thuận đồng ý của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh

4. Các chương trình bồi dưỡng thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nội vụ và Học viện Tư pháp có thẩm quyền tổ chức thực hiện:

STT

TÊN CHƯƠNG TRÌNH

1

Chương trình bồi dưỡng ngạch Chấp hành viên trung cấp

2

Chương trình bồi dưỡng ngạch Thẩm tra viên chính

3

Chương trình bồi dưỡng ngạch Thẩm tra viên thi hành án dân sự

4

Chương trình bồi dưỡng ngạch Thư ký thi hành án dân sự

5

Chương trình bồi dưỡng ngạch chuyên viên chính

6

Chương trình bồi dưỡng ngạch chuyên viên

7

Chương trình bồi dưỡng ngạch cán sự

8

Chương trình bồi dưỡng lãnh đạo, quản lý cấp phòng

5. Các chương trình bồi dưỡng thuộc thẩm quyền quản lý, tổ chức thực hiện của các Bộ, các cơ sở đào tạo bồi dưỡng khác

STT

TÊN CHƯƠNG TRÌNH

GHI CHÚ

1

Chương trình bồi dưỡng ngạch Chấp hành viên cao cấp

Thực hiện theo quy định của Nghị định 101/2017/NĐ-CP và sự chấp thuận, đồng ý của Học viện Hành chính Quốc gia

2

Chương trình bồi dưỡng ngạch Thẩm tra viên cao cấp

Thực hiện theo quy định của Nghị định 101/2017/NĐ-CP và sự chấp thuận, đồng ý của Học viện Hành chính Quốc gia

3

Chương trình bồi dưỡng ngạch chuyên viên cao cấp

Thực hiện theo quy định của Nghị định 101/2017/NĐ-CP và sự chấp thuận, đồng ý của Học viện Hành chính Quốc gia

4

Chương trình bồi dưỡng lãnh đạo, quản lý cấp vụ và tương đương

Thực hiện theo quy định của Nghị định 101/2017/NĐ-CP và sự chấp thuận, đồng ý của Học viện Hành chính Quốc gia

5

Chương trình bồi dưỡng lãnh đạo, quản lý cấp sở và tương đương

Thực hiện theo quy định của Nghị định 101/2017/NĐ-CP và sự chấp thuận, đồng ý của Học viện Hành chính Quốc gia

6. Các chương trình bồi dưỡng theo nhu cầu xã hội khác thuộc thẩm quyền quản lý, tổ chức thực hiện của Học viện Tư pháp.

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 1000/QĐ-BTP năm 2020 về phê duyệt chủ trương tổ chức thí điểm đào tạo, bồi dưỡng tập trung kết hợp với từ xa theo phương thức trực tuyến tại Học viện Tư pháp do Bộ Tư pháp ban hành

  • Số hiệu: 1000/QĐ-BTP
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 05/05/2020
  • Nơi ban hành: Bộ Tư pháp
  • Người ký: Đặng Hoàng Oanh
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 05/05/2020
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản