- 1Nghị định 59/2005/NĐ-CP về điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề thuỷ sản
- 2Luật Thủy sản 2003
- 3Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2004
- 4Nghị định 27/2005/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Thủy sản
- 5Nghị định 14/2009/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 59/2005/NĐ-CP về điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề thủy sản
- 6Luật đất đai 2013
- 7Nghị định 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Đất đai
- 8Thông tư 24/2014/TT-BTNMT về hồ sơ địa chính do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 9Thông tư 30/2014/TT-BTNMT quy định về hồ sơ giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 10Luật Đầu tư 2014
- 11Thông tư 02/2015/TT-BTNMT hướng dẫn Nghị định 43/2014/NĐ-CP và Nghị định 44/2014/NĐ-CP do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 12Nghị định 118/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật đầu tư
- 13Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 1Quyết định 33/2019/QĐ-UBND bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ban hành
- 2Quyết định 176/QĐ-UBND năm 2020 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ban hành hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần năm 2019
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 10/2016/QĐ-UBND | Bà Rịa - Vũng Tàu, ngày 15 tháng 4 năm 2016 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Luật Thủy sản ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013;
Căn cứ Luật Đầu tư ngày 26 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 27/2005/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thủy sản;
Căn cứ Nghị định số 59/2005/NĐ-CP ngày 04 tháng 5 năm 2005 của Chính phủ quy định về điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề thủy sản; Nghị định số 14/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2005/NĐ-CP ngày 04 tháng 5 năm 2005 của Chính phủ về điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề thủy sản;
Căn cứ Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai;
Căn cứ Nghị định số 118/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư;
Căn cứ Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT ngày 19 tháng 5 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về hồ sơ địa chính;
Căn cứ Thông tư số 30/2014/TT-BTNMT ngày 02 tháng 6 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về hồ sơ giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất;
Căn cứ Thông tư số 02/2015/TT-BTNMT ngày 27 tháng 01 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP và Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 96/TTr-SNN-TS ngày 31 tháng 3 năm 2016 về việc đề nghị ban hành Quy chế quản lý và giao, cho thuê mặt nước để nuôi thủy sản lồng bè, nuôi nhuyễn thể hai mảnh vỏ tại các vùng nước trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế quản lý và giao, cho thuê mặt nước để nuôi thủy sản lồng bè, nuôi nhuyễn thể hai mảnh vỏ tại các vùng nước trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký ban hành và thay thế Quyết định số 27/2014/QĐ-UBND ngày 18 tháng 6 năm 2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu ban hành Quy chế quản lý và giao, cho thuê mặt nước để nuôi thủy sản lồng bè, nuôi nhuyễn thể hai mảnh vỏ tại các vùng nước trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư, Giao thông vận tải, Giám đốc Công an tỉnh, Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Thủ trưởng các sở ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và các cơ quan đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
QUẢN LÝ VÀ GIAO, CHO THUÊ MẶT NƯỚC ĐỂ NUÔI THỦY SẢN LỒNG BÈ, NUÔI NHUYỄN THỂ HAI MẢNH VỎ TẠI CÁC VÙNG NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÀ RỊA-VŨNG TÀU
(Ban hành kèm theo Quyết định số 10/2016/QĐ-UBND ngày 15 tháng 4 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu)
Quy chế này áp dụng để quản lý và giao, cho thuê mặt nước nuôi thủy sản lồng bè, nuôi nhuyễn thể hai mảnh vỏ tại các vùng nước trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước nuôi thủy sản lồng bè, nuôi nhuyễn thể hai mảnh vỏ tại các vùng nước trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, các cơ quan quản lý hoạt động nuôi trồng thủy sản, các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan.
Trong Quy chế này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Lồng bè là cấu trúc nổi gồm bè cá, lồng nuôi cá và nhà bè được sử dụng để nuôi thủy sản trên biển, sông, hồ, đầm...
2. Bè cá là cấu trúc nổi có một hoặc nhiều lồng nuôi cá được ghép lại với nhau bằng kết cấu khung cứng hoặc nối ghép.
3. Lồng nuôi cá gồm các bộ phận chính: khung lồng, lưới lồng, vật dự trữ nổi.
4. Khung lồng là kết cấu cơ bản của lồng nuôi cá; khung lồng có dạng hình khối hoặc khung chữ nhật và có thể được làm bằng thép, gỗ, tre hoặc các vật liệu khác.
5. Nhà bè là nhà được dựng trên bè cá để làm nơi chế biến, dự trữ, bảo quản thức ăn nuôi cá, để các vật dụng phục vụ nuôi cá và là nơi ăn ở cho người làm việc trên bè.
6. Chủ bè cá là tổ chức, cá nhân sở hữu bè cá hoặc người được ủy quyền sở hữu bè cá.
7. Chất thải là các chất thải từ hoạt động nuôi thủy sản lồng bè bao gồm chất thải rắn, chất thải lỏng như: Thức ăn thừa, chất thải của đối tượng nuôi, xác chết của các đối tượng nuôi, bao bì, dư lượng các loại thuốc, hóa chất phòng trị bệnh, chế phẩm sinh học và các chất xử lý môi trường nuôi, nước thải từ lồng nuôi, chất thải do con người thải ra.
8. An toàn dịch bệnh và vệ sinh thực phẩm là cơ sở vùng nuôi đạt các tiêu chí sau:
a) Đảm bảo sản phẩm nuôi không có dư lượng các chất bị cấm sử dụng;
b) Đảm bảo sản phẩm nuôi không có hàm lượng các chất có thể gây hại như kim loại nặng, hóa chất tẩy trùng, thuốc bảo vệ thực vật, kháng sinh... vượt quá giới hạn cho phép sử dụng làm thực phẩm cho người;
c) Hạn chế đến mức thấp nhất các nguy cơ, rủi ro sinh bệnh trên đối tượng nuôi và làm sản phẩm nuôi bị nhiễm vi sinh vật gây bệnh cho người tiêu dùng;
d) Các mối nguy về an toàn dịch bệnh và vệ sinh thực phẩm trong các cơ sở, vùng nuôi phải được kiểm soát.
Điều 4. Điều kiện để nuôi thủy sản lồng bè, nuôi nhuyễn thể hai mảnh vỏ
Tổ chức, cá nhân nuôi thủy sản lồng bè, nuôi nhuyễn thể hai mảnh vỏ phải có các điều kiện sau đây:
1. Mặt nước để nuôi thủy sản lồng bè, nhuyễn thể hai mảnh vỏ là vùng nước phải được quy hoạch.
2. Phải được cơ quan có thẩm quyền giao hoặc cho thuê mặt nước.
3. Phải bảo đảm an toàn cho bè cá, tiêu chuẩn kỹ thuật về nuôi trồng thủy sản; tiêu chuẩn vệ sinh thú y và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
4. Sử dụng các loại thức ăn, thuốc thú y bảo đảm tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật.
GIAO, CHO THUÊ MẶT NƯỚC NUÔI THỦY SẢN LỒNG BÈ, NUÔI NHUYỄN THỂ HAI MẢNH VỎ
Điều 5. Điều kiện giao, cho thuê, mặt nước để nuôi thủy sản lồng bè, nuôi nhuyễn thể hai mảnh vỏ
Việc giao, cho thuê mặt nước để nuôi thủy sản lồng bè, nuôi nhuyễn thể hai mảnh vỏ thực hiện theo quy định tại Điều 52 và Điều 58 của Luật Đất đai, Điều 13 và Điều 14 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai.
Điều 6. Đối tượng được giao mặt nước
Đối tượng được giao mặt nước, không thu tiền sử dụng mặt nước để nuôi thủy sản lồng bè, nuôi nhuyễn thể hai mảnh vỏ:
1. Hộ gia đình, cá nhân sinh sống tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, là người trực tiếp nuôi mà nguồn sống chủ yếu dựa vào thu nhập từ nuôi trồng thủy sản.
2. Hộ gia đình, cá nhân sinh sống tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu làm nghề khai thác thủy sản ven bờ nay chuyển sang nuôi thủy sản lồng bè, nuôi nhuyễn thể hai mảnh vỏ.
Điều 7. Đối tượng thuê mặt nước
Đối tượng được thuê mặt nước (phải nộp tiền sử dụng mặt nước hàng năm hoặc một lần cho cả thời gian thuê) là tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước có nhu cầu và đủ điều kiện để nuôi thủy sản lồng bè, nuôi nhuyễn thể hai mảnh vỏ.
Điều 8. Thẩm quyền giao cho thuê mặt nước
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cho thuê mặt nước đối với tổ chức, doanh nghiệp trong nước; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sử dụng mặt nước để thực hiện dự án đầu tư nuôi trồng thủy sản.
2. Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định giao, cho thuê mặt nước đối với hộ gia đình, cá nhân.
Điều 9. Thủ tục giao, cho thuê mặt nước
Hồ sơ, thời gian, trình tự thực hiện thủ tục giao, cho thuê mặt nước thực hiện theo quy định tại Điều 60, Điều 61 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai; Điều 3, Điều 4 Thông tư số 30/2014/TT-BTNMT ngày 02 tháng 6 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về hồ sơ giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất; Điều 3, Điều 4, Điều 7 Quy chế phối hợp giữa các cơ quan thực hiện thủ tục gia hạn sử dụng đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ban hành kèm theo Quyết định số 24/2015/QĐ-UBND ngày 27 tháng 5 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Điều 10. Hạn mức diện tích và thời hạn giao, cho thuê mặt nước
1. Hạn mức diện tích giao mặt nước
a) Diện tích mặt nước biển được giao để nuôi trồng thủy sản không quá một (01) ha.
b) Đối với khu quy hoạch nuôi trồng thủy sản lồng bè và nhuyễn thể hai mảnh vỏ trên sông Chà Và, xã Long Sơn, thành phố Vũng Tàu, diện tích mặt nước được giao đối với nuôi thủy sản lồng bè không quá năm nghìn (5.000) m2, đối với nuôi nhuyễn thể hai mảnh vỏ không quá một (01) ha.
2. Hạn mức diện tích cho thuê mặt nước
a) Diện tích mặt nước biển cho thuê để nuôi trồng thủy sản không quá ba mươi (30) ha trong vùng biển ba (3) hải lý trở vào bờ hoặc không quá một trăm (100) ha trong vùng biển cách bờ từ ba (3) hải lý trở ra.
b) Đối với khu quy hoạch nuôi trồng thủy sản lồng bè và nhuyễn thể hai mảnh vỏ trên sông Chà Và, xã Long Sơn, thành phố Vũng Tàu
- Đối với cá nhân và hộ gia đình, diện tích mặt nước cho thuê để nuôi thủy sản lồng bè không quá năm nghìn (5.000) m2, để nuôi nhuyễn thể hai mảnh vỏ không quá một (01) ha.
- Đối với các tổ chức, doanh nghiệp, diện tích mặt nước cho thuê để nuôi thủy sản lồng bè, nuôi nhuyễn thể hai mảnh vỏ không quá năm (05) ha;
3. Thời hạn giao, cho thuê: theo quy định của pháp luật hiện hành.
THU HỒI, GIA HẠN MẶT NƯỚC GIAO, CHO THUÊ NUÔI THỦY SẢN LỒNG BÈ, NHUYỄN THỂ HAI MẢNH VỎ
Điều 11. Thu hồi mặt nước đã giao hoặc cho thuê
1. Thu hồi mặt nước đã giao hoặc cho thuê trong các trường hợp sau:
a) Nhà nước có nhu cầu thu hồi vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng;
b) Người sử dụng vi phạm quy định của pháp luật về đất đai;
c) Thu hồi do chấm dứt việc sử dụng mặt nước theo pháp luật; tự nguyện trả lại diện tích được giao, cho thuê; khu vực bị ô nhiễm môi trường, có nguy cơ sạt lở, sụt lún, bị ảnh hưởng bởi hiện tượng thiên tai khác có nguy cơ đe dọa tính mạng con người;
d) Sử dụng không đúng mục đích; Quá hai mươi bốn (24) tháng liền mà không sử dụng để nuôi thủy sản lồng bè, nuôi nhuyễn thể hai mảnh vỏ, trừ trường hợp có lý do chính đáng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận;
đ) Trường hợp không sử dụng hết phần diện tích giao, cho thuê để nuôi thủy sản lồng bè, nuôi nhuyễn thể hai mảnh vỏ theo quy định thì bị thu hồi phần diện tích mặt nước không sử dụng đó;
e) Tổ chức, cá nhân nuôi thủy sản lồng bè, nuôi nhuyễn thể hai mảnh vỏ không thực hiện nghĩa vụ tài chính về thuê mặt nước, không báo cáo thống kê theo quy định pháp luật, không thực hiện quy định pháp luật về bảo vệ môi trường và an toàn vệ sinh thực phẩm.
g) Người sử dụng mặt nước không thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ quy định tại khoản 2 Điều 18 của Quy chế này.
2. Thẩm quyền thu hồi
Cơ quan có thẩm quyền ra quyết định giao, cho thuê mặt nước đồng thời là cơ quan có thẩm quyền thu hồi diện tích mặt nước.
3. Trước khi ra quyết định thu hồi mặt nước đã giao hoặc cho thuê, cơ quan ký quyết định thu hồi phải thông báo trước sáu (06) tháng cho tổ chức, cá nhân bị thu hồi biết.
1. Trước khi hết hạn sử dụng mặt nước tối thiểu là sáu (06) tháng hoặc sau khi có văn bản của cơ quan có thẩm quyền về việc điều chỉnh dự án đầu tư đối với trường hợp điều chỉnh dự án đầu tư mà có thay đổi thời hạn hoạt động của dự án thì người sử dụng mặt nước có nhu cầu gia hạn nộp hồ sơ đề nghị gia hạn sử dụng mặt nước tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện hoặc cơ quan tiếp nhận hồ sơ theo quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh.
Hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã nếu có nhu cầu.
2. Hồ sơ, thời gian, trình tự khi thực hiện thủ tục gia hạn sử dụng mặt nước thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 74 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai; Khoản 9 Điều 9 Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT ngày 19 tháng 5 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về hồ sơ địa chính; Điều 3, Điều 4, Điều 5 Quy chế phối hợp giữa các cơ quan thực hiện thủ tục gia hạn sử dụng đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ban hành kèm theo Quyết định số 24/2015/QĐ-UBND ngày 27 tháng 5 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
3. Đối với những trường hợp không đủ điều kiện được gia hạn sử dụng mặt nước thì cơ quan tài nguyên và môi trường thông báo cho người sử dụng mặt nước và làm thủ tục thu hồi mặt nước theo quy định.
4. Thời gian gia hạn sử dụng mặt nước tùy theo từng trường hợp nhưng không quá thời gian giao, cho thuê trước đó.
QUẢN LÝ GIỐNG, VỆ SINH VÀ THÚ Y NUÔI THỦY SẢN LỒNG BÈ
Điều 13. Quy định về chọn giống, thức ăn, thuốc, hóa chất phục vụ nuôi
1. Chọn giống để thả nuôi phải có nguồn gốc rõ ràng, phải qua kiểm dịch của cơ quan chức năng, chọn những lô giống khỏe mạnh, kích cỡ đồng đều, không bị xây xát, trầy xước, dị hình, phải còn đầy đủ các bộ phận, bơi lội nhanh nhẹn.
2. Trước khi thả giống, tắm cho động vật thủy sản bằng nước ngọt trong khoảng thời gian nhất định tùy theo loại cá và kích cỡ để phòng, trị bệnh hoặc bằng Formol với liều lượng theo quy định hiện hành nhằm loại bỏ các vi khuẩn gây hại và một số động vật ký sinh bám trên thân động vật thủy sản.
3. Sử dụng thức ăn đảm bảo chất lượng theo quy định hiện hành.
4. Hạn chế mức thấp nhất việc dùng thuốc thú y và hóa chất trong nuôi trồng thủy sản. Tuyệt đối không sử dụng các loại thức ăn, thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất nằm trong danh mục cấm sử dụng trong nuôi trồng thủy sản đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định.
Điều 14. Quản lý chăm sóc, vệ sinh phòng chống dịch bệnh
1. Trong quá trình nuôi các tổ chức, cá nhân phải quản lý chăm sóc đúng kỹ thuật, hạn chế thức ăn thừa; tuân thủ các Quy chuẩn quốc gia về nuôi trồng thủy sản thương phẩm được cơ quan chuyên môn hướng dẫn.
2. Khử trùng lồng, bè, dụng cụ trước khi thả nuôi, vệ sinh lồng bè nuôi thường xuyên, tạo sự lưu thông nước, hạn chế ô nhiễm, thu gom chất thải thường xuyên và định kỳ sau từng đợt nuôi.
3. Thực hiện phòng chống dịch bệnh theo quy định.
4. Khi có dịch bệnh phát sinh phải thông báo tình hình dịch bệnh cho chính quyền địa phương và cơ quan quản lý biết để có biện pháp xử lý kịp thời.
Điều 15. Bảo vệ môi trường vùng nuôi lồng bè
1. Tuyệt đối không xả trực tiếp các chất thải chưa qua xử lý, xác động vật thủy sản xuống sông hoặc ra ngoài môi trường, trên mỗi bè cần có bảng nội quy quy định việc thu gom và xử lý các chất xả thải đúng quy định.
2. Các cơ sở nuôi trồng thủy sản lồng bè phải thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường đã cam kết và đảm bảo xử lý các chất thải theo tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường hiện hành.
3. Tổ chức, cá nhân nuôi trồng thủy sản lồng bè phải có trách nhiệm báo cáo kịp thời về tình hình ô nhiễm môi trường cho các cơ quan quản lý Nhà nước hoặc khi có yêu cầu của các cơ quan quản lý Nhà nước.
Điều 16. Nhân lực và an toàn lao động
1. Người lao động phải đủ sức khoẻ được hợp đồng lao động theo quy định, được tập huấn về kỹ thuật nuôi thủy sản lồng bè, kiến thức bảo vệ môi trường và công tác bảo đảm an toàn cho người và phương tiện trong nuôi thủy sản lồng bè trên sông, biển.
2. Trên mỗi bè nuôi phải có bảng nội quy về an toàn lao động, phòng chống cháy nổ, phải trang bị phao cứu sinh các loại đủ cho các thành viên làm việc, phải có trang thiết bị thông tin theo dõi dự báo thời tiết.
Điều 17. Điều kiện về quản lý hồ sơ
Các tổ chức, cá nhân khi tham gia nuôi thủy sản lồng bè trên các vùng nước phải ghi nhật ký và lưu giữ hồ sơ về quá trình hoạt động sản xuất, quản lý, chăm sóc trong quá trình nuôi, thu hoạch và bảo quản sau thu hoạch theo quy định, nội dung nhật ký lưu giữ hồ sơ gồm:
1. Các thông tin về con giống: số lượng, chất lượng, tình trạng sức khoẻ, tên và địa chỉ cơ sở sản xuất giống, ngày thả giống.
2. Các thông tin về quản lý chăm sóc: chất lượng môi trường nước và sức khoẻ đối tượng nuôi, các biện pháp xử lý, can thiệp khi môi trường biến động.
3. Các thông tin về thức ăn: tên cơ sở sản xuất thức ăn, số nhãn hiệu, lô sản phẩm sản xuất, hạn sử dụng, lượng dùng hàng ngày đối với từng lồng nuôi.
4. Các thông tin về thuốc, chế phẩm sinh học, sản phẩm xử lý môi trường đã sử dụng, lượng sử dụng, lý do sử dụng, phương pháp sử dụng, ngày sử dụng và diễn biến sức khỏe của các đối tượng sau khi sử dụng.
5. Tốc độ sinh trưởng của đối tượng nuôi: Kiểm tra tốc độ sinh trưởng (trọng lượng) của đối tượng nuôi.
6. Thu hoạch: Thời gian nuôi, kích cỡ, năng suất, sản lượng, phương thức thu hoạch và thị trường tiêu thụ.
7. Các thông tin theo dõi về tình hình dịch bệnh.
8. Các thông tin cần thiết khác.
Đồng thời phải có trách nhiệm báo cáo thông tin cho các cơ quan chức năng quản lý về thủy sản khi có yêu cầu.
QUY ĐỊNH VỀ QUYỀN LỢI VÀ TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
Điều 18. Quyền lợi, nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân nuôi trồng thủy sản trên các vùng nước
1. Quyền lợi
Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng mặt nước, được nhà nước bảo vệ khi bị người khác xâm hại đến quyền sử dụng mặt nước nuôi trồng thủy sản hợp pháp của mình, được bồi thường thiệt hại khi nhà nước thu hồi vì mục đích quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng trước thời hạn giao, cho thuê và được ưu tiên giao hoặc cho thuê đất mặt nước khác để nuôi thủy sản nếu có nhu cầu và địa phương còn quỹ đất mặt nước để nuôi trồng thủy sản; được thông báo về tình hình dịch bệnh, môi trường có liên quan hoạt động nuôi trồng thủy sản; được phổ biến, đào tạo, tập huấn về nuôi trồng thủy sản.
2. Nghĩa vụ
a) Sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả diện tích đất mặt nước được giao, cho thuê nuôi trồng thủy sản; sử dụng đúng ranh giới vùng đất mặt nước được giao, cho thuê; không làm tổn hại đến lợi ích hợp pháp của người sử dụng mặt nước chung quanh.
b) Bảo vệ các công trình phục vụ chung cho nuôi trồng thủy sản.
c) Nộp tiền thuê mặt nước đúng quy định.
d) Báo cáo thống kê cho cơ quan quản lý theo quy định.
đ) Giao lại mặt nước nuôi trồng thủy sản khi có quyết định thu hồi.
e) Thực hiện quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, quy định của pháp luật về nuôi thủy sản.
g) Tuân thủ tiêu chuẩn kỹ thuật chuyên ngành về công trình nuôi theo quy định chung của nhà nước, kỹ thuật nuôi trồng thủy sản chuyên ngành, thời gian cấm thu hoạch để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
h) Khi có dịch bệnh phát sinh phải nhanh chóng xử lý, thông báo cho chính quyền địa phương và cơ quan chuyên môn biết để phối hợp giải quyết hậu quả, hạn chế lây lan.
i) Thức ăn, nguyên liệu làm thức ăn nuôi trồng thủy sản, thuốc, hóa chất dùng trong nuôi trồng thủy sản phải đạt tiêu chuẩn nhà nước quy định.
k) Thực hiện các quy định về an toàn cho người và tài sản.
l) Khi hành lang luồng thay đổi, tổ chức, cá nhân có hoạt động thủy sản hoặc các hoạt động khác phải di chuyển, thu hẹp hoặc thanh thải vật chướng ngại do họ gây ra trên luồng mới theo thông báo và yêu cầu của đơn vị quản lý đường thủy nội địa.
1. Sở Kế hoạch và Đầu tư
a) Tiếp nhận và tham mưu cho UBND tỉnh quyết định chủ trương đầu tư các dự án đầu tư nuôi trồng thủy sản của nhà đầu tư trong nước và ngoài nước theo quy định của Pháp luật về đầu tư.
b) Thực hiện kiểm tra, thanh tra tình hình triển khai dự án và tình hình hoạt động dự án đầu tư của các tổ chức trong và ngoài nước theo quy định.
2. Sở Tài nguyên và Môi trường
a) Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực tài nguyên và môi trường có liên quan.
b) Chủ trì thẩm định về môi trường đối với các dự án đầu tư nuôi trồng thủy sản thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh và theo các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường hiện hành.
c) Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh giao hoặc cho thuê mặt nước theo thẩm quyền, hướng dẫn các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết cho các tổ chức có liên quan biết và thực hiện.
d) Thực hiện kiểm tra, thanh tra công tác bảo vệ môi trường và xử lý các cơ sở gây ô nhiễm của các dự án thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh và theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
a) Chỉ đạo và kiểm tra các đơn vị trực thuộc trong việc triển khai thực hiện Quy chế này theo chức năng, thẩm quyền quản lý nhà nước về Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
b) Phối hợp với các cơ quan chức năng xây dựng và hoàn thiện mạng lưới quan trắc, cảnh báo môi trường, thông báo định kỳ cho các cơ sở về phòng chống dịch bệnh trong vùng quy hoạch.
c) Phối hợp với các cơ quan chức năng thẩm định dự án đầu tư nuôi trồng thủy sản theo quy định.
d) Chỉ đạo công tác đăng ký, đăng kiểm bè cá; công tác bảo đảm an toàn cho người và phương tiện hoạt động nuôi trồng thủy sản theo quy định.
đ) Chỉ đạo thanh tra, kiểm tra các cơ sở nuôi trồng thủy sản, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về nuôi trồng thủy sản.
e) Phối hợp với các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương, hướng dẫn việc đầu tư sử dụng mặt nước để nuôi trồng thủy sản trong vùng quy hoạch.
4. Sở Giao thông Vận tải
a) Phối hợp với các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương có ý kiến về vị trí đầu tư tại vùng nước quy hoạch nuôi trồng có liên quan đến giao thông thủy nội địa.
b) Phân định luồng lạch giao thông thủy, bố trí phao, báo hiệu đường thủy nội địa tại các tuyến luồng theo quy định, thường xuyên tổ chức kiểm tra hành lang an toàn, xử lý nghiêm các trường hợp lấn chiếm tuyến luồng để nuôi trồng thủy sản khi các tổ chức, cá nhân vi phạm.
5. Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh
a) Có trách nhiệm chủ trì phối hợp với các cơ quan chức năng quản lý về người và phương tiện phục vụ hoạt động nuôi trồng thủy sản, bảo vệ, giữ gìn an ninh, trật tự an toàn xã hội ở khu vực quy hoạch; kiểm tra, kiểm soát người và phương tiện ra vào khu quy hoạch, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
b) Phối kết hợp với công an, chính quyền địa phương thực hiện công tác quản lý đăng ký, tạm trú, tạm vắng, quản lý chặt các đối tượng là người nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, tham gia cứu hộ cứu nạn theo quy định của pháp luật.
6. Công an tỉnh
a) Phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh phòng chống tội phạm vi phạm pháp luật về người và phương tiện phục vụ hoạt động nuôi trồng thủy sản, đảm bảo trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ môi trường và phòng chống cháy nổ trong suốt quá trình hoạt động nuôi trồng thủy sản.
b) Quản lý về nhân khẩu, an ninh và bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, trật tự công cộng, tham gia cứu hộ, cứu nạn theo quy định của pháp luật.
7. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
a) Chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn, Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn thực hiện theo đúng quy chế này.
b) Chỉ đạo kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp của tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động nuôi trồng thủy sản.
c) Chỉ đạo, phối hợp với các cơ quan chức năng giám sát và quản lý các hoạt động nuôi trồng thủy sản trong phạm vi địa phương, khuyến khích, tổ chức, hướng dẫn thành lập và hoạt động các tổ hợp tác, tổ tự quản cộng đồng.
d) Xây dựng quy ước về trách nhiệm của người nuôi, phòng chống dịch bệnh xảy ra, giảm rủi ro và hạn chế thiệt hại cho vùng quy hoạch.
đ) Giao hoặc cho thuê mặt nước đối với hộ gia đình, cá nhân theo thẩm quyền.
Điều 20. Trách nhiệm triển khai thực hiện
1. Tổ chức, cá nhân tham gia nuôi trồng thủy sản lồng bè và nhuyễn thể hai mảnh vỏ tại các vùng nước trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu phải chấp hành nghiêm Quy chế này và chịu sự quản lý của các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan đến hoạt động nuôi trồng thủy sản của mình.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan theo dõi thực hiện Quy chế, để quản lý nắm bắt và phản ánh kịp thời tình hình hoạt động tại vùng nuôi.
3. Trong quá trình tổ chức thực hiện Quy chế, nếu có vướng mắc, chưa phù hợp cần sửa đổi, bổ sung, các Sở ban ngành và Ủy ban nhân dân các địa phương, các tổ chức cá nhân có liên quan kịp thời phản ảnh về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với thực tế./.
- 1Quyết định 35/2008/QĐ-UBND về giao mặt nước biển, cho thuê mặt nước biển đối với các tổ chức, cá nhân để sử dụng vào mục đích nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Kiên Giang do Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang ban hành
- 2Quyết định 01/2014/QĐ-UBND Quy chế phối hợp thẩm định hồ sơ, xác định tiền thuê đất, mặt nước; ký kết hợp đồng thuê đất, mặt nước và thu tiền thuê đất, mặt nước đối với tổ chức được Nhà nước cho thuê đất, mặt nước trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- 3Quyết định 27/2014/QĐ-UBND về Quy chế quản lý và giao, cho thuê mặt nước để nuôi thủy sản lồng bè, nuôi nhuyễn thể hai mảnh vỏ tại các vùng nước trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu
- 4Quyết định 34/2014/QĐ-UBND về đơn giá thuê đất, thuê mặt nước khi Nhà nước cho thuê đất, thuê mặt nước trên địa bàn tỉnh Thái Bình
- 5Quyết định 24/2016/QĐ-UBND về Quy chế quản lý và bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất cơ sở nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 6Quyết định 22/2016/QĐ-UBND quy định về quản lý hoạt động nuôi thủy sản trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
- 7Quyết định 3283/QĐ-UBND năm 2016 Quy chế về báo cáo, ban hành công điện, họp chỉ đạo, triển khai ứng phó với thiên tai trên địa bàn thành phố Hà Nội
- 8Quyết định 3002/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Phương án chia sẻ lợi ích trong quản lý, khai thác và phát triển bền vững nguồn lợi nhuyễn thể tự nhiên trên vùng đất ngập nước của Vườn quốc gia Bái Tử Long giai đoạn 2016- 2020 do tỉnh Quảng Ninh ban hành
- 9Quyết định 33/2019/QĐ-UBND bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ban hành
- 10Quyết định 176/QĐ-UBND năm 2020 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ban hành hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần năm 2019
- 1Quyết định 27/2014/QĐ-UBND về Quy chế quản lý và giao, cho thuê mặt nước để nuôi thủy sản lồng bè, nuôi nhuyễn thể hai mảnh vỏ tại các vùng nước trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu
- 2Quyết định 33/2019/QĐ-UBND bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ban hành
- 3Quyết định 176/QĐ-UBND năm 2020 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ban hành hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần năm 2019
- 1Nghị định 59/2005/NĐ-CP về điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề thuỷ sản
- 2Luật Thủy sản 2003
- 3Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2004
- 4Nghị định 27/2005/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Thủy sản
- 5Nghị định 14/2009/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 59/2005/NĐ-CP về điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề thủy sản
- 6Quyết định 35/2008/QĐ-UBND về giao mặt nước biển, cho thuê mặt nước biển đối với các tổ chức, cá nhân để sử dụng vào mục đích nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Kiên Giang do Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang ban hành
- 7Luật đất đai 2013
- 8Quyết định 01/2014/QĐ-UBND Quy chế phối hợp thẩm định hồ sơ, xác định tiền thuê đất, mặt nước; ký kết hợp đồng thuê đất, mặt nước và thu tiền thuê đất, mặt nước đối với tổ chức được Nhà nước cho thuê đất, mặt nước trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- 9Nghị định 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Đất đai
- 10Thông tư 24/2014/TT-BTNMT về hồ sơ địa chính do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 11Thông tư 30/2014/TT-BTNMT quy định về hồ sơ giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 12Luật Đầu tư 2014
- 13Quyết định 34/2014/QĐ-UBND về đơn giá thuê đất, thuê mặt nước khi Nhà nước cho thuê đất, thuê mặt nước trên địa bàn tỉnh Thái Bình
- 14Thông tư 02/2015/TT-BTNMT hướng dẫn Nghị định 43/2014/NĐ-CP và Nghị định 44/2014/NĐ-CP do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 15Quyết định 24/2015/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp giữa các cơ quan thực hiện thủ tục gia hạn sử dụng đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- 16Nghị định 118/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật đầu tư
- 17Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 18Quyết định 24/2016/QĐ-UBND về Quy chế quản lý và bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất cơ sở nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 19Quyết định 22/2016/QĐ-UBND quy định về quản lý hoạt động nuôi thủy sản trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
- 20Quyết định 3283/QĐ-UBND năm 2016 Quy chế về báo cáo, ban hành công điện, họp chỉ đạo, triển khai ứng phó với thiên tai trên địa bàn thành phố Hà Nội
- 21Quyết định 3002/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Phương án chia sẻ lợi ích trong quản lý, khai thác và phát triển bền vững nguồn lợi nhuyễn thể tự nhiên trên vùng đất ngập nước của Vườn quốc gia Bái Tử Long giai đoạn 2016- 2020 do tỉnh Quảng Ninh ban hành
Quyết định 10/2016/QĐ-UBND ban hành Quy chế quản lý và giao, cho thuê mặt nước để nuôi thủy sản lồng bè, nuôi nhuyễn thể hai mảnh vỏ tại các vùng nước trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu
- Số hiệu: 10/2016/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 15/04/2016
- Nơi ban hành: Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- Người ký: Lê Tuấn Quốc
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 25/04/2016
- Ngày hết hiệu lực: 01/01/2020
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực