Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 09/2010/QĐ-UBND | Thái Nguyên, ngày 01 tháng 4 năm 2010 |
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI NGUYÊN
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thực hiện;
Căn cứ Chỉ thị số 24/2007/CT-TTg ngày 01/11/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường chấn chỉnh việc thực hiện các quy định của pháp luật về phí, lệ phí, chính sách huy động và sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân;
Xét đề nghị của Sở Tài chính tại Tờ trình số 157/TTr-STC ngày 27/01/2010, Công văn số 267/TP-XDVB ngày 22/3/2010 của Sở Tư pháp,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 2. Giao Sở Tài chính, Sở Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện Quy định này.
Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký./.
| TM.UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH |
VỀ VIỆC TIẾP NHẬN QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG KINH PHÍ ỦNG HỘ PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG GIAO THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 09/2010/QĐ-UBND ngày 01 tháng 4 năm 2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên)
Quy định này quy định việc tiếp nhận, quản lý, sử dụng nguồn kinh phí đóng góp của các doanh nghiệp, tổ chức cá nhân để phát triển hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
II. NGUYÊN TẮC HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG.
1. Huy động sự đóng góp của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân để xây dựng hạ tầng giao thông theo nguyên tắc tự nguyện quy định tại Chỉ thị số 24/2007/CT-TTg ngày 01/11/2007 của Thủ tướng Chính phủ, về việc tăng cường chấn chỉnh việc thực hiện các quy định của pháp luật về phí, lệ phí, chính sách huy động và sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân.
2. Sử dụng nguồn vốn huy động đúng mục đích xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, không dùng vào việc khác, nguồn vốn không sử dụng được chuyển sang năm sau sử dụng tiếp.
Đối với kinh phí đóng góp, bố trí vốn theo thứ tự ưu tiên sau:
1. Chi các công trình, dự án giao thông có địa chỉ cụ thể theo đề nghị của đơn vị đóng góp (trong phạm vi số kinh phí đơn vị đóng góp).
2. Chi xoá điểm đen gây mất an toàn giao thông.
3. Chi hỗ trợ bảo trì, chống xuống cấp các công trình giao thông tỉnh, huyện quản lý.
4. Hỗ trợ hạ tầng các tuyến xe buýt.
5. Chi hỗ trợ đầu tư xây dựng, sửa chữa, nâng cấp, cải tạo các công trình giao thông trên địa bàn.
1. Thực hiện chủ chương của tỉnh Thái Nguyên lấy xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông là khâu đột phá, Uỷ ban nhân dân tỉnh khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tham gia đóng góp tự nguyện để xây dựng các công trình hạ tầng giao thông trên địa bàn.
2. Các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đóng góp cho ngân sách tỉnh: nộp vào tài khoản thu đóng góp xây dựng hạ tầng giao thông của tỉnh mở tại Kho bạc Nhà nước Thái Nguyên, hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Sở Giao thông vận tải.
3. Các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đóng góp cho ngân sách huyện, xã: nộp vào tài khoản tiền gửi của huyện, xã mở tại Kho bạc Nhà nước cùng cấp (đối với cấp xã nộp tại Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch) do Uỷ ban nhân dân cùng cấp quy định.
Việc huy động đóng góp tự nguyện thực hiện hàng năm, từng đợt hoặc theo công trình.
III. VIỆC GIAO KẾ HOẠCH, DỰ TOÁN VÀ QUYẾT TOÁN CÔNG TRÌNH.
Sở Giao thông vận tải là cơ quan chủ trì tham mưu cho UBND tỉnh việc tổ chức vận động đóng góp tự nguyện của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân và nhân dân đóng góp xây dựng hạ tầng giao thông; trực tiếp vận động các cấp, các ngành, địa phương, các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tự nguyện đóng góp. Sở Giao thông vận tải được mở tài khoản tiếp nhận, định kỳ hàng tháng chuyển nộp vào tài khoản của tỉnh.
Sở Tài chính tiếp nhận, quản lý nguồn thu vận động đóng góp tự nguyện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
Đối với cấp huyện, cấp xã do UBND cùng cấp quyết định cơ quan vận động thu, tiếp nhận và quản lý nguồn thu.
2. Về giao kế hoạch sử dụng nguồn thu từ vận động đóng góp tự nguyện.
- Đối với cấp tỉnh: hàng năm, căn cứ vào nguồn thu từ vận động đóng góp được, Sở Giao thông vận tải tổng hợp nhu cầu chi đầu tư xây dựng, sửa chữa các công trình giao thông, tiếp nhận hồ sơ của các ngành, địa phương, dự kiến phân bổ kinh phí thống nhất với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, trình Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định.
- Đối với cấp huyện, cấp xã: căn cứ vào nguồn thu huy động, cơ quan Tài chính báo cáo Uỷ ban nhân dân cùng cấp quyết định kế hoạch phân bổ và đầu tư vào các công trình cụ thể.
3. Quyết toán công trình hoàn thành
- Cấp tỉnh:
+ Các công trình, hạng mục công trình hoàn thành thực hiện quyết toán vốn đầu tư theo đúng quy định về quản lý vốn đầu tư các dự án thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước.
+ Đối với công trình, hạng mục công trình được đầu tư toàn bộ bằng nguồn vốn đóng góp xây dựng hạ tầng giao thông, khi công trình, hạng mục công trình hoàn thành, hồ sơ quyết toán được gửi về Sở Tài chính thẩm định, phê duyệt (thông qua bộ phận tiếp nhận và trả kết quả).
+ Đối với các công trình được hỗ trợ một phần từ nguồn đóng góp xây dựng hạ tầng giao thông, khi công trình, hạng mục công trình hoàn thành được tổng hợp quyết toán vào công trình, hạng mục công trình theo nguồn vốn dự án được phê duyệt trình cấp có thẩm quyền phê duyệt (có tách riêng nguồn vốn hỗ trợ đóng góp xây dựng hạ tầng giao thông), chủ đầu tư gửi báo cáo quyết toán được duyệt về Sở Tài chính để tổng hợp.
- Cấp huyện, xã: Đối với các công trình, dự án cấp huyện, xã quản lý do Uỷ ban nhân dân cấp huyện, xã quyết định phù hợp với các quy định hiện hành.
4. Hạch toán, quyết toán vào ngân sách
Toàn bộ quyết toán thu, chi từ nguồn đóng góp xây dựng hạ tầng giao thông được hạch toán vào ngân sách tỉnh (đối với nguồn kinh phí tỉnh quản lý) hoặc ngân sách huyện, xã (đối với nguồn kinh phí cấp huyện, xã quản lý) theo đúng chương, loại, khoản mục, tiểu mục theo quy định của hệ thống mục lục ngân sách; hạch toán vào khoản thu chi quản lý qua ngân sách thuộc ngân sách cấp tỉnh (huyện, xã) theo niên độ kế toán năm ngân sách; đồng thời tổng hợp vào quyết toán ngân sách hàng năm trình Hội đồng nhân dân cùng cấp phê duyệt.
Hàng năm Sở Tài chính, phòng Tài chính - Kế hoạch cấp huyện, UBND cấp xã căn cứ quy định của Bộ Tài chính về công khai các khoản thu, chi ngân sách, nguồn vận động đóng góp tự nguyện, tham mưu cho UBND cùng cấp thực hiện công khai thu chi nguồn vận động đóng góp xây dựng hạ tầng giao thông theo đúng các quy định hiện hành.
Kinh phí phục vụ hoạt động tuyên truyền, vận động, quản lý, sử dụng, tổng kết nguồn đóng góp xây dựng hạ tầng thuộc cấp nào do ngân sách cấp đó đảm nhiệm.
- Cấp tỉnh: Sở Giao thông vận tải căn cứ vào nội dung hoạt động của công tác vận động, quản lý nguồn kinh phí đóng góp xây dựng hạ tầng giao thông, lập dự toán kinh phí chi tiết gửi Sở Tài chính thẩm định. Sở Tài chính sau khi thẩm định trình UBND tỉnh quyết định bổ sung kinh phí cho Sở Giao thông vận tải.
- Cấp huyện, xã: Do UBND cùng cấp quy định cụ thể.
Việc thanh toán, quyết toán kinh phí hoạt động phục vụ công tác vận động, quản lý nguồn huy động đóng góp xây dựng hạ tầng giao thông thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn hiện hành.
Là cơ quan chủ trì giúp UBND tỉnh việc tổ chức tuyên truyền, vận động sự đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân; tiếp nhận sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân, định kỳ hàng tháng nộp vào tài khoản của tỉnh mở tại Kho bạc Nhà nước; tổng hợp nhu cầu đầu tư xây dựng, sửa chữa các công trình giao thông, thống nhất với các ngành dự kiến phân bổ nguồn kinh phí (trên cơ sở số thu đóng góp) cho các công trình, trình UBND tỉnh quyết định; quản lý các công trình, dự án đảm bảo chất lượng theo quy định.
Theo chức năng, nhiệm vụ, phối hợp với Sở Giao thông vận tải dự kiến phân bổ nguồn đóng góp xây dựng hạ tầng theo quy định.
Phối hợp với Kho bạc Khà nước mở tài khoản để tiếp nhận, quản lý nguồn kinh phí ủng hộ phát triển hạ tầng giao thông.
Phối hợp với Sở Giao thông vận tải, Sở Kế hoạch và Đầu tư dự kiến phân bổ nguồn kinh phí. Theo chức năng nhiệm vụ được giao, tiếp nhận quản lý, cấp phát và quyết toán (ghi thu ghi chi) nguồn kinh phí theo quy định.
Phối hợp với Sở Tài chính mở tài khoản tiếp nhận, đồng thời theo dõi số thu, chi nguồn kinh phí ủng hộ phát triển hạ tầng giao thông, thực hiện các chế độ thông tin, báo cáo theo quy định.
Định kỳ hàng năm giao Sở Giao thông vận tải chủ trì tổ chức hội nghị để đánh giá tình hình thực hiện quy định này.
Quy định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, các tổ chức, cá nhân gửi văn bản về Sở Tài chính để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh xem xét giải quyết./.
- 1Luật Ngân sách Nhà nước 2002
- 2Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 3Chỉ thị 24/2007/CT-TTg về tăng cường chấn chỉnh việc thực hiện các quy định của pháp luật về phí, lệ phí, chính sách huy động và sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 49/2015/QĐ-UBND Quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
Quyết định 09/2010/QĐ-UBND ban hành Quy định tiếp nhận, quản lý và sử dụng kinh phí ủng hộ phát triển hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên do Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên ban hành
- Số hiệu: 09/2010/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 01/04/2010
- Nơi ban hành: Tỉnh Thái Nguyên
- Người ký: Phạm Xuân Đương
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra