Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH THUẬN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 08/2012/QĐ-UBND

Bình Thuận, ngày 03 tháng 4 năm 2012

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG CHỈ DẪN ĐỊA LÝ “PHAN THIẾT” DÙNG CHO SẢN PHẨM NƯỚC MẮM

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Sở hữu trí tuệ ngày 29 tháng 11 năm 2005 được sửa đổi, bổ sung ngày 19 tháng 6 năm 2009;

Căn cứ Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007; Căn cứ Luật An toàn thực phẩm ngày 17 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp; được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 122/2010/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2010;

Căn cứ Quyết định số 364/QĐ-SHTT ngày 30 tháng 5 năm 2007 của Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ về đăng bạ tên gọi xuất xứ hàng hóa;

Căn cứ Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia: cơ sở sản xuất nước mắm - điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm (QCVN 02-16:2012/BNNPTNT) ban hành theo Thông tư số 02/2012/TT-BNNPTNT ngày 09/01/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tại Tờ trình số 227/TTr-SKHCN ngày 15 tháng 3 năm 2012,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế quản lý và sử dụng chỉ dẫn địa lý “Phan Thiết” dùng cho sản phẩm nước mắm.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký ban hành và thay thế Quyết định số 78/2008/QĐ-UBND ngày 16 tháng 9 năm 2008 của

Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận về việc ban hành Quy chế quản lý và sử dụng chỉ dẫn địa lý “Phan Thiết” cho sản phẩm nước mắm.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, Chủ tịch Hiệp hội nước mắm Phan Thiết, thủ trưởng các cơ quan thuộc UBND tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Lê Tiến Phương

 

QUY CHẾ

QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG CHỈ DẪN ĐỊA LÝ “PHAN THIẾT” DÙNG CHO SẢN PHẨM NƯỚC MẮM
(Ban hành kèm theo Quyết định số 08/2012/QĐ-UBND ngày 03/4/2012 của UBND tỉnh Bình Thuận)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Quy chế này quy định về quản lý và sử dụng chỉ dẫn địa lý “Phan Thiết” dùng cho sản phẩm nước mắm đã được Cục Sở hữu trí tuệ đăng bạ tên gọi xuất xứ hàng hóa (theo Quyết định số 364/QĐ-SHTT ngày 30 tháng 5 năm 2007 của Cục Sở hữu trí tuệ).

Những nội dung về quản lý và sử dụng chỉ dẫn địa lý “Phan Thiết” dùng cho sản phẩm nước mắm không nêu trong Quy chế này thì áp dụng theo Luật Sở hữu trí tuệ và các quy định của pháp luật có liên quan.

2. Quy chế này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài và các chủ thể khác theo quy định của pháp luật dân sự (sau đây gọi chung là tổ chức, cá nhân) có các hoạt động liên quan đến quản lý, sử dụng chỉ dẫn địa lý “Phan Thiết” dùng cho sản phẩm nước mắm.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Quy chế này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Chỉ dẫn địa lý “Phan Thiết” dùng cho sản phẩm nước mắm là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm nước mắm có nguồn gốc xuất xứ từ vùng lãnh thổ chỉ dẫn địa lý là thành phố Phan Thiết thuộc tỉnh Bình Thuận.

2. Trao (cấp) quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý “Phan Thiết” dùng cho sản phẩm nước mắm là việc cơ quan được UBND tỉnh Bình Thuận trao quyền quản lý chỉ dẫn địa lý cho phép tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm nước mắm được quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý “Phan Thiết” dùng cho sản phẩm nước mắm. Được thể hiện bằng việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý (mẫu Giấy chứng nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý tại Phụ lục 1 Quy chế này) cho tổ chức, cá nhân đó.

3. Thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý là việc cơ quan cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý ban hành quyết định chấm dứt hiệu lực, hoặc hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý đã cấp cho tổ chức, cá nhân.

4. Sử dụng chỉ dẫn địa lý “Phan Thiết” dùng cho sản phẩm nước mắm là việc thực hiện các hành vi sau đây:

a) Gắn chỉ dẫn địa lý “Phan Thiết” lên bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh, giấy tờ giao dịch trong hoạt động kinh doanh sản phẩm nước mắm;

b) Lưu thông, chào bán, quảng cáo nhằm để bán, trữ để bán sản phẩm nước mắm mang chỉ dẫn địa lý “Phan Thiết”.

5. Lô gô (biểu tượng) chỉ dẫn địa lý “Phan Thiết” dùng cho sản phẩm nước mắm là phần hình và chữ (quy định tại Phụ lục 2 kèm theo Quy chế này).

6. Tem chỉ dẫn địa lý là tem có tên chỉ dẫn địa lý “Phan Thiết” do Hiệp hội nước mắm Phan Thiết tổ chức in, cấp cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh. Tem được gắn trên bao bì thương phẩm của sản phẩm nước mắm đủ điều kiện mang chỉ dẫn địa lý nhằm nhận biết sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý đã được kiểm soát (mẫu tem chỉ dẫn địa lý quy định tại Phụ lục 3 Quy chế này).

7. Truy xuất nguồn gốc là khả năng theo dõi, nhận diện được một đơn vị sản phẩm qua từng công đoạn của quá trình sản xuất, chế biến và phân phối.

8. Thu hồi sản phẩm là áp dụng các biện pháp nhằm đưa sản phẩm không đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm ra khỏi chuỗi sản xuất, chế biến, phân phối sản phẩm.

9. Kinh doanh thương mại nước mắm là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động giới thiệu, dịch vụ bảo quản, dịch vụ vận chuyển hoặc buôn bán sản phẩm nước mắm.

10. Sản xuất nước mắm là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động chế biến nước mắm nguyên liệu, pha đấu thành phẩm, đóng chai sản phẩm.

11. Tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh sản phẩm nước mắm là tổ chức, cá nhân thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất nước nắm nguyên liệu, đóng chai, đến phân phối, tiêu thụ sản phẩm, cung ứng dịch vụ giới thiệu, dịch vụ bảo quản, dịch vụ vận chuyển hoặc buôn bán hoặc các dịch vụ khác đối với sản phẩm nước mắm nhằm mục đích sinh lợi.

12. Kiểm soát bên ngoài là việc cơ quan được UBND tỉnh giao nhiệm vụ kiểm soát bên ngoài chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức các hoạt động kiểm tra, xem xét, đánh giá và kiến nghị đối với việc tuân thủ Quy chế Quản lý và sử dụng chỉ dẫn địa lý “Phan Thiết” dùng cho sản phẩm nước mắm, của các tổ chức, cá nhân trong sản xuất kinh doanh sản phẩm nước mắm mang chỉ dẫn địa lý.

13. Kiểm soát nội bộ là việc tổ chức, cá nhân tự tổ chức thực hiện các biện pháp kỹ thuật nhằm kiểm soát thực hiện các công đoạn của quá trình sản xuất kinh doanh của đơn vị mình hoặc của các thành viên thuộc tổ chức mình, nhằm đảm bảo được tính đặc thù, ổn định về chất lượng, an toàn thực phẩm cho sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý.

Chương II

TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ ĐƠN VỊ SỬ DỤNG CHỈ DẪN ĐỊA LÝ “PHAN THIẾT” DÙNG CHO SẢN PHẨM NƯỚC MẮM

Điều 3. Trách nhiệm quản lý chỉ dẫn địa lý “Phan Thiết” dùng cho sản phẩm nước mắm

1. Sở Khoa học và Công nghệ Bình Thuận:

Sở Khoa học và Công nghệ Bình Thuận là cơ quan được UBND tỉnh trao quyền quản lý chỉ dẫn địa lý “Phan Thiết” dùng cho sản phẩm nước mắm:

a) Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan tham mưu UBND tỉnh ban hành các văn bản phục vụ quản lý, sử dụng và phát triển chỉ dẫn địa lý “Phan Thiết” dùng cho sản phẩm nước mắm;

b) Phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức đào tạo, tập huấn và phổ biến các quy định của pháp luật về sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý cho cán bộ quản lý Nhà nước của các cơ quan tham gia trong hệ thống quản lý chỉ dẫn địa lý và các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh nước mắm trên địa bàn thành phố Phan Thiết;

c) Cấp, sửa đổi, bổ sung, cấp đổi, cấp lại, gia hạn hiệu lực, thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý theo quy định tại Chương III Quy chế này;

d) Ban hành các văn bản: hướng dẫn tự kiểm soát quy trình sản xuất nước mắm mang chỉ dẫn địa lý “Phan Thiết” áp dụng trong các đơn vị sản xuất kinh doanh nước mắm đã được cấp quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý; quy định về cấp, kiểm soát tem chỉ dẫn địa lý và các văn bản hướng dẫn khác có liên quan trên cơ sở ý kiến đồng thuận của các đơn vị sản xuất kinh doanh nước mắm mang chỉ dẫn địa lý “Phan Thiết”;

đ) Chi cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng (trực thuộc Sở Khoa học và Công nghệ) là cơ quan kiểm soát bên ngoài đối với chỉ dẫn địa lý, thực hiện nhiệm vụ:

- Kiểm soát bên ngoài đối với chỉ dẫn địa lý “Phan Thiết”;

- Chủ trì và phối hợp với Thanh tra Sở Khoa học và Công nghệ và các cơ quan liên quan tổ chức kiểm tra, kiểm soát việc đảm bảo tính đặc thù của nước mắm mang chỉ dẫn địa lý “Phan Thiết”, kiểm tra, kiểm soát việc sử dụng tem, lô gô và dấu hiệu chỉ dẫn địa lý “Phan Thiết” trong sản xuất và kinh doanh trên thị trường;

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý chất lượng sản phẩm trong suốt quá trình sản xuất, thu gom, sơ chế, chế biến, bảo quản, vận chuyển, buôn bán đối với sản phẩm nước mắm.

e) Thanh tra Sở Khoa học và Công nghệ: trên cơ sở kiến nghị của cơ quan kiểm soát bên ngoài và các tổ chức, cá nhân có liên quan, tham mưu Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ xử lý các hành vi vi phạm Quy chế theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 17 Quy chế này; xử lý các hành vi xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý “Phan Thiết” dùng cho sản phẩm nước mắm theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ và các quy định của pháp luật có liên quan.

2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bình Thuận: Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc:

a) Hỗ trợ, hướng dẫn các đơn vị sản xuất, kinh doanh nước mắm mang chỉ dẫn địa lý “Phan Thiết” thực hiện quy trình sản xuất nước mắm đảm bảo chất lượng và tính đặc thù của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý; hỗ trợ kỹ thuật để các đơn vị sản xuất kinh doanh nước mắm trên địa bàn thành phố Phan Thiết đạt điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường trong sản xuất kinh doanh; hỗ trợ, hướng dẫn xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm; hướng dẫn và xác nhận nội dung quảng cáo nước mắm mang chỉ dẫn địa lý;

b) Nghiên cứu và tổ chức áp dụng các kỹ thuật tiến bộ phù hợp nhằm giữ gìn tính đặc thù, cải thiện và nâng cao chất lượng nước mắm mang chỉ dẫn địa lý “Phan Thiết”;

c) Chủ trì, quản lý chất lượng sản phẩm và an toàn thực phẩm trong suốt quá trình sản xuất, thu gom, sơ chế, chế biến, bảo quản, vận chuyển, buôn bán đối với sản phẩm nước mắm mang chỉ dẫn địa lý. Quản lý an toàn thực phẩm đối với dụng cụ, vật liệu chứa đựng sản phẩm trong quá trình sản xuất, chế biến, bảo quản, kinh doanh sản phẩm nước mắm mang chỉ dẫn địa lý. Chủ trì, phối hợp với Chi cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng tổ chức các hoạt động thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về chất lượng sản phẩm và an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất, kinh doanh sản phẩm nước mắm mang chỉ dẫn địa lý;

d) Hỗ trợ Hiệp hội nước mắm Phan Thiết trong việc giám sát, kiểm tra, kiểm soát trong sản xuất, kinh doanh sản phẩm nước mắm của các thành viên Hiệp hội.

3. Sở Công thương Bình Thuận: Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc:

a) Hỗ trợ đơn vị sản xuất kinh doanh khai thác thị trường nội địa và thị trường xuất khẩu cho sản phẩm nước mắm mang chỉ dẫn địa lý “Phan Thiết”;

b) Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, quảng bá; xúc tiến thương mại, giới thiệu sản phẩm nước mắm mang chỉ dẫn địa lý “Phan Thiết” ra các thị trường nội địa, thị trường nước ngoài;

c) Thực hiện các hoạt động kiểm tra, kiểm soát hàng hóa lưu thông trên thị trường, xử lý các hành vi vi phạm quy định tại khoản 2, Điều 17 Quy chế này; tổ chức các biện pháp phòng, chống các hành vi sản xuất kinh doanh nước mắm giả mạo chỉ dẫn địa lý “Phan Thiết”.

4. UBND thành phố Phan Thiết:

a) Xây dựng các kế hoạch hàng năm thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước về chỉ dẫn địa lý “Phan Thiết” dùng cho sản phẩm nước mắm. Chủ động tổ chức và phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức các hoạt động tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu về chỉ dẫn địa lý “Phan Thiết” cho sản phẩm nước mắm; phổ biến và giám sát việc tuân thủ Quy chế quản lý, sử dụng chỉ dẫn địa lý “Phan Thiết” dùng cho sản phẩm nước mắm của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn;

b) Chủ động kiểm tra, thanh tra xử lý xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý “Phan Thiết” dùng cho sản phẩm nước mắm xảy ra trên địa bàn phù hợp quy định của Luật Sở hữu trí tuệ và các quy định của pháp luật có liên quan;

c) Thực hiện quyền của chủ thể quyền sở hữu công nghiệp, yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xử lý các hành vi xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý “Phan Thiết” dùng cho sản phẩm nước mắm khi các hành vi xảy ra không thuộc thẩm quyền xử lý vi phạm của UBND thành phố.

5. Các cơ quan thực thi quyền sở hữu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Thuận:

Công an, Thanh tra Sở Khoa học và Công nghệ, Chi cục Quản lý thị trường, Chi cục Hải quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã và các cơ quan liên quan trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình chủ động, phối hợp tiến hành kiểm tra, kiểm soát phát hiện và xử lý các hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý “Phan Thiết” dùng cho sản phẩm nước mắm theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ và các quy định của pháp luật có liên quan.

6. Hiệp hội nước mắm Phan Thiết, các tổ chức tập thể của các nhà sản xuất, kinh doanh nước mắm mang chỉ dẫn địa lý “Phan Thiết”:

a) Có các biện pháp vận động các tổ chức, cá nhân đã được cấp quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý “Phan Thiết” tham gia vào tổ chức. Bảo vệ lợi ích chính đáng và hợp pháp của tổ chức và các thành viên của tổ chức trong việc sử dụng chỉ dẫn địa lý “Phan Thiết”;

b) Thường xuyên tổ chức các hoạt động nhằm quảng bá, phát triển danh tiếng và nâng cao giá trị kinh tế cho sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý;

c) Tổ chức các hoạt động quản lý nội bộ:

- Xây dựng và tổ chức thực hiện các quy chế: quy chế quản lý nội bộ (nội dung cơ bản quy định theo Điều 13 Quy chế này); quy định quyền và trách nhiệm của các thành viên trong tổ chức tham gia quản lý chỉ dẫn địa lý; quy chế kiểm soát, giám sát kỹ thuật trong quản lý, sử dụng chỉ dẫn địa lý “Phan Thiết" dùng cho sản phẩm nước mắm của các thành viên;

- Xây dựng và phát triển kênh tiêu thụ cho sản phẩm nước mắm mang chỉ dẫn địa lý “Phan Thiết” của tổ chức.

d) Xử lý các vi phạm của các thành viên; phát hiện và đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các hành vi xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý "Phan Thiết” cho sản phẩm nước mắm;

đ) Tổ chức áp dụng những thành tựu khoa học - kỹ thuật nhằm đảm bảo duy trì tính đặc thù và nâng cao chất lượng sản phẩm nước mắm;

e) Hiệp hội nước mắm Phan Thiết tổ chức in, cấp tem và hướng dẫn các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh nước mắm sử dụng tem chỉ dẫn địa lý trong hoạt động thương mại theo quy định tại khoản 6 Điều 2 và khoản 1 Điều 12 Quy chế này.

Điều 4. Quyền lợi và trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân được cấp quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý

1. Quyền lợi:

Tổ chức, cá nhân được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý theo quy định tại Quy chế này, được quyền:

a) Sử dụng chỉ dẫn địa lý “Phan Thiết” dùng cho sản phẩm nước mắm và được bảo hộ theo các quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ;

b) Được sử dụng tem, lô gô chỉ dẫn địa lý “Phan Thiết” cho sản phẩm đạt điều kiện sử dụng chỉ dẫn địa lý “Phan Thiết”;

c) Được tham gia các chương trình tập huấn, đào tạo về quản lý, sử dụng chỉ dẫn địa lý và quảng bá, xúc tiến thương mại, phát triển danh tiếng cho sản phẩm nước mắm mang chỉ dẫn địa lý “Phan Thiết” và các chính sách khác của Nhà nước

về hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ, hỗ trợ sử dụng và phát triển sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý;

d) Các quyền khác theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.

2. Trách nhiệm:

a) Lưu giữ Giấy chứng nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý, xuất trình cho các tổ chức, cá nhân có thẩm quyền khi có yêu cầu;

b) Thực hiện nghiêm các nội dung của Quy chế này liên quan đến sản xuất kinh doanh sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý và các yêu cầu cơ bản của Quy trình sản xuất và mức chất lượng nước mắm mang chỉ dẫn địa lý “Phan Thiết” (quy định tại Phụ lục 4 kèm theo Quy chế này), đảm bảo tính đặc thù của nước mắm mang chỉ dẫn địa lý “Phan Thiết” và an toàn thực phẩm khi đưa sản phẩm ra thị trường;

c) Không được chuyển giao, chuyển nhượng quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý “Phan Thiết” dùng cho sản phẩm nước mắm cho tổ chức, cá nhân khác;

d) Sử dụng chỉ dẫn địa lý “Phan Thiết", tem, lôgô chỉ dẫn địa lý theo đúng quy định tại Điều 11, Điều 12 Quy chế này;

đ) Thực hiện việc kiểm soát nội bộ và lưu giữ tài liệu, số sách ghi chép việc kiểm soát nội bộ để đảm bảo sản xuất ra sản phẩm đủ điều kiện mang chỉ dẫn địa lý “Phan Thiết";

e) Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ;

g) Nộp phí, lệ phí sử dụng chỉ dẫn địa lý “Phan Thiết” dùng cho sản phẩm nước mắm (khi có quy định).

Điều 5. Nguồn kinh phí quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý “Phan Thiết” dùng cho sản phẩm nước mắm

Được sử dụng từ các nguồn sau đây:

1. Kinh phí sự nghiệp các ngành có cơ quan, đơn vị được phân công trách nhiệm quản lý chỉ dẫn địa lý quy định tại Điều 3 Quy chế này.

2. Kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ của tỉnh.

3. Các khoản thu phí, lệ phí theo quy định và các khoản thu hợp pháp khác (nếu có).

Hàng năm các cơ quan, đơn vị lập dự toán kinh phí thực hiện các nhiệm vụ quản lý chỉ dẫn địa lý “Phan Thiết” dùng cho sản phẩm nước mắm:

- Đối với các hoạt động sử dụng kinh phí sự nghiệp các ngành, được bố trí trong dự toán chi thường xuyên của cơ quan, đơn vị;

- Đối với các nội dung chi từ sự nghiệp khoa học và công nghệ của tỉnh được

bố trí trong Chương trình phát triển tài sản trí tuệ của tỉnh; trong các đề tài, dự án nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ (nếu có).

4. Các tổ chức tập thể, Hiệp hội nước mắm Phan Thiết tự lo kinh phí tổ chức các hoạt động quản lý nội bộ.

Chương III

ĐIỀU KIỆN, THỦ TỤC CẤP, SỬA ĐỔI, BỔ SUNG, CẤP ĐỐI, CẤP LẠI, GIA HẠN HIỆU LỰC VÀ THU HỒI GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG CHỈ DẪN ĐỊA LÝ

Điều 6. Điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý “Phan Thiết”

1. Tổ chức, cá nhân có cơ sở sản xuất kinh doanh nước mắm tại thành phố Phan Thiết đáp ứng đủ các điều kiện sau:

a) Hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp;

b) Nước mắm thành phẩm hoặc nước mắm nguyên liệu để sản xuất nước mắm thành phẩm đăng ký mang chỉ dẫn địa lý được sản xuất trên lãnh thổ thuộc địa bàn thành phố Phan Thiết và đạt tiêu chí đặc thù về chất lượng của sản phẩm đã được Cục Sở hữu trí tuệ ghi nhận tại Điều 2 Quyết định số 364/QĐ-SHTT ngày 30 tháng 5 năm 2007 của Cục Sở hữu trí tuệ về việc đăng bạ tên gọi xuất xứ hàng hóa;

c) Quy trình sản xuất và mức chất lượng đạt yêu cầu kỹ thuật tại Phụ lục 4 Quy chế này;

d) Đã được công nhận điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm, hoặc được xác nhận công bố hợp quy.

2. Đối với các tổ chức, cá nhân không có cơ sở sản xuất kinh doanh nước mắm tại thành phố Phan Thiết, nhưng có cơ sở sản xuất nước mắm thành phẩm (đóng chai) trên địa bàn tỉnh Bình Thuận, ngoài đạt các điều kiện tại khoản 1 Điều này cần phải thỏa mãn thêm các điều kiện sau:

a) Đảm bảo 100% nước mắm nguyên liệu dùng để sản xuất thành phẩm được thu mua tại các cơ sở sản xuất nước mắm trên địa bàn thành phố Phan Thiết và các đơn vị cung cấp nước mắm nguyên liệu đó đã có Giấy chứng nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý Phan Thiết đang còn hiệu lực;

b) Đang áp dụng hệ thống quản lý tiên tiến về an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn ISO 22000:2005; hệ thống kiểm soát an toàn thực phẩm HACCP, hoặc các tiêu chuẩn khác; có xây dựng thủ tục truy xuất và thu hồi sản phẩm theo quy định về truy xuất nguồn gốc và thu hồi sản phẩm không đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm trong lĩnh vực thủy sản của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Điều 7. Điều kiện sửa đổi, bổ sung, cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng Chỉ dẫn địa lý

a) Sửa đổi, bổ sung Giấy chứng nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý:

Giấy chứng nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý được xem xét sửa đổi, bổ sung thông tin khi tổ chức, cá nhân là chủ Giấy chứng nhận phát hiện trên quyết định cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý có những sai sót do quá trình ban hành, hoặc khi có nhu cầu sửa đổi, bổ sung những thông tin ghi trong quyết định cấp Giấy chứng nhận như: sản lượng nước mắm, loại nước mắm đăng ký mang chỉ dẫn địa lý, địa điểm sản xuất, đóng chai ... Sở Khoa học và Công nghệ sẽ sửa đổi, bổ sung thông tin bằng hình thức ban hành quyết định mới thay thế hoặc bổ sung cho quyết định cấp Giấy chứng nhận đã ban hành;

b) Cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng Chỉ dẫn địa lý:

Trường hợp Giấy chứng nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý có những sai sót do quá trình ban hành, hoặc khi chủ Giấy chứng nhận có nhu cầu sửa đổi các thông tin ghi trên Giấy chứng nhận; hoặc Giấy chứng nhận bị rách, cũ... cần đổi lại, Sở Khoa học và Công nghệ sẽ xem xét cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý cho tổ chức, cá nhân.

Điều 8. Hiệu lực và gia hạn hiệu lực Giấy chứng nhận quyền sử dụng Chỉ dẫn địa lý

1. Giấy chứng nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý có hiệu lực 5 năm kể từ ngày ký quyết định cấp, được gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần gia hạn 5 năm kể từ ngày ký quyết định gia hạn.

2. Mức lệ phí cấp, sửa đổi, bổ sung, cấp đổi, cấp lại, gia hạn hiệu lực Giấy chứng nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý thực hiện khi có quy định của cơ quan có thẩm quyền.

Điều 9. Thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý

1. Giấy chứng nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý bị chấm dứt hiệu lực trong các trường hợp sau đây:

a) Tổ chức, cá nhân được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý tự công bố từ bỏ quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý “Phan Thiết” dùng cho sản phẩm nước mắm;

b) Tổ chức, cá nhân được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý không còn tồn tại; hoặc không còn hoạt động sản xuất, kinh doanh nước mắm có nguồn gốc xuất xứ tại Phan Thiết;

c) Tổ chức, cá nhân được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý nhưng không có các hoạt động sử dụng lô gô chỉ dẫn địa lý (theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Quy chế này) trong thời gian chậm nhất là 9 (chín) tháng kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý mà không có lý do chính đáng;

d) Tổ chức được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý không kiểm soát hoặc kiểm soát không có hiệu quả việc sử dụng chỉ dẫn địa lý của các thành viên;

đ) Khi hiệu lực của một trong các văn bản: giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm; văn bản chứng minh đơn vị được chứng nhận áp dụng hệ thống quản lý tiên tiến về an toàn thực phẩm của tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh không còn hiệu lực và chưa có văn bản mới, thì Giấy chứng nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý của tổ chức, cá nhân đó đương nhiên bị chấm dứt hiệu lực cho đến khi có được văn bản mới có hiệu lực. Khi có được văn bản mới có hiệu lực, thì các tổ chức, cá nhân có quyền sử dụng lại Giấy chứng nhận đã cấp trước đó.

2. Giấy chứng nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý bị hủy bỏ hiệu lực trong các trường hợp sau đây:

a) Tổ chức, cá nhân tự ý sửa chữa, tẩy xóa Giấy chứng nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý; cung cấp thông tin, chứng cứ sai lệch cho cơ quan, tổ chức quản lý để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý;

b) Tổ chức, cá nhân vi phạm Quy chế đã bị Sở Khoa học và Công nghệ xử lý theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Quy chế này.

3. Quyền yêu cầu Sở Khoa học và Công nghệ thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý:

Mọi tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu Sở Khoa học và Công nghệ thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý của các tổ chức, cá nhân khác đối với các trường hợp quy định tại các điểm b, c, d, khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều này với điều kiện phải gửi đơn yêu cầu thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý, kèm theo các chứng cứ (nếu có) về Sở Khoa học và Công nghệ.

Căn cứ kết quả xem xét đơn yêu cầu và ý kiến của các bên liên quan, Sở Khoa học và Công nghệ quyết định thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý hoặc thông báo từ chối thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng Chỉ dẫn địa lý.

Điều 10. Trình tự, thủ tục cấp, sửa đổi, bổ sung nội dung, cấp đổi, cấp lại, gia hạn hiệu lực, thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng Chỉ dẫn địa lý

1. Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý:

a) Trình tự:

Tổ chức, cá nhân gửi 01 bộ hồ sơ theo quy định tại điểm b khoản này (nộp trực tiếp hoặc nộp qua đường bưu điện) đến Sở Khoa học và Công nghệ Bình Thuận.

- Sở Khoa học và Công nghệ kiểm tra hồ sơ;

- Nếu hồ sơ không hợp lệ, trong vòng 05 ngày làm việc, Sở Khoa học và Công nghệ có văn bản yêu cầu giải trình, làm rõ. Trường hợp sau 10 ngày làm việc kể từ ngày gửi văn bản yêu cầu giải trình, tổ chức cá nhân không có ý kiến giải trình hoặc giải trình không hợp lý, Sở Khoa học và Công nghệ có văn bản từ chối cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý;

- Trường hợp hồ sơ hợp lệ, trong vòng 03 ngày làm việc, Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức thẩm định các điều kiện sử dụng chỉ dẫn địa lý;

- Nếu tổ chức, cá nhân đáp ứng điều kiện sử dụng chỉ dẫn địa lý, Sở Khoa học và Công nghệ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý;

- Tổ chức, cá nhân nhận Giấy chứng nhận tại Bộ phận nhận và trả kết quả của Sở Khoa học và Công nghệ;

- Nếu tổ chức, cá nhân không đủ điều kiện sử dụng chỉ dẫn địa lý, Sở Khoa học và Công nghệ trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do (gửi qua bưu điện).

b) Thành phần hồ sơ bao gồm:

- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý “Phan Thiết” (Mẫu biểu số 01/ĐCCDĐL kèm theo Quy chế này);

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do cơ quan có thẩm quyền cấp (bản sao);

- Bản sao Bản tiêu chuẩn sản phẩm nước mắm tương ứng với từng loại sản phẩm (mức chất lượng) đăng ký quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý (mỗi loại sản phẩm đăng ký mang chỉ dẫn địa lý nộp 01 bản);

- Bản sao Giấy chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm cho ngành nghề sản xuất kinh doanh nước mắm (trừ trường hợp pháp luật về an toàn thực phẩm có quy định khác);

- Nếu tổ chức, cá nhân chỉ thực hiện từ khâu đóng chai sản phẩm nước mắm để đưa ra thị trường thì hồ sơ phải có văn bản hợp đồng thu mua nước mắm nguyên liệu; hoặc danh sách các đơn vị trên địa bàn thành phố Phan Thiết cam kết cung cấp nước mắm nguyên liệu (có chữ ký xác nhận của các đơn vị đó);

- Quy chế quản lý nội bộ (nếu là tổ chức tập thể).

c) Đối với các đơn vị sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh Bình Thuận nhưng ngoài địa bàn thành phố Phan Thiết: ngoài các tài liệu quy định tại điểm b khoản 1 Điều này còn phải kèm theo: văn bản chứng minh đơn vị được chứng nhận áp dụng theo hệ thống quản lý tiên tiến về an toàn thực phẩm (đang còn hiệu lực) do các tổ chức có thẩm quyền cấp (tiêu chuẩn ISO 22000:2005; hệ thống kiểm soát an toàn thực phẩm HACCP, hoặc các tiêu chuẩn khác)

2. Sửa đổi, bổ sung nội dung, cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý:

a) Trình tự:

- Tổ chức, cá nhân nộp 01 hồ sơ yêu cầu sửa đổi, bổ sung thông tin, cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý theo quy định tại điểm b khoản này (nộp trực tiếp hoặc nộp qua đường bưu điện) đến Sở Khoa học và Công nghệ Bình Thuận;

- Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày Sở Khoa học và Công nghệ nhận được hồ sơ, Sở Khoa học và Công nghệ phải xem xét, sửa chữa những thiếu sót hoặc sửa đổi, bổ sung, cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý cho tổ chức, cá nhân đó;

- Tổ chức, cá nhân nhận kết quả tại Bộ phận nhận và trả kết quả thuộc Sở Khoa học và Công nghệ.

b) Thành phần hồ sơ bao gồm:

- 01 tờ khai yêu cầu sửa đổi, bổ sung, cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý (theo Mẫu biểu số 02/SBCGH kèm theo Quy chế này);

- Bản gốc Giấy chứng nhận (trường hợp sửa đổi, cấp đổi);

- Giấy tờ khác nhằm làm rõ yêu cầu.

3. Cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý:

a) Các tổ chức, cá nhân đã bị chấm dứt hiệu lực Giấy chứng nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý nêu tại điểm a, b, c khoản 1 Điều 9 Quy chế này có quyền đăng ký để cấp lại khi có nhu cầu. Trình tự, thủ tục, thành phần hồ sơ đăng ký cấp lại và thẩm định cấp lại thực hiện như cấp mới lần đầu;

b) Các tổ chức, cá nhân đã bị thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý “Phan Thiết” dùng cho sản phẩm nước mắm quy định tại điểm d khoản 1 và điểm a, b, khoản 2, Điều 9 Quy chế này, sau thời hạn hai năm kể từ ngày bị thu hồi mới được quyền đăng ký sử dụng lại. Trình tự, thủ tục, thành phần hồ sơ đăng ký cấp lại và thẩm định cấp lại thực hiện như cấp mới lần đầu.

4. Gia hạn hiệu lực Giấy chứng nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý:

a) Trình tự:

- Trong thời hạn 03 (ba) tháng trước ngày Giấy chứng nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý hết hiệu lực, tổ chức, cá nhân nộp 01 hồ sơ yêu cầu gia hạn Giấy chứng nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý theo quy định tại điểm b khoản này (nộp trực tiếp hoặc nộp qua đường bưu điện) đến Sở Khoa học và Công nghệ Bình Thuận;

- Trong vòng 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, Sở Khoa học và Công nghệ kiểm tra đánh giá điều kiện sử dụng chỉ dẫn địa lý “Phan Thiết” dùng cho sản phẩm nước mắm của tổ chức, cá nhân. Nếu tổ chức, cá nhân đủ điều kiện thì Sở Khoa học và Công nghệ ban hành quyết định gia hạn Giấy chứng nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý cho tổ chức, cá nhân đó.

Trường hợp tổ chức, cá nhân không đáp ứng điều kiện để được gia hạn Giấy chứng nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý thì Sở Khoa học và Công nghệ phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do cho tổ chức, cá nhân đó biết.

b) Thành phần hồ sơ bao gồm:

- Tờ khai yêu cầu gia hạn (theo Mẫu biểu số 02/SBCGH kèm theo Quy chế này);

- Bản sao Giấy chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh nước mắm;

- Đối với trường hợp sản xuất ngoài địa bàn thành phố Phan Thiết:

Ngoài 2 tài liệu nêu trên, phải có thêm văn bản chứng minh đơn vị được chứng nhận áp dụng hệ thống quản lý tiên tiến về an toàn thực phẩm (đang còn hiệu lực) do các tổ chức có thẩm quyền cấp.

5. Trình tự, thủ tục thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý:

a) Trình tự, thủ tục chấm dứt hiệu lực Giấy chứng nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý:

- Tổ chức, cá nhân quy định tại điểm a, khoản 1 Điều 9 Quy chế này gửi 01 bản thông báo từ bỏ quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý (gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện) đến Sở Khoa học và Công nghệ;

- Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo, Sở Khoa học và Công nghệ xem xét, ban hành quyết định chấm dứt hiệu lực Giấy chứng nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý cho tổ chức, cá nhân;

- Bộ phận nhận và trả kết quả trao quyết định chấm dứt hiệu lực Giấy chứng nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý cho các tổ chức, cá nhân (đối với trường hợp thông báo được nộp trực tiếp tại Sở), gửi qua bưu điện (đối với trường hợp thông báo được gửi qua bưu điện).

b) Trình tự thủ tục thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý do yêu cầu của người thứ ba (tổ chức, cá nhân yêu cầu):

- Tổ chức, cá nhân gửi 01 bộ hồ sơ yêu cầu thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý đã cấp cho tổ chức cá nhân khác (gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện) đến Sở Khoa học và Công nghệ;

- Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc, kể từ ngày Sở Khoa học và Công nghệ nhận được hồ sơ yêu cầu, Sở Khoa học và Công nghệ phải thông báo cho tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ yêu cầu về dự định thời gian, thủ tục, biện pháp xử lý đơn; thông báo và yêu cầu tổ chức, cá nhân bị đề nghị thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý hợp tác, hỗ trợ trong thanh tra, kiểm tra, xác minh;

- Trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ yêu cầu, Sở Khoa học và Công nghệ phải ban hành quyết định thu hồi hoặc thông báo từ chối thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý.

Quyết định thu hồi hoặc thông báo từ chối thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý được gửi qua đường bưu điện đến tổ chức, cá nhân có đơn yêu cầu (01 bản) và tổ chức, cá nhân bị yêu cầu (01 bản).

Thành phần hồ sơ:

- Đơn yêu cầu (theo mẫu biểu số 04/THGCN kèm theo Quy chế này);

- Tài liệu, chứng cứ chứng minh (nếu có).

Chương IV

SỬ DỤNG CHỈ DẪN ĐỊA LÝ, KIỂM SOÁT NỘI BỘ, KIỂM SOÁT BÊN NGOÀI ĐỐI VỚI CHỈ DẪN ĐỊA LÝ “PHAN THIẾT” DÙNG CHO SẢN PHẨM NƯỚC MẮM

Điều 11. Điều kiện để được sử dụng lô gô, dán tem chỉ dẫn địa lý trên sản phẩm nước mắm

Tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh đáp ứng đủ các điều kiện sau:

1. Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý còn hiệu lực.

2. Sản phẩm nước mắm, hoặc nước mắm nguyên liệu để sản xuất nước mắm thành phẩm được sản xuất trong địa bàn thành phố Phan Thiết (gọi chung là nước mắm có nguồn gốc xuất xứ tại Phan Thiết).

3. Nước mắm thành phẩm đưa ra thị trường được đóng chai hoàn thành sản phẩm trên địa bàn tỉnh Bình Thuận (tại các địa điểm ghi trong quyết định cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý do Sở Khoa học và Công nghệ ban hành) có tính chất, chất lượng đặc thù của nước mắm được đăng bạ chỉ dẫn địa lý “Phan Thiết"; sản phẩm đảm bảo an toàn thực phẩm.

Điều 12. Sử dụng tem, lô gô chỉ dẫn địa lý

1. Sử dụng tem chỉ dẫn địa lý:

a) Đối với các đơn vị sản xuất kinh doanh nước mắm có đóng chai, gắn nhãn hoàn thành sản phẩm trên địa bàn tỉnh Bình Thuận, khi được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý, nếu có nhu cầu sử dụng tem chỉ dẫn địa lý, thì căn cứ vào số lượng sản phẩm đưa ra thị trường trong năm, gửi đơn đề nghị cấp tem chỉ dẫn địa lý (theo Mẫu biểu số 03/CTEM kèm theo Quy chế này) đến Hiệp hội nước mắm Phan Thiết;

b) Các tổ chức, cá nhân được cấp tem chỉ dẫn địa lý có trách nhiệm quản lý, sử dụng tem, chỉ dán tem chỉ dẫn địa lý trên sản phẩm nước mắm đạt điều kiện quy định tại Điều 11 Quy chế này; không được phép chuyển cho đơn vị khác sử dụng tem cấp cho đơn vị mình; định kỳ 6 tháng báo cáo tình hình sử dụng tem cho Hiệp hội nước mắm Phan Thiết để tổng hợp, theo dõi;

c) Tem chỉ dẫn địa lý được dán tại vị trí dễ nhận biết trên bao bì thương phẩm của sản phẩm (bao bì trực tiếp và/hoặc bao bì ngoài của sản phẩm: chai, lọ, can, thùng, hộp...)

2. Sử dụng lô gô chỉ dẫn địa lý:

- Tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý: sử dụng lô gô chỉ dẫn địa lý (biểu tượng tại Phụ lục 2 kèm theo Quy chế này) trong hoạt động kinh doanh thương mại;

- Lô gô luôn được bố trí ở vị trí trang trọng, dễ nhận diện nhất trên nhãn sản phẩm và/hoặc trên bao bì thương phẩm của sản phẩm, hoặc trên giấy tờ giao dịch, biển hiệu, phương tiện kinh doanh nước mắm mang chỉ dẫn địa lý Phan Thiết;

- Tuân thủ chặt chẽ theo các quy định thiết kế chung do Sở Khoa học và Công nghệ hướng dẫn.

3. Mã số chỉ dẫn địa lý:

Mã số chỉ dẫn địa lý do Sở Khoa học và Công nghệ cấp cho từng tổ chức, cá nhân khi được cấp quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý, là dãy số và chữ được trình bày như sau: C0XXX - PTGI (trong đó "XXX" là số của Giấy chứng nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý cấp cho tổ chức, cá nhân) mã số chỉ dẫn địa lý được sử dụng thống nhất trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý và trên tem chỉ dẫn địa lý của từng tổ chức, cá nhân được cấp quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý.

Tổ chức, cá nhân được cấp quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý có quyền sử dụng mã số chỉ dẫn địa lý do Sở Khoa học và Công nghệ cấp như là biện pháp kỹ thuật để làm dấu hiệu nhận biết sản phẩm của mình khi đưa ra thị trường, chống lại hiện tượng hàng giả mạo.

Điều 13. Nội dung xây dựng quy chế quản lý nội bộ trong các tổ chức tập thể

Gồm các nội dung cơ bản sau:

a) Tên tổ chức, địa chỉ, trụ sở giao dịch chính của tổ chức (số điện thoại, fax…), căn cứ thành lập;

b) Danh sách thành viên và hiện trạng sản xuất, kinh doanh của các thành viên;

c) Quy trình sản xuất bắt buộc;

d) Cơ chế kiểm tra, giám sát hoạt động sản xuất, kinh doanh, sử dụng tem, nhãn mang Chỉ dẫn địa lý;

đ) Quy định về quản lý để đảm bảo truy nguyên nguồn gốc xuất xứ lô hàng nước mắm mang Chỉ dẫn địa lý của từng thành viên;

e) Quy định về bảo vệ quyền lợi của các thành viên; khen thưởng và xử lý vi phạm quy chế quản lý nội bộ đối với các thành viên;

g) Các nội dung khác do các thành viên của tổ chức thỏa thuận, nhưng không được trái với quy định của pháp luật.

Điều 14. Nội dung kiểm soát nội bộ trong các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh nước mắm mang chỉ dẫn địa lý “Phan Thiết”

1. Kiểm soát kỹ thuật và vệ sinh an toàn thực phẩm từ khâu sản xuất đến đóng chai, lưu hành trên thị trường, bao gồm: kiểm soát khâu chuẩn bị nguyên liệu (muối, cá), chăm sóc chượp, kéo rút nước mắm, pha đấu thành phẩm, lắng lọc, nước mắm nguyên liệu, phụ gia, đóng chai, ghi và dán nhãn, bao gói, dán tem, kiểm soát thành phẩm, kiểm soát sản phẩm lưu thông trên thị trường.

2. Đối với đơn vị thu mua nước mắm nguyên liệu để sản xuất thành phẩm thì kiểm soát từ khâu chuẩn bị nước mắm nguyên liệu, phụ gia, bao gói, ghi nhãn hàng hóa, dán tem, kiểm soát thành phẩm, kiểm soát sản phẩm lưu thông trên thị trường.

3. Kiểm soát tình hình vệ sinh nhà xưởng, dụng cụ sản xuất, dụng cụ chứa đựng sản phẩm.

4. Kiểm soát các nội dung khác liên quan đến thực hiện Quy chế quản lý và sử dụng chỉ dẫn địa lý “Phan Thiết” dùng cho sản phẩm nước mắm.

Điều 15. Kiểm soát bên ngoài đối với chỉ dẫn địa lý

1. Nội dung kiểm soát bên ngoài:

a) Xem xét việc thực hiện việc kiểm soát nội bộ của tổ chức, cá nhân: xem xét các tài liệu hồ sơ (sổ sách ghi chép) liên quan đến việc thực hiện kiểm soát nội bộ;

b) Xem xét các hồ sơ, tài liệu liên quan đến quy trình sản xuất, đóng chai nước mắm mang chỉ dẫn địa lý “Phan Thiết”;

c) Kiểm tra việc đảm bảo tính đặc thù của sản phẩm nước mắm mang chỉ dẫn địa lý “Phan Thiết”, bao gồm:

Xem xét tài liệu, hồ sơ liên quan đến nguồn gốc, xuất xứ của sản phẩm và việc bảo quản sản phẩm trong quá trình lưu thông trên thị trường. Trường hợp cần thiết (khi có nghi ngờ về chất lượng, cụ thể về cảm quan: có sự biến đổi về màu sắc, mùi, vị và độ trong so với các chỉ tiêu của sản phẩm nước mắm mang chỉ dẫn địa lý “Phan Thiết”) được tiến hành lấy mẫu nước mắm để thử nghiệm chất lượng;

d) Kiểm tra việc sử dụng tem, nhãn, dấu hiệu chỉ dẫn địa lý;

đ) Kiểm tra việc thực hiện các nội dung khác liên quan đến thực hiện Quy chế quản lý và sử dụng chỉ dẫn địa lý “Phan Thiết” dùng cho sản phẩm nước mắm.

2. Tần suất tiến hành các cuộc kiểm tra:

Việc kiểm tra đơn vị sản xuất kinh doanh không được tiến hành trùng lặp, không quá một lần về cùng một nội dung trong một năm đối với một đơn vị sản xuất kinh doanh (trừ trường hợp bất thường).

3. Nguyên tắc hoạt động của các Đoàn kiểm tra:

Đoàn kiểm tra, kiểm soát bên ngoài do Chi cục Trưởng Chi cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng ra quyết định thành lập trên cơ sở kế hoạch kiểm tra được Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ phê duyệt. Đoàn kiểm tra hoạt động theo nguyên tắc đảm bảo đúng thủ tục do pháp luật quy định về kiểm tra, thanh tra doanh nghiệp và đảm bảo tính chính xác, khách quan, trung thực, công khai; đúng nội dung, đối tượng, thời hạn ghi trong quyết định kiểm tra; không làm cản trở hoạt động sản xuất kinh doanh bình thường của tổ chức, cá nhân là đối tượng kiểm tra, kiểm soát.

Đoàn kiểm tra chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả kiểm tra, kiểm soát.

Chương V

HÀNH VI VI PHẠM VÀ XỬ LÝ VI PHẠM ĐỐI VỚI CHỈ DẪN ĐỊA LÝ “PHAN THIẾT” DÙNG CHO SẢN PHẨM NƯỚC MẮM

Điều 16. Các hành vi vi phạm Quy chế quản lý và sử dụng với chỉ dẫn địa lý “Phan Thiết” dùng cho sản phẩm nước mắm

1. Tổ chức, cá nhân đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý, nhưng:

a) Không xuất trình được Giấy chứng nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý cho các tổ chức, cá nhân có thẩm quyền khi có yêu cầu;

b) Sử dụng chỉ dẫn địa lý “Phan Thiết”, tem, lôgô chỉ dẫn địa lý không theo đúng quy định tại Điều 11, Điều 12 Quy chế này;

c) Không thực hiện việc kiểm soát nội bộ ít nhất mỗi năm 01 lần và lưu giữ tài liệu, sổ sách ghi chép việc kiểm soát nội bộ đối với việc sử dụng chỉ dẫn địa lý của đơn vị hoặc của các thành viên (đối với tổ chức tập thể, Hiệp hội);

d) Không nộp phí, lệ phí sử dụng chỉ dẫn địa lý "Phan Thiết” dùng cho sản phẩm nước mắm (khi có quy định);

đ) Không thực hiện đúng các yêu cầu cơ bản của quy trình sản xuất và mức chất lượng nước mắm mang chỉ dẫn địa lý “Phan Thiết” (nêu tại Phụ lục 4 Quy chế này);

e) Có hành vi cản trở hoạt động kiểm tra, kiểm soát về chỉ dẫn địa lý;

g) Tổ chức, cá nhân đã bị chấm dứt hiệu lực Giấy chứng nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý nhưng vẫn tiếp tục sử dụng chỉ dẫn địa lý “Phan Thiết” dùng cho sản phẩm nước mắm;

h) Chuyển giao, chuyển nhượng quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý “Phan Thiết” dùng cho sản phẩm nước mắm cho tổ chức, cá nhân khác;

i) Bán, cho tem được cấp của đơn vị mình cho tổ chức, cá nhân khác sử dụng;

k) Sử dụng chỉ dẫn địa lý “Phan Thiết” cho nước mắm không có nguồn gốc xuất xứ tại Phan Thiết;

l) Có hành vi làm ảnh hưởng đến uy tín, danh tiếng của chỉ dẫn địa lý “Phan Thiết” dùng cho sản phẩm nước mắm;

m) Vi phạm quy định về xác lập quyền sử dụng (tự ý sửa chữa, tẩy xóa Giấy chứng nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý; cung cấp thông tin, chứng cứ sai lệch cho cơ quan, tổ chức quản lý để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý).

2. Tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh nước mắm trên địa bàn thành phố Phan Thiết chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý, nhưng thực hiện một trong các hành vi sau đây:

a) Sử dụng chỉ dẫn địa lý “Phan Thiết” hoặc lô gô chỉ dẫn địa lý; tem chỉ dẫn địa lý nhằm mục đích kinh doanh nước mắm;

b) Sử dụng chỉ dẫn địa lý “Phan Thiết” cho sản phẩm tương tự với sản phẩm nước mắm (như nước tương, nước chấm, hoặc các sản phẩm khác tương tự về tính chất và cách sử dụng) nhằm mục đích lợi dụng danh tiếng, uy tín của chỉ dẫn địa lý “Phan Thiết” dùng cho sản phẩm nước mắm trong kinh doanh;

c) Sử dụng bất kỳ dấu hiệu nào trùng hoặc tương tự với chỉ dẫn địa lý “Phan Thiết”; Lô gô chỉ dẫn địa lý Phan Thiết, tem chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm nước mắm không có nguồn gốc từ Phan Thiết làm cho người tiêu dùng hiểu sai rằng sản phẩm có nguồn gốc từ Phan Thiết.

Điều 17. Xử lý hành vi vi phạm

1. Tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh đã được cấp Giấy chứng nhận quyền

sử dụng chỉ dẫn địa lý “Phan Thiết”:

a) Liên tiếp 3 lần có một trong các hành vi quy định tại điểm a, b, c, d, đ, e, g khoản 1 Điều 16 Quy chế này, hoặc thực hiện ít nhất một lúc 5 hành vi quy định tại điểm a, b, c, d, đ, e, g khoản 1 Điều 16 Quy chế này thì bị hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý "Phan Thiết";

b) Có 01 trong các hành vi quy định tại điểm h, i, k, l, m khoản 1 Điều 16 Quy chế này thì bị hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý "Phan Thiết".

2. Tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh nước mắm trên địa bàn thành phố Phan Thiết chưa được cấp hoặc đã bị hũy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý, thực hiện hành vi quy định tại khoản 2 Điều 16 Quy chế này thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ và các quy định của pháp luật có liên quan.

Điều 18. Khiếu nại, tố cáo và xử lý khiếu nại, tố cáo

1. Mọi khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo về hoạt động kiểm tra, kiểm soát, cấp, gia hạn, bổ sung, sửa đổi, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý “Phan Thiết” dùng cho sản phẩm nước mắm được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

2. Mọi tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh nước mắm vi phạm Quy chế này và các quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ, tùy theo tính chất, mức độ, hành vi vi phạm ngoài việc bị xử lý bằng các biện pháp quy định tại Điều 17 của Quy chế này, còn có thể bị xử lý bằng các biện pháp theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ và các quy định của pháp luật có liên quan.

Chương VI

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 19. Chế độ báo cáo

Các cơ quan, tổ chức có tên tại khoản 2, 3, 4, 5, 6 Điều 3 Quy chế này gửi báo cáo định kỳ 6 tháng, hàng năm, báo cáo đột xuất (khi có yêu cầu) tình hình thực hiện nhiệm vụ quản lý chỉ dẫn địa lý “Phan Thiết” dùng cho sản phẩm nước mắm đến Sở Khoa học và Công nghệ để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.

Điều 20. Điều khoản thi hành

Giao Sở Khoa học và Công nghệ theo dõi tình hình triển khai thực hiện Quy chế này. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan phản ánh về Sở Khoa học và Công nghệ để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.

 

PHỤ LỤC 1

UBNDTỈNH BÌNH THUẬN
SỞ KHOA HỌCVÀCÔNG NGHỆ
PEOPLE’ S COMMITTEE OF BINHTHUAN PROVINCE
Department of Science and Technology

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

 

GIẤY CHỨNG NHẬN

QUYỀN SỬ DỤNG CHỈ DẪN ĐỊA LÝ

CERTIFICATE

OF THE RIGHT TO USE A GEOGRAPHICAL INDICATION

Số:       /CN-SKHCN

No:       /CN-SKHCN

Chỉ dẫn địa lý: PHAN THIẾT

Geographical indication: PHAN THIET

Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý: NƯỚC MẮM

Product bearing geographical indication: FISH SAUCE

Tổ chức có quyền sử dụng: ………………………………………………………..

Authorized user: ………………………………………………………………………

Địa chỉ: ………………………………………………………………………….

Address: …………………………………………………………………………

Cấp theo Quyết định số: …………/QĐ-SKHCN ngày …… tháng …… năm ……

Granted by the Decision N o: …… /QĐ-SKHCN dated ………………………………

Có hiệu lực 5 năm kể từ ngày ký quyết định./.

Period of validity: 5 years, as from the date of signing the Decision./.

 

Mã số (MS): C00…..- PTGI

Code:           C00….. -PTGI

Bình Thuận, ngày …… tháng …… năm ……

Binh Thuan, ……………………………

 

GIÁM ĐỐC

GENERAL DIRECTOR

 

MỘT SỐ LƯU Ý VỀ HIỆU LỰC CỦA GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG CHỈ DẪN ĐỊA LÝ

Kèm theo Quyết định của Giám đốc Sở KH&CN cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý "Phan Thiết” dùng cho sản phẩm nước mắm cho tổ chức, cá nhân SXKD

Trong thời hạn Giấy chứng nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý “Phan Thiết” có hiệu lực, chủ Giấy chứng nhận:

1. Được quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý “Phan Thiết” trong hoạt động sản xuất kinh doanh sản phẩm nước mắm có nguồn gốc xuất xứ tại thành phố Phan Thiết.

2. Có quyền yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền xử lý các tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định quản lý Nhà nước và/hoặc xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý “Phan Thiết”.

3. Lưu giữ Giấy chứng nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý “Phan Thiết”, xuất trình cho các tổ chức, cơ quan có thẩm quyền khi có yêu cầu.

4. Không được sửa chữa, tẩy xóa nội dung trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý “Phan Thiết”.

5. Không được cho mượn, thuê Giấy chứng nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý “Phan Thiết”.

6. Khi mất Giấy chứng nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý phải khai báo với công an và Sở Khoa học và Công nghệ.

7. Thực hiện nghiêm các yêu cầu cơ bản của quy trình sản xuất và mức chất lượng nước mắm mang chỉ dẫn địa lý “Phan Thiết”, đáp ứng các tiêu chí đặc thù, các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định hiện hành. Giữ gìn và phát triển danh tiếng, uy tín của nước mắm mang chỉ dẫn địa lý “Phan Thiết”.

8. Có các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.

9. Giấy chứng nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý có thể bị thu hồi (hủy bỏ, đình chỉ hiệu lực) nếu chủ Giấy chứng nhận vi phạm quy định tại Điều 16 Quy chế quản lý và sử dụng chỉ dẫn địa lý “Phan Thiết” dùng cho sản phẩm nước mắm (ban hành kèm theo Quyết định số: 08/2012/QĐ-UBND ngày 03 tháng 4 năm 2012 của UBND tỉnh Bình Thuận).

10. Hiệu lực Giấy chứng nhận này có thể được gia hạn (hoặc sửa đổi, bổ sung) nếu trong vòng 3 tháng trước ngày Giấy chứng nhận hết hiệu lực (hoặc khi chủ Giấy chứng nhận có nhu cầu sửa đổi, bổ sung) chủ Giấy chứng nhận nộp đơn yêu cầu gia hạn (hoặc đơn yêu cầu sửa đổi, bổ sung) về Sở Khoa học và Công nghệ Bình Thuận.

 

PHỤ LỤC 2

LÔ GÔ (BIỂU TƯỢNG) CHỈ DẪN ĐỊA LÝ "PHAN THIẾT” DÙNG CHO SẢN PHẨM NƯỚC MẮM

 

PHỤ LỤC 3

HÌNH THỨC, KÍCH THƯỚC TEM CHỈ DẪN ĐỊA LÝ “PHAN THIẾT” DÙNG CHO SẢN PHẨM NƯỚC MẮM MÃ SỐ CHỈ DẪN ĐỊA LÝ

25 mm, 40 mm, 60 mm

 

PHỤ LỤC 4

CÁC YÊU CẦU CƠ BẢN CỦA QUY TRÌNH SẢN XUẤT VÀ MỨC CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẮM MANG CHỈ DẪN ĐỊA LÝ “PHAN THIẾT”

1. Yêu cầu về nguyên liệu sản xuất:

1.1. Cá biển: cá cơm, cá nục và một số loại cá khác. Không có mùi ôi, ươn;

1.2. Muối: muối dùng để chế biến nước mắm là muối thực phẩm có hàm lượng NaCl không nhỏ hơn 97% tính theo khối lượng khô;

1.3. Nguyên liệu là bán thành phẩm được thu mua từ các cơ sở có điều kiện sản xuất bảo đảm an toàn thực phẩm.

2. Yêu cầu về điều kiện sản xuất:

Đáp ứng các quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia: cơ sở sản xuất nước mắm - điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm (QCVN 02-16:2012/BNNPTNT).

3. Yêu cầu về quy trình sản xuất:

- Tỷ lệ cá/muối: 3 cá/1 muối hoặc 3,5 cá/1 muối, tùy theo mỗi nhà sản xuất;

- Thời gian chín của chượp từ 8 tháng trở lên. Trong quá trình muối không được sử dụng men xúc tác mà để cho quá trình chín cá (lên men) tự nhiên;

- Phương pháp chăm sóc: phải đảo trộn nhiều lần bằng phương pháp kéo rút, chỉ được kéo rút làm thành phẩm khi nước mắm đã trong cẩn hoàn toàn;

- Có biện pháp ngăn ngừa ruồi nhặng, động vật gây hại làm ảnh hưởng xấu đến vệ sinh của chượp.

4. Yêu cầu về chất lượng, an toàn thực phẩm sản phẩm:

4.1. Phân loại nước mắm:

Nước mắm được phân loại dựa trên chỉ tiêu chính là hàm lượng đạm toàn phần:

STT

Loại

Hàm lượng đạm toàn phần tính bằng g/l, không nhỏ hơn

1

Loại 1

15

2

Thượng hạng

25

3

Đặc biệt

30

4.2. Về chỉ tiêu hóa lý:

Tên chỉ tiêu

Mức chất lượng

Loại 1

Thượng hạng

Đặc biệt

Hàm lượng đạm toàn phần, tính bằng g/l, không nhỏ hơn

15

25

30

Hàm lượng Nitơ axít amin, tính bằng % so với nitơ toàn phần, không nhỏ hơn

40

50

55

Hàm lượng nitơ amôniăc tính bằng % so với nitơ toàn phần, nhỏ hơn

30

25

20

Hàm lượng axit, tính bằng g/l theo axít axêtic, không nhỏ hơn

04

6,5

8

Hàm lượng muối Natri clorua, tính bằng g/l, trong khoảng

260-295

260-295

245-280

4.3. Yêu cầu về các chỉ tiêu vi sinh:

STT

Tên chỉ tiêu

Mức chất lượng

1

Tổng số vi sinh vật hiếu khí, số khuẩn lạc trong 1ml, không lớn hơn

105

2

Coliforms, số khuẩn lạc trong 1ml, không lớn hơn

102

3

Clostridium perfringens, số khuẩn lạc trong 1ml, không lớn hơn

10

4

Echerichia Coli, số khuẩn lạc trong 1ml

0

5

Staphilococcus aureus, số khuẩn lạc trong 1 ml

0

6

Tổng số bào tử nấm men và nấm mốc, số khuẩn lạc trong 1 ml

10

4.4. Dư lượng kim loại nặng trong nước mắm:

Theo quy định hiện hành của cơ quan có thẩm quyền.

4.5. Yêu cầu về các chất phụ gia:

Đáp ứng các quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia: Cơ sở sản xuất nước mắm - Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm (QCVN 02-16:2012/BNNPTNT).

5. Yêu cầu về bao gói, ghi nhãn:

5.1. Bao gói:

Điều kiện bao bì: đáp ứng các quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia: Cơ sở sản xuất nước mắm - Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm (QCVN 02-16:2012/BNNPTNT).

5.2. Ghi nhãn:

Trên bao bì thương phẩm (trực tiếp và gián tiếp) phải ghi nhãn theo quy định hiện hành của pháp luật về ghi nhãn hàng hóa, ngoài ra sử dụng dấu hiệu chỉ dẫn địa

lý, tem chỉ dẫn địa lý, lô gô chỉ dẫn địa lý theo quy định tại Điều 11, Điều 12 Quy chế quản lý và sử dụng chỉ dẫn địa lý “Phan Thiết” dùng cho sản phẩm nước mắm - Ban hành kèm theo Quyết định số: 08/2012/QĐ-UBND ngày 03 tháng 4 năm 2012 của UBND tỉnh Bình Thuận)

6. Yêu cầu về bảo quản, vận chuyển:

6.1. Bảo quản:

Nước mắm phải bảo quản được ở nhiệt độ thường với thời gian trên 1 năm.

6.2. Vận chuyển:

Vận chuyển bằng phương tiện vận tải đảm bảo sạch sẽ, hợp vệ sinh, an toàn.

 

Mẫu biểu số 01/ĐCCDĐL

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------------------------------

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG
CHỈ DẪN ĐỊA LÝ “PHAN THIẾT” DÙNG CHO SẢN PHẨM NƯỚC MẮM

Kính gửi: Sở Khoa học và Công nghệ Bình Thuận.

1. Họ và tên (tổ chức, cá nhân): ....................................................................................

2. Địa chỉ: ......................................................................................................................

3. Điện thoại: ................................................ Fax: ...................................................... .

4. Đăng ký quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý “Phan Thiết” cho các loại nước mắm sau:

STT

Tên sản phẩm

Hàm lượng đạm toàn phần (g/l)

Đóng chai các dung tích

Sản lượng

(lít/năm)

Địa điểm sản xuất (chế biến/ đóng chai và dán nhãn)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5. Địa điểm kinh doanh:

STT

Tên cửa hàng/đại lý/ họ và tên chủ cửa hàng/đại lý

Địa chỉ/điện thoại

Tổng lượng(lít/năm)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Sau khi được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý “Phan Thiết” cho sản phẩm nước mắm, tôi/chúng tôi cam kết như sau:

1. Chấp hành nghiêm túc Quy chế quản lý, sử dụng chỉ dẫn địa lý “Phan Thiết” dùng cho sản phẩm nước mắm do UBND tỉnh ban hành kèm theo Quyết định số: 08/2012/QĐ-UBND ngày 03 tháng 4 năm 2012.

2. Có biện pháp kiểm soát chặt chẽ để đảm bảo chất lượng sản phẩm nước mắm mang chỉ dẫn địa lý “Phan Thiết” của cơ sở tôi (chúng tôi), góp phần gìn giữ và phát triển danh tiếng, giá trị, hình ảnh thương hiệu cho nước mắm Phan Thiết.

 

 

…………………, ngày …… tháng …… năm ……

Chủ cơ sở

ký tên, (đóng dấu nếu có)

 

Mẫu biểu số 02/SBCGH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------------------------------

TỜ KHAI YÊU CẦU SỬA ĐỔI, BỔ SUNG, CẤP ĐỔI, GIA HẠN

Giấy chứng nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý “Phan Thiết” dùng cho sản phẩm nước mắm

Kính gửi: Sở Khoa học và Công nghệ Bình Thuận

1. Tên tổ chức, cá nhân: ..................................................................................................

2. Địa chỉ: ......................................................................................................................

3. Đại diện là:.......................................... Chức vụ: .....................................................

4. Điện thoại: ..................... Fax: .................................... E-mail: ..............................

5. Số Giấy chứng nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý “Phan Thiết” dùng cho sản phẩm nước mắm đã cấp :......................................... ngày cấp :.........................................

Đề nghị Sở Khoa học và Công nghệ Bình Thuận xem xét (đánh dấu “X” vào ô tương ứng với yêu cầu):

□ Sửa đổi/ bổ sung nội dung Giấy chứng nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý

□ Cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý

□ Gia hạn Giấy chứng nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý

Trường hợp yêu cầu sửa đổi/ bổ sung :

Thông tin yêu cầu sửa đổi/bổ sung trong giấy chứng nhận là :

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

6. Hồ sơ kèm theo gồm: (đánh dấu “X” vào ô thích hợp)

Bản gốc Giấy chứng nhận (trường hợp sửa đổi, cấp đổi);

Giấy chứng nhận đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm (trường hợp gia hạn);

Giấy tờ khác nhằm làm rõ yêu cầu.

Tôi cam đoan những lời khai trên là đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật./.

 

 

………………, ngày …… tháng …… năm ……

Chữ ký, họ tên chủ đơn

(ghi rõ chức vụ và đóng dấu nếu có)

 

Mẫu biểu số 03/CTEM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------------------------------

Bình Thuận, ngày           tháng    năm 20……

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP TEM CHỈ DẪN ĐỊA LÝ

Kính gửi: Hiệp hội nước mắm Phan Thiết

Tên đơn vị sản xuất, kinh doanh :.................................................................

Chủ cơ sở :....................................................................................................

Địa chỉ :.........................................................................................................

Điện thoại :....................................................................................................

Đơn vị chúng tôi đề nghị được cấp tem chỉ dẫn địa lý dùng cho sản phẩm nước mắm với số lượng cụ thể như sau :

STT

Kích cỡ

Số lượng

Dùng cho loại chai

Thời hạn sử dụng

(dự kiến )

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chúng tôi xin cam kết quản lý và sử dụng tem chỉ dẫn địa lý đúng quy định tại Điều 11, Điều 12 Quy chế quản lý và sử dụng chỉ dẫn địa lý “Phan Thiết” dùng cho sản phẩm nước mắm (ban hành kèm theo Quyết định số: 08/2012/QĐ-UBND ngày 03 tháng 4 năm 2012 của UBND tỉnh Bình Thuận)./.

 

 

Chủ cơ sở

 

Mẫu biểu số 04/THGCN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------------------------------

ĐƠN YÊU CẦU THU HỒI

Giấy chứng nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý “Phan Thiết” dùng cho sản phẩm nước mắm

Kính gửi: Sở Khoa học và Công nghệ Bình Thuận.

1. Tên tổ chức, cá nhân gửi đơn: ....................................................................................

2. Địa chỉ: ......................................................................................................................

3. Điện thoại:......................... Fax:....................... E-mail: ...........................................

Đề nghị Sở Khoa học và Công nghệ Bình Thuận xem xét, thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý “Phan Thiết”dùng cho sản phẩm nước mắm của tổ chức, cá nhân có tên sau đây:

4. Tên tổ chức, cá nhân bị đề nghị thu hồi GCN: ..........................................................

..........................................................................................................................................

5. Địa chỉ: .....................................................................................................................

Lý do đề nghị thu hồi GCN là :

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

6. Hồ sơ kèm theo gồm:

- Chứng cứ chứng minh cho lý do yêu cầu thu hồi GCN;

- Giấy tờ khác nhằm làm rõ yêu cầu.

Tôi cam đoan những lời khai trên là đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật./.

 

 

………………, ngày …… tháng …… năm ……

Chữ ký, họ tên chủ đơn

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 08/2012/QĐ-UBND về việc ban hành Quy chế quản lý và sử dụng chỉ dẫn địa lý “Phan Thiết” dùng cho sản phẩm nước mắm do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành

  • Số hiệu: 08/2012/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 03/04/2012
  • Nơi ban hành: Tỉnh Bình Thuận
  • Người ký: Lê Tiến Phương
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản