Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số : 01/2002/CT-UBBT | Phan Thiết, ngày 02 tháng 01 năm 2002 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT, CHẾ BIẾN, KINH DOANH NƯỚC MẮM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH THUẬN
Thực hiện Chỉ thị số 12/CT/UBBT ngày19/3/1996 của Chủ tịch UBND Tỉnh Bình Thuận về việc sắp xếp lại sản xuất của ngành chế biến sản xuất nước mắm trong tỉnh Bình Thuận, tình hình sản xuất, chế biến nước mắm ở tỉnh ta đã có nhiều chuyển biến tích cực, hầu hết các cơ sở chế biến nước mắm đã ổn định sản xuất, từng bước chú trọng vào việc nâng cao chất lượng sản phẩm, đồng thời chấp hành nghiêm túc những quy định của Nhà nước về đăng ký kinh doanh, công bố chỉ tiêu chất lượng, thực hiện quy chế ghi nhãn hàng hóa, quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường v.v...Một số cơ sở bước đầu áp dụng công nghệ tiên tiến vào việc chế biến nước mắm, do đó sản phẩm nước mắm Phan Thiết ngày càng có uy tín trên thị trường trong nước và bước đầu có thị trường xuất khẩu.
Tuy nhiên thời gian gần đây do chạy theo lợi nhuận và cạnh tranh không lành mạnh, một số cơ sở chế biến nước mắm đã sử dụng phẩm màu, các chất hóa học và các chất phụ gia ngoài danh mục được phép sử dụng để chế biến nước mắm, do đó không bảo đảm chất lượng, gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của người dân làm mất lòng tin đối với người tiêu dùng và uy tín của nước mắm Phan Thiết trên thị trường. Để khắc phục tình trạng trên Chủ tịch UBND tỉnh chỉ thị:
1/- Các ngành, các cấp chính quyền địa phương phải tăng cường hơn nữa công tác quản lý, kiểm tra đối với hoạt động sản xuất chế biến và kinh doanh nước mắm. Kết hợp vừa thực hiện công tác quy hoạch, sắp xếp ổn định ngành nghề theo hướng tập trung, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các cơ sở nâng cao năng lực chế biến để không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, đủ sức cạnh tranh chiếm lĩnh thị trường, giữ vững được uy tín, thương hiệu của nước mắm Phan Thiết.
2/- Sở Thủy sản chủ trì phối hợp với Sở Khoa học công nghệ và môi trường, Sở Kế hoạch và đầu tư, Sở Thương mại và Du lịch, Sở Văn hóa thông tin, Sở Tư pháp, Đài phát thanh truyền hình, Báo Bình Thuận tổ chức công tác tuyên truyền phổ biến kiến thức về pháp luật, làm cho từng cơ sở sản xuất, kinh doanh hiểu được những quy định của Nhà nuớc về: Chế độ đăng ký kinh doanh, quy định về công bố chỉ tiêu chất lượng, quy chế ghi nhãn hàng hóa, quy định về vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm.v.v..., để các cơ sở tự giác thực hiện.
3/- Sở Thủy sản chủ trì phối hợp với Sở Khoa học công nghệ và môi trường, Sở Thương mại và Du lịch tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh nước mắm trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về chất lượng hàng hóa và ghi nhãn sản phẩm. Xử lý nghiêm túc những vi phạm về sản xuất, chế biến, buôn bán nước mắm kém chất lượng, nước mắm giả nhãn hiệu hàng hóa của cơ sở khác. Ngăn chặn việc sử dụng phẩm màu và các chất phụ gia không được phép sử dụng để chế biến nước mắm. Trước mắt từ nay đến Tết Nguyên đán tập trung kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh các sản phẩm nước mắm đóng chai, đóng can trên địa bàn thành phố Phan Thiết, huyện Hàm Tân, huyện Tuy Phong đặc biệt chú trọng kiểm tra các cơ sở kinh doanh tại các khu du lịch, các chợ, các trục đường giao thông thường xuyên có khách du lịch qua lại, tham quan mua sắm. Việc xử lý và chấn chỉnh theo hướng sau:
a/- Đối với những cơ sở sản xuất, kinh doanh nước mắm đóng chai, đóng can không đăng ký kinh doanh, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, sử dụng phẩm màu hoặc các chất phụ gia không được phép sử dụng phải bị đình chỉ kinh doanh và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
b/- Đối với các hành vi vi phạm về thực hiện chế độ ghi nhãn hàng hóa, công bố chỉ tiêu chất lượng và các quy định về môi trường, yêu cầu chủ cơ sở kinh doanh có biện pháp khắc phục trong thời gian nhất định, sau đó tổ chức kiểm tra lại nếu chủ cơ sở không khắc phục, bổ sung theo yêu cầu thì phải xử phạt hành chính.
c/- Yêu cầu các đối tượng kinh doanh nước mắm đóng chai ( kể cả các trường hợp kinh doanh các ngành nghề khác như: ăn uống giải khát, nhà hàng, khách sạn, dịch vụ lưu trú du lịch có bán nước mắm đóng chai, đóng can, dưới hình thức bán hàng trưng bày, quảng cáo, tiếp thị) đều phải đăng ký kinh doanh mặt hàng này và phải chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa như đối với cơ sở sản xuất, chế biến.
4/- Sở Thủy sản có kế hoạch hướng dẫn các cơ sở sản xuất chế biến nước mắm thành lập hiệp hội nghề nghiệp để giúp đỡ nhau hoạt động, đảm bảo ổn định được thị trường tiêu thụ, giá cả và truyền bá kinh nghiệm nâng cao chất lượng hàng hóa, tạo tiền đề để có đủ điều kiện đăng ký quyền sở hữu công nghiệp tên gọi xuất xứ hàng hóa “Nước mắm Phan Thiết”.
5/- Giao cho Sở Thủy sản chủ trì phối hợp với các Sở, Ngành và UBND các Huyện, Thành phố theo dõi, đôn đốc, kiểm tra hướng dẫn việc triển khai thực hiện chỉ thị này.
Quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, báo cáo kịp thời để UBND tỉnh tiếp tục chỉ đạo./.
Nơi nhận: | CHỦ TỊCH UBND TỈNH BÌNH THUẬN |
- 1Quyết định 164/QĐ-UB năm 1985 quy định tạm thời về tổ chức sản xuất và quản lý ngành nước mắm thành phố Hồ Chí Minh do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 2Quyết định 08/2012/QĐ-UBND về việc ban hành Quy chế quản lý và sử dụng chỉ dẫn địa lý “Phan Thiết” dùng cho sản phẩm nước mắm do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành
- 3Quyết định 78/2008/QĐ-UBND về Quy chế quản lý và sử dụng chỉ dẫn địa lý Phan Thiết cho sản phẩm nước mắm do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành
- 4Quyết định 600/QĐ-UBND năm 2014 bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành đã hết thời hạn, thời hiệu có hiệu lực, phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng không còn
- 5Quyết định 812/QĐ-UBND năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành
- 6Quyết định 3623/QĐ-UBND năm 2014 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành đến ngày 30/9/2014 hết hiệu lực thi hành
- 1Quyết định 600/QĐ-UBND năm 2014 bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành đã hết thời hạn, thời hiệu có hiệu lực, phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng không còn
- 2Quyết định 812/QĐ-UBND năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành
- 3Quyết định 3623/QĐ-UBND năm 2014 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành đến ngày 30/9/2014 hết hiệu lực thi hành
- 1Quyết định 164/QĐ-UB năm 1985 quy định tạm thời về tổ chức sản xuất và quản lý ngành nước mắm thành phố Hồ Chí Minh do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 2Quyết định 08/2012/QĐ-UBND về việc ban hành Quy chế quản lý và sử dụng chỉ dẫn địa lý “Phan Thiết” dùng cho sản phẩm nước mắm do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành
- 3Quyết định 78/2008/QĐ-UBND về Quy chế quản lý và sử dụng chỉ dẫn địa lý Phan Thiết cho sản phẩm nước mắm do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành
Chỉ thị 01/2002/CT-UBBT về tăng cường công tác quản lý hoạt động sản xuất, chế biến, kinh doanh nước mắm trên địa bàn tỉnh Bình Thuận
- Số hiệu: 01/2002/CT-UBBT
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 02/01/2002
- Nơi ban hành: Tỉnh Bình Thuận
- Người ký: Huỳnh Tấn Thành
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra