Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TUYÊN QUANG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 06/2011/QĐ-UBND

Tuyên Quang, ngày 31 tháng 5 năm 2011

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC QUY ĐỊNH MỨC CHI PHÍ ĐÀO TẠO NGHỀ VÀ MỨC HỖ TRỢ CHI PHÍ HỌC NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TUYÊN QUANG

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH TUYÊN QUANG

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND, ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Dạy nghề, ngày 29/11/2006;

Căn cứ Quyết định số 1956/QĐ-TTg, ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020";

Căn cứ Thông tư liên tịch số 112/2010/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 30/7/2010 của Bộ Tài chính - Bộ Lao động TB và XH hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Đề án "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020" ban hành kèm theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg, ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ;

Căn cứ Quyết định số 191/QĐ-UBND, ngày 23/5/2011 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang về việc phê duyệt Đề án "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020";

Xét đề nghị của Sở Lao động TB và XH, tại Tờ trình số 307/TTr-SLĐTBXH, ngày 10/5/2011 về việc ban hành Quy định mức chi phí đào tạo nghề và mức hỗ trợ chi phí học nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Quy định mức chi phí đào tạo nghề và mức hỗ trợ chi phí học nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang với những nội dung chủ yếu sau:

I- Mức chi phí đào tạo nghề: (Có phụ lục 01 kèm Quyết định này)

II- Hỗ trợ chi phí học nghề:

1- Đối tượng và điều kiện người lao động được hỗ trợ học nghề:

a) Đối tượng:

- Lao động nông thôn thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, người tàn tật, người bị thu hồi đất canh tác;

- Lao động nông thôn thuộc diện hộ có thu nhập tối đa bằng 150% thu nhập của hộ nghèo;

- Lao động nông thôn khác.

b) Điều kiện:

- Trong độ tuổi lao động (nữ từ 16-55 tuổi; nam từ 16-60 tuổi), có nhu cầu học nghề, có trình độ học vấn (riêng những người không biết đọc, viết có thể tham gia học những nghề phù hợp thông qua hình thức kèm cặp, truyền nghề…) có sức khoẻ phù hợp với ngành nghề cần học.

- Có hộ khẩu thường trú trên địa bàn tỉnh.

Mỗi lao động nông thôn chỉ được hỗ trợ học nghề một lần theo Quy định này. Những người đã được hỗ trợ học nghề theo các chính sách khác của Nhà nước thì không được hỗ trợ học nghề theo chính sách này. Riêng những người đã được hỗ trợ học nghề nhưng bị mất việc làm do nguyên nhân khách quan thì UBND cấp tỉnh xem xét, quyết định tiếp tục hỗ trợ học nghề để chuyển đổi việc làm theo Quy định này nhưng tối đa không quá 03 lần.

2. Thời gian, hình thức đào tạo: Thời gian đào tạo từ 01 đến 03 tháng.

3. Quy mô đào tạo: Quy mô của một lớp học tối đa không quá 35 học viên/01 lớp.

4. Trình độ người học sau đào tạo:

Hoàn thành khoá học, học viên được kiểm tra, đánh giá, nếu đạt yêu cầu sẽ được cấp chứng chỉ nghề theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

5. Nghề đào tạo:

Nghề đào tạo được xác định theo nhu cầu chuyển dịch lao động việc làm, nhu cầu học nghề và phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

6. Đơn vị thực hiện dạy nghề:

Các cơ sở dạy nghề và cơ sở đào tạo khác có tham gia dạy nghề trên địa bàn tỉnh, có giấy đăng ký hoạt động dạy nghề. Khuyến khích các hình thức dạy nghề lưu động để tạo điều kiện thuận lợi và giảm chi phí cho người học nghề.

7. Mức hỗ trợ: (Có phụ lục 02 kèm Quyết định này)

Riêng lao động nông thôn thuộc (mức 1) diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, người tàn tật, người bị thu hồi đất canh tác được hỗ trợ tiền ăn với mức 15.000 đồng/ngày thực học/người; hỗ trợ tiền đi lại theo giá vé giao thông công cộng với mức tối đa không quá 200.000 đồng/người/khoá học đối với người học nghề xa nơi cư trú từ 15 km trở lên.

8. Nội dung chi phí đào tạo cho từng nghề bao gồm:

Quy định tại Thông tư liên tịch số 112/2010/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 30/7/2010 của Bộ Tài chính - Bộ Lao động TB và XH hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Đề án "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020" ban hành kèm theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg, ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ.

Mức chi phí cụ thể cho từng nội dung giao cho Sở Lao động Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Sở Tài chính xem xét thẩm định.

9. Nguồn kinh phí:

Kinh phí thực hiện hàng năm theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg, ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020" và Căn cứ Thông tư liên tịch số 112/2010/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 30/7/2010 của Bộ Tài chính - Bộ Lao động TB và XH hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Đề án "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020".

10. Quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí:

Các đơn vị trực tiếp sử dụng kinh phí có trách nhiệm quản lý, sử dụng kinh phí đúng mục đích, đúng đối tượng, có hiệu quả và quyết toán kinh phí theo quy định.

Điều 2. Giao cho Giám đốc Sở Lao động TB và XH chủ trì phối hợp với Sở Tài chính tổ chức triển khai thực hiện Quyết định này. Hướng dẫn, quản lý, sử dụng và thanh quyết toán kinh phí đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo quy định hiện hành.

Tổng hợp báo cáo UBND tỉnh và Bộ Lao động TB và XH theo quy định.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký.

Các Ông (Bà): Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở, Ban, Ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Chính phủ;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Tài chính;
- Bộ Lao động Thương binh và Xã hội;
- Bộ Tư pháp;
- Tổng cục Dạy nghề;
- Cục kiểm tra văn bản QPPL;
- Đ/c Bí thư Tỉnh uỷ;
- TT Tỉnh uỷ;
- TT HĐND tỉnh;
- Chủ tịch và các PCT UBND tỉnh;
- Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Tuyên Quang;
- UBMT Tổ quốc và các đoàn thể tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố;
- Các Sở, ban, ngành;
- Các Phó VP UBND tỉnh;
- Như Điều 3;
- Lưu VT, TH, VX (100).

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Vũ Thị Bích Việt

 

PHỤ LỤC 01

QUY ĐỊNH MỨC CHI PHÍ ĐÀO TẠO NGHỀ THEO TỪNG NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TUYÊN QUANG
(Kèm theo Quyết định số 06/2011/QĐ-UBND, ngày 31 tháng 5 năm 2011 của UBND tỉnh Tuyên Quang)

TT

Nghề đào tạo

Thời gian đào tạo (tháng)

Quy mô lớp (học viên/lớp)

Kinh phí đào tạo (nghìn/người/khoá)

 

Nhóm I

 

 

 

1

3

35

1.650

2

Hàn

3

35

1.650

3

Điện dân dụng

3

35

1.650

4

Điện tử dân dụng

3

35

1.650

5

Điện công nghiệp

3

35

1.650

6

Điện tử công nghiệp

3

35

1.650

7

Cắt gọt kim loại

3

35

1.650

8

Sửa chữa, lắp ráp xe máy

3

35

1.650

9

Công nghệ ô tô

3

35

1.650

10

Các nghề khác tương tự

3

35

1.650

 

Nhóm II

 

 

 

1

Sửa chữa và lắp ráp máy vi tính

3

35

1.500

2

Tin học văn phòng

3

35

1.500

3

Cấp thoát nước

3

35

1.500

4

Kỹ thuật máy nông nghiệp

3

35

1.500

5

Vận hành máy nông nghiệp

3

35

1.500

6

Nề

3

35

1.500

7

Thêu ren kỹ thuật

3

35

1.500

8

Sản xuất hàng mây, tre, đan

3

35

1.500

9

May thời trang

3

35

1.500

10

Mộc dân dụng

3

35

1.500

11

Các nghề khác tương tự

3

35

1.500

 

Nhóm III

 

 

 

1

Trồng cây lương thực thực phẩm

1

35

450

 

 

3

35

1.350

2

Trồng cây công nghiệp

1

35

450

 

 

3

35

1.350

3

Trồng cây ăn quả

1

35

450

 

 

3

35

1.350

4

Trồng rau

1

35

450

 

 

3

35

1.350

5

Chăn nuôi gia súc, gia cầm

1

35

450

 

 

3

35

1.350

6

Nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt

1

35

450

 

 

3

35

1.350

7

Bảo vệ thực vật

1

35

450

 

 

3

35

1.350

8

Lâm sinh

1

35

450

 

 

3

35

1.350

9

Nghiệp vụ nhà hàng

1

35

450

 

 

3

35

1.350

10

Kỹ thuật chế biến món ăn

1

35

450

 

 

3

35

1.350

11

Chăm sóc sắc đẹp

1

35

450

 

 

3

35

1.350

12

Các nghề khác tương tự

1

35

450

 

 

3

35

1.350

 

PHỤ LỤC 02

QUY ĐỊNH MỨC HỖ TRỢ CHI PHÍ HỌC NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TUYÊN QUANG
(Kèm theo Quyết định số 06/2011/QĐ-UBND, ngày 31 tháng 5 năm 2011 của UBND tỉnh Tuyên Quang)

Đơn vị: Nghìn đồng

TT

ĐỐI TƯỢNG

Mức hỗ trợ

Nghề thuộc nhóm I

Nghề thuộc nhóm II

Nghề thuộc nhóm III

I

Trình độ sơ cấp nghề (03 tháng):

 

 

 

1

Đối với lao động nông thôn thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, người tàn tật, người bị thu hồi đất canh tác.

1.950

1.800

1.650

-

Mức chi phí đào tạo.

1.650

1.500

1.350

-

Hỗ trợ thêm nguyên vật liệu để nâng cao tay nghề trong thời gian đào tạo.

300

300

300

2

Đối với lao động nông thôn thuộc diện hộ có thu nhập tối đa bằng 150% thu nhập hộ nghèo

1.850

1.700

1.550

-

Mức chi phí đào tạo.

1.650

1.500

1.350

-

Hỗ trợ thêm nguyên vật liệu để nâng cao tay nghề trong thời gian đào tạo.

200

200

200

3

Đối với lao động nông thôn khác

1.650

1.500

1.350

-

Mức chi phí đào tạo.

1.650

1.500

1.350

II

Dạy nghề dưới 3 tháng (01 tháng):

 

 

 

1

Đối với lao động nông thôn thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, người tàn tật, người bị thu hồi đất canh tác.

 

 

550

-

Mức chi phí đào tạo.

 

 

450

-

Hỗ trợ thêm nguyên vật liệu để nâng cao tay nghề trong thời gian đào tạo.

 

 

100

2

Đối với lao động nông thôn thuộc diện hộ có thu nhập tối đa bằng 150% thu nhập hộ nghèo

 

 

500

-

Mức chi phí đào tạo.

 

 

450

-

Hỗ trợ thêm nguyên vật liệu để nâng cao tay nghề trong thời gian đào tạo.

 

 

50

3

Đối với lao động nông thôn khác

 

 

450

-

Mức chi phí đào tạo.

 

 

450

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 06/2011/QĐ-UBND quy định mức chi phí đào tạo nghề và mức hỗ trợ chi phí học nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang do Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang ban hành

  • Số hiệu: 06/2011/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 31/05/2011
  • Nơi ban hành: Tỉnh Tuyên Quang
  • Người ký: Vũ Thị Bích Việt
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 10/06/2011
  • Ngày hết hiệu lực: 01/10/2017
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
Tải văn bản