Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 05/2023/QĐ-UBND | Tiền Giang, ngày 03 tháng 3 năm 2023 |
BAN HÀNH QUY ĐỊNH QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TIỀN GIANG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TIỀN GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 17 tháng 11 năm 2020;
Căn cứ Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
Căn cứ Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực từ ngày 15 tháng 3 năm 2023.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TIỀN GIANG
(Kèm theo Quyết định số 05/2023/QĐ-UBND ngày 03 tháng 3 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang)
Quy định này quy định về quản lý chất thải rắn sinh hoạt theo quy định tại khoản 2, khoản 6 Điều 75; khoản 4 Điều 77; khoản 6 Điều 79 Luật Bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.
Quy định này áp dụng đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có hoạt động liên quan đến phát sinh, phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.
Điều 3. Phân loại chất thải rắn sinh hoạt
Chất thải rắn sinh hoạt (còn gọi là rác thải sinh hoạt) là chất thải rắn phát sinh trong sinh hoạt thường ngày của con người. Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân được phân loại như sau:
1. Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế (các nhóm này được cho chung vào một bao bì) gồm: nhóm giấy, nhóm nhựa, nhóm kim loại, nhóm ni lông.
2. Chất thải thực phẩm (các nhóm này được cho chung vào một bao bì) gồm: thức ăn thừa; lá cây; rau; củ; quả; đậu, thịt, trứng và các sản phẩm khác có nguồn gốc từ động vật; các loại bã cà phê, trà, bã mía và các loại thực phẩm thải bỏ dùng trong gia đình có nguồn gốc từ thực vật.
3. Chất thải rắn sinh hoạt khác gồm các nhóm chất thải còn lại (không thuộc quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này):
a) Chất thải không nguy hại thải bỏ (các nhóm này được cho chung vào một bao bì) gồm: Quần áo, phụ kiện cũ, đồ gỗ, cao su, thủy tinh, gốm sứ, gạch (các nhóm này được cho chung vào một bao bì);
b) Chất thải nguy hại thải bỏ (các nhóm này được cho chung vào một bao bì) gồm: chai lọ đựng dầu nhớt, hóa chất, ắc quy, vỏ ắc quy, bình xịt côn trùng, vỏ bình gas mini, bóng đèn huỳnh quang, sơn, mực, chất kết dính, ắc quy, dầu mỡ từ ô tô, xe máy, máy các loại và các sản phẩm thải bỏ khác theo Mục C danh mục chi tiết các chất thải nguy hại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết một số điều của Luật bảo vệ môi trường.
Điều 4. Phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn cồng kềnh
1. Chất thải rắn cồng kềnh là vật dụng thải bỏ có kích thước lớn hoặc tập hợp vật dụng có kích thước lớn hơn bao bì đựng chất thải rắn sinh hoạt theo quy định, như: tủ, bàn, ghế, giường, nệm cũ hỏng, tủ sắt, khung cửa, cánh cửa, tranh, gốc cây, thân cây và nhánh cây, ti vi, máy điều hòa, máy rửa bát, quạt điện, quạt sưởi, máy giặt, máy vi tính.
2. Chủ nguồn thải thực hiện phân loại chất thải cồng kềnh tại nguồn phù hợp với mục đích quản lý, xử lý. Việc phân loại chất thải rắn cồng kềnh được thực hiện theo Điều 3 của quy định này.
3. Chất thải rắn cồng kềnh sau khi được phân loại thì quản lý như chất thải rắn sinh hoạt. Đơn vị thu gom vận chuyển, xử lý chất thải có thể thực hiện việc phân rã chất thải rắn cồng kềnh và căn cứ tính chất của từng loại chất thải sau khi phân rã để vận chuyển, xử lý riêng từng loại, trường hợp phát sinh chất thải nguy hại phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải nguy hại.
4. Chủ nguồn thải cồng kềnh liên hệ với Chủ cơ sở thu gom, vận chuyển chất thải cung ứng dịch vụ thu gom, vận chuyển chất thải cồng kềnh hoặc Chủ cơ sở thu gom vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt đã được Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã giao nhiệm vụ thu gom chất thải rắn sinh hoạt để thực hiện thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải cồng kềnh phát sinh và thực hiện chi trả chi phí theo quy định.
5. Đơn vị thu gom, vận chuyển chất thải cồng kềnh (thủ công và cơ giới) phải có phương tiện đáp ứng yêu cầu về an toàn kỹ thuật, vệ sinh môi trường. Quá trình thu gom, vận chuyển chất thải cồng kềnh từ các chủ nguồn thải đến các trạm trung chuyển hoặc khu xử lý phải tuân thủ quy định kỹ thuật về thu gom chất thải sinh hoạt, các quy định về phòng, chống dịch và các quy định có liên quan của địa phương.
Điều 5. Tuyến đường, thời gian vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt
1. Nguyên tắc xây dựng lộ trình vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt:
a) Lộ trình vận chuyển phải tuân thủ các quy định của các cơ quan quản lý về giao thông tại khu vực (thời gian lưu thông, tải trọng của cầu, đường, đường cấm, đường một chiều) và phải đảm bảo tối ưu về cự ly vận chuyển và tình hình giao thông tại khu vực;
b) Xây dựng lộ trình theo nguyên tắc hạn chế vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt từ các điểm tập kết về trạm trung chuyển; ưu tiên thực hiện lộ trình thu gom vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt từ các điểm tập kết để vận chuyển thẳng về các cơ sở xử lý;
c) Chủ thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt có trách nhiệm xây dựng lộ trình vận chuyển theo quy định của pháp luật.
2. Tuyến đường vận chuyển gồm đường trong khu vực đô thị và đường ngoài khu vực đô thị (các tuyến đường còn lại như đường tỉnh, huyện, xã). Đơn vị thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt có trách nhiệm xây dựng tuyến đường thu gom, vận chuyển đảm bảo tuân thủ các quy định về giao thông, an toàn, vệ sinh môi trường và thông báo cho Ủy ban nhân dân các cấp.
3. Thời gian vận chuyển:
a) Thời gian vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt từ 18 giờ ngày hôm trước đến trước 6 giờ ngày hôm sau.
b) Khung thời gian vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt tại điểm a khoản này có thể điều chỉnh nhưng phải phù hợp với nguyên tắc tại khoản 1 Điều này và phải thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã để thông báo cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có liên quan được biết.
Điều 6. Trách nhiệm của các Sở, ban, ngành
1. Sở Tài nguyên và Môi trường
a) Là cơ quan đầu mối tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh; chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức kiểm tra và thực hiện quy định này;
b) Phối hợp với Sở Tài chính hằng năm rà soát nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường phân bổ, hỗ trợ cho công tác thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh; việc xử lý, cải tạo môi trường bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt do nhà nước quản lý và bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt tự phát trên địa bàn theo quy định pháp luật;
c) Chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của hộ gia đình, cá nhân trong việc thu gom, phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn;
d) Tổ chức kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường trong việc thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt của tổ chức, cá nhân liên quan theo quy định pháp luật.
2. Sở Xây dựng
a) Chủ trì thẩm định, trình duyệt quy hoạch xây dựng các cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt; hướng dẫn, đôn đốc và kiểm tra việc thực hiện quy hoạch quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh theo quy định pháp luật;
b) Tổ chức thẩm định quy hoạch, thiết kế xây dựng, cấp giấy phép xây dựng cho các cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt theo phân cấp;
c) Chủ trì hướng dẫn, kiểm tra việc xây dựng các điểm tập kết, trạm trung chuyển, cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt theo các quy định hiện hành.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành tỉnh liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh cân đối, bố trí các nguồn vốn đầu tư thực hiện các chương trình, dự án theo kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm; phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức xúc tiến, mời gọi đầu tư theo đúng quy định.
4. Sở Tài chính
Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh cân đối, hỗ trợ kinh phí sự nghiệp môi trường hàng năm để các cơ quan, đơn vị và địa phương tổ chức thực hiện cho công tác thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh; việc xử lý, cải tạo môi trường bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt do nhà nước quản lý và bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt tự phát trên địa bàn.
5. Sở Giao thông vận tải
a) Quản lý các phương tiện vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh theo quy định;
b) Chia sẻ thông tin kế hoạch cấm đường, sửa chữa đường và thông tin các tuyến đường mật độ lưu thông đông đúc, thường xuyên tắc nghẽn giao thông cần hạn chế xe vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt lưu thông cho Ủy ban nhân dân cấp huyện.
6. Trách nhiệm của các sở, ngành khác
Theo chức năng nhiệm vụ được giao, các sở, ban, ngành liên quan có trách nhiệm phối hợp, hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã và các đơn vị trực thuộc thực hiện công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân và các cơ sở thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt theo đúng Quy định này.
Điều 7. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện
1. Chịu trách nhiệm tổ chức hoạt động quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn.
2. Ban hành theo thẩm quyền quy định, chương trình, kế hoạch về quản lý chất thải rắn sinh hoạt. Hằng năm xây dựng và triển khai kế hoạch thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn.
3. Tổ chức thực hiện chiến lược, chương trình, kế hoạch và nhiệm vụ về quản lý chất thải rắn sinh hoạt.
4. Tổ chức triển khai hoạt động phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn theo quy định, hướng dẫn và tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện nghiêm quy định này và các quy định về giá dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt.
5. Lựa chọn cơ sở thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt theo quy định.
6. Chỉ đạo xây dựng tuyến thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn phù hợp tình hình thực tế của địa phương, đảm bảo tối ưu về cự ly vận chuyển và tình hình giao thông tại khu vực; chỉ đạo sắp xếp thời gian hoạt động của các điểm tập kết, trạm trung chuyển và các cơ sở thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt đảm bảo công tác vệ sinh môi trường.
7. Tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy định này trên địa bàn, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo thẩm quyền hoặc chuyển người có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.
8. Theo thẩm quyền xem xét, giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh về cung ứng dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt; trường hợp vượt quá thẩm quyền báo cáo, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh biện pháp xử lý theo quy định.
9. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc để xảy ra tình trạng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt không đúng nơi quy định, gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn quản lý.
Điều 8. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã
1. Xây dựng kế hoạch, phương án hoặc nội dung thực hiện quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn.
2. Tổ chức triển khai hoạt động phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn theo quy định, tuyên truyền, vận động các tổ chức, cá nhân thu gom, tập kết chất thải rắn sinh hoạt theo quy định.
3. Kiểm tra việc tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường trong việc thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về quản lý chất thải rắn sinh hoạt theo thẩm quyền; xem xét, giải quyết kiến nghị, phản ánh của tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân có liên quan đến việc thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn.
4. Chủ trì, phối hợp với cơ sở thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt, cộng đồng dân cư, tổ chức chính trị - xã hội ở cơ sở để xác định thời gian, địa điểm, tần suất và tuyến thu gom chất thải rắn sinh hoạt.
5. Hướng dẫn hộ gia đình, cá nhân chuyển giao chất thải rắn sinh hoạt cho cơ sở thu gom, vận chuyển hoặc chuyển đến điểm tập kết đúng quy định; hướng dẫn cộng đồng dân cư giám sát việc tuân thủ quy định về phân loại, thu gom chất thải rắn sinh hoạt.
6. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện về việc để xảy ra tình trạng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt không đúng nơi quy định, gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn quản lý.
Điều 9. Trách nhiệm của hộ gia đình, cá nhân
1. Phân loại chất thải rắn sinh hoạt theo Quy định này và khoản 7 Điều 79 Luật bảo vệ môi trường.
2. Hộ gia đình, cá nhân ở đô thị phát sinh chất thải rắn sinh hoạt phải chứa đựng chất thải rắn sinh hoạt sau khi thực hiện phân loại vào các bao bì để chuyển giao theo quy định tại khoản 3 Điều 75 Luật Bảo vệ môi trường.
3. Hộ gia đình, cá nhân ở nông thôn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt sau khi thực hiện phân loại theo quy định tại Điều 3 của Quy định này hiện quản lý theo quy định tại khoản 4 Điều 75 Luật Bảo vệ môi trường.
1. Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương và các đơn vị liên quan triển khai thực hiện Quy định này, định kỳ tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Tài nguyên và Môi trường kết quả thực hiện theo quy định.
2. Các sở, ngành tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức triển khai thực hiện Quy định này và chịu trách nhiệm giám sát, kiểm tra việc thực hiện.
Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc phát sinh các đơn vị phản ánh kịp thời về Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
- 1Nghị quyết 44/NQ-HĐND năm 2021 về kết quả giám sát việc triển khai và tổ chức thực hiện Nghị quyết 25-NQ/HU gắn với thực hiện Quyết định 38/2018/QĐ-UBND đối với Ủy ban nhân dân xã Long Hòa do Hội đồng nhân dân huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 2Công văn 7162/TNMT-CTR năm 2015 triển khai nội dung trong Thông tư 36/2015/TT-BTNMT quy định về quản lý chất thải nguy hại do Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 3Quyết định 23/2022/QĐ-UBND Quy định về quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
- 4Quyết định 11/2023/QĐ-UBND Quy định về quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Hải Dương
- 5Quyết định 15/2023/QĐ-UBND quy định quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
- 6Quyết định 13/2023/QĐ-UBND quy định về quản lý chất thải trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 7Quyết định 14/2023/QĐ-UBND hướng dẫn về quản lý chất thải rắn sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
- 8Quyết định 24/2023/QĐ-UBND Quy định quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Bến Tre
- 9Quyết định 1480/QĐ-UBND năm 2023 về Đề án tăng cường năng lực quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2020-2025, định hướng đến năm 2030
- 1Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 2Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
- 3Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi 2020
- 4Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 5Luật Bảo vệ môi trường 2020
- 6Nghị định 08/2022/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường
- 7Thông tư 02/2022/TT-BTNMT hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 8Nghị quyết 44/NQ-HĐND năm 2021 về kết quả giám sát việc triển khai và tổ chức thực hiện Nghị quyết 25-NQ/HU gắn với thực hiện Quyết định 38/2018/QĐ-UBND đối với Ủy ban nhân dân xã Long Hòa do Hội đồng nhân dân huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 9Công văn 7162/TNMT-CTR năm 2015 triển khai nội dung trong Thông tư 36/2015/TT-BTNMT quy định về quản lý chất thải nguy hại do Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 10Quyết định 23/2022/QĐ-UBND Quy định về quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
- 11Quyết định 11/2023/QĐ-UBND Quy định về quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Hải Dương
- 12Quyết định 15/2023/QĐ-UBND quy định quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
- 13Quyết định 13/2023/QĐ-UBND quy định về quản lý chất thải trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 14Quyết định 14/2023/QĐ-UBND hướng dẫn về quản lý chất thải rắn sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
- 15Quyết định 24/2023/QĐ-UBND Quy định quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Bến Tre
- 16Quyết định 1480/QĐ-UBND năm 2023 về Đề án tăng cường năng lực quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2020-2025, định hướng đến năm 2030
Quyết định 05/2023/QĐ-UBND về Quy định quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
- Số hiệu: 05/2023/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 03/03/2023
- Nơi ban hành: Tỉnh Tiền Giang
- Người ký: Phạm Văn Trọng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra