Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 05/2017/QĐ-UBND | Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 23 tháng 01 năm 2017 |
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Cán bộ, công chức ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Quyết định số 27/2003/QĐ-TTg ngày 19 tháng 02 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm cán bộ công chức lãnh đạo;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 23/2014/TTLT-BTP-BNV ngày 22 tháng 12 năm 2014 của Bộ Tư pháp và Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Phòng Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện và công tác tư pháp của Ủy ban nhân dân cấp xã;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp tại Tờ trình số 101/TTr-STP ngày 04 tháng 01 năm 2017 và Giám đốc Sở Nội vụ tại Công văn số 4285/SNV-CCVC ngày 28 tháng 11 năm 2016.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Tiêu chuẩn chức danh cấp Trưởng, Phó các đơn vị thuộc Sở Tư pháp, Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân quận, huyện.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 02 tháng 02 năm 2017.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Giám đốc Sở Tư pháp, Giám đốc Sở Nội vụ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận - huyện và thủ trưởng các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
VỀ TIÊU CHUẨN CHỨC DANH CẤP TRƯỞNG, PHÓ CÁC ĐƠN VỊ THUỘC SỞ TƯ PHÁP, TRƯỞNG PHÒNG, PHÓ TRƯỞNG PHÒNG TƯ PHÁP THUỘC ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN, HUYỆN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 05/2017/QĐ-UBND ngày 23 tháng 01 năm 2017 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh)
Điều 1. Phạm vi, đối tượng điều chỉnh
1. Trưởng phòng, phó trưởng phòng và các chức danh tương đương tại các đơn vị thuộc Sở Tư pháp (gồm các phòng chuyên môn và các đơn vị sự nghiệp trực thuộc).
2. Trưởng phòng, Phó Trưởng Phòng Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân quận, huyện (sau đây gọi là cấp huyện).
Điều 2. Vị trí chức trách, nhiệm vụ của cấp Trưởng, Phó các đơn vị thuộc Sở Tư pháp
1. Trưởng phòng và chức danh tương đương các đơn vị thuộc Sở Tư pháp là người đứng đầu phòng chuyên môn hoặc đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Tư pháp, chịu trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành các hoạt động của phòng, đơn vị, tham mưu giúp Giám đốc Sở Tư pháp thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được phân công theo quy định pháp luật.
2. Phó Trưởng phòng và chức danh tương đương các đơn vị thuộc Sở Tư pháp có nhiệm vụ giúp Trưởng phòng phụ trách, theo dõi một số mặt công tác; chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công. Khi Trưởng phòng vắng mặt, một Phó Trưởng phòng được Trưởng phòng ủy nhiệm điều hành các hoạt động của phòng, đơn vị.
1. Trưởng phòng Tư pháp là công chức đứng đầu Phòng Tư pháp, chịu trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành các hoạt động của Phòng Tư pháp, tham mưu giúp Ủy ban nhân dân và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác tư pháp tại địa phương.
Trưởng phòng chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao và toàn bộ hoạt động của Phòng Tư pháp; chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ về công tác tư pháp ở cấp xã trên địa bàn theo quy định pháp luật.
2. Phó Trưởng phòng Tư pháp là người giúp Trưởng phòng phụ trách và theo dõi một số mặt công tác theo sự phân công của Trưởng phòng; chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công. Khi Trưởng phòng vắng mặt, một Phó Trưởng phòng được Trưởng phòng ủy nhiệm điều hành các hoạt động của Phòng.
1. Về phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống
a) Có quan điểm, lập trường chính trị vững vàng, trung thành, kiên định với mục tiêu và con đường xã hội chủ nghĩa; chấp hành nghiêm Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
b) Cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư; gương mẫu về đạo đức, lối sống giản dị, lành mạnh, tích cực học tập và nỗ lực làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; không tham nhũng và kiên quyết ngăn ngừa, đấu tranh, xử lý kịp thời các vụ việc tiêu cực, tham nhũng, lãng phí.
c) Có ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần trách nhiệm cao; chấp hành sự điều động, phân công của tổ chức.
d) Trung thực, thực hiện tốt tự phê bình và phê bình; giữ gìn đoàn kết nội bộ tốt, phát huy sức mạnh của cơ quan, đơn vị.
đ) Có tinh thần cầu tiến, tích cực nghiên cứu, học tập để nâng cao trình độ, kiến thức, năng lực công tác.
e) Gia đình (vợ hoặc chồng, con) chấp hành đúng quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
2. Về kiến thức, năng lực
a) Nắm vững quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; có khả năng truyền đạt nghị quyết, chỉ thị, đường lối của Đảng và cụ thể hóa, vận dụng có hiệu quả vào tình hình thực tiễn của đơn vị, địa phương thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách.
b) Có khả năng tổ chức, quản lý, điều hành, phối hợp; xây dựng tổ chức bộ máy cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi phụ trách trong sạch, vững mạnh, tuân thủ kỷ cương; xây dựng đội ngũ công chức, viên chức có phẩm chất chính trị, đạo đức và trình độ chuyên môn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; phát hiện, giới thiệu, lựa chọn, quy hoạch, đào tạo, sử dụng cán bộ có đức, có tài.
c) Có trình độ tốt nghiệp Đại học chuyên ngành Luật hoặc hành chính trở lên; biết ít nhất một trong năm ngoại ngữ Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc (trình độ B và tương đương trở lên); biết sử dụng máy vi tính và áp dụng kỹ năng về tin học vào công tác quản lý và chuyên môn, nghiệp vụ.
d) Đã được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên (và tương đương trở lên) hoặc chức danh nghề nghiệp tương ứng từ hạng III trở lên.
đ) Có trình độ lý luận chính trị từ trung cấp trở lên.
e) Đối với chức danh lãnh đạo Phòng Tư pháp và các phòng chuyên môn thuộc Sở Tư pháp, phải nắm vững nghiệp vụ quản lý nhà nước về công tác tư pháp.
3. Về phong cách lãnh đạo, quản lý
a) Có phương pháp làm việc khoa học, năng động, sáng tạo, quyết đoán, dám nghĩ, dám làm, biết làm, dám chịu trách nhiệm; bố trí, phân công công việc hợp lý.
b) Chấp hành, thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ, thường xuyên lắng nghe ý kiến của đảng viên và quần chúng; không định kiến, trù dập người dám nói thẳng, nói thật hoặc có ý kiến khác với mình; không bè phái, cục bộ.
c) Sâu sát cơ sở và gần gũi quần chúng, được công chức, viên chức nơi công tác tín nhiệm; có khả năng quy tụ, tập hợp công chức, viên chức.
4. Về tuổi bổ nhiệm:
a) Đối với chức danh Trưởng phòng, Phó Trưởng Phòng Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, tuổi bổ nhiệm lần đầu không quá 45 tuổi (cả nam và nữ).
b) Đối với chức danh Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và các chức danh tương đương tại các đơn vị thuộc Sở Tư pháp, tuổi bổ nhiệm lần đầu cần đủ để công tác trọn một nhiệm kỳ.
c) Trường hợp công chức, viên chức đã thôi giữ chức vụ lãnh đạo, sau một thời gian công tác nếu được xem xét để bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, thì điều kiện về tuổi thực hiện như quy định khi bổ nhiệm lần đầu.
5. Có đủ sức khỏe để thực hiện chức trách nhiệm vụ được giao.
6. Không thuộc các trường hợp bị cấm đảm nhiệm chức vụ theo quy định pháp luật.
7. Không trong thời gian bị thi hành kỷ luật từ hình thức khiển trách đến cách chức.
Điều 5. Tiêu chuẩn chức danh Trưởng phòng và tương đương
Ngoài những tiêu chuẩn chung quy định tại Điều 4 Quy định này, người được bổ nhiệm chức danh Trưởng phòng chuyên môn, đơn vị trực thuộc Sở Tư pháp, Trưởng Phòng Tư pháp phải đáp ứng những tiêu chuẩn cụ thể sau:
1. Có ít nhất 03 năm kinh nghiệm công tác tư pháp tại Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp hoặc làm công chức Tư pháp - Hộ tịch hoặc ít nhất 02 năm giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý từ cấp phó trưởng phòng trở lên đối với nhân sự từ các cơ quan khác; được đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên trong 03 năm liên tục trước khi được đề nghị bổ nhiệm.
2. Thuộc đối tượng quy hoạch chức danh Trưởng phòng và tương đương đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
3. Có kiến thức pháp luật chuyên sâu đối với lĩnh vực được phân công phụ trách; có khả năng nghiên cứu pháp luật, phân tích chính sách, đánh giá thực tiễn, dự báo tình hình trên lĩnh vực được giao; đề xuất các giải pháp cải cách hành chính, cải cách tư pháp.
4. Có khả năng chủ trì nghiên cứu, đề xuất, tổ chức, triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách, chế độ quản lý, đề tài khoa học thuộc phạm vi đơn vị, địa phương.
5. Có khả năng tổ chức phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị có liên quan trong công tác.
6. Có khả năng xây dựng, quản lý thông tin, số liệu, hồ sơ lưu trữ trong phạm vi nhiệm vụ được giao; thực hiện các báo cáo định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của các cơ quan, đơn vị liên quan.
7. Đối với chức danh Trưởng Phòng Tư pháp và Trưởng phòng chuyên môn thuộc Sở Tư pháp, ngoài các tiêu chuẩn nêu trên, người được bổ nhiệm phải có khả năng tổ chức soạn thảo, kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật; đổi mới phương thức quản lý nhà nước về công tác tư pháp tại đơn vị, địa phương.
8. Đối với các chức danh cấp trưởng và tương tương của các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Tư pháp, ngoài các tiêu chuẩn nêu trên,người được bổ nhiệm phải đáp ứng các tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
Điều 6. Tiêu chuẩn chức danh Phó Trưởng phòng và tương đương
Ngoài những tiêu chuẩn chung quy định tại Điều 4 Quy định này, người được bổ nhiệm chức danh Phó Trưởng phòng chuyên môn, đơn vị trực thuộc Sở Tư pháp, Phó Trưởng Phòng Tư pháp phải đáp ứng những tiêu chuẩn cụ thể như sau:
1. Có ít nhất 02 năm kinh nghiệm công tác tư pháp tại Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp hoặc làm công chức Tư pháp - Hộ tịch; được đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên trong 02 năm liên tục trước khi được đề nghị bổ nhiệm.
2. Thuộc đối tượng quy hoạch chức danh Phó Trưởng phòng và tương đương đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
3. Có khả năng xây dựng và tổ chức thực hiện các phương án, kế hoạch để triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.
4. Có khả năng phối hợp, hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra và đề xuất các biện pháp để thực hiện các nhiệm vụ có hiệu quả.
5. Có khả năng tổng hợp, phân tích, đánh giá tình hình đối với lĩnh vực được phân công.
6. Có khả năng xây dựng, quản lý thống nhất thông tin, số liệu, hồ sơ lưu trữ trong phạm vi nhiệm vụ được giao; thực hiện các báo cáo định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của lãnh đạo.
7. Đối với các chức danh cấp phó và tương đương đơn vị trực thuộc Sở Tư pháp, ngoài các tiêu chuẩn nêu trên, người được bổ nhiệm phải đáp ứng các tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
Điều 7. Trách nhiệm của Giám đốc Sở Tư pháp, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện
1. Có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đối với công chức đã được quy hoạch bổ nhiệm chức danh Trưởng phòng, Phó trưởng phòng và tương đương đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt đáp ứng yêu cầu theo quy định.
2. Tổ chức quán triệt cho công chức cơ quan, đơn vị nắm vững quy định tiêu chuẩn chức danh Trưởng phòng, Phó Trưởng Phòng Tư pháp để phấn đấu, rèn luyện.
3. Căn cứ các tiêu chuẩn tại Quy định này để nhận xét, đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý đáp ứng yêu cầu chức năng, nhiệm vụ được giao.
4. Khi xét thấy cần thiết, đề nghị Ủy ban nhân dân thành phố sửa đổi, bổ sung, thay thế Quy định này cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn và quy định pháp luật hiện hành.
Điều 8. Trách nhiệm của Giám đốc Sở Nội vụ
Thường xuyên kiểm tra, thanh tra việc thực hiện Quy định này, định kỳ báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố; tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân thành phố xử lý đối với các trường hợp vi phạm./.
- 1Quyết định 07/2016/QĐ-UBND quy định tiêu chuẩn chức danh cấp Trưởng, Phó các phòng, đơn vị thuộc Sở Tư pháp; Trưởng, Phó trưởng phòng Tư pháp huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh Điện Biên
- 2Quyết định 1319/2016/QĐ-UBND Quy định về điều kiện, tiêu chuẩn chức danh Trưởng phòng, Phó trưởng phòng chuyên môn; người đứng đầu, cấp phó người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường; Trưởng phòng, Phó trưởng phòng Phòng Tài nguyên và Môi trường thuộc Ủy ban nhân dân quận, huyện thành phố Hải Phòng
- 3Quyết định 21/2016/QĐ-UBND Quy định điều kiện, tiêu chuẩn chức danh đối với cấp trưởng, cấp phó của đơn vị trực thuộc Sở Xây dựng; cấp trưởng, cấp phó của phòng Kinh tế và Hạ tầng, phòng Quản lý đô thị thuộc Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố của tỉnh Bắc Kạn
- 4Quyết định 28/2016/QĐ-UBND quy định điều kiện, tiêu chuẩn chức danh Trưởng, Phó trưởng các phòng chuyên môn, đơn vị sự nghiệp thuộc Sở Tư pháp; Trưởng, Phó trưởng phòng Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố của tỉnh Sơn La
- 5Quyết định 17/2017/QĐ-UBND về quy định điều kiện, tiêu chuẩn chức danh đối với cấp Trưởng, Phó các đơn vị thuộc Sở Tư pháp; Trưởng, Phó trưởng phòng Phòng Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Hà Giang
- 6Quyết định 02/2019/QĐ-UBND quy định về điều kiện, tiêu chuẩn chức danh đối với cấp Trưởng, Phó các đơn vị thuộc Sở Tư pháp; Trưởng, Phó trưởng phòng Phòng Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện trên địa bàn tỉnh An Giang
- 1Quyết định 27/2003/QĐ-TTg quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm cán bộ công chức lãnh đạo do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Luật cán bộ, công chức 2008
- 3Thông tư liên tịch 23/2014/TTLT-BTP-BNV hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Phòng Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh do Bộ trưởng Bộ Tư pháp - Bộ Nội vụ ban hành
- 4Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 5Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
- 6Quyết định 07/2016/QĐ-UBND quy định tiêu chuẩn chức danh cấp Trưởng, Phó các phòng, đơn vị thuộc Sở Tư pháp; Trưởng, Phó trưởng phòng Tư pháp huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh Điện Biên
- 7Quyết định 1319/2016/QĐ-UBND Quy định về điều kiện, tiêu chuẩn chức danh Trưởng phòng, Phó trưởng phòng chuyên môn; người đứng đầu, cấp phó người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường; Trưởng phòng, Phó trưởng phòng Phòng Tài nguyên và Môi trường thuộc Ủy ban nhân dân quận, huyện thành phố Hải Phòng
- 8Quyết định 21/2016/QĐ-UBND Quy định điều kiện, tiêu chuẩn chức danh đối với cấp trưởng, cấp phó của đơn vị trực thuộc Sở Xây dựng; cấp trưởng, cấp phó của phòng Kinh tế và Hạ tầng, phòng Quản lý đô thị thuộc Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố của tỉnh Bắc Kạn
- 9Quyết định 28/2016/QĐ-UBND quy định điều kiện, tiêu chuẩn chức danh Trưởng, Phó trưởng các phòng chuyên môn, đơn vị sự nghiệp thuộc Sở Tư pháp; Trưởng, Phó trưởng phòng Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố của tỉnh Sơn La
- 10Quyết định 17/2017/QĐ-UBND về quy định điều kiện, tiêu chuẩn chức danh đối với cấp Trưởng, Phó các đơn vị thuộc Sở Tư pháp; Trưởng, Phó trưởng phòng Phòng Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Hà Giang
- 11Quyết định 02/2019/QĐ-UBND quy định về điều kiện, tiêu chuẩn chức danh đối với cấp Trưởng, Phó các đơn vị thuộc Sở Tư pháp; Trưởng, Phó trưởng phòng Phòng Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện trên địa bàn tỉnh An Giang
Quyết định 05/2017/QĐ-UBND Quy định về Tiêu chuẩn chức danh cấp Trưởng, Phó các đơn vị thuộc Sở Tư pháp, Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân quận, huyện thành phố Hồ Chí Minh
- Số hiệu: 05/2017/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 23/01/2017
- Nơi ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh
- Người ký: Nguyễn Thành Phong
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 23
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra