- 1Nghị định 43/2006/NĐ-CP quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập
- 2Thông tư liên tịch 71/2007/TTLT-BGDĐT-BNV hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập do Bộ Giáo dục - Đào tạo và Bộ Nội vụ ban hành
- 3Quyết định 14/2008/QĐ-BGDĐT về Điều lệ Trường Mầm non do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 1Luật Giáo dục 2005
- 2Nghị định 75/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Giáo dục
- 3Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 4Thông tư 11/2009/TT-BGDĐT về trình tự, thủ tục chuyển đổi cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông bán công, dân lập sang cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông tư thục; cơ sở giáo dục mầm non bán công sang cơ sở giáo dục mầm non dân lập; cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông bán công sang cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 5Luật giáo dục sửa đổi năm 2009
- 6Quyết định 239/QĐ-TTg năm 2010 phê duyệt Đề án phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi giai đoạn 2010 – 2015 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Quyết định 60/2011/QĐ-TTg quy định chính sách phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2011 - 2015 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8Nghị quyết 31/2012/NQ-HĐND chuyển đổi trường mầm non bán công sang trường mầm non công lập do tỉnh Hưng Yên ban hành
- 9Quyết định 1711/QĐ-UBND về phê duyệt Đề án phát triển giáo dục mầm non tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2009 - 2015
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 05/2013/QĐ-UBND | Hưng Yên, ngày 14 tháng 3 năm 2013 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH ĐỀ ÁN CHUYỂN ĐỔI TRƯỜNG MẦM NON BÁN CÔNG SANG TRƯỜNG MẦM NON CÔNG LẬP
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HƯNG YÊN
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Giáo dục năm 2005; Luật sửa đổi và bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ngày 25/11/2009; Nghị định số 75/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Giáo dục;
Căn cứ Quyết định 60/2011/QĐ-TTg ngày 26/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ quy định một số chính sách phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2011 - 2015;
Căn cứ Thông tư số 11/2009/TT-BGD&ĐT ngày 08/5/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về trình tự, thủ tục chuyển đổi cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông bán công, dân lập sang cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông tư thục; cơ sở giáo dục mầm non bán công sang cơ sở giáo dục mầm non dân lập; cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông bán công sang cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập;
Căn cứ Thông báo số 616-TB/TU ngày 13/7/2012 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Hưng Yên về thực hiện Đề án chuyển đổi trường mầm non bán công sang công lập;
Căn cứ Nghị quyết số 31/2012/NQ-HĐND ngày 10/12/2012 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc chuyển đổi trường mầm non bán công sang trường mầm non công lập.
Xét đề nghị của Sở Nội vụ tại Tờ trình số 523/TTr-SNV ngày 27/12/2012,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành Đề án Chuyển đổi 159 trường mầm non bán công thuộc các huyện, thành phố sang trường mầm non công lập (có Đề án và danh sách kèm theo) với những nội dung, cụ thể sau:
1. Về tổ chức hoạt động:
Trường mầm non bán công sau khi được chuyển đổi sang trường mầm non công lập hoạt động theo Điều lệ trường công lập cùng cấp học; đảm bảo quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế, tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập quy định tại Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ và các quy định hiện hành của Nhà nước.
2. Về biên chế, nhân sự:
Sử dụng toàn bộ số cán bộ, giáo viên, nhân viên hiện có của các trường (tính đến thời điểm tháng 2 năm 2012), trong đó:
- Tuyển dụng biên chế một lần đối với cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đủ điều kiện, tiêu chuẩn. Đối với những giáo viên chưa đạt chuẩn về trình độ, còn trong độ tuổi tuyển dụng, có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho số giáo viên chưa đạt chuẩn và tuyển dụng sau này. Đối với giáo viên có nhiều năm công tác nhưng không đủ điều kiện để đào tạo bồi dưỡng, tuyển dụng, tiếp tục bố trí làm việc đến khi hết tuổi lao động, đảm bảo chế độ theo quy định.
- Mỗi trường bố trí 01 nhân viên làm nhiệm vụ y tế, yêu cầu tốt nghiệp Trung học Y tế, hệ chính quy trở lên, đồng thời đảm nhiệm công tác văn thư, kế toán.
3. Về tài sản, tài chính:
- Nhà trường thành lập Hội đồng kiểm kê tài sản, xác định thực tế giá trị tài sản, tài chính theo nguồn gốc hình thành; khi chuyển sang trường mầm non công lập, phần vốn và tài sản, thiết bị đồ dùng dạy học của nhà nước, của xã, phường, thị trấn, của các tổ chức, cá nhân tài trợ, nhân dân đóng góp được đánh giá lại và bàn giao nguyên trạng cho trường công lập quản lý, sử dụng.
- Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn tiếp tục quản lý và chăm lo cơ sở vật chất cho các trường sau khi đã chuyển sang trường công lập, tiếp tục huy động các nguồn lực đầu tư cho giáo dục mầm non, bao gồm ngân sách Nhà nước và các nguồn thu hợp pháp khác.
4. Thời gian chuyển đổi:
Thực hiện quy trình và ban hành quyết định chuyển đổi trường mầm non bán công sang công lập hoàn thành xong trong năm 2013.
Điều 2. Trách nhiệm của các sở, ngành và UBND các huyện, thành phố:
1. Sở Giáo dục và Đào tạo: Chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ và các sở, ngành liên quan, xây dựng kế hoạch của UBND tỉnh triển khai thực hiện Đề án chuyển đổi các trường mầm non bán công trên địa bàn tỉnh sang trường mầm non công lập. Hướng dẫn, kiểm tra và tổng hợp kết quả chuyển đổi loại hình trường trên phạm vi toàn tỉnh, báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh và Bộ Giáo dục & Đào tạo.
2. Sở Nội vụ: Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện nội dung Đề án về tổ chức, biên chế cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đối với các trường mầm non bán công chuyển đổi sang công lập.
3. Sở Tài chính: Hướng dẫn việc kiểm kê phân loại định giá tài sản khi chuyển đổi trường, xây dựng kinh phí hoạt động thường xuyên đối với các trường mầm non bán công chuyển sang công lập. Hàng năm trong dự toán phân bổ ngân sánh của tỉnh, tham mưu việc bố trí kinh phí hoạt động thường xuyên cho các trường đã được chuyển đổi.
4. Bảo hiểm xã hội tỉnh: Hướng dẫn UBND các huyện, thành phố việc thu, trích nộp và giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên các trường mầm non sau khi chuyển đổi từ trường mầm non bán công sang trường mầm non công lập.
5. Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố trình UBND tỉnh phê duyệt Kế hoạch tuyển dụng và tổ chức thực hiện chuyển đổi trường mầm non bán công sang trường mầm non công lập theo Đề án và hướng dẫn của Sở Nội vụ, Sở Giáo dục và Đào tạo, các sở, ngành có liên quan.
6. Các sở, ban, ngành, đoàn thể, Báo Hưng Yên, Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh, Đài Phát thanh địa phương, UBND các cấp tuyên truyền chủ trương chuyển đổi đồng thời đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục mầm non, vận động các tổ chức, cá nhân và toàn dân huy động nguồn lực chăm lo cho sự nghiệp phát triển giáo dục mầm non.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký. Các ông (bà): Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các sở, ngành: Nội vụ, Giáo dục & Đào tạo, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên - Môi trường, Bảo hiểm xã hội tỉnh, Kho bạc Nhà nước tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và thủ trưởng các sở, ban, ngành, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
| TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH |
CHUYỂN ĐỔI TRƯỜNG MẦM NON BÁN CÔNG SANG TRƯỜNG MẦM NON CÔNG LẬP
(Ban hành kèm theo Quyết định số 05/2013/QĐ-UBND ngày 14/3/2013)
- Luật Giáo dục năm 2005; Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02/8/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Giáo dục.
- Quyết định số 239/QĐ-TTg ngày 09/02/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi giai đoạn 2010 - 2015.
- Quyết định 60/2011/QĐ-TTg ngày 26/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ quy định một số chính sách phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2011-2015.
- Điều lệ trường mầm non ban hành kèm theo Quyết định số 14/2008/QĐ-BGDĐT ngày 07/4/2008; Thông tư số 11/2009/TT-BGD&ĐT ngày 08/5/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về trình tự, thủ tục chuyển đổi cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông bán công, dân lập sang cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông tư thục; cơ sở giáo dục mầm non bán công sang cơ sở giáo dục mầm non dân lập; cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông bán công sang cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập.
- Quyết định 1711/QĐ-UBND ngày 01/9/2009 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hưng Yên về phê duyệt Đề án phát triển giáo dục mầm non tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2009 - 2015.
- Nghị quyết 04-NQ/TU ngày 25/7/2011 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khoá XVII về Chương trình phát triển Giáo dục - Đào tạo tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2011 - 2015, một số định hướng đến năm 2020; Kế hoạch 134/KH-UBND ngày 25/11/2011 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hưng Yên về kế hoạch thực hiện Chương trình phát triển Giáo dục - Đào tạo tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2011- 2015, một số định hướng đến năm 2020 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh.
2. Sự cần thiết xây dựng Đề án:
- Toàn tỉnh hiện có 159 trường bán công đang tổ chức và hoạt động như các trường mầm non công lập theo cơ chế tự chủ một phần về tài chính: Cơ sở vật chất trường, lớp do Uỷ ban nhân dân các xã, phường, thị trấn đầu tư và trực tiếp quản lý; Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng là viên chức trong biên chế Nhà nước; ngân sách nhà nước (tỉnh) hỗ trợ kinh phí trả lương giáo viên theo trình độ đào tạo (các mức 1,2; 1,0 và 0,5 lương tối thiểu/giáo viên/tháng), hỗ trợ kinh phí học tập, bồi dưỡng, đóng bảo hiểm y tế cho giáo viên; hỗ trợ kinh phí hoạt động chuyên môn, mua sắm cơ sở vật chất trang thiết bị cho các trường mầm non và đầu tư xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia.
- Xác định ngành học mầm non đây là một cấp học, tuy nhiên vấn đề quy chế tổ chức và hoạt động, nguồn kinh phí đầu tư, chế độ chính sách cho cán bộ giáo viên của trường mầm non bán công chưa được đề cập cụ thể nên rất cần được xem xét quan tâm cho phù hợp với các cấp học.
- Hiện nay một số chủ trương, chính sách của Nhà nước về phát triển giáo dục mầm non đã có sự thay đổi, thực trạng giáo dục mầm non của tỉnh còn gặp một số khó khăn bất cập so với yêu cầu đổi mới giáo dục trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Việc tiếp tục xây dựng chiến lược phát triển giáo dục mầm non đến năm 2015 với mục tiêu nhiệm vụ và bước đi cụ thể nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập, tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng giáo dục toàn diện, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp đổi mới giáo dục trong đó có yêu cầu phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi.
Như vậy, việc chuyển đổi 159 trường mầm non bán công tỉnh Hưng Yên sang công lập là cần thiết.
II. THỰC TRẠNG GIÁO DỤC MẦM NON TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
1. Quy mô, mạng lưới trường, lớp, học sinh:
Toàn tỉnh hiện có:
- 174 trường mầm non trong đó 7 trường công lập, 7 trường tư thục, 01 trường dân lập, còn lại 159 trường bán công.
- Số trẻ nhà trẻ ra lớp: 17.405 cháu đạt tỷ lệ 40,9%; trong đó công lập 153 cháu, tư thục 1.533 cháu, dân lập 113 cháu và bán công 15.986 cháu.
- Số trẻ mẫu giáo ra lớp: 50.645 cháu đạt tỷ lệ 96,5%; trong đó công lập 1.396 cháu, tư thục 1.957 cháu, dân lập 408 cháu và bán công 46.884 cháu.
2. Chất lượng chăm sóc, giáo dục:
- Các trường mầm non được tổ chức nuôi, dạy trẻ theo phương pháp khoa học phù hợp với từng độ tuổi và hoàn cảnh kinh tế của địa phương, tổ chức dạy trẻ theo chương trình giáo dục mầm non mới, chất lượng giáo dục mầm non trong những năm gần đây có nhiều khởi sắc.
- 100% trường mầm non đã thực hiện ứng dụng CNTT, đa số trường nối mạng Internet trong dạy học, nhiều trường mầm non hàng năm đã xây dựng kế hoạch cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi thực hiện các phần mềm ứng dụng CNTT để giúp trẻ phát triển toàn diện.
3. Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên:
3.1. Tổng số toàn tỉnh:
Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên:
Tổng số: 3507 người (biên chế: 583 người đạt tỷ lệ 16,6%, ngoài biên chế: 2924 người chiếm 83,4%), trong đó:
- Cán bộ quản lý: 488 người (biên chế: 448 người đạt tỷ lệ 92%, ngoài biên chế: 40 người chiếm 8%).
- Giáo viên: 3019 người (biên chế: 135 người đạt 4,4%; ngoài biên chế: 2884 người chiếm 95,6%).
3.2. Loại hình công lập:
Cán bộ quản lý, giáo viên: 127 người (biên chế: 87 người đạt 68,5%, ngoài biên chế: 40 người chiếm 31,5%), trong đó:
- Cán bộ quản lý: 16 người (biên chế: 15 người đạt 93,7%, ngoài biên chế 1 người chiếm 6,3%).
- Giáo viên: 111 người (biên chế: 72 người đạt 64,9%, ngoài biên chế: 39 người chiếm 35,1%).
3.3. Loại hình bán công:
Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên:
Tổng số: 3252 người (biên chế: 472 người đạt 14,5%, ngoài biên chế: 2780 người chiếm 85,5%), trong đó:
- Cán bộ quản lý: 464 người (biên chế: 431 người đạt 93%, ngoài biên chế: 33 người chiếm 6,7%).
- Giáo viên: 2788 người (biên chế: 41 người đạt 1,5%; ngoài biên chế: 2747 người chiếm 98,5%).
3.4. Loại hình dân lập:
Cán bộ quản lý, giáo viên: 24 người (biên chế: 24 người đạt 100% ), trong đó:
- Cán bộ quản lý: 2 người (biên chế: 2 người đạt 100%).
- Giáo viên: 22 người (biên chế: 22 người đạt 100%).
3.5. Loại hình tư thục:
Cán bộ quản lý, giáo viên: 104 người (ngoài biên chế: 104 người chiếm 100%), trong đó:
- Cán bộ quản lý: 6 người (ngoài biên chế: 6 người chiếm 100%).
- Đội ngũ giáo viên: 98 người (ngoài biên chế: 98 người chiếm 100%).
3.6. Chế độ đối với giáo viên:
- Hiện nay tuỳ theo điều kiện tổ chức ăn bán trú, định biên giáo viên/nhóm, lớp tại các trường Mầm non bán công cơ bản đủ theo Điều lệ trường mầm non quy định;
- Thu nhập hàng tháng của giáo viên ngoài biên chế ở các trường mầm non bán công đạt từ 1.400.000 đến 2.000.000 đồng/tháng từ 2 nguồn:
+ Từ nguồn thu học phí của phụ huynh.
+ Từ nguồn trợ cấp theo Quyết định số 1711/QĐ-UBND ngày 01 tháng 9 năm 2009 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề án phát triển Giáo dục mầm non tỉnh Hưng Yên giai đoạn từ năm 2009 đến 2015, cụ thể:
Giáo viên trình độ trên chuẩn được hỗ trợ hệ số 1,2 lương tối thiểu/tháng, giáo viên trình độ đạt chuẩn được hỗ trợ hệ số 1,0 lương tối thiểu/tháng, giáo viên trình độ sơ cấp được hỗ trợ hệ số 0,5 lương tối thiểu/tháng.
4. Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học:
- Tổng số có 2.306 phòng học (phòng học kiên cố 1.490 phòng tỷ lệ 65%; phòng học bán kiên cố 727 tỷ lệ 31%; phòng học nhờ 89 phòng chiếm 4%).
Trong đó: Bán công: 2184 phòng (phòng học kiên cố 1.395 phòng tỷ lệ 63,8%; phòng học bán kiên cố 700 phòng tỷ lệ 32,2% trong đó còn 220 phòng cần xây dựng lại; phòng học nhờ 89 chiếm 4%).
- Toàn tỉnh đã có 37/174 trường mầm non được cấp bằng chuẩn quốc gia đạt tỷ lệ 21%, trong đó công lập 04 trường, bán công 32 trường, tư thục 01 trường.
- Toàn tỉnh hiện còn 159 trường mầm non bán công chưa được chuyển đổi loại hình theo Luật Giáo dục năm 2005.
- Còn 204 giáo viên trình độ đào tạo chưa đạt chuẩn chiếm tỷ lệ 7% .
- Lương của giáo viên mầm non bán công ngoài biên chế còn thấp hơn nhiều so với giáo viên mầm non trong biên chế cùng trình độ đào tạo và chưa được nâng lương thường xuyên theo định kỳ.
- Các trường mầm non hiện nay chưa đựơc bố trí cán bộ làm công tác kế toán, văn thư thủ quỹ, y tế học đường.
- Tỷ lệ phòng học kiên cố cao tầng chưa cao (65%), một số phòng học thiếu diện tích, công trình vệ sinh tự hoại, bếp ăn bán trú, đồ dùng thiết bị dạy và học tối thiểu... theo quy định; một số phòng học bán kiên cố xây dựng lâu năm đã xuống cấp chưa được quan tâm đầu tư sửa chữa, nâng cấp ảnh hưởng đến chất lượng chăm sóc, giáo dục ở một số nhóm trẻ, lớp mẫu giáo, chưa đáp ứng được yêu cầu Phổ cập GDMN cho trẻ năm tuổi.
III. MỤC TIÊU, NGUYÊN TẮC, HÌNH THỨC, NỘI DUNG CHUYỂN ĐỔI
- Chuyển đổi toàn bộ các trường mầm non bán công sang trường mầm non công lập, mỗi xã, phường, thị trấn có một trường mầm non công lập đảm bảo huy động trẻ em 0-2 tuổi đến trường đạt tỷ lệ 55%; trẻ em 3-4 tuổi đến trường, lớp đạt tỷ lệ 98% và 100% số trẻ 5 tuổi đến trường và chăm sóc, giáo dục hai buổi/ngày; 100% trường, nhóm, lớp thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới, đáp ứng yêu cầu Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi.
- Tăng cường sự đầu tư của nhà nước và huy động mọi nguồn lực trong xã hội để đầu tư cho giáo dục mầm non.
- Thực hiện đúng Luật Giáo dục 2005 và các quy định hiện hành của nhà nước, của Bộ Giáo dục & Đào tạo về tổ chức và hoạt động của các loại hình giáo dục mầm non.
- Tuyển dụng số giáo viên ngoài biên chế có mặt đến tháng 02/2012. Việc tuyển dụng đối với cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên (văn thư thủ quỹ, kế toán, y tế học đường) khi thực hiện chuyển đổi từ trường mầm non bán công sang công lập phải đảm bảo đủ điều kiện, tiêu chuẩn và đúng số lượng biên chế được giao.
- Trong quá trình chuyển đổi, đảm bảo duy trì các hoạt động bình thường, đồng thời phát huy các mặt mạnh vốn có của hệ thống giáo dục mầm non trên toàn tỉnh, khắc phục những hạn chế, khó khăn, vướng mắc tạo điều kiện tốt nhất để nâng cao tỷ lệ huy động trẻ ra lớp và chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ mầm non.
- Đảm bảo thực hiện công bằng trong giáo dục: Mọi trẻ em trong độ tuổi nhà trẻ, mẫu giáo trong tỉnh đều có cơ hội đến trường. Đảm bảo sự công bằng đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên công tác trong các trường mầm non.
Chuyển đổi 159 trường mầm non bán công sang loại hình trường mầm non công lập (danh sách kèm theo) thực hiện theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập (theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ). Đảm bảo yêu cầu phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi theo Quyết định số 239/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
4.1. Về tổ chức và hoạt động:
Trường mầm non bán công sau khi được chuyển sang trường mầm non công lập, cơ cấu tổ chức hoạt động của trường thực hiện theo Điều lệ trường mầm non ban hành theo Quyết định số 14/2008/QĐ-BGDĐT ngày 07/4/2008 của Bộ trưởng Bộ giáo dục & Đào tạo; đảm bảo quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế, tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập quy định tại Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 và các quy định hiện hành của Nhà nước phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội ở địa phương.
4.2. Về biên chế, nhân sự:
- Thực hiện việc giao chỉ tiêu biên chế đối với cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên theo hạng trường, nhóm, lớp quy định tại Thông tư liên tịch số 71/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 28/11/2007 của liên Bộ: Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ Nội vụ hướng dẫn về định mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập và các văn bản hiện hành của Nhà nước.
- Đối với cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đang là viên chức nhà nước (trong biên chế) tiếp tục được giữ nguyên biên chế và được hưởng mọi quyền lợi, chế độ, chính sách theo quy định hiện hành của Nhà nước.
- Đối với cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên mầm non đang hợp đồng ngoài biên chế nhà nước tại 159 trường mầm non bán công được giải quyết theo các hướng sau:
+ Tuyển dụng vào biên chế theo quy định hiện hành của Nhà nước đối với những giáo viên đạt trình độ chuẩn trở lên trên cơ sở định mức biên chế được giao theo hạng trường, nhóm, lớp;
+ Thực hiện việc sắp xếp, điều động đối với cán bộ quản lý và giáo viên từ nơi thừa đến nơi thiếu trong cùng huyện, thành phố đảm bảo việc tuyển dụng không trường nào vượt quá biên chế được giao.
+ Đối với giáo viên chưa đạt trình độ đào tạo chuẩn được giải quyết theo 2 hướng sau:
Với những giáo viên cao tuổi, không có khả năng theo học để đạt trình độ chuẩn thì Hiệu trưởng nhà trường thực hiện ký hợp đồng lao động theo thỏa thuận giữa người sử dụng lao động với người lao động; người hợp đồng lao động được hưởng chế độ lương từ 2 nguồn: thu học phí và hỗ trợ theo Quyết định 1711/QĐ-UBND ngày 1 tháng 9 năm 2009 “Đề án phát triển giáo dục Mầm non tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2009-2015”, bảo hiểm y tế (không thấp hơn trước khi chuyển đổi). Trường hợp giáo viên cao tuổi, không có khả năng theo học để đạt trình độ chuẩn, nếu có nguyện vọng về nghỉ hoặc chuyển công tác thì giải quyết theo chế độ hiện hành.
Với những giáo viên có khả năng đi học để đạt chuẩn thì tạo điều kiện để giáo viên đi học. Sau khi đạt trình độ đào tạo chuẩn, có đủ các điều kiện tiêu chuẩn được xem xét tuyển dụng vào biên chế theo quy định hiện hành. Trong thời gian chưa đạt chuẩn, Hiệu trưởng nhà trường thực hiện ký hợp đồng lao động theo thỏa thuận và hưởng mọi chế độ như giáo viên cao tuổi nêu trên.
- Đối với cán bộ kế toán, văn thư, y tế: Tuyển dụng theo quy định phân hạng trường và các quy định hiện hành.
Hàng năm căn cứ quy mô phát triển đã được cấp có thẩm quyền xây dựng, duyệt bổ sung số lượng biên chế giáo viên phù hợp.
4.3. Về tài sản, tài chính:
- Nhà trường thành lập Hội đồng kiểm kê tài sản, xác định thực tế giá trị tài sản, tài chính theo nguồn gốc, hình thành khi chuyển sang trường mầm non công lập, phần vốn và tài sản, thiết bị đồ dùng dạy học của nhà nước, của xã, của các tổ chức, cá nhân tài trợ, nhân dân đóng góp được đánh giá lại và chuyển toàn bộ cho trường công lập quản lý, sử dụng.
- Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn tiếp tục quản lý và chăm lo cơ sở vật chất cho các trường sau khi đã chuyển sang trường công lập, tiếp tục huy động các nguồn lực đầu tư cho giáo dục mầm non, bao gồm ngân sách nhà nước và các nguồn thu hợp pháp khác.
Các khoản thu, chi thực hiện theo đúng quy định của nhà nước.
IV. LỘ TRÌNH THỰC HIỆN CHUYỂN ĐỔI:
1. Thực hiện quy trình và ban hành quyết định chuyển đổi 159 trường mầm non bán công sang công lập hoàn thành trong năm 2013.
2. Việc tuyển dụng vào biên chế nhà nước cho đội ngũ cán bộ, giáo viên đạt chuẩn trở lên thực hiện như sau:
Căn cứ vào chỉ tiêu biên chế được giao, thực hiện tuyển dụng 1 lần đối với giáo viên, nhân viên (kế toán, văn thư thủ quỹ, y tế học đường) đạt chuẩn trở lên theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước, phấn đấu hoàn thành trước khi khai giảng năm học 2013 - 2014.
Số giáo viên dưới chuẩn đang công tác tại trường mầm non đủ điều kiện đi học đạt chuẩn được xem xét tuyển dụng khi đạt chuẩn.
Do thực tế hiện nay, cơ sở vật chất các trường mầm non bán công và công lập trong tỉnh đều do ngân sách nhà nước đầu tư nên không có nhiều biến động trước và sau khi chuyển đổi.
Kinh phí tăng thêm chủ yếu dành để chi lương cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên kế toán, văn thư thủ quỹ và y tế hợp đồng được tuyển dụng vào biên chế nhà nước, cụ thể như sau:
Khái toán kinh phí để tuyển dụng 2570 giáo viên đạt chuẩn trở lên, 177 giáo viên có trình độ sơ học (đang đi học tại chức để hoàn thiện trình độ trung học) và 318 nhân viên (kế toán, văn thư, y tế) thì kinh phí tăng thêm mỗi năm khoảng 53,5 tỷ đồng (chi tiết theo phụ lục đính kèm).
VI. TRÌNH TỰ, HỒ SƠ, THỦ TỤC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH CHUYỂN ĐỔI LOẠI HÌNH TRƯỜNG:
Các trường mầm non bán công chuyển sang công lập cần thực hiện một số công việc sau:
1. Xây dựng Đề án chuyển đổi gồm các nội dung chủ yếu sau:
- Xác định loại hình trường cần chuyển đổi.
- Thời điểm chuyển đổi.
- Thời gian chuyển đổi.
- Nội dung chuyển đổi.
2. Kiểm kê, phân loại và định giá tài sản:
- Trường mầm non bán công tiến hành kiểm kê, định giá tài sản để xác định tổng giá trị tài sản thực tế của trường quy về mặt bằng giá trị tại thời điểm chuyển đổi. Thực hiện đối chiếu tài sản có trong sổ sách với thực tế kiểm kê, làm rõ nguyên nhân chênh lệch (nếu có).
- Tổng giá trị tài sản thực tế sau khi đã kiểm kê, định giá được phân loại nguồn gốc hình thành theo các tiêu chí:
+ Giá trị tài sản được hình thành từ vốn góp của nhà nước;
+ Giá trị tài sản được hình thành từ vốn góp của các tổ chức, cá nhân;
+ Giá trị tài sản được hình thành biếu tặng;
+ Giá trị tài sản được hình thành do tự đầu tư, mua sắm trong quá trình hoạt động của trường.
3. Thực hiện việc kiểm tra báo cáo tài chính:
Trường mầm non bán công lập đủ các loại báo cáo tài chính theo chế độ kế toán quy định trước khi chuyển đổi. Cơ quan tài chính cấp trên hoặc cơ quan kiểm toán (nếu có) thẩm định kiểm tra báo cáo tài chính của trường bán công trước khi chuyển đổi sang trường mầm non công lập.
Hiệu trưởng trường mầm non có trách nhiệm lập hồ sơ chuyển đổi gửi Phòng Nội vụ và Giáo dục & Đào tạo gồm:
- Tờ trình xin chuyển đổi loại hình trường.
- Đề án chuyển đổi loại hình trường.
- Báo cáo kiểm kê, phân loại, định giá tài sản, kiểm toán tài chính và hồ sơ liên quan đến quyền sử dụng đất.
- Danh sách trích ngang của cán bộ, viên chức trong biên chế, giáo viên, nhân viên hợp đồng.
- Hồ sơ chuyển đổi loại hình trường do Hiệu trưởng trường ký.
- Tiếp nhận hồ sơ: Phòng Nội vụ phối hợp với Phòng Giáo dục & Đào tạo huyện, thành phố tiếp nhận hồ sơ chuyển đổi của các trường.
- Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ chuyển đổi của các trường Phòng Nội vụ chủ trì phối hợp với Phòng Giáo dục & Đào tạo và các phòng liên quan thẩm định, trình UBND cùng cấp xem xét quyết định chuyển đổi loại hình trường.
Chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ và các sở, ngành liên quan, xây dựng kế hoạch của UBND tỉnh triển khai thực hiện Đề án chuyển đổi các trường mầm non bán công trên địa bàn tỉnh sang loại hình công lập sau khi Đề án được phê duyệt. Hướng dẫn, kiểm tra và tổng hợp kết quả chuyển đổi loại hình trường trên phạm vi toàn tỉnh, báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh và Bộ Giáo dục & Đào tạo.
- Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện nội dung Đề án về tổ chức, biên chế cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đối với các trường mầm non bán công chuyển đổi sang công lập.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục & Đào tạo tham mưu xây dựng kế hoạch biên chế trình cấp có thẩm quyền quyết định nhằm đáp ứng yêu cầu biên chế phục vụ cho việc giảng dạy, chăm sóc sức khoẻ cho trẻ ở các trường mầm non công lập.
Hướng dẫn việc kiểm kê phân loại định giá tài sản khi chuyển đổi trường, xây dựng kinh phí hoạt động thường xuyên đối với các trường mầm non bán công chuyển sang công lập. Hàng năm trong dự toán phân bổ ngân sánh của tỉnh, tham mưu việc bố trí kinh phí hoạt động thường xuyên cho các trường đã được chuyển đổi.
4. Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố:
Trên cơ sở hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Nội vụ, các sở, ngành có liên quan, chỉ đạo các Phòng Nội vụ, Phòng Giáo dục và Đào tạo phối hợp với các phòng, ban liên quan hướng dẫn các trường mầm non bán công xây dựng Đề án chuyển đổi loại hình trường và thẩm định Đề án, hồ sơ chuyển đổi trường đảm bảo đúng tiến độ.
Quyết định phê duyệt chuyển đổi trường mầm non bán công sang trường mâm non công lập trên địa bàn quản lý theo quy định hiện hành.
- Trình cấp có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch tuyền dụng viên chức sau khi chuyển đổi và tổ chức tuyển dụng theo quy định hiện hành.
- Sắp xếp, bố trí, điều động giáo viên từ nơi thừa đến nơi thiếu đảm bảo đúng chỉ tiêu biên chế được giao.
- Đầu tư cơ sở vật chất đảm bảo ngày càng tốt hơn điều kiện cơ sở vật chất thực hiện mục tiêu Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi ở địa phương. Đảm bảo quỹ đất cho phát triển giáo dục mầm non theo quy định.
Trong quá trình tổ chức thực hiện Đề án, nếu có những vướng mắc, phát sinh, các địa phương báo cáo về UBND tỉnh (qua Sở Nội vụ và Sở Giáo dục & Đào tạo) để tổng hợp, báo cáo kịp thời Uỷ ban nhân dân tỉnh để chỉ đạo giải quyết./.
159 TRƯỜNG MẦM NON BÁN CÔNG CHUYỂN SANG TRƯỜNG MẦM NON CÔNG LẬP
(Kèm theo Quyết định số 05/2013/QĐ-UBND ngày 14/3/2013 của UBND tỉnh)
STT | Tên trường mầm non | Ghi chú |
I | Thành phố Hưng Yên |
|
1 | Trường Mầm non An Tảo |
|
2 | Trường Mầm non Hồng Nam |
|
3 | Trường Mầm non Bảo Khê |
|
4 | Trường mầm non Lam Sơn |
|
5 | Trường Mầm non Liên Phương |
|
6 | Trường Mầm non Lê Hồng Phong |
|
7 | Trường Mầm non Hồng Châu |
|
8 | Trường Mầm non Hiến Nam |
|
9 | Trường Mầm non Trung Nghĩa |
|
10 | Trường Mầm non Quảng Châu |
|
II | Huyện Tiên Lữ |
|
1 | Trường Mầm non Nhật Tân |
|
2 | Trường Mầm non An Viên |
|
3 | Trường Mầm non Hưng Đạo |
|
4 | Trường Mầm non Ngô Quyền |
|
5 | Trường Mầm non Thủ Sỹ |
|
6 | Trường Mầm non Thiện Phiến |
|
7 | Trường Mầm non Tân Hưng |
|
8 | Trường Mầm non Phương Chiểu |
|
9 | Trường Mầm non Hoàng Hanh |
|
10 | Trường Mầm non Lệ Xá |
|
11 | Trường Mầm non Minh Phượng |
|
12 | Trường Mầm non Trung Dũng |
|
13 | Trường Mầm non Cương Chính |
|
14 | Trường Mầm non Thụy Lôi |
|
15 | Trường Mầm non Thị Trấn Vương |
|
16 | Trường Mầm non Dị Chế |
|
17 | Trường Mầm non Đức Thắng |
|
18 | Trường Mầm non Hải Triều |
|
III | Huyện Phù Cừ |
|
1 | Trường Mầm non Trần Cao |
|
2 | Trường Mầm non Quang Hưng |
|
3 | Trường Mầm non Minh Tân |
|
4 | Trường Mầm non Phan Sào Nam |
|
5 | Trường Mầm non Đoàn Đào |
|
6 | Trường Mầm non Minh Hoàng |
|
7 | Trường Mầm non Đình Cao |
|
8 | Trường Mầm non Tống Phan |
|
9 | Trường Mầm non Nhật Quang |
|
10 | Trường Mầm non Tiên Tiến |
|
11 | Trường Mầm non Minh Tiến |
|
12 | Trường Mầm non Tam Đa |
|
13 | Trường Mầm non Nguyên Hòa |
|
14 | Trường Mầm non Tống Trân |
|
IV | Huyện Kim Động |
|
1 | Trường Mầm non Vĩnh Xá |
|
2 | Trường Mầm non Toàn Thắng |
|
3 | Trường Mầm non Nghĩa Dân |
|
4 | Trường Mầm non Phạm Ngũ Lão |
|
5 | Trường Mầm non Chính Nghĩa |
|
6 | Trường Mầm non Nhân La |
|
7 | Trường Mầm non Vũ Xá |
|
8 | Trường Mầm non Lương Bằng |
|
9 | Trường Mầm non Song Mai |
|
10 | Trường Mầm non Hiệp Cường |
|
11 | Trường Mầm non Ngọc Thanh |
|
12 | Trường Mầm non Phú Cường |
|
13 | Trường Mầm non Hùng Cường |
|
14 | Trường Mầm non Hùng An |
|
15 | Trường Mầm non Đức Hợp |
|
16 | Trường Mầm non Mai Động |
|
17 | Trường Mầm non Phú Thịnh |
|
18 | Trường Mầm non Thọ Vinh |
|
19 | Trường Mầm non Đồng Thanh |
|
V | Huyện Ân Thi |
|
1 | Trường Mầm non Phù Ủng |
|
2 | Trường Mầm non Bãi Sậy |
|
3 | Trường Mầm non Bắc Sơn |
|
4 | Trường Mầm non Đào Dương |
|
5 | Trường Mầm non Vân Du |
|
6 | Trường Mầm non Xuân Trúc |
|
7 | Trường Mầm non Tân Phúc |
|
8 | Trường Mầm non Quang Vinh |
|
9 | Trường Mầm non Hoàng Hoa Thám |
|
10 | Trường Mầm non Thị trấn |
|
11 | Trường Mầm non Quảng Lãng |
|
12 | Trường Mầm non Cẩm Ninh |
|
13 | Trường Mầm non Đặng Lễ |
|
14 | Trường Mầm non Nguyễn Trãi |
|
15 | Trường Mầm non Hồ Tung Mậu |
|
16 | Trường Mầm non Hồng Vân |
|
17 | Trường Mầm non Văn Nhuệ |
|
18 | Trường Mầm non Đa Lộc |
|
19 | Trường Mầm non Tiền Phong |
|
20 | Trường Mầm non Hồng Quang |
|
21 | Trường Mầm non Hạ Lễ |
|
VI | Huyện Khoái Châu |
|
1 | Trường Mầm non Bình Minh |
|
2 | Trường Mầm non Đông Tảo |
|
3 | Trường Mầm non Dạ Trạch |
|
4 | Trường Mầm non Hàm Tử |
|
5 | Trường Mầm non Tứ Dân |
|
6 | Trường Mầm non Ông Đình |
|
7 | Trường Mầm non An Vĩ |
|
8 | Trường Mầm non Tân Dân |
|
9 | Trường Mầm non Thị trấn Khoái Châu |
|
10 | Trường Mầm non Bình Kiều |
|
11 | Trường Mầm non Đông Kết |
|
12 | Trường Mầm non Tân Châu |
|
13 | Trường Mầm non Đông Ninh |
|
14 | Trường Mầm non Đại Tập |
|
15 | Trường Mầm non Liên Khê |
|
16 | Trường Mầm non Phùng Hưng |
|
17 | Trường Mầm non Đại Hưng |
|
18 | Trường Mầm non Thuần Hưng |
|
19 | Trường Mầm non Chí Tân |
|
20 | Trường Mầm non Thành Công |
|
21 | Trường Mầm non Nhuế Dương |
|
22 | Trường Mầm non Dân Tiến |
|
23 | Trường Mầm non Đồng Tiến |
|
24 | Trường Mầm non Hồng Tiến |
|
25 | Trường Mầm non Việt Hòa |
|
VII | Huyện Văn Giang |
|
1 | Trường Mầm non Xuân Quan |
|
2 | Trường Mầm non Phụng Công |
|
3 | Trường Mầm non Thị Trấn Văn Giang |
|
4 | Trường Mầm non Liên Nghĩa |
|
5 | Trường Mầm non Mễ Sở |
|
6 | Trường Mầm non Thắng Lợi |
|
7 | Trường Mầm non Cửu Cao |
|
8 | Trường Mầm non Long Hưng |
|
9 | Trường Mầm non Tân Tiến |
|
10 | Trường Mầm non Nghĩa Trụ |
|
11 | Trường Mầm non Vĩnh Khúc |
|
VIII | Huyện Yên Mỹ |
|
1 | Trường Mầm non Trung Hưng |
|
2 | Trường Mầm non Nguyễn Văn Linh |
|
3 | Trường Mầm non Yên Phú |
|
4 | Trường Mầm non Yên Hòa |
|
5 | Trường Mầm non Ngọc Long |
|
6 | Trường Mầm non Liêu Xá |
|
7 | Trường Mầm non Đồng Than |
|
8 | Trường Mầm non Tân Lập |
|
9 | Trường Mầm non Lý Thường Kiệt |
|
10 | Trường Mầm non Hoàn Long |
|
11 | Trường Mầm non Tân Việt |
|
12 | Trường Mầm non Nghĩa Hiệp |
|
13 | Trường Mầm non Trung Hòa |
|
14 | Trường Mầm non Thị trấn Yên Mỹ |
|
15 | Trường Mầm non Việt Cường |
|
16 | Trường Mầm non Minh Châu |
|
17 | Trường Mầm non Thanh Long |
|
IX | Huyện Mỹ Hào |
|
1 | Trường Mầm non Nhân Hòa |
|
2 | Trường Mầm non Phan Đình Phùng |
|
3 | Trường Mầm non Cẩm Xá |
|
4 | Trường Mầm non Dương Quang |
|
5 | Trường Mầm non Dị Sử |
|
6 | Trường Mầm non Phùng Chí Kiên |
|
7 | Trường Mầm non Hưng Long |
|
8 | Trường Mầm non Bạch Sam |
|
9 | Trường Mầm non Xuân Dục |
|
10 | Trường Mầm non Ngọc Long |
|
11 | Trường Mầm non Hòa Phong |
|
12 | Trường Mầm non Thị trấn Bần |
|
13 | Trường Mầm non Minh Đức |
|
X | Huyện Văn Lâm |
|
1 | Trường Mầm non Tân Quang |
|
2 | Trường Mầm non Như Quỳnh |
|
3 | Trường Mầm non Trưng Trắc |
|
4 | Trường Mầm non Đình Dù |
|
5 | Trường Mầm non Lạc Hồng |
|
6 | Trường Mầm non Chỉ Đạo |
|
7 | Trường Mầm non Lạc Đạo |
|
8 | Trường Mầm non Minh Hải |
|
9 | Trường Mầm non Đại Đồng |
|
10 | Trường Mầm non Việt Hưng |
|
11 | Trường Mầm non Lương Tài |
|
KHÁI TOÁN KINH PHÍ QUỸ LƯƠNG TĂNG THÊM KHI CHUYỂN ĐỔI 159 TRƯỜNG MẦM NON BÁN CÔNG SANG CÔNG LẬP
(Tính theo mức lương tối thiểu 1.050.000đ)
Phụ lục số 01
STT | Giáo viên ngoài biên chế đang hưởng theo chế độ tỉnh hỗ trợ | Giáo viên ngoài biên chế khi được tuyển dụng vào biên chế nhà nước |
| Chênh lệch tăng thêm 1 tháng | Chênh lệch tăng thêm 1năm | ||||||||||
Đối tượng, trình độ | Số lượng | Hệ số | Tiền hỗ trợ | Bảo hiểm Y tế | Tổng tiền 1 tháng | Hệ số lương | Tiền lương | Phụ cấp ưu đãi 35% | BHXH 17% | BHYT 3% | C.đoàn 2% | Tổng KP 1 tháng | |||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 1000% | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 |
I | Giáo viên | 2747 |
| 2968875000 | 17168750 | 2986043750 |
| 5679387000 | 1987785450 | 965495790 | 170381610 | 113587740 | 8916637590 | 5930593840 | 71.167.126.080 |
1 | Đại học | 403 | 1.2 | 507780000 | 2518750 | 510298750 | 2.34 | 990171000 | 346559850 | 168329070 | 29705130 | 19803420 | 1554568470 | 1044269720 | 12.531.236.640 |
2 | Cao đẳng | 442 | 1.2 | 556920000 | 2762500 | 559682500 | 2.1 | 974610000 | 341113500 | 165683700 | 29238300 | 19492200 | 1530137700 | 970455200 | 11.645.462.400 |
3 | Trung học | 1725 | 1 | 1811250000 | 10781250 | 1822031250 | 1.86 | 3368925000 | 1179123750 | 572717250 | 101067750 | 67378500 | 5289212250 | 3467181000 | 41.606.172.000 |
4 | Sơ cấp | 177 | 0.5 | 92925000 | 1106250 | 94031250 | 1.86 | 345681000 | 120988350 | 58765770 | 10370430 | 6913620 | 542719170 | 448687920 | 5.384.255.040 |
| (tuyển dụng khi có bẳng TH) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| ||
II | Hành chính | 318 |
|
|
|
|
| 621054000 |
| 105579180 | 18631620 | 12421080 | 757685880 | 757685880 | 9.092.230.560 |
1 | Y tế- Thủ quỹ | 159 | (Tuyển mới từ năm 2013) |
| 1.86 | 310527000 |
| 52789590 | 9315810 | 6210540 | 378842940 | 378842940 | 4.546.115.280 | ||
2 | Kế toán-VT | 159 |
|
|
|
| 1.86 | 310527000 |
| 52789590 | 9315810 | 6210540 | 378842940 | 378842940 | 4.546.115.280 |
III | Cộng I+II | 3065 |
| 2968875000 | 17168750 | 2986043750 |
| 6300441000 | 1987785450 | 1071074970 | 189013230 | 126008820 | 9674323470 | 6688279720 | 80.259.356.640 |
IV | Kinh phí thu học phí của các trường mầm non (15986 trẻ x 50.000đ/tháng x 10 tháng) + (46884 trẻ mẫu giáox 40.000đ/tháng x10tháng) = |
|
|
| 26.746.000.000 | ||||||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
V | Chênh lệch tăng thêm một năm =III-IV |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| 53.513.356.640 |
- 1Quyết định 402/2012/QĐ-UBND về chuyển đổi loại hình trường mầm non bán công sang trường mầm non công lập do Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa ban hành
- 2Quyết định 13/2012/QĐ-UBND chuyển đổi toàn bộ trường mầm non bán công sang công lập trên địa bàn tỉnh Hải Dương trong năm 2012
- 3Nghị quyết 36/2012/NQ-HĐND chuyển đổi toàn bộ trường mầm non bán công sang công lập trên địa bàn tỉnh Hải Dương trong năm 2012
- 4Quyết định 54/2006/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch chuyển đổi trường bán công mầm non, phổ thông sang công lập do thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 5Quyết định 46/2011/QĐ-UBND phê duyệt Đề án chuyển đổi các trường trung học phổ thông bán công sang loại hình công lập và công lập hoạt động theo cơ chế tự chủ tài chính do tỉnh Bình Định ban hành
- 6Quyết định 04/2012/QĐ-UBND về chuyển đổi trường mầm non thuộc xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và trường mầm non Hoa Sơn (Anh Sơn) từ công lập tự chủ một phần kinh phí sang công lập do tỉnh Nghệ An ban hành
- 7Quyết định 301/2010/QĐ-UBND chuyển Trường phổ thông dân tộc nội trú Thuận Bắc từ trực thuộc Ủy ban nhân dân huyện Thuận Bắc sang trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Ninh Thuận
- 8Nghị quyết 09/2013/NQ-HĐND sửa đổi Nghị quyết 27/2011/NQ-HĐND về Đề án chuyển đổi trường mầm non bán công, dân lập sang loại hình công lập và công lập hoạt động theo cơ chế tự chủ tài chính do tỉnh Bình Định ban hành
- 9Quyết định 174/QĐ-UBND năm 2012 về Chuyển đổi Trường Mầm non bán công sang loại hình trường công lập do tỉnh Hà Nam ban hành
- 10Quyết định 2896/QĐ-UBND năm 2013 chuyển Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Vĩnh Phúc về trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Vĩnh Phúc
- 11Quyết định 5445/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt danh sách trường công lập thí điểm trường chất lượng cao năm học 2014-2015 do thành phố Hà Nội ban hành
- 12Quyết định 2232/QĐ-UBND năm 2010 về Đề án chuyển đổi các cơ sở giáo dục mầm non bán công sang cơ sở giáo dục mầm non công lập do Tỉnh Quảng Nam ban hành
- 13Quyết định 35/2018/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 33/2013/QĐ-UBND về lộ trình thực hiện đối với 13 trường mầm non, mẫu giáo thuộc diện chuyển đổi sang loại hình trường mầm non công lập hoạt động theo cơ chế tự chủ hoàn toàn về tài chính do tỉnh Bình Định ban hành
- 14Nghị quyết 23/2018/NQ-HĐND bổ sung Nghị quyết 09/2013/NQ-HĐND sửa đổi Đề án chuyển đổi trường mầm non bán công, dân lập sang trường mầm non công lập và công lập hoạt động tư pháp theo cơ chế tự chủ về tài chính do tỉnh Bình Định ban hành
- 1Luật Giáo dục 2005
- 2Nghị định 43/2006/NĐ-CP quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập
- 3Nghị định 75/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Giáo dục
- 4Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 5Thông tư liên tịch 71/2007/TTLT-BGDĐT-BNV hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập do Bộ Giáo dục - Đào tạo và Bộ Nội vụ ban hành
- 6Quyết định 14/2008/QĐ-BGDĐT về Điều lệ Trường Mầm non do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 7Thông tư 11/2009/TT-BGDĐT về trình tự, thủ tục chuyển đổi cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông bán công, dân lập sang cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông tư thục; cơ sở giáo dục mầm non bán công sang cơ sở giáo dục mầm non dân lập; cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông bán công sang cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 8Luật giáo dục sửa đổi năm 2009
- 9Quyết định 239/QĐ-TTg năm 2010 phê duyệt Đề án phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi giai đoạn 2010 – 2015 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 10Quyết định 60/2011/QĐ-TTg quy định chính sách phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2011 - 2015 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 11Quyết định 402/2012/QĐ-UBND về chuyển đổi loại hình trường mầm non bán công sang trường mầm non công lập do Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa ban hành
- 12Quyết định 13/2012/QĐ-UBND chuyển đổi toàn bộ trường mầm non bán công sang công lập trên địa bàn tỉnh Hải Dương trong năm 2012
- 13Nghị quyết 36/2012/NQ-HĐND chuyển đổi toàn bộ trường mầm non bán công sang công lập trên địa bàn tỉnh Hải Dương trong năm 2012
- 14Nghị quyết 31/2012/NQ-HĐND chuyển đổi trường mầm non bán công sang trường mầm non công lập do tỉnh Hưng Yên ban hành
- 15Quyết định 1711/QĐ-UBND về phê duyệt Đề án phát triển giáo dục mầm non tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2009 - 2015
- 16Quyết định 54/2006/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch chuyển đổi trường bán công mầm non, phổ thông sang công lập do thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 17Quyết định 46/2011/QĐ-UBND phê duyệt Đề án chuyển đổi các trường trung học phổ thông bán công sang loại hình công lập và công lập hoạt động theo cơ chế tự chủ tài chính do tỉnh Bình Định ban hành
- 18Quyết định 04/2012/QĐ-UBND về chuyển đổi trường mầm non thuộc xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và trường mầm non Hoa Sơn (Anh Sơn) từ công lập tự chủ một phần kinh phí sang công lập do tỉnh Nghệ An ban hành
- 19Quyết định 301/2010/QĐ-UBND chuyển Trường phổ thông dân tộc nội trú Thuận Bắc từ trực thuộc Ủy ban nhân dân huyện Thuận Bắc sang trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Ninh Thuận
- 20Nghị quyết 09/2013/NQ-HĐND sửa đổi Nghị quyết 27/2011/NQ-HĐND về Đề án chuyển đổi trường mầm non bán công, dân lập sang loại hình công lập và công lập hoạt động theo cơ chế tự chủ tài chính do tỉnh Bình Định ban hành
- 21Quyết định 174/QĐ-UBND năm 2012 về Chuyển đổi Trường Mầm non bán công sang loại hình trường công lập do tỉnh Hà Nam ban hành
- 22Quyết định 2896/QĐ-UBND năm 2013 chuyển Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Vĩnh Phúc về trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Vĩnh Phúc
- 23Quyết định 5445/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt danh sách trường công lập thí điểm trường chất lượng cao năm học 2014-2015 do thành phố Hà Nội ban hành
- 24Quyết định 2232/QĐ-UBND năm 2010 về Đề án chuyển đổi các cơ sở giáo dục mầm non bán công sang cơ sở giáo dục mầm non công lập do Tỉnh Quảng Nam ban hành
- 25Quyết định 35/2018/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 33/2013/QĐ-UBND về lộ trình thực hiện đối với 13 trường mầm non, mẫu giáo thuộc diện chuyển đổi sang loại hình trường mầm non công lập hoạt động theo cơ chế tự chủ hoàn toàn về tài chính do tỉnh Bình Định ban hành
- 26Nghị quyết 23/2018/NQ-HĐND bổ sung Nghị quyết 09/2013/NQ-HĐND sửa đổi Đề án chuyển đổi trường mầm non bán công, dân lập sang trường mầm non công lập và công lập hoạt động tư pháp theo cơ chế tự chủ về tài chính do tỉnh Bình Định ban hành
Quyết định 05/2013/QĐ-UBND về ban hành Đề án chuyển đổi trường mầm non bán công sang trường mầm non công lập do UBND tỉnh Hưng Yên ban hành
- Số hiệu: 05/2013/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 14/03/2013
- Nơi ban hành: Tỉnh Hưng Yên
- Người ký: Nguyễn Văn Thông
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 24/03/2013
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực