Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 05/2012/QĐ-UBND

Vũng Tàu, ngày 10 tháng 02 năm 2012

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH ĐỀ ÁN “PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC THỂ THAO THÀNH TÍCH CAO TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU GIAI ĐOẠN 2011 – 2015”

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÀ RỊA-VŨNG TÀU

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;

Căn cứ Nghị quyết số 43/2011/NQ-HĐND ngày 08 tháng 12 năm 2011 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu khóa V, kỳ họp thứ 3 về việc phê chuẩn Đề án “Phát triển nguồn nhân lực thể thao thành tích cao tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu giai đoạn 2011 – 2015”;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại Tờ trình số 28/TTr-SVHTTDL ngày 12 tháng 01 năm 2012 về việc ban hành Đề án “Phát triển nguồn nhân lực thể thao thành tích cao tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu giai đoạn 2011 – 2015”,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Đề án “Phát triển nguồn nhân lực thể thao thành tích cao tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2011 – 2015”.

Điều 2. Giao cho Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch lập kế hoạch cụ thể hàng năm và phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan triển khai thực hiện Quyết định này.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày ký.

Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Kế hoạch Đầu tư, Tài chính, Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Thanh Dũng

 

ĐỀ ÁN

“PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC THỂ THAO THÀNH TÍCH CAO TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU GIAI ĐOẠN 2011 – 2015”
(Ban hành kèm theo Quyết định số 05/2012/QĐ-UBND ngày 10 tháng 02 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu )

PHẦN MỞ ĐẦU:

I. TẦM QUAN TRỌNG VÀ TÍNH CẤP THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN:

II. CƠ SỞ PHÁP LÝ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN:

PHẦN THỨ NHẤT. THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC VÀ CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC

I. THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC VÀ CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC:

1. Số lượng huấn luyện viên, vận động viên giai đoạn 2006-2010.

2. Kinh phí đã thực hiện giai đoạn 2006-2010.

3. Hiện trạng đội ngũ huấn luyện viên.

4. Thực trạng về việc huấn luyện đào tạo vận động viên và nâng cao thành tich thi đấu thể thao thành tích cao.

4.1. Công việc đào tạo tuyến năng khiếu.

4.2. Công việc đào tạo huấn luyện tuyến thể thao trẻ.

4.3. Công việc đào tạo tuyến thể thao tỉnh (đội tuyển thể thao tỉnh).

5. Chất lượng (Kết quả đạt được).

II. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHỮNG ƯU ĐIỂM, CÁC YẾU KÉM, HẠN CHẾ, NGUYÊN NHÂN VÀ NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM:

1. Đánh giá kết quả thực hiện.

2. Những ưu điểm.

3. Những khó khăn hạn chế còn tồn tại và những mặt chưa làm được.

4. Nguyên nhân và bài học kinh nghiệm.

PHẦN THỨ HAI. MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC THỂ THAO THÀNH TÍCH CAO ĐẾN NĂM 2015

I. MỤC TIÊU VÀ CÁC PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC THỂ THAO THÀNH TÍCH CAO ĐẾN NĂM 2015:

1. Mục tiêu chung.

2. Mục tiêu cụ thể: (chia thành từng giai đoạn).

2.1. Mục tiêu 1: Về lực lượng vận động viên.

2.2. Mục tiêu 2: Về thành tích thể thao thành tích cao.

3. Phương án đầu tư về kinh phí:

3.1. Về kinh phí thực hiện giai đoạn 2011- 2015: (Phụ lục 1)

3.2. Kinh phí dự toán chi 1 vận động viên trong 1 năm của từng tuyến thể thao trong chương trình

3.2.1. Tuyến năng khiếu:

3.2.2. Tuyến trẻ:

3.2.3. Tuyến tuyển:

PHẦN THỨ BA. NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC ĐẾN NĂM 2015

I. ĐỔI MỚI QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC:

1. Giải pháp về cơ chế, chính sách, luật pháp:

2. Giải pháp về tổ chức quản lý:

3. Giải pháp về đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác huấn luyện đào tạo.

II. GIẢI PHÁP CỤ THỂ:

1. Xây dựng đội ngũ huấn luyện viên.

2. Xây dựng đội ngũ vận động viên.

3. Xây dựng cơ sở vật chất phục vụ công tác huấn luyện đào tạo.

4. Đổi mới chương trình, nội dung và phương pháp đào tạo.

5. Tăng cường xã hội hóa công tác phát triển nguồn nhân lực.

PHẦN THỨ TƯ. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

I. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch.

2. Sở Giáo dục – Đào tạo.

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư.

4. Sở Tài chính.

5. Các sở, ban, ngành có liên quan.

6. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã.

II. KẾT LUẬN

 

PHẦN MỞ ĐẦU

I. TẦM QUAN TRỌNG VÀ TÍNH CẤP THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN:

Trong giai đoạn phát triển mới cùng với sự đổi mới toàn diện của đất nước từ hệ thống kinh tế, chính trị, xã hội, sức khỏe và đời sống của nhân dân được quan tâm hơn. Đảng và Nhà nước ta quan tâm chỉ đạo hướng công tác thể dục thể thao đi vào trọng tâm của đời sống cộng đồng. Ngành Văn hóa, Thể thao Bà Rịa - Vũng Tàu có nhiều điều kiện và nhân tố thuận lợi để phát triển. Lợi thế cũng có tính quyết định lâu dài đó là truyền thống cách mạng, tinh thần đoàn kết, sự thông minh sáng tạo của nhân dân trong lao động là truyền thống tốt đẹp và phong trào thể dục thể thao rộng rãi, mạnh mẽ liên tục qua nhiều thời kỳ.

Thể dục thể thao ngày nay không còn đơn thuần là những hoạt động có tính riêng biệt thuần túy hoặc bó hẹp trong phạm vi của các nhà chuyên môn, mà Thể dục Thể thao ngày nay đã ăn sâu vào tiềm thức của mọi người dân, mọi tầng lớp trong xã hội, nó là hoạt động tự nhiên của con người đặc biệt thể thao thành tích cao là bộ phận quan trọng không thể thiếu trong sự nghiệp phát triển của ngành. Trong đó việc huấn luyện đào tạo vận động viên nhằm nâng cao thành tích thể thao là vần đề then chốt “ Thể thao thành tích cao là hoạt động tập luyện và thi đấu thể thao của vận động viên, trong đó thành tích cao, kỷ lục thể thao được coi là giá trị văn hóa, là sức mạnh, là năng lực sáng tạo của con người ”. Sự phát triển kinh tế xã hội đã làm cho thể dục thể thao phát triển một cách vượt bậc, nó gắn liền với các hoạt động xã hội khác. Do đó để đóng góp tích cực và cụ thể việc thực hiện những mục tiêu tổng quát trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương ngày 06 tháng 3 năm 2003 Tỉnh ủy đã ban hành Chỉ thị 22/CT-TU. Về việc phát triển sự nghiệp thể dục thể thao tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu trên cơ sở thực hiện việc chỉ đạo của Chỉ thị 17/CT-TW ngày 23 tháng 10 năm 2002 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về phát triển thể dục thể thao đến năm 2010. Ngành Văn hóa, Thể thao Bà Rịa - Vũng Tàu triển khai xây dựng Đề án “Phát triển nguồn nhân lực thể thao thành tích cao tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu giai đoạn 2011 – 2015”.

Đề án là cơ sở pháp lý khoa học, để tỉnh đầu tư đúng đối tượng, có trọng điểm, tạo ra sự phát triển cân đối tránh tình trạng lãng phí trong đầu tư.

II. CƠ SỞ PHÁP LÝ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN:

Đề án “Phát triển nguồn nhân lực thể thao thành tích cao tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu giai đoạn 2011 – 2015” được xây dựng trên cơ sở các căn cứ sau:

1. Luật Thể dục thể thao năm 2006

2. Nghị định 112/2007/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc hướng dẫn thi hành Luật Thể dục thể thao.

3. Quyết định số 2198/QĐ-TTg ngày 03 tháng 12 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chiến lược phát triển thể dục thể thao Việt Nam đến năm 2020.”.

PHẦN THỨ NHẤT.

THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC VÀ CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC GIAI ĐOẠN 2006-2010

I. THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC VÀ CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC:

1. Số lượng huấn luyện viên, vận động viên các tuyến từ năm 2006-2010

Bảng thống kê số lượng huấn luyện viên, vận động viên các môn theo từng mốc thời gian:

Năm

Tuyến đào tạo

Ghi chú

Năng khiếu

Trẻ

Tuyển

Môn

HLV, VĐV

Môn

HLV, VĐV

Môn

HLV, VĐV

2006

9

15 -100

11

17 -98

11

16 -98

 

2007

9

20 - 110

11

16 - 99

12

17 – 98

 

2008

8

12 - 98

11

16 - 110

15

20 – 130

 

2009

6

10 - 83

11

16 - 110

15

21 - 131

 

2010

7

11-90

11

17- 115

15

21 - 135

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Hiện trạng phát triển lực lượng vận động viên cho thấy tăng dần theo hàng năm, phần lớn tập trung tuyến đội tuyển. Sự tăng trưởng lên này kéo theo thành tích trong các giải thi đấu hàng năm và đẳng cấp vận động viên cũng tăng theo.

2. Kinh phí đã thực hiện công tác huấn luyện đào tạo giai đoạn 2006-2010: Tổng cộng 18.295.013.300 đồng.

Đơn vị tính: Nghìn đồng

Năm

Tuyển

Tổng kinh phí

Ghi chú

Năng khiếu

Trẻ

Tuyển

2006

755.637

891.053

1.317.942,5

2.964.632.5

 

2007

705.044.

785.525

1.327.435

2.818.004.5

 

2008

777.009,5

1.146.928

2.221.741,5

4.145.679.0

 

2009

661.741.1

1.233.941.5

2.297.732.4

4.193.412.0

 

2010

796.915

1.287.209

2.115.069.3

4.173.285.3

 

Kinh phí thực hiện cho chương trình huấn luyện đào tạo giai đoạn 2006-2010 được thực hiện theo Quyết định 7556/UB-VP ngày 12 tháng 8 năm 2003 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu về việc quy định tạm thời chế độ bồi dưỡng cho vận động viên, huấn luyện viên ngành Thể dục thể thao và Quyết định số 3273/2005QĐ-UBND ngày 12 tháng 9 năm 2005 về việc phê duyệt chế độ dinh dưỡng đối với vận động viên, huấn luyện viên thể thao tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Trong đó quy định chế độ dinh dưỡng như sau:

Stt

Vận động viên, huấn luyện viên theo cấp đội tuyển

Mức tiền dinh dưỡng (đồng/người/ngày)

Ghi chú

01

Đội tuyển tỉnh

35.000

 

02

Đội tuyển trẻ

20.000

 

03

Đội tuyển năng khiếu

15.000

 

3. Hiện trạng đội ngũ huấn luyện viên:

Về trình độ chuyên môn, phần lớn huấn luyện viên có bằng cấp đại học, một số ít huấn luyện viên chưa qua trường lớp chính quy, nhưng đã tham gia bồi dưỡng các lớp đào tạo ngắn hạn (chủ yếu huấn luyện, giảng dạy theo kinh nghiệm từ thời còn là vận động viên).

Bên cạnh đó kinh phí bồi dưỡng cho huấn luyện viên quá thấp (từ 450.000 đồng -> 1.050.000 đồng /người / tháng) về điều kiện kinh tế gia đình đa số huấn luyện viên có hoàn cảnh khó khăn. Trong hoàn cảnh gia đình như vậy, thật khó cho các huấn luyện viên có thể toàn tâm toàn ý cho việc đào tạo nhân tài thể thao và có đủ điều kiện để tự nâng cao trình độ chuyên môn.

4. Thực trạng về công tác huấn luyện - đào tạo vận động viên và nâng cao thành tich thi đấu thể thao thành tích cao.

Công tác đào tạo – huấn luyện vận động viên và nâng cao thành tích thi đấu thể thao thành tích cao là 2 nhiệm vụ song song và gắn liền với nhau, đây là nhiệm vụ trọng tâm của ngành thể dục thể thao tỉnh theo Quyết định số 1497/QĐ-UB ngày 19 tháng 5 năm 2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh. Về việc phê duyệt Đề án xây dựng lực lượng vận động viên kế thừa và nâng cao thành tích thi đấu thể thao thành tích cao tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2006-2010.Trên cơ sở này Sở Thể dục Thể thao trước đây nay là sở Văn hóa Thể thao và Du lịch đã chỉ đạo tổ chức thực hiện chương trình đào tạo- huấn luyện gồm 3 tuyến (Năng khiếu, Tuyến trẻ, Tuyến tỉnh).

4.1. Công việc đào tạo tuyến năng khiếu:

Việc đào tạo năng khiếu được nối tiếp bởi chương trình đào tạo năng khiếu của tỉnh giao ngành thể dục thể thao từ năm 2006 trên cơ sở nền tảng các vận động viên ở các môn thể thao sẳn có gồm 9 môn: Taekwondo, Cờ vua, Cờ tướng, Judo, Cầu lông, Bóng bàn, Bóng đá, Điền kinh, Bi sắt, Aerobic. Nhưng qua quá trình thực hiện chỉ còn lại 7 môn chính: Taekwondo, Cờ vua, Cờ tướng, Judo, Bóng bàn, Bóng đá, Việt dã. Các môn không thực hiện được vì gặp nhiều khó khăn về công tác tuyển chọn, sân bãi tập luyện, chế độ bồi dưỡng không đáp ứng được cho huấn luyện viên và vận động viên … những môn còn lại cũng gặp nhiều khó khăn về sân bãi tập luyện, nhưng ngành thể dục thể thao khắc phục được, duy trì cho đến nay.

4.2. Công việc đào tạo huấn luyện tuyến thể thao trẻ:

Tuyến thể thao trẻ được chuyển tiếp qua từ chương trình Đề án 2001-2005. Từ năm 2006 đến nay số lượng các môn được ổn định bao gồm 11 môn : Taekwondo, Cờ vua, Cờ tướng, Judo, Bóng bàn, Điền kinh, Bi sắt, Karatedo, Vovinam, thể dục thể hình, Xe đạp. Vì đặc thù của các vận động viên trẻ là trong giai đoạn chuyên môn hóa, là giai đoạn cần ổn định các tố chất về thể lực, chuẩn bị hoàn thành các kỷ năng, kỷ xảo trong tập luyện và thi đấu. Do đó các HLV điều chỉnh khối lượng vận động cho phù hợp để duy trì thành tích và tiếp nối với chương trình nguồn nhân lực tỉnh cho đến nay tuyến vận động viên trẻ là tuyến nòng cốt, là lực lượng kế thừa cho vận động viên tuyến tỉnh. Một số môn đã đưa về tập luyện tại Nhà thi đấu thể dục thể thao tỉnh như: Taekwondo, Judo, Karatedo, thể dục thể hình, Bi sắt…

4.3. Công việc đào tạo tuyến thể thao tỉnh (đội tuyển thể thao tỉnh):

Thể thao thành tích cao gắn liền với công tác đào tạo - huấn luyện , lực lượng nòng cốt để đáp ứng thể thao thành tích cao tỉnh là các vận động viên trong các đội tuyển. Do vậy, để thực hiện công việc đào tạo - huấn luyện phải mất nhiều công sức và kinh phí trong đào tạo, trong khi cơ sở vật chất sân bãi luyện tập không đáp ứng được yêu cầu. Từ những khó khăn này Sở đã tổ chức hội nghị Thể thao thành tích cao hàng năm với các cơ sở, các huấn luyện viên , các nhà chuyên môn để đề ra kế hoạch đào tạo- huấn luyện phải phù hợp với tình hình thực tế, tận dụng mọi lợi thế hiện có để thực hiện nhiệm vụ .Giao chỉ tiêu cho các huấn luyện viên của các môn, chủ động chỉ đạo cho các đơn vị trực tiếp công tác đào tạo - huấn luyện đề ra kế hoạch phương hướng như thuê mướn sân bãi cơ sở vật chất khác để đáp ứng cho các đội tuyển. Liên kết với trường Đại học thể dục thể thao Trung ương 2 thành phố Hồ Chí Minh huấn luyện các môn: Võ cổ truyền, Boxing, Wushu, BCBB, Pencassilat. Hiện nay tuyến tuyển gồm có 15 môn : Taekwondo, Judo, Cờ vua, Cờ tướng, Judo, thể dục thể hình, Vovinam, Karatedo, Bi sắt, BCBB, Pencassilat, Bida, Võ cổ truyền, Boxing, Wushu.

Để ràng buộc trách nhiệm giữa cơ sở đào tạo và trách nhiệm huấn luyện viên, vận động viên trong đào tạo huấn luyện và thi đấu, Sở còn chỉ đạo việc thực hiện kinh phí bồi dưỡng cho các đội bằng những hợp đồng, có kiểm tra, kiểm soát thường xuyên để khắc phục những yếu kém trong công việc.

5. Chất lượng (Kết quả đạt được): (Phụ lục 1)

Sau 5 năm thực hiện việc đào tạo - huấn luyện nâng cao thành tích thi đấu thể thao, thành tích năm sau cao hơn năm trước, bằng sự cố gắng tập luyện và thi đấu nhiệt tình của các huấn luyện viên, vận động viên . Trong các năm gần đây số huy chuơng quốc tế đạt được cũng tăng rất rõ, từ 37 huy chương tăng lên 69 huy chương; huy chuơng quốc gia tăng từ 730 lên 848. Thể thao thành tích cao của ngành cũng đã đóng góp vận động viên cho đội tuyển quốc gia. Trong đó có những môn đại diện cho quốc gia tham gia biểu diễn hoặc thi đấu ở nước ngoài như; Taekwondo, Vovinam, Cờ vua, Cờ tướng, Bi sắt, Judo...Tổng số huy chương các loại đạt được cụ thể như sau:

- 69 huy chuơng quốc tế tăng 186,5% so năm 2006 (37 huy chương).

- 848 huy chuơng quốc gia tăng 120,8% so năm 2006 (730 huy chương).

- 309 huy chuơng khu vực, cụm mở rộng.

* Đặc biệt tham dự Đại hội thể dục thể thao toàn quốc năm 2010 gồm 19 môn với 32 HLV, 167VĐV. Kết quả đoạt 34 huy chương

(06HCV+10HCB+18HCĐ) xếp thứ hạng 31/66 tỉnh, thành ngành. (Đại hội thể dục thể thao toàn quốc lần thứ V – năm 2006 thứ hạng 36/66 tỉnh thành) . Ngoài ra, các vận động viên môn Petanque và Pencak Silat tham gia trong thành phần đội tuyển Quốc gia đạt được 03 HCB, 02 HCĐ tại SeaGames 2009 tại Lào.

Các vận động viên tiêu biểu giai đoạn 2006-2010

1/ Nguyễn Minh Phong – sinh năm: 1986, lớp TDTH : Huy chương vàng giải Vô địch TDTH Trẻ châu Á năm 2007

2/ Huỳnh Thị Kim Tuyền – sinh năm: 1992, lớp Vovinam : Huy chương vàng giải Vô địch Vovinam Thế giới năm 2009.

3/ Vũ Mạnh Hùng - sinh năm: 1985, lớp Vovinam : Huy chương đồng giải Vô địch Vovinam Thế giới năm 2009.

4/ Trần Thị Phương Trang - sinh năm: 1990, lớp Judo : Huy chương vàng giải Vô địch Châu Á năm 2009.

5/ Dương Thị Huỳnh Mai - sinh năm: 1986, lớp Taekwondo : Huy chương bạc giải Vô địch Taekwondo quyền Thế giới năm 2009, 2010.

6/ Trần Mai Trường An - sinh năm: 2002, lớp Cờ vua : Huy chương vàng giải Vô địch Cờ Vua Trẻ châu Á năm 2010.

7/ Lê Đình Nguyên Anh - sinh năm: 2000, lớp Cờ vua : Huy chương đồng giải Vô địch Cờ Vua Trẻ châu Á năm 2009.

II. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHỮNG ƯU ĐIỂM, CÁC YẾU KÉM, HẠN CHẾ, NGUYÊN NHÂN VÀ NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM:

1. Đánh giá kết quả thực hiện

+ Có thể nhận định một cách tổng quát, chương trình phát triển thể dục thể thao giai đoạn 2006-2010 được thực hiện theo Quyết định số 1497/QĐ-UB ngày 19 tháng 5 năm 2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh. Về việc phê duyệt Đề án xây dựng lực lượng vận động viên kế thừa và nâng cao thành tích thi đấu thể thao thành tích cao tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu giai đoạn 2006-2010. Đã tạo ra một bước chuyển biến rõ nét cho chất lượng phong trào thể dục thể thao của tỉnh nhà, trong đó thể thao thành tích cao đã khẵng định sự vươn lên, được thể hiện thành tích huy chương, đẳng cấp vận động viên … năm sau cao hơn năm trước.

+ Về tác động của xã hội, kết quả của hoạt động thể thao thành tích cao trong những năm qua đã có những ý nghĩa tích cực trong việc khích lệ quần chúng nhân dân đến với thể thao, đẩy mạnh cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại ” góp phần nhân rộng phong trào xây dựng cuộc sống văn hóa trong cộng đồng dân cư tại khắp địa bàn cơ sở.

+ Bước đầu hình thành về chế độ, chính sách cho huấn luyện viên, vận động viên . Đây là yếu tố hết sức quan trọng cho thể thao thành tích cao phát triển. Cơ sở vật chất ngày càng được cải thiện và nâng cao. Đặc biệt cơ sở vật chất, công trình thể thao đã được các ban ngành, nhân dân, các tổ chức đơn vị đầu tư xây dựng với quy mô ngày càng được nâng cao về số lượng và chất lượng.

+ Công tác đào tạo bồi dưỡng trong nhiều năm qua, được quan tâm hơn đã cử đội ngũ cán bộ, huấn luyện viên tham gia các lớp bồi dưỡng, các khóa huấn luyện, hội thảo chuyên đề…

2. Những ưu điểm.

+ Được sự quan tâm của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, sự chỉ đạo chuyên môn của Tổng cục thể dục thể thao cùng với sự phối hợp của các Sở, Ban, ngành, sự nổ lực phấn đấu của toàn ngành.

+ Đội ngũ cán bộ công chức – viên chức, huấn luyện viên đã có nhiều cố gắng tâm huyết với ngành, nhiệt tình cố gắng khắc phục khó khăn đã tổ chức duy trì thường xuyên được lực lượng vận động viên theo kế hoạch chương trình Đề án.

+ Từ khi có chương trình Đề án” ” Xây dựng lực lượng vận động viên và nâng cao thành tích thi đấu thể thao tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu giai đoạn 2006-2010 “3 tuyến : Năng khiếu, Tuyến trẻ, Tuyến tuyển”. Đã tạo sự chuyển biến rõ nét theo chiều hướng tích cực của chất lượng phong trào thể dục thể thao trong toàn tỉnh. Duy trì được thành tích thi đấu thể thao, chất lượng huy chương đã được chuyển biến rõ rệt từ giải: Khu vực, trẻ, vô địch quốc gia quốc tế.

+ Đã làm tốt công tác tư tưởng đối với huấn luyện viên cũng như công tác giáo dục đạo đức vận động viên. Quá trình xây dựng và quản lý đã tạo sự chuyển biến về mặt số lượng và chất lượng đào tạo vận động viên . Không còn dàn trải, theo từng thời vụ. Trình độ quản lý huấn luyện đào tạo theo đó cũng được nâng lên. Nhiều huấn luyện viên đã được đào tạo chính quy, một số có bằng quốc gia, quốc tế.

+ Công tác đào tạo đã được áp dụng phù hợp với tình hình thực tiển. Trong khi điều kiện thực tế của địa phương, ngành chưa có cơ sở tập trung đào tạo nên một số môn đã giao cho các câu lạc bộ chịu trách nhiệm đào tạo vận động viên theo chỉ tiêu được giao, bước đầu đã khai thác tốt các nguồn lực xã hội.

3. Những khó khăn hạn chế còn tồn tại và những mặt chưa làm được:

+ Công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ cho huấn luyện viên tuy có nhiều cố gắng nhưng chất lượng chưa cao, việc áp dụng tiến bộ khoa học còn chậm từ đó chất lượng vận động viên qua đào tạo không cao, số vận động viên có chuyên môn cao để cung cấp cho tuyến trên không nhiều.

+ Trình độ các vận động viên chỉ dừng lại ở khả năng tranh chấp huy chương, chưa có nhiều vận động viên được tuyển chọn vào các đội tuyển quốc gia.

+ Kế hoạch, giáo án huấn luyện chậm được cập nhật, cải tiến, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm

+ Công tác quản lý, giáo dục, chăm sóc sức khỏe và hồi phục cho vận động viên chưa được thực hiện đúng mức, chủ yếu giao cho huấn luyện viên và gia đình thực hiện.

+ Dù bước đầu xây dựng được quy trình đào tạo và quản lý đào tạo nhưng cũng còn chưa đồng bộ, thiếu các yếu tố bền vững của hệ thống, chưa đặt trên nền tảng chuyên môn hóa cao và còn thiếu kinh phí, sân bãi đúng tiêu chuẩn, chế độ chính sách….

+ Đội ngũ huấn luyện viên về cơ bản chưa đủ đáp ứng cho công tác huấn luyện ở giai đoạn bài bản, chuyên sâu.

+ Công tác quản lý còn thiếu chặt chẽ, chưa có quy định trong quản lý huấn luyện như: chương trình, huấn luyện, giáo án, nhật ký tập luyện và những quy định trong sinh hoạt, học tập văn hóa.

+ Chưa có chế độ ưu đãi đặc biệt đối với huấn luyện viên, vận động viên tài năng muốn cống hiến lâu dài cho ngành thể thao tỉnh. Thực hiện chế độ đối với huấn luyện viên, vận động viên trong thi đấu theo mức cũ (QĐ-7556/UBND-VP; QĐ 3273/2005/QĐ-UB) trong thực tế giá cả biến động liên tục, ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng các đội tuyển khi đi tham dự giải .

+ Chưa tận dụng hết các nguồn lực từ xã hội, thế mạnh về kinh tế - xã hội và điều kiện tự nhiên của tỉnh…chủ yếu vẫn còn dựa vào ngân sách nhà nước.

4. Nguyên nhân và bài học kinh nghiệm:

+ Chưa có cơ sở tập trung để làm công tác huấn luyện đào tạo, còn thiếu các điều kiện đảm bảo cần thiết để phục vụ quá trình đào tạo( cơ sở vật chất, trang thiết

bị dụng cụ điều kiện sinh hoạt, ăn ở..vv..) và đặc biệt là điều kiện đảm bảo về chế độ, chính sách trong công tác đào tạo vận động viên.

+ Còn một số môn phải thuê địa điểm bên ngoài, một số môn Thể thao được xác định là trọng điểm nhưng trong thời gian qua chưa được đầu tư chăm lo đúng mức. Số môn được chọn là trọng điểm, hiện không còn phù hợp với tình hình thực tế hiện nay.

+ Các quy chế, quy định trong quản lý đào tạo được xây dựng và ban hành ở các thời điểm khác nhau, không đồng bộ và được áp dụng trong thời gian tương đối dài mà không được sửa đổi, hoàn thiện cho phù hợp với đặc điểm phát triển ở từng giai đoạn đào tạo.

Từ thực trạng quản lý đào tạo vận động viên, có thể rút ra những kinh nghiệm sau đây:

+ Đào tạo vận động viên phải thực sự được xác định là một bộ phận quan trọng của chính sách và kế hoạch phát triển thể dục thể thao, nhằm bồi dưỡng và phát triển tài năng cho tỉnh quốc gia, góp phần nâng cao trình độ thể thao, năng lực vận động phục vụ cho mục tiêu hòa nhập với nền tảng thể thao tiên tiến của thế giới.

+ Vận dụng và kịp thời ban hành, cụ thể hóa các văn bản pháp luật cơ chế chính sách về thể dục thể thao. Quy hoạch phát triển thể dục thể thao tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2020..: Tổ chức bộ máy, cơ sở vật chất, trang thiết bị, kinh phí, đội ngũ cán bộ và phương thức hoạt động.

+ Ứng dụng các thành tựu khoa học – công nghệ mới, nhất là công nghệ thông tin vào hoạt động lĩnh vực thể dục thể thao trong công tác huấn luyện.

+ Các công trình, đất giành cho thi đấu tập luyện và huấn luyện chưa có nhiều, cán bộ thể thao cơ sở thiếu và yếu… điều đó ảnh hưởng đến việc phát hiện những tài năng thể thao từ phong trào cơ sở.

+ Thực hiện công tác xã hội hóa trong lĩnh vực thể dục thể thao, nhằm huy động mọi nguồn lực xã hội đầu tư cho hoạt động thể dục thể thao …

PHẦN THỨ HAI.

MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC THỂ THAO THÀNH TÍCH CAO ĐẾN NĂM 2015

I. MỤC TIÊU VÀ CÁC PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC THỂ THAO THÀNH TÍCH CAO ĐẾN NĂM 2015:

1. Mục tiêu chung:

Nâng cao chất hượng, hiệu quả công tác tuyển chọn, đào tạo đội ngũ vận động viên tài năng thể thao của tỉnh bao gồm vận động viên năng khiếu, trẻ và đội tuyển, từng bước thực hiện chuyên nghiệp hóa một số môn thể thao thuộc thế mạnh của tỉnh (Vovinam, Taekwondo, Judo, Pencaksilat, Võ cổ truyền…), thường xuyên tổ chức các giải thi đấu đỉnh cao cấp khu vực, quốc gia và quốc tế, mở rộng giao lưu hợp tác trong các lĩnh vực đào tạo tài năng thể thao, phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật thể dục thể thao, xây dựng hệ thống các chính sách, cơ chế quản lý, đẩy mạnh xã hội hóa huy động các nguồn lực tham gia, nhằm tạo động lực thúc đẩy nâng cao thành tích thể thao của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Trên cơ sở dự báo thành tích của các vận động viên kể cả vận động viên ở ngoài tỉnh, xác định những môn Thể thao trọng điểm phải đầu tư, đầu tư có chiến lược và có kế hoạch dài hơi, chất lượng cao cụ thể từng nội dung, hạng cân, từng vận động viên .... Được chia thành các nhóm sau:

Nhóm 1: Đây là những môn có khả năng đạt huy chương vàng tại Đại hội thể dục thể thao toàn quốc năm 2014 bao gồm 8 môn sau: Vovinam, Taekwondo, Judo, Boxing, Wushu, Pencaksilat, Võ cổ truyền, Muya .

Nhóm 2: Đây là những môn có khả năng đạt huy chương tại Đại hội thể dục thể thao toàn quốc năm 2014 và các môn có khả năng phát triển các năm sau bao gồm 11 môn sau: Cờ vua, Cờ tướng, Karatedo, Bi sắt, TDTH, Điền kinh, Bóng bàn, Bơi lội, Xe đạp, Cử tạ, Cầu lông, …

2. Mục tiêu cụ thể: (chia thành từng giai đoạn )

2.1. Mục tiêu 1: Về lực lượng vận động viên (Phụ lục 2)

Tiếp tục hoàn thiện hệ thống đào tạo tài năng thể thao trong chương trình Đề án “ Phát triển nguồn nhân lực thể thao thành tích cao tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu giai đoạn 2011 – 2015 “ tập trung đầu tư có trọng điểm ở các môn thể thao, nội dung từng môn, số lượng vận động viên đạt đẳng cấp quốc gia và quốc tế ở các tuyến. Cùng với việc nâng cao trình độ huấn luyện viên, quan hệ với các Trung tâm huấn luyện quốc gia, hợp đồng với các huấn luyện viên nước ngoài để thực hiện công tác huấn luyện đào tạo các môn thể thao trọng điểm của tỉnh.

Số lượng đào tạo VĐV 3 tuyến giai đoạn 2011 đến năm 2015

NĂM

TUYẾN ĐÀO TẠO

TỔNG CỘNG

NĂNG KHIẾU

TRẺ

TUYỂN

MÔN

HLV,VĐV

MÔN

HLV,VĐV

MÔN

HLV,VĐV

MÔN

HLV,VĐV

2011

1

6- 30

10

13 -82

14

19-108

15

222

2012

1

6 - 30

10

13-86

14

19-109

15

231

2013

1

6 - 30

12

16-98

15

21-119

18

254

2014

1

6 - 30

13

17-104

18

23-129

19

273

2015

1

6 - 30

13

17-106

18

23-132

19

278

2.2. Mục tiêu 2: Về thành tích thể thao thành tích cao.

Năm 2014 là năm diễn ra Đại hội thể dục thể thao toàn quốc, mức độ cạnh tranh huy chương quốc gia rất khó khăn vì đây là thành tích mang tính chủ lực của thể thao các địa phương và bảng xếp hạng thế mạnh thể dục thể thao trên toàn quốc. Nhằm đạt được chỉ tiêu thể thao tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đạt hạng 25-30 trên các tỉnh, thành, ngành trong cả nước vào năm 2014 yêu cầu phải nâng cao hiệu quả công tác huấn luyện các chỉ tiêu số lượng huy chương đạt được trong những năm tiếp theo được xây dựng trên cơ sở số lượng huy chương đã đạt được trong những năm trước đây so với kế hoạch được giao là vượt theo yêu cầu, dựa trên cơ sở các vận động viên ở các tuyến đã trải qua thời gian tập luyện đươc ổn định về thành tích.

Số lượng huy chương đạt được của các môn thể thao giai đoạn 2011-2015

Năm

Đơn vị tính

Số giải tham dự

Kế hoạch Huy chương đạt được

Tổng cộng

Quốc tế

Quốc gia

Khu vực

2011

cái

60

6

160

54

220

2012

cái

62

6

164

55

225

2013

cái

64

7

165

58

230

2014

cái

67

7

168

60

235

2015

cái

70

8

170

62

240

Đào tạo VĐV đẳng cấp quốc gia giai đoạn 2011-2015

Năm

Đơn vị tính

Đẳng cấp quốc gia

TỔNG CỘNG

Cấp I

Kiện tướng

 

2011

VĐV

70

35

105

2012

VĐV

73

38

111

2013

VĐV

75

40

115

2014

VĐV

80

43

123

2015

VĐV

85

47

132

3. Phương án đầu tư về kinh phí:

Kinh phí thực hiện cho chương trình huấn luyện đào tạo giai đoạn 2011-2015 được xây dựng để đáp ứng cho yêu cầu nhiệm vụ theo quy định Thông tư liên tịch số 127/2008/TTTL/BTC-BVHTTDL của Bộ Tài chính và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Về việc hướng dẫn thực hiện chế độ dinh dưỡng đặc thù đối với vận động viên, huấn luyện viên thể thao thành tích cao và Quyết định số 923/QĐ- UBND ngày 31 tháng 3 năm 2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Về việc ban hành chế độ đối với huấn luyện viên, vận động viên thể thao và chế độ chi tiêu tài chính cho các giải thể thao trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Trong đó quy định chế độ dinh dưỡng như sau:

Stt

Vận động viên, huấn luyện viên theo cấp đội tuyển

Mức tiền dinh dưỡng (đồng /người/ ngày )

Ghi chú

01

Đội tuyển tỉnh

90.000

 

02

Đội tuyển trẻ

70.000

 

03

Đội tuyển năng khiếu

50.000

 

Trong quá trình thực hiện sẽ điều chỉnh để phù hợp với tình hình thực tế, điều chỉnh do giá tăng, điều chỉnh do thay đổi chế độ chi của các cấp thẩm quyền 3.1. Về kinh phí thực hiện giai đoạn 2011- 2015: (Phụ lục 3)

* Tổng kinh phí thực hiện: 37.680.900.000 đ (Ba mươi bảy tỷ, sáu trăm tám mươi triệu, chín trăm ngàn đồng.)

● Năm 2011: 6 tỷ 684 triệu 400.

● Năm 2012: 6 tỷ 947 triệu 550.

● Năm 2013: 7 tỷ 590 triệu 900.

● Năm 2014: 8 tỷ 155 triệu 250.

● Năm 2015: 8 tỷ 302 triệu 800.

* Nguồn kinh phí:

+ Được bố trí trong dự toán ngân sách hàng năm theo phân cấp ngân sách Nhà nước.

+ Nguồn kinh phí thực hiện Đề án hàng năm được bố trí trực tiếp cho đơn vị thực hiện .

3.2. Kinh phí dự toán chi 1 VĐV trong 1 năm của từng tuyến Thể thao trong chương trình ( chỉ áp dụng cho tuyến trẻ và tuyến tuyển).

3.2.1. Tuyến Năng khiếu :

- Kinh phí bồi dưỡng tập luyện cho HLV :

 

 

1.500.000 đ/tháng x 12 tháng x 06 huấn luyện viên

=

108.000.000 đ

- Trang phục tập luyện: 200.000đ x 01 năm x 36 người

=

7.200.000 đ

- Dụng cụ bảo hộ tập luyện cá nhân: 500.000 đ x 36 người

=

18.000.000 đ

- Tiền dụng cụ tập luyện, dụng cụ bổ trợ, dụng cụ bảo hộ, sân bãi

Tài liệu,hồ sơ, kiểm tra thi đấu cọ sát :

1.050.000 đ x 36 người                          = 37.800.000 đ

Tổng cộng                                             = 171.000.000 đ

(Một trăm bảy mươi một triệu đồng.)

3.2.2. Tuyến trẻ:

- Kinh phí bồi dưỡng tập luyện thường xuyên cho 01 vận động viên:

70.000 đ/ngày x 335 ngày                                               = 23.450.000 đ

- Trang phục tập luyện : 250.000đ x 01 năm                     = 250.000 đ

- Bảo hiểm tập luyện : 200.000đ x 01 năm                       = 200.000 đ

- Dụng cụ bảo hộ tập luyện cá nhân:                                = 700.000 đ

- Kinh phí dụng cụ tập luyện,sân bãi

Tài liệu, hồ sơ, kiểm tra, thi đấu cọ sát...................         = 1.250.000 đ

Tổng cộng                                                                     25.850.000 đ

3.2.3. Tuyến tuyển:

- Kinh phí bồi dưỡng tập luyện thường xuyên cho 01 vận động viên:

90.000 đ/ngày x 320 ngày                                               = 28.800.000 đ

- Trang phục tập luyện : 300.000đ x 01 năm                     = 300.000 đ

- Bảo hiểm tập luyện : 200.000đ x 01 năm = 200.000 đ

- Dụng cụ bảo hộ tập luyện cá nhân:                                = 1.000.000 đ

- Kinh phí dụng cụ tập luyện,sân bãi,

Tài liệu, hồ sơ, kiểm tra, thi đấu cọ sát .......................... = 1.650.000 đ

Tổng cộng 31.950.000 đ

PHẦN THỨ BA.

NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC ĐẾN NĂM 2015

I. ĐỔI MỚI QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC:

1. Giải pháp về cơ chế, chính sách , luật pháp:

+ Triển khai thực hiện Luật Thể dục thể thao và nghị định hướng dẫn.

+ Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, chính quyền và toàn thể các cấp đối với phong trào thể dục thể thao tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

+ Ban hành chỉ thị Nghị quyết của Tỉnh Ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh, các cấp ủy Đảng chính quyền và đoàn thể về phát triển thể dục thể thao trong từng thời kỳ kế hoạch giai đoạn 2011-2015 và những năm tiếp theo.

+ Khuyến khích các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước đầu tư vào lĩnh vực thể dục thể thao. Nhà nước thực hiện các chính sách ưu đãi đối với hoạt động thể dục thể thao, ưu tiên giải quyết đất xây dựng các cơ sở thể dục thể thao miễn giảm thuế đất tiền sử dụng đất …

+ Xây dựng cơ chế chính sách khuyến khích, thu hút ưu đãi đặc biệt đối với huấn luyện viên, vận động viên tài năng muốn cống hiến lâu dài cho ngành thể thao tỉnh nhà.

+ Khen thưởng động viên các tổ chức, cá nhân có những đóng góp xuất sắc trong hoạt động thể dục thể thao.

2. Giải pháp về tổ chức quản lý:

+ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch với trách nhiệm là cơ quan quản lý Nhà nước về thể dục thể thao, ban hành các quy chế, quy định với công tác đào tạo vận động viên, có chính sách đầu tư thích đáng về cơ sở hạ tầng thể dục thể thao, về đội ngũ cán bộ, huấn luyện viên thể thao, đồng thời tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nhiệm vụ đào tạo của các tổ chức đào tạo, thực hiện thường xuyên việc tổng kết, rút kinh nghiệm và đề ra những biện pháp, giải pháp, kế hoạch cụ thể để nâng cao hiệu quả công tác đào tạo.

+ Chỉ đạo tổ chức thực hiện chương trình đào tạo- huấn luyện gồm 3 tuyến (Năng khiếu, Tuyến trẻ, Tuyến tỉnh) theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền

+ Căn cứ theo thế mạnh của từng địa phương, chỉ đạo mỗi Trung tâm thể dục thể thao huyện thị thành đầu tư nâng cao một số môn thể thao mũi nhọn. Sự tập hợp nhiều tài năng từ các nơi sẽ tạo sự tranh đua, cọ xát lành mạnh trong lúc tập luyện, giúp nâng cao nhanh chóng trình độ tập luyện của vận động viên.

+ Phân định rõ trách nhiệm giữa đơn vị quản lý nhà nước về thể dục thể thao và các đơn vị sự nghiệp thể dục thể thao. Củng cố và kiện toàn tổ chức bộ máy sự nghiệp thể dục thể thao trên địa bàn tỉnh.

3. Giải pháp về đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác huấn luyện đào tạo :

+ Đề xuất chủ trương dự án đầu tư xây dựng Trung tâm Huấn luyện & Thi đấu thể dục thể thao tỉnh trong năm 2011-2012. Từng bước xây dựng cơ sở vật chất trên diện rộng phục vụ công tác huấn luyện trên địa bàn toàn tỉnh một cách đồng bộ và phù hợp với quy hoạch phát triển của các huyện thị, thành phố.

+ Trước mắt khai thác sử dụng nhà thi đấu thể dục thể thao, sân vận động Lam Sơn phải ưu tiên làm công tác đào tạo - huấn luyện, ngoài ra các sân bãi, cơ sở của các địa phương đảm bảo yêu cầu huấn luyện cũng sẽ được đưa vào phục vụ.

II. GIẢI PHÁP CỤ THỂ:

1. Xây dựng đội ngũ huấn luyện viên: Nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới nội dung phương pháp đào tạo nhân lực, nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực. Tổ chức bồi dưỡng nâng cao, đề nghị đưa đi đào tạo kể cả nước ngoài những huấn luyện viên giỏi có tâm huyết với ngành. Ngoài ra có kế hoạch mời chuyên gia, huấn luyện viên đảm trách huấn luyện các môn Thể thao trọng điểm trong chương trình đào tạo, đỉnh điểm huấn luyện phục vụ cho thi đấu đạt thành tích cao ở kỳ Đại hội 2014…

Tiếp tục quán triệt và nâng cao nhân thức về các chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước đối với công tác thể dục thể thao trong thời kỳ mới, chống tiêu cực trong ngành kết hợp làm tốt công tác giáo dục đạo đức tác phong cho huấn luyện viên, vận động viên gắn với việc thực hiện cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.

2. Xây dựng đội ngũ vận động viên: Trên cơ sở dự báo thành tích của các vận động viên kể cả vận động viên ở ngoài tỉnh, xác định những môn Thể thao trọng điểm phải đầu tư, đầu tư có chiến lược và có kế hoạch dài hơi, chất lượng cao có cụ thể từng nội dung, hạng cân, từng vận động viên ....

3. Xây dựng cơ sở vật chất phục vụ công tác huấn luyện đào tạo:

+ Trang bị đồng bộ trang thiết bị các dụng cụ đào tạo - huấn luyện hiện đại, thiết thực cho công tác tuyển chọn vận động viên một cách khoa học và bài bản, để đáp ứng cho việc ứng dụng khoa học công nghệ trong lĩnh vực đào tạo - huấn luyện tài năng thể thao.

+ Cải tiến các phương tiện tập luyện phục vụ cho công tác huấn luyện chuyên môn.

+ Tăng cường liên kết đào tạo với các Trung tâm huấn luyện quốc gia, hợp đồng với các huấn luyện viên nước ngoài để nâng cao chất lượng công tác đào tạo - huấn luyện các môn thể thao trọng điểm của tỉnh .

4. Đổi mới chương trình, nội dung và phương pháp đào tạo:

+ Rà soát, điều chỉnh hình thành quy hoạch mới về công tác đào tạo, bồi dưỡng và nghiên cứu phù hợp với giai đoạn phát triển hiện nay.

+ Phối hợp, tạo mối quan hệ giữa cán bộ quản lý, huấn luyện viên, vận động viên của địa phương với các Liên đoàn thể thao và các bộ môn của Tổng cục thể dục thể thao trong công tác đào huấn luyện thể thao.

5. Tăng cường xã hội hóa công tác phát triển nguồn nhân lực:

+ Khuyến khích tạo điều kiện để phát triển đa dạng hóa các loại hình dịch vụ thể dục thể thao.

+ Đẩy mạnh các hoạt động tài trợ, quãng cáo trong lĩnh vực thể dục thể thao.

PHẦN THỨ TƯ.

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

I. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Trách nhiệm của Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch, các sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân huyện, thị, thành phố trong tỉnh.

1. Sở Văn hóa - Thể thao &Du lịch:

+ Chủ trì phối hợp với các Sở, ban, ngành và đoàn thể, UBND huyện, thị, thành phố trong tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Đề án, là cơ quan chịu trách nhiệm chính trong công tác đào tạo - huấn luyện các vận động viên.

+ Chỉ đạo, hướng dẫn việc tổ chức triển khai thực hiện Đề án, đảm bảo hoàn thành các chỉ tiêu, mục tiêu đã đề ra theo kế hoạch hàng năm, nâng cao thành tích và đạt hiệu quả cao nhất.

+ Thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch đối với chương trình đào tạo - huấn luyện hàng năm. Thực hiện các nhiệm vụ kiểm tra chuyên ngành về lĩnh vực đầu vào, đầu ra, độ tuổi và các lĩnh vực khác có liên quan đến các huấn luyện viên- Vận động viên đang làm nhiệm vụ trong chương trình đào tạo - huấn luyện của ngành.

+ Quản lý và sử dụng nguồn kinh phí đúng mục đích, đảm bảo hiệu quả.

+ Quyết định giao nhiệm vụ cụ thể cho các đơn vị trực thuộc các phòng chuyên môn nghiệp vụ .

+ Định kỳ hàng năm, báo cáo tình hình, kết quả triển khai thực hiện Đề án cho Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định. Trong quá trình thực hiện sẽ kiến nghị điều chỉnh để phù hợp với tình hình thực tế, điều chỉnh bổ sung các môn thể thao, điều chỉnh do giá tăng, điều chỉnh do thay đổi chế độ chi của các cấp thẩm quyền…

2. Sở Giáo dục – Đào tạo:

Phối hợp với Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh xây dựng kế hoạch, tổ chức tốt nhiệm vụ giáo dục thể chất và phát triển thể thao trong học đường, nhằm tìm kiếm và phát hiện tài năng thể thao đáp ứng nhu cầu thể thao thành tích cao của tỉnh.

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư:

Xem xét, thẩm định, bố trí nguồn vốn chương trình Đề án của tỉnh theo định kỳ kế hoạch hàng năm cho Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch triển khai thực hiện.

4. Sở Tài chính:

Xem xét, thẩm định, bố trí nguồn kinh phí theo định kỳ kế hoạch hàng năm cho Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch triển khai thực hiện.

5. Các sở, ban, ngành có liên quan:

Các sở, ban, ngành có trách nhiệm hàng năm thực hiện công tác thể dục thể thao trong lĩnh vực ngành mình phụ trách, cùng phối hợp tốt với Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tổ chức các cuộc thi đấu thể dục thể thao để chọn lọc các vận động viên có thành tích tham gia thi đấu các giải quốc gia, quốc tế.

6. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố:

+ Phối hợp với Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch triển khai thực hiện chương trình huấn luyện đào tạo tài năng thể thao của tỉnh theo kế hoạch hàng năm nhằm nâng cao hiệu quả công tác và thực hiện tốt các chỉ tiêu đã đề ra.

+ Hàng năm xây dựng kế hoạch đào tạo - huấn luyện, theo dõi, phát hiện tài năng thể thao, các vận động viên có triển vọng thành tích, đề xuất cử tham gia vào chương trình đào tạo - huấn luyện chung của ngành giai đoạn 2011 -2015.

II. KẾT LUẬN:

Trên cơ sở đánh giá thực trạng Đề án Xây dựng lực lượng vận động viên kế thừa và nâng cao thành tích thi đấu thể thao thành tích cao tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu giai đoạn 2006-2010 cho thấy trong quá trình thực hiện có những mặt đạt được, những mặt chưa đạt được, những ưu – khuyết điểm từ đó đã nêu bật lên những nguyên nhân và rút ra bài học kinh nghiệm . Với những quan điểm cơ bản trong xây dựng và phát triển chung. Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu xây dựng Đề án "Phát triển nguồn nhân lực thể thao thành tích cao tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu giai đoạn 2011 – 2015"

Mục tiêu nâng cao thành tích Thể thao của địa phương là tiếp tục hoàn thiện hệ thống đào tạo huấn luyện vận động viên năng khiếu, trẻ và đội tuyển của tỉnh, đầu tư có trọng điểm các môn thể thao thành tích cao để tăng số huy chương đạt được ở các giải thi đấu khu vực, quốc gia và quốc tế bao gồm các môn: Vovinam, Taekwondo, Judo, Boxing, Wushu, Pencaksilat, Võ cổ truyền, Muya..

Thực hiện tốt Đề án "Phát triển nguồn nhân lực thể thao thành tích cao tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu giai đoạn 2011 – 2015" góp phần quan trọng trong việc nâng cao sức khỏe, thể trạng tầm vóc và làm phong phú đời sống tinh thần, giáo dục nhân cách, đạo đức lối sống lành mạnh, đẩy lùi tệ nạn xã hội góp phần giữ gìn an ninh –trật tự xã hội của nhân dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Đồng thời góp phần vào sự nghiệp xây dựng quê hương ngày càng phát triển sẵn sàng, đáp ứng mọi yêu cầu của thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa xứng tầm với vị trí của tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam./.

 

CHỈ TIÊU HUY CHƯƠNG ĐẲNG CẤP VÀ THÀNH TÍCH ĐẠT ĐƯỢC GIAI ĐOẠN 2006-2010

PHỤ LỤC: 1

Năm

Kế hoạch

Thực hiện

Đẳng cấp

Ghi chú

2006

200 huy chương

221 huy chương (46V + 69B + 107 Đ)

 

Đại hội TDTT. Kết quả đoạt 21 (04 V, 02 B, 15 Đ)

Xếp thứ hạng 36/66 tỉnh, thành, ngành

Quốc tế: 05

Quốc tế: 04

KT: 22

Quốc gia: 135

Quốc gia: 139

06 dự bị

Khu vực mở rộng: 60

Khu vực mở rộng: 78

C I: 45

 

Vượt kế hoạch 10,5% so với kế hoạch 200 HC

 

2007

210 huy chương

246 huy chương (52V + 74B + 120 Đ)

 

01 vận động viên tham dự SeaGames 24 tại Thái Lan (môn nhày cao)

Quốc tế: 05

Quốc tế: 14

KT: 21

Quốc gia: 145

Quốc gia: 179

C I: 79

Khu vực mở rộng: 60

Khu vực mở rộng: 53

 

 

Vượt kế hoạch 17,14% so với kế hoạch 210 HC

 

2008

225 huy chương

273 huy chương (61V + 81B + 131 Đ)

 

Hội khỏe phù đổng toàn quốc đoạt 31 huy chương (06 V + 08 B + 17 Đ)

Quốc tế: 08

Quốc tế: 10

KT: 22

Quốc gia: 165

Quốc gia: 196

C I: 86

Khu vực mở rộng: 52

Khu vực mở rộng: 67

 

 

Vượt kế hoạch 21,33% so với kế hoạch 225 HC

 

2009

225 huy chương

249 huy chương (55V + 60B + 134 Đ)

 

- SeaGames 25 tại Lào. Kết quả đoạt 05 huy chương (02 HCV + 03 HCĐ)

 - Ai Cập đoạt 01 HCV.

 - Asian LG đoạt 01 HCV.

Quốc tế: 08

Quốc tế: 25

KT: 38

Quốc gia: 165

Quốc gia: 169

06 dự bị

Khu vực mở rộng: 52

Khu vực mở rộng: 55

C I: 69

 

Vượt kế hoạch 10,7% so với kế hoạch 225 HC

 

2010

220 huy chương

271 huy chương (48V + 79B + 144 Đ)

 

Đại hội thể dục thể thao. Kết quả đoạt 34 huy chương (06 HCV + 10 HCĐ + 18 HCĐ) xếp thứ hạng 31/66 tỉnh, thành, ngành

Quốc tế: 06

Quốc tế: 16

KT: 38

Quốc gia: 160

Quốc gia: 199

C I: 60

Khu vực mở rộng: 54

Khu vực mở rộng: 56

 

 

Vượt kế hoạch 22,2% so với kế hoạch 220 HC

 

 

SỐ MÔN THỂ THAO VÀ SỐ LƯỢNG HUẤN LUYỆN VIÊN, VẬN ĐỘNG VIÊN THỰC HIỆN GIAI ĐOẠN 2011-2015

PHỤ LỤC: 2

Môn thể thao

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

Tuyến NK

Tuyến trẻ

Tuyến tuyển

Tuyến NK

Tuyến trẻ

Tuyến tuyển

Tuyến NK

Tuyến trẻ

Tuyến tuyển

Tuyến Nk

Tuyến trẻ

Tuyến tuyển

Tuyến Nk

Tuyến trẻ

Tuyến tuyển

Taekwondo

 

14

14

 

15

15

 

16

16

 

16

16

 

16

16

Judo

 

12

10

 

12

12

 

12

12

 

12

12

 

12

12

Cờ vua

 

9

7

 

9

7

 

10

7

 

10

9

 

10

9

Cờ tướng

 

9

7

 

9

7

 

9

7

 

9

9

 

9

9

Petanque

 

9

9

 

9

9

 

9

9

 

9

9

 

9

9

Vovinam

 

16

16

 

17

16

 

18

16

 

18

16

 

18

16

TDTH

 

6

6

 

6

6

 

7

6

 

7

7

 

7

7

Điên kinh

 

6

6

 

7

7

 

8

8

 

9

8

 

9

9

Bóng bàn

 

8

 

 

8

 

 

8

 

 

7

3

 

7

3

Penack Silat

 

 

14

 

 

14

 

 

14

 

 

14

 

 

14

Karatedo

 

 

8

 

 

8

 

5

7

 

6

7

 

7

7

Võ cổ truyền

 

6

12

 

7

12

 

7

12

 

7

12

 

7

12

Wushu

 

 

6

 

 

6

 

 

6

 

 

7

 

 

7

Boxing

 

 

6

 

 

7

 

 

7

 

 

7

 

 

8

Muay

 

 

6

 

 

6

 

 

7

 

 

7

 

 

7

Bơi lội

 

 

 

 

 

 

 

5

 

 

5

3

 

6

3

Cầu lông

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6

 

 

6

 

Billiards

 

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

3

 

 

4

Cử tạ

 

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

3

 

 

3

Bóng đá

Hỗ trợ

 

 

Hỗ trợ

 

 

Hỗ trợ

 

 

Hỗ trợ

 

 

Hỗ trợ

 

 

Bóng chuyền

Xã hội hóa

Xã hội hóa

Xã hội hóa

Xã hội

hóa

Xã hội hóa

Số môn thể thao

15 môn thể thao

15 môn thể thao

18 môn thể thao

19 môn thể thao

19 môn thể thao

Số lượng HLV, VĐV

222

231

254

273

278

 

DỰ TOÁN KINH PHÍ THỰC HIỆN GIAI ĐOẠN 2011-2015

PHỤ LỤC: 3

Đơn vị tính: ngàn đồng

Tuyến

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

Cộng

Số môn TT

SL HLV, VĐV

Kinh phí

Số môn TT

SL HLV VĐV

Kinh phí

Số môn TT

SL HLV VĐV

Kinh phí

Số môn TT

SL HLV VĐV

Kinh phí

Số môn TT

SL HLV VĐV

Kinh phí

855,000

Năng khiếu

1

6

171,000

1

6

171,000

1

6

171,000

1

6

171,000

1

6

171,000

 

 

30

(kp hỗ trợ)

 

30

(kp hỗ trợ)

 

30

(kp hỗ trợ)

 

30

(kp hỗ trợ)

 

30

(kp hỗ trợ)

 

Trẻ

10

13

2,455,750

10

13

2,559,150

12

16

2,946,900

13

107

3,127,850

13

17

3,179,550

14,269,200

 

82

 

 

86

 

 

98

 

 

104

 

 

106

 

 

Tuyển

14

19

4,057,650

14

19

4,217,400

15

21

4,473,000

18

23

4,856,400

18

23

4,952,250

22,556,700

 

108

 

 

109

 

 

119

 

 

129

 

 

132

 

 

Số môn

15 môn TT

15 môn TT

18 môn TT

19 môn TT

19 môn TT

 

SL

 

 

 

 

 

 

HLV

32

32

37

40

40

 

VĐV

190

199

217

233

238

 

Tng kinh phí

6,684,400

6,947,550

7,590,900

8,155,250

8,302,800

37,680,900

Bằng chữ: ba mươi bảy tỷ, sáu trăm tám mươi triệu, chín trăm đồng.