Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 04/2021/QĐ-UBND | Hòa Bình, ngày 15 tháng 01 năm 2021 |
BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ CƯỠNG CHẾ THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÒA BÌNH
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22/6/2015;
Căn cứ Luật Đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013;
Căn cứ Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai;
Căn cứ Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo quyết định này Quy định về cưỡng chế thi hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 02 năm 2021.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, Chánh Thanh tra tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn, Thủ trưởng các sở, ban, ngành và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
VỀ CƯỠNG CHẾ THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 04/2021/QĐ-UBND ngày 15 tháng 01 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình)
Quy định này quy định chi tiết về nguyên tắc, điều kiện, trình tự, thủ tục cưỡng chế thi hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai đã có hiệu lực pháp luật; trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc cưỡng chế thi hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.
1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải chấp hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai có hiệu lực pháp luật nhưng không tự nguyện chấp hành.
2. Người có thẩm quyền, cơ quan chịu trách nhiệm tổ chức thi hành cưỡng chế và tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc thi hành cưỡng chế thi hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai.
Điều 3. Nguyên tắc cưỡng chế thi hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai
1. Việc cưỡng chế phải tiến hành công khai, dân chủ, khách quan, bảo đảm trật tự, an toàn, đúng quy định của pháp luật.
2. Trước khi tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế phải thực hiện công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục và thuyết phục các bên tranh chấp liên quan tự nguyện chấp hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai có hiệu lực pháp luật.
3. Thời điểm bắt đầu tiến hành cưỡng chế được thực hiện trong giờ hành chính. Không thực hiện cưỡng chế trong thời gian từ 22 giờ đến 06 giờ sáng ngày hôm sau; các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật; trong thời gian mười lăm (15) ngày trước và sau tết nguyên đán; các ngày truyền thống đối với các đối tượng chính sách nếu họ là người bị cưỡng chế và các trường hợp đặc biệt khác làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội, phong tục, tập quán tại địa phương.
Điều 4. Điều kiện thực hiện cưỡng chế
Cưỡng chế thực hiện quyết định giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Quyết định giải quyết tranh chấp đất đai đã có hiệu lực thi hành theo quy định của pháp luật mà bên có nghĩa vụ phải thực hiện quyết định không tự nguyện chấp hành, mặc dù đã được Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã nơi có đất tranh chấp vận động, thuyết phục mà không chấp hành.
2. Quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định giải quyết tranh chấp đất đai đã được niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, nhà văn hóa, thôn, xóm, làng, bản, tổ dân phố nơi có đất tranh chấp.
3. Quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định giải quyết tranh chấp đất đai đã có hiệu lực thi hành.
4. Người bị cưỡng chế đã nhận được Quyết định cưỡng chế. Trường hợp người bị cưỡng chế từ chối không nhận quyết định cưỡng chế hoặc vắng mặt khi giao quyết định cưỡng chế thì Ban thực hiện cưỡng chế lập biên bản về việc giao nhận quyết định cưỡng chế.
TRÌNH TỰ, THỦ TỤC THỰC HIỆN CƯỠNG CHẾ THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định cưỡng chế đối với quyết định giải quyết tranh chấp đất đai đã có hiệu lực pháp luật mà chưa được thi hành, trừ trường hợp được cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời để tạm đình chỉ hoặc đình chỉ việc thi hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai đã có hiệu lực pháp luật.
Quyết định cưỡng chế của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phải được gửi đến Ủy ban nhân dân tỉnh, Thanh tra tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Tư pháp để biết, theo dõi.
2. Thời gian cưỡng chế thi hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai đã có hiệu lực pháp luật là ba mươi (30) ngày làm việc, kể từ ngày giao quyết định cưỡng chế; trong trường hợp khó khăn, Trưởng ban thực hiện cưỡng chế báo cáo và kiến nghị người có thẩm quyền xem xét gia hạn. Việc gia hạn chỉ được thực hiện một lần và thời gian gia hạn không quá bốn mươi (40) ngày làm việc, kể từ ngày ký quyết định gia hạn.
3. Trong thời hạn hai mươi (20) ngày làm việc, kể từ ngày quyết định giải quyết tranh chấp đất đai đã có hiệu lực pháp luật được công bố, cơ quan được giao nhiệm vụ theo dõi việc thực hiện quyết định là Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp phải gặp gỡ, làm việc với các bên tranh chấp, người có quyền và nghĩa vụ liên quan (nếu có) để thu thập thông tin; phối hợp với Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam cùng cấp để vận động, giải thích, thuyết phục, yêu cầu các bên chấp hành quyết định.
Trường hợp người có nghĩa vụ không chấp hành và theo yêu cầu của bên có quyền theo quyết định giải quyết tranh chấp đất đai đã có hiệu lực pháp luật, cơ quan được giao nhiệm vụ theo dõi việc thực hiện quyết định phải báo cáo kết quả đến người ra quyết định giải quyết, đồng thời gửi Phòng Tài nguyên và Môi trường để xem xét, lập thủ tục ban hành quyết định cưỡng chế theo Khoản 1
Điều này. Báo cáo gồm có các nội dung cơ bản: Việc triển khai thực hiện; quá trình kết quả vận động, giải thích, thuyết phục; yêu cầu của các bên tranh chấp; nhận xét và kiến nghị người có thẩm quyền ban hành quyết định cưỡng chế, quyết định thành lập Ban thực hiện cưỡng chế.
4. Trong thời hạn mười lăm (15) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu của người có quyền lợi và báo cáo kết quả thực hiện của cơ quan được giao nhiệm vụ theo dõi việc thực hiện quyết định, Phòng Tài nguyên và Môi trường phải thẩm định hồ sơ, dự thảo quyết định cưỡng chế và quyết định thành lập Ban thực hiện cưỡng chế trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, ký quyết định. Hồ sơ gồm: Văn bản yêu cầu cưỡng chế có chữ ký và ghi rõ họ tên của người có quyền yêu cầu cưỡng chế; quyết định giải quyết tranh chấp đất đai đã có hiệu lực pháp luật chưa được thi hành; biên bản vận động hòa giải không thành; biên bản triển khai quyết định (bản sao); báo cáo kết quả thực hiện quyết định của cơ quan được giao nhiệm vụ triển khai thực hiện quyết định.
5. Trong thời hạn mười (10) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ do Phòng Tài nguyên và Môi trường trình quy định tại Khoản 4 Điều này, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, ký ban hành quyết định cưỡng chế, quyết định thành lập Ban thực hiện cưỡng chế.
6. Quyết định cưỡng chế gồm các nội dung cơ bản như sau (Theo Mẫu số 01 kèm theo Quy định này):
a) Căn cứ ban hành quyết định cưỡng chế;
b) Nội dung cưỡng chế;
c) Họ tên, nơi cư trú, trụ sở của đối tượng bị cưỡng chế;
d) Lý do và phương pháp cưỡng chế;
e) Biện pháp cưỡng chế được áp dụng; thời gian, địa điểm tổ chức cưỡng chế và tài sản cưỡng chế;
g) Quyền và nghĩa vụ của đối tượng bị cưỡng chế;
h) Giao cơ quan tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế.
7. Quyết định thành lập Ban thực hiện cưỡng chế, thành phần Ban cưỡng chế (Theo Mẫu số 02 kèm theo Quy định này) gồm có:
a) Trưởng ban là Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có đất tranh chấp; Phó Trưởng ban là Trưởng phòng hoặc Phó Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường làm nhiệm vụ chủ trì thực hiện cưỡng chế.
b) Thành viên là đại diện các cơ quan cấp huyện gồm: Tài nguyên và Môi trường; Tài chính; thanh tra, công an, tư pháp, xây dựng, Mặt trận tổ quốc Việt Nam, tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội liên quan, đại diện Lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp và các thành viên khác do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định.
Điều 6. Gửi, niêm yết, công khai quyết định cưỡng chế
1. Sau khi ban hành quyết định cưỡng chế, quyết định thành lập Ban thực hiện cưỡng chế phải gửi cho Ban thực hiện cưỡng chế, cơ quan tham mưu thực hiện cưỡng chế, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để phối hợp thực hiện.
2. Quyết định cưỡng chế được giao trực tiếp cho đối tượng bị cưỡng chế hoặc gửi qua bưu điện bằng hình thức thư bảo đảm trong trường hợp đối tượng bị cưỡng chế cư trú ngoài đơn vị cấp huyện, cấp tỉnh và thông báo cho đối tượng bị cưỡng chế biết.
3. Trường hợp quyết định cưỡng chế được triển khai giao trực tiếp mà đối tượng bị cưỡng chế không nhận, cố ý vắng mặt (tại nơi cư trú hoặc không đến làm việc theo thư mời) thì Ban Thực hiện cưỡng chế phải lập biên bản về việc không nhận quyết định, vắng mặt nêu trên, biên bản phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cưỡng chế thì được coi là đã giao quyết định cưỡng chế.
4. Trường hợp đối tượng bị cưỡng chế vắng mặt tại nơi cư trú mà không xác định được địa chỉ của đối tượng bị cưỡng chế thì quyết định cưỡng chế được giao cho một trong những thành viên trong gia đình của đối tượng bị cưỡng chế, bao gồm: cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột của đối tượng bị cưỡng chế; các đối tượng quy định tại khoản này phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật và đang cư trú trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.
Việc giao phải lập biên bản, phải có ký tên hoặc điểm chỉ của người nhận có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã. Trường hợp người nhận không ký hoặc điểm chỉ thì ghi rõ lý do không ký nhận hoặc điểm chỉ vào biên bản có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người nhận quy định tại Khoản này và được coi như quyết định cưỡng chế đã giao.
5. Đối với trường hợp gửi qua bưu điện bằng hình thức thư bảo đảm, nếu sau thời hạn năm (05) ngày làm việc, kể từ ngày quyết định cưỡng chế đã được gửi qua đường bưu điện đến lần thứ ba (03) mà bị trả lại do đối tượng bị cưỡng chế cố ý không nhận, hoặc có căn cứ cho rằng người bị cưỡng chế cố ý không nhận quyết định cưỡng chế thì được coi là đã được giao quyết định.
a) Đối với trường hợp không thể xác định được địa chỉ cụ thể của đối tượng bị cưỡng chế và các đối tượng được quy định tại Khoản 4 Điều này, ngoài việc niêm yết quyết định cưỡng chế tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, nhà văn hóa thôn, xóm, làng, bản, tổ dân phố nơi có đất tranh chấp, Ban thực hiện cưỡng chế phải thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng tại địa phương về việc cưỡng chế ít nhất ba (03) lần trong mười lăm (15) ngày làm việc và Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người bị cưỡng chế cư trú lập biên bản việc vắng mặt khi giao quyết định cưỡng chế trước khi tổ chức thực hiện cưỡng chế.
b) Đối với trường hợp người bị cưỡng chế đang bị tạm giam, tạm giữ, chấp hành án phạt tù thì việc cưỡng chế chỉ được thực hiện sau khi cơ quan chủ trì thực hiện cưỡng chế đã thông qua cơ quan đang thực hiện việc tạm giữ, tạm giam, thi hành án phạt tù gửi quyết định cưỡng chế cho người bị cưỡng chế.
6. Niêm yết công khai quyết định cưỡng chế tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, nhà văn hóa thôn, xóm, làng, bản, tổ dân phố nơi có đất tranh chấp và nơi cư trú của người bị cưỡng chế; thời hạn niêm yết ít nhất là năm (05) ngày làm việc trước khi thực hiện cưỡng chế. Việc niêm yết và kết thúc niêm yết phải được lập thành biên bản có xác nhận của trưởng thôn, xóm, bản, tổ trưởng tổ dân phố, chính quyền địa phương nơi có đất tranh chấp.
Điều 7. Lập kế hoạch cưỡng chế
1. Ban thực hiện cưỡng chế có trách nhiệm thu thập thông tin, khảo sát hiện trạng nơi có đất tiến hành cưỡng chế, chủ trì xây dựng kế hoạch cưỡng chế, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện cưỡng chế, lập dự toán kinh phí trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có đất tranh chấp phê duyệt trong thời hạn năm (05) ngày làm việc kể từ ngày ban hành quyết định cưỡng chế.
2. Kế hoạch cưỡng chế phải đảm bảo các nội dung cơ bản gồm: đối tượng, thời gian, địa điểm, lực lượng tham gia cưỡng chế, phương pháp tiến hành cưỡng chế; kinh phí thực hiện cưỡng chế; phải nêu rõ các bước tiến hành cưỡng chế, công tác bố trí lực lượng, sử dụng phương tiện và công cụ để tiến hành cưỡng chế, dự trù và phòng ngừa các tình huống xấu có thể xảy ra khi tiến hành cưỡng chế; trách nhiệm của các tổ chức có liên quan.
3. Sau khi kế hoạch tiến hành cưỡng chế được phê duyệt, Ban thực hiện cưỡng chế họp triển khai, phổ biến kế hoạch và phân công nhiệm vụ cụ thể đến các thành viên; ban hành thông báo cưỡng chế thi hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai, yêu cầu đối với người bị cưỡng chế, người có quyền và nghĩa vụ liên quan di dời tài sản trên đất ra khỏi nơi thực hiện cưỡng chế trước khi bắt đầu tiến hành cưỡng chế.
4. Ban thực hiện cưỡng chế phối hợp với cơ quan Công an cấp huyện, cấp xã và các ngành có liên quan để đảm bảo trật tự, an toàn trong quá trình thi hành quyết định cưỡng chế; với cơ quan báo chí, đài truyền thanh, đài truyền hình (nếu cần thiết) để kịp thời thông tin, tuyên truyền vận động đến người dân.
Điều 8. Tuyên truyền, vận động, thuyết phục
1. Trong thời hạn mười lăm (15) ngày làm việc, kể từ ngày kế hoạch cưỡng chế được phê duyệt, Ban thực hiện cưỡng chế có trách nhiệm phối hợp với địa phương tiến hành thông báo, vận động, giải thích, thuyết phục, đối thoại đối tượng bị cưỡng chế quyết định giải quyết tranh chấp đất đai.
2. Trường hợp đối tượng bị cưỡng chế tự nguyện thi hành thì Ban thực hiện cưỡng chế lập biên bản ghi nhận việc tự nguyện thi hành.
3. Trường hợp đối tượng bị cưỡng chế không chấp hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai sau khi đã được đối thoại, vận động, thuyết phục thì Ban thực hiện cưỡng chế lập biên bản và thông báo cưỡng chế bằng văn bản.
Điều 9. Trình tự thực hiện cưỡng chế
1. Trên cơ sở, kế hoạch cưỡng chế đã được phê duyệt, Ban thực hiện cưỡng chế phối hợp với các cơ quan có liên quan tiến hành cưỡng chế.
a) Trường hợp đối tượng bị cưỡng chế, người có nghĩa vụ liên quan cố tình vắng mặt thì vẫn tiến hành cưỡng chế nhưng phải có đại diện của Ủy ban nhân dân cấp xã và hai (02) người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật trong khu vực nơi có đất bị cưỡng chế chứng kiến.
b) Ban thực hiện cưỡng chế xác định ranh giới, mốc giới trên thực địa theo quyết định giải quyết tranh chấp đất đai.
c) Việc cưỡng chế phải được lập thành biên bản và giao cho đối tượng bị cưỡng chế một bản, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất cưỡng chế một bản. Biên bản ghi rõ: thời gian, địa điểm, cơ quan chủ trì thực hiện cưỡng chế; đối tượng bị cưỡng chế; đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã và người chứng kiến; hiện trạng đất khi cưỡng chế, kết quả thực hiện cưỡng chế và phải được các thành phần tham dự cưỡng chế ký tên, điểm chỉ; trường hợp vắng mặt hoặc từ chối ký biên bản thì phải ghi rõ lý do vào biên bản.
Trường hợp đối tượng bị cưỡng chế và những người có liên quan không tự nguyện ra khỏi khu đất cưỡng chế, không tự tháo dỡ, di chuyển tài sản (nếu có) ra khỏi khu đất cưỡng chế, Ban thực hiện cưỡng chế yêu cầu lực lượng trực tiếp cưỡng chế đưa người bị cưỡng chế, những người có liên quan cùng tài sản ra khỏi khu đất cưỡng chế.
2. Ngay sau khi thực hiện xong việc cưỡng chế, Ban thực hiện cưỡng chế đề nghị cơ quan có thẩm quyền đo đạc và lập biên bản bàn giao đất cho người sử dụng hợp pháp, biên bản bàn giao đất phải có chữ ký của đại diện Ban thực hiện cưỡng chế, đối tượng nhận bàn giao đất và xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã.
Trường hợp đối tượng bị cưỡng chế và những người có liên quan từ chối nhận tài sản thì Ban thực hiện cưỡng chế bàn giao tài sản đó cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thực hiện cưỡng chế để trông giữ, bảo quản và thông báo cho người có tài sản nhận lại tài sản. Việc bàn giao tài sản được lập thành biên bản. Biên bản ghi rõ: họ và tên người đại diện Ban thực hiện cưỡng chế, cá nhân, đại diện tổ chức bị cưỡng chế, người được giao bảo quản tài sản, người chứng kiến việc bàn giao; chủng loại, số lượng, tình trạng (chất lượng) tài sản; thời gian bảo quản; quyền và nghĩa vụ của người được giao bảo quản tài sản.
3. Trong thời gian năm (05) ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc cưỡng chế ngoài thực địa, Ban thực hiện cưỡng chế họp đánh giá kết quả thực hiện cưỡng chế và báo cáo kết quả cưỡng chế đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ra quyết định cưỡng chế. Báo cáo cưỡng chế gồm có các nội dung: quá trình thực hiện cưỡng chế, kết quả cưỡng chế; thuận lợi, khó khăn, vướng mắc.
Điều 10. Xử lý tài sản sau khi thực hiện quyết định cưỡng chế
Trường hợp người bị cưỡng chế, người có quyền và nghĩa vụ liên quan từ chối nhận tài sản đã được di dời khỏi nơi cưỡng chế, thì Ban thực hiện cưỡng chế xử lý như sau:
1. Đối với tài sản không bảo quản được, dễ hư hỏng (hoa màu, cây cối, thực phẩm tươi sống, và các vật phẩm khác) thì Ban thực hiện cưỡng chế thông báo cho chủ sở hữu tài sản nhận ngay sau khi tiến hành cưỡng chế. Việc thông báo phải được lập biên bản, nếu người bị cưỡng chế từ chối nhận tài sản thì Ban thực hiện cưỡng chế chủ trì phối hợp với cơ quan tài chính hoặc tổ chức do Ủy ban nhân dân cấp huyện thành lập bán thanh lý tài sản; chủ tài sản phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại, chênh lệch giá đối với tài sản đó.
Việc bán tài sản không bảo quản được, dễ bị hư hỏng phải được lập thành biên bản; biên bản phải có chữ ký của thành phần tham gia bán tài sản, đại diện chính quyền địa phương, người chứng kiến, người mua tài sản. Tiền bán tài sản thu được, sau khi trừ các chi phí cho việc vận chuyển, bảo quản, xử lý tài sản sẽ được gửi tiết kiệm loại không kỳ hạn tại tổ chức tín dụng và thông báo cho cá nhân, tổ chức có tài sản biết để nhận khoản tiền còn lại.
2. Đối với tài sản bảo quản được, Ban thực hiện cưỡng chế lập biên bản tạm giữ tài sản và lập biên bản bàn giao để trông giữ, bảo quản tài sản tạm giữ cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp hoặc cơ quan có trách nhiệm chủ trì thực hiện cưỡng chế thuê tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện để trông giữ, bảo quản tài sản.
3. Đối với các tài sản như vật liệu nổ công nghiệp hoặc các tài sản khác mà người bị cưỡng chế không được phép quản lý, lưu giữ, sử dụng theo quy định của pháp luật thì Ban thực hiện cưỡng chế phải lập biên bản và bàn giao cho cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành để quản lý, xử lý theo quy định của pháp luật. Người bị cưỡng chế phải chịu toàn bộ các chi phí cho việc vận chuyển, quản lý, bảo quản tài sản.
4. Trong thời hạn ba (03) ngày làm việc, kể từ ngày thực hiện cưỡng chế xong, Ban thực hiện cưỡng chế phải ban hành thông báo nhận tiền, tài sản cho người bị cưỡng chế, người có quyền và nghĩa vụ liên quan sau đó niêm yết công khai thông báo tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thực hiện cưỡng chế, thông báo thời gian, địa điểm để chủ sở hữu, người sử dụng hợp pháp nhận tiền, tài sản; việc niêm yết phải lập thành biên bản.
5. Trường hợp quá sáu (06) tháng, kể từ ngày niêm yết công khai thông báo nhận tiền, tài sản quy định tại Khoản 4 Điều này mà chủ sở hữu tài sản không đến nhận tiền, tài sản thì cơ quan chủ trì cưỡng chế trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ra quyết định cưỡng chế thành lập Hội đồng định giá tài sản để bán đấu giá theo quy định của pháp luật; số tiền thu được, sau khi trừ các chi phí cho việc bán đấu giá tài sản, vận chuyển, trông giữ, bảo quản, xử lý tài sản sẽ được gửi tiết kiệm loại không kỳ hạn tại tổ chức tín dụng và thông báo cho cá nhân, tổ chức có tài sản biết để nhận khoản tiền đó.
6. Đối với tài sản tạm quản lý nhưng không còn giá trị sử dụng hoặc không bán được thì cơ quan chủ trì cưỡng chế tham mưu Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ra quyết định cưỡng chế thành lập hội đồng tiêu hủy gồm: Cơ quan chủ trì cưỡng chế là Chủ tịch hội đồng; đại diện cơ quan tài chính, tư pháp cùng cấp; đại diện cơ quan có liên quan là thành viên.
Điều 11. Lưu trữ hồ sơ cưỡng chế
1. Việc thực hiện lưu trữ hồ sơ cưỡng chế, gồm: quyết định giải quyết tranh chấp đất đai, quyết định cưỡng chế, quyết định thành lập Ban thực hiện cưỡng chế, kế hoạch cưỡng chế; các biên bản công khai, niêm yết quyết định cưỡng chế, thông báo thời gian cưỡng chế; các biên bản đối thoại, vận động, thuyết phục người bị cưỡng chế; biên bản cưỡng chế hoặc biên bản thỏa thuận của các bên tranh chấp hoặc biên bản ghi nhận chấp hành của người bị cưỡng chế; biên bản bàn giao tài sản, các tài liệu khác liên quan.
2. Tài liệu trong hồ sơ phải đánh số thứ tự, lập bảng kê tài liệu và được lưu tại các cơ quan chuyên môn theo quy định của pháp luật về văn thư lưu trữ.
Điều 12. Kinh phí tổ chức cưỡng chế
Kinh phí thực hiện cưỡng chế thi hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai do Nhà nước bảo đảm và được bố trí trong dự toán hàng năm của Ủy ban nhân dân cấp huyện theo quy định.
Điều 13. Giải quyết khiếu nại, tố cáo
1. Đối tượng bị cưỡng chế, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện việc thực hiện cưỡng chế theo quy định của pháp luật.
2. Nếu đối tượng bị cưỡng chế, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan có hành vi tái chiếm thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 208 Luật Đất đai năm 2013, trường hợp vượt thẩm quyền báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xử lý theo quy định của pháp luật.
Điều 14. Điều khoản chuyển tiếp
Các quyết định giải quyết tranh chấp đất đai ban hành trước ngày Quy định này có hiệu lực thi hành nếu không tự nguyện chấp hành và một trong các bên tranh chấp có đơn đề nghị cưỡng chế mà chưa tổ chức cưỡng chế thì thực hiện cưỡng chế theo Quy định này.
Điều 15. Trách nhiệm thực hiện cưỡng chế
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức thực hiện cưỡng chế thi hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai có hiệu lực pháp luật trên địa bàn đơn vị hành chính thuộc phạm vi quản lý khi các bên hoặc một trong các bên tranh chấp không chấp hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai; tiếp nhận, giải quyết các kiến nghị, phản ánh, khiếu nại liên quan đến việc cưỡng chế theo quy định của pháp luật.
Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn cấp huyện tham mưu Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện và tổ chức thực hiện cưỡng chế theo nhiệm vụ phân công và theo quy định của pháp luật.
2. Cơ quan Công an cấp huyện có trách nhiệm bảo đảm trật tự, an toàn trong quá trình thi hành quyết định cưỡng chế; xây dựng kế hoạch bảo đảm an ninh, trật tự trong quá trình cưỡng chế, thống nhất với Ban thực hiện cưỡng chế các phương án bảo vệ; kịp thời ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật, bảo đảm an toàn cho người, tài sản của nhà nước và của công dân trong quá trình thi hành quyết định cưỡng chế.
3. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thi hành quyết định cưỡng chế có trách nhiệm phối hợp với Ban thực hiện cưỡng chế, cơ quan, đơn vị có liên quan vận động, thuyết phục, đối thoại với người bị cưỡng chế; tổ chức thực hiện việc giao, niêm yết công khai quyết định cưỡng chế; tham gia thực hiện cưỡng chế, phối hợp thực hiện di chuyển tài sản, bảo quản và lưu giữ tài sản theo nhiệm vụ được phân công và theo quy định của pháp luật.
4. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan có trách nhiệm phối hợp với cơ quan chủ trì thực hiện cưỡng chế, Ban thực hiện cưỡng chế khi có yêu cầu.
1. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, thủ trưởng các sở, ban, ngành có liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã, các tổ chức và cá nhân có liên quan theo chức năng nhiệm vụ thực hiện các nội dung theo Quy định này.
2. Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan theo dõi, kiểm tra và hướng dẫn việc tổ chức thực hiện.
3. Trong quá trình triển khai thực hiện Quy định, nếu phát sinh vướng mắc, Ủy ban nhân dân cấp huyện, các cơ quan, tổ chức có liên quan kịp thời phản ánh về Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: …/QĐ-UBND | ……., ngày … tháng … năm … |
Cưỡng chế thi hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai đã có hiệu lực pháp luật.
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013;
Căn cứ Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai;
Căn cứ Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai;
Xét đề nghị của Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số /TTr-PTNMT ngày ...tháng... năm...
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Cưỡng chế thi hành Quyết định số .../QĐ-UBND ngày ... tháng ... năm … của Chủ tịch UBND (tỉnh hoặc cấp huyện) về việc giải quyết tranh chấp đất đai đối với:
Ông (Bà)/Tổ chức: ……………………………………………………………………
Ngày ... tháng ... năm sinh ………..Quốc tịch: …………………………………….
Nghề nghiệp/lĩnh vực hoạt động: ……………………………………………………
Địa chỉ: ………………………………………………………………………………
Giấy CMND/Quyết định thành lập hoặc ĐKKD số: …………………………………
Cấp ngày: …………………………………. Nơi cấp: …………………………………
Lý do áp dụng: Do ông (bà)/tổ chức không thực hiện quyết định giải quyết tranh chấp đất đai đã có hiệu lực pháp luật.
Biện pháp cưỡng chế: …………………………………….
Thời gian thực hiện: ………………………………………, kể từ ngày nhận được Quyết định này.
Địa điểm thực hiện: ……………………………………………………………………;
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ... tháng ... năm ………..
Điều 3. Quyết định này được:
1. Giao/Gửi cho ông (bà)/tổ chức ……………………………………… để chấp hành. Ông (Bà)/Tổ chức vi phạm phải thực hiện Quyết định này và phải chịu mọi chi phí về việc tổ chức thực hiện cưỡng chế.
Ông (Bà)/Tổ chức vi phạm có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện hành chính đối với Quyết định này theo quy định của pháp luật.
2. Giao …………………………………. để tổ chức thực hiện Quyết định này./.
| NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH |
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: …/QĐ-UBND | ……., ngày … tháng … năm … |
Về việc thành lập Ban Thực hiện cưỡng chế
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013;
Căn cứ Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai;
Căn cứ Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai;
Theo đề nghị của Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số /TTr-PTNMT ngày ...tháng... năm...
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Thành lập Ban Thực hiện cưỡng chế, gồm các ông (bà) có tên sau đây:
1. ……………………………………………………., Trưởng ban;
2. ……………………………………………………..., Phó Trưởng ban (nếu có);
3. ………………………………………………………., thành viên;
Điều 2. Ban Thực hiện cưỡng chế có nhiệm vụ …………………………………
Giao cho Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo, theo dõi, giúp Chủ tịch UBND (cấp huyện) xử lý theo thẩm quyền các kiến nghị của Ban Thực hiện cưỡng chế.
Điều 3. Các ông (bà) có tên tại Điều 1 và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
| NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH |
- 1Quyết định 53/2019/QĐ-UBND quy định về cưỡng chế thi hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai đã có hiệu lực pháp luật thuộc thẩm quyền của cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh Tây Ninh
- 2Quyết định 07/2020/QĐ-UBND quy định về cưỡng chế thi hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai, quyết định công nhận hòa giải thành trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
- 3Quyết định 34/2020/QĐ-UBND quy định cưỡng chế thi hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai, quyết định công nhận hòa giải thành trong giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
- 4Quyết định 14/2021/QĐ-UBND sửa đổi Quy định cưỡng chế thi hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai đã có hiệu lực pháp luật trên địa bàn tỉnh Đồng Nai kèm theo Quyết định 18/2019/QĐ-UBND
- 5Quyết định 15/2021/QĐ-UBND quy định về cưỡng chế thi hành Quyết định giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn tỉnh Sơn La
- 6Quyết định 45/2021/QĐ-UBND quy định về cưỡng chế thi hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
- 1Luật đất đai 2013
- 2Nghị định 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Đất đai
- 3Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 4Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
- 5Nghị định 01/2017/NĐ-CP sửa đổi nghị định hướng dẫn Luật đất đai
- 6Quyết định 53/2019/QĐ-UBND quy định về cưỡng chế thi hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai đã có hiệu lực pháp luật thuộc thẩm quyền của cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh Tây Ninh
- 7Quyết định 07/2020/QĐ-UBND quy định về cưỡng chế thi hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai, quyết định công nhận hòa giải thành trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
- 8Quyết định 34/2020/QĐ-UBND quy định cưỡng chế thi hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai, quyết định công nhận hòa giải thành trong giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
- 9Quyết định 14/2021/QĐ-UBND sửa đổi Quy định cưỡng chế thi hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai đã có hiệu lực pháp luật trên địa bàn tỉnh Đồng Nai kèm theo Quyết định 18/2019/QĐ-UBND
- 10Quyết định 15/2021/QĐ-UBND quy định về cưỡng chế thi hành Quyết định giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn tỉnh Sơn La
- 11Quyết định 45/2021/QĐ-UBND quy định về cưỡng chế thi hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
Quyết định 04/2021/QĐ-UBND quy định về cưỡng chế thi hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai do tỉnh Hòa Bình ban hành
- Số hiệu: 04/2021/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 15/01/2021
- Nơi ban hành: Tỉnh Hòa Bình
- Người ký: Bùi Văn Khánh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 01/02/2021
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra