Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
UỶ BAN CHỨNG KHOÁN NHÀ NƯỚC Số: 04/1999/QĐ-UBCK1 | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội , ngày 27 tháng 03 năm 1999 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ THÀNH VIÊN, NIÊM YẾT, CÔNG BỐ THÔNG TIN VÀ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN
CHỦ TỊCH ỦY BAN CHỨNG KHOÁN NHÀ NƯỚC
Căn cứ Nghị đinh số 15/CP ngày 02/3/1993 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý nhà nước cua Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ Nghị định số 75/CP ngày 28/11/1996 của Chính phủ về việc thành lập Ủy ban Chứng khoán Nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 48/1998/NĐ-CP ngày 11/7/1998 của Chính phủ về chứng khoán và thị trường chứng khoán;
Căn cứ Quyết đinh số 127/1998/QĐ-TTg ngà 11/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Trung tâm giao dịch chứng khoán;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Phát triển thị trường chứng khoán,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế Thành viên, niêm yết, công bố thông tin và giao dịch chứng khoán.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký.
Điềủ 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Phát triển thị trường, Giám đốc Trung tâm giao dịch chứng khoán, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, các bên liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| UỶ BAN CHỨNG KHOÁN NHÀ NƯỚC |
THÀNH VIÊN, NIÊM YẾT, CÔNG BỐ THÔNG TIN VÀ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN
(ban hành kèm theo Quyết định số 04/1999/QĐ-UBCK1 ngày 27/3/1999 của Chủ tich Ủy ban Chứng khoán Nhà nước).
Điều 1. Quy chế này quy định về thành viên, niêm yết, công bố thông tin và giao dịch chứng khoán.
Điều 2. Trong Quy chếnày, các từ ngữ dưới đây đượ hiểu như sau:
1. Đại diện giao dịch là người được thành viên của Trung tâm giao dịch chứng khoán cử làm đại diện thực hiện nhiệm vụ giao dịch tại Trung tâm giao dịch chứng khoán.
2. Tổ chức niêm yết là tổ chức phát hành có chứng khoán được niêm yết tại Trung tâm giao dịch chứng khoán.
3. Tách cổ phiếu là việc tăng số lượng cổ phiếu lưu hành theo một tỷ lệ quy định mà không làm tăng thêm vốn cổ phần của tổ chức niêm yết và không làm thay đổi tỷ lệ nắm giữ của cổ đông.
4. Gộp cổ phiếu là việc giảm số lượng cổ phiếu lưu hành theo một tỷ lệ quy định mà không làm giảm vốn cổ phần của tổ chức niêm yết và không làm thay đổi tỷ lệ nắm giữ của cổ đông.
5. Hệ thống gíao dịch là hệ thống máy tính dùng cho hoạt động giao dịch tại Trung tâm giao dịch chứng khoán.
6. Hệ thống chuyển lệnh là hệ thống thực hiện việc chuyển các lệnh giao dịch từ thành viên Trung tâm giao dịch chứng khoán đến Trung tâm giao dịch chứng khoán.
7. Giá thưc hiện là giá chứng khoán được xác định từ kết quả khớp lệnh.
8. Giá mở cửa là giá thực hiện tại lần khớp lệnh đầu tiên trong ngày giao dịch.
9. Giá đóng cửa là giá thực hiện tại lần khớp lệnh cuối cùng trong ngày giao dịch.
10. Biên độ dao động giá là khoảng dao động giá Chứng khoán quy định trong ngày giao dịch.
11. Giá tham chiêú là mức giá làm cơ sở cho việc tính giới hạn dao động giá chứng khoán.
12. Lệnh giới hạn là lệnh mua hoặc bán chứng khoán do người đầu tư đưa ra cho người môi giới thực hiện theo mức giá chỉ định.
13. Công bố thông tin định kỳ là việc công bố thông tin vào những thời điểm quy định.
14. Công bô thông tin tức thời là việc công bố thông tin ngay sau khi xảy ra các sự kiện quan trọng, có thể ảnh hưởng đến giá chứng khoán hoặc lợi ích của người đầu tư.
15: Công bô thông tin theo yêu cầu là việc công bố thông tin khi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Trung tâm giao dịch chứng khoán yêu cầu.
16. Giá trị tài sản ròng của quỹ đầu tư chứng khoán là tổng giá trị của các tài sản và các khoản đầu tư do quỹ sở hữu trừ đi các nghĩa vụ nợ của Quỹ tại thời điểm tính toán.
17. Tài sản ròng cua tổ chức niêm yết là tổng tài sản có trừ đi các khoản nợ phải trả của tổ chức phát hành tính theo giá trị sổ sách kế toán tại thời điểm tính toán.
18. Trạm đầu cuối là các thiết bi đầu vào và đầu ra dùng để nhận hoặc chuyển thông tin.
THÀNH VIÊN TRUNG TÂM GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN
Chỉ thành viên mới được giao dịch chứng khoán tại Trung tâm giao dịch chứng khoán.
1. Đơn đăng ký làm thành viên Trung tâm giao dịch chứng khoán;
2. Bản sao giấy phép hoạt động chứng khoán của công ty;
3. Bản sao giấy phép hành nghề của các nhân viên kinh doanh của công ty.
Điều 5. Thành viên có các nghĩa vụ sau đây:
1. Tuân thủ các quy định về hoạt động kinh doanh chứng khoán của Trung tâm giao dịch chứng khoán;
2. Chịu sư kiểm tra, giám sát của Trung tâm giao dịch chứng khoán;
3. Nộp phí thành viên, phí giao dịch, phí sử dụng hệ thống giao dịch;
4. Nộp các khoản đóng góp lập quỹ hỗ trợ thanh toán
5. Báo cáo Trung tâm giao dịch chứng khoán:
a) Tình hình hoạt động và tình hình tài chính theo các quy định của Quy chế về tổ chức và hoạt động của công ty.chứng khoán;
b) Giao dịch chứng khoán hàng tháng trong thời hạn 5 ngày đầu của tháng tiếp theo;
c) Giao dịch chứng khoán hàng ngày vào ngày làm việc ngay sau ngày thực hiện giao dịch;
d) Việc hợp nhất, sáp nhập, chia, tách và thành lập chi nhánh; thành viên ngừng hoạt động một phần hoặc toàn bộ; cơ cấu lại công ty (nếu có);
e) Các thông tin có liên quan đến hoạt động của thành viên khi Trung tâm giao dịch chứng khoán yêu cầu;
f) Khi phát hiện các hoạt động vi phạm pháp luật liên quan đến chứng khoán và thị trường chứng khoán.
6. Ngoài các báo cáo quy định tại khoản 4 Điều này, thành viên phải báo cáo Trung tâm giao dịch chứng khoán trong vòng 24 giờ kể từ khi xảy ra các sự kiện sau đây:
a) Tăng hoặc giảm vốn điều lệ;
b) Lâm vào tình trạng phá sản hoặc giải thể;
c) Nộp đơn xin tuyên bố phá sản;
d) Là nguyên đơn hoặc bị đơn của một vụ án;
e) Tài khoản của thành viên tại ngân hàng bị đình chỉ, phong tỏa, hoặc lệnh đình chỉ, phong tỏa đã được hủy bỏ;
f) Chuyển trụ sở chính, khai trương, đóng cửa hoặc chuyển trụ sở văn phòng chi nhánh;
g) Giám đốc hoặc nhân viên kinh doanh của thành viên là đối tượng chịu sự điều tra của cơ quan pháp luật hoặc chịu phán quyết củạ tòa án.
Điều 6. Thành viên có các quyền sau đây:
1. Sử dụng hệ thống giao dịch và các dịch vụ do Trung tâm giao dịch chứng khoán cung cấp; 2. Thu các loại phí cung cấp dịch vụ cho khách hàng theo quy định của pháp luật;
3. Đề nghị Trung tâm giao dịch chứng khoán giải quyết các tranh chấp liên quan đến hoạt động kinh doanh chứng khoán;
4. Được rút khỏi thành viên sau khi được Trung tâm giao dlch chứng khoán chấp thuận.
2. Đại diện giao dịch khi tiến hành các hoạt động của mình tại Trung tâm giao dịch chứng khoán phải tuân thủ các quy định của Trung tâm.
3. Thành viên chịu trách nhiệm đối với mọi hành vi liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ giao dịch tại Trung tâm giao dịch chứng khoán của đại diện giao dịch của mình tại Trung tâm giao dịch chứng khoán.
1. Thẻ đại diện giao dịch bị thu hồi trong các trường hợp sau:
a) Trung tâm giao dịch chứng khoán phát hiện có sự gian lận trong việc xin cấp thẻ đại diện giao dịch;
b) Đại diện giao dịch không thực hiện nhiệm vụ trong vòng 1 tháng mà không có lý do;
c) Đại diện giao dịch bị thu hồi giấy phép hành nghề;
d) Thành viên yêu cầu Trung tâm giao dịch chứng khoán thu hồi thẻ đại diện giao dịch.
2. Đại diện giao dịch chỉ được xin cấp lại thẻ sau 6 tháng kể từ ngày bị thư hồi thẻ.
1. Thành viên không được mua và bán chứng khoán bên ngoài Trung tâm giao dịch chứng khoán.
2. Thành viên chỉ được nhận lệnh của khách hàng tại trụ sở chính và chi nhánh đã đăng ký với trung tâm giao dịch chứng khoán.
2. Thành viên yêu cầu khách hàng điền vào phiếu lệnh ngay trong ngày thực hiện giao dịch. Phiếu lệnh của khách hàng được lưu giữ theo quy định hiện hành của pháp luật.
3. Thànhviên lập và lưu giữ sổ nhận lệnh. Sổ nhận lệnh có các nội dung sau:
a) Các lệnh trong ngày, gồm các lệnh nhận được từ trụ sở công ty và chi nhánh của công ty;
b) Các lệnh giao dịch được thực hiện trong ngày.
2. Trường hợp khách hàng muốn rút các chứng chỉ chứng khoán đang có trên tài khoản, theo đơn đề nghị của khách hàng, thành viên có trách nhiệm đề nghị Trung tâm giao dịch chứng khoán giao lại các chứng chỉ chứng khoán.
Điều 15. Chứng khoán niêm yết tại Trung tâm giao dịch chứng khoán bao gồm:
1. Trái phiếu Chính phủ;
2. Cổ phiếu đã đăng ký niêm yết với Trung tâm giao dịch chứng khoán;
3. Trái phiếu doanh nghiệp đã đăng ký niêm yết với Trung tâm giao dịch chứng khoán;
4. Chứng chỉ quỹ đầu tư đã đăng ký niêm yết với Trung tâm giao dịch chứng khoán.
1. Tổ chức phát hành muốn niêm yết cổ phiếu, trái phiếu lần đầu phải gửi Trung tâm giao dịch chứng khoán hồ sơ đàng ký niêm yết, bao gồm:
a) Đơn đăng ký niêm yết;
b) Bản sao giấyphép phát hành do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp;
c) Báo cáo kết quả chào bán cổ phiếu, trái phiếu ra công chúng;
d) Sổ theo dõi cổ đông hay chủ sở hữu trái phiết của tổ chức phát hành.
2. Sau 5 ngày làm việc kể từ ngày Trung tân giao dịch chứng khoán nhận đủ hồ sơ đăng ký niên yết, chứng khoán của tổ chức phát hành được niêm yết tại Trung tâm giao dịch chứng khoán.
3. Trường hợp đăng ký niêm yết sau 1 năm kế từ ngày được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp phép phát hành, ngoài hồ sơ quy định tại khoản l Điều này, tổ chức phát hành gửi Trung tâm giao dịch chứng khoán các báo cáo tài chính trong 2 năm liên tục gần nhất, bao gồm: bảng cân đối kế toán báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, thuyết minh báo cáo tài chính (kèm theo ý kiến kiểm toán độc lập) Trung tâm giao dịch chứng khoán xem xét giải quyết trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ xin phép niêm yết.
a) Đơn đăng ký niêm yết;
b) Bản sao giấy phép hoạt động công ty quản lý quỹ do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp;
c) Bản sao giấyphép lập quỹvàphát hành chứng chỉ quỹ đầu tư do ỦY ban Chứng khoán Nhà nước cấp;
đ) Báo cáo kết quả chào bán chứng chỉ quỹ đầu tư ra công chúng;
e) Sổ theo dõi những người sở hữu chứng chỉ quỹ đầu tư
2. Sau 5 ngày làm việc kể từ ngày Trung tâm giao dịch chứng khoán nhận đủ hợ sơ đăng ký, chứng chỉ quỹ đầu tư được niêm yết tại Trung tâm giao dịch chứng khoán.
a) Đơn đăng ký niêm yết;
b) Bản sao vàn bản chấp thuận đăng ký lại do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp;
c) Số theo dõi cổ đông hay chủ sở hữu trái phiếu của tổ chức phát hành.
2. Sau 5 ngày làm việc kể từ ngày Trung tâm giao dịch chứng khoán nhận đủ hồ sơ đăng ký niêm yết, chứng khoán của tổ chức phát hành được niêm yết tại Trung tâm giao dịch chứng khoán.
a) Đơn đăng ký niêm yết bổ sungl b) Bản sao giấy phép phát hành bổ sung do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp.
c) Báo cáo kết quả chào bán ra công chúng của đợt phát hành bổ sung;
d) Sổ theo dõi cổ đông.
2. Sau 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đăng ký niêm yết bổ sung, cổ phiếu phát hành bổ sung được niêm yết tại Trung tâm giao dịch chứng khoán.
a) Đơn đăng ký thay đổi niêm yết;
b) Chi tiết thay đổi tên, tách hoặc gộp cổ phiếu (tỷ lệ tách hoặc gộp, thời gian tách hoặc gộp, số lượng cổ phiếu lưu hành).
2. Sau 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ xin đăng ký thay đổi niêm yết, việc thay đổi niêm yết có hiệu lực.
a) Đơn xin niêm yết lại;
b) Sổ theo dõi cổ đông hay chủ sở hữu trái phiếu của tổ chức phát hành;
c) Báo cáo tài chính trong 2 năm liên tục gần nhất bao gồm: bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, thuyết minh báo cáo tài chính (kèm theo ý kiến kiểm toán độc lập).
2. Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Trung tâm giao dịch chứng khoán xem xét giải quyết.
3. Tổ chức niêm yết có chứng khoán bị hủy bỏ niêm yết không được xem xét niêm yết lại trong vòng 2 năm kể từ ngày chứng khoán bị hủy bỏ niêm yết.
1. Mức vốn điều lệ tối thiểu là 10 tỷ đồng Việt Nam;
2. Hoạt động kinh doanh có lãi trong 2 năm liên tục gần nhất tính đến ngày xin phép niêm yết hoặc niêm yết lại; tình hình tài chính lành mạnh; có triển vọng phát triển;
3. Tối thiểu 20% vốn cổ phần của tổ chức phát hành phải do trên 100 người đầu tư ngoài tổ chức phát hành nắm giữ; trường hợp vốn cổ phần của tổ chức phát hành từ 100 tỷ đồng Việt Nam trở lên thì tỷ lệ này là 15% vốn cổ phần của tổ chức phát hành (nếu là cổ phiếu);
4. Tối thiểu 20% tổng giá trị trái phiếu phải do trên 100 người đầu tư nắm giữ; trường hợp tổng giá trị trái phiếu xin phép phát hành từ 100 tỷ đồng Việt Nam trở lên thì tỷ lệ này là 15% tổng giá trị trái phiếu phát hành (nếu là trái phiếu);
5. Ý kiến kiểm toán đoi với báo cáo tài chính trong 2 năm liên tục gần nhất tính đến ngày xin phép niêm yết hoặc niêm yết lại phải là chấp nhận toàn bộ hoặc chấp nhận có ngoại trừ;
6. Các nguyên nhân bị hủy bỏ niêm yết đã được khắc phục (đối với trường hợp xin phép niêm yết lại)
a) Đơn đăng ký niêm yết;
b) Sổ theo dõi những người sở hữu chứng chỉ quỹ đầu tư;
c) Báo cáo chứng minh đã khắc phục nguyên nhân bị hủy bỏ niêm yết.
2. Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày nhận đẳy đủ hồ sơ, Trung tâm giao dịch chứng khoán xem xét giải quyết.
3. Công ty quản lý quỹ không được xem xét niêm yết lại trong vòng 2 năm kể từ ngày bị hủy bỏ niêm yết
1. Giá trị tài sản ròng của quỹ lớn hơn 5 tỷ đồng Việt Nam;
2. Tình hình tài chính lành mạnh; có triển vọng phát triển;
3. Ý kiến kiểm toán đối với báo cáo tài chính vềquỹ trong 2 năm liên tục gần nhất tính đến ngày xin niêm yết lại phải là chấp nhận toàn bộ hoặc chấp nhận có ngoại trừ;
4. Các nguyên nhân bị hủy bỏ niêm yết đã được khắc phục.
Điều 25. Tổ chức niêm yết, công ty quản lý quỹ phải nộp đủ phí theo quy định hiện hành.
Điều 26. Cổ phiếu, trái phiếu bị hủy bỏ niêm yết trong các trường hợp sau:
1. Tổ chức niêm yết bị phá sản hoặc giải thể;
2. Tổ chức niêm yết ngừng các hoạt động kinh doanh chính từ l năm trở lên hoặc bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép hoạt động chính;
3. Ý kiến kiểm toán về báo cáo tài chính của tổ chức niêm yết trong 2 năm liền là không chấp nhận hoậc từ chối cho ý kiến;
4. Tổ chức niêm yết cố tình hoặc thường xuyên vi phạm quy định về công bố thông tin;
5. Tổ chức niêm yết không nộp báo cáo năm trong 2 năm liên tục;
6. Không có giao dịch cổ phiếu hoặc trái phiếu niêm yết tại Trung tâm giao dịch chứng khoán trong vòng l năm;
7. Tài sản ròng của tổ chức niêm yết có số âm trong 2 năm liên tục;
8. Không đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 3 Điều 22 Quy chế này quá l năm (nếu là cổ phiếu);
9. Không đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 4 Điều 22 Quy chế này quá l năm (nếu là trái phiếu);
10. Thời hạn thanh toán còn lại của trái phiếu ít hơn 2 tháng; hoặc trái phiếu được tổ chức phát hành mua lại toàn bộ trước thời gian đáo hạn;
11. Tổ chức niêm yết nộp đơn xin hủy bỏ niêm Vết và được Trung tâm giao dịch chứng khoán chấp thuận;
12. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xét thấy cần thiết phải hủy bỏ niêm yết để bảo vệ quyền lợi của các nhà đầu tư.
Điều 27. Chứng chỉ quỹ đầu tư bị hủy bỏ niêm yết trong những trường hợp sau:
1. Quỹ bị giải thể;
2. Công ty quản lý quỹ cố tình hoặc thườngxuyên vi phạm quy định về công bố thông tin;
8. Không có giao địch chứng chỉ quỹ đầu tư niêm yết tại Trung tâm giao dịch chứng khoán trong vòng l năm;
4. Giá chứng chỉ quỹ đầu tư giảm trên 20% mỗi ăm trong 2 năm liên tục;
5. Số người đầu tư là dưới 100 người trong thời hạn quá l năm;
6. Thời gian hoạt động còn lại của quỹ còn lại 2 tháng;
7. Công ty quản lý quỹ nộp đơn xin hủy bỏ niêm yết và được Trung tâm giao dịch chứng khoán chấp thuận;
8. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xét thấy cần thiết phải hủy bỏ niêm yết để bảo vệ quyền lợi của các nhà đầu tư.
a) Đơn xin hủy bỏ niêm yết, trong đó nêu rõ lý do xin hủy bỏ niêm yết;
b) Nghị quyết của đại hội cổ đông hủy bỏ niêm yết
2. Sau 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ nêu tại khoản 1 Điều này, Trung tâm giao dịch chứng khoán chấp thuận hoặc từ chối đơn xin hủy bỏ niêm yết.
3. Trước khi hủy bỏ niêm yết 15 ngày, Trung tâm giao dịch chứng khoán công bố cho công chúng đầu tư và thông báo cho tổ chức niêm yết, công ty quản lý quỹ có liên quan về ngày và nguyên nhân hủy bỏ niêm yết.
1, Tổ chức niêm yết bị đình chỉ hoạt động kinh doanh chính từ 3 tháng trở lên hoặc.bị thu hồi chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép hoạt động chính;
2. Ý kiến kiểm toán về các báo cáo tài chính năm của tổ chức niêm yết là không chấp nhận hoặc tù chối cho ý kiến lần thứ nhất;
3. Tổ chức niêm yết vi phạm quy định về công bố thông tin;
4. Tổ chức niêm yết không nộp báo cáo năm lần thứ nhất;
5. Tài sản ròng của tổ chức niêm yết có số âm;
6. Không đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 3 Điều 22 Quy chế này( nếu là cổ phiếu);
7. Không đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 4 Điều 22 Quy chế này (nếu là trái phiếu).
1. Công ty quản lý quỹ không nộp báo cáo năm lần thứ nhất;
2. Công ty quản lý quỹ vi phạm quy định về công bố thông tin;
3. Số người sở hữu chứng chỉ quỹ đầu tư của quỹ là dưới 100 người.
2. Việc công bố thông tin củà tổ chức niêm yết, công ty quản lý quỹ do nhân viên công bố thông tin thực hiện.
3. Tổ chức niêm yết, công ty quản lý qllỹ phải chỉ định nhân viên công bố thông tin và nộp Trung tâm giao dịch chứng khoán hồ sơ nhân viên công bố thông tin gồm sơ yếu lý lịch cá nhân và giấy ủy quyền của tổ chức niêm yết.
4. Trường hợp thay đồi nhân viên công bố thông tin, tổ chức niêm yết, công ty quản lý quỹ phảl báo cáo Trung tâm giao dịch chứng khoán bằng văn bản.
2. Trường hợp tổ chức niêm yết sở hữu từ 50% trở lên vốn cổ phần của một tổ chức khác, thì báo cáo tài chính phải gồm cả báo cáo tài chính của tổ chức đó.
3. Các báo cáo năm quy định tại khoản l Điều này của tổ chức niêm yết phải được gửi Trung tâm giao dịch chứng khoán và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước; công bố trong ấn phẩm thường niên của tổ chức niêm yết và công bố tóm tắt trên 2 số liên tục của l tờ báo trung ương.
4. Báo cáo năm phải được lưu giữ trong 2 năm tại bộ phận công bố thông tin của Trung tâm giao dịch chứng khoán để các nhà đầu tư tham khảo.
1. Tổ chức niêm yết phải công bố thông tin tức thời khi:
a) Tài khoản tại ngân hàng bị đình chỉ, phong tỏa; hoặc lệnh phong tỏa đã được hủy bỏ và tài khoản đã được phép hoạt động trở lại;
b) Lâm vào tình trạng phá sản hoặc quyết định giải thể;
c) Quyết định việc hợp nhất, sáp nhập, chia, tách doanh nghiệp.
d) Hoạt động kinh doanh bị ngừng quá 3 tháng, bị đình chỉ hoặc khi hoạt động trở lại; sản phẩm chính bị đình chỉ tiêu thụ;
e) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép hoạt động bị thu hồi;
f) Bị thiệt hại từ 10% trở lên giá trị vốn cổ phần;
g) Bị khởi tốvề những vấn đề liên quan đến tổ chức niêm yết;
h) Quyết định về việc chi trả cổ tức
i) Quyết định thay đổi mục tiêu kinh doanh
j) Quyết định đầu tư mở rộng sản xuất, kinh doanh có giá trị từ 10% trở lên tổng vốn cổ phần; k) Quyết định áp dụng công nghệ mới hoặc chuyển giao công nghệ; mua hoặc bán tài sản cố định có giá trị từ lO% trở lên tổng vốn cổ phần;
l) Quyết định đầu tư vào cổ phiếu của một tổ chức khác có giá trị từ lO% trở lên tổng vốn cổ phần của tổ chức niêm yết;
n) Cơ quan thuếđiều tra việc vi phạm luật thuế, khi có phán quyết của tòa án liên quan đến hoạt động kinh doanh của công ty;
o) Ký kết hợp đồng vay nợ hoặc phát hành trái phiếu có giá trị từ 30% trở lên tổng vốn cổ phần;
p) Phát hành cổ phiếu thưởng hoặc phát hành cổ phiếu để trả cổ tức có giá trị từ lO% trở lên vốn cổ phần;
q) Triệu tập đại hội cổđông (kể cả đại hội thường niên và đại hội bất thường), thời gian, chương trình và kết quả đại hội; thay đổi giám đốc, địa chỉ trụ sở chính, tên tổ chức;
r) Nộp đơn xin hủy bỏ niêm yết;
s) Xảy ra những sự kiện khác có thể ảnh hưởng đến giá chứng khoán hoặc lợi ích người đầu tư.
1. Tổ chức niêm yết phải công bố thông tin theo yêu cầu của Trung tâm giao dịch chứng khoán, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước khi:
a) Có tin đồn liên quan đến tổ chức niêm yết, ảnh hưởng đến giá chứng khoán và cần phải xác nhận tin đồn đó;
b) Giávà khối lượng giao dịch chứng khoán niêm yết thay đổi bất thường.
2. Tổ chức niêm yết phải công bố thông tin theo quy định tại khoản 1 Điều này trong vòng 24 giờ tính từ thời điểm Trung tâm giao dịch chứng khoán hoặc Ủy ban Chứng khoán Nhà nước yêu cầu trên l tờ báo trung ương, l tờ báo địa phương nơi tổ chức có trụ sở chính; và phải báo cáo Trung tâm giao dịch chứng khoán bằng văn bản.
1. Công ty quản lý quỹ phải công bố các báo cáo định kỳ hàng năm.
2. Báo cáo định kỳ hàng năm phải có nội dung sau:
a) Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, thuyết minh báo cáo tài chính của công ty quản lý quỹ (kèm theo ý kiến của cơ quan kiểm toán được chấp thuận) theo mẫu quy định hiện hành;
b) Thay đổi Giám đốc (Tổng giám đốc), cơ cấu cổ đông chính, cơ cấu hội đồng quản trị của công ty quản lý quỹ,
c) Các thay đổi khác liên quan dến tổ chức và hoạt động của công ty;
d) Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và thuyết minh báo cáo tài chính của từng quỹ theo mẫu quy định hiện hành;
e) Lợi nhuận và phân phôl lợi nhuận của quỹ trong kỳ báo cáo;
f) Tài sản ròng của quỹ và giá chứng chỉ quỹ đầu tư đang lưu hành của quỹ tại thời điểm kết thúc kỳ báo cáo;
g) Thay đổi người điều hành quỹ;
h) Những quyết định quan trọng liên quan đến chính sách đầu tư của quỹ.
8. Các báo cáo quy định tại điểm d, e và f khoản 2 Điều này phải có xác nhận của ngân hàng giám sát quỹ
5. Báo cáo năm được công bốtrong vòng 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính.
7. Báo cáo năm phải được lưu giữ trong 2 năm tại bộ phận công bố thông tin của Trung tâm giao dịch chứng khoán để các nhà đầu tư tham khảo.
1. Công ty quản lý quỹ phải công bố thông tin tức thời khi:
a) Bị đình chỉ hoạt động;
b) Quyết định hợp nhất, sáp nhập, chia hoặc tách công ty;
c) Bị tổn thất từ 10% trở lên vốn cổ phần;
d) Chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc điều hành bị khởi tố,
e) Lâm.vào tình trạng phá sản hay quyết định giải thể;
f) Quyết định đóng cừa hoặc mở chi nhánh;
g) Có những thay đổi quan trọng trong hoạt động kinh doanh có thể ảnh hưởng đến việc quản lý quỹ;
h) Tài sản ròng của quỹ giảm 10% so với tài sản ròng của quỹ tại thời điểm quỹ được đăng ký thành lập chính thức;
i) Thay đổi ngân hàng giám sát quỹ;
j) Thay đổi công ty quản lý quỹ
k) Sửa đổi, bổ sung điều lệ quỹ;
l) Giải thể quỹ.
2. Công ty quản lý quỹ phải công bốcác sự kiện quy định tại khoản l Điều này trong vòng 24 giờ tính từ thời điểm xảy ra sự kiện trên l tờ báo trung ương, 1 tờ báo địa phương, nơi công ty có trụ sở chính; và phải báo cáo Trung tâm giao dich chứng khoán bằng văn bản.
1. Công ty quản lý quỹ phải thực hiện công bố thông tin theo yêu cầu của Trung tâm giao dịch chứng khoán, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước khi:
a) Có tin đồn có thể ảnh hưởng đến giá chứng chỉ quỹ đầu tư và cần phải xác nhận tin đồn đó, b) Giá và khôí lượng giao dịch chứng chỉ quỹ đầu tư thay đổi bất thường.
2. Công ty quản lý quỹ phải công bố thông tin theo quy định tại khoản 1 Điều này trong vòng 24 giờ tính từ thời điểm Trung tâm gỉao dịch chứng khoán hoặc Ủy ban Chứng khoán Nhà nước yêu cầu trên 1 tờ báo trung ương, l tờ báo địa phương nơi tổ chức có trụ sở chính; và phải báo cáo Trung tâm giao dịch chứng khoán bằng văn bản.
2. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Trung tâm giao dịch chứngkhoán có thể xem xét và chấp thuận việc không công bố hoặc tạm hoãn công bố khi:
a) Thông tin có thể ảnh hưởng đến an ninh quốc phòng và lợi ích quốc gia;
b) Thông tin có thể làm ]ộ bí mật kinh doanh, làm tổn hại đến tổ chức niêm yếtl
c) Thông tin có thể gây hiểu lầm và ảnh hưởng đến lợi ích của người đầu tư.
Điều 39. Tổ chức niêm yết, công ty quản lý quỹ và người có liên quan không được:
1. Công bố thông tin sai sự thật;
2. Công bố thay đổi nội dung thông tin quan trọng đã công bố mà không giải thích và không báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nưởc, Trung tâm giao dịch chứng khoán;
3. Công bố thông tin trti ngược và phủ nhận các thông tin đã công bố trước đó;
4. Sử dụng thông tin chtta được công bố để mua bán chứng knoán.
Điều 40. Trung tâm giao dịch chứng khoán có trách nhiệm công bố các thông tin sau:
1. Thông tin về giao dịch trên thị trường bao gồm:
a) Giá của chứng khoán giao dịch (bao gồm giá mở cửa, đong cửa, cao nhất và thấp nhất) trong ngày gíao dịch,
b) Khối lượng giao dịch;
c) Giá trị giao dịch;
d) Kết quả giao dịch lô lớn (tên chứng khoán, giá và khối lượng giao dịch);
e) Giao dịch mua hoặc bán lại cổphiếu của chính tổ chức niêm yết (tên cổ phiếu, giá và khối lượng giao dịch).
2. Thông tin về lệnh giao dịch trên thị trường bao gồm:
a) Giá chào mua, chào bán tốt nhất;
b) Quy mô đặt lệnh giao dịch;
c) Số ìượng lệnh mua hoặc lệnh bán.
3. Thông tin về chỉ số giá chứng khoán niêm yết bao gồm:
a) Chỉ số giá cổ phiếu tổng hợp;
b) Bình quân giá cổ phiếu;
c) Chỉ số giá trái phiếu.
4. Thông tin quản lý thị trường bao gồm:
a) Đình chỉ giao dịch hoặc cho phép giao dịch trở lại đối với chứng khoán niêm yết;
b) Công bố ngày giao dịch không được nhận cổ tức hoặc ngày giao dịch không được nhận quyền mua cổ phiếu;
c) Các chứng khoán thuộc diện bị kiểm soát;
d) Hủy niêm yết một loại chứng khoán hoặc khi cho phép niêm yết lại chứng khoán đó
e) Đình chỉ thành viên hoặc cho phép thành viên hoạt động trở lại;
f) Các thông tin khác liên quan đến việc quản lý thị trường
5. Thông tin về tình hình thị trường bao gồm:
a) Tình hình giao dịch của 5 cổ phiếu hàng đầu;
b) Quy mô đặt lệnh giao dịch của 5 cổ phiếu hàng đầu;
c) Dao động giá cổ phiếu hàng ngày;
d) Cổ phiếu có giá đóng cửa đạt tới mức giới hạn trần hoặe sàn.
6. Thông tin về các tổ chức niêm yết, công ty quản lý quỹ bao gồm:
a) Tình hình tài chính;
b) Tên chứng khoán, số lượng, mệnh giá, giá phát hành;
c) Các biện pháp xử phạt hành chính liên quan đến chứng khoán;
d) Các thông tin khác.
7. Thông tin về thành viên bao gồm:
a) Hoạt động giao dịch;
b) Xử phạt thành viên;
c) Thông tin khác.
8. Thông tin về các nhà đầu tư bao gồm:
a) Tổ chức, cá nhân thực hiện giao dịch làm thay đổi việc nắm giữ từ 5% trở lên cổ phiếu có quyền biểu quyết hoặc không còn nắm giữ 5% cổ phiếu có quyền blểu quyết của một tổ chức niêm yết
b) Việc đấu thầu công khai của tổ chức, cá nhân thực hiện giao dịch chứng khoán với khối lượng từ 25% trở lên cổ phiếu có quyền biểu quyết của một tổ chức niêm yết;
c) Các thông tin khác.
2. Trung tâm giao dịch chứng khoán có thể sử dụng các phương tiện thông tin đạl chúng để công bố thông tin.
1. Trung tâm giao dịch chứng khoán có thể thay đổi giờ giao dịch trong các trường hợp sau:
a) Các giao dịch không thể thực hiện được như thường lệ do hệ thống giao dịch có sự cố,
b) Khi có một nửa (l/2) số thành viên trúng tâm giao dịch chứng khoán trở lên bị sự cố về hệ thống chuyển lệnh giao dịch;
c) Các trường hợp bất khả kháng nhtt thiên tai, hỏa hoạn hay các sự cố khách quan khác.
2. Khi xảy ra các sự kiện nêu tạl điểm a và b khoản 1 Điều này, Trung tâm giao dịch chứng khoán sẽ ngừng việc nhận lệnh giao dịch. Hoạt động giao dịch được tiếp tục ngay sau khi hệ thống giao dịch hoặc hệ thống chuyển lệnh của thành viên được phục hồi. Trường hợp không thể phục hồi trước khi kết thúc phiên giao dịch thì phiên giao dịch được coi là kết thúc vào lần khớp lệnh trước đó.
3. Khi xảy ra các sự kiện nêu tại điểm c khoản 1 Điều này, Trung tâm giao dịch chứng khoán căn cứ vào tình hình cụ thể để quyết định và thông báo thay đổl giờ giao dịch.
1. Lệnh giao dịch là lệnh giớl hạn hoặc lệnh sửa đổi hủy bỏ lệnh gốc do các đại diện giao dịch của thành viên nhập vào hệ thống giao dịch tại Trung tâm giao dịch chứng khoán.
2. Lệnh nhập vào hệ thống giao dịch có hiệu lực cho đến khi kết thúc phiên giao dịch.
3. Lệnh giao dịch không có hiệu lực trong trường hợp ghi sai các chi tiết quy đlnh tại Điều 47 Quy chế này.
Điều 47. Lệnh giao dịch nhập vào hệ thống giao dlch tại Trung tâm giao dịch chứng khoán phảibao gồm:
1. Lệnh mua hoặc lệnh bán;
2. Tên, mã số chứng khoán;
3. Số lượng chứng khoán;
4. Giá;
5. Điều kiện về thời gian đáo hạn trái phiếu (nếu có);
6. Số hiệu của lệnh giao dịch;
7. Lệnh sửa đổi hoặc hủy bỏ kèm theo số hiệu của lệnh gốc;
8. Giao dịch cho khách hàng hoặc giao dịch tự doanh;
9. Mã số quản lý đầu tư nước ngoài (trường hợp người đầu tư nước ngoài);
10. Mã số của thành viên;
11. Các chi tiết khác do Trung tâm giao dịch chứng khoán quy định.
1. Việc sửa đổi, hủy bỏ lệnh gốc được thực hiện theo lệnh sửa đổi hoặc lệnh hủy bỏ có kèm theo số hiệu của lệnh gốc.
2. Lệnh sửa đổi hoặc lệnh hủy bỏ chỉ có hiệu lực khi lệnh gốc chưa được thực hiện.
3. Khi nhập lệnh sửa đổi, lệnh gốc sẽ bị hủy bỏ và thời gian nhập lệnh được tính từ khi nhập lệnh mớỉ.
Điều 49. Lệnh giao dịch không được chấp nhận trong các trường hợp sau đây:
1. Lệnh bán trong trường hợp Trung tâm giao lịch chứng khoán xác định giá tham chiếu cho các chứng khoán mới được niêm yết;
2. Lệnh mua trong trường hợp Trung tâm giao dịch chứng khoán xác định giá tham chiếu của cứng khoán bắt đầu bị kiểm soát theo quy định tại khoản l Điều 63 và lệnh bán trong trương hợp Trung tâm giao dịch chứng khoán xác định giá tham chiếu của chứng khoán không còn thuộc diện bị kiểm soát quy định tại khoản 2 Điều 63 Quy chế này.
1. Đơn vị giao dịch cổ phiếu lô chẵn bằng 100 cổ phiếu; giao dịch lô lẻ từ 1 đến 99 cổ phiếu.
2. Đơn vị giao dịch trái phiếu là 1.000.000 đồng Việt Nam.
3. Đơn vị giao dịch chứng chỉ quỹ đầu tư là 100 chứng chỉ.
4. Đơn vị yết giá cổ phiếu và chứng chỉ quỹ đầu tư là 100 đồng Vìệt Nam; đơn vị yết giá trái phiếu là 200 đồng Việt Nam.
1. Biên độ dao động giá áp dụng cho chứng khoán niêm yết trong ngày giao dịch bằng +5% giá tham chiếu đối với cổ phiếu và chứng chỉ quỹ đầu tư; + 1,5% giá tham chiếu đối với trái phiếu.
2. Giới hạn dao động giá của chứng khoán được tính như sau:
a) Cổ phiếu và chứng chỉ quỹ đầu tư:
Giá tối đa = Giá tham chiếu + (Giá tham chiếu x 5%)
Giá tối thiểu = Giá tham chiếu - (Giá tham chiếu x 5%).
b) Trái phiếu:
Giá tối đa = Giá tham chiếu + (Giá tham chiếu x l,5%)
Giá tối thiểu = Giá tham chiếu - (Giá tham chiếu x l,5%).
3. Giá tham chiếu được xác định như sau:
a) Giá tham chiếu của trái phiếu là giá thực hiện của lần giao dịch gần nhất;
b) Giá tham chiếu của cổ phiếu và chứng chỉ quỹ đầu tư đang giao dịch bình thường là giá đóng cửa tại phiên giao dịch trước đó;
c) Trường hợp niêm yết lần đầu thì trong phiên ao dịch lần đầu, Trung tâm giao dịch chứng khoán y giá trung bình của các lệnh mua làm giá tham chiếu trường hợp giá trung bình thấp hơn giá chào bán ra công chúng thì chọn giá chào bán ra công chúng làm giá tham chiếu;
d) Trường hợp chứng khoán quy định tại Điều 63 Quy chế này, Trung tâm giao dịch chứng khoán lấy mức giá trung bình của các lệnh bán hoặc các nh mua làm giá tham chiếu;
e) Giá mở cửa của ngày đầu tiên chứng khoán được giao dịch lại được chọn làm giá tham chiếu trong các trường hợp sau đây:
- Chứng khoán bị tạm ngừng giao dịch trên 30 ngày;
Tách hoặc gộp cổ phiếu;
Ngày giao dịch cổ phiếu không được hưởng cổ tức và các quyền kèm theo.
1. Trung tâm giao dịch chứng khoán thực hiện khớp lệnh định kỳ 3 đợt trong một phiên giao dịch 0 lúc 9h00, 10h00 và 11h00.
2. Giá mở cửa là giá thực hiện lúc 9h00, giá đóng cửa là giá thực hiện lúc 11h00..
3. Thời gian đặt lệnh giao dịch bắt đầu từ 8h00 của ngày giao dịch và kết thúc 10 phút trước mỗi đợt khớp lệnh.
Điều 53. Các lệnh giao dịch nhập vào hệ thống giao dịch được khớp theo thứ tự ưu tiên sau đây:
1. Ưu tiên về giá:
a) Lệnh mua có mức giá cao hơn được ưu tiên thực hiện trước;
b) Lệnh bán có mức giá thấp hơn được ưu tiên thực hiện trước.
2. Ưu tiên về thời gian: trường hợp các lệnh mua, lệnh bán có cùng mức giá thì lệnh giao dịch được nhập trước vào hệ thống giao dịch được ưu tiên thực hiện trước.
1. Tên chứng khoán;
2. Khối lượng mua hoặc bán và giá thực hiện;
3. Tên, mã số của bên thành viên đối tác;
4. Ngày, thời gian giao dịch được thực hiện
5. Số hiệu của lệnh được thực hiện;
6. Các chi tiết cần thiết khác theo quy định của Trung tâm giao dịch chứng khoán.
1. Trong vòng 3 ngày làm việc liền trước ngày đăng ký sở hữu cuối cùng, người mua cổ phiếu không được hưởng cổ tức và các quyền kèm theo.
2. Trong vòng 4 ngày làm việc liền trước ngày thanh toán tiền lãi của trái phiếu, người mua trái phiếu không được hưởng tiền lãi.
3. Trong vòng 4 ngày làm việc liền trước ngày đăng ký sở hữu cuối cùng, người mua trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu kèm theo quyền mua cổ phiếu không được hưởng quyền chuyển đổi hoặc quyền mua cổ phiếu. Trong trường hợp đó, ngày đăng ký sở hữu cuối cùng được xác định như sau:
a) Trái phiếu chuyển đổi: ngày cuối cùng của thời hạn chuyển đổi;
b) Trái phiếu kèm theo quyền mua cổ phiếu: ngày cuối cùng của thời hạn thực hiện quyền mua.
4. Trung tâm giao dịch chứng khoán quy định các ký hiệu trên bảng điện tử và công bố trên bản tin hàng ngày về ngày giao dịch không được hưởng cổ tức, tiền lãi hoặc các quyền kèm theo cổ phiếu hoặc trái phiếu.
1. Giao dịch lô lớn là giao dịch có khối lượng hoặc giá trị tối thiểu như sau:
a) Cổ phiếu: 10.000 cổ phiếu hoặc 300 triệu đồng Việt Nam;
b) Chứng chỉ quỹ đầu tư: l0.000 chứng chỉ hoặc 300 triệu đồng Việt Nam
c) Trái phiếu: 300 triệu đồng Việt Nam.
Giá trị giao dịch được tính toán theo giá đóng cửa của ngày giao dịch gần nhất trước đó.
2. Giá giao dịch lô lớn được thỏa thuận giữa các thành viên không lớn hơn giá đóng cửa của ngày giao dịch gần nhất trước đó cộng hai đơn vị yết giá và không nhỏ hơn giá đóng cửa của ngày giao dịch gần nhất trước đó trừ đi hai đơn vị yết giá.
3. Trước khi thực hiện giao dịch lô lớn, thành viên phải báo cáo Trung tâm giao dịch chứng khoán bằng văn bản thông tin về: tên chứng khoán, khối lượng, mức giá, tên thành viên đối tác và các thông tin cần thiết khác theo yêu cầu của Trung tâm giao dịch chứng khoán.
4. Trung tâm giao dịch chứng khoán thực hiện việc công bố giao dịch lô lớn theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 40 Quy chế này.
1. Tổ chức mêm yết muốn mua hoặc bán lại cổ phiếu niêm yết của mình phải gửi đơn xin phép Trung tâm giao dịch chứng khoán trước một ngày giao dịch.
2. Việc mua hoặc bán lại cổ phiếu niêm yết được thực hiện qua hệ thống giao dịch. Trong mỗi phiên giao dịch, tổ chức niêm yết chỉ được đặt lệnh một lần với khốl lượng cổ phiếu tối đa bằng 5% tổng khối lượng xin phép trong đơn. Trường hợp 5% tổng khối lượng cổ phiếu xin phép có giá trị thấp hơn 100 triệu đồng Việt Nam, tổ chức niêm yết được đặt lệnh với giá trị tối đa bằng 100 triệu đồng Việt Nam.
3. Trường hợp mua lại, giá đặt lệnh không được lớn hơn giá đóng cửa của ngày giao dịch gần nhất trước đó cộng hai đơn vị yết giá. Trường hợp bán lại, giá đặt lệnh không được nhỏ hơn giá đóng cửa của ngày giao dịch gần nhất trước đó trừ hai đơn vị yết giá.
4. Tổ chức niêm yết phải kết thúc việc mua hoặc bán lại cổ phiếu niêm yết trong vòng 3 tháng kể từ ngày được chấp thuận. Trường hợp mua lại, tổ chức niêm yết phải nắm giữ tối thiểu trong vòng 6 tháng.
2. Tổ chức, cá nhân muốn thực hiện giao dịch chứng khoán với khôí lượng từ 25% trở lên cổ phiếu có quyền biểu quyết của một tổ chức niêm yết phải tổ chức đấu thầu công khai theo quy định của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
1. Lỗi giao dịch có thể là của Trung tâm giao dịch chứng khoán hoặc của thành viên.
2. Lỗi giao dịch của Trung tâm giao dịch chứng khoán phát sinh do hệ thống giao dịch có sự cố hoặc do lỗi vận hành chương trình máy tính dẫn đến sai lệch trong khớp lệnh. Trung tâm giao dịch chứng khoán thỏa thuận bằng văn bản với thành viên để thành viên đứng ra thực hiện giao dịch sửa lỗi cho Trung tâm giao dịch chứng khoán.
3. Lỗi giao dịeh của thành viên phát sinh do nhầm lẫn, sai sót (về lệnh mua hoặc bán, loại chứng khoán, giá cả, số lượng) trong quá trình nhận lệnh, xử lý lệnh hoặc trong quá trình chuyển, nhập lệnh vào hệ thống giao dịch. Thành viên phải báo cáo Trung tâm giao dịch chứng khoán vể lỗi giao dịch của mình và phải thực hiện giao dịch để sửa lỗi.
1. Khi đặt lệnh cho thành viên, số dư tài khoản của khách hàng mở tại thành viên phải đáp ứng quy định ký quỹ tương đương 100% giá trị chứng khoán đặt mua hoặc đủ số chứng khoán đặt bán.
2. Trường hợp ký quỹ, chứng khoán của khách hàng đang nắm giữ được quy đổi theo giá thị trường khi đặt lệnh với tỷ lệ do Trung tâm giao dịch chứng khoán quy định.
1. Trường hợp giá một loại chứng khoán tăng hoặc giảm tới mức giới hạn cho phép trong 3 ngày giao dịch liên tiếp kèm theo biến động về khối lượng giao dịch, Trung tâm giao dịch chứng khoán có thể tạm ngừng giao dịch và yêu cầu tổ chức niêm yết công bố thông tin cần thiết.
2. Trong trường hợp có dấu hiệu nghi vấn về sự biến động giá hoặc khối lượng chứng khoán có liên quan đến các hành vi giao dịch bị cấm quy định tại ChươngVIII Nghị định số 48/1998/NĐ-CP ngày 11/7/1998 của Chính phủ về chứng khoán và thị trường chứng khoán, Trung tâm giao dịch chứng khoán thực hiện việc điều tra xác định các hành vi của tổ chức, cá nhân có liên quan và báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
3. Khi có tin đồn gây biến động lớn về giá và khôí lượng giao dịch, Trung tâm giao dịch chứng khoán có thể quyết định tạm ngừng giao dịch và yêu cầu tổ chức niêm yết công bố xác nhận tin đồn.
Chứng khoán được giao dịch trở lại sau khi Trung tâm giao dịch chứng khoán nhận được thông tin xác nhận của tổ chức niêm yết.
4. Khi phát hiện có chứng khoán giả mạo trên thị trường, Trung tâm giao dịch chứng khoán ngừng giao dịch loại chứng khoán đó cho đến khi có kết quả điều tra vụ việc.
5. Trường hợp tách hoặc gộp cổ phiếu, Trung tâm giao dịch chứng khoán ngừng giao dịch loại chứng khoán đó cho đến khi việc tách hoặc gộp cổ phiếu hoàn tất.
6. Trung tâm giao dịch chứng khoán có thể quyết định tạm ngừng giao dịch một loại chứng khoán cụ thể nhằm bảo vệ lợi ích chung của công chúng đầu tư hoặc nhằm đảm bảo hoạt động công bằng và ổn định của thị trường.
1. Trường hợp chứng khoán thuộc diện bị kiểm soát theo quy định tại các Điều 29 và 30 Quy chế này, Trung tâm giao dịch chứng khoán tạm ngừng giao dịch chứng khoán bị kiểm soát đó để xác định lại giá tham chiếu và chỉ tổ chức một đợt khớp lệnh vào lúc 10h00 trong các ngày giao dịch tiếp theo.
2. Chứng khoán không còn thuộc diện bị kiểm soát khi tổ chức niêm yết khắc phực được tình trạng nêu tại khoản l Điều này.
Điều 64. Việc bổ sung, sửa đổi Quy chế này do Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước quyết định./.
- 1Quyết định 42/2000/QĐ-UBCK1 sửa đổi Quy chế Thành viên, niêm yết, công bố thông tin và giao dịch chứng khoán theo Quyết định 04/1999/QĐ-UBCK1 do Chủ tịch Ủy ban chứng khoán Nhà nước ban hành
- 2Quyết định 79/2000/QĐ-UBCK về Quy chế thành viên, niêm yết, công bố thông tin và giao dịch chứng khoán do Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ban hành
- 1Nghị định 14/2007/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Chứng khoán
- 2Nghị định 75/CP năm 1996 về việc thành lập Uỷ ban chứng khoán Nhà nước
- 3Nghị định 48/1998/NĐ-CP về chứng khoán và thị trường chứng khoán
- 4Quyết định 127/1998/QĐ-TTg thành lập Trung tâm Giao dịch chứng khoán do Thủ tướng Chính Phủ ban hành
- 5Nghị định 144/2003/NĐ-CP về chứng khoán và thị trường chứng khoán
Quyết định 04/1999/QĐ-UBCK1 về Quy chế Thành viên, niêm yết, công bố thông tin và giao dịch chứng khoán do Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ban hành
- Số hiệu: 04/1999/QĐ-UBCK1
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 27/03/1999
- Nơi ban hành: Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước
- Người ký: Lê Văn Châu
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 25
- Ngày hiệu lực: 11/04/1999
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra