Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THÁI BÌNH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 03/2008/QĐ-UBND

Thái Bình, ngày 07 tháng 04 năm 2008

 

QUYẾT ĐỊNH

V/V BAN HÀNH QUY ĐỊNH TIÊU CHÍ VÀ QUY TRÌNH XÉT, CÔNG NHẬN LÀNG NGHỀ

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI BÌNH

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND ngày 03/ 12/2004;

Căn cứ Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07/7/2006 của Chính phù về phát triển ngành nghề nông thôn; Thông tư số 116/2002/TT-BNN&PTNT ngày 18/12/ 2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07/7/2006 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn;

Xét đồ nghị của Giám đốc sở Công nghiệp tại Tờ trình số 27/TTr-SCN ngày 24/ 3/2008,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định tiêu chí và quy trình xét, công nhận làng nghề trên địa bàn tỉnh Thái Bình.

Điều 2. Giao cho Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan hướng dẫn và tổ chức thực hiện Quyết định này.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 29/2006/QĐ-UBND ngày 31/3/2006 của UBND tỉnh ban hành Quy định tiêu chuẩn làng nghề.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Thủ trưởng các sở, ngành, đơn vị liên quan, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- VP Chính phủ;
- Bộ Công Thương;
- Cục KTVB QPPL
- Bộ Tư pháp;
- TT Tỉnh ủy;
- TT HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Lưu: VT CN, TH.

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH




Nguyễn Duy Việt

 

QUY ĐỊNH

TIÊU CHÍ VÀ QUY TRÌNH XÉT, CÔNG NHỆN LÀNG NGHỀ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 03/2008/OĐ-UBND ngày 07/4/2008 của UBND tỉnh Thái Bình)

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Mục đích

1. Nhầm vận động nhân dân các địa phương trong tỉnh xây dựng, phát triển nghề, làng nghề truyền thống, làng nghề mới sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, góp phần giải quyết việc làm cho người lao động, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.

2. Tạo điều kiện thuận lợi để làng nghề gắn với các hoạt động văn hoá, du lịch, giao lưu kinh tế.

3. Làm cơ sở để xây dựng, xét duyệt, công nhận, khen thưởng làng nghề.

Điều 2. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng

Qui định này quy định tiêu chí và quy trình xét, công nhận làng nghề trên địa bàn tỉnh Thái Bình.

Điều 3. Một số khái niệm

1. Nghề truyền thống là nghề được hình thành từ lâu đời, tạo ra những sản phẩm độc đáo có tính riêng biệt, được lưu truyền và phát triển đến hiện nay hoặc có nguy cơ bị mai một, thất truyền.

2. Nghề mới là nghề mới được du nhập hoặc chưa có trên địa bàn tỉnh.

3. Làng nghề là làng (thôn) có ngành nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng ở từng hộ trong làng phát triển tới mức trở thành nguồn sống chính hoặc thu nhập chủ yếu của người dân trong làng;

4. Làng nghề truyền thống là làng nghề đã hình thành lâu đời, sản phẩm có tính cách riêng biệt mang đặc thù riêng của địa phương, được nhiều nơi biết đến, sản phẩm có giá trị kinh tế và văn hoá cao.

5. Xã nghề là xã có từ 70% số làng (thôn) trong xã trở lên đạt tiêu chí làng nghề.

Chương II

NHỮNG QUI ĐỊNH CỤ THỂ

Điều 4. Tiêu chí công nhận làng nghề

1. Tiêu chí công nhận làng nghề: Làng nghề được công nhận phải đạt 04 tiêu chí sau:

a) Có tối thiểu 30% số hộ hoặc 50% số lao động làm ngành, nghề công nghiệp xây dựng, tiểu thủ công nghiệp.

b) Có tỷ trọng giá trị sản xuất từ ngành nghề công nghiệp, xây dựng, tiểu thủ công nghiệp chiếm tối thiểu 50% tổng giá trị sản xuất của làng trong năm (tính theo giá thực tế).

c) Hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định tối thiểu 02 năm liền tính đến thời điểm đề nghị công nhận.

d) Chấp hành tốt các đường lối, chủ trương của Đang, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các quy định của chính quyền địa phương.

2. Tiêu chí công nhận làng nghề truyền thống.

Làng nghề truyền thống phải đạt các tiêu chí công nhận làng nghề theo quy định tại Mục 1 điều này và có tối thiểu 30% số hộ hoặc 50% số lao động làm nghề truyền thống.

Điều 5. Trình tự xét, công nhận làng nghề

1. Trình tự xét công nhận:

- UBND xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là UBND cấp xã) có làng nghề đủ tiêu chí công nhận làng nghề theo Điều 4 của Quy định này, lập hồ sơ đề nghị xét công nhận làng nghề theo Mục 2 Điều này, gửi văn bản đề nghị (kèm theo hồ sơ) về UBND huyện, thành phố.

- UBND huyện, thành phố xem xét, thẩm định hồ sơ do UBND cấp xã gửi đến, tổng hợp, lựa chọn, lập danh sách (kèm theo hồ sơ) và có văn bản đề nghị về UBND tỉnh (qua sở Công Thương).

- Sở Công Thương chủ trì phối hợp với một số sở, ngành có liên quan; UBND huyện, thành phố tổ chức hội nghị xét duyệt trình UBND tỉnh xem xét, công nhận.

2. Hồ sơ đề nghị xét công nhận:

a) Bủn tóm tắt kết quả hoạt động của làng trong 02 năm liền kề năm xét duyệt, có xác nhận của UBND xã.

b) Danh sách lao động (hoặc các hộ) tham gia hoạt động ngành nghề công nghiệp, xây dựng, tiểu thủ công nghiệp, có xác nhận của UBND xã.

c) Bản xác nhận của UBND xã về thực hiện tốt chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước.

d) Văn bản đề nghị xét công nhận làng nghề của UBND xã.

3. Thời gian xét công nhận làng nghề:

Thời gian xét công nhận làng nghề được tổ chức vào quí IV hàng năm.

Điều 6. Quyền lợi của làng nghề

1. Được UBND tỉnh cấp bằng công nhận làng nghề kèm theo tiền thưởng từ nguồn kinh phí khuyến công của tỉnh, mức tiền thưởng theo quy định của pháp luật và của UBND tỉnh.

2. Được hưởng các chính sách ưu đãi về phát triển ngành nu hề nông thôn theo quy định hiện hành của Nhà nước và của UBND tỉnh.

3. Những người có công trong việc truyền nghề, du nhập nghề, xây dựng làng nghề sẽ được xem xét tuyên dương, khen thưởng.

Điều 7. Thu hồi danh hiệu làng nghề

Hàng năm UBND huyện, thành phố kiểm tra, xem xét các làng nghề, nếu sau 03 năm liền không đạt các tiêu chí như quy định tại Điều 4 của Qui định này, lập danh sách gửi Sở Công Thương để tổng hợp trình UBND tỉnh xem xét, thu hồi danh hiệu làng nghề đã cấp.

Điều 8. Trách nhiệm của UBND cấp huyện và xã đối với làng nghề

1. Xây dựng quy hoạch phát triển nghề, làng nghề phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh, của huyện, thành phố.

2. Tổ chức tuyên truyền, vận động nhân dân hăng hái tham gia xây dựng phát triển ngành nghề.

3. Xây dựng phát triển làng nghề, động viên các nghệ nhân, thợ giỏi tổ chức truyền nghề, dạy nghề, vận động nhân dân hăng hái tổ chức sản xuất, kinh doanh các mặt hàng mà pháp luật không cấm, xây dựng kinh tế địa phương ngày càng vững mạnh, hoàn thành tốt các nghĩa vụ đối với Nhà nước, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn.

4. Xây dựng và phát triển làng nghề, làng nghề truyền thống gắn với xây dựng đình, làng, xã văn hóa.

5. Chỉ đạo các làng nghề chấp hành tốt các đường lối, chủ trương của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước; hàng năm tiến hành sơ kết, tổng kết về tình hình hoạt động của làng nghề. Rút kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo, lãnh đạo để không ngừng phát triển nghề, làng nghề và du nhập nghề mới.

Điều 9. Trách nhiệm của làng nghề

1. Tích cực đầu tư, mở rộng sản xuất, quan tâm cải tiến công nghệ, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất nhằm đa dạng hoá mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm để nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng thị trường. Nắm bắt kịp thời nhu cầu thị trường để sản xuất mặt hàng mới, du nhập nghề mới đồng thời chú trọng đảm bảo môi trường sinh thái, duy trì sự phát triển bền vững.

2. Thực hiện tốt đường lối, chủ trương của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước, quy định của tỉnh và của địa phương về phát triển ngành nghề nông thôn.

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 10. Phân công nhiệm vụ

1. Sở Công Thương: Chủ trì phối hợp với các sở, ban. ngành có liên quan và UBND các huyện, thành phố tiến hành sơ kết, tổng kết việc du nhập phát triển nghề, làng nghề gắn với công tác tổng kết hoạt động ngành nghề của địa phương.

2. Các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thành phố theo chức năng nhiệm vụ, quyền hạn được giao tổ chức hướng dẫn các địa phương không ngừng phát huy thế mạnh, du nhập nghề mới để xây dựng phát triển làng nghề, quan tâm phát huy vai trò của nghệ nhân trong sự nghiệp phát triển nghề, làng nghề.

3. UBND xã, phường, thị trấn phân công cán bộ theo dõi, quản lý làng nghề, tập hợp thông tin kiến nghị của cán bộ, nghệ nhân, lao động trong làng nghề giải thích cho nhân dân về chủ trương, chính sách và biện pháp phát triển làng nghề, nhằm nàng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.

Điều 11. Điều khoản thi hành

1. Mọi khiếu nại tố cáo liên quan đến làng nghề được xem xét giải quyết theo Luật Khiếu nại tố cáo.

2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, các tổ chức, cá nhân phản ánh về Sở Công Thương để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh xem xét, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 03/2008/QĐ-UBND Quy định tiêu chí và quy trình xét, công nhận làng nghề do tỉnh Thái Bình ban hành

  • Số hiệu: 03/2008/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 07/04/2008
  • Nơi ban hành: Tỉnh Thái Bình
  • Người ký: Nguyễn Duy Việt
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản