Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH PHƯỚC | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 03/2008/QĐ-UBND | Đồng Xoài, ngày 15 tháng 02 năm 2008 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH PHƯỚC
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
Căn cứ Thông tư số 01/2007/TT-BKH ngày 07/02/2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
Căn cứ Quyết định số 194/2006/QĐ-TTg ngày 24/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Phước giai đoạn 2006 - 2020.
Căn cứ Quyết định số 1383/QĐ-UBND ngày 11/8/2006 của UBND tỉnh về việc phê duyệt đề cương và dự toán Quy hoạch chăn nuôi, giết mổ, chế biến, tiêu thụ trâu, bò và các loại gia súc trên địa bàn tỉnh Bình Phước giai đoạn 2006 - 2020;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Báo cáo thẩm định số 123/BCTĐ-SKHĐT ngày 31/01/2008; Tờ trình số 10/TTr-SNN ngày 21/01/2008 của Sở Nông nghiệp & PTNT,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch chăn nuôi, giết mổ, chế biến, tiêu thụ trâu, bò và các loại gia súc trên địa bàn tỉnh Bình Phước giai đoạn 2006 - 2020 với các nội dung sau:
1. Tên báo cáo quy hoạch: Quy hoạch chăn nuôi, giết mổ, chế biến, tiêu thụ trâu, bò và các loại gia súc trên địa bàn tỉnh Bình Phước giai đoạn 2006 - 2020.
- Đơn vị lập báo cáo quy hoạch: Viện KHKT Nông nghiệp miền Nam.
2. Chủ đầu tư: Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Bình Phước.
3. Quan điểm, định hướng, mục tiêu quy hoạch:
3.1. Quan điểm quy hoạch:
- Quy hoạch phải tính đến quy hoạch mềm, không cứng ngắc, máy móc. Qua theo dõi việc thực hiện quy hoạch, sự tác động của các yếu tố trong từng thời kỳ để có bổ sung, điều chỉnh cho hợp lý trong từng giai đoạn.
- Phát triển chăn nuôi gia súc (trâu, bò và heo) bền vững, an toàn dịch bệnh, không gây ô nhiễm môi trường, đạt hiệu quả kinh tế - xã hội.
- Chuyển đổi từ chăn nuôi phân tán, quy mô nhỏ sang nuôi trang trại tập trung theo hướng công nghiệp và bán công nghiệp, đẩy mạnh phát triển chăn nuôi đại gia súc dưới tán rừng, phát triển kinh tế rừng.
- Ứng dụng nhanh các tiến bộ kỹ thuật và công nghệ cao vào phát triển chăn nuôi gia súc, trong đó tập trung vào một số khâu chủ yếu: giống, thức ăn, thú y, quy trình nuôi dưỡng nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và hạ giá thành chăn nuôi.
- Hình thành chuỗi liên kết chặt chẽ từ khâu sản xuất, giết mổ, chế biến và thị trường tiêu thụ trong tỉnh và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, chủ yếu là TP. Hồ Chí Minh. Xây dựng các cơ sở giết mổ, chế biến với thiết bị công nghệ phù hợp.
3.2. Định hướng phát triển:
- Phát huy tối đa các lợi thế phát triển chăn nuôi gia súc tập trung, chuyển đổi từ chăn nuôi phân tán, quy mô nhỏ sang sản xuất hàng hóa theo hướng công nghiệp và bán công nghiệp trên cơ sở có quy hoạch vùng chăn nuôi tập trung. Phát triển chăn nuôi gia súc gắn kết chặt chẽ và đồng bộ từ khâu chăn nuôi, giết mổ, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm, đồng thời với ứng dụng nhanh các tiến bộ kỹ thuật về giống, thức ăn, thú y, quy trình nuôi dưỡng để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và hạ giá thành sản phẩm.
- Tiến hành xây dựng vùng chăn nuôi thâm canh kết hợp với xây dựng vùng an toàn dịch bệnh để tạo ra ngày một nhiều sản phẩm thịt có chất lượng cao, khối lượng sản phẩm hàng hóa lớn, chất lượng đồng đều, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm phục vụ tiêu dùng trong nội tỉnh và các tỉnh lân cận.
- Tạo môi trường thuận lợi cho ngành chăn nuôi gia súc phát triển ổn định, bền vững với cơ chế chính sách phù hợp để hỗ trợ vốn xây dựng trang trại chăn nuôi gia súc tập trung, khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tư nghiên cứu khoa học kỹ thuật, sản xuất giống chất lượng cao, xây dựng cơ sở giết mổ chế biến thịt gia súc, cơ sở sản xuất thức ăn… Đồng thời, tăng cường hệ thống quản lý nhà nước và hệ thống giám định sản phẩm về chăn nuôi gia súc, thú y để các văn bản pháp luật và chính sách được thực thi có kết quả.
3.3. Mục tiêu quy hoạch:
a) Mục tiêu chung:
- Phát triển tổng đàn gia súc hợp lý, vừa đáp ứng nhu cầu tiêu thụ thịt, vừa đảm bảo nguồn thức ăn, nhân lực và môi trường sinh thái.
- Tạo ra bước đột phá mới về hệ thống tổ chức sản xuất chăn nuôi gia súc từ khâu chăn nuôi, giết mổ, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm.
- Nâng cao hiệu quả và tăng giá trị sản xuất chăn nuôi gia súc trong ngành Nông nghiệp từ nay cho tới năm 2010 và 2020 góp phần chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành Nông nghiệp, đưa tỷ trọng chăn nuôi chiếm khoảng 12% vào năm 2010 và 20% vào năm 2020 trong giá trị sản xuất ngành Nông nghiệp.
- Xây dựng các vùng chăn nuôi gia súc tập trung, an toàn dịch bệnh, ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến để sản xuất ra sản phẩm gia súc có chất lượng cao, giá thành hợp lý, có khả năng cạnh tranh trên thị trường và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Khai thác triệt để các lợi thế, đất đai, lao động và các giống gia súc phù hợp để đẩy nhanh tốc độ phát triển chăn nuôi, nhất là bò thịt và heo nạc.
b) Mục tiêu cụ thể:
b.1) Mục tiêu ngắn hạn đến năm 2010:
- Quy hoạch vùng chăn nuôi gia súc tập trung, thực hiện đổi mới tổ chức hệ thống sản xuất chăn nuôi gia súc. Tiến hành di dời các trại chăn nuôi và lò mổ không đạt tiêu chuẩn vệ sinh môi trường ra khỏi khu dân cư.
- Đến năm 2010, tỷ trọng sản xuất và tổng đàn gia súc chăn nuôi theo hình thức trang trại với phương thức bán công nghiệp và công nghiệp chiếm 20% tổng đàn, cụ thể như sau:
+ Tổng đàn trâu khoảng 20 nghìn con, sản lượng thịt 1.650 tấn.
+ Tổng đàn bò khoảng 100 nghìn con, sản lượng thịt 11.000 tấn .
+ Tổng đàn heo khoảng 200 nghìn con, sản lượng thịt 35.700 tấn.
- Kiểm soát và khống chế được các dịch bệnh nguy hiểm. Hoàn thiện mạng lưới thú y, đảm bảo an toàn vệ sinh sản phẩm gia súc từ khâu chăn nuôi, giết mổ, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm, bảo vệ sức khỏe cộng đồng, đồng thời bảo vệ tốt đàn gia súc chăn nuôi nhỏ lẻ trên địa bàn tỉnh.
b.2) Mục tiêu dài hạn đến năm 2020:
- Tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng cho các vùng chăn nuôi gia súc tập trung đã được quy hoạch như đường giao thông, điện, thủy lợi...
- Đến năm 2020, tỷ trọng sản xuất và tổng đàn gia súc chăn nuôi theo hình thức trang trại với phương thức bán công nghiệp và công nghiệp chiếm trên 50%, cụ thể như sau:
+ Tổng đàn trâu khoảng 32 nghìn con, sản lượng thịt 2.450 tấn.
+ Tổng đàn bò khoảng 200 nghìn con, sản lượng thịt 20.000 tấn.
+ Tổng đàn heo khoảng 300 nghìn con, sản lượng thịt 59.850 tấn.
4. Quy hoạch vùng chăn nuôi, hệ thống giết mổ, chế biến, tiêu thụ gia súc giai đoạn 2006 - 2020:
4.1. Quy hoạch vùng chăn nuôi gia súc tập trung:
a) Vùng quy hoạch chăn nuôi trâu bò tập trung:
- Huyện Phước Long: Xã Đắc Ơ, ĐaKia, Bình Tân, Long Hà, Long Bình, Bình Thắng.
- Huyện Lộc Ninh: Xã Lộc Khánh, Lộc Quang, Lộc Thành, Lộc Tấn, Lộc Điền, Lộc Hòa, Lộc An và Lộc Thuận
- Huyện Bù Đốp: Xã Thiện Hưng, Tân Tiến, Tân Thành.
- Huyện Bình Long: Xã Thanh Lương, Minh Đức, An Khương và Thanh Phú.
- Huyện Đồng Phú: Tân Hưng, Tân Lợi, Tân Phước và Đồng Tiến.
- Huyện Bù Đăng: Xã Đăng Hà, Đắc Nhau, Thống Nhất, Đoàn Kết, Nghĩa Trung và Đồng Nai.
b) Vùng quy hoạch chăn nuôi heo tập trung:
- Huyện Phước Long: Xã Đức Hạnh, Bình Phước, Long Hà, Long Bình, Bình Thắng.
- Huyện Lộc Ninh: Lộc Thịnh, Lộc Hiệp, Lộc Khánh, Lộc Quang, Lộc Thành, Lộc Tấn và Lộc Điền.
- Huyện Bù Đốp: Xã Thanh Hòa, Tân Tiến, Tân Thành.
- Huyện Bình Long: Xã Minh Đức, Thanh Phú, An Khương.
- Huyện Đồng Phú: Xã Tân Hòa, Tân Phước, Đồng Tâm.
- Huyện Bù Đăng: Xã Đức Liễu, Đoàn Kết, Nghĩa Trung, Thống Nhất, Minh Hưng.
4.2. Quy hoạch tổng đàn gia súc:
Mục tiêu chung cho toàn tỉnh là giảm dần phương thức chăn nuôi nhỏ lẻ, tăng dần phương thức chăn nuôi bán công nghiệp và chăn nuôi công nghiệp. Các chỉ tiêu chủ yếu về đàn gia súc ( theo phương án chọn) như sau:
- Quy mô đàn trâu năm 2010: 21,43 ngàn con; năm 2015: 24,52 ngàn con và năm 2020: 28,69 ngàn con. Sản phẩm thịt hơi năm 2010: 1.640 tấn; năm 2015: 1.860 tấn và đến năm 2020: 2.150 tấn.
- Quy mô đàn bò năm 2010: 97,71 ngàn con; năm 2015: 124,48 ngàn con và năm 2020: 129,92 ngàn con. Sản phẩm thịt hơi năm 2010: 9.990 tấn; năm 2015: 12.330 tấn và đến năm 2020: 15.250 tấn.
- Quy mô đàn heo năm 2010: 193,20 ngàn con; năm 2015: 249,50 ngàn con và năm 2020: 331,40 ngàn con. Sản phẩm thịt hơi năm 2010: 35.720 tấn; năm 2015: 44.810 tấn và đến năm 2020: 58.610 tấn.
4.3. Quy hoạch hệ thống cơ sở giết mổ - chế biến - bảo quản sản phẩm gia súc:
Đến năm 2020, mỗi huyện, thị xã phải xây dựng ít nhất 01 cơ sở giết mổ bán công nghiệp; các cơ sở giết mổ quy mô từ 1 đến 5 con nhưng không nằm trong Quy hoạch, được nâng cấp bảo đảm điều kiện giết mổ để phục vụ thị trường nhưng phải chấm dứt hoạt động từ nay đến năm 2008; các cơ sở giết mổ quy mô từ 5 đến 10 con nhưng không nằm trong Quy hoạch, được nângcấp bảo đảm điều kiện giết mổ để phục vụ thị trường nhưng phải chấm dứt hoạt động từ nay đến năm 2010.
Quy hoạch cơ sở giết mổ (CSGM) gia cầm đến năm 2020 bố trí như sau:
a) Thị xã Đồng Xoài: Tiếp tục đầu tư CSGM trâu, bò, heo bán công nghiệp ở phường Tân Xuân, phấn đấu đến năm 2020 tận dụng hết công suất.
b) Huyện Phước Long:
- Năm 2010, xây dựng 01 CSGM bán công nghiệp tại thị trấn Phước Bình.
- Các CSGM thủ công tại thị trấn Thác Mơ, thị trấn Phước Bình, xã Sơn Giang tạm thời hoạt động đến khi CSGM bán công nghiệp thị trấn Phước Bình xây dựng xong và đi vào hoạt động năm 2010.
- CSGM tại xã Phú Riềng, xã Đắc Ơ di dời và xây dựng mới năm trong 2008.
CSGM xã Đức Hạnh chấm dứt hoạt động khi CSGM xã Phú Nghĩa xây dựng xong và đi vào hoạt động năm 2010.
- CSGM xã Long Hà chấm dứt hoạt động năm 2008.
- CSGM xã Long Bình chấm dứt hoạt động năm 2010.
- CSGM xã Bù Nho, xã Đa Kia nâng cấp đảm bảo đủ điều kiện vệ sinh thú y (VSTY).
c) Huyện Lộc Ninh:
- Đến năm 2010, thị trấn Lộc Ninh phải xây dựng CSGM gia súc công nghiệp.
- 02 CSGM thủ công tại thị trấn Lộc Ninh, các CSGM xã Lộc Thái, Lộc Thiện, Lộc Tấn tạm thời hoạt động đến khi CSGM bán công nghiệp Lộc Ninh xây dựng xong và đi vào hoạt động.
- CSGM xã Lộc Hưng, Lộc Hiệp nâng cấp đảm bảo điều kiện VSTY.
d) Huyện Bù Đốp:
- Nâng cấp CSGM tại thị trấn Thanh Bình thành CSGM gia súc bán công nghiệp.
- CSGM xã Thiện Hưng chấm dứt hoạt động đến năm 2010, gia súc tập trung về CSGM thị trấn Thanh Bình để giết mổ.
- Nâng cấp CSGM xã Tân Thành đảm bảo điều kiện VSTY.
e) Huyện Bình Long:
- Năm 2010 tại thị trấn An Lộc phải xây dựng 01 CSGM bán công nghiệp.
- Nâng cấp các CSGM ở xã Tân Khai, Thanh Lương và Thanh An đảm bảo VSTY.
- Năm 2008 chấm dứt hoạt động CSGM xã Thanh Bình.
f) Huyện Đồng Phú:
- Năm 2010 xã Tân Lập xây dựng CSGM bán công nghiệp. CSGM xã Tân Tiến, Tân Lập tạm thời hoạt động đến khi CSGM bán công nghiệp Tân Lập xây dựng xong và đi vào hoạt động.
- CSGM xã Đồng Tiến nếu đủ điều kiện giết, mổ tạm thời hoạt động đến năm 2010, sau đó di dời về xã Đồng Tâm.
- CSGM xã Tân Phước, Thuận Phú chấm dứt hoạt động trong năm 2008.
g) Huyện Bù Đăng:
- Năm 2010 di dời CSGM tại thị trấn Đức Phong ra khỏi khu dân cư và đến 2010 thị trấn Đức Phong phải xây dựng 01 CSGM bán công nghiệp.
- Đến năm 2010 phải xây dựng CSGM xã Bom Bo và Nghĩa Trung thành bán công nghiệp; di dời CSGM xã Bom Bo, Nghĩa Trung hiện tại ra khỏi khu dân cư vào năm 2008 - 2010.
- CSGM xã Minh Hưng, Đức Liễu tạm thời hoạt động đến khi CSGM Đức Phong xây dựng xong và đi vào hoạt động.
- Tạm thời cho CSGM ở xã Đắc Nhau hoạt động đến khi CSGM xã Bom Bo xây dựng xong và đi vào hoạt động.
- Nâng cấp CSGM xã Thống Nhất đảm bảo điều kiện VSTY.
h) Huyện Chơn Thành:
- Năm 2010 phải xây dựng 01 CSGM bán công nghiệp tại thị trấn Chơn Thành.
- Năm 2008 - 2010 di dời CSGM xã Minh Lập và xây dựng thành CSGM heo bán công nghiệp vào năm 2010.
- CSGM xã Minh Hưng, Minh Long tạm thời hoạt động đến khi CSGM tại Thị trấn Chơn Thành xây dựng xong và đi vào hoạt động.
- CSGM xã Minh Thắng tạm thời hoạt động đến khi CSGM Minh Lập xây dựng xong và đi vào hoạt động.
4.4. Tổ chức hệ thống kinh doanh buôn bán sản phẩm gia súc:
- Các chợ trung tâm thị xã và thị trấn huyện được kinh doanh thịt trâu, bò, heo ở dạng tươi sống và đã qua chế biến. Đối với các quầy sạp bán sản phẩm thịt gia súc phải có tủ kính và thịt phải được treo trên cao ở trong quầy. Sản phẩm chế biến phải được đóng gói có nhãn mác hoặc bảo quản trong thùng lạnh.
- Đối với các chợ bán lẻ, tập trung nâng cấp khu vực bán buôn thực phẩm, kiên quyết giải tán các chợ tự phát và những nơi buôn bán thịt gia súc không theo quy hoạch, khuyến khích phát triển các hệ thống siêu thị, các cửa hàng bán lẻ sản phẩm gia súc đã chế biến tại các thị xã, trung tâm các huyện. Đặc biệt chú ý đến địa bàn dân cư, khu công nghiệp theo quy hoạch.
- Trong các chợ nông thôn thiết kế các ô, quầy sạp cũng như sắp xếp các ngành hàng cho phù hợp trong việc buôn bán thịt gia súc. Tất cả các điểm bán thịt gia súc, cũng như việc kinh doanh ở các chợ bán lẻ phải được chấn chỉnh, cải tạo, nâng cấp theo tiêu chí đã quy định.
- Sản phẩm thịt gia súc phải được kiểm dịch và có dấu kiểm soát vệ sinh thú y. Thực phẩm đóng gói sẵn phải được ghi nhãn, ghi đầy đủ, chính xác, rõ ràng, trung thực về thành phần thực phẩm và các nội dung khác theo quy định của pháp luật (tên thực phẩm, địa chỉ cơ sở sản xuất, định lượng, ngày sản xuất, thời hạn sử dụng, thời hạn bảo quản thực phẩm, hướng dẫn bảo quản, xuất xứ của thực phẩm...)
5. Danh mục các dự án ưu tiên đầu tư:
5.1. Dự án xây dựng chính sách để đột phá phát triển chăn nuôi gia súc:
- Hoạt động chính của dự án: Xây dựng chính sách về đất đai cho chăn nuôi; chính sách về đầu tư và vay vốn để phát triển chăn nuôi; chính sách về tiêu thụ, chế biến sản phẩm gia súc; chính sách về quản lý giống.
- Thời gian thực hiện: 2008 - 2009.
- Địa điểm: Các huyện, thị xã.
5.2. Dự án xây dựng vùng an toàn dịch bệnh và kiểm soát thú y cho gia súc:
- Hoạt động chính của dự án: Xây dựng vùng và cơ sở an toàn dịch bệnh gia súc, cung cấp con giống vật nuôi sạch bệnh, sản phẩm chăn nuôi an toàn vệ sinh thực phẩm; giám sát và kiểm soát dịch bệnh, giết mổ, kinh doanh, vận chuyển động vật và sản phẩm chăn nuôi.
- Thời gian thực hiện: 2008 - 2020.
- Địa điểm triển khai: Các huyện, thị xã.
5.3. Chương trình gieo tinh nhân tạo cho đàn bò và quản lý giống gia súc:
- Hoạt động chính của dự án: Đào tạo hệ thống dẫn tinh viên; đầu tư tinh phối nhân tạo và bò sinds đực giống; đầu tư trang thiết bị và công cụ thú y; xây dựng và duy trì hoạt động hệ thống quản lý giống gia súc...
- Thời gian thực hiện: 2008 - 2020.
- Địa điểm triển khai: Các huyện, thị xã.
5.4. Chương trình khuyến nông phát triển chăn nuôi gia súc:
- Hoạt động chính của dự án: Đào tạo cán bộ kỹ thuật và tập huấn cho nông dân; xây dựng mô hình chăn nuôi trang trại, hợp tác xã...
- Thời gian thực hiện: 2008 - 2020.
- Địa điểm triển khai: Các huyện, thị xã.
6. Các giải pháp thực hiện quy hoạch:
6.1. Giải pháp về tổ chức sản xuất:
- Kiểm tra, rà soát lại quỹ đất của từng xã, huyện để xác định cụ thể những địa điểm có khả năng phát triển trang trại chăn nuôi gia súc tập trung theo quy hoạch.
- Xây dựng chính sách phù hợp, kịp thời để chăn nuôi gia súc trang trại phát triển có hiệu quả, các địa phương cần gắn quy hoạch vùng chăn nuôi gia súc tập trung với việc hỗ trợ một phần kinh phí về xây dựng kết cấu cơ sở hạ tầng, giao thông, điện, nước, xử lý chất thải, bảo vệ môi trường.
6.2. Nhóm giải pháp về kỹ thuật:
a) Giống gia súc:
- Ưu tiên đầu tư các trại giống để sản xuất đủ con giống đáp ứng nhu cầu trước mắt và lâu dài cho từng loại hình chăn nuôi.
- Đẩy mạnh đầu tư cải tạo giống gia súc trên địa bàn toàn tỉnh. Khuyến khích các nhà đầu tư xây dựng trại giống bò với quy mô 200 - 500 con/trại, heo ông bà, bố mẹ với quy mô 500 - 1.000 con/trại để đáp ứng nhu cầu con giống, đặc biệt là giống bò thịt và heo cao sản nhằm đẩy nhanh công tác cải tạo đàn gia súc trong tỉnh.
b) Chuồng trại gia súc:
Trên cơ sở các kiểu chuồng nuôi hiện có, cần tiếp tục cải tiến tổng kết một số mẫu chuồng phù hợp, dễ xây dựng để khuyến cáo áp dụng cho trang trại chăn nuôi quy mô vừa và lớn với phương thức chăn nuôi bán công nghiệp.
c) Giải quyết nhu cầu thức ăn tinh cho đàn gia súc:
- Kêu gọi các nhà đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất thức ăn hỗn hợp cho heo với công suất khoảng 100.000 tấn/năm.
- Khuyến khích các trang trại chăn nuôi gia súc quy mô lớn trang bị máy móc và mua nguyên liệu về chế biến thức ăn để giảm giá thành.
- Xem xét bố trí lại cơ cấu cây trồng, chuyển một số diện tích trồng lúa không hiệu quả sang trồng bắp, khoai mỳ nhằm đáp ứng nguồn nguyên liệu để chế biến thức ăn hỗn hợp cho đàn gia súc.
- Tăng cường kiểm tra, thanh tra các đại lý thức ăn chăn nuôi nhằm quản lý tốt chất lượng thức ăn.
d) Gải quyết nhu cầu thức ăn xanh cho trâu, bò:
Các trang trại chăn nuôi bò tập trung cần phải có diện tích trồng cỏ năng suất cao và lượng thức ăn thô dự trữ đầy đủ, những cơ sở chăn nuôi quy mô vừa và nhỏ cần phải có diện tích đất để trồng cỏ thâm canh thích hợp với quy mô đàn. Tập trung chuyển đổi số vùng đất trồng cây nông nghiệp ngắn ngày và dài ngày năng suất thấp sang trồng cỏ thâm canh hoặc cải tạo thành bãi chăn thả để đủ cung cấp thức ăn thô xanh cho đàn trâu bò.
e) Về giải pháp khoa học - công nghệ trong chăn nuôi:
- Kết hợp với các Viện nghiên cứu, trường Đại học để có những thông tin, các chuyển giao tiến bộ KHKT kịp thời về con giống, thức ăn, chuồng trại và thú y nhằm phát triển đàn gia súc bền vững, năng suất sinh sản và sinh trưởng cao, chất lượng sản phẩm tốt.
- Nghiên cứu công nghệ chẩn đoán phòng trừ dịch bệnh, công nghệ xử lý môi trường… thông qua hợp đồng đặt hàng giữa cơ quan quản lý nhà nước về khoa học với các tổ chức, cá nhân nghiên cứu khoa học, gắn chặt đề tài nghiên cứu với các nhu cầu thực tế của người chăn nuôi.
- Áp dụng công thức lai tạo giữa giống trâu Murah với trâu địa phương, các giống bò thịt cao sản Brahman, Charolaise, Droughtmaster, bò Lai Sind có tỷ lệ máu > 75% với các giống bò địa phương thông qua thụ tinh nhân tạo và cho nhảy trực tiếp. Sử dụng các giống heo cao sản Yorkshire, Landrace, Duroc, Pietrain cho lai tạo với các giống heo hiện có nhằm nạc hóa đàn heo trên phạm vi toàn tỉnh.
- Chuyển giao các giống cỏ trồng thâm canh, cải tạo bãi chăn thả tự nhiên với các giống cỏ mới nhằm cung cấp đủ thức ăn cho đàn trâu bò trong mùa khô.
f) Giải pháp về thú y:
- Tăng cường năng lực quản lý ngành thú y: Xây dựng hệ thống giám sát thú y từ tỉnh đến huyện, xã đáp ứng thông tin dịch bệnh và phòng chống kịp thời.
- Củng cố các trạm, chốt kiểm dịch tại những nơi có giao lưu, buôn bán động vật và sản phẩm động vật; trang bị cơ sở vật chất và đầy đủ thiết bị cho các trạm kiểm dịch.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc sản xuất, kinh doanh sử dụng thuốc và chế phẩm sinh học thú y.
- Đầu tư cho ngành thú y: Đầu tư cơ sở vật chất, khoa học, công nghệ, các Chương trình dự án: Đầu tư cho các đề tài nghiên cứu theo yêu cầu cấp bách của sản xuất như vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm, vùng chăn nuôi gia súc an toàn, VSTY, chẩn đoán bệnh... Đầu tư áp dụng các công nghệ tiên tiến cho ngành thú y.
g) Công tác khuyến nông:
Trung tâm Khuyến nông của tỉnh (trực thuộc Sở Nông nghiệp & PTNT) với chức năng là cầu nối giữa cơ quan nghiên cứu khoa học và ứng dụng vào thực tiễn sản xuất, giúp nông dân về các thông tin kỹ thuật, tiếp thị, sớm tiếp cận với kỹ thuật mới, áp dụng vào sản xuất có hiệu quả. Liên kết với các Viện, Trường, Trung tâm, các nhà khoa học, tiếp nhận các thành tựu khoa học để ứng dụng vào thực tế sản xuất, phổ biến khoa học - kỹ thuật đến từng hộ và tổ chức xây dựng mô hình mẫu chăn nuôi để nông dân tham quan.
6.3. Nhóm giải pháp về chính sách:
a) Chính sách về đất đai:
- Khuyến khích các nông hộ chuyển một phần đất thích hợp hoặc toàn bộ diện tích đất nông nghiệp sản xuất kém hiệu quả sang làm chuồng trại, trồng cỏ thâm canh phát triển chăn nuôi gia súc.
- Cho tổ chức, cá nhân được thuê đất ở khu quy hoạch chăn nuôi để đầu tư sản xuất chăn nuôi theo quy định.
b) Chính sách khuyến khích và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư xây dựng trang trại, cơ sở sản xuất thức ăn gia súc, cơ sở giết mổ gia súc, cơ sở chế biến sản phẩm gia súc:
c) Chính sách hỗ trợ trang trại chăn nuôi, CSGM gia súc nằm trong khu dân cư, đô thị, di dời và chuyển đổi ngành nghề sản xuất: Hỗ trợ về vốn, đào tạo nghề..
d) Chính sách về đầu tư và tín dụng:
- Tăng cường vốn ngân sách hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng như đường giao thông, hệ thống điện, hệ thống cấp thoát nước… tới các khu chăn nuôi gia súc tập trung công nghiệp và bán công nghiệp.
- Có chính sách hỗ trợ đối với các xã, huyện làm điểm, làm sớm việc quy hoạch và xây dựng vùng chăn nuôi gia súc tập trung. Chính sách hỗ trợ của Nhà nước nên tập trung vào các trang trại chăn nuôi gia súc hàng hóa với phương thức công nghiệp và bán công nghiệp, nhất là đối với các trại nuôi công nghiệp có đầu tư các công nghệ chăn nuôi tiên tiến.
- Thực hiện chính sách tín dụng với thời hạn vay theo chu kỳ sản xuất của vật nuôi. Đặc biệt, chính sách hỗ trợ của Nhà nước nên tập trung vào các trang trại chăn nuôi gia súc hàng hóa với phương thức công nghiệp và bán công nghiệp, nhất là đối với các trại nuôi công nghiệp có đầu tư các công nghệ chăn nuôi tiên tiến, vì hình thức chăn nuôi tập trung này sẽ giúp giảm chi phí thức ăn, tăng hiệu quả chăn nuôi và dịch vụ thú y, việc kiểm soát vệ sinh môi trường chăn nuôi được thuận lợi.
e) Chính sách liên quan đến công tác thú y:
- Tăng cường vaccin phòng bệnh đối với một số bệnh truyền nhiễm ảnh hưởng đến kinh tế chăn nuôi. Đặc biệt, trong giai đoạn 2006 - 2010 cần có chính sách hỗ trợ kinh phí vaccin lở mồm long móng và thuốc sát trùng tiêu độc để có thể khống chế và kiểm soát được bệnh.
- Hỗ trợ đầu tư trang thiết bị kiểm tra sản phẩm gia súc chế biến, đóng gói, đóng hộp và xấy, đầu tư các quầy hàng bán thịt gia súc tươi và đã qua chế biến.
- Hỗ trợ đầu tư xây dựng vùng an toàn dịch bệnh quanh khu chăn nuôi tập trung.
f) Chính sách cho công tác nghiên cứu khoa học và khuyến nông:
- Tăng cường đào tạo tập huấn, nâng cao trình độ kỹ thuật và quản lý cho chủ trang trại chăn nuôi. Hỗ trợ các trang trại chăn nuôi xây dựng thương hiệu sản phẩm chăn nuôi.
- Đào tạo cán bộ nghiên cứu và khuyến nông viên từ tỉnh đến huyện, xã.
- Nghiên cứu áp dụng công nghệ thông tin để quản lý giống. Nghiên cứu hiệu quả kinh tế, hệ thống chăn nuôi, thị trường tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi.
- Nghiên cứu phát triển các mô hình khác nhau phù hợp với các loại hình chăn nuôi.
g) Chính sách đào tạo nguồn nhân lực:
- Ngoài lực lượng cán bộ có trình độ cao được đào tạo ở các trường đại học, cần phải tổ chức các lớp tập huấn đào tạo tay nghề cho cán bộ ở địa phương và cấp cơ sở.
- Tập trung vào các lĩnh vực như: Kỹ thuật chọn giống, nhân giống, lai tạo giống và theo dõi các chỉ tiêu kỹ thuật của con giống. Kỹ thuật nuôi dưỡng và quản lý đàn gia súc, sản xuất, chế biến và sử dụng thức ăn cho gia súc. Giới thiệu các giống cỏ trồng thâm canh, kỹ thuật trồng, thu cắt, bảo quản chế biến và quy trình sử dụng cho gia súc. Các biện pháp đảm bảo an toàn dịch bệnh, phòng và trị bệnh cho gia súc...
Điều 2. Sau khi Quy hoạch chăn nuôi, giết mổ, chế biến, tiêu thụ trâu, bò và các loại gia súc trên địa bàn tỉnh Bình Phước giai đoạn 2006 - 2020 được phê duyệt, Chủ đầu tư có trách nhiệm triển khai thực hiện các bước tiếp theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước, tổ chức thực hiện theo các nội dung đã nêu tại
Điều 3. Các ông (bà): Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Thủ trưởng các sở, ngành Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp và PTNT, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Công nghiệp, Kho bạc Nhà nước tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
- 1Quyết định 01/2008/QĐ-UBND quy định về quy hoạch, xây dựng vùng khuyến khích phát triển chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Đồng Nai do Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai ban hành
- 2Quyết định 01/2008/QĐ-UBND phê duyệt quy hoạch chăn nuôi, giết mổ, chế biến, tiêu thụ gia cầm tập trung trên địa bàn tỉnh Bình Phước giai đoạn 2006 - 2020 do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước ban hành
- 3Quyết định 1382/QĐ-UBND năm 2006 phê duyệt đề cương và dự toán quy hoạch chăn nuôi, giết mổ, chế biến và tiêu thụ gia cầm tập trung trên địa bàn tỉnh Bình Phước giai đoạn 2006-2020 do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước ban hành
- 4Quyết định 1063/QĐ-UBND năm 2006 về hỗ trợ lãi suất vốn vay thương mại đối với các dự án đầu tư xây dựng mới, mở rộng cơ sở giết mổ, bảo quản chế biến gia súc, gia cầm và cơ sở chăn nuôi gia cầm tập trung, công nghiệp do tỉnh Bắc Ninh ban hành
- 5Kế hoạch 4300/KH-UBND năm 2016 triển khai thí điểm Mô hình nuôi bò Úc do tỉnh Ninh Thuận ban hành
- 6Quyết định 48/2017/QĐ-UBND về phê duyệt Quy hoạch chăn nuôi, cơ sở giết mổ, gia súc gia cầm tập trung trên địa bàn tỉnh Bình Phước giai đoạn 2017-2020 và tầm nhìn đến năm 2030
- 7Quyết định 35/QĐ-UBND năm 2018 về công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước ban hành hết hiệu lực thi hành toàn bộ đến ngày 15/12/2017
- 1Quyết định 48/2017/QĐ-UBND về phê duyệt Quy hoạch chăn nuôi, cơ sở giết mổ, gia súc gia cầm tập trung trên địa bàn tỉnh Bình Phước giai đoạn 2017-2020 và tầm nhìn đến năm 2030
- 2Quyết định 35/QĐ-UBND năm 2018 về công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước ban hành hết hiệu lực thi hành toàn bộ đến ngày 15/12/2017
- 1Quyết định 194/2006/QĐ-TTg Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Phước thời kỳ 2006 - 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Nghị định 92/2006/NĐ-CP về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 3Thông tư 01/2007/TT-BKH hướng dẫn Nghị định 92/2006/NĐ-CP về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội do Bộ kế hoạch và đầu tư ban hành
- 4Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 5Quyết định 01/2008/QĐ-UBND quy định về quy hoạch, xây dựng vùng khuyến khích phát triển chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Đồng Nai do Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai ban hành
- 6Quyết định 01/2008/QĐ-UBND phê duyệt quy hoạch chăn nuôi, giết mổ, chế biến, tiêu thụ gia cầm tập trung trên địa bàn tỉnh Bình Phước giai đoạn 2006 - 2020 do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước ban hành
- 7Quyết định 1382/QĐ-UBND năm 2006 phê duyệt đề cương và dự toán quy hoạch chăn nuôi, giết mổ, chế biến và tiêu thụ gia cầm tập trung trên địa bàn tỉnh Bình Phước giai đoạn 2006-2020 do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước ban hành
- 8Quyết định 1063/QĐ-UBND năm 2006 về hỗ trợ lãi suất vốn vay thương mại đối với các dự án đầu tư xây dựng mới, mở rộng cơ sở giết mổ, bảo quản chế biến gia súc, gia cầm và cơ sở chăn nuôi gia cầm tập trung, công nghiệp do tỉnh Bắc Ninh ban hành
- 9Kế hoạch 4300/KH-UBND năm 2016 triển khai thí điểm Mô hình nuôi bò Úc do tỉnh Ninh Thuận ban hành
Quyết định 03/2008/QĐ-UBND phê duyệt quy hoạch chăn nuôi, giết mổ, chế biến, tiêu thụ trâu, bò và các loại gia súc trên địa bàn tỉnh Bình Phước giai đoạn 2006 - 2020 do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước ban hành
- Số hiệu: 03/2008/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 15/02/2008
- Nơi ban hành: Tỉnh Bình Phước
- Người ký: Bùi Văn Danh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra