Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 01/2022/QĐ-UBND | Cà Mau, ngày 07 tháng 01 năm 2022 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH CÀ MAU
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch ngày 20 tháng 11 năm 2018;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 17 tháng 11 năm 2020;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Giao thông vận tải tại Tờ trình số 134/TTr-SGTVT ngày 22 tháng 10 năm 2021.
QUYẾT ĐỊNH:
Quyết định này quy định về tuyến đường, thời gian vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt; thiết bị định vị, tuyến đường và thời gian đối với phương tiện vận chuyển chất thải rắn công nghiệp thông thường phải xử lý trên địa bàn tỉnh Cà Mau.
Áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân có hoạt động liên quan đến chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn công nghiệp thông thường phải xử lý trên địa bàn tỉnh Cà Mau.
Trong Quyết định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Chất thải rắn là chất thải ở thể rắn hoặc bùn thải.
2. Chất thải rắn sinh hoạt (còn gọi là rác sinh hoạt) là chất thải rắn phát sinh trong sinh hoạt thường ngày của con người.
3. Chất thải rắn công nghiệp thông thường là chất thải rắn phát sinh từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không thuộc danh mục chất thải nguy hại hoặc thuộc danh mục chất thải nguy hại nhưng có yếu tố nguy hại dưới ngưỡng chất thải nguy hại.
4. Vận chuyển chất thải là quá trình chuyên chở chất thải từ nơi phát sinh đến nơi xử lý, có thể kèm theo hoạt động thu gom, lưu giữ (hay tập kết) tạm thời, trung chuyển chất thải và sơ chế chất thải tại điểm tập kết hoặc trạm trung chuyển.
5. Thiết bị định vị (còn gọi là thiết bị giám sát hành trình) là thiết bị điện tử được lắp trên xe ô tô để ghi, lưu trữ và truyền phát các thông tin bắt buộc liên quan trong hành trình của phương tiện vận chuyển.
Điều 4. Phương tiện vận chuyển
1. Phương tiện vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt
a) Các phương tiện vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt chuyên dụng phải đáp ứng các yêu cầu về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật. Xe chuyên dùng cuốn ép chất thải rắn sinh hoạt trong khu vực đô thị phải có thiết bị lưu chứa nước rỉ rác.
b) Thiết bị lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt được lắp cố định hoặc có thể tháo rời trên phương tiện vận chuyển và phải đảm bảo lưu giữ an toàn, không bị hư hỏng, rách vỡ vỏ và không được ngấm, rò rỉ nước rỉ rác, phát tán chất thải do gió.
c) Xe tải thùng hở phải được phủ bạt kín che nắng, mưa sau khi chứa chất thải rắn sinh hoạt.
d) Phải đảm bảo không được rơi vãi chất thải rắn sinh hoạt, rò rỉ nước rỉ rác trong quá trình vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt.
2. Phương tiện vận chuyển chất thải rắn công nghiệp thông thường phải xử lý
a) Các phương tiện vận chuyển chất thải rắn công nghiệp thông thường phải đáp ứng các yêu cầu về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
b) Thiết bị lưu giữ chất thải rắn công nghiệp thông thường được lắp cố định hoặc có thể tháo rời trên phương tiện vận chuyển và phải đáp ứng các yêu cầu sau: đảm bảo lưu giữ an toàn, không bị hư hỏng, rách vỡ vỏ; bao bì mềm được buộc kín và bao bì cứng có nắp đậy kín để đảm bảo ngăn chất thải rò rỉ hoặc rơi vãi ra môi trường; kết cấu cứng chịu được va chạm, không bị hư hỏng, biến dạng, rách vỡ bởi trọng lượng chất thải trong quá trình sử dụng.
c) Xe tải thùng hở phải được phủ bạt kín che nắng, mưa sau khi chứa chất thải rắn công nghiệp thông thường.
d) Phương tiện vận chuyển chất thải rắn công nghiệp thông thường khi đang hoạt động phải được trang bị như sau: có dòng chữ “VẬN CHUYỂN CHẤT THẢI” ở hai bên thành của phương tiện với chiều cao chữ tối thiểu là 15 (mười lăm) cm kèm theo tên cơ sở, địa chỉ, số điện thoại liên hệ; các bảng hướng dẫn rút gọn về quy trình vận hành an toàn phương tiện vận chuyển, quy trình ứng phó sự cố (kèm theo danh sách số điện thoại của các cơ quan quản lý môi trường, công an, cấp cứu, cứu hỏa của các địa phương trên địa bàn hoạt động), nội quy về an toàn lao động và bảo vệ sức khỏe (kèm theo yêu cầu về thiết bị bảo hộ cá nhân) đặt ở cabin hoặc khu vực điều khiển theo quy định của pháp luật, được in rõ ràng, dễ đọc, không bị mờ.
3. Trong quá trình phương tiện hoạt động vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn công nghiệp thông thường phải xử lý, người lái phương tiện phải chấp hành Luật Giao thông đường bộ, các quy định hiện hành về giao thông đường bộ; các phương tiện vận chuyển phải đảm bảo an toàn, không làm rò rỉ, rơi vãi, phát tán bụi, nước, mùi và có thiết bị nhằm khống chế việc rò rỉ của nước rỉ rác ra môi trường; khi vào khu xử lý chất thải phải tuân thủ quy định của đơn vị quản lý.
Điều 5. Tuyến đường và thời gian vận chuyển
1. Phương tiện vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt được phép hoạt động trên các tuyến đường nối từ các điểm thu gom chất thải đến c ơ sở xử lý chất thải theo quy định; thời gian hoạt động từ 22 giờ đến 05 giờ sáng ngày hôm sau đối với phương tiện vận chuyển có hành trình đi qua các tuyến đường thuộc nội ô thành phố Cà Mau và từ 20 giờ đến 05 giờ sáng ngày hôm sau đối với phương tiện vận chuyển có hành trình đi qua các tuyến đường thuộc nội ô thị trấn các huyện.
2. Phương tiện vận chuyển chất thải rắn công nghiệp thông thường phải xử lý được phép hoạt động trên các tuyến đường nối từ các cơ sở sản xuất, kinh doanh, điểm thu gom chất thải thuộc các khu, cụm công nghiệp đến cơ sở xử lý chất thải theo quy định; thời gian hoạt động từ 22 giờ đến 05 giờ sáng ngày hôm sau đối với phương tiện vận chuyển có hành trình đi qua các tuyến đường thuộc nội ô thành phố Cà Mau và từ 20 giờ đến 05 giờ sáng ngày hôm sau đối với phương tiện vận chuyển có hành trình đi qua các tuyến đường thuộc nội ô thị trấn các huyện.
1. Thiết bị định vị lắp trên phương tiện vận chuyển chất thải phải tuân thủ theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và đảm bảo tình trạng kỹ thuật tốt, hoạt động liên tục trong thời gian xe tham gia giao thông.
2. Phương tiện vận chuyển chất thải rắn công nghiệp thông thường phải lắp đặt thiết bị định vị đáp ứng các quy định tại khoản 1 Điều này và đảm bảo tối thiểu các yêu cầu như sau:
a) Lưu trữ và truyền dẫn các thông tin gồm: hành trình, tốc độ vận hành, thời gian lái xe về hệ thống dữ liệu giám sát hành trình của cơ quan có chức năng quản lý.
b) Thông tin từ thiết bị định vị của xe được sử dụng trong quản lý nhà nước về hoạt động vận tải, quản lý hoạt động của đơn vị và được kết nối, chia sẻ dữ liệu với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền để thực hiện quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông.
3. Nghiêm cấm sử dụng các biện pháp kỹ thuật, trang thiết bị ngoại vi, các biện pháp khác để can thiệp vào quá trình hoạt động, phá (hoặc làm nhiễu) sóng GPS (hệ thống định vị toàn cầu), GSM (hệ thống thông tin di động toàn cầu) hoặc làm sai lệch dữ liệu của thiết bị giám sát hành trình của phương tiện vận chuyển.
1. Sở Tài nguyên và Môi trường
a) Chủ trì, tổ chức quản lý chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường phải xử lý trên địa bàn tỉnh và chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh về mặt quản lý nhà nước đối với hoạt động liên quan đến lĩnh vực chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường phải xử lý trên địa bàn tỉnh.
b) Hướng dẫn các tổ chức, cá nhân thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường; các hoạt động có liên quan đến chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường phải xử lý trên địa bàn tỉnh.
2. Sở Giao thông vận tải
a) Chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Công an tỉnh và các cơ quan, đơn vị có liên quan trong việc giám sát các phương tiện vận chuyển chất thải rắn công nghiệp thông thường phải xử lý thông qua thiết bị giám sát hành trình được lắp trên phương tiện.
b) Phối hợp với các sở, ngành có liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện và thành phố Cà Mau tổ chức kiểm tra, xử lý các vi phạm theo Quyết định này.
3. Công an tỉnh
a) Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện và thành phố Cà Mau, cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường các cấp thực hiện kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
b) Tăng cường công tác nắm bắt tình hình, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường; đồng thời, có các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh, phòng chống tội phạm, vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.
4. Sở Thông tin và Truyền thông
Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện và thành phố Cà Mau, các cơ quan báo chí, truyền thông tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo vệ môi trường và quy định tại Quyết định này trên các phương tiện thông tin đại chúng; vận động Nhân dân tích cực tham gia vào hoạt động bảo vệ môi trường; thông tin kịp thời về kết quả thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường, những trường hợp vi phạm, những địa phương để xảy ra tình trạng ô nhiễm môi trường do chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn công nghiệp thông thường phải xử lý gây ra (nếu có).
5. Ủy ban nhân dân các huyện và thành phố Cà Mau
a) Tổ chức quản lý các hoạt động có liên quan đến chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn công nghiệp thông thường phải xử lý theo phân cấp của cơ quan có thẩm quyền và chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh về kết quả thực hiện.
b) Tổ chức thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực được phân cấp quản lý; tuyên truyền, phổ biến, vận động Nhân dân tích cực tham gia vào hoạt động bảo vệ môi trường và nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của pháp luật.
6. Các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân có liên quan đến hoạt động chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn công nghiệp thông thường phải xử lý trên địa bàn tỉnh phải tuân thủ theo quy định pháp luật về bảo vệ môi trường, pháp luật về giao thông đường bộ và Quyết định này; mọi vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành.
1. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20 tháng 01 năm 2022.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu có phát sinh khó khăn, vướng mắc, đề nghị các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan kịp thời phản ánh đến Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Giao thông vận tải để xem xét, giải quyết theo thẩm quyền hoặc báo cáo, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.
3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Tài nguyên và Môi trường, Giao thông vận tải; Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Cà Mau và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Quyết định 39/2021/QĐ-UBND quy định về giá tối đa dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
- 2Kế hoạch 235/KH-UBND năm 2021 về phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030
- 3Quyết định 30/2021/QĐ-UBND quy định về tuyến đường, thời gian vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
- 4Quyết định 2180/QĐ-UBND năm 2020 Kế hoạch hành động về quản lý chất thải rắn sinh hoạt đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Phú Yên
- 5Quyết định 14/2022/QĐ-UBND quy định về tuyến đường, thời gian vận chuyển chất thải rắn công nghiệp thông thường phải xử lý và chất thải nguy hại trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
- 6Quyết định 51/2022/QĐ-UBND Quy định tuyến đường và thời gian vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải rắn nguy hại trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
- 7Quyết định 37/2022/QĐ-UBND quy định tuyến đường và thời gian vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải nguy hại trên địa bàn tỉnh Nam Định
- 8Quyết định 75/2022/QĐ-UBND Quy định về tuyến đường và thời gian hoạt động của phương tiện vận chuyển chất thải rắn công nghiệp thông thường phải xử lý, chất thải nguy hại phải lắp đặt thiết bị định vị trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
- 9Quyết định 04/2023/QĐ-UBND sửa đổi Điều 8 Quy định tuyến đường và thời gian vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải rắn nguy hại trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa và Phụ lục III kèm theo Quyết định 51/2022/QĐ-UBND
- 10Quyết định 31/2023/QĐ-UBND về Quy định tuyến đường và thời gian hoạt động đối với phương tiện vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt, phương tiện vận chuyển chất thải rắn công nghiệp thông thường phải xử lý, phương tiện vận chuyển chất thải nguy hại trên địa bàn tỉnh Sơn La
- 1Luật giao thông đường bộ 2008
- 2Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 3Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
- 4Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018
- 5Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi 2020
- 6Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 7Luật Bảo vệ môi trường 2020
- 8Quyết định 39/2021/QĐ-UBND quy định về giá tối đa dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
- 9Kế hoạch 235/KH-UBND năm 2021 về phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030
- 10Quyết định 30/2021/QĐ-UBND quy định về tuyến đường, thời gian vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
- 11Quyết định 2180/QĐ-UBND năm 2020 Kế hoạch hành động về quản lý chất thải rắn sinh hoạt đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Phú Yên
- 12Quyết định 14/2022/QĐ-UBND quy định về tuyến đường, thời gian vận chuyển chất thải rắn công nghiệp thông thường phải xử lý và chất thải nguy hại trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
- 13Quyết định 51/2022/QĐ-UBND Quy định tuyến đường và thời gian vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải rắn nguy hại trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
- 14Quyết định 37/2022/QĐ-UBND quy định tuyến đường và thời gian vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải nguy hại trên địa bàn tỉnh Nam Định
- 15Quyết định 75/2022/QĐ-UBND Quy định về tuyến đường và thời gian hoạt động của phương tiện vận chuyển chất thải rắn công nghiệp thông thường phải xử lý, chất thải nguy hại phải lắp đặt thiết bị định vị trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
- 16Quyết định 04/2023/QĐ-UBND sửa đổi Điều 8 Quy định tuyến đường và thời gian vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải rắn nguy hại trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa và Phụ lục III kèm theo Quyết định 51/2022/QĐ-UBND
- 17Quyết định 31/2023/QĐ-UBND về Quy định tuyến đường và thời gian hoạt động đối với phương tiện vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt, phương tiện vận chuyển chất thải rắn công nghiệp thông thường phải xử lý, phương tiện vận chuyển chất thải nguy hại trên địa bàn tỉnh Sơn La
Quyết định 01/2022/QĐ-UBND quy định về tuyến đường, thời gian vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt; thiết bị định vị, tuyến đường và thời gian đối với phương tiện vận chuyển chất thải rắn công nghiệp thông thường phải xử lý trên địa bàn tỉnh Cà Mau
- Số hiệu: 01/2022/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 07/01/2022
- Nơi ban hành: Tỉnh Cà Mau
- Người ký: Lâm Văn Bi
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra